Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Công Nông nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 170 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…

ĐOÀN NGỌC THUẬN

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo đề tài của luận văn, người nghiên cứu được nhiều sự giúp
đỡ hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện. Nay xin chân thành cảm ơn đến:


TS.Nguyễn Tiến Dũng trưởng phòng Quản trị chiến lược, nguyên trưởng

phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.


Cảm ơn tập thể quý thầy cô Viện Sư phạm Kỹ Thuật, trường Đại học Sư

phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời hỗ trợ, tận tâm giảng dạy, hướng dẫn.


Cảm ơn quý thầy cô trường đã giảng dạy truyền thụ kiến thức cho em trong

suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.



Cảm ơn tập thể anh chị học viên lớp GDH khóa 2011B đã cộng tác chia sẻ

những khó khăn và động viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Người nghiên cứu

iv


TĨM TẮT
Giáo dục đại học hiện nay khơng ngừng được đổi mới và phát triển nhằm thực
hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Công
việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trở thành yêu cầu cấp thiết để giúp nhà
quản lý có cái nhìn thực tế về chất lượng nguồn lực đào tạo, từ đó đưa ra những biện
pháp cải tiến, thay đổi phù hợp với nhu cầu của xã hội. Vì lý do đó, người nghiên cứu
vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài: “Đánh
giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng – Nông nghiệp
tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh” với sự cho phép của Viện
Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Dũng.
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được chất lượng của chương trình
đào tạo chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng - Nơng nghiệp, từ đó có cơ sở khoa học
để đưa các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Sư phạm
Kỹ thuật Cơng – Nơng nghiệp nói riêng và chất lượng các chương trình đào tạo của
trường Đại học Nơng Lâm nói chung.
Đề tài được thực hiện gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận của đề tài: tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
các khái niệm và thuật ngữ; các mơ hình và phương pháp đánh giá chất lượng chương
trình đào tạo; các tiêu chuẩn – tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo.
Chương 2: Trình bày cơ sở thực tiễn của đề tài: thông tin chung về trường và
thực trạng đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp tại trường đại học

Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Trình bày phương pháp thu thập dữ liệu. Thống kê và phân tích kết
quả điều tra đã thu thập. Phân tích và đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuyên
ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng Nơng nghiệp trình độ đại học. Từ kết quả đánh giá,
trong phần cuối của chương đề nghị 8 giải pháp cụ thể.

v


ABSTRACT
Today, higher education continuously innovate and develop in order to achieve
the objective of building human resources in accordance with the requirements of the
new age. The assessment of the quality of training becomes an urgent request for help
managers have a realistic view of human resources quality, thereby offering improved
methods, appropriate changes to the needs of society opportunity. Therefore, the
researcher apply the learned knowledge and practical experience to implement the
project: "Quality assessment of the curriculum Engineering - Agriculture Technical
Education Major at the Nong Lam University Ho Chi Minh City" with the
permission of the Institute of Technical Education Technical of the University of
Technical Education Ho Chi Minh City and the instructor Dr. Nguyen Tien Dung.
The project is implemented to assess the quality of the curriculum Engineering Agriculture technical education major, which has a scientific basis to take solutions to
improve the curriculum and find optimal solutions to enhance the training quality of
Engineering - Agriculture Technical Education Major and the training quality of the
Nong Lam University Ho Chi Minh City in general.
The project contents 3 chapters:
Chapter 1: Introduce the theoretical basics of the project: the overview of
research problem, concepts and terms, models and methods of quality assessment the
curriculum; standards – criteria to assess the curriculum.
Chapter 2: Introduce the practical basis of topic: the general information on
Engineering - Agriculture technical education major at the Nong Lam University Ho

Chi Minh City.
Chapter 3: Introduce of the tools design to survey and assess the quality of the
curriculum Engineering - Agriculture technical education major at the Nong Lam
University Ho Chi Minh City. In addition some solutions to improve the dynamic
quality and create the conditions for the training process at Nong Lam University Ho
Chi Minh City.
vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv
TÓM TẮT ................................................................................................................... v
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... xi
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ xv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
I. Bối cảnh và lý do chọn đề tài. ......................................................................................................... 1
II. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................................... 3
III. Giới hạn đề tài.............................................................................................................................. 3
IV. Giả thuyết nghiên cứu. ................................................................................................................. 3
V. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................................ 3
VI. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ............................................................................................. 3
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................. 4
VIII. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 4

