ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Tài nguyên và môi trường
Khóa học
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Tài nguyên và môi trường
Lớp
: K43 – DCMT – NO1
Khóa học
: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Tài nguyên và môi trường
Lớp
: K43 – DCMT – NO1
Khóa học
: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương
Thái Nguyên, năm 2015
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh tháinhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B) ............................................ 10
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16
Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19
Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH ............................ 29
năm 2000, 2010 (%) ............................................................................................ 29
Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà, ................................. 45
Giao Thủy, Nam Định ......................................................................................... 45
Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49
Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN :
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ TNMT
:
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BĐKH
:
Biến Đổi Khí Hậu
CBA
Community Based Adaptation
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CVCA
Climate Vulnerability and Capacity Analysis
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng với BĐKH
ĐBSH
:
FAO
Đồng Bằng Sông Hồng
Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
GEF
:
Global Environment Facility
Quỹ Môi trường tòan cầu
GDP
:
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HST
:
Hệ Sinh Thái
IPCC
:
International on Climate Change
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IEA
:
International Energy Agency
Tổ chức Năng lượng Thế giới
KT – XH
:
Kinh Tế - Xã Hội
MCD
:
Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng
đồng
PTNNBV
:
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
SGP
:
Small Grant Projects
Chương trình tài trợ nhỏ
iv
SWOT
:
Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SRI
System Rice Intensification
Hệ thống thâm canh Lúa cải tiến
Ủy Ban Nhân Dân
UBND
UNDP
:
United Nations Development Programme
Liên Hiệp Quốc
UNFCCC
:
United Nations Framework Convention on Climate
Change
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu
VAC
Vườn – Ao – Chuồng
VACVINA
Hội Làm vườn Việt Nam VAC VINA
VQG
Vườn Quốc Gia
WB
:
World Bank
Ngân hàng Thế giới
v
MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1.Sự cần thiết phải nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2
1.2.1.Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2.Yêu cầu ......................................................................................................... 3
1.3.Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1.Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH ....................................................................... 4
2.1.1.Các định nghĩa............................................................................................... 4
2.1.2.Vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH ........................................ 6
2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ............. 7
2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ............................................................. 7
2.2.2.Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam ............................................................. 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 15
3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 15
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 15
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.2.Địa điểm thực tập và thời gian thực tập ......................................................... 15
3.3.Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 15
3.4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ....... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phương pháp phân tích ............................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................... Error! Bookmark not defined.
vi
PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 18
4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng................ 18
4.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ................................................................. 18
4.1.2.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 19
4.1.3.Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 25
4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông
nghiệp ở vùng ĐBSH .......................................................................................... 30
4.2.1.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH .................. 30
4.2.2.Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH .............................................. 34
4.3.Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong nông nghiệp................................................................................................ 41
4.3.1.Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu .................................... 41
4.3.2.Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai............... 41
4.3.3.Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng ................................. 42
4.3.4.Tham gia các hoạt động tập thể................................................................... 43
4.4.Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển
nông nghiệp ......................................................................................................... 44
4.4.1.Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI” ...................................... 44
4.4.2.Mô hình “Vườn – ao – chuồng” .................................................................. 46
4.4.3.Mô hình “Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng
đồng”
............................................................................................................ 48
4.5.Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp
bền vững ứng phó với BĐKH .............................................................................. 50
4.5.1.Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện hữu ........................................ 50
4.5.2.Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng .................................................. 50
4.5.3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng
nhằm thích ứng với BĐKH trong phát triển nông nghiệp bền vững .................. 52
4.5.4.Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 52
4.5.5.Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình .................... 53
4.5.6.Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH .............................. 54
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng...................... 11
Bảng 2.2: Tác động của BĐKH đến các khu vực trên Thế giới ......................... 12
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích ............. Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.1: Thay đổi của nhiệt độ 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và
trung bình cho cả nước ....................................................................................... 23
Bảng 4.2: Thay đổi của lượng mưa 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và
trung bình cho cả nước ....................................................................................... 24
Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở vùng ĐBSH .................... 24
Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng
ĐBSH .................................................................................................................. 30
Bảng 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng
ĐBSH…………………………………………………………………………..31
Bảng 4.6: Nước biển dâng khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Đèo.................... 32
Ngang (cm) .......................................................................................................... 32
Bảng 4.7: Diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập
theo mực nước biển dâng .................................................................................... 32
Bảng 4.8: Bảng ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất theo các kịch bản nước biển
dâng khác nhau .................................................................................................... 33
Bảng 4.9: Tác động của BĐKH vùng ĐBSH theo đánh giá của ........................ 35
người dân ............................................................................................................. 35
Bảng 4.10: Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt
trong phát triển nông nghiệp ............................................................................... 42
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.
