TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-----o0o-----
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HỒ TIÊU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ .4
CHƯƠNG 1. Đặc điểm ngành ..................................................................................... .5
1.1. Sự ổn định của ngành ........................................................................................ .5
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành .................................................6
1.3. Tốc độ thay đổi .................................................................................................... .7
1.4. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa............................................................ .8
1.5. Mức độ rủi ro ...................................................................................................... .8
1.6. Mức độ cạnh tranh ngành ............................................................................... .11
CHƯƠNG 2. Đặc điểm thị trường nước ngoài ........................................................ .13
2.1. Các quy định pháp lý về nhập khẩu ................................................................ .13
2.2. Văn hóa; cạnh tranh thị trường ...................................................................... .14
2.3. Sự hấp dẫn thị trường ...................................................................................... .16
2.4. Các rào cản nhập khẩu .................................................................................... .17
2.5. Sự biến động của thị trường thế giới ................................................................18
CHƯƠNG 3. Đặc điểm thị trường trong nước ........................................................ .22
3.1. Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi ..............................................................22
3.2. Những quy định về xuất khẩu ......................................................................... .25
3.3. Nhu cầu trong nước và sự hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ...........................27
3.4. Mơi trường kinh tế thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ...........28
KẾT LUẬN ................................................................................................................. .31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... .32
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .......................................................................... .35
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh rất lớn trong việc xuất khẩu các mặt hàng
nông sản. Nhắc tới các loại nông sản Việt vươn tầm thế giới và mang lại nguồn ngoại
tệ lớn cho đất nước, chúng ta không thể không nhắc tới hồ tiêu. Hồ tiêu là cây công
nghiệp lâu năm, bắt đầu được trồng rộng rãi ở nước ta vào cuối những năm 1990 và từ
đó liên tục được nhà nước chú trọng, hỗ trợ để phát triển canh tác. Từ những năm đầu
của thế kỷ 21, hồ tiêu Việt Nam bắt đầu “dấn chân” mạnh mẽ vào thị trường thế giới và
liên tục có những dấu mốc tăng trưởng ấn tượng về sản lượng. Nhiều năm liền trở lại
đây, Việt Nam luôn là quốc gia có sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế
giới, với 2 loại sản phẩm chủ đạo là tiêu đen và tiêu trắng. Năm 2014, lần đầu tiên hồ
tiêu lọt vào danh sách những mặt hàng nơng sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la
Mỹ, mở ra nhiều hi vọng cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, hồ tiêu cũng là mặt hàng
xuất khẩu chịu nhiều sự biến động từ các nhân tố bên ngoài, khiến cho sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam liên tục biến động mạnh trong những năm
trở lại đây. Nhận thấy được sự biến động của ngành hàng này, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn và phân tích đề tài “Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu của ngành hồ tiêu Việt Nam”. Do thời gian thực hiện có hạn nên phần bài
làm của nhóm có thể sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của thầy để nhóm có thể bổ sung và hoàn thiện bài làm hơn trong
tương lai.
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH
1.1. Sự ổn định của ngành
Thị trường tiêu đen tồn cầu được cho rằng là có biến động qua từng năm nhưng
khơng nhiều, và có mức tăng trưởng khá ổn định. Nhìn vào biểu đồ dưới đây về tổng
lượng xuất và nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới, ta có thể thấy rõ:
Từ năm 2010 - 2015, thị trường Hồ Tiêu tăng đều lên đến 5 tỷ đơ la Mỹ, sau đó
giảm nhẹ xuống 4 tỉ và đang có xu hướng tăng lên. Việt Nam vẫn luôn là nước dẫn đầu
về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới, nhưng đang nhận phải sự canh tranh gay gắt từ phí
Ấn Độ. Thơng qua biểu đồ ta thấy rằng, Mỹ là nước có lượng nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu
trên thế giới, và tương đối ổn định qua từng năm.
Hình 1: Những nước nào xuất khẩu Hồ tiêu? (2010-2020)
(Theo OEC)
Hình 2: Những nước nào nhập khẩu Hồ tiêu? (2010 – 2020)
(Theo OEC)
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2021 vẫn
chưa được phục hồi so với những năm trước đó. Theo thơng tin từ Cộng đồng Hồ tiêu
Quốc tế (IPC), tổng sản lượng hồ tiêu tồn cầu năm 2021 ước tính đạt 514.950 tấn, giảm
61.050 tấn, tương đương 11% so với năm 2020 (576.000 tấn).
Cụ thể là Năm 2021, lượng xuất khẩu hồ tiêu của các nhà cung cấp lớn trên thế
giới có nhiều biến động khác nhau. Xuất khẩu giảm ở Việt Nam (-8,5%), Indonesia (35,4%) và Malaysia (-13%), trong khi tăng ở Brazil (+ 2,6%) và Ấn Độ (+ 25,7%).
Theo số liệu cập nhật đến tháng 1/2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tiếp tục giảm
6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu hạt tiêu của Brazil cũng giảm 4,1%. (Theo
Sybil agri, 2022)
1.2. Dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành
Thị trường hồ tiêu toàn cầu được dự báo rằng sẽ tăng trưởng trong giai đoạn tới,
do một số ngun nhân sau đây:
•
Nhờ tính năng đặc biệt liên quan đến sản phẩm, ví dụ như tính chống viêm, chống
oxy hóa sẽ giúp hồ tiêu được tiêu thụ nhiều hơn. Bởi sau đại dịch Covid toàn thế giới
đang rất quan tâm đến sức khỏe của mình
•
Mọi người đang có xu hướng sống xanh, sử dụng các mơ hình ăn kiêng hiệu quả,
nghiên cứu các chất dinh dưỡng phù hợp có trong từng bữa ăn. Vậy nên nhu cầu về hạt
tiêu đóng góp vào các ngành cơng nghiệp thực phẩm khác nhau được dự báo là sẽ tăng
lên đáng kể.
