Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 7 Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 55 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC BÀI 7: TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC BÀI 7: TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY

LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Họ và tên: Nguyễn Thị Lương
Tổ: Xã hội
Năm thực hiện: 2021 - 2022
Điện thoại: 0349731761


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDQP-AN

Giáo du ̣c quố c phòng - An ninh


KTDH

Kĩ thuật dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BCH TW

Ban chấp hành trung ương

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

SĐTD

Sơ đồ tư duy

PPCT

Phân phối chương trình

SGK

Sách giáo khoa

PP NCTHĐH

Phương pháp nghiên cứu trường hợp
điển hình


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ........................................................................ 2
2.1. Mục đích....................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2
3.1. Đối tượng ..................................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3

5. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
1.1 Phương pháp dạy học ................................................................................... 4
1.2. Phương pháp dạy học tích cực .................................................................... 5
1.3. Kĩ thuật dạy học ........................................................................................... 5
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học .................................................................... 6
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 6
2.1. Thực trạng về nội dung chương trình .......................................................... 6
2.2. Thực trạng về giáo viên ............................................................................... 7
2.3. Thực trạng về học sinh ................................................................................. 7
2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất........................................................................ 9
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 7: Tác
hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy ....... 9
3.1. Phương pháp vấn đáp .................................................................................. 9
3.1.1. Khái quát về phương pháp dạy học vấn đáp.......................................... 9
3.1.2. Tiến trình thực hiện: ............................................................................ 11
3.2. Phương pháp bản đồ tư duy....................................................................... 13
3.2.1. Khái quát về bản đồ tư duy .................................................................. 13
3.2.2. Tiến trình thực hiện.............................................................................. 14
3.3. Phương pháp dạy học nhóm ...................................................................... 23


3.3.1. Khái quát về dạy học nhóm ................................................................. 23
3.3.2. Tiến trình thực hiện.............................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình ................................ 30
3.4.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình...... 30
3.4.2. Tiến trình thực hiện.............................................................................. 32
3.5. Phương pháp trò chơi ................................................................................ 38
3.5.1. Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học ........................................... 38

3.5.2. Tiến trình thực hiện.............................................................................. 39
4. Kết quả của đề tài........................................................................................... 45
PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 49
1. Kết luận ........................................................................................................... 49
2. Kiến nghị, đề xuất .......................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Nhận định trọng trách, sứ mệnh hết sức to lớn của các em học sinh đối với Tổ
quốc và nhân dân như lời căn dặn của chủ tịch Hồ chí Minh trích trong thư gửi học
sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. “Non
sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là
nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”. Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là
những người làm giáo dục luôn trăn trở làm thế nào để chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo
các chủ nhân tương lai thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” để hồn thành sứ
mệnh của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đồng thời để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế , nâng cao năng lực ca ̣nh
tranh của nề n kinh tế đòi hỏi nề n giáo du ̣c nước ta phải đổi mới ma ̣nh mẽ để nâng
cao chất lượng đào tạo, nhằ m cung cấ p cho nề n kinh tế nguồ n nhân lực có đủ trình
độ và năng lực vâ ̣n hành nề n kinh tế trong mo ̣i liñ h vực. Điề u này cũng có nghiã là
nền giáo dục nước ta nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ nền giáo
dục mang tính lí thuyết hàn lâm sang nền giáo dục chú trọng hình thành năng lực
hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Đảng ta đã ban hành
nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn điện GD & ĐT,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng đã yêu cầu phải "tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng
dụng nhân tài" .Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, chất
lượng giảng dạy ở các trường phổ thơng là vấn đề mang tính cấp thiết, là giải pháp
quan trọng nhất để nền giáo dục ở nước ta có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa
học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh là một nội dung quan trọng của
cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân. Giáo Dục Quốc Phịng là mơn học chính
khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện hình
thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phịng, củng cố nền quốc phịng
tồn dân vững mạnh, đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất
để giải quyết các tình huống thực tiễn và phịng tránh các tai nạn thơng thường. Mơn
học mang tính đặc thù, gồm nhiều nội dung, có cả lí thuyết và thực hành nên cứng
nhắc khiến học sinh nhàm chán.
Bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma
túy” là một nội dung hết sức quan trọng. Để giúp học sinh hiểu rõ các tác hại của ma
túy, những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết cũng như biết cách
phòng, chống ma túy cho bản thân và cộng đồng. Tuyên truyền cho học sinh không
tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy thì người giáo viên cần phải đổi
1


