Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN môn luật cạnh tranh đề tài 1 vấn đề tập TRUNG KINH tế TRONG THƯƠNG vụ GRAB MUA lại UBER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.09 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN
Môn: Luật Cạnh tranh
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lâm Nghi
ĐỀ TÀI 1: VẤN ĐỀ TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG
THƯƠNG VỤ GRAB MUA LẠI UBER
Danh sách thành viên:
1. Trương Khánh Trình_K185011584
2. Trương Lê Quỳnh Hương_K184091219
3. Võ Anh Thư_K194070944
4. Huỳnh Thanh Đạt_K194070895
5. Phan Thị Kiều Vy_K194070955
6. Lý Thanh Ngân_K194070926
7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh_K194070899

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 2
II. Mục đích và yêu cầu tiểu luận.................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
V. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3
VI. Cấu trúc bài tiểu luận............................................................................................. 3
B. NỘI DUNG.................................................................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GRAB VÀ UBER..........................................................4


I. Giới thiệu chung về Grabtaxi và Uber......................................................................4
II. Mơ hình kinh doanh của Grabtaxi và Uber............................................................5
Chương 2: VỤ VIỆC TRANH CÃI................................................................................6
I. Tóm tắt nội dung vụ tranh cãi...................................................................................6
1. Về hành vi tập trung kinh tế của các bên bị điều tra........................................................6
2. Xác định thị trường liên quan..........................................................................................8
3. Xác định thị phần kết hợp.............................................................................................. 10
4. Xác minh hành vi vi phạm............................................................................................. 12
5. Đề xuất biện pháp xử lý................................................................................................. 12

IV. Các phân tích và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh..................13
1. Về hành vi tập trung kinh tế của các bên bị điều tra:..................................................... 13
2. Về thị trường liên quan và thị phần kết hợp của các bên bị điều tra:.............................. 14

V. Quyết định cuối cùng.............................................................................................. 14
VI. Bình luận...............................................................................................................15
1. Việc xác định thị thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc......................................15
2. Chủ thể của hành vi tập trung kinh tế............................................................................. 16
3. Một số nhận xét về lập luận của Hội đồng xử lý............................................................ 16
4. Có hay khơng pháp luật Việt Nam còn quá “dễ dãi”...................................................... 17

C. KẾT LUẬN................................................................................................................19
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 20
Trang 1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hoạt
động này thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội. Tuy nhiên hoạt động cạnh

tranh bao giờ cũng gây nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó khơng
thể khơng kể đến hoạt động tập trung kinh tế của các doanh nghiệp. Tập trung kinh tế, nếu
khơng được kiểm sốt sẽ gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường và ít nhiều đều ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề nóng bỏng và sơi động của
khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý kinh tế nói riêng khơng chỉ đối với các quốc
gia đã có nền kinh tế thị trường phát triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống
nội dung của hoạt động cạnh tranh dưới hình thức tập trung kinh tế và vấn đề kiểm soát hoạt
động này là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi xu hướng tập trung kinh tế đang
diễn ra dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức đa dạng.
Xuất phát từ nhu cầu đó, nhóm em đã chọn chủ đề “Vấn đề tập trung kinh tế trong thương
vụ Grab mua lại Uber”.

II. Mục đích và yêu cầu tiểu luận
Mục đích của tiểu luận là bình luận bình luận quyết định của Hội đồng cạnh tranh về thương
vụ sáp nhập của GrabTaxi và Uber vào tháng 3 năm 2018.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của tiểu luận là:
- Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về cạnh tranh và pháp luật về tập trung kinh tế trong

nền kinh tế thị trường và hành vi của các bên liên quan.
- Phân tích, bình luận, đánh giá phán quyết của Hội đồng cạnh tranh
- Khái quát thực trạng về các hoạt động cạnh tranh trên thị trường Việt nam và sự điều chỉnh

pháp luật đối với các hành vi này hiện nay.

III. Đối tượng nghiên cứu
Quyết định của Hội đồng cạnh tranh về việc tập trung kinh tế của GrabTaxi khi mua lại hoạt
động kinh doanh của Uber.

Trang 2



IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, bình luận, tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận về các hành vi của các
bên liên quan và nhận định về phán xét của Hội đồng cạnh tranh.

V. Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các phán xét của Hội đồng cạnh tranh về hành vi sáp nhập
của GrabTaxi và Uber từ ngày 26/03/2018 đến ngày 17/06/2019 dựa theo luật Cạnh tranh 2004
và 2018 được áp dụng tại Việt Nam.

VI. Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận được chia làm 2
chương:
- Chương 1: Tổng quan về Grab và Uber. Gồm 2 phần:
+ Phần I: Giới thiệu chung về Grabtaxi và Uber
+ Phần II: Mô hình kinh doanh của Grabtaxi và Uber
- Chương 2: Vụ việc tranh cãi. Gồm 4 phần:
+ Phần I: Tóm tắt nội dung vụ tranh cãi
+ Phần II: Các phân tích và nhận định của Hội đồng cạnh tranh
+ Phần III: Quyết định cuối cùng của Hội đồng cạnh tranh
+ Phần IV: Bình luận phán quyết của Hội đồng cạnh tranh

Trang 3


B. NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GRAB VÀ UBER
I. Giới thiệu chung về Grabtaxi và Uber


Tên đầy đủ

Loại hình
Ngành nghề

Thành lập

Trụ sở chính
Khu vực
hoạt động
Sản phẩm

Dịch vụ cung cấp
tại Việt Nam

Grab bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào tháng 02/2014 với tên gọi ban đầu là GrabTaxi, sau
đó dịch vụ GrabBike được triển khai vào tháng 11/2014. Cùng thời gian đó, Uber gia nhập thị
trường Việt Nam với dịch vụ gọi xe ô tô từ tháng 06/2014. Đến tháng 04/2016, Uber ra mắt
dịch vụ gọi xe ôm Uber Moto.