•
Hạt tiêu đen cũng được coi là một chất bảo quản tự nhiên và hiệu quả trong các
sản phẩm thực phẩm. Mối lo ngại về an toàn thực phẩm ngày càng tăng đang thúc đẩy
sự phát triển của các chất kháng khuẩn mới. Nhờ nghiên cứu gần đây, chúng ta biết thêm
rằng chiết xuất ether dầu hỏa hạt tiêu đen (BPPE) ngăn chặn quá trình phiên mã gen, rối
loạn chức năng trao đổi chất và chết tế bào ở vi khuẩn. Vậy tinh dầu hạt tiêu không chỉ
cải thiện hương vị mà còn làm giảm hoạt động của vi sinh vật, đây sẽ là một đặc điểm
nổi bật để hạt tiêu được tiêu thụ nhiều hơn
•
Đồng thời, các nhà sản xuất thịt cũng đang hướng tới tiêu đen để tăng sản lượng
và chất lượng. Cho ăn kháng sinh để tăng sản lượng thịt từ lâu đã trở thành một quy luật
trong ngành công nghiệp thịt. Hơn nữa, các quy định đang hạn chế việc sử dụng thuốc
kháng sinh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tăng cường sử dụng kháng
sinh thơng qua chế độ ăn uống hàng ngày có thể dẫn đến sự phát triển của sự đề kháng
ngày càng tăng của vi sinh vật ở con người
•
Hạt tiêu đen khơng chỉ có thể làm giảm hoạt động của vi sinh vật mà đồng thời
cải thiện khả năng tiêu hóa của gà và lợn gia cầm. Nghiên cứu gia tăng về sản phẩm
hiện đang được tiến hành. Các vấn đề chất lượng liên quan đến nguồn cung tiêu đen và
điều kiện khí hậu thay đổi có thể cản trở sự tăng trưởng của thị trường tiêu đen toàn cầu
trong giai đoạn tới.
1.3. Tốc độ thay đổi
Theo nghiên cứu được cơng bố bởi Fior Markets, thị trường tiêu đen tồn cầu dự
kiến sẽ tăng từ 3903,5 triệu USD vào năm 2020 lên 5990,65 triệu USD vào năm 2028,
với tốc độ tăng trưởng là 5,5% trong giai đoạn dự báo 2021-2028.
Theo một nghiên cứu khác vào năm 2022, thị trường tiêu đen tồn cầu ước tính
đạt 4400 triệu đơ la Mỹ. Thị trường có khả năng đạt gần 7991,9 triệu đơ la Mỹ vào năm
2032, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,2% từ năm 2022 đến năm 2032. (Theo
Future market insights, 2022)
Hồ tiêu được mệnh danh là vua của các loại gia vị nhờ giàu chất chống oxy hóa
và nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu ngày càng tăng đối với hạt tiêu mang đến một
cơ hội thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp mới tham gia thị trường. Theo một số
nghiên cứu, người ta dự đoán rằng tiêu đen vụ mới sẽ chiếm gần 30% đến 35% thị
trường.
(Theo Future market insights, 2022). Nhu cầu cao được dự đốn sẽ làm giá tiêu đen leo
thang, do đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhà cung cấp trên thị trường này.
1.4. Sự biến động theo chu kỳ hay theo mùa
Thị trường hồ tiêu về cơ bản khá ổn định, biến động duy nhất mà ngành này đối
mặt là biến động về giá cả. Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu
đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như
ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ
USD như trước đây.
Trước biến động thời tiết và dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021, nhiều người
sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng
loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
Thêm vào đó, đại diện Hiệp hội hạt tiêu thế giới (IPC) chia sẻ ngồi Brazil đang
có vụ thu hoạch tiêu trong thời gian này, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như
Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.
Cùng với đó, việc các quốc gia đã ứng phó được phần nào dịch bệnh COVID-19,
tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn, … khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ
tiêu tăng vọt. Trong khi đó, nơng dân lại giảm sản xuất vì ứng phó dịch bệnh, cụng như
ứng phó cắt lỗ khi giá hồ tiêu giảm trong thời gian qua. Hai xu hướng trái chiều là điều
khiến ngành hồ tiêu được dự báo sẽ khan hiếm nguồn cung trong năm 2022.
1.5. Mức độ rủi ro
Từ tình hình sản xuất - xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam kết hợp với dự báo sự tác
động các yếu tố môi trường đặc biệt là từ yêu cầu của người mua (nhà nhập khẩu &
người tiêu dùng), mức độ cạnh tranh thị trường quốc tế cho phép tác giả nêu ra một số
rủi ro có thể đối với q trình sản xuất - xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam:
Biến đổi khí hậu có khả năng giảm sản lượng sản xuất hồ tiêu và chất lượng hồ
tiêu xuất khẩu nhất là với hồ tiêu đen - sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Mức cạnh tranh cao trên thị trường hồ tiêu quốc tế và sự xuất hiện các mặt hàng
gia vị thay thế hồ tiêu là yếu tố tăng rủi ro cao.
Những yêu cầu cao về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng, chế biến,
bảo quản hồ tiêu xuất khẩu có thể gây ra rủi ro lớn trong xuất khẩu hồ tiêu của Việt
Nam.
Hệ thống trang thiết bị và công nghệ sơ chế, chế biến bảo quản hồ tiêu xuất khẩu
của Việt Nam chậm đổi mới, cịn lạc hậu, cản trở q trình tạo lập mặt hàng xuất khẩu
phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế và nâng cao chất lượng mặt hàng là một trong
những rủi ro cần được quan tâm.
Những yêu cầu của chính sách thương mại các quốc gia nhập khẩu, nhà nhập
khẩu, người tiêu dùng và thông tin thị trường và thương mại nhóm hàng, mặt hàng hồ
tiêu không được cập nhật thông tin đến người sản xuất, doanh nghiệp thương mại sẽ tạo
nên những rủi ro.