mới phương pháp dạy học để tạo sự hứng thú, u thích mơn học, tạo tính chủ động,
sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn và thay đổi tư duy xem nhẹ, coi môn học là môn phụ ở học sinh.
Trong chương trình phịng chống ma túy giai đoạn 2021- 2025 được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt ngày 31/8/2021 cũng đã nhấn mạnh đất nước cần phải chú
trọng xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục phịng chống ma túy cho
thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Vì vậy để hồn thành tốt nhiệm vụ đó, người
giáo viên cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để triển khai
chương trình giáo dục phịng chống ma túy cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Từ những lí do trên và mục đích hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của
học sinh, nâng cao hiệu quả học tập tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ Vận dụng một
số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 7: Tác hại của ma túy và trách
nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Mục đích là để đổi mới hình thức, cách thức, phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học. Làm cho học sinh tích cực, chủ động tìm tòi,
khám phá, tổng hợp được vốn kiến thức đã học của bản thân ở nhiều lĩnh vực kiến thức
khác nhau để đạt được mục đích dạy học, đờ ng thời tăng tính hấp dẫn của mơn học tạo
hứng thú cho học sinh trong lĩnh hội kiến thức, nhiệt tình phối hợp với giáo viên trong
quá trình dạy học.Trong quá trình nghiên cứu và đưa vào vận dụng nếu đề tài thành
cơng thì việc dạy và học sẽ có ý nghiã rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
nghiên cứu vận dụng và áp dụng vào giảng dạy môn học GDQP-AN bậc THPT nói
chung, cũng như trường THPT Quỳnh Lưu 2 nói riêng góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học của bộ môn.
2.2. Nhiệm vụ
Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bài 7 GDQP-AN lớp 10 nói
riêng và lí thuyết mơn GDQP-AN nói chung, thơng qua việc vận dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để đạt được mục đích dạy học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
để nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học lý thuyết môn GDQPAN ở trường Trung Học Phổ Thông Quỳnh Lưu 2 nơi chúng tôi công tác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc khả năng sử dụng một số phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực để nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
2



cụ thể là: Phương pháp vấ n đáp, phương pháp bản đồ tư duy, phương pháp thảo dạy
học nhóm, phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình, phương pháp trò chơi
- Phạm vi tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng, thực nghiệm việc sử dụng các
phương pháp, kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ở
đơn vi ̣nơi tôi công tác.
- Tiến hành thực nghiệm trên các tiết học đã soạn của bài 7 GDQP-AN lớp 10
THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu như các modun bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu về phương pháp
dạy học tích cực …
- Phương pháp quan sát: Thơng qua việc dự giờ của các giáo viên cùng môn trong tổ
chuyên môn, phát hiện ra những ưu điểm và tồn tại của các phương pháp từ đó bổ sung
những mặt tích cực vào đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã
vạch ra đưa vào giảng dạy, để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Thơng qua các giờ dạy có vận dụng
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các giờ dạy khơng vận dụng phương pháp,
kĩ thuật dạy học tích cực, quan sát tổng thể các giờ học, kiểm tra đánh giá lấy kết quả
đối chứng.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đã có một số đề tài, sáng kiến, cơng trình nghiên cứu về áp dụng các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy bộ mơn GDQP-AN. Song chưa có
sáng kiến kinh nghiệm, bài viết hay cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, áp dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học này đối với bài 7 GDQP-AN lớp 10 THPT.
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về việc vận dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để giảng dạy hiệu quả bài 7 GDQPAN Lớp 10 THPT. Trong đó sử dụng chủ đạo các phương pháp vấn đáp, phương
pháp dạy học nhóm, phương pháp bản đồ tư duy, phương pháp nghiên cứu một
trường hợp điển hình, phương pháp trị chơi, kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các

phương pháp và kĩ thuật đó để nâng cao hiệu quả giờ dạy mơn GDQP-AN, tạo sự
hứng thú u thích mơn học này hơn, mỗi tiết học càng thêm sôi động và hứng thú
hơn. Giúp các em có thể ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả mà còn tăng khả năng
làm việc độc lập của cá nhân và kỹ năng hoạt động đội nhóm, nâng cao tinh thần
đồn kết, tạo sự gần gũi giữa cơ và trị, tạo ra sự tương tác hồn thành tốt hoạt động
dạy và hoạt động học và nâng cao kết quả trong học tập, rèn luyện.