Trang 4


Ngày 26/03/2018, Grab chính thức thơng báo thu mua tồn bộ hoạt động kinh doanh của
Uber tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Grab tiếp nhận tồn bộ hoạt động kinh doanh của
Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam và tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng cơng nghệ tài chính và di chuyển đa phương
thức của Grab. Đổi lại, Uber sẽ có nhận được 27.5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với
thị phần hiện nay của Uber tại khu vực.Thương vụ sáp nhập này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi

rằng liệu đây có phải là sự vi phạm luật cạnh tranh về tập trung kinh tế.

II. Mơ hình kinh doanh của Grabtaxi và Uber
Grab hiện là ứng dụng phổ biến để đặt xe qua smartphone, kết nối hành khách và tài xế, hỗ
trợ giúp hành khách bắt xe trong phạm vi gần nhất một cách thuận tiện. Grab xuất phát từ
Malaysia, tiếp đó mở rộng sang Philippines, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam. Ứng
dụng của Grab cung cấp bốn loại hình dịch vụ vận chuyển bao gồm taxi, xe hơi riêng, xe ôm và
giao hàng trên khắp Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Hiện nay, vẫn cịn nhiều tranh cãi về loại hình kinh doanh của Grab và Uber gây lúng túng
trong việc đưa ra chính sách quản lý. Cụ thể tòa án Liên minh châu Âu xác định Grab là dịch
vụ vận tải, tại New Zealand coi Grab là hình thức doanh nghiệp vận tải, các nước khu vực
Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines cũng áp dụng theo hình thức vận tải, chỉ
riêng Singapore coi đó là doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ. Cịn ở Việt Nam, hiện tại Bộ Tài
chính cho rằng đây là loại hình kinh doanh vận tải, thế nhưng vẫn chưa đưa được khung thuế
cụ thể cho hình thức kinh doanh này. Điều này cho thấy mỗi quốc gia có phản ứng chính sách
khác nhau tùy theo mục đích của quốc gia đó.
MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG.
Cả 2 doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên mơ hình C2C: peer to peer - kết nối giữa khách
hàng và tài xế (hay còn gọi là đối tác) thông qua ứng dụng trên điện thoại, Grab & Uber đóng
vai trị là đơn vị trung gian điều phối.
Grab và Uber cung cấp dịch vụ vận chuyển thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.
Khách hàng sử dụng ứng dụng để gọi xe và thanh toán. Hoạt động này loại bỏ các trở ngại còn
tồn tại trong mơ hình taxi truyền thống: gọi tổng đài, vẫy xe, cũng như nỗi lo tài xế cố tình đi
đường vịng để tăng cước do lộ trình của Grab và Uber đã được định sẵn và khách hàng có thể
theo dõi nó.
MƠ HÌNH DOANH THU.
Doanh thu của Grab và Uber đến từ các nguồn:

Trang 5



- Tiền hoa hồng từ chuyến đi: Grab và Uber nhận một phần hoa hồng từ 15-50% trên tổng số

tiền khách hàng trả cho tài xế sau mỗi chuyến đi.
- Chính sách tăng giá (surge pricing) vào giờ cao điểm, khi có thời tiết xấu hay các dịp đặc

biệt.
- Dịch vụ Premium: Grab và Uber cung cấp nhiều lựa chọn loại xe, trong đó có lựa chọn

Grab/Uber Premium gồm các xe có hình thức mới và sang trọng sẽ tính phí cao hơn, lợi nhuận
biên từ những chuyến xe Premium này cũng cao hơn nhiều so với chuyến thường.

Chương 2: VỤ VIỆC TRANH CÃI
I. Tóm tắt nội dung vụ tranh cãi
1. Về hành vi tập trung kinh tế của các bên bị điều tra
1.1. Ý kiến của cơ quan quản lý cạnh tranh:

Giao dịch Grab mua lại Uber được xem xét trên phạm vi khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam thơng qua Hợp đồng Mua bán chung (Purchase Agreement) và Hợp đồng chuyển
nhượng và Tiếp nhận Nghĩa vụ (Bill of Sale) (“Hợp đồng chuyển nhượng”). Bản chất và nội
dung của Hợp đồng chuyển nhượng là chuyển giao tài sản và nghĩa vụ (mua bán tài sản). Với
việc mua toàn bộ tài sản của Uber Việt Nam, Grab đã kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoạt động
kinh doanh của Uber với các chứng cứ và phân tích sau đây:
Thứ nhất, giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản theo đó bên mua có thể
kiểm sốt, chi phối hoạt động kinh doanh của bên bán.
Thứ hai, theo các điều khoản của Hợp đồng mua bán chung, Grab mua lại toàn bộ hoạt
động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á thông qua việc mua lại tài sản. Theo đó,
tồn bộ tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á đều được chuyển
giao cho Grab.
Bên cạnh việc chuyển giao tài sản như trên, nhóm cơng ty Uber cũng chuyển tồn bộ các

quyền theo hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhóm doanh nghiệp Uber tại Việt
Nam sang cho nhóm doanh nghiệp Grab gồm tất cả hợp đồng (3 nhóm) như sau:
Hợp đồng dịch vụ ký giữa Uber với cá nhân là lái xe ô tô Việt Nam và các cơng ty vận
tải bằng xe ơ tơ có liên quan đến việc công ty vận tải hoặc lái xe sử dụng ứng dụng của Uber để
tìm kiếm, tiếp nhận và cung cấp dịch vụ vận tải cho hành khách đi xe theo yêu cầu.