Quá trình thực hiện hợp đồng và quy trình xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu phải được
triển khai nhưng nếu không phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế trong điều kiện
hội nhập, không phù hợp với động thái nhu cầu của thị trường nhập khẩu sẽ tạo ra rủi ro
quá trình xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu.
Định hướng phát triển và một số giải pháp phòng tránh rủi ro trong xuất khẩu
mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam
Một là, các cơng ty nhỏ với nguồn vốn hạn chế có thể sẽ phải tìm một giải pháp
thay thế như tìm các công ty trong nước cung cấp dịch vụ khử trùng. Khử trùng bằng
hơi chỉ có hiệu quả nếu q trình sấy, bảo quản, chế biến (ví dụ như sàng, trộn,
xay/nghiền), đóng gói và vận chuyển được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn. Cần tránh bị
nhiễm vi sinh sau khi khử trùng. Độc tố Mycotoxins và các vi sinh khác rất nhạy cảm
với khử trùng và phải được kiểm soát trong tất cả khâu trong chuỗi sản xuất. Quá trình
thực hiện cần chú ý: (1) Xác định xem khách hàng có muốn tiệt trùng hơi nước không
trước khi cân nhắc cung cấp dịch vụ; (2) Cập nhật thông tin về khử trùng bằng hơi nước
theo điều kiện và yêu cầu của thương mại quốc tế mặt hàng; (3) Tham khảo tài liệu Cẩm
nang marketing và danh bạ website cho sản phẩm hữu cơ, rau thơm và các tinh chất dầu
của Tổ chức thương mại quốc tế ITC.
Hai là, Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu vẫn hấp dẫn do nhu cầu đối với các
sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên nên khám phá các cơ hội tại các thị trường mới nhằm phát
triển mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu.
Rất khó cạnh tranh với các nhà cung cấp hạt tiêu lớn. Thay vì cạnh tranh về khối
lượng ở các phân khúc thị trường lớn, định hướng phân khúc của thị trường tập trung
nhiều hơn vào thị trường ngách thích hợp (ví dụ như cạnh tranh về tính bền vững, chất
lượng, loại xay/nghiền). Trong phát triển thị trường xuất khẩu mới, vấn đề tiên quyết
quan trọng là doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp. Do đó làm việc
với các công ty thu mua đáng tin cậy thực hiện kinh doanh bền vững.
Ba là, phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu theo những quy định (những
yêu cầu pháp lý cũng như phi pháp lý) đối với các loại gia vị mà các thành viên ESA
phải tuân thủ. Đảm bảo doanh nghiệp phải kiểm soát được các sản phẩm của mình thơng
qua việc phơi và bảo quản hạt tiêu thật tốt.
Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng người tiêu dùng theo các quy định trong hệ
thống quản lý thực phẩm an toàn dựa trên nguyên tắc HACCP và xem các yêu cầu phi
pháp lý được quy định cụ thể.
Quốc gia có tiềm năng nhập khẩu hồ tiêu lớn cho rằng “Sấy, chế biến và bảo
quản theo các phương pháp tốt hơn”. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam thảo luận kỹ
với các nhà cung cấp về các phương pháp này. Đảm bảo thực hiện đúng tài liệu hướng
dẫn về thực hành tốt trong sản xuất hạt tiêu -Good Agricultural Practices (GAP) Pepper
(IPC), GAP Spices (IOSTA) và GMP spices (IPC) là những nguồn thơng tin có giá trị.
Bốn là, cách kiểm soát tốt nhất các độc tố aflatoxin trước khi thu hoạch là thu
hoạch hồ tiêu ở độ ẩm an tồn và sấy khơ tới mức an tồn ngay sau khi thu hoạch; trong
khi vận chuyển, hạt tiêu hoặc được phơi khơ hoặc có đủ độ thống.
Nhiều nhà nhập khẩu có yêu cầu báo cáo thử nghiệm về mức độ nhiễm vi sinh.
Doanh nghiệp có thể sử dụng cơ sở dữ liệu MRL database, trong đó liệt kê tất cả các
mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRLs). Doanh nghiệp có thể tìm kiếm về sản phẩm
của mình, những loại thuốc trừ sâu được sử dụng hay danh sách các MRL liên quan đến
sản phẩm của doanh nghiệp và thuốc trừ sâu.
Khuẩn salmonella có thể bị nhiễm ở tất cả các giai đoạn từ giai đoạn trồng, thu
hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói đến khi bán hàng. Việc duy trì sản xuất và vệ sinh
tốt, cùng với việc áp dụng các nguyên tắc HACCP có tầm quan trọng rất lớn trong quá
trình trồng, thu hoạch và chế biến.
Khử trùng bằng hơi là phương pháp được EU ưa chuộng để chống ơ nhiễm vi
sinh. Dùng phương pháp này có thể tốn kém nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích. Doanh
nghiệp có thể lựa chọn việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tin cậy ở nước sở tại.
Năm là, trong trường hợp bạn sử dụng phụ gia, phải đảm bảo chắc chắn rằng các
chất đó hợp pháp và đã được khách hàng của doanh nghiệp đồng ý. Lưu ý ghi rõ thông
tin về chất phụ gia trong bảng danh sách thành phần. Đọc thêm về phụ gia thực phẩm,
các enzyme và các hương liệu trên website sau đây.
Trong một số trường hợp, hạt tiêu bị pha trộn chỉ có thể được phát hiện qua xét
nghiệm cụ thể. Do đó, các đơn vị nhập khẩu sẽ chỉ mua hạt tiêu đã chế biến nếu họ tin
tưởng doanh nghiệp, vì họ khơng muốn tốn thêm chi phí. Xây dựng niềm tin sẽ mất thời
gian và đòi hỏi bạn phải thể hiện sự chuyên nghiệp và minh bạch.
