Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH RCEP TRONG mục TIÊU CHUYỂN DỊCH XUẤT KHẨU NÔNG sản VIỆT NAM từ TIỂU NGẠCH SANG CHÍNH NGẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.2 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|10162138

KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH


ĐỒ ÁN CUỐI KỲ

MƠN HỘI NHẬP VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ

TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH RCEP TRONG MỤC
TIÊU CHUYỂN DỊCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM TỪ TIỂU NGẠCH SANG CHÍNH
NGẠCH

Giảng viên:

Lê Đức Nhã

Lớp:

2542

Nhóm:

9

Thành viên: Trần Diễm Nhi
Nguyễn Trần Gia Bảo
Trần Lâm Tuấn Anh
Mai Xuân Tiến
Nguyễn Thùy Linh




lOMoARcPSD|10162138

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn giảng viên Lê Đức Nhã đã hỗ
trợ, hướng dẫn chúng em trong chuyên đề Hội nhập và cam kết quốc tế. Thầy đã
cung cấp cho chúng em đầy đủ kiến thức để thực hiện bài báo cáo cuối kỳ đúng
tiến độ.
Được biết thầy mới về trường Đại học Hoa Sen chưa lâu nhưng trên lớp thầy
luôn ân cần, cho chúng em cái nhìn đa chiều hơn trong từng giờ học. Luôn giúp
đỡ, giải đáp mọi thắc mắc mà chúng em cịn chưa hiểu rõ.
Một lần nữa, nhóm của chúng em xin cảm ơn thầy vì tất cả và hy vọng thầy có
thể giữ ngọn lửa này tồn tại mãi trong việc giảng dạy và truyền tải những kiến
thức quý giá của mình trong tương lai.

3


lOMoARcPSD|10162138

TRÍCH YẾU
Trong thời điểm thế giới đang trong q trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã
bắt đầu bùng nổ các hoạt động trao đổi hàng hóa khơng chỉ trong nước mà cịn
cả ra nước ngồi, nơi mà các hoạt động xuất nhập khẩu luôn diễn ra ào ạt và
tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ từ đó.
Từ xưa đến nay, Việt Nam luôn quan tâm đến xuất khẩu tiểu ngạch vì đơn giản
là nó có nhiều tiện ích và khơng tốn nhiều chi phí hơn so với chính ngạch. Từ đó
mà ta khơng cách nào thể hiện được hết tiềm năng lớn trong xuất khẩu. Kể từ
khi hiệp định RCEP ra đời, “sân chơi” của Việt Nam đã thay đổi rõ rệt khi hiệp

định này đã xóa bỏ những hạn chế mà hình thức chính ngạch trước đây mang
lại. Giúp cho việc giao thương giữa Việt Nam và các nước thành viên RCEP trở
nên dễ dàng hơn. Từ quan điểm trên, nhóm chúng em xin phân tích việc tận
dụng hiệp định RCEP để chuyển xuất khẩu nông sản Việt Nam từ tiểu ngạch
sang chính ngạch. Trong đó, chúng em chia thành 3 phần chính: Phần đầu tiên
sẽ là Giới thiệu về RCEP và hai hình thức xuất khẩu nơng sản chính của Việt
Nam. Phần tiếp theo sẽ nói về đề xuất chuyển hoạt động xuất khẩu từ các kênh
không chính thức sang chính thức. Và phần cuối cùng là RCEP tạo điều kiện
thuận lợi gì trong việc thúc đẩy xuất khẩu nơng sản chính ngạch.

