Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

(TIỂU LUẬN) tiểu luận HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC tế về mặt HÀNG ô tô tại NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.48 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Học phần

KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: Phùng Nam Phương

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC
TẾ VỀ MẶT HÀNG Ô TÔ TẠI NHẬT
BẢN
Lớp: IBS2001_45K08.3 – Nhóm: Seal
Danh sách thành viên: Trần Thanh Quang
Phạm Trung Hiếu
Lê Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Lanh
Đặng Thị Diễm My
Lê Văn Nhân
Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh


Đà Nẵng, ngày 21 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
I. Hệ thống chính trị tại Nhật Bản.......................................................................................

1.Chế độ dân chủ....................................................................................

1.1.
Dân chủ thể hiện qua kiểm soát quyền l


chế - đối trọng”....................................................................................
1.2.

Dân chủ thể hiện trong tổ chức Quốc hộ

1.3.

Dân chủ thể hiện trong tổ chức Chính P

1.4.

Dân chủ thể hiện trong tổ chức cơ quan

2.Chủ nghĩa tập thể..................................................................................
2.1.

Tinh thần làm việc tập thể.....................

2.2.

Người Nhật khơng thích đối đầu với ng

II. Hệ thống kinh tế tại Nhật Bản........................................................................................

1.Các yếu tố kinh tế................................................................................

2.Chỉ số tự do kinh tế...............................................................................

3.Mức độ phát triển của Nhật Bản...........................................................
III. Quyền sở hữu trí tuệ Nhật Bản......................................................................................


1.Về bằng sáng chế..................................................................................

2.Về nhãn hiệu.........................................................................................

3.Về bản quyền.......................................................................................
IV. Hệ thống văn hóa Nhật Bản..........................................................................................

1.Khoảng cách quyền lực........................................................................

2.Chủ nghĩa cá nhân...............................................................................

3.Nam tính..............................................................................................

4.Tránh sự khơng chắc chắn...................................................................

5.Định hướng dài hạn.............................................................................

6.Sự hoan hỉ............................................................................................
V. Các dự đoán khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mặt hàng Ơ tơ tại
Nhật Bản...........................................................................................................................
1. Lợi ích.......................................................................................................................
1.1. Chính phủ Nhật khuyến khích phát triển các dòng xe hybrid.............................


1.2. Tiềm năng và những lợi ích tại thị trường Nhật Bản.......................................... 13
1.3. Được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...................................................................... 14
1.4. Tiềm lực từ dòng xe hạng trung tại Nhật Bản.................................................... 15
2. Chi phí...................................................................................................................... 15
2.1. Thuế từ ngành ơ tơ xuất khẩu sang Nhật Bản.................................................... 15

2.2. Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản............................................................ 16
2.3. Chi phí thăm dò thị trường................................................................................. 16
3. Rủi ro........................................................................................................................ 16
3.1. Sự cạnh tranh giữa các dòng xe điện.................................................................. 16
3.2. Xe hạng sang ngoại chỉ chiếm số ít người dùng tại Nhật................................... 16
3.3. Khó khăn trong thủ tục hải quan........................................................................ 17
3.4. Thử thách cho doanh nghiệp khi tiếp cận văn hóa Nhật Bản.............................18
3.5. Sự xuất hiện của JAMBE................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 19


I. Hệ thống chính trị tại Nhật Bản
1. Chế độ dân chủ
1.1. Dân chủ thể hiện qua kiểm soát quyền lực nhà nước bằng phương
thức “kiềm chế - đối trọng”
Quốc hội kiềm chế và đối trọng với Nội các thông qua 2 quyền năng: Quyền bỏ
phiếu bất tín nhiệm đối với Nội các và quyền bầu ra Thủ tướng. Trong trường hợp Hạ
viện thơng qua Nghị quyết bất tín nhiệm, tất cả các thành viên Nội các sẽ bị buộc phải
tổng từ chức.
Quốc hội là chủ thể có thẩm quyền tiến hành “tài phán chỉ trích” đối với các thẩm
phán của hệ thống tịa án. Chính phủ có quyền chỉ định Chánh án Tòa án Tối cao và bổ
nhiệm các thẩm phán của nhánh quyền lực tư pháp. Ngược lại, Tòa án lại được ghi nhận
quyền “thẩm tra vi hiến” đối với các đạo luật của Quốc hội và các hành vi hành chính
cũng như văn bản của cơ quan thuộc nhánh quyền lực hành pháp.
Kiềm chế và đối trọng giữa Chính phủ và Tịa án được thể hiện qua 2 khía cạnh:
Thủ tướng có quyền chỉ định Chánh án Tòa án tối cao, cũng như bổ nhiệm các thẩm
phán; ngược lại, Tịa án có quyền thực thi quyền thẩm tra vi hiến, vi pháp đối với việc
thực hiện chức năng của Chính phủ.
1.2. Dân chủ thể hiện trong tổ chức Quốc hội
Quốc hội là cơ quan do nhân dân bầu ra bằng con đường bầu cử. Như vậy, dân chủ

trong tổ chức Quốc hội được thể hiện thông qua việc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử.
Nhật Bản áp dụng phương thức bầu cử phổ thơng, bình đẳng.
Bầu cử ở Nhật Bản được thực hiện thông qua 2 phương thức: Phương thức bầu
theo khu/tiểu khu và phương thức bầu theo tỷ lệ đại biểu. Phương thức bầu cử theo
khu/tiểu khu là phương thức chia khu vực bầu cử, khu vực bầu 1 đại biểu là tiểu khu, từ 2
đại biểu trở lên gọi là khu. Phương thức bầu cử đại diện là phương thức bầu cho đảng
phái chính trị, rồi sau đó phân bổ số lượng đại biểu dựa trên số phiếu có được của từng
đảng phái. Bầu cử phổ thông phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: Bình đẳng - Trực tiếp -