Chiếu xạ ít gây tổn hại cho hương vị của các loại gia vị và rau thơm hơn tiệt trùng
hơi nước. Tuy nhiên, người tiêu dùng trong EU thường thích các sản phẩm khơng chiếu
xạ. Vì vậy, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi. Ở các quốc gia khác (ví dụ
như Hoa Kỳ) chiếu xạ dễ được chấp nhận hơn.
Sáu là, hệ thống xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phải
thường xun cập nhật các thơng tin về chính sách thương mại xuất khẩu của các quốc
gia, thông lệ thương mại quốc tế; Các thông tin về thị trường và thương mại nhập khẩu
mặt hàng hồ tiêu của các quốc gia nhập khẩu… bằng những hình thức, phương pháp
phù hợp. Đảm bảo để hệ thống thông tin thị trường và thương mại xuất khẩu hồ tiêu
toàn diện, khách quan và cập nhật.
Bảy là, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam triển khai đồng bộ, hiệu
lực đạt kết quả cao quá trình phân phối mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu.
Tám là, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam nâng cao nguồn lực, tạo
năng lực để tham gia vào chuỗi giá trị mặt hàng hồ tiêu quốc tế chú trọng đến khâu sản
xuất và khâu marketing - đây là những khâu có giá trị gia tăng cao
1.6. Mức độ cạnh tranh ngành
Cùng với sự lớn mạnh của ngành tiêu, Việt Nam đã dần hình thành các cơng ty
xuất khẩu tiêu lớn. Trong gần 200 doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu
hiện nay (trong đó 13 doanh nghiệp nước ngồi) có hơn 70 doanh nghiệp tham gia chế
biến xuất khẩu hồ tiêu trực tiếp, trong số này có khoảng 20 doanh nghiệp đạt năng lực
xuất khẩu trên 10 triệu USD/năm (theo GLO, 2021).
Nhu cầu hạt tiêu hiện nay không chỉ được sử dụng trong các món ăn, mà cịn
được dùng cả trong lĩnh vực dược phẩm. Dầu hạt tiêu cũng được sử dụng trong các lĩnh
vực khác như mỹ phẩm, nước hoa, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, như kem đánh răng,
nước súc miệng…Số liệu của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy trong 10 năm kể
từ 2001 tiêu dùng hạt tiêu thế giới tăng khoảng 3% mỗi năm. Ước tính trong dài hạn,
thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung hạt tiêu khoảng vài chục ngàn tấn mỗi năm.
Trong tình hình giá hồ tiêu duy trì ở mức cao như những năm gần đây, khả năng
cạnh tranh của tiêu Việt nam là rất lớn. Điều này thể hiện rõ khi xem xét chỉ số chi phí
nguồn lực nội địa (DRC) đã giảm từ mức 0,7 năm 2004 xuống còn 0,4 năm 2010, hệ số
nhỏ hơn 1 chứng tỏ sự tăng lên về khả năng cạnh tranh của tiêu Việt Nam. Hệ số lợi thế
so sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage-RCA) của mặt hàng tiêu Việt
nam lớn hơn nhiều so với các nước cùng xuất khẩu tiêu trên thế giới. Dựa vào số liệu
của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) và Tổ chức nông lương thế giới (FAO), tính ra hệ số
lợi thế so sánh trơng thấy của mặt hàng tiêu Việt Nam năm 2010 là 84,6, gấp hơn 11 lần
RCA của tiêu Brazil, Ấn độ, Malaysia, gấp 3,9 lần tiêu Indonesia (theo báo Gia Lai,
2021).
Những phân tích trên cho thấy, khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam trên
thị trường thế giới rất cao, khi thị phần thương mại của Việt Nam ngày càng vượt trội
và giá hồ tiêu thế giới ngày càng cao. Nhiều loại tiêu Việt Nam có chất lượng khá tốt
như tiêu Phú Quốc có chất lượng tương đương tiêu Indonesia và Ấn Độ, tiêu Chư Sê có
các đặc trưng về độ bóng, hạt to đều, hương thơm đặc trưng, dung trọng cao, có danh
tiếng trên thị trường thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Các
doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu đã có khả năng xuất khẩu trực tiếp cho những nhà
cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gia vị ở các nước.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
2.1. Các quy định pháp lý về nhập khẩu
Nhân tố pháp lý là một trong những nhân tố cần tuân thủ chặt chẽ nếu khơng sản
phẩm có thể bị từ chối tại biên giới hoặc rút ra khỏi thị trường. Thị trường Mỹ và Châu
Âu là hai thị trường lớn nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam cũng là những thị trường vô
cùng “khó tính” với những quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy khi xuất
khẩu Việt Nam cần chú ý về chất lượng của mặt hàng và đối với sản phẩm ngành hàng
Hồ tiêu thì cần chú ý đến những quy định về yếu tố kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ, về dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, ... Và trong các quy định pháp lý về
nhập khẩu thì ngành Hồ tiêu Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới một số yêu cầu ràng buộc
về mặt pháp lý sau đây:
•
An tồn thực phẩm: Truy suất nguồn gốc, vệ sinh và tuân thủ Luật thực phẩm
chung (General Food Law); Nhiễm độc chất mycotoxins (mycotoxins contamination):
đối với hạt tiêu, mức tối đa mycotoxins quy định cho aflatoxin (giữa 5.0 μg/kg cho
aflatoxin B1 and 10 μg/kg cho tổng aflatoxin gồm B1, B2, G1 and G2). Với ochratoxin,
tối đa là 15 μg/kg. (Theo GFL 2002)
•
Dư lượng Thuốc bảo vệ thực vật tối đa: Đây là một thực tế của hồ tiêu xuất khẩu
đặc biệt xảy ra ở Vietnam.
•
Nhiễm độc vi sinh: Sự có mặt của khuẩn salmonella là lý do chính hạt tiêu bị
cấm nhập vào EU.