4


lOMoARcPSD|10162138

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ RCEP VÀ HAI HÌNH THỨC XUẤT KHẨU NƠNG SẢN
CHÍNH Ở VIỆT NAM.......................................................................................6
1. Tổng quan về RCEP...........................................................................................6
2. Xuất khẩu tiểu ngạch..........................................................................................6
3. Xuất khẩu chính ngạch.......................................................................................7
II. ĐỀ XUẤT CHUYỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TỪ TIỂU NGẠCH
SANG CHÍNH NGẠCH....................................................................................8
1. Thói quen xuất khẩu nơng sản theo hình thức tiểu ngạch ở VN........................8
2. Lý do tồn tại thói quen sử dụng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch thay vì chính
ngạch ..............................................................................................................11
3. Lợi ích của chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch.......13
III..............RCEP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI GÌ TRONG VIỆC THÚC ĐẤY
XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CHÍNH NGẠCH?.............................................17
1. Mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt......................................................17

2. Giảm chi phí vận chuyển chính ngạch từ các cam kết cắt giảm thuế quan.....18
3. Nới lỏng bộ quy tắc xuất xứ giúp giảm các khó khăn trong các giấy tờ, chứng
từ cần để thông quan........................................................................................18

5


lOMoARcPSD|10162138

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Lực lượng chức năng cửa khẩu Tam Thanh, Lạng Sơn kiểm tra nông
sản trước khi thơng quan........................................................................................8
Hình 2. Xe ùn ứ dọc quốc lộ 1 hướng lên cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)....10
Hình 3. Một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa......................................15
Hình 4. Một mẫu hợp đồng thương mại (Sale Contract).................................17

6


lOMoARcPSD|10162138

I. GIỚI THIỆU VỀ RCEP VÀ HAI HÌNH THỨC XUẤT KHẨU NƠNG
SẢN CHÍNH Ở VIỆT NAM.
1. Tổng quan về RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hay còn được viết tắt là RCEP
(Regional Comprehensive Economic Partnership) được ký kết vào ngày 15 tháng
11 năm 2020, tại Hà Nội, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước ký kết:
Trung Quốc, Australia, Campuchia, Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia,
Philippines, Myanmar, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, và Việt
Nam.

Nội dung chính của hiệp định này khẳng định sẽ giúp các nước có mơi trường
hội nhập kinh tế tích cực, được lãnh đạo các nước đánh giá là phát triển tồn
diện, cùng có lợi, phát triển theo hướng hiện đại. Bao gồm các lĩnh vực cơ bản
như giải quyết tranh chấp, thương mại hàng hóa, cạnh tranh, đầu tư xuyên biên
giới,
2. Xuất khẩu tiểu ngạch
Hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch là hình thức trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia có đường biên giới gần nhau. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, quần
áo... Trước khi thơng quan, các cá nhân sử dụng hình thức vận tải này vẫn phải
nộp thuế và có sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động
thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Một số cửa khẩu biên giới với các nước láng giềng ở nước ta như Lào Cai,
Quảng Ninh, Lạng Sơn, ..

7


lOMoARcPSD|10162138

Hình 1. Lực lượng chức năng cửa khẩu Tam Thanh, Lạng Sơn kiểm tra nông sản trước khi
thông quan

3. Xuất khẩu chính ngạch
Cũng giống như xuất khẩu tiểu ngạch, xuất khẩu chính ngạch sẽ liên quan đến
giao thương bn bán giữa các quốc gia, nhưng với tầm vóc quốc tế cao hơn, lúc
này việc bn bán hàng hóa sẽ tăng lên với số lượng lớn. Nhiều công ty hoặc
doanh nghiệp giữa các đối tác nước ngoài và nước ta yêu cầu phải ký kết các hợp
đồng kinh tế theo các thỏa thuận hoặc cam kết đã ký trước giữa quốc gia và các
khu vực.
Ví dụ một doanh nghiệp tư nhân ở Bắc Giang nhập khẩu phụ tùng ô tô từ

Thanh Đảo (Trung Quốc), vận chuyển qua cửa khẩu Lạng Sơn. Hay một bạn trẻ
ở TP.HCM mua mơ hình Lego của Nhật Bản qua kênh thương mại điện tử như
Amazon.
8