Bí mật. Ngun tắc bình đẳng được thể hiện thơng qua việc mỗi người có một lá phiếu
ngang nhau.
1.3. Dân chủ thể hiện trong tổ chức Chính Phủ
Chính phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu và các Bộ trưởng được Thủ tướng chỉ định. Từ
phương diện này cho thấy, quyền làm chủ của người dân chỉ chủ yếu thông qua việc bổ
nhiệm Thủ tướng của Quốc hội. Một “phương tiện” cũng hết sức hữu hiệu trong việc
truyền tải ý chí của người dân đến cơ quan thực thi quyền hành chính, đó chính là “dư
luận”.
Dư luận được hiểu như một hình thức tập hợp tất cả các ý kiến của người dân được
thể hiện một cách tự do. Mục đích của việc thăm dị dư luận là để xác định thái độ của
một nhóm người cụ thể về những vấn đề cần điều tra.
1.4. Dân chủ thể hiện trong tổ chức cơ quan Toà án
Trong tổ chức bộ máy, Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định về quyền làm chủ của
người dân đối với quyền tư pháp thông qua chế độ “công dân thẩm tra” đối với các thẩm
phán của Tòa án Tối cao. Việc thẩm tra này được tiến hành thông qua một cuộc bỏ phiếu
của người dân. Cuộc bỏ phiếu này được tiến hành cùng thời điểm với việc bầu cử Hạ
viện. Phương thức của cuộc bỏ phiếu được tiến hành hết sức đơn giản, người dân chỉ cần
gạch dấu [X] vào ô trống cạnh tên của các thẩm phán Tòa án Tối cao được in sẵn. Nếu số
lượng phiếu có dấu [X] nhiều hơn số lượng phiếu trắng thì thẩm phán đó sẽ bị bãi nhiệm.

2. Chủ nghĩa tập thể
2.1. Tinh thần làm việc tập thể
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà khơng tìm thấy được ở những quốc gia
phương Đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trị rất quan trọng. Sự
thành cơng hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi
thành viên trong nhóm, bất kể một cá nhân đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng


hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể. Nhóm ở đây có thể là cơng ty, trường học
hay hội đồn,…
Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tơi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài
hịa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật
thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lịng người khác. Các tập thể (cơng ty,
trường học hay đồn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỳ theo
hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung.
Vi dụ điển hình là hai cơng ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật
nhưng khi ra nước ngồi hai cơng ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với một nước
thứ ba của ngoại quốc.
2.2. Người Nhật khơng thích đối đầu với người khác
Bản tính của người Nhật khơng thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Để
tránh nó, họ ln ln làm theo sự mất trí. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều
khi lờ đi sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn
đề cốt tử. Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho ý tưởng cá nhân, vì lẽ người
nào hịa nhập hồn tồn vào các nhóm thì sẽ được đền đáp.
Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương tây, thì ở Nhật sự tự khẳng
định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng khơng được khuyến khích. Thơng qua câu
tục ngữ trứ danh ở Nhật “cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống’ thì ta có thể phần nào hiểu
rõ hơn về thái độ của người Nhật đối với chủ nghĩa cá nhân.
II.


Hệ thống kinh tế tại Nhật Bản
1.

Các yếu tố kinh tế

Nên kinh tê Nhật Ban ghi nhận mưc suy giam đâu tiên trong quy I/2021 do cac
biện phap han chê chông dich COVID-19 anh hương nghiêm trong đên chi tiêu tiêu dung
ca nhân. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này trong quý II/2021 tăng
1,3% so với cùng kỳ năm ngối và tăng 0,3% so với q trước đó. Đây là mức tăng GDP
thực tế đầu tiên của Nhật Bản trong 2 quý đầu năm 2021 nhưng nền kinh tế Nhật Bản sẽ


vẫn duy trì ở mức khiêm tốn trong quý II, một phần là từ các biện pháp hạn chế được tái
áp nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới COVID-19 tăng đột biến đang đè nặng lên chi tiêu
của các hộ gia đình.
Kim ngạch nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng giảm 26,2%
xuống còn 5.020 tỷ Yên, chủ yếu do nhập khẩu năng lượng và máy bay suy giảm. Đây là
tháng thứ 13 liên tiếp nhập khẩu giảm và tháng có tỷ lệ giảm cao nhất kể từ tháng
10/2009. Do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh hơn so với kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản
bị thâm hụt thương mại 833,39 tỷ Yên trong tháng 5/2020. Đây là tháng thứ hai liên tiếp
cán cân thương mại hàng hóa của nước này bị thâm hụt.
Lãi suất ngân hàng: trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành ở Nhật
Bản và nhiều nước khác trên thế giới, BOJ (Ngân hàng Trung ương Nhật Bản) quyết định
duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở
mức khoảng 0% nhằm duy trì lãi suất cho vay thấp đối với các cơng ty và hộ gia đình.
Lạm phát: tại Nhật, lạm phát cơ bản tháng 6/2021 cao nhất trong 15 tháng, chỉ số
giá tiêu dùng cơ bản (CPI) của Nhật Bản đã tăng 0,2% trong tháng 6/2021 so với cùng kỳ
năm trước và là tốc độ tăng nhanh nhất trong một năm qua. Mức tăng CPI, bao gồm các
sản phẩm dầu nhưng khơng tính giá thực phẩm tươi sống dễ biến động, phù hợp với dự
báo của thị trường là tăng 0,2% và theo sau mức tăng 0,1% trong tháng 5/2021. Đây cũng

là mức tăng CPI nhanh nhất kể từ mức tăng 0,4% ghi nhận được trong tháng 3/2020.
Thất nghiệp: Ngày 31/8/2021, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tỷ lệ
thất nghiệp ở nước này trong tháng 7/2021 đã giảm từ 2,9% trong tháng trước đó xuống
cịn 2,8%. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ này giảm ơ Nhât Ban.
2. Chỉ số tự do kinh tế
Chỉ số tự do kinh tế là chỉ số dùng để đo lường dựa theo 10 yếu tố tổng quát. Mỗi
yếu tố được tính trên thang điểm 100 và chỉ số tự do sẽ bằng trung bình cộng của các kết
quả trên.