•
Phụ gia thực phẩm và pha trộn chất giả: thảo mộc và gia vị trộn bị từ chối bởi cơ
quan hải quan do sản phẩm có các chất khơng được công bố, không được phép lưu
hành hoặc vượt quá mức các chất khác.
•
Mức tối đa của polycyclic aromatic hydrocarbons: nhiễm PAHs từ các tập qn
sấy khơ.
•
Chiếu xạ: q trình này được cho phép nhưng khơng thường xun được sử
dụng, vì người tiêu dùng không phải lúc nào cũng chấp nhận cách xử lý này.
•
Thị trường quốc tế ngày càng yêu cầu các nhà cung cấp của họ sử dụng khử
trùng bằng hơi nước để chống lại sự ô nhiễm vi khuẩn của hạt tiêu. Vì tiêu đen dễ bị ơ
nhiễm hơn nên việc tiệt trùng bằng hơi nước đặc biệt quan trọng đối với loại hạt tiêu
này. Xử lý bằng hơi có thể gây hại cho mùa vụ vì nó có thể ảnh hưởng đến vị của tiêu.
Nghiên
cứu đang được tiến hành thành các phương pháp thay thế cho phương pháp này. Hiện
nay, đây vẫn là phương pháp an toàn nhất để chống nhiễm khuẩn vi sinh vật
Ngoài ra, một trong những thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam lớn nhất là
châu Âu cũng đặt ra những quy định mới về quy tắc xuất xứ hàng hố để đảm bảo tính
bền vững và đa dạng sinh học: Chứng nhận sản phẩm bền vững: Organic, Fairtrade hoặc
Rainforest Alliance; Tự chứng nhận; các nhà cung cấp đánh giá sự đáp ứng của họ với
bộ quy tắc bền vững của người mua. Ví dụ Unilever’s Sustainable Agricultural Code
(SAC) hoặc the Olam Livelihood Charter.
Yêu cầu về nhãn mác: Chú ý thêm đến việc ghi nhãn sản phẩm của bạn vì khía
cạnh này rất quan trọng đối với người mua ở Châu Âu. Đối với hạt tiêu số lượng lớn,
nhãn sản phẩm của bạn phải bao gồm:
•
Tên sản phẩm;
•
Chi tiết nhà sản xuất (tên và địa chỉ);
•
Tên Batch;
•
Ngày sản xuất;
•
Ngày hết hạn;
•
Trọng lượng;
•
Những thơng tin khác nước xuất và nhập khẩu đỏi hỏi; mã vạch, nhà sản xuất và
hoặc mã đóng gói, cũng như tất cả các thơng tin bổ sung có thể được sử dụng để truy
suất nguồn gốc của nó ...
2.2. Văn hóa; cạnh tranh thị trường
Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Malaysia và Srilanka là 5 nước có sản lượng
tiêu xuất khẩu hàng đầu thế giới, trong đó Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu
hạt. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022 Việt Nam
xuất khẩu được hơn 125.000 tấn hồ tiêu, với tổng kim ngạch đạt gần 570 triệu USD. So
với cùng kỳ năm 2021, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm trên 19%, tuy nhiên do giá xuất
khẩu tăng nên trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%. Hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng
đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu. (Theo Vũ Khuê, 2022)
Hình 3: Xuất khẩu tiêu đen của các nước
(Theo IAS VN, 2016)
Hình 4: Xuất khẩu tiêu trắng của các nước
(Theo IAS VN, 2016)
Tuy nhiên theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay hồ tiêu Việt Nam đang bị
mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí
cũng rẻ hơn so với Việt Nam. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu sang Ai Cập
và Pakistan cũng gặp khó khăn khi hàng đã vào bãi nhưng bị "treo" vài tháng và chưa
biết khi nào mới được thanh toán, trong khi vẫn phải chịu phí lưu container. Ngồi ra,
việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển
xuất khẩu.
Cung cao hơn cầu khiến cho tình hình cạnh tranh trên thị trường hồ tiêu thế giới
đang ngày càng khốc liệt hơn. Đối thủ đáng lo ngại nhất của hồ tiêu Việt Nam chính là
Brazil. Các chủ trang trại của nước này có lợi thế rất lớn là sở hữu diện tích lớn với giá
đất nơng nghiệp rất rẻ. Nhờ đất đai nhiều và rẻ, nên người trồng tiêu Brazil không cần
phải trồng cho cây tiêu phát triển thật cao như ở Việt Nam, mà chỉ cần cao chừng 2m,
rất dễ dàng, thuận tiện cho việc thu hái… Những yếu tố đó giúp cho tiêu Brazil đang có
giá thành thấp. Bên cạnh đó, nhờ tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật, quy trình canh tác, nên
dư lượng thuốc trừ sâu trên hạt tiêu gần như bằng không. Hay có thể nói hạt tiêu Brazil
đã gần với chuẩn organic. Với những lợi thế đó, hạt tiêu Brazil đang có sức cạnh tranh
rất lớn trên thị trường nhờ chất lượng cao, giá bán thấp.
2.3. Sự hấp dẫn thị trường
Với vị thế là nhà xuất khẩu Hồ tiêu số 1 thế giới thì Việt Nam có nhiều ưu thế
trong việc tham gia thị trường Hồ tiêu thế giới và giữ vững vị thế của mình. Hơn nữa là
nhu cầu nhập khẩu Hồ tiêu ngày càng cao nên sự phát triển của ngành Hồ tiêu là một
điều dễ thấy.
Tại thị trường EU:
•
Năm 2019, trong khi xuất khẩu (XK) hồ tiêu ghi nhận giảm mạnh ở hầu khắp thị
trường thì lại có những tín hiệu khả quan tại EU. Nhưng muốn tận dụng được cơ hội
thúc đẩy XK vào khối EU cũng như các thị trường khác, ngành hồ tiêu cần thay đổi
mạnh mẽ, vượt rào cản phi thuế quan.