Trang 6


Hợp đồng dịch vụ ký giữa Uber với các cá nhân là lái xe mô tô Việt Nam và các cơng ty vận
tải bằng xe mơ tơ có liên quan đến việc công ty vận tải hoặc lái xe mô tơ sử dụng ứng dụng của
Uber để tìm kiếm, tiếp nhận và cung cấp dịch vụ vận tải cho hành khách đi xe theo yêu cầu.

Hợp đồng dịch vụ giữa Uber và người đi xe sử dụng phần mềm đặt xe Uber.
Theo giao dịch, nhóm doanh nghiệp Grab sẽ tiếp nhận tồn bộ các quyền theo hợp đồng
của nhóm doanh nghiệp Uber liên quan đến dịch vụ đặt xe của Uber tại Việt Nam, dẫn đến cho
phép nhóm doanh nghiệp Grab định đoạt và kiểm sốt tồn bộ hoạt động kinh doanh của Uber
đã thực hiện tại thị trường Việt Nam trước giao dịch.
Về bản chất giao dịch, Grab mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực
Đơng Nam Á thơng qua việc mua lại tồn bộ tài sản. Sau giao dịch mua lại, Grab kiểm sốt
tồn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Việt Nam. Theo đó, Grab nhận được các
lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của Uber. Cụ thể: Grab sẽ nhận được lợi ích kinh tế từ
các hợp đồng mà Uber chuyển giao cho Grab gồm các lợi ích kinh tế từ lái xe, người đi xe (tiền
thu từ việc chiết khấu đối với lái xe, tiền thu của người đi xe) của Uber trước đây được chuyển
sang thành lợi ích kinh tế của Grab (đối với những trường hợp có chấp thuận của lái xe và
người đi xe).
Do vậy, cơ quan điều tra xác định:
Hành vi tập trung kinh tế của các Bên bị điều tra là hành vi tập trung kinh tế theo hình thức
mua lại doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh.
1.2. Ý kiến của Uber VN và Uber BV:

Công ty TNHH Uber Việt Nam khẳng định Công ty không và chưa bao giờ hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực gọi xe hay cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam. Uber Việt Nam chỉ
cung cấp dịch vụ hỗ trợ (marketing; điều tra, khảo sát thị trường…) cho Cơng ty Uber B.V. Vì
vậy, Cục Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã nhắm đến sai đối tượng khi thực
hiện cuộc điều tra.
Công ty Uber B.V. cho rằng Cơ quan điều tra tiến hành điều tra hành vi tập trung kinh tế; kết
luận điều tra kiến nghị xử phạt nhóm doanh nghiệp Uber (gồm Uber Việt Nam và Uber B.V.),
nhưng trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra, điều tra viên đã không làm việc với
Uber B.V., do đó Cơng ty Uber B.V. khơng có điều kiện cung cấp các chứng cứ có liên quan để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 7


2. Xác định thị trường liên quan
2.1. Thị trường sản phẩm liên quan:
Về hoạt động kinh doanh thực tiễn: GrabTaxi và Uber Việt Nam đều tham gia lập hồ sơ và
được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tham gia: “Đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học
cơng nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” theo Quyết
định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2016.
Kết quả xác minh khả năng thay thế về đặc tính của sản phẩm, dịch vu: Dịch vụ trung gian
kết nối vận tải hành khách trên nền tảng phần mềm và dịch vụ trung gian kết nối qua tổng đài
cả từ góc độ người đi xe và người lái xe có nhiều đặc tính giống nhau và có thể thay thế cho
nhau
Kết quả xác minh khả năng thay thế về muc đích sử dung của sản phẩm, dịch vu: dịch vụ
trung gian kết nối vận tải hành khách trên nền tảng phần mềm (app) và dịch vụ trung gian kết
nối vận tải hành khách qua tổng đài đều có mục đích sử dụng giống nhau là kết nối giữa lái xe
và người đi xe, phục vụ mục đích di chuyển của người đi xe.
Kết quả xác minh khả năng thay thế về giá của sản phẩm, dịch vu: nhóm điều tra viên đã
tiến hành khảo sát ngẫu nhiên khoảng 1000 người tiêu dùng cuối cùng (người đi xe) tại Hà Nội

và khoảng 1000 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh để xác định khả năng thay thế về
giá (theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP) với giả thiết sản
phẩm của Grab/Uber tăng giá 10% trong 6 tháng.có trên 50% số người tiêu dùng được hỏi sẽ
không tiếp tục sử dụng dịch vụ của Grab và Uber khi giá cả thông qua dịch vụ Grab/Uber tăng
lên 10% trong 6 tháng liên tiếp và chủ yếu chuyển sang các phần mềm tương tự khác hoặc gọi
tổng đài taxi. Do đó, nhóm điều tra viên xác định dịch vụ kết nối qua tổng đài và dịch vụ kết
nối qua phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm khác có thể thay thế cho dịch vụ kết nối
vận tải trên nền tảng phần mềm của Grab/Uber.
Kết luận kết quả xác minh thị trường sản phẩm liên quan: căn cứ trên khả năng thay thế về
đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả, nhóm điều tra viên kết luận thị trường sản phẩm dịch vụ
liên quan của vụ việc là: “Thị trường dịch vu trung gian kết nối vận tải giữa người đi xe và lái
xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài.”
2.2. Thị trường địa lí liên quan:
Khu vực địa lý có hoạt động của bên bị điều tra: theo thông tin GrabTaxi và Uber cung cấp,
hai doanh nghiệp chỉ kinh doanh thực tế tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam mà khơng
kinh doanh trên phạm vi tồn quốc.