Tự do buôn bán



Tự do thương mại



Tự do tiền tệ



Độ lớn của nhà nước



Tự do công khố




Quyền tư hữu



Tự do đầu tư



Tự do tài chính



Tự do khơng

bị tham nhũng


Tự do lao động
Nguồn: />
Theo thống kê số liệu năm 2021, Nhật Bản đứng vị trí thứ 23 trên tồn thế giới về
chỉ số tự do kinh tế với số điểm là 74.1. Với số điểm này, nền kinh tế Nhật Bản chiếm
một vị trí trong hàng ngũ trung bình của hầu hết các loại hình tự do. Nhật Bản là nền kinh
tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương
(PPP). Nhật Bản còn là thành viên của G7 và G20. Nhật Bản được xếp hạng thứ 6 trong
số 40 quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của nước này cao
hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Chung quy lại, kinh tế Nhật Bản là một nền
kinh tế thị trường tự do phát triển.
Nhật Bản là còn quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc

và Hoa Kỳ. Nhật Bản đồng thời là quốc gia có ngành cơng nghiệp sản xuất hàng điện tử
lớn nhất thế giới và thường xuyên nằm trong số các quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong
việc lưu trữ các hồ sơ bằng sáng chế toàn cầu.
3. Mức độ phát triển của Nhật Bản
Nền kinh tế của Nhật Bản vào năm 2021 bằng 2/3 quy mô của châu Mỹ theo Ngân
hàng Thế giới. Tuy nhiên vì ảnh hưởng của đại dịch Covi-19, nền kinh tế nước này được
dự báo sẽ giảm 5,3% trong năm tới.


Nhật Bản với diện tích tự nhiên 378.000km2, đất nơng nghiệp chỉ chiếm 14%.
Ngành nơng nghiệp có vai trị thứ yếu trong nền kinh tế, chiếm khoảng 1,2% trong tổng
GDP Nhật Bản.
Về công nghiệp, Nhật Bản là một trong những nước có nền cơng nghiệp phát triển
nhất thế giới. Khu vực Công nghiệp chiếm 29,1% GDP và sử dụng gần 25% lực lượng
lao động. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Nhật bản như: ngành công nghiệp chế
tạo, ngành xây dựng và cơng trình cơng cộng, ngành dệt và ngành sản xuất điện tử
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 69,3% GDP và sử
dụng 72,2% lực lượng lao động, các dịch vụ chính tại Nhật Bản bào gồm: Ngân hàng, bảo
hiểm, bán lẻ, vận tải và viễn thơng
III. Quyền sở hữu trí tuệ Nhật Bản
“Quyền sở hữu trí tuệ” (IP right) là quyền bằng sáng chế, quyền mơ hình tiện ích,
quyền của nhà tạo giống, quyền thiết kế, bản quyền, quyền nhãn hiệu, quyền được quy
định bởi luật pháp và các quy định sở hữu trí tuệ khác, hoặc quyền liên quan đến việc
được bảo vệ quyền lợi.
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, là một trong các quốc gia
hàng đầu thế giới trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng, mỗi năm Nhật Bản
tiếp nhận hàng trăm nghìn đơn đăng ký sáng chế của người nộp đơn trong nước, vì vậy
Chính phủ Nhật Bản ln đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu
trí tuệ.Hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản được đánh giá là
hiệu quả cao và đáng tin cậy.

Những luật đầu tiên liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản ra đời vào năm
1959, chú trọng đến những tài sản trí tuệ thuộc lĩnh vực công nghiệp, như nhãn mác, bằng
sáng chế, thiết kế. Các bộ luật này lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm hoàn
thiện hơn về nội dung.


Nhật Bản luôn là quốc gia dẫn đầu về chỉ số Sở hữu trí tuệ quốc tế trong 3 năm gần nhất
1. Về bằng sáng chế
Theo quy định của luật sáng chế Nhật Bản thì để một đối tượng được công nhận là
một sáng chế và được cấp độc quyền sáng chế thì bắt buộc phải nộp đơn và được cấp
bằng độc quyền sáng chế tại Nhật Bản.
Một bằng độc quyền sáng chế tại Nhật có hiệu lực trong thời hạn 20 năm kể từ
ngày nộp đơn và hàng năm chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Đối với bằng độc
quyền liên quan tới dược phẩm chữa bệnh hoặc hóa chất nơng nghiệp có thể được gia hạn
thêm 05 năm.
Nhật Bản sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mang tính
chuyên biệt cao, trong đó Hội đồng giải quyết khiếu nại của Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
(JPO - cơ quan cấp bằng sáng chế duy nhất tại Nhật Bản) xử lý các vụ việc khiếu nại liên
quan đến hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ; và Ban Sở hữu trí tuệ (IP Division)
thuộc Tịa án khu vực (Tokyo hay Osaka) xử lý các vụ việc liên quan đến xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo thẩm quyền. Các bằng sáng chế được cấp bởi cơ quan khác sẽ
không được coi là hợp lệ bảo đảm quyền sở hữu về mặt pháp lý cho người nhận.


