Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ HUS nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tại xã song phương, hoài đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 96 trang )

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

ĐẠI HỌC Q́C GIA HÀ NỢI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
------------------------------

Lê Ngọc Hào

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỒNG
RUỘNG LÀM CƠ SỞ CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN
VỮNG TẠI XÃ SONG PHƢƠNG, HỒI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Luận văn Thạc sỹ

i

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường


ĐẠI HỌC Q́C GIA HÀ NỢI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN
------------------------------

Lê Ngọc Hào

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỒNG
RUỘNG LÀM CƠ SỞ CHO PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP BỀN
VỮNG TẠI XÃ SONG PHƢƠNG, HỒI ĐỨC, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2013

Luận văn Thạc sỹ

ii

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Cao học Khoa học Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, em đã thực hiện luận văn với đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nơng
nghiệp bền vững tại xã Song Phương, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội”.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp
đỡ, quan tâm của các giảng viên tại Khoa Môi trường trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu tại Khoa.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn
chính PGS. TS. Trần Văn Thụy – bộ môn Sinh thái môi trường - Khoa Môi trường
– Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
luận văn.
Qua đây, học viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa
Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên những người đã cung cấp những
kiến thức bổ ích trong suốt q trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học
viên hoàn thành khóa đào tạo
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã đợng viên giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu khơng dài, trình đợ và kinh nghiệm cịn
hạn chế, vì vậy khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cơ và các bạn nhận
xét, góp ý, giúp đỡ để em từng bước hoàn thiện kiến thức chuyên ngành và tiếp cận
với công việc thực tế một cách tốt nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2013

Học viên

Lê Ngọc Hào

Luận văn Thạc sỹ

iii

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... VI
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1. Khái lƣợc về quan niệm và lịch sử phát triển hệ sinh thái đồng ruộng ........ 3
1.1.1. Quá trình hình thành của HST đồng ruộng ................................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm HST đồng ruộng ........................................................................... 3

1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đồng ruộng ...................................... 4
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của Hệ sinh thái đồng ruộng .................................... 5
1.2. Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới và ở Việt
Nam............................................................................................................................. 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới ............... 8
1.2.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam ............................... 9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 13
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 13
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................................ 13
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ...................................................... 13
2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................. 17
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ........................................................... 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 18
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Song Phƣơng, Hoài Đức,
Hà Nội ....................................................................................................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 18

Luận văn Thạc sỹ

ii

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Cao học Khoa học Môi trường

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 20
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của xã Song Phương trong phát triển kinh tế
và bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng........................................................................... 22
3.2. Vai trò của đa dạng sinh học đồng ruộng ...................................................... 23
3.2.1. Giá trị trực tiếp ............................................................................................... 23
3.2.1.1. Nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm ...................................................... 23
3.2.1.2. Nguồn cung cấp chất đốt.............................................................................. 24
3.2.1.3. Nguồn cung cấp dược liệu ........................................................................... 24
3.2.1.4. Nguồn cung cấp cây cảnh ............................................................................ 24
3.2.2. Giá trị gián tiếp ............................................................................................... 25
3.3. Đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng .................................................. 28
3.3.1. Đa dạng của các hệ sinh thái ........................................................................ 28
3.3.1.1. Hệ sinh thái thủy vực.................................................................................... 28
3.3.1.2. Hệ sinh thái ruộng lúa.................................................................................. 32
3.3.1.3. Hệ sinh thái các bờ ruộng ............................................................................ 34
3.3.1.4. Các cây thân gỗ đơn lẻ và các khoảnh trồng cây gỗ tập trung ................... 35
3.3.2. Đa dạng về hệ thực vật ................................................................................... 36
3.3.3. Đa dạng hệ động vật....................................................................................... 42
3.3.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng và tác động của hóa chất bảo vệ thực vật tới
đa dạng sinh học đồng ruộng tại Song Phương ..................................................... 47
3.4. Định hƣớng sử dụng hợp lý hệ sinh thái ........................................................ 51
3.4.1. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học ................................................................... 51
3.4.2. Sử dụng bền vững hệ sinh thái nông nghiệp ................................................ 55
3.4.2.1. Mơ hình IPM ................................................................................................ 56
3.4.2.2. Mơ hình ruộng lúa, bờ hoa .......................................................................... 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 64
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67


Luận văn Thạc sỹ

iii

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

IPM

:

Integrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐDSH ĐR


:

Đa dạng sinh học đồng ruộng

HST

:

Hệ sinh thái

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

Luận văn Thạc sỹ

iv

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hệ sinh thái đồng ṛng (Trần Đức Viên, 2006) ........................................3
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí đặt bẫy ....................................................................................16
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Song Phương.....................................................................18
Hình 3.2: Hóa chất bảo vệ thực vật trên bờ ṛng, kênh mương ..............................30
Hình 3.3: Hệ thống kênh mương nợi đồng tại xã Song Phương ...............................30
Hình 3.4: So sánh tương quan tỷ lệ % họ và loài trong bậc taxon ngành .................37
Hình 3.5. Tỷ lệ % của các ngành hệ thực vật Song Phương .....................................39
Hình 3.6. Tỷ lệ nơi sống ............................................................................................41
Hình 3.7. Tỷ lệ cơng dụng .........................................................................................42
Hình 3.8: Tỷ lệ % các loài đợng vật tại xã Song Phương .........................................44
Hình 3.9: Tỷ lệ % các loài côn trùng tại xã Song Phương ........................................46
Hình 3.10 : Vỏ, thùng chứa và máy bơm phun thuốc trừ sâu tại Song Phương .......48
Hình 3.11: Cây xuyến chi trên bờ ruộng ...................................................................60

Luận văn Thạc sỹ

v

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Cao học Khoa học Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các giống vật nuôi phổ biến trên thế giới ..................................................9
Bảng 1.2: Số lượng cây trồng được công nhận từ 2007 tới tháng 7/2011 ở Việt Nam.10
Bảng 3.1: Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại xã Song Phương ....................36
Bảng 3.2. So sánh hệ số chi, hệ số họ, và số loài trung bình của 1 họ của các hệ thực
vật của Song Phương và hệ thực vật Việt Nam. .......................................................38
Bảng 3.3. So sánh hệ thực vật xã Song Phương và hệ thực vật Việt Nam ...............38
Bảng 3.4: Tỷ lệ % của họ giàu loài nhất tḥc ngành hạt kín của hệ thực vật tại
Song Phương .............................................................................................................40
Bảng 3.5: Thành phần các loài động vật tại xã Song Phương ..................................42
Bảng 3.6: Tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất thuộc lớp côn trùng của hệ động vật tại
Song Phương .............................................................................................................45
Bảng 3.7 : Các triệu chứng xuất hiện sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật ...............49
Bảng 3.8: Chương trình triên khai IPM năm thứ nhất ..............................................58
Bảng 3.9: Chương trình triển khai IPM năm thứ 2 ...................................................59

Luận văn Thạc sỹ

vi

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Cao học Khoa học Mơi trường

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Đa dạng sinh học có vai trị rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình
tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống cịn và thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên Trái đất. Việt Nam là nước có nền nơng
nghiệp thâm canh từ lâu đời nên có sự đa dạng về thành phần, số lượng loài trong
hệ sinh thái nông nghiệp. Đa dang sinh học nông nghiệp cũng là nguồn đem lại
nhiều ý nghĩa to lớn về giá trị khoa học, nó khơng chỉ làm cho hệ sinh thái trở nên
―mềm dẻo‖ hơn trước những tác động của môi trường mà còn làm cho sản xuất hiệu
quả hơn, đem lại sự bền vững về kinh tế - xã hội.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một
tăng cao dẫn đến yêu cầu ngành nơng nghiệp phải phát triển hơn nữa. Điều đó đồng
nghĩa với việc trên đồng ruộng sẽ tăng các loài cây mới cho năng suất cao hơn, sức
chống chịu thời tiết, điều kiện thiên nhiên tốt hơn. Như vậy, các cây bản địa của địa
phương, nguồn gen hay sự đa dạng cũng dần mất đi mà thay vào đó là các loài
ngoại lai. Mặt khác, sự phát triển của nông nghiệp làm cho các cánh đồng của nước
ta cũng dần được hiện đại hóa sản xuất, gia tăng sản phẩm và chất lượng, đưa cơng
nghệ và máy móc vào phục vụ công tác thay dần sản xuất nông nghiệp truyền
thống. Do vậy , một số các loài động thực vật sinh sống trên đồng rộng bị biến mất
hoặc thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, sử
dụng tài nguyên đất không hợp lý như hiện nay đã dẫn đến tính trạng đất bị xói
mịn, thối hóa nghiêm trọng nên năng suất và chất lượng của cây trồng ngày càng
giảm. Năng suất thấp dẫn đến tỉ lệ đói nghèo cao. Tình trạng khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ sự cân bằng sinh thái là nguyên nhân gây nên
những trận thiên tai nghiêm trọng.
Để có cách nhìn tổng quan nhất về tính đa dạng của hệ sinh thái đồng ruộng,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ khoa học, tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên
cứu đánh giá tính đa dạng đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền


Luận văn Thạc sỹ

1

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

vững tại xã Song Phương, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội” với mục đích đánh
giá được tính đa dạng sinh học đồng ruộng của khu vực nghiên cứu để từ đó đề xuất
mợt số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở cho phát triển
nông nghiệp bền vững.
2. Mục tiêu đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học đồng ruộng của khu vực nghiên
cứu;
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng làm cơ sở
cho phát triển nông nghiệp bền vững.
2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đặc điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu

-


Đánh giá thực trạng Đa dạng sinh học ĐR khu vực nghiên cứu: Sinh thái
thủy vực; hệ sinh thái ruộng lúa; hệ sinh thái các bờ ṛng và các vùng có
cây gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ tập trung.

