Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 26 trang )


1

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
GVHD: NGUYỄN THANH LIÊM
SVTH: TRIỆU NGỌC QUY
ID: 11752312


I. TỔNG QUAN NGÀNH HỒ TIÊU
I.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế
giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là
một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam
như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là
một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của
nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ
không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồ
tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục
tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình
quân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức
52.000 ha vào năm 2004. Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích,
sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30
%/năm kể từ năm 1998 đến nay. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuất
khẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và


2

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
xuất khẩu với sản lượng và xuất khẩu bình quân ước đạt 95.000 tấn mỗi năm. Hồ
tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt
là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng
tăng.
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt
Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến.
Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao,
lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ
Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng
khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị
trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra còn có
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu
quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời sẽ tham gia sâu hơn vào quy
luật thị trường. Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu
Việt Nam đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để
phát triển rực rỡ hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế.

3

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312




BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG

I.2. THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU THẾ GIỚI

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC): Sản lượng tiêu thế giới năm 2008 đạt
307.000 tấn, năm 2009 là 318.000 tấn và 2010 là 316.000 tấn. Tồn kho cuối năm
2008 sang năm 2009 là 135.000 tấn, năm 2009 sang 2010 là 100.000 tấn, năm 2010

4

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
sang năm 2011 là 95.000 tấn. Như vậy nguồn cung xu hướng giảm, trong khi đó
nhu cầu sử dụng hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường
Mỹ và Tây Âu. Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất khẩu,
nhất là Việt Nam, quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế canh tranh và là nước sản
xuất, xuất khẩu tiêu số một thế giới.
Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ,
Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam).
Về diện tích trồng, Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu. Indonesia là nước
có truyển thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là
171 ngàn ha. Trong khi đó, các nước còn lại đều có diện tích tích trồng hồ tiêu
không quá 50 ngàn ha.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được,
trong khi Việt Nam lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại
rất cao. Vì thế, tuy diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu
Việt Nam lại đạt đến 100 ngàn tấn và xuất khẩu gần tương đương mức sản
lượng trên (bảng 5).
Trong Hội nghị thường niên IPC được tổ chức tại Colombo (Sri Lanka) từ
30/10 đến 2/11/2012, mức sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2012 được ước
tính vào khoảng 324.000 tấn và 249.000 tấn, tăng lên so với mức năm 2011 là
317.700 tấn và 246.200 tấn.
Lượng hồ tiêu tồn từ năm 2011, lượng nhập khẩu cũng như tiêu thụ nội địa

trong năm 2012, tổng cộng khoảng 85.750 tấn sẽ được dự trữ cho năm 2013. Lượng
dự trữ này tương đối nhỏ khi so sánh với lượng dự trữ của đầu năm 2012 là 90.585
tấn. Lượng dự trữ cho đầu năm 2013 được kỳ vọng sẽ đủ cho hoạt động xuất khẩu
cho đến khi vụ mùa 2013 được thu hoạch. Do tình trạng khan hiếm này, nên giá hồ
tiêu trong các tháng sắp tới được dự báo sẽ vẫn ở mức cao.

5

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312

Trong tháng 10/2012, giá hồ tiêu tại các nước sản xuất biến động theo các
hướng khác nhau. Giá hồ tiêu nội địa của Ấn Độ và Malaysia tăng trong khi giá của
Brazil, Indonesia và Việt Nam lại giảm xuống. Ở SriLanka, giá hồ tiêu nội địa
tương đối ổn định. Về giá xuất khẩu (FOB), ngoại trừ ở Ấn Độ, tại mọi nguồn hàng
khác đều giảm khoảng 3% về loại giá này. Giá xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên 5%
trong tháng. Bảng chỉ số giá hồ tiêu của IPC không có nhiều biến động. Chỉ số giá
hồ tiêu đen tăng 0,34 điểm và hồ tiêu trắng là 1,04 điểm trong tháng 10/2012 (Bảng
1). Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng lần lượt tăng khoảng nhỏ từ 0,1% và 0,5%
tới mức giá từ 6.581 USD/tấn và 9.235 USD/tấn (Bảng 2)
Bảng 1: Bảng chỉ số giá IPC (Giá cơ sở: trung bình 2006 – 2010)