•
Vào tháng 1 năm 2022, EU đã nhập khẩu khoảng 13 triệu EUR (13,87 triệu USD)
hạt tiêu từ Việt Nam. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu được bán sang Đức và Hà Lan. (Theo
Hoàng Hiệp, 2021)
•
Cơ hội lớn từ EVFTA: các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm
hạt tiêu (mã HS 09.04) ngay khi hiệp định có hiệu lực. các nước EU cam kết xóa bỏ thuế
quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 09.04) ngay khi hiệp định có hiệu lực. (Theo
Hồng Hiệp, 2021)
Tại thị trường Mỹ:
•
Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của Mỹ trong năm 2021 tiếp tục tăng khi nước này mở
cửa trở lại và sống chung an toàn với COVID-19 cũng như triển khai các gói kích thích
tăng trưởng kinh tế. Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy GDP nước này tăng 5,7%
năm ngối – cao nhất kể từ năm 1984. (Theo Hồng Hiệp, 2022)
•
Tiêu dùng tại Mỹ trong năm 2021 tăng 7,9%, nhờ người Mỹ tích cực chi tiêu và
giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ
(USITC), Mỹ đã chi 360,4 triệu USD để nhập khẩu khối lượng kỷ lục 94.174 tấn hồ
tiêu trong năm 2021, tăng 8,8% về lượng và tăng 44,4% về trị giá so với năm 2020.
(Theo Hoàng Hiệp, 2022)
•
Trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng bình qn khối lượng hồ tiêu nhập khẩu
của Mỹ vào khoảng gần 5%/năm. Trong đó, Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ
tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ với tỷ trọng chiếm 67,5% tổng nhập khẩu của nước
này trong năm 2021, với 63.565 tấn, tăng 10,2% so với năm 2020 và đánh dấu mức
tăng trưởng trong năm thứ 6 liên tiếp. (Theo Hoàng Hiệp, 2022)
2.4. Các rào cản nhập khẩu
Rào cản lớn nhất mà các thị trường nhập khẩu đặt ra đối với các mặt hàng nơng
sản Việt Nam nói chung và hồ tiêu nói riêng chính là những rào cản kỹ thuật và vệ sinh
dịch tễ. Hai thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Châu Âu, là
những thị trường “khó tính”, quy định rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, điều kiện
về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hố học. Trong khi đó, kỹ thuật canh tác
hồ tiêu tại Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt, hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón hố học vẫn cịn ở mức rất cao so với mức quy định của
các quốc gia nêu trên. Thực tế cho thấy hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường
Mỹ và Châu Âu đã nhiều lần bị cảnh báo về hàm lượng hố chất có trong sản phẩm, số
lượng sản phẩm đạt chuẩn chỉ khoảng 40%.
Ngoài ra, một trong những thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam lớn nhất là
châu Âu cũng đặt ra những quy định mới về quy tắc xuất xứ hàng hố để đảm bảo tính
bền vững và đa dạng sinh học. Theo quy định của Hiệp định thương mại tự do EVFTA,
các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành xuất khẩu hàng hố vào thị trường EU thì phải
có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn rất bỡ
ngỡ trong q trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ phục vụ cho quá trình xuất khẩu,
khiến cho q trình mua bán hàng hố bị cản trở ít nhiều.
Tiếp đó, việc một số quốc gia thay đổi chính sách nhập khẩu và doanh nghiệp
Việt Nam không nắm rõ được những thay đổi này cũng khiến cho quá trình nhập khẩu
hồ tiêu vào các quốc gia bị cản trở. Một ví dụ điển hình là vào khoảng tháng 02/2022,
Ai Cập thay đổi chính sách xuất khẩu khi yêu cầu tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào
quốc gia này bắt buộc phải mở L/C. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn
khơng nắm bắt được rõ vấn đề này nên khi hàng đưa sang Ai Cập thì bị neo lại 2-3
tháng, cản trở quá trình mua bán trao đổi hàng hoá.
2.5. Sự biến động của thị trường thế giới
Biến động về sản lượng
Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới bao gồm Việt Nam, Brazil, Ấn
Độ, Indonesia và Trung Quốc. Hồ tiêu là cây cơng nghiệp lâu năm có sự phát triển và
sinh trưởng bị ảnh hưởng rất nhiều từ điều kiện thời tiết, lượng mưa năm nay sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới sản lượng trong năm tiếp theo. Những năm trở lại đây, do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu mà thời tiết tại các khu vực trồng hồ tiêu trên
thế giới cũng có những biến chuyển xấu. Trong khi đó, các loại sâu bệnh phát triển
ngày càng nhiều và phức tạp, cây hồ tiêu được trồng ngày càng già hoá nên khả năng
chống chọi lại sâu bệnh càng ngày càng suy giảm. Chính những khó khăn trên đã
khiến cho sản lượng của ngành hồ tiêu thế giới biến động mạnh và liên tục trong
những năm vừa qua.
Bảng 1: Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010-2019
Quốc gia
2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018
2019
Brazil
34
44
80
35
32
34
39
41.6
65
72
Ấn Độ
50
48
43
65
37
70
48.5
57
64
48
Indonesia 59
47
75
63.5
52
80
77
75
70
78
Malaysia
25
23
19
20.5
22.5
23
23.5
21.073 24
Việt Nam 110
120
118
122
148.76 122
170
200
205
280
Trung
32.3
28
28
28
29
26
35
32
23.5
32
29
Quốc
Hình 5: Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2010 - 2019
(Nguồn: International Pepper Community)
Sự biến động về giá
Hình 6: Giá xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới giai đoạn đầu năm 2021 đến
15/2/2022
(Nguồn: Sybil Agri)
Hồ tiêu là mặt hàng nông sản có biến động giá rất lớn trên thị trường thế giới. Sự
biến động mạnh về giá này xảy ra do rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố chính
nhất tác động đến những thay đổi lớn về mặt giá cả là do ảnh hưởng từ mối quan hệ
cung – cầu trên thị trường thế giới. Mối quan hệ cung – cầu bị ảnh hưởng bởi một số
yếu tố như:
•
Thời gian: vào chính vụ thu hoạch, giá hồ tiêu tại các quốc gia thường thấp hơn
so với thời điểm ngoài vụ do nguồn cung dồi dào.