-

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

2.3 Nội dung nghiên cứu:
-

Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học đồng ruộng tại xã Song Phương, Hoài
Đức, Hà Nội.

-

Hiện trạng quản lý sử dung thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã
Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội.

-

Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững.

Luận văn Thạc sỹ

2

Lê Ngọc Hào


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
[[

1.1. Khái lƣợc về quan niệm và lịch sử phát triển hệ sinh thái đồng ruộng
1.1.1. Quá trình hình thành của HST đồng ruộng
1.1.1.1. Khái niệm HST đồng ruộng
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về mơi trường đối với cây trồng đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Nhưng phần nhiều là nhằm vào những ảnh
hưởng của điều kiện mơi trường riêng biệt như thổ nhưỡng, khí hậu, cỏ dại... đối
với cây trồng; rất ít những nghiên cứu coi đồng ruộng là một hệ thống được cấu
thành từ loài người cho đến vi sinh vật.
Hệ sinh thái đồng ruộng được đặt ngang hàng với các hệ sinh thái tự nhiên
như rừng, đồng cỏ, vực nước, lục địa... Thuật ngữ ‖hệ sinh thái đồng ṛng‖ mãi
gần đây mới có được vị trí rõ ràng trong sinh thái học ứng dụng. Hệ sinh thái đồng
ruộng là một hệ thống với quần thể hoặc các quần thể cây trồng là trung tâm tương
tác chặt chẽ với môi trường xung quanh bao gồm ánh sáng, khơng khí, nước, địa
hình, đất đai, cỏ dại, cơn trùng, vi sinh vật, đợng vật, v.v... (hình 1.1).

Hình 1.1: Hệ sinh thái đồng ruộng (Trần Đức Viên, 2006)

Luận văn Thạc sỹ

3


Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

1.1.1.2. Q trình hình thành và phát triển của đồng ruộng
Loài người cổ xưa nhất được sinh ra vào thời kỳ băng hà thứ nhất trải qua
các thời kỳ mới tiến hóa thành loài người ngày nay. Trong thời gian đó loài người
sinh sống dựa vào săn bắt và hái lượm, sau đó mới bước vào thời đại chăn ni và
làm ṛng.Trong đó làm ṛng ln là khuynh hướng làm cho loài người định cư
thành bộ lạc, đồng thời cũng thúc đẩy phát triển nhanh kỹ thuật sản xuất nơng
nghiệp và phát triển văn hóa kinh tế - xã hội.
Buổi đầu của kỹ thuật nghề nông là lấy cây gậy và rìu đá để đào đất đá. Việc
này đã dần dần tác động vào hệ sinh thái tự nhiên như rừng, đồng cỏ, bãi sông…kết
quả là sinh ra đồng ruộng xung quanh nhà cửa của những người định cư. Nương rẫy
đốt là hình thái đầu tiên của từng mảnh ruộng, tức là đốt rẫy, chọc lỗ bỏ hạt, từ đó
đến thu hoạch khơng chăm sóc, qua nhiều năm đất nghèo đi thì bỏ hố chuyển đến
nơi khác, lại tiến hành kiểu nơng nghiệp bóc lợt đất như vậy.
Sau này cùng với sự phát triển và thay đổi chế độ sở hữu đất đai, để duy trì
đợ màu mỡ của đất, người ta đã áp dụng phương thức cho đất nghỉ. Ðồng thời để
nâng cao độ màu mỡ của đất và mức sử dụng đất, người ta đã tiến hành ln canh.
Ðồng ṛng được chia thành nhiều mảnh, có đất nghỉ, đất gieo vụ cốc xuân, đất
gieo vụ cốc đông. Do kỹ thuật cày bừa phát triển, đất nghỉ không có nghĩa là khơng
quản lý, mà vẫn cày bừa để trừ cỏ dại và cải thiện điều kiện thơng thống cho đất,
nghĩa là áp dụng nhiều cách tích cực để khôi phục độ màu mỡ của đất. Hơn nữa, do
tiến bộ của kỹ thuật luân canh, ngoài cây cốc ra, cịn có thêm nhiều loài cây trồng

khác, hệ sinh thái đồng ruộng ngày càng thêm phức tạp (Grass, 1925; Orwin, 1949).
Cùng với nương rẫy và chế độ canh tác ruộng nước ở vùng đất cao, ở vùng
đất thấp cũng phát triển đồng ruộng. Theo tài liệu khảo cổ, sự phát triển của đồng
ruộng là từ vùng đất cao xuống vùng đất thấp (Furusima, 1947; Marukufuchi,
1968). Nơng nghiệp đất thấp cịn gọi là nơng nghiệp đất ngập nước, mợt mặt có
những chất lắng đọng phù sa do dịng sơng chuyển tới đã hình thành đồng ṛng
màu mỡ.