2. Về nhãn hiệu
Nhãn hiệu tại Nhật Bản được bảo hộ theo hình thức đăng ký độc quyền, thời hạn
bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên
tục, mỗi lần 10 năm.
Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng nguyên tắc “first – to – file” thể
hiện trong Điều 8 của Đạo luật này đó là: khi hai hoặc nhiều đơn được nộp vào các ngày

khác nhau để đăng ký một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự được sử dụng cho hàng hóa
và dịch vụ giống hệt hoặc tương tự thì chỉ người nộp đơn nộp đơn trước mới có quyền
đăng ký nhãn hiệu đó. Bên cạnh đó, người nộp đơn có thể lựa chọn hai cách: Nộp đơn
đăng ký trực tiếp tại Nhật Bản hoặc Nộp đơn nhãn hiệu quốc tế có chỉ định giai đoạn quốc
gia tại Nhật (theo hệ thống Madrid hoặc Công ước Paris).
Khi dán biểu tượng tương tự như nhãn hiệu của nguyên đơn vào mỹ phẩm của
mình và bán ra thị trường mà khơng xin phép thì có thể bị phạt 5% đến 8% doanh thu bán
sản phẩm.
3. Về bản quyền
Luật Bản quyền tác giả Nhật Bản quy định các loại quyền có trong Quyền tác giả
bao gồm : Quyền sao chép tác phẩm; Quyền biểu diễn, trình tấu; Quyền trình chiếu;
Quyền chuyển tải đến cơng chúng; Quyền kể chuyện tác phẩm; Quyền trưng bày tác
phẩm; Quyền phân phối tác phẩm; Quyền chuyển giao sở hữu; Quyền cho vay mượn;
Quyền biên dịch, quyền chuyển thể; Quyền tác giả bản gốc đối với khai thác tác phẩm
phái sinh.
Điều khoản xử phạt đối với các hành vi xâm phạm trong luật Bản quyền tác giả
Nhật Bản quy định mức phạt tù cao nhất là 10 năm tù, mức tiền phạt cao nhất lên đến 300
triệu yên. Đối với hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả hoặc của người biểu
diễn mức phạt tù tối đa là 5 năm hoặc phạt tiền tối đa 5 triệu yên hoặc bị phạt cả hai.
Người phân phối bản sao tác phẩm trong đó ghi tên thực hoặc ký danh được nhiều người


biết của người không phải là tác giả bị phạt tù tối đa 1 năm hoặc phạt tiền tối đa 1 triệu
yên hoặc bị phạt cả hai.
IV. Hệ thống văn hóa Nhật Bản
Xét theo mơ hình văn hóa 6 yếu tố văn hóa Hofstede, đặc trưng văn hóa tại quốc
gia Nhật Bản bao gồm các yếu tố: khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, nam tính,
tránh sự khơng chắc chắn, định hướng dài hạn và hoan hỉ (Nguồn: />
1. Khoảng cách quyền lực
Với mức điểm trung bình là 54, Nhật Bản là một quốc gia có khoảng cách quyền

lực khơng q cao.
Người Nhật ln ý thức về vị trí thứ bậc của mình và họ biết cách hành động sao
cho phù hợp trong bất kỳ bối cảnh nào. Tuy nhiên, thứ bậc này không phân cấp quá rõ rệt
như hầu hết các nền văn hóa châu Á khác.
Kinh nghiệm kinh doanh của người Nhật là yếu tố quyết định thứ bậc của họ trong doanh
nghiệp. Việc ra quyết định được đưa ra rất cẩn thận và chậm rãi, cụ thể tất cả các quyết
định phải được xác nhận bởi từng lớp phân cấp trong nội bộ doanh nghiệp và cuối cùng là
được thông qua bởi người lãnh đạo cao nhất. Điều này cho thấy rằng trong xã hội Nhật


Bản khơng có một người đứng đầu nào có thể đưa ra quyết định độc đoán như trong các
xã hội có thứ bậc khác.
2. Chủ nghĩa cá nhân
Nhật Bản đạt điểm 46 trên khía cạnh Chủ nghĩa cá nhân, vì vậy xã hội Nhật Bản
thể hiện nhiều đặc điểm của một xã hội tập thể.
Người Nhật Bản đặt sự hài hịa của nhóm lên trên việc thể hiện ý kiến cá nhân. Họ
dành sự tôn trọng tuyệt đối với các quyết định của tập thể và khía cạnh đạo đức khi mọi
người có cảm giác xấu hổ vì điều gì đó do một thành viên trong nhóm mình gây ra. Người
Nhật cũng nổi tiếng về lịng trung thành với cơng ty của họ. Tất nhiên, những điều này có
phần chặt chẽ như hầu hết những người hàng xóm châu Á khác.
Xã hội Nhật Bản khơng có hệ thống gia đình mở rộng, tạo thành một cơ sở của các
xã hội tập thể hơn. Nhật Bản là một xã hội trọng gia đình, tài sản của gia đình được thừa
kế từ cha cho con trai cả. Các em trai hoặc chị sẽ phải rời khỏi nhà và thành lập gia đình
riêng của mình.
Người Nhật có kinh nghiệm tập thể theo tiêu chuẩn phương Tây và kinh nghiệm
theo chủ nghĩa cá nhân theo tiêu chuẩn châu Á. Họ sống riêng tư và kín tiếng hơn hầu hết
những người châu Á khác.
Ngược lại, trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân
như quan hệ ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... đóng vai
trị quan trọng hơn trong các mong muốn của từng cá nhân. Hoạt động kinh doanh được

tiến hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm, trong đó ý kiến tập thể luôn được coi trọng. Tập
thể là quan trọng hơn tất cả, vì cơ bản cuộc sống là loạt các mối quan hệ hợp tác và ràng
buộc lẫn nhau. Sự đồn kết và đồng tình giúp giữ vững mối quan hệ hồ hợp trong tập
thể.
3. Nam tính