Bảng 2: Giá thực tế của hồ tiêu đen và trắng (USD/tấn)

6

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312


Ghi chú: Giá thực tế được tính toán từ giá xuất khẩu hàng tháng của Top 5 các
quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới là Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Indonesia
và Malaysia
Tình hình xuất khẩu
Trong suốt tháng 10/2012, tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu từ các quốc gia sản
xuất chính đã tăng lên, chủ yếu là do Indonesia tăng lượng xuất khẩu. Lượng xuất
khẩu từ Sri Lanka cũng tăng lên, trong khi đó, lượng xuất khẩu từ Brazil, Ấn Độ và
Malaysia đều giảm. Tổng lượng xuất khẩu của 6 nước sản xuất hồ tiêu chính trên
thế giới trong tháng 10/2012 vào khoảng 21.600 tấn (trong đó, 90% là hồ tiêu đen,
10% là hồ tiêu trắng), đã tăng 20% so với mức 18.000 tấn của tháng 10/2011. Tuy
nhiên, khi so sánh với lượng xuất khẩu vào 25.540 tấn trong tháng 9/2012 trước đó,
lượng xuất khẩu trong tháng 10/2012 đã giảm 16%. Tính từ tháng 1-10/2012, tổng
xuất khẩu từ các quốc gia trên đã giảm 3% từ mức 207.900 tấn của tháng 1-
10/2011, xuống mức 201.700 tấn (khoảng 86% hồ tiêu đen và 14% hồ tiêu trắng).

7

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Biểu đồ tiếp theo đây sẽ đưa ra sự so sánh rõ ràng hơn giữa hai kỳ 1-10/2011 và 1-
10/2012.


Indonesia đã xuất khẩu được khoảng 8.800 tấn trong tháng 10/2012 (gồm
8.000 tấn hồ tiêu đen và 800 tấn hồ tiêu trắng). So với tháng 10/2011, Indonesia đã
xuất khẩu được nhiều hơn đáng kể, vào khoảng 187% so với mức 3.070 tấn năm
ngoái. Tổng lượng xuất khẩu trong kỳ tháng 1-10/2012 vào khoảng 46.600 tấn
(38.100 tấn hồ tiêu đen và 8.500 tấn hồ tiêu trắng). So với cùng kỳ năm ngoái,
lượng xuất khẩu đã tăng lên 45%. Nguyên nhân lượng xuất khẩu của Indonesia tăng
là do sản lượng hồ tiêu trong năm 2012 của nước này cao từ mức 45.000 tấn của
năm 2011 lên mức 63.000 tấn trong năm 2012. Tính đến tháng 12/2012, lượng hồ

tiêu xuất khẩu từ Indonesia được dự báo sẽ vào khoảng 53.000 tấn, và lượng trữ
dành cho năm sau sẽ vào khoảng 9.600 tấn. Trong tháng 10/2012, Brazil đã xuất
khẩu được khoảng 4.000 tấn hồ tiêu, giảm so với mức 4.700 tấn của tháng 10/2011.
So sánh với tháng 9/2012, lượng xuất khẩu tháng này đã tăng 43% từ mức 2.790
tấn. Tổng xuất khẩu hồ tiêu từ tháng 1-10/2012 là 22.500 tấn, giảm 11% so với
cùng kỳ năm ngoái ở mức 25.300 tấn. Trong năm nay, tổng lượng hồ tiêu được xuất
khẩu dự báo sẽ vào khoảng 27.500 tấn.