Luận văn Thạc sỹ

4

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

Sự phân bố của đồng ṛng, nói mợt cách khái qt là do nước, nhiệt đợ, địa
hình và vĩ độ hạn chế. Ðối với các loại cây trồng chủ yếu thì bị các điều kiện mơi
trường nhất định liên hệ với giống cây đó hoặc quan hệ tổ hợp của mợt số điều kiện
nào đó hạn chế. Ở từng khu vực cục bộ thường bị ảnh hưởng của sâu bệnh. Vì thế,
về mặt quy hoạch đất thích hợp với cây trồng, việc nghiên cứu địa lý sinh thái cây
trồng là một trong những lĩnh vực quan trọng của sinh thái học đồng ruộng.
Ðiểm khác nhau chủ yếu về thành phần hợp thành của hệ sinh thái đồng
ruộng so với hệ sinh thái khác là quần thể cây trồng mang tác dụng chủ đạo do con
người điều khiển một cách đầy đủ; người và gia súc cũng là thành phần hợp thành

của hệ sinh thái. Ngoài ra, cịn có mợt số biện pháp điều khiển của con người có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự hợp thành của hệ sinh thái đồng ṛng như biện pháp làm đất,
bón phân, phịng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, phủ đất, tưới nước và điều khiển di truyền
chọn giống (Trần Ðức Viên, 1998; Phạm Chí Thành và ctv, 1996).
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của Hệ sinh thái đồng ruộng
Hệ sinh thái đồng ruộng, trừ quần xã cỏ dại ra thì thường rất đơn giản, tức là
chỉ có quần thể cây trồng (do mợt loài cấu trúc thành). Tuy nhiên, hệ sinh thái cây
trồng lấy quần thể cây trồng là chính cùng với các thành phần phụ như quần thể cỏ
dại, động vật, quần thể vi sinh vật và mơi trường vật lý. Vì thế khi nêu cấu trúc và
chức năng của hệ thống thì nó khơng chỉ giới hạn ở cấu trúc của quần thể cây trồng
còn phải làm sáng tỏ cấu trúc của quần thể sinh vật khác, môi trường vật lý và các
tác động của chúng với nhau.
a. Cấu trúc môi trường của hệ sinh thái đồng ruộng
Như trên đã nói, lấy quần thể cây trồng làm chủ thể của hệ sinh thái đồng
ṛng thì mơi trường vật lý của nó sẽ được xem như là một hệ thống chủ thể - môi
trường. Để nêu rõ về quy luật vận động của hệ thống này, điều quan trọng nhất là
phải làm sáng tỏ quy luật biến đổi năng lượng và vật chất của nó. Đối với mơi
trường vật lý thì phải phân tích vật lý tầng khơng khí gần mặt đất, cịn đối với sinh
vật (cây trồng) thì nghiên cứu khí hậu sinh học.

Luận văn Thạc sỹ

5

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


Cao học Khoa học Mơi trường

Xét về khí tượng học, vị trí của hệ sinh thái đồng ruộng trong phạm vi trên
mặt đất từ 50–60cm tức là ở trong tầng khơng khí gần mặt đất. Do đó, sự biến đổi
năng lượng và vật chất giữa cây trồng và môi trường bị các định luật vật lý có tác
dụng đối với tầng khơng khí gần mặt đất quyết định.Mơi trường bên ngoài (điều
kiện khí hậu) có thể chia ra thành dạng nhiệt và dạng nước của tầng khơng khí gần
mặt đất kể cả tầng canh tác. Chúng phản ánh quá trình và kết quả trao đổi nhiệt và
nước. Thông qua việc nghiên cứu sự cân bằng lượng nhiệt và nước trong tầng
khơng khí gần mặt đất có thể làm sáng tỏ các định luật vật lý quyết định các quá
trình trao đổi này.
Nghiên cứu vật lý đối với tầng khơng khí gần mặt đất, lấy phương pháp cân
bằng lượng nhiệt và cơ học khơng khí làm phương pháp chính. Cân bằng lượng
nhiệt là phương pháp dựa vào phương trình cân bằng lượng nhiệt đồng ṛng để
nghiên cứu sự trao đổi hiển nhiệt và tiền nhiệt; phương pháp đợng lực học khơng
khí tức là dùng phương pháp đã phát triển từ cơ học hàng không vào việc nghiên
cứu tầng khơng khí gần mặt đất. Trong đó phương pháp dùng để xác định bốc hơi –
thoát hơi nước, kết hợp với sự phát triển lý luận về dịng xốy khơng khí đã trở
thành phương pháp cần thiết khơng thể thiếu được trong việc nghiên cứu trạng thái
khí hậu gần mặt đất. Hiện nay, một số người làm cơng tác khí tượng nơng nghiệp
khi nghiên cứu tiểu khí hậu đồng ruộng đã sử dụng các phương pháp này.
b. Môi trường đất và môi trường sinh vật của hệ sinh thái đồng ruộng
* Môi trƣờng đất:
Đất là vật thể tự nhiên được hình thành bởi 6 yếu tố: đá mẹ, địa hình, khí
hậu, thời gian, sinh vật và con người. Đất là giá thể cho cây bám rễ để sinh sống, là
ngôi nhà đối với con người. Đất gồm có 3 pha: pha rắn, pha lỏng và pha khí. Tỷ lệ
của các pha này cũng khác nhau khi điều kiện khí hậu thay đổi trong đó pha lỏng và
pha khí thay đổi rất lớn. Ở đồng ṛng, do cày bừa và các biện pháp canh tác, sự
phân bố của ba pha của đất cũng rất khác nhau.