Với số điểm 95, Nhật Bản là một trong những xã hội Nam tính nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, tính nam tính này nếu kết hợp với chủ nghĩa tập thể thì sẽ khơng thấy những
hành vi quyết đốn và cạnh tranh như chúng ta thường nghĩ.
Các đặc điểm nổi bật về sự gia trưởng, quyết đoán và dũng cảm, sự trọng nam
khinh nữ được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong xã hội Nhật Bản, các nhóm có sự
cạnh tranh và gay gắt nhất định. Đơn cử như ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ em Nhật đã
được học cách thi đấu trong ngày hội thể thao theo nhóm của mình.
Tại các doanh nghiệp Nhật Bản, các nhân viên có động lực cao nhất khi họ quyết
tâm cùng với nhóm của mình để giành chiến thắng đối với những nhóm làm việc khác.
Ngồi ra, thói nghiên cơng việc cũng là một biểu hiện khác của xã hội Nam tính của
người Nhật.
Tuy nhiên, phụ nữ ở Nhật rất khó có thể thăng tiến trong cơng ty ở Nhật Bản với
các tiêu chuẩn cao về nam tính, về thời gian làm việc chăm chỉ và kéo dài. Đa số họ
thường ở nhà chăm lo con cái và nhà cửa.
4. Tránh sự không chắc chắn
Nhật Bản được đánh giá là một trong những quốc gia tránh sự không chắc chắn rất
cao với điểm số là 92/100.
Điều này là do Nhật Bản thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai từ động đất, sóng
thần, bão lớn đến núi lửa phun trào. Vì vậy, người Nhật đã tự học cách chuẩn bị cho mình
các kế hoạch khẩn cấp và biện pháp phịng ngừa, không chỉ cho những thảm họa tự nhiên
bất ngờ mà cịn cho mọi khía cạnh khác của xã hội.
Bất cứ điều gì người Nhật làm đều được dự đốn tối đa và quy định thành các tục
lệ, nghi thức (bắt buộc). Ví dụ tại đám cưới, đám tang, trong cơng sở, tại cuộc gặp quan

trọng hay các sự kiện xã hội khác, những gì mọi người mặc và cách mọi người nên cư xử
được quy định rất chi tiết trong cách xã giao.


Tại các công ty, người Nhật thường không muốn làm những việc khơng có tiền lệ.
Vì vậy họ tốn khá nhiều thời gian và nỗ lực vào nghiên cứu tính khả thi và tất cả các yếu
tố rủi ro phải được xử lý trước khi bất kỳ dự án nào có thể bắt đầu. Các nhà quản lý đều
yêu cầu tất cả các sự kiện và số liệu chi tiết trước khi tiến hành ra quyết định. Vì vậy tránh
khơng chắc chắn cao là một trong những lý do mà các sự thay đổi rất khó thực hiện tại
Nhật Bản.
5.


Định hướng dài hạn
mức 88 điểm, Nhật Bản là một trong những xã hội có định hướng dài hạn nhất.

Người Nhật xem cuộc đời của họ rất ngắn ngủi, vì thế họ ln có ý niệm phải sống và
làm việc hết sức mình khi cịn có thể.
Nếu một người Nhật cả thấy mất định hướng, mất khả năng làm việc hoặc vơ dụng
đối với xã hội, họ thường tìm cách kết thúc cuộc sống của mình. Đây là lý do Nhật có số
vụ tự tử cao nhất thế giới. Mọi người sống cuộc sống của họ và hướng tới đức hạnh và
danh dự cao như là một phần thưởng hơn là tin vào sự hiện diện của Chúa trời.
Các doanh nghiệp Nhật Bản định hướng dài hạn về tỷ lệ đầu tư liên tục vào R&D
ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định hơn là lợi nhuận
hàng quý,… Tất cả đều phục vụ cho sự bền vững lâu dài của các công ty.
6. Sự hoan hỉ
Với số điểm thấp là 42, Nhật Bản được chứng minh là một xã hội có văn hóa kiềm
chế. Các xã hội có văn hóa kiềm chế thường có xu hướng hồi nghi và bi quan. Dẫu điểm
số là vậy nhưng Nhật bản có xu hướng thống hơn do tiếp thu sâu rộng văn hóa của
phương Tây trong nhiều thập kỷ.

Người Nhật không mất nhiều thời gian vào việc giải trí mà kiểm sốt cơng việc để
thỏa mãn mong muốn của họ. Họ nhận thức rằng hành động của họ bị giới hạn bởi các
chuẩn mực xã hội và cảm thấy rằng việc nng chiều bản thân có phần sai trái.