3


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1 Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos) có nghĩa là con
đường đi đến mục đích. Theo đó PPDH là con đường để đạt mục đích dạy học.
PPDH là cách thức hành động của giáo viên và ho ̣c sinh trong quá trình dạy học.
Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể. Cách thức
và hình thức khơng tách nhau một cách độc lập.
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều
quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Có định nghĩa cho rằng: Phương pháp
dạy học là cách làm việc giữa người dạy và người học, qua đó người học có thể nắm
bắt được các kiến thức, kỹ năng và hình thành năng lực cũng như thế giới quan. Bên
cạnh đó cũng có quan niệm cho rằng: phương pháp dạy học thực ra là các hình thức
kết hợp các hoạt động của người dạy và người học mục tiêu là hướng về một việc
để đạt được một mục đích nào đó. Theo GS Nguyễn Ngọc Quang “Phương pháp
giảng dạy là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm
cho trò nắm vững kiến thức kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát
triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy
vật khoa học…” Tuy nhiên dù ở những phạm vi quan niệm khác nhau nhưng đều
thống nhất và cho rằng: PPDH là những hình thức, cách thức hành động của giáo

viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với
những nội dung và những điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mơ
hình hành động của giáo viên và học sinh.
Các đặc điểm của phương pháp dạy học:
+ Phương pháp dạy học giúp thực hiện các mục tiêu của việc dạy học.
+ Là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học
+ Bao gồm hai mặt, mặt bên trong và mặt bên ngồi.
+ Có được sự thống nhất về logic trong nội dung dạy và logic về tâm lý nhận thức.
+ Có tính khách quan và cả tính chủ quan.
+ Chịu sự chi phối trực tiếp từ nội dung và mục đích của hoạt động dạy học.
+ Có được sự thống nhất của các cách thức hành động và phương tiện dạy học.
+ Hiệu quả được quyết định bởi trình độ chun mơn và nghiệp vụ của người dạy.
+ Ngày càng có sự hồn thiện và khơng ngừng phát triển để có thể đáp ứng tốt
hơn nhu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học.
4


1.2. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được sử dụng ở nhiều
nước trên thế giới để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa,
tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào người dạy. Phương pháp dạy
học tích cực khơng phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một khái niệm
bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hóa, tăng
cường sự tham gia của người học tạo điều kiện cho người học phát huy tối đa khả năng
học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Học sinh là trung tâm nhưng vai trò, uy tín
của GV được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của GV sẽ tăng lên

nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được
cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của HS trong thời đại thông tin rộng mở.
GV phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Mối quan hệ GVHS sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội
dung bài học và cuộc sống của HS.
Khi GV dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, HS thấy “được học” chứ
khơng “bị học”. HS được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng
thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm khơng chỉ từ người thầy mà cịn
từ chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể
hiện, được làm. Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách
giúp HS được chủ động trong việc học, cho các em được làm việc, được khám phá
tiềm năng của chính mình. GV cần giúp các em có được sự tự tin, có trách nhiệm
với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp
nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng
vai, phương pháp trị chơi, phương pháp dạy học theo dự án (phương pháp dự án),
phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo góc...
Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực, có bốn dấu hiệu cơ bản:
+ Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh.
+ Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm.
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
1.3. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của của giáo viên và
ho ̣c sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
5


dạy học. Các kĩ thuật dạy học(KTDH) chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH
vô cùng phong phú về số lượng, có thể tới hàng ngàn. Bên cạnh những KTDH thông
thường, ngày nay người ta đặc biệt chú trọng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng

tạo của người học, ví dụ: kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật sơ đồ tư duy.
1.4. Đổi mới phương pháp dạy học
Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học là một phạm trù của khoa học giáo
dục. Việc đổi mới PPDH cần dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo
dục. Khoa học giáo dục là lĩnh vực rất rộng lớn và phức hợp, có nhiều chuyên
ngành khác nhau. Vì vậy việc đổi mới PPDH cũng được tiếp cận dưới rất nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Tuỳ theo mỗi cách tiếp cận khác nhau có thể có những
quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH. Vì vậy có những định hướng và những biện
pháp khác nhau trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên khơng có cơng thức chung duy
nhất trong việc đổi mới PPDH. Trong thực tiễn cần xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể để
xác định và áp dụng những định hướng, biện pháp thích hợp. Dựa trên khái niệm
chung về PPDH, có thể hiểu: Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình
thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những
hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới PPDH đối với giáo viên cầ n:
+ Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy;
+ Đổi mới PPDH trên lớp học;
+ Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
+ Đổi mới PPDH đối với học sinh là đổi mới phương pháp học tập.
+ Đổi mới PPDH cần được tổ chức, lãnh đạo và hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo
dục, đặc biệt là các trường phổ thơng thơng qua những biện pháp thích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng về nội dung chương trình
Với nội dung của bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh” được
xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà
nước về Chiến lược Phòng chống ma túy. Nội dung bài học được xây dựng dựa
trên nền tảng lí luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề ma túy.
Bài học với thời lượng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút xác định rõ mục đích yêu cầu
cần đạt được về các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh

khối 10 qua nội dung học như: Cách nhận biết, phân biệt ma túy, hiểu được những
tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện. Qua đó biết cách
phịng chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng. Mặt khác, giúp học sinh củng
6


cố kiến thức nâng cao hiểu biết và tránh xa các cám giỗ, cạm bẫy và phát huy trách
nhiệm của bản thân trong cơng tác phịng chống ma túy của đất nước
2.2. Thực trạng về giáo viên
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy mơn giáo dục Quốc phịng An ninh của trường
đều được đào tạo chính quy và đã áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực. Tuy nhiên việc áp dụng chưa thường xuyên, thuần thục, giáo viên còn lúng
túng, chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống để truyền tải kiến thức theo một
chiều dẫn đến giờ học kém sôi nổi hứng thú, hấp dẫn được học sinh.
- Bên cạnh đó có một số cái nhìn phiến diện về môn học phụ nên cũng là yếu
tố ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên dạy, và giáo viên dạy vơ tình cũng xem nhẹ mơn
mình đang dạy nên cũng không quan tâm đến nội dung và nhận thức của học sinh là
bao nhiêu.
- Việc chuẩn bị cho tiết dạy tích cực cơng phu, tốn kém và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: Trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng… nên một số giáo viên thấy
việc sử dụng phương pháp giảng truyền thống là phù hợp hơn, thuận tiện hơn.
2.3. Thực trạng về học sinh
- Hiện nay theo chương trình phổ thơng mới mơn học GD QP- AN là mơn học
bắt buộc nhưng vẫn cịn một số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng và
thường mang tư tưởng học đối phó, học để biết, chưa chịu khó tìm tịi nghiên cứu
sâu rộng. Thơng qua 1 cuộc khảo sát điều tra và cho kết quả:
Bảng 1: Kết quả nhận thức về GDQP-AN của học sinh
Số
TT


Lớp

HS

1

10D4

46

2

10A6

43

3

10A3

41

Cộng

Kết quả nhận thức

T/ số

126


Rất quan
trọng

Quan
trọng

Bình
thường

Khơng
quan trọng

7

12

17

10

(15%)

(26%)

(37%)

(22%)

8


10

18

7

(19%)

(23%)

(42%)

(16%)

7

10

18

6

(17%)

(24%)

(44%)

(15%)


22

31

52

21

(17%)

(25%)

(41%)

(17%)

Ghi
chú

7


- Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe,
làm suy thối giống nịi, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Tội phạm ma túy
hiện nay diễn biến phức tạp, số đối tượng nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa. Đáng lo
ngại, trong những năm gần đây, ma túy đã và đang len lỏi vào môi trường học đường.
Một số học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo trở thành nạn nhân hoặc tham gia tàng trữ, mua
bán ma túy. Trong hội nghị trực tuyến tồn quốc triển khai luật phịng chống ma túy
2021 cho biết từ năm 2009 đến năm 2021 số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí

trong cả nước tăng từ 146.731 người lên 246.648 người, tăng 68%. Riêng năm 2020,
trong số 234.620 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, có trên 70% số người nghiện
dưới 30 tuổi, trong đó có khoảng 5% tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi vị thành
niên (dưới 18 tuổi) và khoảng 50% là trẻ em (dưới 16 tuổi).
- Học sinh học tập tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 đều sinh sống ở nhiều vùng
miền khác nhau: miền núi, đồng bằng, ven biển và thị trấn nên mức độ nhận thức về
ma túy và tệ nạn của nó khác nhau. Với tình trạng này, trong 2 năm học 2020 - 2021
và 2021 - 2022 tôi cho học sinh trả lời nhanh phiếu trắc nghiệm câu hỏi sau:
Câu hỏi: “Theo các em, ma túy có tác hại như thế nào đối với học sinh?”
Trả lời:
- Không nguy hiểm
- Nguy hiểm
- Cực kì nguy hiểm
Qua thống kê phiếu trả lời trắc nghiệm nhanh của học sinh mà tôi thu được
kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả quá trình khảo sát tình hình hiểu biết về ma túy của học sinh.
Năm học

