Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đối phó với hành vi ngỗ ngược của trẻ dậy thì docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.54 KB, 3 trang )

Đối phó với hành vi ngỗ ngược của trẻ dậy thì
Có thể lúc đó bạn sẽ nghĩ rằng do con chịu quá nhiều áp lực trong học tập, hoặc có
vấn đề gì đó về sức khỏe. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra lí do lớn nhất là con bạn đã bắt
đầu bước vào lứa tuổi dậy thì.

Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, trẻ em tự nhiên cảm thấy bắt buộc phải bắt đầu
đi theo cách của riêng chúng. Trẻ cố ý không vâng lời, muốn tỏ ra mình là người
lớn. Trẻ bị ảnh hưởng từ các nhân tố bên ngoài nhiều hơn. Nhờ điện thoại di động
và mạng xã hội đang phát triển, trẻ sẽ gần gũi với bạn bè đồng trang lứa hơn. Do
đó, trẻ sẽ xa dần bố mẹ và người lớn.
Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để dạy dỗ trẻ nên người trong giai đoạn đầy thử
thách này? Hãy nghe lời khuyên từ Parenting.

Đưa ra ranh giới rõ ràng

Bạn cần phải đưa ra các nguyên tắc khi trẻ đang cố gắng trở nên độc lập hơn. Phải
làm sao cho trẻ thấy được hành động nào là chấp nhận được, hành động nào là
không. Nói chuyện rõ ràng và bình tĩnh ngay khi hành vi không thể chấp nhận
được xảy ra.

Đừng cố chờ đợi cho đến khi thái độ của trẻ vượt ngoài sự kiểm soát của bố mẹ.
Phải phân tích ngay cho trẻ biết thái độ đó là sai trái. Nếu để trẻ quen với cách
hành xử xấu thì về sau khi trẻ đã quen với thái độ đó, bạn sẽ khó mà uốn nắn được
trẻ.

Chọn một hình phạt thích hợp

Khi còn nhỏ, nếu trẻ không vâng lời, bạn có thể dọa không mua kem hay đồ chơi
cho trẻ. Và điều đó luôn luôn hiệu quả. Nhưng đối với những cô cậu tuổi teen thì
hình phạt phải “nặng đô” hơn. Giờ đây, bạn phải tước đi hoạt động mà trẻ yêu
thích như dọa lấy lại điện thoại di động, máy chơi game cầm tay hay cắt dịch vụ


mạng Internet thì may ra con bạn mới biết sợ.

Và khi đưa ra hình phạt thì hãy cố gắng thực hiện. Một khi trẻ biết rằng bạn nói
chỉ để đấy mà không làm thì từ lần sau bạn sẽ không bao giờ khiến cho trẻ biết sợ
nữa. Và lời nói của bạn cũng mất đi trọng lượng.

Đáp lại sự tôn trọng

Điều cần thiết là bạn phải nhắc nhở con biết rằng đã là con người thì ai cũng đáng
được tôn trọng. Khi trẻ bực tức mà hét vào mặt bạn rằng “con ghét mẹ”. Hãy nói
với trẻ “mẹ không ghét con. Thực sự con làm mẹ rất đau lòng khi nói câu đó vào
mặt mẹ đấy”.

Sự tôn trọng cần phải xuất phát từ 2 phía, không phải chỉ người ít tuổi mới phải tỏ
ra tôn trọng đối với người trên. Một bà mẹ trẻ tâm sự: “Thỉnh thoảng tôi cũng xin
lỗi con. Nếu con đang nói mà tôi lỡ lời nói chen vào thì tôi sẽ xin lỗi con. Thực ra,
bọn trẻ con cũng muốn được đối xử một cách được tôn trọng. Và tôi sẽ phải làm
thế để làm gương cho con mình”.

Để con tự “hạ hỏa”

Khi cuộc tranh luận giữa bạn và con trở nên căng thẳng, dẫn đến dễ bị kích động
thì hãy cố tỏ ra bình tĩnh để làm dịu tình hình xuống. Dù sao người lớn cũng giữ
được bình tĩnh tốt hơn bọn trẻ. Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi để tĩnh tâm lại là một
cách tốt để trẻ tự “hạ hỏa”. Ở giai đoạn tâm lý chưa phát triển ổn định này, trẻ rất
dễ có những hành động dại dột.

Dành thời gian riêng để nói chuyện với con

Hãy dành thời gian để nói chuyện riêng với con. Tuy nhiên, đừng lên lịch mà để

trẻ chủ động về cuộc trò chuyện thân mật. Hãy tỏ ra biết lắng nghe, bạn sẽ “ghi
điểm” với con mình đấy!

Khi con cần, bạn hãy tỏ ra sẵn sàng để lắng nghe và trò chuyện với con bạn. Một
ông bố trẻ tâm sự: “Có lần con gái tôi có chuyện ấm ức ở trường muốn kể lể, lúc
đó tôi đang bận chạy dự án nhưng đã dừng mọi việc đang làm và hoàn toàn chú ý
vào những gì con nói. Mất 20 phút nhưng tôi thấy con gái cảm thấy nhẹ nhõm vì
đã nói ra hết những ấm ức trong lòng. Con gái cũng quý tôi hơn vì biết rằng tôi
luôn quan tâm đến những chuyện của cháu”

×