V. Các dự đoán khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mặt hàng
Ơ

tơ tại Nhật Bản

1. Lợi ích
1.1. Chính phủ Nhật khuyến khích phát triển các dịng xe hybrid
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành "Chiến lược Tăng trưởng Xanh" nhằm đạt mục
tiêu không phát thải khí nhà kính vào năm 2050. Động thái này cũng hướng đến nỗ lực
ngừng bán xe sử dụng nhiên liệu thuần túy giữa những năm 2030 và tất cả doanh số bán ô
tô mới sẽ được chuyển sang xe hybrid. Ngồi ra, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tăng số
lượng trạm tiếp nhiên liệu hydro từ 140 của năm 2020 lên 900 vào năm 2030. Vì vậy đây
là quyết định không thể thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đang và có kế hoạch kinh
doanh xe ơ tơ sử dụng hyhrid tại Nhật Bản.
1.2. Tiềm năng và những lợi ích tại thị trường Nhật Bản
Hiện tại Nhật Bản đang là nước sản xuất ô tô lớn thứ ba trên thế giới, nhu cầu tiêu
dùng ô tô của người dân cũng rất sơi động và tiềm năng. Nhật Bản cịn là quốc gia có chỉ
số tự do kinh tế khá cao, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ô tô tại Nhật Bản
rất được đón nhận.
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản sẽ nhận được ưu đãi về thuế
nếu doanh nghiệp của bạn ở trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Bên cạnh đó, Nhật
Bản có các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đến 2 triệu Yên để làm các thủ tục
ban đầu. Nhật Bản có lực lượng cơng nhân có tay nghề cao và được đào tạo bài bản, cho
nên các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Nhật bản có cơ hội sử dụng nguồn nhân lực có
tay nghề cao.

Nhật bản là nước có mức sống rất cao, vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh ơ tơ
hạng sang có khả năng phát triển rất lớn tại quốc gia này. Tuy thị trường Nhật Bản vốn
vẫn được coi là khó xâm nhập đối với những hãng ơtơ nước ngồi, đặc biệt là với các loại
xe thông thường, nhưng đối với các dịng xe sang trọng, đắt tiền từ nước ngồi vẫn có một
chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Mặc dù trên đường phố Nhật Bản, người ta hiếm


khi thấy một chiếc xe ôtô tầm trung sản xuất bởi các thương hiệu nước ngồi. Tuy nhiên,
nếu muốn nhìn thấy một chiếc xe hạng sang thì khơng hề khó khăn như vậy. Doanh số ô
tô hạng sang nhập khẩu bán ở Nhật Bản tăng gần 61% trong nửa năm 2021 so với cùng
kỳ năm trước. Theo JAIA, doanh số ô tô hạng sang nhập khẩu hàng tháng từ đầu năm đến
nay đều cao hơn so với các mức tương ứng cùng kỳ năm ngối. Ơ tơ hạng sang nhập khẩu
với mức giá từ 10 triệu yên (90.830 USD)/chiếc) trở lên ở Nhật Bản đang được giới giàu
có "xứ sở hoa anh đào" ưa chuộng, bởi họ không thể đi du lịch nước ngoài do đại dịch
COVID-19 bùng phát và cũng sẵn sàng chi khoản tiền lớn. Trước đó, trong năm 2020, dù
đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế tổn thất nặng nề, doanh số ô tô hạng sang nhập
khẩu tại Nhật Bản tăng 0,5% so với năm trước đó, đạt 22.712 chiếc. Đặc biệt, thị trường
xe hơi cao cấp ở Nhật Bản gần như thuộc về các hãng xe nước ngồi bất chấp nền kinh tế
có dấu hiệu suy thối trong nhiều năm qua. Do đó lợi ích của các hãng xe hạng sang là
khi người tiêu dùng Nhật Bản dần quen thuộc với các hãng xe cao cấp này.

Nguồn: www.vnexpress.net
Thông tin thêm vào đầu 2016, hãng Ford rút chân khỏi thị trường Nhật Bản vì cảm
thấy khơng khả quan nếu tiếp tục đầu tư, sau khi hãng này không đạt các mục tiêu kinh
doanh đề ra và không thể cạnh tranh với các hãng như Toyota, Nissan hay Honda. Điều
này vơ tình tạo cơ hội cạnh tranh cho các hãng xe khác đang hoạt động kinh doanh tại thị
trường “khó khăn” như Nhật Bản vì đã giảm bớt một đối thủ cạnh tranh nặng ký.
1.3. Được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Mọi doanh nghiệp khi kinh doanh ô tô ở Nhật Bản sẽ được bảo hộ về bản quyền và
nhãn hiệu rất cao, được đảm bảo an tồn, vì Nhật Bản là một nước có chính sách bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ cùng với các chế tài cực kỳ nghiêm khắc. Khi gặp tranh chấp về


quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ được Nhật Bản xét xử, đưa ra biện pháp nhằm bảo vệ người
kinh doanh khỏi những ý đồ xấu xa của người khác, vì vậy khi kinh doanh ơ tơ ở đây sẽ
giảm bớt sự lo lắng và cảm thấy quyền lợi của mình được bảo đảm tối đa. Với sự nhanh
gọn của thủ tục khiếu nại hủy bỏ hiệu lực tại JPO, cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm
của các thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại, giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh
chóng các vấn đề tranh chấp, khiếu nại khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác,
Hải quan Nhật Bản phải chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu và trong
trường hợp phát hiện sản phẩm và dịch vụ vi phạm sở hữu trí tuệ đã được đăng ký, sẽ có
quyền thực hiện xử lý vi phạm theo Luật Hải quan và các quy định khác liên quan, đảm
bảo quyền lợi các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Nhật đã đăng ký.
1.4. Tiềm lực từ dòng xe hạng trung tại Nhật Bản
Theo khía cạnh văn hóa Kiềm chế trong mơ hình văn hóa của Hofstede, trong xã
hội Nhật Bản, những người càng giàu thì càng khiêm tốn, càng khơng khoa trương. Nếu
khơng khiêm tốn, kiềm chế mà cố tình khoe khoang của cải, thì kết cục là đồng nghiệp sẽ
tránh xa, sự nghiệp cũng gặp khó khăn, đồng thời khiến người khác nghi ngờ về tư cách
và đạo đức cá nhân. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản gấp 5 lần Trung Quốc và
đương nhiên là nước này giàu hơn Trung Quốc, nhưng người Nhật Bản lại chọn cách
“tém” lại chứ khơng khoa trương. Vì vậy đa số người Nhật Bản, kể cả người giàu thì phàn
lớn họ đều có xu hướng mua xe tầm trung, cho nên đây cũng là lợi thế của các hãng xe
hơi tầm trung đang kinh doanh hoặc có ý định xâm nhập tại thị trường Nhật Bản.
2. Chi phí
2.1. Thuế từ ngành ơ tơ xuất khẩu sang Nhật Bản
Nhật Bản đã giáng đòn mạnh lên ngành cơng nghiệp xe hơi bằng cách tăng thuế.
Dù Chính phủ đồng thời cắt giảm thuế mua xe còn 3% từ mức 5%, lượng giao xe nhập
khẩu trong tháng 4/2014 cũng giảm 24% so với năm trước, so với mức sụt giảm 5,5%
trong tổng doanh số bán xe. Trong lần cuối cùng Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng vào tháng
4-1997, doanh số xe hơi giảm 15% so với năm trước và giảm liên tục trong 21 tháng.