•
Tâm lý thị trường: khi dự báo thị trường hồ tiêu sẽ khan hiếm nguồn cung trong
tương lai thì nhu cầu mua vào để tích trữ sẽ tăng, việc này đẩy giá hồ tiêu trên thế giới
lên rất cao.
•
Rào cản thâm nhập thị trường: trong thời gian vừa qua, Liên minh châu Âu EU
đã ban hành một số quy định nhằm thắt chặt chất lượng hồ tiêu nhập khẩu từ thị trường
Brazil. Khi đó, thị trường EU sẽ có xu hướng tiến hành nhập khẩu hồ tiêu từ các thị
trường khác như Ấn Độ hay Việt Nam khiến cho giá xuất khẩu của các thị trường khác
nhau cũng sẽ có sự chênh lệch.
Giá hồ tiêu đến từ những thị trường khác nhau có sự chênh lệch rất lớn chủ yếu
do chất lượng sản phẩm. Hồ tiêu xuất khẩu từ thị trường Việt Nam chủ yếu vẫn là hồ
tiêu thô chưa qua chế biến nên giá thành thấp, chỉ bằng 1/3 đến ½ giá hồ tiêu đã qua chế
biến đến từ thị trường Ấn Độ.
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
3.1. Môi trường pháp lý ổn định thuận lợi
Trong quá trình thành lập và hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp chịu sự chi
phối bởi nhiều quy định pháp luật, đặc biệt là: Luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu
tư, luật thương mại, luật chuyển giao công nghệ, luật quản lý thuế, luật kế tốn, luật lao
động. Mơi trường pháp lý trong hoạt động kinh doanh chính là tổng hợp những quy định
pháp luật này mà chủ thể của hoạt động kinh doanh đó có các quyền và lợi ích được
pháp luật bảo vệ.
Môi trường pháp lý ổn định là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh
nghiệp có thể hoạt động, phát triển và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Chính vì thế mơi trường pháp lý có tác động to lớn đến quá trình hoạt động và tồn tại
của doanh nghiệp tất cả các ngành kinh doanh nói chung và ngành hồ tiêu nói riêng.
Thực tế, Việt Nam có một mơi trường pháp lý khá ổn định, thu hút nhiều doanh nghiệp
cả trong nước và ngoài nước tiến hành các hoạt động kinh doanh, chính phủ cũng
khơng ngừng nỗ lực để cải thiện các văn bản pháp luật nhằm tạo thuận lợi tối đa thúc
đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp trong nước. Cụ thể:
Nhằm cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất
khẩu và xúc tiến thương mại (XNK & XTTM), những năm gần đây, Bộ Thương mại đã
trình Quốc hội thơng qua Luật Thương mại
Năm 2006 là năm đầu tiên Nhà nước thực hiện đổi mới về giải pháp và điều hành
dài hạn đối với Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia theo Quyết định số 279
ngày 3/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, để doanh nghiệp dễ tiếp cận với Chương
trình:
Đầu tiên, đơn giản hoá thủ tục thanh toán
Cải cách thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ trong những năm gần đây. Nghị quyết 19 năm 2018 yêu cầu giảm tỷ lệ
các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25-27% hiện nay
xuống dưới 10%. Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cải cách thủ tục hành
chính, theo Báo cáo chỉ số kinh doanh của Ngân hàng Thế giới nhưng DN vẫn gặp
nhiều khó khăn và vướng mắc trong việc tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
“Cơ chế một cửa quốc gia” được triển khai từ tháng 11/2014 và được xây dựng
nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính về kiểm tra chun ngành và thơng báo kết quả
kiểm tra trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối 11
trên tổng số 14 Bộ, ngành liên quan và 47/284 thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên
ngành đã được triển khai. Chính phủ cũng có nhiều quy định, Nghị định về các giải
pháp cải thiện môi trường kinh doanh, công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu. Do đó nhiều năm qua, cơng tác kiểm tra chuyên ngành đã được cải
thiện, được cộng đồng DN ghi nhận.
Các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được
quy định tại các Luật, Nghị định, Thông tư của các Bộ, ngành khác nhau. Điều này đã
dẫn đến một tình huống mà trách nhiệm quản lý của các cơ quan khác nhau bị trùng lặp,
dẫn đến quy trình thủ tục thường không rõ ràng và không nhất quán. Về lâu dài, cần có
một văn bản chung nhất quán hướng dẫn cho tất cả các Bộ, ngành về cách tiến hành
kiểm tra chuyên ngành và báo cáo thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Nghị định mới về cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa Asean sẽ góp phần
tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trực tuyến nhằm đơn
giản hóa thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Nghị định cũng sẽ hỗ trợ đơn giản hóa thủ
tục thơng quan theo hướng giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm và sẽ thiết lập một cơ
chế liên ngành để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thông qua Cơ chế
một cửa quốc gia.
Với các cải cách này sẽ làm giảm gánh nặng thủ tục hành chính đối với DN bằng
cách giảm thời gian thông quan và cắt giảm chi phí, qua đó góp phần vào cải thiện hiệu
quả mơi trường kinh doanh.