lOMoARcPSD|10162138

II. ĐỀ XUẤT CHUYỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TỪ TIỂU NGẠCH
SANG CHÍNH NGẠCH
1. Thói quen xuất khẩu nơng sản theo hình thức tiểu ngạch ở VN
Hoạt động thương mại biên giới của Việt Nam và các nước láng giềng luôn là
hoạt động quan trọng và được Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện phát triển. Các
nước hợp tác trao đổi hàng hóa với Việt Nam như Campuchia, Lào, Trung Quốc
có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.
Đặc biệt, đối với mặt hàng nông sản, trong nửa đầu năm 2021, lượng quả tươi
xuất khẩu là 2,5 triệu tấn. Với điều kiện tự nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế để
sản xuất nông sản, và Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất
của Việt Nam, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Tuy nhiên, có tới 60% - 70% nơng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc qua đường tiểu ngạch. Đồng thời, một số doanh nghiệp kinh doanh thương
mại tại Việt Nam ln chọn hình thức tiểu ngạch như một “thói quen” khó phá
bỏ.
Hoạt động thương mại biên giới nói chung hay xuất khẩu tiểu ngạch nói riêng
với các nước láng giềng vẫn cịn một số hạn chế như khơng ổn định, giá trị mỗi
giao dịch nhỏ, không đảm bảo an ninh cho tất cả các doanh nghiệp.

9



lOMoARcPSD|10162138

Vấn đề dễ thấy nhất là việc tắc nghẽn biên giới, cửa khẩu khi đại dịch liên tiếp
xảy ra vào các năm 2020, 2021. Năm 2020, khi chính sách "Zezo Covid" được
Trung Quốc áp dụng nhằm siết chặt hoạt động xuất nhập khẩu, ngừng nhập khẩu
một số mặt hàng nông sản và thực phẩm đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện bao
bì nhiễm khuẩn cũng như thực hiện các quy định, biện pháp bổ sung, đình chỉ
hoạt động thơng quan tại nhiều cửa khẩu. Nhiều container chở hàng bị kẹt lại cửa
khẩu Lạng Sơn hoặc lần lượt rời khu cửa khẩu Tân Thanh để tìm nơi bán lại
trong nước.

Hình 2. Xe ùn ứ dọc quốc lộ 1 hướng lên cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Từ vấn đề ùn tắc, nhiều khó khăn nảy sinh đối với tài xế như thời tiết khắc
nghiệt, cộng với chi phí sinh hoạt đáng kể ở khu vực cửa khẩu, nỗi lo hàng hóa
bị hư hỏng, nhiễm khuẩn nếu có xảy ra mà khơng biết đến bao giờ được thơng
quan. Thậm chí, họ phải quay lại tìm chợ để bán với hy vọng lấy lại được ít vốn.

10


lOMoARcPSD|10162138

Điển hình như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Phương, tài xế vận chuyển
thanh long từ tỉnh Bình Thuận chia sẻ, gặp cảnh ùn tắc ở cửa khẩu, có khi chờ cả
nửa tháng mà xe vẫn chưa thông. Cán bộ, lái xe phải sống trong điều kiện vơ
cùng khó khăn, gian khổ.
Không chỉ vậy, tác hại rõ ràng và quen thuộc của xuất khẩu tiểu ngạch là tình
trạng nơng dân Việt Nam bị ép giá nông sản. Do buôn bán nhỏ lẻ thường chỉ
thông qua “hợp đồng miệng”, dù giá thu mua của Trung Quốc thường rất cao