2020- 2021

2021- 2022

Nội dung

Nguy
hiểm

Khơng
nguy
hiểm


Lớp

Sĩ số

Cực kì
nguy hiểm

10A3

41

6

20

15

10A6

42

8

17

18

10D3


43

8

19

16

10D4

46

7

21

18

Thơng qua kết quả của bảng 2 ta thấy số lượng học sinh hiểu biết về mức độ
cực kì nguy hiểm của ma túy trong 4 lớp này đang cịn hạn chế có 29/173 học sinh,
mức độ nguy hiểm có 77/ 173 Cịn số học sinh chưa thấy sự nguy hiểm của ma túy
cịn khá đơng chiếm 67/173 học sinh chiếm tỉ lệ 38,7 %.
8


- Mặt khác Trường THPT Quỳnh Lưu 2 được đóng trên địa bàn xã Quỳnh Văn huyện Quỳnh Lưu, nằm cạnh trục đường Quốc lộ 1A giáp ranh Thị trấn Cầu Giát và
Thị xã Hồng Mai, nơi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi nhưng cũng có
các mặt trái tiêu cực của q trình đơ thị hóa vì vậy tiềm ẩn các tệ nạn xã hội nhất là tệ
nạn ma túy rất lớn. Những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch covid nhưng trong quý
I/ 2022, chỉ riêng trong lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma túy, Công an huyện Quỳnh Lưu

đã phá thành công 3 chuyên án, bắt, khởi tố 18 vụ, 38 đối tượng về hành vi mua bán,
tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, triệt xóa 1 đường dây và 2 điểm bán lẻ
ma túy trên địa bàn (Nguồn thông tin: Congan.nghean.gov.vn)
2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất
Mặc dù dụng cụ học tập môn GDQP - AN mang tính chất đặc thù của bài học,
một số loại là trang thiết bị vũ khí cấp và nhà trường mua bổ sung song vẫn chưa
đáp ứng được đầy đủ thiết bị dạy. Đặc biệt là các bài lý thuyết giáo viên phải tự tìm
hiểu thêm tranh ảnh, tài liệu để dạy. Bên cạnh đó trang thiết bị của các phịng học
như máy tính, máy chiếu, Tivi chưa được đầy đủ.
3. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 7: Tác hại
của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy
3.1. Phương pháp vấn đáp
3.1.1. Khái quát về phương pháp dạy học vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là: “Phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra hệ thống
câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự
khai phá những tri thức mới bằng cách tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những
kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở
rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm
tra, đánh giá, và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng
kĩ xảo trong quá trình dạy học.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt 3 hình thức vấn
đáp sau:
- Vấn đáp tái hiện: GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức
đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi
cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng
cố kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào
đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu,
dễ nhớ. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện
nghe nhìn.

9


- Vấn đáp gợi mở (hay còn gọi là vấn đáp tìm tịi): GV dùng một hệ thống câu
hỏi được sắp xếp hợp lý để dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật,
tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
Trong q trình dạy học, GV có thể sử dụng cả 3 hình thức, tuy nhiên cần
khuyến khích GV sử dụng hình thức vấn đáp tìm tịi.
* Ưu điểm
- Điều khiển tốt hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt
động nhận thức của học sinh.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học
một cách chính xác, đầy đủ, gọn gàng, nhớ lâu tài liệu.
- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gọn để
kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình và học sinh. Thơng qua đó giáo viên vừa
có vai trị chỉ đạo nhận thức tồn lớp, vừa chỉ đạo nhận thức của từng học sinh.
* Hạn chế
- Nếu vận dụng không khéo léo, đàm thoại tái hiện chiếm nhiều thời gian thì
khơng phát triển trí tuệ của học sinh.
- Nếu quá nhiều câu hỏi sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng kế hoạch lên lớp.
- Đàm thoại có thể trở thành đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh,
khơng thu hút tồn lớp tham gia vào hoạt động chung.
* Một số lưu ý
Khi sử dụng phương pháp vấn đáp yêu cầu Giáo viên cần có kĩ thuật soạn thảo
và đặt câu hỏi. Khi soạn các câu hỏi giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau đây:
- Câu hỏi có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, u cầu của bài học,
khơng làm cho người học có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
- Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh, nghĩa là phải có nhiều câu
hỏi ở mức độ khác nhau, không quá dễ, cũng không quá khó. Giáo viên có kinh
nghiệm thường tỏ ra cho học sinh thấy các câu hỏi đều có tầm quan trọng và độ khó