IX. Cấu trúc luận văn. ........................................................................................................................ 6

Phần 2: NỘI DUNG ................................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO ..................................................................................................... 8
1.1. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .......................................................................................... 8
1.1.1. Sơ lược về bối cảnh đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới .................................................. 8
1.1.1.1. Bối cảnh kiểm định – đánh giá chất lượng giáo dục thế giới. .................................................. 8
1.1.1.2. Bối cảnh kiểm định và đánh giá chất lượng ở Việt Nam. ........................................................ 9
1.1.2. Một số nghiên cứu ngoài và trong nước có liên quan............................................................... 12
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ...................................................... 13
1.2.1. Các quan niệm về chất lượng giáo dục Đại học. ...................................................................... 13
1.2.2. Khái niệm chất lượng giáo dục. .............................................................................................. 16
1.3. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG. .................................................................................................. 18
1.3.1. Khái niệm............................................................................................................................... 18

vii


1.3.2. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục Đại học – Cao đẳng và Trung cấp
chuyên nghiệp ở Việt Nam. .............................................................................................................. 19
1.4. KHÁI NIỆM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. ............................................................................ 20
1.5. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .............................................................................. 22
1.5.1. Khái niệm đánh giá chương trình đào tạo. ............................................................................... 22
1.5.2. Lợi ích của đánh giá chương trình........................................................................................... 24
1.6. BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN
NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP. ............................................................ 28
1.6.1. Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình Sư phạm Kỹ thuật Cơng nghiệp được
ban hành kèm thơng tư số 23/2011/TT-BGDĐT. .............................................................................. 28
1.6.1.1. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình. ......................................... 28

1.6.1.2. Nội dung các tiêu chuẩn - tiêu chí. ....................................................................................... 28
1.6.2. Bộ tiêu chuẩn – tiêu chí sử dụng để đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Sư phạm
Kỹ thuật Công – Nông nghiệp tại trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh. ..................... 32

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH

SƯ PHẠM KỸ

THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP ........................................................................... 34
2.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM. .................................. 34
2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG................................................................................ 35
2.2.1. Khái quát về lịch sử phát triển. ............................................................................................... 35
2.2.2. Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường .............................................................................. 37
Xem sơ đồ mô tả tổ chức hành chính của nhà trường. ....................................................................... 37
2.2.3. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường ............................................................................... 40
2.3. THÔNG TIN CỦA ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ
THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP. ................................................................................................... 43
2.3.1. Giới thiệu chung về Bộ mơn Sư phạm Kỹ thuật. ..................................................................... 43
2.3.2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nông nghiệp .............................. 47
2.3.2.1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nông nghiệp. . 47
2.3.2.2. Nội dung các mơn học của chương trình chuyên ngành
Sư phạm Kỹ thuật Công nông nghiệp ............................................................................................... 50

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP ............... 54
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU................................................................................... 54
3.1.1. Lựa chọn phương pháp. .......................................................................................................... 54

3.1.2. Chọn mẫu điều tra. ................................................................................................................. 54
3.1.3. Phương pháp chọn mẫu. ......................................................................................................... 55
3.1.4. Thời gian điều tra. .................................................................................................................. 56

viii


3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA. ................................................... 56
3.2.1. Sinh viên đã tốt nghiệp: .......................................................................................................... 56
3.2.2. Sinh viên đang theo học:......................................................................................................... 58
3.2.3. Cán bộ quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy: ....................................................................... 58
3.2.4. Cơ quan tiếp nhận sinh viên đến làm việc và thực tập: ............................................................ 59
3.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ. ........................................................................................................ 60
3.3.1. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra. ................................................................................. 60
3.3.1.1. Đánh giá về mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ........................................... 60
3.3.1.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu chương trình trình đào tạo với nhu cầu nguồn nhân lực
của cơ quan sử dụng lao động. ......................................................................................................... 63
3.3.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau tốt nghiệp đối với chương trình chuyên ngành
SPKTCN ......................................................................................................................................... 64
3.3.2. Tiêu chuẩn 2: Chương trình đào tạo. ....................................................................................... 65
3.3.2.1. Đánh giá nội dung và cấu trúc các môn học của chương trình đào tạo. ................................. 65
3.3.2.2. Đánh giá ý kiến của giảng viên đối với môn học đang phụ trách, hình thức đánh giá thơng qua
các nội dung sau: ............................................................................................................................. 68
3.3.2.3. Đánh giá mức độ đáp ứng của nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu và chuẩn đầu ra từ
ý kiến của các cơ quan tiếp nhận sinh viên thực tập hay làm việc. ..................................................... 69
3.3.2.4. Các lĩnh vực cần chú trọng đối với chương trình đào tạo chuyên ngành SPKTCN. ............... 70
3.3.2.5. Kết quả khảo sát đánh giá về số lượng các môn học của cựu sinh viên và
sinh viên đang theo học. .................................................................................................................. 71
3.3.2.6. Kết quả đánh giá về mức độ hỗ trợ giữa các học phần lý thuyết và học phần thực hành thực tập
của sinh viên ra trường và sinh viên đang theo học. .......................................................................... 72