nhưng khơng có giấy tờ, giấy tờ đảm bảo nên khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp,
nông dân và người bán luôn phải chịu phần thiệt và rủi ro.
Hệ lụy lớn hơn mang tính khai thác mùa vụ: được mùa thì cần bán nhanh, nếu
không sẽ nhiều gặp rủi ro dẫn đến ép giá nội địa, khiến nông dân bị ảnh hưởng
nhiều hơn. Khơng chỉ nơng dân khó khăn mà doanh nghiệp và người bán cũng bị
thiệt hại như người mua chậm trả tiền vì muốn ép giá dẫn đến giao hàng chậm,
chất lượng hàng bị ảnh hưởng, bị trả lại do thói quen thương mại tự do khơng có
hợp đồng ngoại thương dù giá trị xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng lớn.
Theo tìm hiểu, có hơn 2.500 tờ khai xuất khẩu trái cây theo hình thức tiểu
ngạch do Chi cục Hải quan Tân Thanh thực hiện khơng có hợp đồng ngoại
thương. Bà Nguyễn Ngọc Hoa, một nông dân ở thành phố Lạng Sơn cho biết,
mỗi năm bà xuất sang Trung Quốc khoảng 4000 tấn nông sản, hoa quả. Hoạt
động mua bán chủ yếu do hai bên tự thỏa thuận. Nhưng có những thời điểm cung
nhiều hơn cầu khiến nhiều xe hàng bị ùn ứ khiến chất lượng nông sản giảm sút,
người mua có cớ ép giá. Con số bị “ép” xuống lên tới 10 đến 20 triệu đồng/xe.
Mặt tiêu cực của buôn bán tiểu ngạch không chỉ ảnh hưởng đến một vài cá
nhân, tổ chức mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Hàng hóa khơng phải
khai báo, qua đường tiểu ngạch sẽ không phải nộp thuế xuất nhập khẩu, tiểu
thương được lợi vì giảm được thuế nhưng chính quyền lại thất thu thuế. Chưa kể
11


lOMoARcPSD|10162138

những kẻ xấu lợi dụng hình thức tiểu ngạch để bn lậu hóa chất dùng cho nơng
nghiệp, gian lận trong thương mại, dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường
kinh tế của mỗi nước. Các hành vi gian dối trong quan hệ thương mại Việt Trung có thể kể đến như lập hợp đồng ngoại thương giả, lợi dụng kẽ hở trong
chính sách hồn thuế, hợp tác viết khống hợp đồng để trốn thuế. Hơn nữa, xuất
khẩu tiểu ngạch còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mua bán tiền, lưu
thông tiền giả, lừa đảo tại các cửa khẩu chợ đen.

Việc quản lý thiếu chặt chẽ cũng gây ra những tác hại không nhỏ đối với môi
trường sinh thái ở Việt Nam, từ việc chậm vận chuyển, lưu kho đến tiêu thụ hàng
hóa, ứ đọng hàng hóa, ô nhiễm tại các khu vực cửa khẩu.
2. Lý do tồn tại thói quen sử dụng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch thay
vì chính ngạch
Lý do người dân lựa chọn hình thức tiểu ngạch thay vì chính ngạch là hầu hết
các doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết
kiệm chi phí vận chuyển. Trong khi sử dụng hình thức xuất nhập khẩu chính
ngạch thì thủ tục vận chuyển khá phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, chứng từ,
mọi thứ đều phải khai báo đầy đủ, chính xác hồn tồn thì hàng hóa mới được
nhập khẩu và lưu thơng. Chi phí vận chuyển cao hơn nhiều so với vận chuyển
tiểu ngạch vì chúng đã bao gồm phí hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các khoản
phí bổ sung… Ngồi ra, hàng hóa xuất khẩu chính ngạch ln bị kiểm sốt chặt
chẽ và nghiêm ngặt hơn, khác với tiểu ngạch, hàng hóa xuất nhập khẩu không bị
hạn chế, kể cả hàng cấm và hàng nhập lậu.
Ngồi ra cịn nhiều ngun nhân sâu xa khác dẫn đến người dân có thói quen
sử dụng hình thức tiểu ngạch thay vì chính ngạch, cả chủ quan và khách quan.

12


lOMoARcPSD|10162138

Mặc dù các doanh nghiệp biết rằng buôn bán tiểu ngạch rất dễ bị “lật kèo” do
khơng có hợp đồng và điều kiện thanh toán ràng buộc, nhưng nhiều doanh
nghiệp Việt Nam vẫn lựa chọn phương thức này vì có truyền thống xuất khẩu
sang Trung Quốc lâu đời. Chính sách thương mại biên giới của Trung Quốc miễn
thuế cho cư dân biên giới nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, với mức 8.000 nhân
dân tệ/người/ngày (khoảng 28,7 triệu đồng) dẫn đến việc các cơng ty Việt Nam
và Trung Quốc ít quan tâm đến các hoạt động trao đổi chính thức. Thay vào đó,