Trang 8


Như vậy, Quyết định số 24/QĐ-BGTVT là một rào cản gia nhập thị trường dưới hình thức
quyết định hành chính của cơ quan nhà nước (theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số
116/2005/NĐ-CP).
Về tập quán của người tiêu dùng: quá trình điều tra, khảo sát cho thấy thời gian kết nối giữa
lái xe và người đi xe thường rất nhanh và việc điều xe được lựa chọn theo vị trí gần nhất với
người gọi xe. Như vậy, việc kết nối vận tải hành khách trên nền tảng phần mềm hay tổng đài
thường được thực hiện trong một khu vực địa lý nơi người đi xe và lái xe ở gần nhau.
2.3. Kết luận về thị trường liên quan của cơ quan điều tra:
Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật Cạnh tranh và kết quả điều tra, khảo sát, nhóm
điều tra viên kết luận thị trường liên quan trong vụ việc là:

Thị trường dịch vu trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe với người lái
xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội, và
Thị trường dịch vu trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe với người lái
xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Thành phố Hờ Chí Minh.
2.4. Quan điểm của bên bị điều tra
2.4.1. Quan điểm của Grab Taxi
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng không hề đưa ra cơ sở phản bác quan điểm
của GrabTaxi rằng từ góc độ của hành khách, hành khách không coi dịch vụ của GrabTaxi là
một dịch vụ riêng biệt so với dịch vụ vận tải, và khi có nhu cầu di chuyển, họ sẽ cân nhắc mức
giá của chuyến đi thông qua dịch vụ của GrabTaxi so với mức giá của các phương thức vận tải
khác để quyết định sẽ sử dụng phương thức nào.
Đối với hành khách, dịch vụ của GrabTaxi là một dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp cho hành
khách một phương thức vận chuyển với một cước phí duy nhất. Do đó, dịch vụ của GrabTaxi
không phải là một dịch vụ kết nối đặt xe có tính trung gian hoặc độc lập, mà là dịch vụ nền
tảng và bao trùm dịch vụ vận tải hành khách hoàn chỉnh và trực tiếp đến hành khách.
Từ các phân tích về thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan,
GrabTaxi bảo lưu kết luận rằng thị trường liên quan, nếu trên một phạm vi rộng, là thị trường
vận tải hành khách bao gồm các phương thức vận tải (chẳng hạn như xe buýt, taxi, xe hợp
đồng, v.v…) tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trên một phạm vi
hẹp nhất có thể và căn cứ trên cách thức người tiêu dùng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ, thì thị
trường liên quan ít nhất phải bao gồm dịch vụ vận tải hành khách thông qua dịch vụ đặt xe và
dịch vụ vận tải hành khách của các doanh nghiệp taxi tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh (khơng phụ thuộc vào hình thức mà khách hàng đặt xe, dù là qua phần mềm, qua
Trang 9


tổng đài, vẫy trên đường, thông qua điều phối viên của hãng tại các điểm chờ taxi hay dưới các
hình thức khác).
2.4.2 Quan điểm của Uber Việt Nam
Công ty TNHH Uber Việt Nam cho rằng thị trường sản phẩm liên quan là các dịch vụ vận

chuyển nội đô (cụ thể là trong khu vực hoặc vùng có metro) gồm ít nhất các dịch vụ gọi xe,
taxi, xe ôm và tất cả các phương thức vận chuyển công cộng. Về thị trường địa lý liên quan,
Uber Việt Nam cho rằng cần phải xác định phạm vi hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ gọi
xe theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT, tức là trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
3. Xác định thị phần kết hợp
Căn cứ Báo cáo điều tra, Kết luận điều tra và trình bày của Điều tra viên, thị phần kết hợp
được xác định như sau:
3.1. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường liên quan:
Có 55 doanh nghiệp trên thị trường trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe
với lái xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội;
Có 23 doanh nghiệp trên thị trường trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe
với lái xe ô tô dưới 09 chỗ ngồi trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. Doanh thu trên thị trường liên quan của các Bên bị điều tra
3.2.1.Công ty TNHH GrabTaxi
Quá trình điều tra xác định, doanh thu kinh doanh dịch vụ kết nối vận tải hành khách bằng ô
tô (bao gồm của các dịch vụ GrabCar và GrabTaxi) năm 2017 của Công ty TNHH GrabTaxi là:
515.925.827.335 + 3.222.414.649 = 519.148.241.984 đồng.
Trong đó doanh thu tại Thành phố Hà Nội là: 177.893.010.793 + 3.214.921.038 =
181.107.931.831 đồng; doanh thu tại Thành phố Hồ Chí Minh là 313.607.587.394 đồng 3.2.2.
Cơng ty TNHH Uber Việt Nam
Theo hồ sơ vụ việc, có 2 nguồn số liệu để xác định doanh thu trên thị trường liên quan:
- Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ theo báo cáo kiểm tốn năm 2017 của Cơng ty TNHH

Uber Việt Nam là 231.845.352.062 đồng. Doanh thu các dịch vụ của Uber được tính tốn theo
GAAP là phương pháp kế toán mà Uber sử dụng đối với dịch vụ ứng dụng gọi xe hợp đồng là
160.960.920.580 đồng , trong đó:
+ Doanh thu tại Thành phố Hà Nội năm 2017 là 42.022.856.710 đồng.
+ Doanh thu tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là 120.836.770.712 đồng.