3.3.3. Tiêu chuẩn 3: Hoạt động đào tạo. ........................................................................................... 74
3.3.3.1. Đánh giá mức độ tổ chức đào tạo tại nhà trường của giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên. 74
3.3.3.2. Đánh giá về về mức độ phổ biến cho sinh viên biết và hiểu các nội dung dưới đây của nhà
trường, khoa/bộ môn ........................................................................................................................ 76
3.3.3.3. Đánh giá của giảng viên về mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá kết quả học tập của
người học. ........................................................................................................................................ 77
3.3.4. Tiêu chí 4: Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên. .................................................. 78
3.3.4.1. Đánh giá của về việc phân công giảng dạy cho giảng viên của nhà trường và bộ môn........... 78
3.3.4.2. Ý kiến của giảng viên – Cán bộ quản lý về phương pháp giảng dạy. ..................................... 79
3.3.4.3. Đánh giá của giảng viên – CBQL đối với quá trình quản lý đội ngủ giảng viên cán bộ tại
trường Đại học Nông Lâm TPHCM. ................................................................................................ 80
3.3.5. Tiêu chuẩn 5: Người học. ....................................................................................................... 83

ix


3.3.5.1. Đánh giá các khả năng, năng lực của sinh viên đang theo học của chương trình đào tạo chuyên
ngành SPKTCN. .............................................................................................................................. 83
3.3.5.2. Đánh giá khả năng của sinh viên trong công việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành SPKTCN
tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM. .................................................................................................. 85
3.3.5.3. Đánh giá về khả năng nghiệp vụ sư phạm được sinh viên áp dụng trong giảng dạy tại các đơn
vị đào tạo giáo dục. .......................................................................................................................... 87
3.3.6. Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất phục vụ chương trình. .................................................................... 89
3.3.6.1. Đánh giá chất lượng của cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy – học tập được khảo sát ý kiến
từ: giảng viên; cựu sinh viên và sinh viên đang theo học. .................................................................. 89
3.4. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ. ................................................................................ 91
3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. ............................................................................................................ 93

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 97
I. Kết luận chung.............................................................................................................................. 97

II. Tự đánh giá ................................................................................................................................. 98
III. Đề nghị: ..................................................................................................................................... 99
IV. Hướng phát triển đề tài:.............................................................................................................. 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x


MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia ở Đơng Á
và Thái Bình Dương (Phạm Xn Thanh, 2005) .......................................................... 7
Bảng 1.2: Tổng quan các phương pháp thu thập thông tin đánh giá chương trình. ...... 26
Bảng 1.3: Ký hiệu và nội dung của Các tiêu chuẩn – tiêu chí đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp....................................... 28
Bảng 1.4: Bảng các tiêu chuẩn – tiêu chí sử dụng để đánh giá chương trình chuyên
ngành Sư phạm Kỹ thuật Công Nông nghiệp ĐHNLTPHCM. ................................... 32
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng giảng viên nghiên cứu khoa học .................................. 40
Bảng 2.2: Thống kế số liệu nhập học qua các năm. .................................................... 41
Bảng 2.3: Thống kê số lượng sinh viên/ học viên cao học/ nghiên cứu sinh. .............. 41
Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng sinh viên quốc tế học tập trường ĐHNLTPHCM. ....... 42
Bảng 2.5: Thống kê số lượng sinh viên có chỗ ở trong ký túc xá................................ 42
Bảng 2.6: Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học .................................... 42
Bảng 2.7: Tổng kết nguồn kinh phí hoạt động đào tạo tại trường .............................. 43
Bảng 2.8: Số lượng giảng viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ......................... 44
Bảng 2.9: Số lượng giảng viên viết bài báo đăng trên tạp chí. .................................... 44
Bảng 2.10: Bảng số lượng xếp loại tốt nghiệp sinh viên chuyên ngành SPKTCN ...... 45
Bảng 3.1: Thống kê tỷ lệ các cơ quan trong các lĩnh vực hoạt động ........................... 59
Bảng 3.2: Ý kiến giảng viên đánh giá về Mục tiêu và Chuẩn đầu ra ........................... 61

Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của Cựu sinh viên về CTĐT. .................. 64
Bảng 3.4: Nội dung khảo sát giảng viên – cán bộ quản lý về chương trình SPKTCN. .......... 66
Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về môn học phụ trách. ............... 68
Bảng 3.6: Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên đang theo học và cựu sinh viên về
số lượng các nhóm mơn học. ..................................................................................... 71
Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người học về mức độ hỗ trợ giữa các học
phần lý thuyết và thực hành. ...................................................................................... 72
Bảng 3.8: Tổng hợp điểm trung bình ý kiến đánh mức độ phổ biến thông tin. ............ 74

xi


Bảng 3.9: Tổng hợp điểm trung bình đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về việc
phổ biến các thông tin ................................................................................................ 76
Bảng 3.10: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về các hình thức kiểm tra đánh
giá người học. ............................................................................................................ 77
Bảng 3.11: Tổng hợp ý kiến của giảng viên về sự phân công giảng dạy của nhà trường
và Bộ môn. ................................................................................................................ 78
Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ sử dụng các loại phương pháp của giảng
viên. ........................................................................................................................... 79
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về hoạt động quản lý tại trường
ĐH Nông Lâm TPHCM. ............................................................................................ 81
Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên học chuyên ngành SPKTCN về
những khả năng có được trong thời gian học tập tại trường. ....................................... 83
Bảng 3.15: Tổng hợp điểm trung bình đánh giá khả năng đáp ứng cơng việc của sinh
viên tốt nghiệp chuyên ngành SPKTCN. .................................................................... 85
Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá khả năng sư phạm phục vụ công tác giảng dạy
của sinh viên sau khi tốt nghiệp. ................................................................................ 87
Bảng 3.17: Tổng hợp điểm trung bình ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất của nhà trường
và bộ môn. ................................................................................................................. 89

Bảng 3.18: Tổng kết mức độ đạt được của các tiêu chuẩn .......................................... 91

xii


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các quan điểm khác nhau về chất lượng (Piniti Ratananukul, 2009)........... 16
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. .................. 20
Hình 2.1: Khung cảnh trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh ................ 35
Hình 2.2: Lễ đón tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan – tháng 9/2009..................... 36
Hình 2.3: Lễ trao học bổng quốc tế Mitsubishi – tháng 4/2011 .................................. 37
Hình 2.4: Lễ phát động ra quân Mùa hè xanh năm 2013 ............................................ 37
Hình 2.5: Biểu đồ số lượng sinh viên các khóa chuyên ngành SPKCN ...................... 45
Hình 2.6: Lễ tốt nghiệp của sinh viên khóa 2008 - 2012 ............................................ 46
Hình 2.7: Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm lần thứ 4 năm 2010 ......................................... 46
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm xếp loại tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành SPKTCN. ........................................................................................................ 57
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ lý do lựa chon ngành học của sinh viên. ................................ 58
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ (%) ý kiến đánh giá của giảng viên về mục tiêu và chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo chuyên ngành SPKTCN. ........................................................... 62
Hình 3.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu CT với nhu cầu cơ
quan sử dụng lao động. .............................................................................................. 64
Hình 3.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ đáp ứng của nội dung chương trình với
mục tiêu và chuẩn đầu ra............................................................................................ 69
Hình 3.6: Tổng hợp ý kiến các lĩnh vực cần chú trọng trong CTĐT chuyên ngành
SPKTCN của Cơ quan sử dụng lao động. .................................................................. 70
Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm ý kiến đánh giá của người học đối với số lượng các
nhóm mơn học. .......................................................................................................... 71
Hình 3.8: Tỷ lệ phần trăm đánh giá của người học về mức độ hỗ trợ giữa các học phần
lý thuyết và thực hành. ............................................................................................... 73

Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá kiểm tra
của giảng viên. ........................................................................................................... 77
Hình 3.10: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mức độ đánh giá của giảng viên về hoạt động quản
lý tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM. ........................................................................ 81
xiii


Hình 3.11: Biểu đồ điểm trung bình đánh giá khả năng đáp ứng công việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp. ....................................................................................... 86
Hình 3.12: Thư viện trường Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh .............................. 91

xiv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Ý nghĩa

1.