họ xuất khẩu và nhập khẩu qua các kênh khơng chính thức. Do đó, khi hàng
nhập khẩu tiểu ngạch vẫn đóng vai trị chủ đạo trong xuất khẩu nơng sản của
Trung Quốc, tình trạng ùn tắc sẽ tái diễn hàng năm hoặc khi Trung Quốc có
những chính sách bất thường.
Hiện nay, hầu hết các loại mặt hàng trái cây vẫn phải được phép của từng quốc
gia mới được nhập khẩu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và rất khắt khe
về mặt kiểm dịch. Hiện Trung Quốc chỉ cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây từ
Việt Nam gồm xồi, thanh long, chuối, chơm chơm, nhãn, vải, dưa hấu, măng cụt
qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Vì vậy, những loại trái cây khơng thuộc diện
nêu trên như mãng cầu, chanh, quất, bưởi, ổi, mận… buộc phải sử dụng đường
tiểu ngạch để nhập qua Trung Quốc.
Vì xuất khẩu theo đường tiểu ngạch nên hàng sản xuất theo tiêu chuẩn nào
cũng bán được. Đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp, mã vùng cây trồng
hoặc số doanh nghiệp có thể khơng bắt buộc. Bao bì và đóng gói cũng khơng cần
phải tn theo các tiêu chuẩn xuất khẩu, trái cây có thể được lót bằng rơm và để
trong các bao bì khiêm tốn như giỏ, túi dứa, ... Ngồi ra, trái cây và nơng sản
chưa chế biến cũng được nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu chính thức của
Trung Quốc.

13


lOMoARcPSD|10162138

Đã có cuộc phỏng vấn với Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh về lý do mà họ
thích bn bán với Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thay vì đường chính
ngạch. Họ chia sẻ rằng: khi xuất khẩu qua đường chính ngạch sẽ được hưởng
thuế suất ưu đãi theo cam kết của các FTA, nhưng đổi lại tiểu thương phải gặp
nhiều rắc rối ở khâu thủ tục. Vậy nên họ chọn đường tiểu ngạch, vì chỉ cần tờ
khai, chịu phí thương mại biên giới là có thể dễ dàng xuất khẩu hàng hóa. Ngồi

ra, nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức tiểu ngạch thì khơng cần phải có hóa
đơn chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như xuất khẩu chính ngạch.
Có thể thấy, việc sử dụng xuất khẩu tiểu ngạch đã giúp cho các doanh nghiệp
Việt Nam dễ dàng đẩy hàng nhanh chóng, thuận tiện trong thanh tốn, tiết kiệm
chi phí, dễ trốn thuế, bất chấp nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Một thực tế khác là Trung Quốc sẽ bán hàng và lấy tiền Việt Nam sau đó mua
lại hàng hóa bằng tiền Việt Nam. Thanh tốn bằng tiền đồng Việt Nam rất thuận
tiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc vì khơng cần chuyển đổi sang Nhân dân
tệ, tránh rủi ro tỷ giá.
3. Lợi ích của chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính
ngạch
Việc lạm dụng xuất khẩu tiểu ngạch sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ cho
người nông dân mà cho cả nền kinh tế quốc dân. Việc chuyển từ tiểu ngạch sang
chính ngạch khơng chỉ hạn chế được những hệ lụy đó mà cịn mang lại nhiều lợi
ích tích cực, như:
Hàng nhập từ đường chính ngạch sẽ có đầy đủ tính pháp lý, chứng từ nguồn
gốc rõ ràng. Việc vận chuyển chính ngạch cần rất nhiều giấy tờ, tài liệu như:
hợp đồng thương mại (sale contract), hóa đơn thương mại (invoice), Quy cách

14

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

đóng gói (Packing list), Tờ khai hải quan (Customs Declaration), Giấy chứng
nhận hàng hóa (C/O form E),…

Hình 3. Một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa


Hàng chính ngạch sẽ được xuất hóa đơn đỏ VAT đầy đủ, từ đó đáp ứng
được nhu cầu của một số khách hàng. Các tài liệu bắt buộc trong quá trình
15