như nhau (để học sinh yếu có thể trả lời được những câu hỏi vừa sức mà không có
cảm giác tự ti rằng mình chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ và không quan
trọng).
- Cùng một nội dụng học tập, cùng một mục đích như nhau, giáo viên có thể sử
dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau.
- Bên cạnh những câu hỏi chính cần chuẩn bị những câu hỏi phụ (trên cơ sở dự
kiến các câu trả lời của học sinh, trong đó có thể có những câu trả lời sai) để tùy tình
hình thực tế mà gợi ý, dẫn dắt tiếp.
- Nên chú ý các câu hỏi mở để học sinh đưa ra nhiều phương án trả lời và phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
10


3.1.2. Tiến trình thực hiện:
3.1.2.1. Cách tiến hành
* Trước giờ học:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học, xác định các đơn vị
kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới
dạng câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh.
- Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi,
đặt câu hỏi ở chỗ nào? trình tự của các câu hỏi (câu hỏi trước phải làm nền cho các
câu hỏi tiếp sau hoặc định hướng suy nghĩ để học sinh giải quyết vấn đề). Dự kiến
nội dung các câu trả lời của học sinh, trong đó dự kiến những “lỗ hổng” về mặt kiến
thức cũng như những khó khăn, sai lầm phổ biến mà học sinh thường mắc phải. Dự
kiến các câu nhận xét hoặc trả lời của giáo viên đối với học sinh.
- Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể mà
tiếp tục gợi ý, dẫn dắt học sinh.
* Trong giờ học:
Bước 4: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến (phù hợp với trình độ nhận
thức của từng loại đối tượng học sinh) trong tiến trình bài dạy và chú ý thu thập

thơng tin phản hồi từ phía học sinh.
* Sau giờ học:
Giáo viên chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của
hệ thống câu hỏi đã sử dụng trong giờ dạy.
3.1.2.2. Tiến hành thực tế
- Khi dạy phần I.1. “Khái niệm chất ma túy” Tôi nêu câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: “Em hãy kể tên 1 số chất ma túy mà em biết ?”
Trả lời: Heroine, Thuốc phiện, ma túy đá,Thuốc lắc…..
Câu hỏi 2: “Những người sau khi sử dụng ma túy sẽ có biểu hiện thế nào?”
Trả lời: Phê, hưng phấn khơng kiểm sốt được hành động của bản thân…
Câu hỏi 3: Theo em, thế nào là chất ma túy?
Trả lời: Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong
các danh mục do chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế
thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất
kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng”
3.1.2.3. Kết quả nhận thấy sau khi sử dụng phương pháp vấn đáp
Việc sử dụng phương pháp vấ n đáp trong da ̣y ho ̣c GDQP-AN có nhiều ưu điểm.
11


- Thứ nhất: Khơng khí lớp học sơi nổi.
- Thứ hai: Học sinh được trình bày quan điểm của mình, từ đó hình thành kiến
thức tiết học.
- Thứ ba: Học sinh được rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn, kỹ năng
giao tiếp.
- Thứ tư: Giáo viên nhận được thông tin phản hồi trực tiếp từ học sinh, để thay
đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