Sự cần thiết phải nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và
nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài
người trong Thế kỷ 21. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do BĐKH
và thiên tai. Trong những năm gần đây, tình hình BĐKH ở nước ta diễn ra
ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trên nhiều vùng, đặc biệt
nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông, ven biển.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng trọng điểm
nông nghiệp của cả nước, bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế
giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng
động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Với BĐKH và kèm theo nó là
sự dâng cao mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực
này sẽ gia tăng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo,
cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của
đất nước, trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Và trong thực tế, cộng
đồng địa phương nơi đây vốn hằng ngày phải đối mặt với sự thay đổi thất
thường của thời tiết, đã vận dụng những tri thức truyền thống của mình, đưa
ra và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hiện
tượng tự nhiên mang lại. Có thể thấy, cộng đồng dân cư là lực lượng đông
đảo, có khả năng huy động nhanh chóng để ứng phó với những trường hợp
cấp bách. Các cộng đồng có sự am hiểu rõ về khu vực, có khả năng đánh giá
tác động tại chỗ của biến đổi khí hậu thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm
2
biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với
thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là
những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai
trò của bản thân. Hơn ai hết, các cộng đồng dân cư phải được trang bị kỹ
năng, năng lực ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu này. Các
hoạt động phát triển dựa vào cộng đồng (Community-based) được xác định là
một định hướng và giải pháp cơ bản, quan trọng trong thực hiện phát triển
bền vững.
Từ những lý do trên, đề tài “Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào
cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông
Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng
đồng địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH và các hình thức thiên tai
khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1.2.
Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Mục đích chung:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn địa phương về ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng
sông Hồng và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi
khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
tại khu vực nghiên cứu.
Mục đích cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và rút ra
các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu thực tế ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể là
vùng Đồng bằng sông Hồng.
3
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực và các biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền
vững khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Làm rõ hơn vai trò của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến
đổi khí hậu nói riêng và PTBV nói chung.
- Đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp.
1.3.
Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này.
- Là báo cáo tốt nghiệp cho sinh viên.
- Là cơ sở, tài liệu cho các nghiên cứu khoa học về sau.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thông qua đề tài này mong rằng có thể giúp nhận thấy rõ hơn vai trò
của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và
PTBV nói chung. Để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
- Đề tài là cơ sở để giúp các nhà quản lý có các giải pháp tối ưu nhất để
có những đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.
Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát
triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH
2.1.1. Các định nghĩa
Biến đổi khí hậu (Climate Change)
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống
khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng
nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển.
Cộng đồng:
Trong bối cảnh của thích ứng với BĐKH, cộng đồng được hiểu là
nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chịu tác động của
BĐKH do vị trí cư trú của họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với
BĐKH. Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhìn đối với rủi ro
do BĐKH gây ra khác nhau.
Ngòai ra cộng đồng còn được hiểu như một nhóm người có tổ chức, có
mối quan tâm chung, cùng chia sẻ mục tiêu chung, có mối quan hệ chặt chẽ
tương tác lẫn nhau.
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)
Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất
lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ
nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng
với điều kiện khí hậu mới [IPCC, 1996].
5
Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response)
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp
phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Thích ứng (adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc KT - XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích
giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ (mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ
hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Thích ứng dựa vào cộng đồng:
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình do cộng
đồng xây dựng và làm chủ, dựa vào các ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả
năng của cộng đồng. Mục đích của quá trình này là nâng cao khả năng của
cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp ứng phó với tác
động của BĐKH.
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững có nhiều khái niệm, tổng hợp những quan điểm
khác nhau có thể hiểu rằng “phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội
và môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không
tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Nông nghiệp
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có trồng trọt và chăn nuôi.
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Phát triển bền vững nông nghiệp
Phát triển bền vững nông nghiệp là việc quản lý có hiệu quả các nguồn
lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh tháinhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B) ............................................ 10
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16
Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19
Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH ............................ 29
năm 2000, 2010 (%) ............................................................................................ 29
Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà, ................................. 45
Giao Thủy, Nam Định ......................................................................................... 45
Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49
Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
7
trong cộng đồng. Ngoài ra, CBA còn giúp cho cộng đồng địa phương tăng
cường năng lực thích ứng sẵn có, xây dựng một môi trường sống có tính đàn
hồi, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai... Cũng chính
vì cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều
kiện văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần
vào sự phát triển của cộng đồng rất lớn.
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
2.2.
Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “Biến đổi
khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được
quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
Báo cáo năm 2013 của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(International on Climate Change - IPCC) nhận định: biến đổi khí hậu diễn ra
8
nhanh hơn so với dự báo. Báo cáo cũng chứng minh rằng, nhiệt độ bề mặt trái
đất và mặt nước biển tăng lên hơn 0,480C so với thời kỳ 1961-1990; mực
nước biển toàn cầu cũng dâng cao kỷ lục, đạt mức 3,2mm/năm, cao gấp đôi so
với 1,6mm/năm của thế kỷ 20.