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

xuất khẩu chính thức được bao gồm trong một bộ hồ sơ xuất khẩu. Trong bộ
hồ sơ nhập hàng sẽ thể hiện tồn bộ quy trình nhập hàng, ví dụ như thông tin
về đơn vị vận chuyển, cảng đến,… Thông tin rõ ràng về tồn bộ q trình
nhập hàng sẽ tạo niềm tin, sự uy tín và tín nhiệm nhất định của hàng hóa đối
với khách hàng.
Một ưu điểm đặc biệt nữa của vận chuyển chính ngạch là do giấy tờ hàng
hóa vơ cùng đầy đủ nên hàng hóa sẽ không bao giờ bị thu giữ tại cửa khẩu,
đảm bảo hàng hóa khi về đến nơi vẫn cịn ngun vẹn, hạn chế tối đa việc thất
thốt hàng hóa, tránh rủi ro so với xuất khẩu tiểu ngạch, hàng hóa có thể bị
thất lạc hoặc bị thu giữ tại cửa khẩu. Trừ một số trường hợp đặc biệt, khi hàng
hóa được phân luồng đỏ, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa, từ
đó cho phép thơng quan.
Xuất khẩu qua đường chính ngạch có mức độ ổn định cao hơn và đảm bảo lợi
ích hơn cho cả hai bên, đặc biệt là các bên xuất khẩu vì tất cả đều được quy định
trong hợp đồng mua bán. chẳng hạn như các điều khoản tài chính (giá cả, thanh
tốn, điều khoản vận chuyển), hoặc điều khoản giao hàng, và các điều khoản
pháp lý khác như khiếu nại, điều kiện bất khả kháng... Do đó, trong một số
trường có tranh chấp giữa người mua và người bán, thương mại hợp đồng sẽ là
cơ sở để giải quyết tranh chấp.


16

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

Hình 4. Một mẫu hợp đồng thương mại (Sale Contract)

Một vấn đề nữa là nông sản nước ta đang trong giai đoạn phát triển, sản
lượng ngày càng nhiều (6 tháng cuối năm 2021 đạt 4,1 triệu tấn, năm 2022 đạt
7,3 triệu tấn), tiểu ngạch. xuất khẩu sẽ không đáp ứng được do hạn chế về giá
trị xuất khẩu và thường chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó,
lượng xuất khẩu theo đường chính ngạch thường lớn, khơng hạn chế nên dễ
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nông sản nước ta.
Có nhiều trường hợp xuất khẩu hàng hóa với số lượng lớn qua đường chính
ngạch có giấy phép sẽ rẻ hơn nhiều so với xuất khẩu qua đường tiểu ngạch. Do
hiện nay nước ta đã ký một số FTA nên việc xuất khẩu sẽ được hưởng nhiều ưu
đãi về thuế. Một trong số đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP).

17

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

III. RCEP TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI GÌ TRONG VIỆC THÚC ĐẤY
XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CHÍNH NGẠCH?

Như đã nói ở trên mặc dù chúng ta biết rằng việc chuyển hoạt động xuất khẩu
từ tiểu ngạch sang chính ngạch là hướng đi tốt nhất và có lợi nhất cho nơng sản
nước ta, giúp giải quyết căn cơ những hệ lụy nhức nhối của đất nước từ trước
cho đến nay. Nhưng do bản thân hình thức vận tải chính ngạch cịn nhiều hạn chế
nên vẫn chưa “được lòng” người dân, dẫn đến hiệu quả thực thi chưa cao. Chính
sự ra đời của hiệp định RCEP đã giúp giảm đi đáng kể những mặt hạn chế mà
sản xuất chính ngạch. Cụ thể:
1. Mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt
RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả của Việt
Nam thông qua đàm phán, mở rộng thị trường xuất khẩu. Điển hình như thị
trường Trung Quốc, sau khi RCEP được ký kết, sẽ có thêm nhiều sản phẩm rau
quả tươi như chanh dây, bưởi, sầu riêng, vú sữa, bơ… được phép xuất khẩu
chính ngạch. Hay với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc mới chỉ xuất khẩu được 23 loại nông sản tươi, dù đã đàm phán xuất khẩu đã lâu thì nay với RCEP, việc
đàm phán nông sản trái cây chắc chắn sẽ trở nên nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Đây là điểm cốt lõi được các bên xuất khẩu kỳ vọng nhất.
Khơng dừng lại ở đó, RCEP góp phần tạo ra một thị trường ổn định và dễ dự
đoán hơn, giúp các doanh nghiệp chuyển dần sang một hệ thống bài bản hơn.
Đây là mục tiêu dài hạn mà các nước tham gia đều hướng tới. Chỉ cần biết tận
dụng hiệu quả RCEP, hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ có thể
chuyển biến mạnh mẽ từ tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, tình trạng hàng
nghìn container hàng hóa bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc cũng sẽ được chấm
dứt.
18