8

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Ấn Độ đã xuất khẩu được khoảng 1.100 tấn trong tháng 10/2012. Lượng xuất
khẩu này tương đối thấp khi so với lượng xuất khẩu 2.500 tấn trong tháng 10/2011.
Trong kỳ tháng 1-10/2012 lượng xuất khẩu từ Ấn độ vào khoảng 15.700 tấn, giảm
13% so với 18.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Dự báo đến tháng 12/2012, Ấn Độ
sẽ xuất khẩu được khoảng 17.500 tấn.
Trong tháng 10/2012, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 6.000 tấn, gần
tương tự so với mức xuất khẩu trong tháng 10/2011. Trong kỳ tháng 1-10/2012,
Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 99.500 tấn, giảm 14% so với mức 115.700 tấn
trong cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2012, Việt Nam được sự báo sẽ xuất khẩu
được khoảng 108.000 tấn, giảm so với mức 118.400 tấn trong năm 2011.
Lượng xuất khẩu của Malaysia trong tháng 10/2012 vào khoảng 1.077 tấn
(890 tấn hồ tiêu đen và 187 tấn hồ tiêu trắng). Lượng xuất khẩu này đã giảm 43%
so với mức 1.870 tấn trong tháng 10/2011. Trong kỳ 1-10/2012, Malaysia đã xuất
khẩu được khoảng 8.304 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái hơn 3.546 tấn từ
mức 11.850 tấn.
Trong tháng 10/2012, Sri Lanka đã xuất khẩu được 692 tấn, cao hơn so với
mức 34 tấn trong tháng 10/2011. Trong kỳ tháng 1-10/2012, lượng xuất khẩu từ Sri
Lanka là 9.120 tấn, tăng 90% so với mức 4.800 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn chung, tổng lượng xuất khẩu từ 6 nước sản xuất chính đã giảm hơn so với

cùng kỳ năm ngoái. Trong những tháng cuối năm, thị trường được kỳ vọng sẽ đạt
mức xuất khẩu cao hơn, chủ yếu từ các nước Indonesia, Việt Nam và Brazil. Tổng
lượng xuất khẩu trong năm 2012 được kỳ vọng sẽ gần đạt mức xuất khẩu của năm
2011.
Bảng số liệu chỉ rõ xu hướng xuất khẩu trong kỳ tháng 1-10/2012 và 1-
10/2011 cụ thể như sau:

9

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312

I.3. THỰC TRẠNG NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
Tác động của điều kiện tự nhiên và sâu bệnh ảnh hưởng đến sản xuất vụ
Hồ tiêu năm 2011 (chăm sóc 2010, thu hoạch 2011) ở từng vùng có khác nhau
(Tây Nguyên tác động xấu từ hạn hán, sâu bệnh, miền Đông tương đối thuận
lợi); Nên nhin chung cả nước, vụ tiêu năm 2011 được đánh giá là được mùa,
sản lượng ước trên 110.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với vụ năm 2010.
Giá tiêu trong nước và xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt mức kỷ
lục và rất cao so các năm trước đây. Tuy lợi nhuận của các nhà kinh doanh có
khiêm tốn, nhưng thu nhập và lợi nhuận của người trồng tiêu được nâng lên
mức rất cao, bà con nông dân rất phấn khởi.
Trong sản xuất và kinh doanh, nhà nông cũng như nhà doanh nghiệp tiếp
tục phát huy tính chủ động, làm chủ hàng hóa, giá cả thị trường, lưu thông xuất
nhập khẩu; Đặc biệt đông đảo bà con trồng tiêu Việt Nam đã cầm chịch dẫn dắt
thị trường giả cả trong nước và xuất khẩu, đóng vai trò quyết định cho sự phát
triển bền vững và đầy hiệu quả của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Đó là điều rất đáng
khen ngợi, rất đáng trân trọng.
Kết quả xuất khẩu:

10


SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Số lượng đạt: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%.). Tổng kim ngạch
đạt 693 triệu USD (so với năm 2010 tăng 65%). Giá bình quân: Tiêu đen 5.637
USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136 USD/tấn). Tiêu trắng 8.114 USD/tấn (so
với 2010 tăng 3.139 USD/tấn).
Tác động từ suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu, tác động đến lạm phát
kinh tế, tài chính, tín dụng trong nước, làm ảnh hưởng mức lợi nhuận một số
các doanh nghiệp, đôi khi làm nản lòng nhà kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu; Tuy
vậy hầu hết các doanh nghiệp vẫn làm ăn có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp
đi sâu vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng và nâng cao công
tác quản lý hệ thống lưu thông phân phối đã tạo được lợi nhuận tốt.
Theo báo cáo từ các Sở Nông nghiệp & PTNT: Diện tích trồng trọt cả
nước khoảng 52.171 ha, trong đó diện tích kinh doanh khoảng 46.153 ha, năng
suất thu hoạch khoảng gần 2,4 tấn/ha và sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Tăng
khoảng 2.000 ha (trồng mới) và 10.000 tấn sản lượng so với năm 2010.
Thực hiện năm 1011
DT Trồng DT Thu NS /BQ SL
Cả nước 52,171 46,153 23,8 110,035
6 tỉnh trọng điểm 42,171 37,153 24,6 91,535
Các tỉnh khác 10,000 9,000 20,5 18,500
Thực hiện năm 1011
DT Trồng DT Thu NS /BQ SL
Tổng 6 tỉnh điểm 42,171 37,153 24,6 91,535
Gia Lai 5,832 4,881 32,2 15,733
Đăk Lắk 4,898 4,383 26,7 11,715
Đăk Nông 7,915 6,130 21,5 13,096
Bình Phước 9,566 9,181 28,5 26,155

11


SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Đồng Nai 7,021 6,273 20,9 13,111
Bà Rịa Vũng Tàu 6,939 6,304 18,6 11,725
Kết quả xuất khẩu:

1 Số lượng: 118.416 tấn (so với năm 2010 tăng 6,9%)
 Tiêu đen : 99.918 tấn = 84% thị phần
(Trong đó tiêu đen nghiền : 10.103 tấn = 8,5%)
 Tiêu trắng : 18.498 tấn = 16% thị phần
(Trong đó tiêu trắng nghiền: 3.317 tấn = 2,8 %)
2 Tổng kim ngạch đạt: = 693 triệu USD
(so với năm 2010 tăng 65%)

 Tiêu đen : 545,8 triệu USD = 79% tổng trị giá
(Tiêu đen nghiền : 49,5 triệu USD = 9,5% tổng trị giá)

 Tiêu trắng : 147,2 triệu USD = 21% tổng trị giá
(Tiêu trắng nghiền : 27.2 triệu USD = 3,9% tổng trị
giá)


3 Giá bình quân:

 Tiêu đen : 5.637 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.136
USD/tấn)
(Tiêu đen nghiền : 6.553 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 1.819 USD/tấn)

 Tiêu trắng : 8.114 USD/tấn (so với 2010 tăng 3.139 USD/tấn)


12

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
(Tiêu trắng nghiền : 8.283 USD/tấn (so với năm 2010 tăng 2.303
USD/tấn)

Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường
năm 2011
Châu Mỹ
20%
Châu Âu 37%
Châu Á 35%
Châu Phi 8%


13

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Cơ cấu nhập khẩu của các thị trường
năm 2010
Châu Phi 6%
Châu Á 38%
Châu Âu 41%
Châu Mỹ 15%
14,329
16,242
17,410
35,163
53,177
47,848

29,660
52,934
44,843
10,553
11,911
6,760
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
Tấn
Châu Mỹ Châu Âu Châu Á Châu Phi
Thị trường
Cơ cấu các thị trường nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam
năm 2008 - 2009 - 2010
2008 2009 2010

14

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Giá trung bình tiêu đen của Việt Nam
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000

6,000
7,000
8,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
tháng
USD
2009 2010 2011

Giá trung bình tiêu trắng của Việt Nam
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
USD
2009 2010 2011