Ảnh: Học sinh trả lời câu hỏi


Ảnh: Giáo viên trình bày, giảng giải
12


3.2. Phương pháp bản đồ tư duy
3.2.1. Khái quát về bản đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ khái niệm) là phương pháp
kết nối mang tính đồ họa nó tác dụng lưu giữ, sắp xếp, xác lập thứ tự ưu tiên đối với
các thơng tin bằng sử dụng từ ngữ hay hình ảnh then chốt, nhằm bật lên ký ức cụ thể
và phát sinh các ý tưởng mới. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên
60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt
và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Sử dụng sơ đồ tư duy là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích
một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong
SĐTD là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin đồng thời khơi nguồn
tiềm năng bộ não kỳ diệu. SĐTD được vẽ trên một mặt giấy phẳng và biểu thị được
không gian, thời gian, màu sắc thay bằng sử dụng chữ viết miêu tả một chiều nó sẽ
biểu thị cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Đây là kỹ thuật
nâng cao cách ghi chép và thức đó các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng,
nhanh chóng hơn. SĐTD gồm hình ảnh trung tâm và các nhánh, từ hình ảnh trung
tâm những chủ đề được chia nhỏ thành các nhánh có quan hệ tương hộ giữa các ý
với nhau, ý càng quan trọng sẽ nằm càng gần với ý chính. Ngồi ra màu sắc, hình
ảnh, kích thước, mã số có thể được sự dụng làm nổi bật và phong phú SĐTD khiến
nó thêm thu hút, hấp dẫn, cá tính được sự dụng để ghi nhớ để mà đẩy mạnh tính sáng
tạo, khả năng ghi nhớ đặc biệt là sự gợi nhớ thông tin. Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng
trong nhiều tình huống, trong đề tài này tôi quan tâm đến sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học kiến thức mới
* Ưu điểm của phương pháp bản đồ tư duy
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có

những điểm vượt trội như sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
− Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
− Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
− Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
− Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
− Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng
và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
13


* Nhược điểm của phương pháp bản đồ tư duy
- Khi sử dụng sơ đồ tư duy đòi hỏi học sinh phải có khả năng sắp xếp các nội
dung một cách mạch lạc, có kĩ năng trình bày tốt.
* Những chú ý khi thực hiện dạy học theo phương pháp bản đồ tư duy
Phương pháp bản đồ tư duy có thể kết hợp hiệu quả với nhiều phương pháp
và ki ̃ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp thảo luận và ki ̃ thuật động não.
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, cũng
không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc, có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu
thích và muốn tiết kiệm thời gian.
Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tơ đậm màu trong một nhánh, có thể thử
gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó, cách đó rất mới mẻ và tốn ít thời
gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại,
cuốn hút.
3.2.2. Tiến trình thực hiện

3.2.2.1. Cách thực hiện dạy học bằng cách lập sơ đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bước
như sau:
- Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng
dẫn của giáo viên.
- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy
về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh
hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị
sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hồn chỉnh, cho học sinh
lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng
dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy.
3.2.2.2. Tiến hành thực tế
- Ở tiết 1 nội dung kiến thức I.2. “phân loại chất ma túy’’:
+ Giáo viên trình bày, phân tích một số cách phân loại cơ bản của chất ma túy.
+ Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh củng cố hệ thống hóa kiến thức bằng thiết
lập sơ đồ tư duy như sau:

14


- Ở nội dung I.3. “Các chất ma túy thường gặp” tơi chia lớp thành 4 nhóm và
u cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy với nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Khái quát các nhóm chất ma túy thường gặp bằng sơ đồ tư duy
+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy an thần thể hiện được các nội
dung (các dạng thường gặp, Đặc điểm, tác dụng)
+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy gây kích thích thể hiện được
các nội dung (các dạng thường gặp, Đặc điểm, tác dụng)
+ Nhóm 4: Vẽ sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy gây ảo giác thể hiện được các

nội dung(các dạng thường gặp, Đặc điểm, tác dụng)
15


Kết quả thực hiện:

Nhóm 1: Sơ đồ tư duy khái quát các nhóm chất ma túy thường gặp

Nhóm 2: Sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy an thần

16


Nhóm 3: Sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy gây kích thích

Nhóm 4: Sơ đồ tư duy nhóm chất ma túy gây ảo giác

17


3.2.2.3. Giáo án minh họa:
Để minh chứng rõ hơn cho các phương pháp trên tôi vào tiết dạy cụ thể tôi đã
chọn tiết 1 Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng
chống ma túy để thực nghiệm
Phần I. Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
- Kiến thức: Khái niệm chất ma túy, cách phân loại ma túy và hiểu biết về các chất
ma túy thường gặp.
- Kỹ năng:

+ Hiểu khái niệm ma túy, biết cách phân loại ma túy, hiểu được các chất ma túy
+ Biết được cách phòng chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng..
- Thái độ:
+ Có ý thức cảnh giác để tự giác phịng tránh ma túy; không sử dụng, không
tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện tố giác
những người sử dụng hoặc mua bán ma túy.
+ Biết yêu thương, thông cảm và chia sẻ với những người nghiện ma túy.
- Định hướng các năng lực hình thành:
Phát triển kĩ năng liên hệ, phân tích, đánh giá
2. Yêu cầu
Tích cực học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh trong phòng
chống ma túy.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung
I. Hiểu biết cơ bản về ma túy
2. Trọng tâm
III. THỜI GIAN :
45 phút
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
- Lấy lớp học để giới thiệu bài.
- Lấy nhóm để tổ chức thảo luận.
18


2. Phương pháp
- Giáo viên: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, sơ đồ tư duy, trình chiếu hình ảnh.
- Học sinh: Nghe, thảo luận, trả lời câu hỏi, ghi chép ý chính.
V. ĐỊA ĐIỂM
Tại phịng học.