Luận văn Thạc sỹ

6

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

Nước trong đất dạng lỏng có thể gọi là dung dịch đất vì nó chứa các chất hịa
tan gồm nhiều loại chất vô cơ và hữu cơ. Căn cứ vào lực liên kết của nước trong đất
với các hạt đất mà có thể chia : nước liên kết chặt với hợp chất khoáng, nước hút
ẩm, nước làm nhão, nước mao quản và nước trọng lực. Trong đó cây trồng có thể
hút được nước mao quản và nước trọng lực gọi là nước hữu hiệu.
Khí trong đất: Thành phần khơng khí trong đất bao gồm oxi, nito, cacbonic
và các khí hiếm khác. Điểm khác nhau chủ yếu giữa khơng khí trong đất và khơng
khí trong khí quyển là hàm lượng CO2. Trong ṛng nước, cỏ thể khơng khí hịa tan
vào nước mặt rồi khuếch tán vào đất. Thành phần không khí trong đất sở dĩ khơng
giống với khơng khí thơng thường là vì sự hơ hấp của rễ thực vật và vi sinh vật cần
tiêu hao oxi và thải ra khí cabonic.
* Mơi trƣờng sinh vật:
- Sinh vật sống trong đất: Nhiều loài động vật và thực vật cư trú trong đất.
Trong đó thực vật chủ yếu là: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, tảo; đợng vật có loài biến
hình: amip, bị hung, giun, động vật thân mềm…Những sinh vật đất này trong q
trình chuyển hóa năng lượng của hệ sinh thái đồng ruộng là loại tiêu dùng và loại

phân giải năng lượng, liên hệ với nhau không qua tác dụng và phản tác dụng của hệ
thống chủ thể - môi trường.
- Côn trùng, sinh vật và nguồn bệnh: Sự hiện diện của côn trùng trong sản
xuất cây trồng thường được coi là có hại, hoàn toàn trái ngược với hệ thống cố định,
chuyển dịch năng lượng mặt trời của cây trồng. Vì thế điểm nghiên cứu thường là
phịng trừ sâu hại.
- Cỏ dại: Cỏ dại trong hệ sinh thái đồng ruộng là đối tượng được những nhà
nghiên cứu cây trồng và những nhà sinh thái học thực vật hết sức quan tâm. Cỏ dại
là đối thủ cạnh tranh của cây trồng, là đối tượng cần phải phòng trừ.
c. Mối quan hệ giữa cỏ dại, cây trồng trong hệ sinh thái đồng ruộng
 Sự cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất
dinh dưỡng, nước với cây trồng đồng thời là nguồn truyền bệnh và sâu hại cho cây
trồng (Trần Đức Viên, 1988). Cỏ dại xuất hiện trên đồng ruộng sẽ che bớt ánh sáng

Luận văn Thạc sỹ

7

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

của cây, đồng thời hút một phần chất dinh dưỡng và nước làm giảm đợ phì của đất
và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Nguyễn Mạnh Chính
và Mai Thành Phụng, 2004).

 Nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng sinh sống và phát triển được trên cỏ dại
và nó lấy cỏ dại làm ký chủ trung gian để từ đó truyền bệnh sang cây trồng. Theo
Nguyễn Mạnh Chính và Mai Thành Phụng (2004), các loài nấm bệnh đạo ôn, khô
vằn, sâu cuốn lá lúa, bọ xít sinh sống được trên nhiều loài cỏ hịa bản như cỏ lịng
vực, cỏ đi phụng, cỏ chỉ.
 Sự cạnh tranh giữa các cây trồng: Sự cạnh tranh cùng loài và khác loài
cây trồng xảy ra rất phổ biến trên ruộng, trồng xen, trồng gối, ruộng trồng một loài
cây trồng. Cạnh tranh cùng loài là một nhân tố quan trọng để tạo ra dáng đứng của
cây và mật độ cây trồng. Để tăng năng suất và hạn chế sự cạnh tranh cùng loài, các
giống cây trồng được tạo ra có lá tạo thành với thân thành góc nhỏ. Để hạn chế sự
cạnh tranh khác loài, người ta lựa chọn các loài cây ưa ánh sáng và ưa bóng trồng
xen với nhau hoặc các loài cây có chu kỳ sinh trưởng hoặc kích thước khác nhau
trồng xen với nhau.
1.2. Lịch sử nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học đồng ruộng trên thế giới
Nói tới đa dạng sinh học nơng nghiệp tức là nói đến sự đa dạng nguồn gen
cây trồng vật nuôi trên thế giới. Các loài cây trồng vật nuôi là một phần rất nhỏ bé
trong đại gia đình sinh vật trên Trái đất, nhưng lại cung cấp gần như toàn bộ lương
thực, thực phẩm cho con người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển nông
nghiệp, việc chọn lọc nhân tạo của con người đã tạo ra lượng khổng lồ các giống
cây trồng vật nuôi khác nhau mà mỗi cây trồng vật ni được đặc trưng bởi những
dấu hiệu thích nghi duy nhất và có lợi. Trong hầu hết các cây trồng, tính đa dạng
được hình thành do q trình lai giống và tái tổ hợp giữa các dạng hoang dại và các
cây trồng vật nuôi khác nhau.

Luận văn Thạc sỹ

8

Lê Ngọc Hào


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

Đa dạng về động vật nuôi: trong số 50.000 loài đợng vật có xương sống
khoảng 30 – 40 loài thú và chim được nuôi, các loài vật nuôi chủ yếu là chó, bị,
cừu, dê, lợn…[21].
Bảng 1.1: Các giống vật ni phổ biến trên thế giới [21]
Loài

Giống

Số nguy cấp

Bị

738

112

Cừu

863

101




313

32

Dơi

263

53

Trâu

62

1

Ngựa

357

81

Lừa

78

11


Tổng số

2719

319

Đa dạng cây trồng : mặc dù số lượng khá lớn, nhưng 90% lương thực trên thế
giới lấy từ 103 loài ( Prescott Allen & Prescott – Alen, 1990). Giá trị lớn nhất trong
đó là họ Poaceae ( Ngũ cốc), Leguminosae (Đậu) là cây trồng chính của hầu hết các
nền văn minh và đại diện cho nguồn Hydratcacbon chính. ― Nếu chúng ta xem
ĐDSH với nghĩa là số loài thì trong số 300.000 loài cây có mạch có 3.000 loài cho
bợt, hầu như 2.500 loài được thuần hóa nhưng chỉ có 15 – 20 loài là có tầm kinh tế
quan trọng (Loyd & Jackson, 1980)‖. Ít nhất có 25.000 loài được dùng làm thuốc
khá phổ biến và 12.000 loài cây cảnh có nguồn gốc hoang dại được trồng trong các
vườn thực vật.
Đa dạng sinh vật nước: có khoảng 200 loài chính như Cá, Thân mềm, Tôm,
Cua, Ếch nhái hay Rùa và các thực vật thủy sinh [21].
1.2.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp ở Việt Nam
Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm
nguồn gốc giống cây trồng cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng chủ yếu

Luận văn Thạc sỹ

9

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Cơng nghệ, tới năm 2010, chương
trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ được hơn 14.000 nguồn gen trên 200
loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây
dược liệu và các loại cây trồng khác.
Bảng 1.2: Số lƣợng giống cây trồng đƣợc công nhận từ 2006 tới tháng 7/2011
ở Việt Nam
STT Loài cây trồng

1997 - 2005

2006 – 7/ 2011

1

Lúa

156

75

2

Ngô

47


58

3

Khoai lang

9

1

4

Khoai tây

8

3

5

Khoai sọ

1

-

6

Sắn


2

3

7

Đậu tương

22

9

8

Lạc

14

4

9

Đậu xanh

7

7

10


Vừng

1

-

11

Cà chua

14

7

12

Cải bắp

3

-

13

Cải ăn lá

2

15


14

Cải củ

2

-

15

Dưa hấu

3

1

16

Dưa cḥt

3

1

17

Bầu, bí ngơ, bí xanh

-


3

18

Đậu leo

1

1

19

Đậu hà lan

2

1

20

Ớt

1

1

21

Rau thơm


-

7

Luận văn Thạc sỹ

10

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

22

Hoa

2

2

23

Xoài

5


1

24

Sầu riêng

5

-

25

Chôm chôm

2

-

1997 - 2005

2006 – 7/ 2011

STT Loài cây trồng
26

Nhãn

5


3

27

Vải

-

3

28

Cam quýt

2

1

29

Bưởi

4

-

30

Dừa


2

4

31

Ổi

1

-

32

Bông

9

2

33

Cao su

14

2

34


Cà phê

14

5

35

Chè

1

6

36

Ca cao

-

8 giống và 5 cây đầu
dịng

37

Dâu tằm

1

3


38

mía

2

4

39

Cỏ ngọt

1

-

40

Cỏ lai

-

4

Tổng

358

245

Nguồn: [4]