Trang 10


- Theo văn bản số 20181005/UBVN ngày 29 tháng 10 năm 2018 của Công ty TNHH Uber

Việt Nam cung cấp thơng tin cho q trình điều tra, doanh thu được xác định từ cung cấp dịch
vụ là doanh thu của nhóm doanh nghiệp liên kết Uber trên thị trường liên quan được tính là
doanh thu từ dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe với lái xe ô tô dưới
09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
Doanh thu dịch vụ ứng dụng gọi xe hợp đồng năm 2017 của Uber B.V. là
568.847.545.285 đồng . Trong đó:
+ Doanh thu tại Thành phố Hà Nội năm 2017 là 200.982.139.833,74 đồng.
+ Doanh thu tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là 362.704.805.956,46 đồng .
3.3. Thị phần của các bên bị điều tra trên thị trường liên quan
3.3.1. Quan điểm của cơ quan quản lý cạnh tranh
Báo cáo điều tra và kết luận điều tra xác định:
- Thị phần của các doanh nghiệp bị điều tra trên thị trường liên quan được tính là tỷ lệ phần

trăm giữa doanh thu cung cấp dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa người đi xe
với lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh trên tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Vụ việc có
liên quan đến Bên bị điều tra và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các doanh nghiệp
nằm trong nhóm doanh nghiệp liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 116/2005/NĐCP. Thị phần kết hợp của vụ việc được tính trên thị phần của Bên bị điều tra gồm:
(1) Thị phần của Công ty TNHH GrabTaxi;
(2) Thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết phía Uber gồm Cơng ty TNHH Uber Việt
Nam, Uber International C.V., Uber International Holding B.V. và Uber B.V.
Thị phần kết hợp trên các thị trường liên quan trong năm 2017 như sau:
(1) Thị phần kết hợp trên thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa

người đi xe với lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Hà Nội là

44,10%
(2) Thị phần kết hợp trên thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải hành khách giữa

người đi xe với lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài tại Thành phố Hồ
Chí Minh là 82,68%.
3.3.2. Cơng ty TNHH GrabTaxi
Cơng ty TNHH GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của GrabTaxi và Uber trên từng thị
trường liên quan đều thấp hơn 20%. Cụ thể, thị phần kết hợp của Grab và Uber năm 2016 tại
Thành phố Hà Nội là 3,59% và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,14%. Thị phần kết hợp của

Trang 11


GrabTaxi và Uber năm 2017 tại Thành phố Hà Nội là 11,42% và tại Thành phố Hồ Chí Minh là
15,64%.
3.3.3. Công ty TNHH Uber Việt Nam
Công ty TNHH Uber Việt Nam cho rằng trong một thị trường hẹp bao gồm các doanh
nghiệp taxi và dịch vụ gọi xe, thị phần kết hợp của các bên là dưới 30%, theo tham chiếu đến
kết quả báo cáo thị phần do Công ty TNHH tư vấn FPI thực hiện với kết quả tương tự như quan
điểm của Công ty TNHH GrabTaxi đã nêu ở trên.
4. Xác minh hành vi vi phạm

Quan điểm của cơ quan điều tra:
Từ kết luận điều tra, qua quá trình xác minh hình thức tập trung kinh tế, xác định thị trường
liên quan và thị phần kết hợp, có căn cứ xác định Bên bị điều tra đã vi phạm 02 hành vi:
(1) Hành vi không thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 20 Luật Cạnh
tranh.
(2) Hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh, cụ thể là

hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 71/2014/NĐ-CP.

5. Đề xuất biện pháp xử lý

5.1. Hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm
(1) Phạt tiền 5% tổng doanh thu trong năm tài chính 2017 của từng doanh nghiệp, cụ

thể: Cơng ty TNHH GrabTaxi và nhóm doanh nghiệp Uber (gồm Công ty TNHH Uber Việt
Nam và Uber B.V.) đối với hành vi không thông báo việc tập trung kinh tế.
(2) Phạt tiền 5% tổng doanh thu trong năm tài chính 2017 của từng doanh nghiệp, cụ

thể: Cơng ty TNHH GrabTaxi và nhóm doanh nghiệp Uber (gồm Cơng ty TNHH Uber Việt
Nam và Uber B.V.) đối với hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm.
5.2. Biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh
tranh Yêu cầu Grab cam kết:
(1) Duy trì thuật tốn định giá cước phí chuyến đi như trước khi Grab mua lại Uber;
(2) Duy trì mức chiết khấu với lái xe như trước khi Grab mua lại Uber;
(3) Thơng báo với cơ quan cạnh tranh khi có điều chỉnh (tăng) giá cước phí chuyến đi và

mức chiết khấu với lái xe nhằm đảm bảo quyền lợi cho lái xe.