BGD&ĐT

2.

NXB

Nhà xuất bản


3.

CTĐT

Chương trình đào tạo

4.

SPKTCN

5.

GV

Giảng viên

6.

SV

Sinh viên

7.

QH

Quốc hội

8.




Quyết định

9.

TT

Thơng tư

10.

ĐHNLTP.HCM

Trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh

11.

ĐH KHXH&NV

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

12.

ĐH

13.

PTTH


14.

ThS

15.

PGS.TS

Phó giáo sư - tiến sĩ

16.

CBQL

Cán bộ quản lý

17.

CBGD

Cán bộ giảng dạy

18.

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

19.


KDCL

Kiểm định chất lượng

20.

SVDH

Sinh viên đang theo học

21.

SVTN

Sinh viên đã tốt nghiệp

22.

TC

23.

[TC X.Y.Z]

Bộ giáo dục và đào tạo

Sư phạm kỹ thuật cơng nơng nghiệp.

Đại học

Trường Phổ thơng trung học
Thạc sĩ

Tín chỉ
Mã minh chứng số Z của tiêu chí Y trong với tiêu chuẩn X

xv


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh và lý do chọn đề tài.
Trải qua hơn 1 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, trong sự đổi mới phát triển của
đất nước, hội nhập quốc tế; Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội và thử thách trên
mọi lĩnh vực mọi đối tượng. Theo Lê Đức Ngọc (2008) nhận thấy Giáo dục nói chung
và giáo dục Đại học nói riêng cũng được đặt trong 3 sự bùng nổ lớn đó là: bùng nổ về
dân số, bùng nổ về thông tin, bùng nổ về khoa học kỹ thuật. Từ nhận định trên ơng cho
rằng chỉ có giáo dục đào tạo mới có thể biến gánh nặng dân số trở thành lợi thế trong
nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, mục tiêu đào tạo phải gắn liền với tự phát triển nhằm
phát huy tối đa nguồn thông tin rộng mở và đa dạng hiện nay, đổi mới tư tưởng quan
điểm giáo dục Đại học, đổi mới phương pháp và tư duy quản lý giáo dục.
Giáo dục Đại học hiện nay không ngừng được phát triển và đổi mới nhằm thực
hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu thời đại. Công việc
đánh giá chất lượng đào tạo trở nên yêu cầu cấp thiết và giúp nhà quản lý có cái nhìn
thực tế về chất lượng đang được đào tạo, từ đó đưa ra những biện pháp cải tiến thay
đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngũ nguồn lao động có đủ phẩm chất
và trình độ trong thời kỳ mới. Nhìn nhận được vai trò quan trọng trên tại Kỳ họp Quốc
hội khoá XI, Nghị quyết 37-2004/QH11 đã được phê duyệt ngày 03 tháng 12 năm

2004 đã chỉ ra rằng "quản lý chất lượng nên là trọng tâm, hoạt động công nhận được
tiến hành hàng năm". Ngày 02 tháng 8 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Chỉ thị 25/2004/CT-BGD & ĐT nêu rõ các nhiệm vụ cho toàn bộ hệ
thống giáo dục trong năm học 2004-2005, yêu cầu chính quyền các cấp "Khẩn trương
thành lập và hoàn thiện cấu trúc và cơ chế của hệ thống kiểm tra và công nhận, và bắt
đầu đưa hệ thống này để làm việc". Ngày 02 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ký Quyết định 38/2004/QĐ-BGD & ĐT ban hành Quy định tạm
thời cho Đánh giá và Công nhận Chất lượng trường Đại học, 3 năm sau, quy định Tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường Đại học được ký ban hành ngày 01/11/2007 kèm
quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT.
HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B