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

2. Giảm chi phí vận chuyển chính ngạch từ các cam kết cắt giảm thuế

quan
Chi phí vận chuyển cao gấp nhiều lần so với xuất khẩu tiểu ngạch có lẽ là lý
do lớn nhất khiến các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu phải từ chối xuất
khẩu qua đường chính ngạch. Nhưng với các cam kết xóa bỏ và cắt giảm thuế
quan đối với hoạt động ngoại thương, hạn chế này gần như sẽ được giải quyết
một cách hiệu quả.
25 năm là khoảng thời gian dài nhất đối với lộ trình cam kết thuế quan của các
nước. Về tổng thể, các cam kết thuế quan của RCEP nói rằng khoảng 90% thuế
nhập khẩu sẽ được xóa bỏ trong vịng 20 năm. Điều đáng nói là sau khi hiệp định
có hiệu lực, các bên sẽ thực hiện ngay các cam kết của mình.
Theo tính tốn, sau 20 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 90% số dịng thuế với các
nước đối tác, ngược lại, các nước đối tác cũng sẽ xóa bỏ khoảng 90-92% số dòng
thuế cho Việt Nam. Chẳng hạn, tại Nhật Bản, ngoại trừ các mặt hàng gồm lúa mì,
gạo, sữa, đường, thịt lợn, thịt bị thì nước này sẽ xóa bỏ 61% thuế quan đối với
các mặt hàng nơng sản xuất khẩu của ASEAN, trong đó có Việt Nam.
3. Nới lỏng bộ quy tắc xuất xứ giúp giảm các khó khăn trong các giấy tờ,
chứng từ cần để thơng quan
Một ưu điểm nữa của RCEP chính là quy tắc xuất xứ được nới lỏng, làm tăng
khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa, đồng thời dễ dàng hơn cho
việc khai báo các chứng từ, thủ tục liên quan đến hàng hóa. Để dễ thấy điều này,
chúng ta có thể so sánh hai bộ quy tắc xuất xứ của RCEP và CPTPP (Hiệp định
Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương):
Đối với hàng nơng sản, khó khăn trong quy tắc xuất xứ của CPTPP là hiệp
định không áp dụng “De Minimis (tỷ lệ ngun liệu khơng đáp ứng tiêu chí
19

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138


chuyển đổi mã số hàng hóa)” đối với một số nguyên liệu cần thiết cho sản xuất
và chế biến các mặt hàng như bơ, dầu ăn, nước hoa quả, ... Hơn nữa, các quy tắc
chuyển đổi mã hàng hóa (CTC) cũng được CPTPP thiết lập chặt chẽ.
Trong khi đó, các cam kết về quy tắc xuất xứ của RCEP được xây dựng nhằm
hợp nhất các FTA ASEAN + 1, chứ không phải thiết lập một bộ quy tắc mới,
đồng thời tạo ra các thủ tục “dễ thở” hơn, các doanh nghiệp cũng đã quen nên dễ
hiểu và tận dụng tốt . Khơng chỉ vậy, ngun tắc tích lũy ngun liệu có xuất xứ
trong tồn khối cũng được RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng. Do đó,
các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu từ các nước đối tác của
ASEAN như Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản ... chứ
không chỉ sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN.