15

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Thị phần nhập khẩu Hồ tiêu từ Việt Nam
Khác
31%
American
19%

United Arab
9%
Germany
8%
Nerthlands
7%
Spain
3%
Singapore
3%
Egypt
5%
India
5%
Pakistan
4%
Russia
3%
England
3%


II. PHÂN TÍCH NGÀNH HỒ TIÊU
II.1. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT.
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt
và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào.
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí,
định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong
việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh,

tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ
Thông thường, đối với một doanh nghiệp mới hoạt động, qui mô hoạt
động còn nhỏ không nhiều các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được tầm quan
trọng của việc xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh bài bản. Do qui mô
nhỏ, mọi hoạt động dường như đều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh

16

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
nghiệp hay nhà quản lý. Họ duy trì cách làm việc theo cách giải quyết sự kiện và
sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên trong nhóm như trong gia đình.
Tuy nhiên, theo thời gian, tình hình dần thay đổi thậm chí trong một số doanh
nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng. Quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh phình ra nhanh chóng cùng sự phát triển nóng của xã hội Việt Nam. Tình
hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên thị trường hàng hoá dịch vụ cũng
như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực.
Phát triển là tín hiệu tốt với doanh nghiệp song cũng đẩy họ vào tình thế mất
cân bằng. Nhà quản lý mất dần sự kiểm soát với tình hình. Nỗ lực cá nhân không đủ
bù đắp sự thiếu hụt tạo ra do áp lực công việc. Giải quyết các sự kiện không có khả
năng gắn kết tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàn công ty.
Thực tế này đẩy nhà quản lý - những người xa lạ với việc lập kế hoạch,
những người cho việc lập kế hoạch chỉ là công việc mang nặng lý thuyết - đến với
thực tế buộc họ phải biết dừng lại để hoạch định cho những đường đi nước bước
của mình một cách khôn ngoan hơn.
Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu của
nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng
sử dụng một cách chuyên nghiệp.
Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạo công cụ này. Họ than phiền
kế hoạch chỉ là thứ vẽ trên giấy tờ. Kế hoạch là thứ không bao giờ thực hiện được.
Thậm chí, tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện thậm chí không biết những thứ

trong kế hoạch họ đề ra. Lỗi lớn nhất mà các nhà quản lý này mắc phải là họ đã
không trả lời được hai câu hỏi lớn nhất của một kế hoạch kinh doanh. Câu hỏi về
mặt công việc và câu hỏi về mặt con người.

17

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Để trả lời câu hỏi về mặt công việc, một kế hoạch kinh doanh phải được xuất
phát từ việc phân tích chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thị trường,
người tiêu dùng đến kênh phân phối, công ty, đối thủ cạnh tranh cho tới hoạt động
sản xuất nguồn cung ứng. Từ kết quả các phân tích này, nhà quản lý tổng hợp và
đúc rút ra những điểm mấu chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe
dọa đối với công ty (SWOT).
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh
nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường
nội bộ doanh nghiệp (các điểm mạnh và điểm yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin
sao cho hiệu quả nhất.
Để thực hiện phân tích SWOT, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths (điểm mạnh): Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt
nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở
mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác.
Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh
với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp
các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy
không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses (điểm yếu): Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm
tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên
ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao
đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực

tế và đối mặt với sự thật.

18

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
- Opportunities (cơ hội): Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm
nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù
là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có
liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu
trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương
thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu
các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát
các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ
được chúng.
- Threats (nguy cơ): Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang
làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì
không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về
nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân
tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển
vọng.
Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được tính cụ thể, chính
xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những
bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ
chế kiểm soát chiến lược cụ thể
Chẳng hạn cho tới năm 1992, Walt Disney Company luôn thành công ở
những công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, California (1955), ở Florida
(1970), và ở Tokyo (1983). Năm 1992, Disney lại tiếp tục thành công tại Paris
nhà những kết quả chính xác thực tế và khả thi của quá trình phân tích SWOT,
cụ thể, S: Sự nổi tiếng của các nhân vật phim hoạt hình, thương hiệu Walt
Disney nổi tiếng, tiềm lực tài chính vững mạnh, W: sự hiểu biết về văn hóa, sở

thích của người Pháp chưa đầy đủ, O: Chính phủ Pháp có những biện pháp

19

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
khuyến khích và hỗ trợ về giao thông, về giá đất, về đóng góp cổ phần T: Sự
cạnh tranh của các công viên chủ đề khác ở Paris