1


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Đến nay đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo hiện đang dần phát triển và có
nhiều nghiên cứu thực hiện với sự cộng tác trong và ngoài nước. Đi sâu hơn về đánh
giá chung của tồn trường thì đánh giá chất lượng từng chương trình đào tạo cũng
đang là xu hướng phát triển hiện nay vì đây là “những phương tiện quan trọng để giúp
nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục của mình một cách thường xun
và khẳng định uy tín của nhà trường trong xã hội” [26,27].
Hiện có những bộ tiêu chuẩn để tiến hành đánh giá một chương trình đào tạo
được áp dụng tại một số trường Đại học ở nước ta như: bộ tiêu chuẩn AUN-QC, với
AUN là viết tắt của ASEAN University Network (Mạng lưới đại học Đông Nam Á)
chuẩn AUN-QC là chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường Đại học
thuộc khối ASEAN (ASEAN University Network – Quality Assurance) được thông
qua từ năm 1998 và được triển khai liên tục năm 1999 đến nay, với khá nhiều hoạt
động và thành tựu gồm 18 tiêu chuẩn 71 tiêu chí (Ton Vroeijenstijn, 2008), và sửa đổi

cập nhật vào năm 2011 gồm 15 tiêu chuẩn và 65 tiêu chí. Bộ tiêu chuẩn ABET, ABET
là một tổ chức của Mỹ có uy tín trên thế giới, chun kiểm định chất lượng các
chương trình giảng dạy khối kỹ thuật (Engineering), công nghệ (Technology), khoa
học ứng dụng (Applied Sciences) và điện toán (Computing). ABET là tên viết tắt của
cụm từ Accreditation Board for Engineering and Technology, tạm dịch là Hội đồng
kiểm định các chương trình đào tạo khối kỹ thuật và cơng nghệ bộ tiêu chuẩn ABET gồm
9 tiêu chí.
Đến năm 2011, Quy định “Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng nghiệp trình độ đại học” được ban hành kèm theo
Thơng tư số 23/2011-BGDĐT ký ban hành ngày 06/06/2011.
Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo trình độ Đại học như trên, cùng với sự cho phép của Viện Sư phạm kỹ thuật trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tiến Dũng, đề tài
“Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng – Nông
nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh” xin phép được thực
hiện.

HVTH: ĐỒN NGỌC THUẬN – GDH11B

2


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được chất lượng của chương
trình đào tạo chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Cơng nơng nghiệp, từ đó đưa ra các
biện pháp cải tiến và nâng cao chương trình góp phần nâng cao chất lượng của chương
trình đào tạo nói riêng và chất lượng đào tạo của trường Đại học Nông Lâm nói chung.
III. Giới hạn đề tài

Vì giới hạn nội dung một đề tài luận văn nên người nghiên cứu chỉ giới hạn tiến
hành đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Sư phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp
tại trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bộ tiêu chuẩn Đánh giá
chất lượng các chương trình đào tạo Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp do Bộ Giáo dục –
Đào tạo ban hành kèm thông tư số 23/2011-BGDĐT ngày 01/11/2011.
IV. Giả thuyết nghiên cứu.
Thực hiện tốt khâu đánh giá chương trình đào tạo sẽ giúp trường Đại học Nơng Lâm
có cơ sở khoa học để cải tiến chương trình đào tạo và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng
cao chất lượng dạy học chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp.
V. Vấn đề nghiên cứu
- Chương trình đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật Công – Nông nghiệp tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng và vận hành như
thế nào?
- Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật Công –
Nông nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm hiện nay là đánh giá những nội dung gì?
- Đề xuất các kế hoạch khắc phục các tồn tại trong khi áp dụng của chương
trình đào tạo Sư phạm kỹ thuật Công – Nông nghiệp tại trường Đại học Nơng Lâm
thành phố Hồ Chí Minh như thế nào là thích hợp?
VI. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình thiết kế và vận hành chương trình đào tạo
ngành Sư phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp tại trường Đại học Nơng Lâm thành
phố Hồ Chí Minh.

HVTH: ĐỒN NGỌC THUẬN – GDH11B

3


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG


- Khách thể nghiên cứu: sinh viên tham gia chương trình đào tạo của ngành
gồm sinh viên, cựu sinh viên, đội ngũ giảng viên tham gia công tác quản lý - giảng dạy
trực tiếp đối với phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp trường Đại học Nơng Lâm thành
phố Hồ Chí Minh.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tiến hành trả lời các câu hỏi của vấn đề nghiên cứu trên, người nghiên cứu
phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của Đánh giá chất lượng chương trình,
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình đào tạo tại trường Đại học Nơng
Lâm thành phố Hồ Chí Minh;
Nhiệm vụ 2: Thiết kế bộ công cụ để khảo sát chất lượng của chương trình đào
tạo ngành Sư phạm kỹ thuật Cơng – Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh theo bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo Sư
phạm Kỹ thuật Cơng nghiệp do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành kèm thông tư số
23/2011-BGDĐT ngày 01/11/2011;
Nhiệm vụ 3: Tiến hành khảo sát chương trình đào tạo Sư phạm Kỹ thuật Cơng
– Nông nghiệp, ý kiến sinh viên, cựu sinh viên, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy
và đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống đào tạo chương trình cấp khoa / trường bằng bộ
công cụ đã thiết kế;
Nhiệm vụ 4: Xử lý thông tin, đưa ra kết quả đánh giá thực tế chất lượng chương
trình đào tạo chương trình chuyên ngành Sư phạm Kỹ thuật Công – Nông nghiệp;
Nhiệm vụ 5: Đề xuất những biện pháp để cải tiến chất lượng đào tạo chương
trình Sư phạm Kỹ thuật Cơng – Nông nghiệp.
VIII. Phương pháp nghiên cứu
Phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu cần dùng những
phương pháp nghiên cứu sau đây:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B