20

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, việc sử dụng hình thức xuất khẩu phi chính thức để vận chuyển
nơng sản đi các nước đã trở thành một thói quen khó bỏ đối với người dân và
các doanh nghiệp. Do xuất khẩu chính ngạch vẫn cịn nhiều nhược điểm khó
giải quyết như số lượng nơng sản xuất khẩu chính ngạch bị hạn chế, chi phí cao,
thủ tục phức tạp, quy tắc xuất xứ khắt khe, việc thơng quan trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, việc lạm dụng xuất khẩu tiểu ngạch, nhất là tại các cửa khẩu phía
Bắc đã dẫn đến những hậu quả khó lường, gây nhiều thiệt hại cho nền nơng
nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói
chung.

Việc ký kết và tận dụng những lợi thế mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Khu vực (RCEP) mang lại đã mở ra hướng đi giúp định hướng và thúc đẩy mục
tiêu chuyển xuất khẩu nông sản Việt Nam từ tiểu ngạch sang chính ngạch. RCEP
giúp mở ra cơ hội mới cho nơng sản Việt Nam bằng cách đảm bảo sự ổn định
của thị trường và dễ dàng đàm phán. Ngoài ra, các cam kết cắt giảm thuế quan
và nới lỏng quy tắc xuất xứ cũng giải quyết những hạn chế về thủ tục và chi phí
xuất khẩu chính ngạch.

21

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

BẢNG PHÂN CƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ

ST
T

Họ và tên

MSSV

Cơng việc thực hiện

Mức độ
đóng
góp
(%)


1

Trần Lâm Tuấn Anh

22000835 Mở đầu + phần I

100%

2

Nguyễn Thùy Linh

22013031 Phần II.1

100%

3

Nguyễn Trần Gia Bảo

22001075 Phần II.2

100%

4

Trần Diễm Nhi

2198902


Phần II.3

100%

5

Mai Xuân Tiến

Phần III + chỉnh sửa
22013499 file

100%

22

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng TTĐT tỉnh Lạng Sơn. (2019). Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu
vực (RCEP). langson.gov.vn. Truy xuất từ:
/>Trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu Lê Ánh. (2020). Xuất nhập khẩu tiểu ngạch
và chính ngạch là gì? xuatnhapkhauleanh.edu.vn. Truy xuất từ:
/>N. A. Thư, N. T. M.,Phương, N. T. V. Hà, B. B. Nghiêm. (2020). Thương mại
biên giới của Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra. (Trang 2).
Trung tâm WTO và Hội nhập. Nơng nghiệp chính ngạch. trungtamwto.vn.
Truy xuất từ: />Tin tức thơng tấn xã Việt Nam. (2022). Câu chuyện ùn tắc ở cửa khẩu và bài

toán xuất khẩu ổn định sang Trung Quốc. baotintuc.vn. Truy xuất từ:
/>Tài chính điện tử - Efinance. (2011). Bn bán tiểu ngạch, con dao 2 lưỡi: Vì
sao khơng làm chính ngạch?. taichinhdientu.vn. Truy xuất từ:
/>U. Hương. (2021). Vì sao doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với xuất khẩu chính
ngạch?. vietnamplus.vn. Truy xuất từ: />
Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

nghiep-van-chua-man-ma-voi-xuat-khau-chinh-ngach/765873.vnpngach/765873.vnp
Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. (2022). Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt
hưởng lợi lớn từ RCEP. kinhtedothi.vn. Truy xuất từ:
/>T. Huyền. (2022). Quy tắc xuất xứ và cam kết cắt bỏ thuế quan trong RCEP.
mof.gov.vn. Truy xuất từ:
/>dDocName=MOFUCM222173
Đ. T. Hương. (2022). Tác động của CPTPP và RCEP đến thương mại Việt
Nam – Nhật Bản trong xuất khẩu nông sản. lapphap.vn. Truy xuất từ:
/>
24

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

25

Downloaded by Quang Tran ()



lOMoARcPSD|10162138

26

Downloaded by Quang Tran ()


×