II. 2. PHÂN TÍCH SWOT CHO NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM
Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá
trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế
giới.
Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới,
trong khi đó ở trong nước ngành tiêu phát triển thiếu tính bền vững từ sản
xuất, chế biến đến kinh doanh. Trước thách thức đó cần hoạch định chiến lược
phát triển ngành hàng hồ tiêu. Một trong những công cụ có thể được nghiên
cứu và vận dụng, đó là phân tích SWOT.
Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho phát triển ngành hàng hồ
tiêu, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, cụ thể như sau:
Những điểm mạnh:
• Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua
kém tiêu của Indonesia và ấn Độ nên có sự cạnh tranh tốt.
• Nông dân Daklak tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2
đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm
(từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các
tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều này giữa các vùng sản xuất
chính này tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người
sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm.


20

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Những điểm yếu:
• Việc phát triên cây hạt tiêu VN chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng
quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị
trường. Quy mô sản xuất hạt tiêu VN vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá
thể, phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch bệnh.
• Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao, khiến cho
giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200
USD/tấn. Hạt tiêu thường thu hoạch vào mùa mưa, dân không có vốn đầu tư cho
thiết bị sấy, chế biến bằng phương pháp thủ công. Đến nay nước ta mới có khoảng 6
doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến xử lý bằng hơi nước; 7 doanh nghiệp có
dây chuyền tách tạp (que, cành, tạp chất, đất đá ). Tuy nhiên, các nhà máy chế biến
hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài
chính nên việc đầu tư cho công nghệ có nhiều khó khăn.
• Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú
trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia
tăng cho sản phẩm.
• Mặc dù, từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ
tiêu, nhưng cho đến nay trước ngưỡng cửa WTO vẫn chưa có thương hiệu hồ tiêu
"Made in Việt Nam".
Cơ hội:
• Hạt tiêu là “Vua” của các gia vị do hương vị và đặc tính phụ gia của nó,
nên tiêu dùng hạt tiêu trong ngành ăn uống tăng nhanh. Tại các nước phát
triển, hơn 60% lượng hạt tiêu được dùng trong ngành dịch vụ thực phẩm. 40%

21

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312

còn lại được tiêu thụ trong hộ gia đình và các ngành dược, nước hoa, hóa mỹ
phẩm. Tại các nước đang phát triển, 90% hạt tiêu dùng trong hộ gia đình.
• Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu quốc
tế (IPC) từ 21/3/2005, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tìm
kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường thế giới. Hạt tiêu Việt
Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 80 nước và lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường
Mỹ, các nước EU và Trung Đông.
• Trước ngưỡng cửa WTO, hồ tiêu Việt Nam đang có một thuận lợi không
nhỏ khi mà hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chủ yếu trên thế giới đều đang suy
giảm năng lực ở khu vực trồng trọt.
Thách thức:
• Tiêu chuẩn về VSATTP đối với hồ tiêu chế biến của các thị trường khó tính
như EU, Mỹ, Nhật…, tương đối cao.
• Các doanh nghiệp Việt Nam khó vượt qua được các "rào cản" từ tâm lý
người tiêu dùng ở các thị trường này, bởi người tiêu dùng đã quen dùng sản phẩm
của những đại gia trong làng chế biến gia vị thế giới mà vẫn còn nghĩ rằng thực
phẩm, gia vị chế biến từ các nước đang phát triển không đảm bảo VSATTP.
• Các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững vị trí đứng đầu về xuất
khẩu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp sau:
• Quy hoạch hóa vùng trồng tiêu, đảm bảo tính tối ưu và theo đúng nhu cầu