Song song với những diễn biến “nhanh hơn” đó là do những tác nhân
của biến đối khí hậu cũng mạnh hơn. Cũng theo IPCC, lượng phát thải khí
nhà kính trên phạm vi toàn cầu (hơn 50 tỷ tấn CO2 tương đương) đã vượt mức
dự báo cho năm 2030, lớn hơn 15% so với dự báo cho năm 2020, bỏ xa mốc
kịch bản dự báo xấu nhất từng đưa ra. Trong khi đó, Tổ chức năng lượng thế
giới (International Energy Agency - IEA) đưa ra các con số kỷ lục: phát thải
khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hoá thạch đã đạt mức kỷ lục (31,6 tỷ tấn) trong
năm 2011, tăng 3,2% so với năm 2010.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nhân loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó là các hệ lụy đến an ninh toàn cầu trên các
mặt như: năng lượng, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh
tế, thương mại, đời sống, sức khỏe con người...
Điều đáng báo động là những tác động nghiêm trọng đó diễn ra trong
bối cảnh loài người đã nỗ lực rất lớn để ứng phó với nó ngay từ khi nó hiện
hữu - gần 20 năm qua. Bắt đầu từ năm 1992, nguyên thủ quốc gia đến từ hơn
150 nước đã ký một Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu,
gọi tắt là UNFCCC. Từ đó, đã gần 20 năm qua, hằng năm, hàng trăm quốc gia
lại tham gia Hội nghị của UNFCCC để bàn thảo, thống nhất các cam kết về
nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là dường như nỗ lực của Liên hiệp
quốc cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phần nào đó bị định trệ vì
những bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia ký kết các văn kiện
UNFCCC.
9
Đầu tiên là sự bất phê chuẩn Nghị định thư Kyoto 1997 của Mỹ (nước
có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung quốc) đã
khiến Nghị định này bị đình trệ - kéo dài không hiệu lực trong suốt 8 năm sau
đó. Mặc dù được ký kết – có hiệu lực từ năm 2008, nhưng cho đến thời điểm
Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực – năm 2012, nó vẫn chưa được thực thi vì
tiếp tục có một số bất đồng căn bản – sự nhìn nhau của các nước phát thải lớn,
điển hình như Mỹ, Trung quốc và Ấn độ.
Trong khó khăn đó, nỗ lực của các nước được tiếp tục được ghi nhận,
đạt được những bước tiến khả quan. Hội nghị gần đây tại Doha (Qatar) năm
2012, Nghị định thư Kyoto được tất cả các nước trên thế giới đồng thuận –
gia hạn thêm đến năm 2020. Mặc dù Hội nghị này chưa có tính khả thi cao –
khi chưa đưa rat được mức cam kết cụ thể của từng quốc gia, song nó cũng đã
cho thấy về nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn càu của loài người.
a. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovermental Panel on Climate Change – IPCC) năm 2007, “Sự ấm lên
của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài nghi”. BĐKH, tác động và ứng
phó với nó là một quá trình phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp
nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính;
Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn
cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha 6: Giảm
nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha
này, nhất là pha 4, 5, 6 và 7 còn rất hạn chế [IPCC, 2007; Sumi và nnk.,
2011].
10
Nguồn: IPCC, 2007.
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh
thái-nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)
Có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên
hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về
cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu
khả năng thích ứng của cộng đồng với biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận thích
ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ
chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng
của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và
công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính
đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực
hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010).
Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương pháp
tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực
thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến
thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.
11
Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH
được đánh giá có hiệu quả cao. Mô hình có thể kể đến là: Dự án Ứng phó dựa
vào cộng đồng (Community Based Adaptation Project – CBA) được thực hiện
bởi UNDP và GEF tại 10 quốc gia, bao gồm Bangladesh, Bolivia, Guatemala,
Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam.
Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng
của UNDP - GEF
Chương trình thích ứng dựa vào cộng đồng ( CBA ) là một chương trình phát triển
5 năm của Liên Hiệp Quốc ( UNDP ) được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (
GEF ) trong Chương trình Tài trợ nhỏ ( SGP ).
Triển khai
:
Từ 2008 - 2012
Mục tiêu của CBA
:
Để tăng cường khả năng phục hồi của cộng
đồng để giải quyết tác động của biến đổi khí
hậu.
Kinh phí
:
Được cung cấp bởi Chính phủ Nhật Bản, Chính
phủ Thụy Sĩ, và AusAID.
Quốc gia tham gia
:
10 quốc gia, gồm Bangladesh, Bolivia,
Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco,
Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam.