Theo thống kê của bợ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn năm 2009, Việt
Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính, bao gồm : 25 giống Lợn (15 giống nợi),
24 giống Bị (7 giống nội), 40 giống Gà ( 17 giống nội), 14 giống Vịt (5 giống nội),
14 giống Ngan ( 5 giống nội), 5 giống Ngỗng (2 giống nội), 5 giống Dê (2 giống
nội), 3 giống Trâu (2 giống nội), 1 giống Cừu, 4 giống Thỏ ( 2 giống nội), 3 giống

Luận văn Thạc sỹ

11

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

Ngựa ( 2 giống nội), 2 giống cá Sấu nợi, Hươu, chim Bồ câu, ngoài ra cịn 2 giống
Đà điểu ngoại[21].
Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau ta đã thu thập được 3.273 kiểu di
truyền cây Cao su, bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ
905 nguồn gen và bảo tồn chuyển chỗ 630 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài có
nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn và lưu giữ được 70 giống vật ni cây trồng có nguy
cơ tuyệt chủng, bảo tồn được 38 dịng tḥc 26 loài Cá nuôi kinh tế và 3 loài Ong
quý, phân loại và lưu trữ được 2.016 chủng nấm, vi khuẩn và vi sinh vật dùng trong
các lĩnh vực khác nhau [4].


Luận văn Thạc sỹ

12

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đặc điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng ĐDSHĐR khu vực nghiên cứu: Sinh thái thủy vực; hệ
sinh thái ruộng lúa; hệ sinh thái các bờ ṛng và các vùng có cây gỗ đơn lẻ và
khoảnh trồng cây gỗ tập trung. Những vấn đề liên quan tới các tác đợng tới đa dạng
sinh học như hóa chất BVTV và thực tiễn sử dụng tại địa điểm nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
HST nông nghiệp nằm trong ranh giới của xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà
Nội.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
 Các cơng trình nghiên cứu về đa dạng sinh học, các bộ danh lục động vật,
thực vật, báo cáo khoa học, báo cáo thống kê…có liên quan đến đối tượng và phạm
vi nghiên cứu.
 Báo cáo tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên

cứu.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Các đợt nghiên cứu khảo sát thực địa được tiến hành từ tháng 11 năm 2012
đến tháng 11 năm 2013 với các đợt khảo sát thực địa liên tục hàng tháng. Các tuyến
khảo sát được thiết lập qua tất cả các hệ sinh thái của khu vực nghiên cứu là:
- Đồng ruộng
- Bờ ruộng và đường đi
- Thủy vực: chủ yếu là ao, vùng đất trũng
- Mương nội đồng

Luận văn Thạc sỹ

13

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

- Các khu vực có cây (bao gồm những mảnh nhỏ nằm gữa khu ruộng trồng
trọt)
Điều tra được tiến hành như sau:
Thu mẫu thực vật, tiến hành chụp ảnh, xác định tên khoa học đối với các loài
phổ biến và dễ xác định bằng các sách chuyên khảo chủ yếu là ― Cây cỏ Việt Nam ―
của Phạm Hoàng Hợ, và ― Danh lục các lồi thực vật Việt Nam‖(tập I – 2001, tập II
– 2002 và tập III – 2005), những loài khó xác định tiến hành chụp ảnh với ít nhất đủ

ba phần lá, thân và hoa và gửi tới chuyên gia xác định. Sau khi đã có tên khoa học
của các loài lập danh lục phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm danh sách
các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành, các loài có tên khoa học và tên Việt
Nam, dạng sống và công dụng, tiến hành thống kê số loài, họ theo từng ngành và
từng họ….phục vụ cho phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật [21].

1. Phương pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật
Phân tích đa dạng về thành phần lồi
Dựa trên quan niệm truyền thống về hệ thực vật, chỉ kiểm kê các loài thực vật
bậc cao có mạch, mọc tự nhiên hoặc các loài ngoại lai tự nhiên hố khơng phụ
tḥc sự chăm sóc của con người. Số lượng các loài được căn cứ vào:
- Mẫu vật thu thập được tại thực địa trong quá trình khảo sát, được định loại
trong phịng thí nghiệm theo các tài liệu chun khảo hoặc theo phương pháp
chuyên gia tại chỗ.
- Kết quả quan sát trực tiếp tại thực địa xác định thành phần loài theo phương
pháp chuyên gia.
- Tham khảo một số dẫn liệu về sự phân bố và nơi sống của thực vật trong
mợt số tài liệu có uy tín khoa học được công bố. Chủ yếu là tài liệu Cây cỏ Việt
Nam, Phạm Hoàng Hộ gồm 3 tập (1991 – 1993), Danh lục thực vật Việt Nam (3
tập do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Đại học quốc gia Hà Nội biên
soạn)