Hiện tại mức tăng thuế này vẫn còn được áp dụng cho các doanh nghiệp muốn kinh
doanh xe ô tô trên thị trường này.
Bên cạnh đó, hàng rào thuế quan phức tạp khiến xe ơ tơ khó bán tại thị trường
Nhật Bản. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hay thâm nhập kinh doanh vào Nhật Bản
đều bình đẳng, khơng được ưu đãi về thuế. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn
nhân lực chất lượng nhưng lại gặp khó khăn khi chi phí phải trả cho lực lượng lao động
quá cao. Một số chi phí về mặt bằng, hóa đơn điện nước và phí giấy phép khá cao, gây
cản trở rất lớn cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, Các doanh nghiệp cần phải xử lý nghiêm
ngặt chất thải nhà máy, tránh gây ô nhiễm môi trường, đây được xem là một vấn đề nan
giải đối với các doanh nghiệp vì tốn rất nhiều chi phí để xử lý rác thải.
2.2. Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản đang khá cao: Phí/lê phi cần nộp cho JPO
để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản 12,000 Yên/01 đơn/01 nhóm đầu tiên, cho mỗi nhóm
tiếp theo trong cùng một đơn là 8,600 Yên (1 yên nhật gần bằng 200.000VNĐ), vì vậy các
doanh nghiệp kinh doanh ơ tơ muốn đăng ký thì phải chịu bỏ ra một mức giá khá lớn.
2.3. Chi phí thăm dị thị trường
Các nhà sản xuất khi thâm nhập vào Nhật đều phải đề cao tính địa phương trong
chiến lược trình làng sản phẩm mới. Xu hướng co lại trong thị trường toàn cầu buộc các
nhà sản xuất nước ngoài phải đưa ra những model phù hợp hơn với người tiêu dùng Nhật.
Do đó cần phải tốn các loại chi phí để doanh nghiệp thăm dị thị trường và xây dựng
model thích hợp để dịng xe của mình có khả năng tiếp cận với người dùng Nhật dễ dàng
hơn.
3. Rủi ro
3.1. Sự cạnh tranh giữa các dòng xe điện
Vốn dĩ Nhật Bản đã bắt đầu phổ biến các loại xe "điện" từ rất sớm dẫn đến việc
cạnh tranh với các hãng xe điện bao gồm xe điện hybrid (HV hoặc HEV), xe điện thuần
túy (EV), xe điện hybrid plug-in (PHV hoặc PHEV) và xe chạy pin nhiên liệu hydro



(FCV). Bên cạnh đó, triển vọng về việc phổ biến xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro ở
Nhật Bản không mấy khả quan do các vấn đề về chi phí và cơ sở hạ tầng trạm tiếp nhiên
liệu hydro hiện tại khơng đủ, dự đốn các phương tiện chạy pin nhiên liệu hydro sẽ không
trở nên phổ biến trong thời gian tới.
3.2. Xe hạng sang ngoại chỉ chiếm số ít người dùng tại Nhật
Nhật Bản có nền cơng nghiệp ơ tô phát triển nhưng thị trường tại đây được xếp vào
loại khép kín nhất thế giới, nơi các thương hiệu nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 6% doanh số
tiêu thụ hàng năm. Người dân Nhật Bản vẫn ưa chuộng các thương hiệu xe ơ tơ nội địa.
Minh
cho
số
trường
Bản
2020

4.598.615 xe, trong đó 10 hãng bán nhiều xe nhất quốc gia này đều là các thương hiệu nội
địa Nhật Bản.


Nguồn: www.vnexpress.net
Cùng với đó ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến sức mua suy yếu, doanh số của
các hãng trong nước và ngoại địa đều giảm so với cùng kỳ 2019.
Trong thời điểm hiện tại của nền kinh tế Nhật Bản, việc tung ra những chiếc xe giá
"khủng" sẽ đem lại rất nhiều rủi ro cho các hãng xe nước ngoài. Ấn tượng của một số
người Nhật về xe ngoại là đắt tiền, bảo hành không tiện lợi khi hư hỏng. Văn hóa Nhật
đối khơng thích sự khác lạ, biệt lập. Vì thế họ chọn những mẫu xe với kiểu mẫu quen
thuộc đặc trưng quốc gia. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản vốn vẫn được coi là khó xâm
nhập đối với những hãng ơtơ nước ngồi, đặc biệt là với các loại xe tầm trung, thơng
thường.