Tổng số dự án thực hiện
:
90 dự án
Các tình nguyện viên Liên hợp quốc hợp tác với UNDP và GEF/SGP để tăng
cường huy động cộng đồng, công nhận đóng góp của các tình nguyện viên và đảm
bảo sự tham gia toàn diện xung quanh dự án, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
xây dựng năng lực của các tổ chức phi chính phủ đối tác và tổ chức cộng đồng.
b. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp.
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan
nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu Á
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN :
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ TNMT
:
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BĐKH
:
Biến Đổi Khí Hậu
CBA
Community Based Adaptation
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CVCA
Climate Vulnerability and Capacity Analysis
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng với BĐKH
ĐBSH
:
FAO
Đồng Bằng Sông Hồng
Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
GEF
:
Global Environment Facility
Quỹ Môi trường tòan cầu
GDP
:
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HST
:
Hệ Sinh Thái
IPCC
:
International on Climate Change
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IEA
:
International Energy Agency
Tổ chức Năng lượng Thế giới
KT – XH
:
Kinh Tế - Xã Hội
MCD
:
Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng
đồng
PTNNBV
:
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
SGP
:
Small Grant Projects
Chương trình tài trợ nhỏ
13
2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập
niên 90 của thế kỷ XX. Năm 1992, các nhà khoa học đã thực hiện và công bố
báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”.
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
158/2008/QĐ–TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với
BĐKH (NTP-RCC). Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được
triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH
cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH
và tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ đã được triển khai
nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả
năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động của BĐKH.
Về đánh giá tổn thương: Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2002, 2005,
2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về môi trường, vùng ven
biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết - Hồ
Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên
cứu này, Thái Thành Lượm và nnk (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ
thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên
Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012) đã nghiên cứu Đánh giá tính dễ bị tổn
thương do trượt lở đất ở Việt Nam. Võ Hồng Tú và nnk (2012) đã đánh giá
tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải
pháp ứng phó. Thiên về hướng rủi ro kinh tế Tô Ngọc Thúy và nnk (2010) đã
nghiên cứu đánh giá tổn thương do nước biển dâng đến từng ngành kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế... Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến
những nghiên cứu của Trương Quang Học theo hướng tiếp cận xuyên ngành
trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững – một vấn đề mang tính liên
ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay [Trương Quang Học,
2010, 2012].
14
Về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng: Tổ chức CARE
International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu
nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy
người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên
cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn
hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho
thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng (Morten Fauerby
Thomsen, 2010, CARE International).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD), tác giả
Lâm Thị Thu Sửu và nnk (2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng tại khu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào:
Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa phương và nhiều
tổ chức đã thực hiện; Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến
quản lý nguồn nước; Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể
để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.
Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có
những nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những
nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các
lĩnh vực tự nhiên và KT - XH của Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu ứng phó
với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững của
Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa được
thực hiện đầy đủ. Vì vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần phải
được tiếp tục triển khai.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu 2 đối tượng chính, đó là: i) Cộng đồng dân
cư với vai trò là chủ thể trong ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Cách thức và
mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số tỉnh trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Do hạn chế về
thời gian và kinh phí nên đề tài tập trung tìm hiểu ở một số địa phương thuộc
tỉnh Nam Định, Hải Phòng.
3.2.
Địa điểm thực tập và thời gian thực tập
- Địa điểm thực hiện: Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Thái
Nguyên.
- Thời gian thực hiện: 5/1/2015 – 30/4/2015.
3.3.
Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng
3.3.2. Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp ở vùng ĐBSH
3.3.3. Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng trong nông nghiệp
3.3.4. Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông
nghiệp
3.3.5. Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông
nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH
16
3.4.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu thực địa
Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính (điều tra xã hội học), trong
đó ưu tiên định tính vì lý do hạn chế nguồn lực (thời gian, tài chính) thực
hiện.
Điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định
lượng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây
ra và cộng đồng người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành
động ứng phó của dân địa phương với hoàn cảnh. Điều tra xã hội học được
thực hiện thông qua 2 hình thức: (i) Phỏng vấn sâu; và (ii) Điều tra bằng bảng
hỏi.
Điều tra xã hội học
Phỏng vấn sâu
Bảng hỏi
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu
3.4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
Các phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu vai trò cộng đồng,
cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức, trong đó phương pháp SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) sẽ giúp tổng hợp các kết quả
phân tích, đánh giá.
3.4.3. Phương pháp chuyên gia
Các cuộc gặp gỡ tham vấn, tư vấn với các nhà nghiên cứu và quản lý ở
Trung Ương và địa phương sẽ giúp nghiên cứu phân tích, đánh giá các vấn đề
cũng như gợi ý định hướng giải quyết vấn đề.
3.4.4. Phương pháp kế thừa