22

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
• Các doanh nghiệp hồ tiêu phải đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản
phẩm và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu. Từ đó, các giải
pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư
cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận

chuyển, tiêu thụ
• Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy
mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU …
• Lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu,
nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
• Đa dạng hóa sản phẩm. Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt Nam nên
mở rộng phát triển tiêu trắng. Giá xuất khẩu tiêu trắng thường cao gấp đôi so
với tiêu đen.
II.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU BỀN VỮNG TRÊN CƠ SỞ
MÔ HÌNH SWOT
Từ những phân tích SWOT trên cho thấy để đứng vững vị trí đứng đầu về
xuất khẩu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp sau:
• Quy hoạch hóa vùng trồng tiêu, đảm bảo tính tối ưu và theo đúng nhu cầu
• Các doanh nghiệp hồ tiêu phải đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản
phẩm và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu. Từ đó, các giải
pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất hạt tiêu phải được chú trọng đầu tư
cùng với việc áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch, đến chế biến, vận
chuyển, tiêu thụ

23

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
• Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam và đẩy
mạnh XTTM ở các thị trường tiêu dùng lớn như Mỹ, EU …
• Lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu,
nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu Việt Nam và hạt tiêu đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
• Đa dạng hóa sản phẩm. Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu Việt Nam nên
mở rộng phát triển tiêu trắng. Giá xuất khẩu tiêu trắng thường cao gấp đôi so

với tiêu đen.
• Đầu tư nâng cấp xây dựng phát triển các cơ sở chế biến với dây chuyền
công nghệ tiên tiến hằm nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của Hồ
tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới

• Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về cung, cầu, giá cả, thị
trường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, các dự báo trung, dài hạn về thị
trường, giá cả cho người sản xuất và kinh doanh

• Tăng cường các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành
hàng

• Củng cố phát triển Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Tăng cường mối liên kết
“4 nhà”, phát triển nhóm hộ, câu lạc bộ, tổ hợp tác, hiệp hội trong sản xuất, kinh
doanh

• Học tập và nhân rộng những điển hình nông dân sản xuất giỏi, tăng
cường công tác khuến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất
nhằm phát triển Hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững

24

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
• Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nhất là thị trường lớn
như Mỹ, EU. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu của các vùng trông tiêu
trọng điểm, thương hiệu Hồ tiêu Việt.

IV. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH HỒ TIÊU
Năm 2012, nhiều mặt hàng nông sản dự báo sẽ gặp khó khăn trong xuất khẩu,
trong đó có mặt hàng hồ tiêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh những khó