Trang 12


IV. Các phân tích và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Về hành vi tập trung kinh tế của các bên bị điều tra:

Luật Cạnh tranh 2004 tại khoản 3 Điều 16, và mới nhất là khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh
2018 đều xác định việc “Mua lại doanh nghiệp” là một trong các hình thức của tập trung kinh
tế.
Khoản 3 Điều 17 (Luật Cạnh tranh 2004) quy định “Mua lại doanh nghiệp là việc một
doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi

phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”
ĐIều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 2004 quy định: “Kiểm sốt hoặc chi phối
tồn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật
Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành
được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát)
đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở
mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh
nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm sốt
nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.”.
Như vậy qua những nền tảng pháp luật dựa trên Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định số
116/2005/NĐ-CP, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã đưa ra những nhận định sau:
Trong vụ việc này, cả hai bên bị điều tra đều có lý kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và
tiếp nhận nghĩa vụ. Cụ thể như sau, Công ty TNHH Uber VN đã chuyển nhượng cho Công ty
TNHH GrabTaxi một số tài sản và động thời bên Công ty TNHH GrabTaxi đã phát hành cho
Công ty TNHH Uber VN hối phiếu nhận nợ, điều này cho thấy quyền sở hữu tài sản của Công
ty TNHH Uber VN đã được chuyển nhượng cho Công ty TNHH GrabTaxi VN. Tuy nhiên, căn
cứ vào các tài liệu trong hồ sơ, các thông tin của hai bên đại diện đưa ra cùng các báo cáo của
nhóm điều tra nhận định giao dịch mua bán giữa các bên không phải là một giao dịch mua cổ
phần nên không liên quan đến quyền bỏ phiếu vì vậy Cơng ty TNHH GrabTaxi khơng tham gia
quản lý Cơng ty TNHH Uber VN.
Ngồi vấn đề nắm quyền kiểm soát, việc mua bán doanh nghiệp cùng xác định các thị
trường liên quan với nghi vấn về hành vi tập trung kinh tế cũng được đưa vào điều tra. Qua các
nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ, Hội đồng nhận thấy: Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của Công ty TNHH Uber Việt Nam (cả trước và sau khi thực hiện giao dịch) khơng có
ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực gọi xe hay cung cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam, cũng

Trang 13



không trực tiếp quản lý, vận hành ứng dụng Uber mà thay vào đó là Cơng ty Uber B.V. Bởi
vậy, vụ việc của cả hai bên bị điều tra không liên quan trực tiếp đến việc Cơng ty GrabTaxi
kiểm sốt, chi phối hoạt động của Công ty Uber Việt Nam.
Từ các phân tích trên, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khẳng định: Quan hệ mua bán,
chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vu giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber
Việt Nam không đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế.
2. Về thị trường liên quan và thị phần kết hợp của các bên bị điều tra:

Qua những phân tích, khẳng định về hành vi tập trung kinh tế mà Hội đồng cũng đưa ra kết
luận việc nhận định thị trường liên quan và thị phần kết hợp của các bên bị điều tra là không
cần thiết.

V. Quyết định cuối cùng
Các quyết định của Hội đồng được phân theo 4 điều như sau:
Điều 1:
Dựa theo các quy định được đưa ra từ Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định số 116/2005/NĐCP, Hội đồng không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt
và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đối với CÔNG TY TNHH GRAB TAXI
và CÔNG TY TNHH UBER VIỆT NAM do việc giao dịch giữa hai bên qua điều tra khơng cấu
thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp.
Điều 2:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực, các bên trong vụ việc phải

nghiêm chỉnh chấp hành quyết định, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.Các bên liên quan trong vụ việc đều có quyền khiếu nại với quyết định này theo quy định
của pháp luật.
Điều 3:
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phải chịu mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh là
100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) nộp tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội.
Điều 4:
Nếu khơng có khiếu nại trong vịng 30 ngày tính từ ngày 17 tháng 6 năm 2019 thì Quyết

định có hiệu lực.
Trong thời hạn 7 ngày tính từ ngày 17 tháng 6 năm 2019, Quyết định phải được gửi cho:

Trang 14


1. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp có tên trong Điều 1 của

Quyết định này.
2. Kho bạc Nhà nước Thành phố Hà Nội để thu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

VI. Bình luận
1. Việc xác định thị thị trường sản phẩm liên quan trong vụ việc

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường
sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Theo đó, khoản 1 Điều 4 Nghị định
116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Cạnh tranh xác định: “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa,
dịch vu có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, muc đích sử dung và giá cả”.
Và việc nhận định của Cục Quản lý cạnh tranh về vụ việc: “thị trường sản phẩm liên quan là
thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải giữa người đi xe và lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền
tảng phần mềm và tổng đài” chưa thật sự thuyết phục. Cần hiểu rõ rằng ý nghĩa thật sự của thị
trường liên quan nói chung và thị trường sản phẩm liên quan nói riêng nằm ở khía cạnh “khả
năng thay thế về cầu” - nghĩa là khi người tiêu dùng có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó, ngồi doanh nghiệp X nào đó, thì người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng
việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp Y nào đó hay khơng. Với nhận định
trên của Cục Quản lý cạnh tranh có thể hiểu Grab và/hoặc Uber sẽ có mối quan hệ với cả hai
đối tượng là khách hàng và tài xế, lúc đó cả khách đi xe và tài xế đều là những người đang sử
dụng dịch vụ của Grab và Grab sẽ đóng vai trị là một đơn vị trung gian và sẽ tính phí dịch vụ
đối với hai đối tượng này.