4


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Theo tác giả Phạm Viết Phượng (1996) [19], phương pháp nghiên cứu lý thuyết
là tổ hợp các phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận dựa trên các
tài liệu thu thập được các nguồn khác. Phương pháp cụ thể thường sử dụng trong
nghiên cứu tài liệu là: phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại hệ thống tài liệu, mơ
hình hóa hay phương pháp giả thuyết.
Phương pháp thực hiện bằng cách nghiên cứu sách và tài liệu có nội dung liên
quan đến đánh giá, quản lý chất lượng giáo dục.
- Khai thác những thông tin khoa học lý luận qua sách, tạp chí khoa học hay
trên các kênh thơng tin xã luận khác.
- Xác định lịch sử của vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo tại trường Đại học Nơng Lâm thành
phố Hồ Chí Minh nói chung và đối với ngành Sư phạm Kỹ thuật Công Nông nghiệp
nói riêng.
Người nghiên sử dụng phương pháp này cho nhiệm vụ 1, 2 và 3.
 Phương pháp điều tra giáo dục
Điều tra giáo dục là một dạng phương pháp nghiên cứu xã hội, khảo sát một số
lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời
điểm, nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng, suy nghĩ, quan điểm v.v…để từ
đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân,… chuẩn
bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
Điều tra giáo dục là phương pháp tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào
đối tượng nghiên cứu thơng qua câu hỏi để có những thơng tin cần thiết cho công việc
của người nghiên cứu.
Phương pháp này thực hiện phục vụ cho nhiệm vụ 4.



Phương pháp xử lý dữ liệu.

Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê,
quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng: thông tin định tính và thơng tin định
lượng. Do đó có 2 dạng xử lý thơng tin như sau:

HVTH: ĐỒN NGỌC THUẬN – GDH11B

5


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: đây là việc sử dụng phương
pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được,
tức xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu.
- Xử lý logic đối với thơng tin định tính: đây là việc đưa ra những phán đoán
về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các
phân hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
IX. Cấu trúc luận văn.
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh và lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Giới hạn đề tài
IV. Giả thuyết nghiên cứu.
V. Vấn đề nghiên cứu.
VI. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu.

VIII. Phương pháp nghiên cứu.
IX. Cấu trúc của luận văn.
Phần 2: NỘI DUNG (gồm 3 chương)
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
Chương 2: Thực trạng đào tạo chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật Công nông
nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành
sư phạm kỹ thuật công nông nghiệp.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận chung.
HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B