VI. VẬT CHẤT
- Giáo viên: SGK, Giáo án, tài liệu dạy học, bảng phụ, giấy Ao, bút lông, nam
châm, tranh ảnh,....
- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 10
Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I.THỦ TỤC GIẢNG BÀI
1. Nhận lớp, báo cáo cấp trên.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Phổ biến ý định giảng bài.
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự, nội dung

Thời
gian

I. HIỂU BIẾT CƠ
BẢN VỀ MA TÚY
1. Khái niệm chất
ma túy
Luật Phòng, chống
10
ma túy của nước ta đã phút
đưa ra khái niệm về
chất ma túy như sau:
“Chất ma túy là chất
gây nghiện, chất
hướng thần , được quy
định trong các danh
mục do Chính phủ ban
hành”.

“ Chất gây nghiện là
chất kích thích, ức chế
thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với
người sử dụng”.

Phương pháp
Giáo viên

- GV đặt câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: “Em
hãy kể tên 1 số chất
ma túy mà em biết ?”
- GV nhận xét và
trình chiếu lên màn
hình TiVi 1 số hình
ảnh chất ma túy: Cây
Thuốc phiện, cây cần
sa, heroine, ma túy
đá, thuốc lắc….
+ Câu hỏi 2: “Những
người sau khi sử
dụng ma túy sẽ có
biểu hiện như thế
nào?”
- GV nhận xét câu
trả lời của HS và cho

Học sinh


- Học sinh suy
nghĩ trả lời
- HS quan sát

- Học sinh suy
nghĩ trả lời

Vật
chất
Giáo
viên:
giáo
án,
sách
giáo
viên,
máy
tính,
máy
chiếu.
- Học
sinh:
sách
giáo
khoa.
Bút
viết
vở
19



Thứ tự, nội dung

Thời
gian

“ Chất hướng thần là
chất kích thích, ức chế
thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng
nhiều lần có thể dẫn
tới tình trạng nghiện
đới với người sử
dụng”.

2. Phân loại chất ma
túy
a) Phân loại theo
nguồn gốc sản xuất ra
chất ma túy.
- Chất ma túy có
nguồn gốc tự nhiên.
- Chất ma túy có
nguồn gốc bán tổng
hợp
- Chất ma túy có
nguồn gốc tổng hợp.
b) Phân loại dựa theo
đặc điểm cấu trúc của
chất ma túy.

c) Phân loại dựa theo
mức độ gây nghiện và
khả năng bị lạm dụng.
- Nhóm các chất ma
túy có hiệu lực cao.
- Nhóm các chất ma
túy có hiệu lực thấp.
d) Phân loại chất ma
túy dựa vào tác dụng
của nó đối với tâm,

10
phút

Phương pháp
Giáo viên
các em xem 1 số hình
ảnh, đoạn video về
con nghiện đang
dùng thuốc
+ Câu hỏi 3: Vậy thế
nào là chất ma túy?
GV nhận xét câu trả
lời và Trình chiếu các
quan điểm khác nhau
về ma túy.Và rút ra
khái niệm ma túy
chất ma túy chung
nhất được quy định
trong Luật Phịng,

chống ma túy ở nước
ta.
- GV giới thiệu và
trình bày, phân tích 1
số cách phân loại
chất ma túy. Sau đó
u cầu học sinh
củng cố kiến thức
bằng sơ đồ tư duy
- GV nhận xét và kết
luận.

- GV chia lớp thành 4
nhóm yêu cầu các
nhóm thực hiện
nhiệm vụ trong 5
phút sau đó mỗi
nhóm cử đại diện
từng nhóm lên trình
bày sản phẩm .
Nhiệm vụ cụ thể như
sau:

Học sinh
- HS quan sát

Vật
chất
ghi,
bảng

phụ...

- Học sinh suy
nghĩ trả lời

- HS quan sát

- HS chú ý lắng
nghe và và tiến
hành vẽ sơ đồ tư
duy

- Lắng nghe yêu
cầu của giáo viên
và theo nhóm đã
phân chia thực
hiện theo yêu
cầu.

20


×