Luận văn Thạc sỹ

14

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Mơi trường

Đánh giá tính đa dạng thành phần lồi, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ thực
vật
Sự sắp xếp các loài vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ..) theo quan điểm của
vườn thực vật Kiu, liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai Len (Brummitt, 1992).
Tên tác giả các Taxon viết theo Brummitt và Powell (1992). Các ngành thực vật
được xếp theo sự tiến hoá của thực vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông,
Thông đất, Dương xỉ) đến các ngành thực vật có hạt (Thơng, Ngọc lan). Các họ
trong từng ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ trong từng lớp), các chi
trong từng họ và các loài trong từng chi xếp theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái
ABC theo tên khoa học. Sự phân bố các loài trong các chi, các họ, các ngành thực
vật được phân tích theo quan điểm của Tomachev (1974).
Phân tích đánh giá bản chất sinh thái đa dạng hệ thực vật
Dựa trên nguyên tắc phân chia dạng sống của Raunke (1937)
Phân tích đánh giá mức độ giàu lồi quý hiếm
Theo IUCN, 2004 và các tiêu chuẩn trong sách đỏ Việt Nam 2007 và loài có giá trị
tài nguyên (theo‖Tài nguyên thực vật Đông Nam á - Prosea, 1995‖)
Đối với động vật:
- Xác định tuyến điều tra, vị trí thu mẫu ngoài thực địa.
- Ghi nhận những đặc trưng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát.
- Sử dụng các bẫy động vật đơn giản như sau:
Bẫy hầm
Bẫy hầm là một công cụ cần thiết cho việc bắt và nghiên cứu côn trùng cư trú
trên mặt đất, đặc biệt là các loài bọ cánh cứng mặt đất. Chúng tôi tạo ra các bẫy như
sau: Sử dụng mợt hợp kim loại có chiều cao cao hơn đường kính ngang từ 2 đến 3
lần, đào mợt hố theo kích thước của hợp kim loại sao cho đợ sâu của hố bằng với

chiều cao của hộp, đổ một chút nước vào để bẫy tạo chất dính cơn trùng khơng cho
thoát ra ngoài. Kiểm tra bẫy thường xuyên trong ngày.

Luận văn Thạc sỹ

15

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

Lưới thu mẫu côn trùng
Lưới mắt nhỏ là phương pháp thường xuyên nhất được sử dụng để thu thập
mẫu. Rất cho thu mẫu cơn trùng bay trong khơng khí (ví dụ như chuồn chuồn,
bướm, ong). Đường kính lưới 80 cm, chiều dài 1,5 m. Dùng lưới đi dọc theo tuyến
điều tra, thu thập các mẫu và ghi sổ nhật ký thực địa.
Lưới thu mẫu thủy sinh
Kích thước 40 cm x 40 cm. các loài thủy sinh (thuộc các ngành động vật
không xương sống và cá) được thu thập bằng vợt qua các thuỷ vực khác nhau. Mẫu
vật thu được được định loại tại chỗ hoặc đưa về phịng thí nghiệm để định loại.
Bẫy ánh sáng
Sử dụng mợt bóng đèn và một màn màu trắng, bật đèn vào buổi tối để thu hút côn
trùng và các loài động vật khác hoạt đợng vào ban đêm có tập tính hướng sáng, sử
dụng lưới và lọ đựng aceton để thu mẫu.
Hệ thống bẫy lỗ

Được sử dụng với các loài đợng vật có kích thước nhỏ.
+ Kích thước bẫy: hình vng với kích thước 40cm × 40cm, sâu 80cm.
+ Khoảng cách giữa 2 bẫy bất kỳ là 1 – 3m.
+ Bẫy được đặt theo mơ hình sau:

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí đặt bẫy

Luận văn Thạc sỹ

16

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Cao học Khoa học Môi trường

2.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thơng tin dựa trên cơ sở q trình giao tiếp với
người dân trong xã về một số vấn đề liên quan đến sự đa dạng sinh học của hệ sinh
thái nông nghiệp trong vùng.
Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương, nông dân là những đối
tượng hay tiếp xúc với các loài động vật nhất. Nội dung phỏng vấn về đặc điểm,
hình thái, màu sắc, tên thường gọi, mức độ phong phú, công dụng của các loài
đợng vật.
Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát trên thực tế nhằm thu thập
những thông tin, số liệu cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hợi, dân cư, tình

hình và phương thức sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Từ bảng danh lục đợng thực vật điều tra thống kê được, phân tích tỷ lệ về số
loài, thành phần loài trong khu vực nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học
tại vùng. Dựa trên những bảng phỏng vấn thu được, phân tích tỷ lệ phần trăm số
người sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách, tỉ lệ người bị ảnh hưởng có biểu hiện do sử
dụng thuốc trừ sâu…để từ đó rút ra nhận xét chung cho tình hình khu vực nghiên cứu.

Luận văn Thạc sỹ

17

Lê Ngọc Hào

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×