Với cách tiếp cận như vậy, các hãng taxi sẽ không phải là doanh nghiệp trên cùng thị trường
liên quan với Grab và Uber do App của các hãng taxi nó là một cơng cụ nằm trong gói dịch vụ
vận chuyển hành khách đơn lẻ theo yêu cầu của khách hàng bằng ô tơ dưới 9 chỗ. Trong khi
đó, ý nghĩa của App của Grab là hành vi mang tính đơn thuần cung cấp dịch vụ trung gian giữa
người muốn cung cấp dịch vụ vận chuyển và người có nhu cầu di chuyển bằng ơ tơ dưới 9 chỗ.
Chính vì việc xác định khơng chính xác như vậy nên Cục Quản lý cạnh tranh luôn bám theo
hướng các hãng taxi là đối thủ cạnh tranh (nằm trên cùng thị trường liên quan với Grab và
Uber). Điều này thiếu logic và không nhất quán.

Trang 15


2. Chủ thể của hành vi tập trung kinh tế
Theo quyết định của Cục Quản lý cạnh tranh, hai doanh nghiệp bị điều tra đối với hành vi
tập trung kinh tế là Công ty TNHH GrabTaxi, Công ty TNHH Uber Việt Nam; và Công ty Uber
B.V (Hà Lan) được xác định là người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Để có thể xác định chủ thể của hành vi “tập trung kinh tế”, cần thiết phải nhìn từ góc độ vận
hành của mơ hình mà Grab và Uber đang sử dụng để kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển
hành khách bằng taxi tại Việt Nam. Hoạt động vận hành ở đây cần được hiểu là doanh nghiệp
phải kết nối được khách hàng đang có nhu cầu muốn đi xe với các tài xế chạy xe theo đó, đơn
vị nào chịu trách nhiệm cho việc vận hành phải xây dựng ứng dụng và ln bảo đảm rằng ứng
dụng này ln trong tình trạng hoạt động tốt.
Các hoạt động hỗ trợ được hiểu là bất kỳ hoạt động nào (trong chừng mực không vi phạm
điều cấm của pháp luật) giúp cho khách hàng biết đến dịch vụ vận chuyển qua đó thúc đẩy họ
sử dụng dịch vụ giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường vận
chuyển. Các hoạt động có thể kể đến như marketing, phân tích thị trường, dữ liệu người dùng,
cơ sở dữ liệu bản đồ...
Bởi thế, việc Công ty Uber Việt Nam khẳng định: “Không và chưa bao giờ hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực gọi xe hay cung cấp dịch vu vận tải tại Việt Nam. Uber Việt Nam chỉ cung
cấp các dịch vu hỗ trợ (như marketing, điều tra, khảo sát thị trường...) cho Cơng ty Uber

B.V…” là hồn tồn hợp lý.
Theo phạm vi áp dụng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh: “tổ chức, cá nhân
kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng
sản phẩm, dịch vu cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc
quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam”. Như vậy, các doanh
nghiệp nước ngồi, nhưng có hoạt động tại Việt Nam vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh
tranh năm 2004 và chính Uber B.V chứ không phải Uber Việt Nam là doanh nghiệp trên cùng
thị trường liên quan với Grab. Do đó, việc Cục Quản lý cạnh tranh đã sai khi xác định Uber
Việt Nam là chủ thể của hành vi tập trung kinh tế do điều kiện tiên quyết của các vu tập trung
kinh tế là các doanh nghiệp tham gia vào vu việc phải là các doanh nghiệp trên cùng thị
trường liên quan (theo quy định của Điều 18, Điều 20 Luật Cạnh tranh 2004).
3. Một số nhận xét về lập luận của Hội đồng xử lý
Thứ nhất, không xác định được hoặc cố tình bỏ qua xác định thị trường liên quan trong vu
tập trung kinh tế.

Trang 16


Theo Luật Cạnh tranh 2004, thị phần là tiêu chí duy nhất để xác định một vu tập trung kinh
tế được tiến hành, phải báo cáo hay cấm. Mặc dù không đồng ý với kết luận của Cục Quản lý
cạnh tranh về cách xác định thị trường liên quan, tuy nhiên, việc Hội đồng xử lý không xác
định được hoặc cố tình bỏ qua thị trường liên quan dẫn đến nhận diện không khách quan bản
chất của cạnh tranh và vai trò của doanh nghiệp trong thị trường liên quan, với tính cách là cơ
quan cạnh tranh, thì khó thuyết phục được các bên về các đánh giá có hay không hành vi xâm
phạm đến cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, bỏ qua xác định chủ thể của hành vi tập trung kinh tế
Điểm này chính là hệ quả của việc xác định thị trường liên quan. Tuy nhiên, phần này cũng
đã bị Hội đồng bỏ qua. Chỉ khi xác định được thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa
lý liên quan, cơ quan cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Xử lý) mới xác định
được doanh nghiệp nào đang tác động đến cạnh tranh để từ vai trò của doanh nghiệp trên thị

trường mà xác định tư cách của doanh nghiệp trong tố tụng cạnh tranh là bên bị điều tra hay chỉ
là người có liên quan.
Thứ ba, khá vội vàng khi quyết định không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc
áp dung mức phạt và biện pháp khắc phuc tác động hạn chế cạnh tranh đối với Công ty TNHH
GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.
Dựa trên một luận điểm duy nhất là giao dịch giữa Grab và Uber không thỏa mãn dấu hiệu
của khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004 để ra quyết định là chưa đánh giá đầy đủ các khía
cạnh của vụ việc. Trong trường hợp này, với các tình tiết bị bỏ sót như phân tích ở trên, cơ
quan cạnh tranh cần cân nhắc áp dụng Khoản 2 Điều 81 Luật Cạnh tranh 2004 để trả lại hồ sơ
vụ việc cạnh tranh cho cơ quan quản lý cạnh tranh và yêu cầu điều tra bổ sung.
4. Có hay khơng pháp luật Việt Nam cịn q “dễ dãi”