3.3. Khó khăn trong thủ tục hải quan
Trong quá trình thực thi biện pháp biên giới, Hải quan Nhật Bản cịn có quyền
hành động mặc nhiên, tức là khơng cần có đơn u cầu của chủ thể quyền vẫn được phép
tiến hành tạm dừng thủ tục hải quan trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng
hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu bất kỳ người nộp đơn nào khác nộp đơn đăng ký
nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ giống hệt hoặc
tương tự sau khi người nộp đơn đầu tiên đã nộp đơn, thì những đơn đăng ký sau đó sẽ bị
từ chối. Hệ thống bảo vệ và đăng ký nhãn hiệu tại Nhật nghiêm khắc nên các doanh
nghiệp muốn kinh doanh ở đây khó đáp ứng các điều kiện.
3.4. Thử thách cho doanh nghiệp khi tiếp cận văn hóa Nhật Bản
Tại Nhật Bản, mối quan hệ kẻ mua, người bán gắn với nhau rất thân thiết. Những
người khách hàng có khuynh hướng từ vui vẻ hoặc tự mang xe đến đại lý để yêu cầu bảo
dưỡng là chuyện bình thường ở Nhật. Nếu bạn đặt hàng qua điện thoại, xe hơi của bạn đã


ở ngay trước nhà chỉ một tiếng sau cuộc hội thoại chóng vánh. Người mua đến đại lý để
được rửa xe miễn phí mỗi tuần. Ở đó họ trị chuyện và trở thành những người bạn của
nhau và người Nhật từ lâu đã quen với kiểu dịch vụ này. Đây là khía cạnh định hướng dài
hạn của mơ hình văn hóa Hofstede, nhằm giữ chân khách hàng tiềm năng và tạo giá trị
cho khách hàng. Ở Nhật, mọi thứ đều thể hiện lịng mến khách, vì vậy nếu doanh nghiệp
khơng thể hịa hợp, việc kinh doanh nơi đây rất khó thành công. Sự hiếu khách sẽ là một
trở ngại đối với các hãng xe khi mà ở Nhật Bản thấy điều này rất bình thường nhưng đối
với họ, cảm thấy lạ lẫm, khơng quen, vì vậy sẽ khó lấy lịng khách hàng nước sở tại.
Nhiều doanh nghiệp ngoại vẫn chưa đầu tư mạng lưới đại lý đủ khả năng tạo đột
phá trên thị trường, bài toán với họ muốn bán xe hơi tại Nhật là nhập gia tùy tục, tức văn
hóa phục vụ, là sự chăm chút khách hàng vì việc mua ôtô chỉ mới ở dạng tiềm thức. Đa số
người Nhật chỉ quen mua xe Toyota, vì ấn tượng xe ngoại đắt tiền, bảo hành không tiện
lợi khi hư hỏng. Người Nhật lo ngại về xe ngoại, lo lắng vì tiền sửa chữa đắt, phù tùng
thay thế lâu, vả lại văn hố Nhật đối với người bình thường khơng thích sự khác lạ, biệt
lập. Họ vì thế chọn những mẫu xe với kiểu mẫu quen thuộc đặc trưng quốc gia. Điều này

cũng thể hiện văn hóa người Nhật là Tránh sự khơng chắn chắn cao của mơ hình văn hóa
Hofstede.
Nhiều người Nhật khơng hề ghen tị với những người lái ô tô hạng sang mà ngược
lại họ tỏ ra lạnh lùng bởi lẽ họ thường chỉ coi đó là những người giàu mới nổi. Ở Nhật
Bản, những nhà giàu mới nổi là biểu hiện của sự phù phiếm và khơng khiêm tốn, do đó xe
ngoại đắt tiền khá khó bán tại đây. Vì vậy, trong xã hội Nhật Bản, những người càng giàu
thì càng khiêm tốn, càng khơng khoa trương, bởi lẽ nội tâm của họ đã rất giàu có và quan
trọng là tinh thần theo đuổi sự nghiệp đã vượt qua những ham muốn về vật chất của họ
(như đã đề cập ở phần trên).
3.5. Sự xuất hiện của JAMBE
Theo đó, 5 hãng ơ tơ lớn của Nhật Bản gồm: Toyota, Nissan, Honda, Mazda và
Subaru cùng 5 nhà sản xuất phụ tùng: Aisin, JATCO, Denso, Panasonic và Mitsubishi
Electric đã cùng nhau hợp tác thành lập Trung tâm Kỹ thuật Dựa trên Mơ hình Ơ tơ Nhật


Bản (viết tắt: JAMBE). Mục tiêu của họ là thúc đẩy Phát triển Dựa trên Mơ hình trong
ngành cơng nghiệp ô tô. Đây là cách liên quân mang tính chủ nghĩa tập thể trong mơ hình
văn hóa của Hofstede, điều này tạo một thế lực mới có sức ảnh hưởng trên thị trường và
tăng tính cạnh tranh trên thị trường ô tô tại Nhật Bản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ WHAT ABOUT JAPAN?, Hofstede Insights,
/>
2/ Doanh số ô tô hạng sang nhập khẩu bán ở Nhật Bản tăng gần 61%, B News,
/>3/ Bán ơtơ tại Nhật Bản - bài tốn khó cho người Mỹ, VN Express,
/>
4/ 5 nhà sản xuất ô tô "hợp sức" phát triển ngành ô tô Nhật Bản, VOV, />5/ Vì sao người giàu ở Nhật Bản, bao gồm cả chủ tịch của UNIQLO cũng chỉ thích dùng
xe hơi tầm trung?, AutoPro, />6/ Nhật Bản: các hãng xe nước ngồi thống trị dịng xe cao cấp, VN Business,
/>



×