khăn, mặt hàng hồ tiêu vẫn có nhiều cơ hội bởi ngay từ những tháng đầu năm, giá
hồ tiêu đã liên tục tăng cao, báo hiệu triển vọng lớn cho lĩnh vực này.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NN&PTNT), xuất khẩu hồ tiêu tháng 2/2012 đạt 6 ngàn tấn với kim ngạch, đạt 42
triệu USD. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu hồ tiêu đạt 9000 tấn
và thu về 66 triệu USD, giảm 4,5% về lượng nhưng tăng 39,1% về giá trị so cùng
kỳ năm trước.
Đặc hiệt, giá xuất khẩu hồ tiêu liên tục tăng mạnh, giá xuất khẩu bình quân
tháng 1 đạt 6.971 USD/T, tăng 42,4% (tương đương 2.074 USD/T) so với cùng kỳ
năm 2011. Giá xuất khẩu tăng cao đang mở ra triển vọng sáng sủa cho ngành hạt
tiêu Việt Nam.
Không chỉ giá hồ tiêu xuất khẩu tăng cao mà giá hạt tiêu trong nước cũng
đang có những mức tăng kỷ lục. Cụ thể, giá hạt tiêu đen xô tại thị trường Bà Rịa -
Vũng Tàu trong tuần qua cũng tăng thêm 5.000 đồng lên 127.000 đồng/kg. Tại Đăk
Lăk-Đăk Nông giá tiêu đen hiện đang dao động ở mức 122.000 đồng/kg- 125000
đồng/kg, tăng từ 5000- 10.000 đồng so với tuần trước. Do giá liên tục tăng cao nên
việc thu mua hàng hiện nay cũng khó khăn vì người trồng tiêu không muốn bán ra
ngay mà muốn chờ giá cao hơn để bán.
Trước đó, trong năm 2011, thị trường hạt tiêu cũng có những diễn biến tăng
giá mạnh cả trên thị trường nội địa. Cụ thể, giá tiêu đen chạm ngưỡng kỷ lục khi đạt
mức 161.000 đồng/kg, tăng 116% với cùng kỳ năm 2010. Giá thu mua tiêu trắng
đạt mức 197.500 đồng/kg, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2010. Còn giá tiêu đen
xuất khẩu cũng có thời điểm đạt 6.950 USD/tấn, tăng 55-60% so với cùng kỳ năm
2010.

25

SD- MBA1- Triệu Ngọc Quy-ID 11752312
Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu tăng mạnh là do nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng
cao trong khi nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối không ổn

định, cũng như giá các loại hàng hóa khác tăng khiến giá hạt tiêu tăng cao.
Hiện Việt Nam vẫn là nước giữ vị trí xuất khẩu tiêu số 1 thế giới và chiếm
43% thị phần hạt tiêu thế giới, tiếp đến là các nước Indonesia, Malaysia, Brazil, Ấn
Độ, Sri Lanka
Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 5, Việt Nam
đã xuất khẩu 15.000 tấn hạt tiêu với tổng kim ngạch đạt trên 102 triệu USD, nâng
tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng lên mức 62.000 tấn với kim ngạch 424 triệu
USD, tăng 14,5% về lượng và 47,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu
xuất khẩu bình quân đạt 6.790 USD/tấn, tăng 1.680 USD/tấn so với năm 2011.
Hoa Kỳ, Ðức, các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất là ba thị trường nhập
khẩu hạt tiêu từ Việt Nam lớn nhất với kim ngạch trên 30 triệu USD. Ngoài ra còn
có 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD tính đến hết tháng 4 là Ai Cập
(18,93 triệu USD), Ấn Ðộ (21,7 triệu USD), Hà Lan (27,07 triệu USD), Singapore
(18,33 triệu USD), Tây Ban Nha (21,26 triệu USD).
Ấn Ðộ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Italy, Singapore, Tây Ban
Nha là những thị trường có tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch cao nhất, với mức tăng trên
100%. Có 6 thị trường bị giảm, mức giảm kim ngạch lớn nhất là thị trường
Indonesia với tỷ lệ giảm 95,26%.
Với thói quen ăn uống đặc thù, nhu cầu sử dụng hạt tiêu trong các món ăn
nhiều hơn so với các quốc gia khác, các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là
thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng đó,
chính sách ngoại thương của UAE cởi mở, kiểm soát đơn giản, đặc biệt không có
hàng rào thuế quan và phi thuế quan là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
Việt Nam.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo xuất khẩu hạt tiêu
cả nước năm 2012 sẽ đạt gần 86.000 tấn, thu về gần 619 triệu USD, giảm 30% về
lượng nhưng chỉ giảm 16% về giá so với năm 2011 do giá xuất khẩu sẽ còn duy trì
ở mức cao.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cả nước có 6 tỉnh trọng điểm là Đồng Nai,
Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Gia Lai và Đắk Nông trồng hồ tiêu với

sản lượng lớn. Việc duy trì thường xuyên sản lượng hồ tiêu lớn đã đưa Việt Nam
trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới.

×