Việc Grab được tun “vơ tội” đồng nghĩa với hoạt động mua bán, chuyển nhượng và tiếp
nhận quyền và nghĩa vụ giữa Grab và Uber Việt Nam không bị coi là hành vi bị cấm theo quy
định của Luật cạnh tranh 2005.
Tuy nhiên, cũng thương vụ sáp nhập của 2 công ty này, cuối tháng 9 Ủy ban Cạnh tranh và
Tiêu dùng Singapore đã điều tra, và kết luận hành vi của Grab và Uber vi phạm các quy định
về cạnh tranh. Ủy ban đã phạt tổng cộng 9,1 triệu USD trong đó Uber bị phạt 4,6 triệu USD,
Grab hơn 4,5 triệu USD kèm theo đó là u cầu Grab phải duy trì thuật tốn định giá cước
chuyến đi, mức chiết khấu đối với lái xe như trước khi sáp nhập.

Trang 17


Trước sự việc trên, nhiều người đặt câu hỏi, vì sao các nước xử phạt Grab cịn Việt Nam lại
khơng?
Lý giải cho việc pháp luật Việt Nam không xử phạt Grab như sau:
Với vụ việc của Grab và Uber, Hội đồng cạnh tranh đã coi việc Grab mua lại Uber nhưng
Grab “không tham gia quản lý Uber Việt Nam, không chiếm bất kỳ quyền bỏ phiếu nào trong
các cơ quan quản lý của Uber Việt Nam”.

Ngoài ra, Uber Việt Nam khơng có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực gọi xe hay cung
cấp dịch vụ vận tải tại Việt Nam, cũng không trực tiếp quản lý, vận hành ứng dụng Uber. Do
đó, việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa GrabTaxi và Uber Việt Nam
không liên quan trực tiếp đến việc Grab kiểm soát, chi phối hoạt động của Uber.
“Vì lý do này, Hội đồng cạnh tranh đã kết luận hoạt động mua bán giữa Grab và Uber không
cấu thành hành vi tập trung kinh tế bị cấm nên không cần phải xác định thị trường liên quan và
thị phần kết hợp của các bên bị điều tra” – Luật sư Phạm Duy Khương nhận định.
Vậy đâu là nguyên nhân của sự khác biệt?
Đó là do sự khác nhau trong quy định về quản lý cạnh tranh và hoạt động thực tiễn của Grab
với Uber có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh 2004 đã được thay thế bởi Luật Cạnh tranh 2018 và luật này
sẽ có hiệu lực kể từ 1/07/2019. So với luật cũ, Luật Cạnh tranh 2018 đã thay đổi khái niệm về
hành vi mua bán doanh nghiệp “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc
gián tiếp mua tồn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát,
chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Song, định nghĩa thế nào là “kiểm soát, chi phối một doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề
của doanh nghiệp bị mua lại” vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Từ đó ta nhận thấy, pháp luật Việt Nam vẫn cần bổ sung, hoàn thiện hơn nữa để thắt chặt
hạn chế những hành vi phạm pháp gây ảnh hưởng đến nền kinh tế- xã hội, đảm bảo đem đến
một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả mọi người từ từ cả bên cung cấp và bên sử
dụng.

Trang 18


C. KẾT LUẬN
Sau khi phân tích và bình luận về phán quyết của tòa đối với hành vi của 2 doanh nghiệp lớn
đó là GrabTaxi và Uber, ta có thể thấy tập trung kinh tế tại Việt Nam đã diễn ra khá sơi động
trong thời gian qua và có xu hướng ngày một phát triển như là một chiến lược đổi mới tổ chức
kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Chính vì thế, tập trung kinh tế ngồi mặt mang lại

hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia, nó cịn mặt trái là có thể làm
cho mơi trường cạnh tranh bị bóp méo, và tạo ra sự bất cân đối trên thị trường. Vấn đề là phải
làm sao phát huy được điểm tích cực của các hoạt động này và hạn chế các tác động tiêu cực
của nó. Đây là vấn đề đặt ra cho pháp luật Việt Nam – công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều
chỉnh kịp thời những hành vi sai lệch đó. Và qua bình luận phán quyết trên của Hội đồng cạnh
tranh cũng như trong những năm gần đây, ta có thể thấy pháp luật đang thực hiện rất tốt vai trị
và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, ngăn chặn các hành
vi tập trung kinh tế có nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh ảnh hưởng đến nền kinh tế. Từ đó cải

thiện, điều chỉnh mơi trường pháp lý, khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tư, sản xuất
kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.

Trang 19


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khung pháp lý cho mô hình kinh doanh của Grab tại Việt Nam - Nguyễn Minh Hồng
2. Bình luận quyết định của Hội đồng cạnh tranh về việc tập trung kinh tế của GrabTaxi - Phạm

Hồi Huấn - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
3. Quyết định về việc xử lý vụ việc cạnh tranh 18 KX HCT 01 – Số: 26/QĐ-HĐXL
4. Vì sao trong vụ thâu tóm Uber, các nước xử phạt Grab cịn Việt Nam lại tun “vơ tội”
5. Luật Cạnh tranh 2004 và 2018
6. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

Trang 20




×