Thứ 2, bãi bỏ điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp
Về cải cách và nâng cao chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh, Thủ
tướng Chính phủ u cầu tập hợp rà sốt các quy định về điều kiện kinh doanh thuộc
lĩnh vực quản lý Nhà nước ở các bộ, ngành và cơ quan liên quan, thực hiện công bố
công khai để doanh nghiệp hiểu và thực hiện. Đơn giản hóa, hợp lý hóa các điều kiện
kinh doanh. Kiên quyết bãi bỏ những điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp, nghiêm
cấm ban hành bất cứ điều kiện kinh doanh mới, nhất là giấy phép con, trái quy định
pháp
luật, ban hành khơng đúng thẩm quyền gây khó khăn cho doanh nghiệp trong thực thi,
bảo đảm sự cần thiết, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước.
Đồng thời đổi mới tư duy, phương pháp và công cụ quản lý Nhà nước về điều
kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, áp dụng cấp phép tự động và thực hiện hậu kiểm;
rà soát, loại bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh ra khỏi các văn bản quy định về
tiêu chuẩn, quy chuẩn, các sản phẩm và chất lượng sản phẩm để tạo thuận lợi cho các
nhà đầu tư doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thanh tra, kiểm tra, giám sát cần hướng
tới mục tiêu hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và kết quả đánh giá hiệu lực quản lý,
không trùng lắp trong việc thanh tra. Đặc biệt là cơng tác kiểm tốn thuế minh bạch
hơn, chống tiêu cực và tham nhũng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Khơng tăng phí,
lệ phí, khơng tăng thuế, không tăng lãi vay ngân hàng tạo điều kiện giảm chi phí cho
doanh nghiệp.
Thứ 3, kiên quyết xử lý cán bộ gây phiền hà cho doanh nghiệp
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương định kỳ hằng quý, tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với nhà đầu tư, doanh nghiệp để nhận
diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp trên địa bàn; thiết
lập và công khai đường dây nóng điện thoại, website trực tuyến để trực tiếp nhận ý kiến
phản ánh và giải đáp cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp;
theo nguyên tắc không bổ sung hồ sơ quá 1 lần, không được kéo dài thời gian xử lý thủ
tục hành chính khơng đúng theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị
liên quan quán triệt đến từng cán bộ công chức về cải cách hành chính, chống quan liêu,
tham nhũng, sách nhiễu, chuyển mạnh mẽ sang tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ
doanh nghiệp; cơng khai quy trình và các cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ; tăng cường
thanh tra công vụ, kiên quyết xử lý các cán bộ, cơng chức vi phạm quy trình xử lý hồ
sơ, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các vi
phạm của công chức trong phạm vi quản lý.
Đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại
các Bộ, ngành, địa phương: Đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin trực tuyến giữa các cơ
quan quản lý nhà nước trong xử lý, giải quyết thủ tục hành chính; Cơng khai tồn bộ thủ
tục hành chính trên Cổng thơng tin điện tử; Thiết lập quy trình giải quyết thủ tục hành
chính trên mơi trường mạng.
Thêm vào đó, Chính phủ đã chủ động ban hành cơ chế XNK phù hợp với định
chế của WTO, trước thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới.
Đó là Nghị định 12/2006.NĐ-CP ngày 23/1/2006, về hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh, chuyển khẩu với
nước ngoài - cơ chế dài hạn nhất từ trước tới nay, tạo sự ổn định trong điều hành XNK
và giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược. Nhà nước đã hết sức nỗ lực để đưa hoạt
động XNK vào một sân chơi lớn (WTO) và phát triển, đồng thời phải chấp nhận Việt
Nam là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018) (Tuy
nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt
Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường, thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ
“phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện
chống bán phá giá).
Ngồi ra, cịn bổ sung thêm các quy định như: Cơ quan chủ trì chương trình linh
hoạt hơn trong việc xây dựng và điều chỉnh các hạng mục trong Chương trình; cơ quan
quản lý kiểm soát được nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho XTTM.
3.2. Những quy định về xuất khẩu
Khi có hàng hóa xuất nhập khẩu, để không tốn kém thời gian, chi phí thì doanh
nghiệp phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục xuất khẩu hàng hóa cũng
như điều kiện để hàng hóa được xuất khẩu. Một trong những điều kiện xuất khẩu hàng
hóa doanh nghiệp cần chú ý đến đó là điều kiện về chủ thể xuất khẩu, điều kiện về bản
thân hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan, về chất lượng sản
phẩm hàng hóa, pháp luật doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu khơng phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh
doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh
xuất khẩu. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định các đối tượng có
quyền kinh doanh xuất khẩu đó là:
•
Đối với thương nhân Việt Nam khơng có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu quy định tại Nghị định này và
các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào
ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
•
Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty và chi nhánh cơng ty
nước ngồi tại Việt Nam:
Các thương nhân, cơng ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài
việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất khẩu hàng hóa cịn thực
hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong
các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình
do Bộ Cơng Thương cơng bố.
•
Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu ngoài việc thực hiện quy
định của pháp luật về xuất khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về
điều kiện xuất khẩu hàng hóa đó như phải xin cấp giấy phép xuất khẩu.
Như vậy, xuất khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh
doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất khẩu cụ thể. Khi
doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng
ký thơng tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh
nghiệp có đăng ký hoạt động xuất khẩu hay khơng được thể hiện tại mạng đăng ký kinh
doanh quốc gia, đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải
quan... Tuy hoạt động xuất khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp
luật doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải đảm
bảo các hoạt động pháp lý liên quan như thủ tục với cơ quan hải quan, cơ quan thuế…
Thứ hai, điều kiện với hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là:
•
Hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu phải có
giấy phép của Bộ, ngành liên quan. Ví dụ, đối với hàng hóa xuất khẩu là thực phẩm thì
cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần có sự cấp phép của
Cục vệ sinh an tồn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm y tế thì cần sự kiểm
định của Bộ Y tế. Như vậy, với mỗi loại hàng hóa cụ thể nếu pháp luật quy định cần
cung cấp giấy phép thì doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục theo quy định.