6


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

II. Tự đánh giá
III. Đề nghị
IV. Hướng phát triển của đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B

7


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sơ lược về bối cảnh đánh giá chất lượng đào tạo trên thế giới
1.1.1.1. Bối cảnh kiểm định – đánh giá chất lượng giáo dục thế giới.
Trước sự gia tăng không ngừng của quy mô đào tạo Đại học, các nước đã sớm
nhận định được vai trò của việc đánh giá và đảm bảo chất lượng. Do đó, vào các năm
của thập niên 90 thế kỷ 20 việc tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng được phổ biến
đại trà. Tuy nhiên mỗi một quốc gia với nhận thức khác nhau nên có nhiều hình thức
vận hành khác nhau [34].
Đối với nước ở Mỹ, đảm bảo chất lượng là một quy trình đánh giá một cơ sở
hay một chương trình nhằm xác định xem các tiêu chuẩn vềgiáo dục đại học, học thuật
và cơsởhạtầng có được duy trì và tăng cường khơng (CHEA, 2001). Theo AUQA
(2002), đảm bảo chất lượng ở Australia bao gồm các chính sách, thái độ, hành động và
quy trình cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng đang được duy trì và nâng cao. Ở Anh
quốc, đảm bảo chất lượng là một công cụ qua đó cơ sởgiáo dục đại học khẳng định
rằng các điều kiện dành cho sinh viên đã đạt được các tiêu chuẩn do nhà trường hay
cơquan có thẩm quyền đềra (CHEA, 2001) [34]. Trong nhiều nước châu Âu trước đây,
đảm bảo chất lượng được sửdụng như một hệ thống đánh giá bên ngồi mà khơng cần
phải có một sự cơng nhận chính thức các kết quả đạt được.
Một số nước Đông Nam Á cũng đã thành lập cơ quan kiểm định quốc gia như:
BDAC (Brunei), BAN-PT (Indonesia), LAN (Malaysia), FAAP (Philipines),
ONESQA (Thái Lan). Trọng tâm kiểm định của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Những
nước như Indonesia thực hiện kiểm định ở cấp chương trình trong khi đó Malaysia,
Brunei và Thái Lan thực hiện kiểm định ở cấp trường. Hầu hết các quốc gia thuộc khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, các cơ quan đảm bảo chất lượng thuộc cơ quan của
nhà nước thành lập, nguồn kinh phí do nhà nước cấp.
HVTH: ĐỒN NGỌC THUẬN – GDH11B


8


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Bảng 1.1: Đặc điểm chung của các tổ chức đảm bảo chất lượng quốc gia ở Đơng Á và Thái
Bình Dương (Phạm Xn Thanh, 2005)

Ngồi ra, trong khu vực cịn có một số trường tham gia phát triển hệ thống đảm
bảo chất lượng nhưmạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) và mạng lưới Đảm
bảo Chất lượng Giáo dục Đại học Quốc tế(INQAAHE), mạng lưới Chất lượng Châu Á
- Thái Bình Dương.
1.1.1.2. Bối cảnh kiểm định và đánh giá chất lượng ở Việt Nam.
Trong những năm qua, hệ thống kiểm định giáo dục ở nước ta đang từng bước
được hình thành. Đầu năm 2002, Bộ GDĐT đã thành lập Phịng Kiểm định chất lượng
HVTH: ĐỒN NGỌC THUẬN – GDH11B

9


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

đào tạo trong Vụ Đại học (nay là Vụ Giáo dục Đại học). Năm 2003 Cục khảo thí và
kiểm định chất lượng giáo dục (Cục KTKĐCLGD) đã được thành lập theo Nghị định
số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của chính phủ. Việc thành lập Cục KTKĐCLGD
đã đánh dấu một thời kỳ mới của sự phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục
ở Việt Nam. Và đến nay hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
được xây dựng và phát triển căn cứ vào có những cơ sở pháp lý sau:
Luật giáo dục năm 2005 đã quy định: “Kiểm định chất lượng giáo dục được
thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm

định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [1].
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 đã bổ sung các
quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nguyên tác kiểm định giáo dục và các tổ
chức kiểm định giáo dục.
Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19/06/2010 của quốc hội về việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối
với giáo dục đại học yêu cầu: “Đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục đại học theo hướng đẩu nhanh tiến độ và công khai kết quả kiểm định chất
lượng các cơ sở giáo dục Đại học, hình thành một số tổ chức kiểm định chất lượng
giáo dục đại học độc lập”.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xem công tác đảm
bảo và kiểm định chất lượng là một trong giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
giáo dục và đề ra mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng
và hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục”.
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, đã dành một chương về
kiểm định chất lượng giáo dục.
Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ GDĐT: “Đẩy mạnh
việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ
HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B

10


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

tự đánh giá của các trường đại học và cao đẳng, triển khai từng bước việc kiểm định
các trường đại học, cao đẳng, xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm

định chất lượng giáo dục đại học,…”
Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng bộ Bộ
GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 và chương trình
hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ đã đưa ra một số hoạt động
cần sớm triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục.
Hiện nay Bộ GD&ĐT đã tiến hành chương trình kiểm định chất lượng các
trường đại học, bước đầu đã kiểm định được 10 trường, bước 2 tiếp theo là 10 trường
tự nguyện tham gia kiểm định chất lượng, trong đó có hai trường ĐH dân lập đầu tiên.
Đó là các trường: ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH dân lập Hải Phòng,
ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm (thuộc ĐH Huế), ĐH Thủy sản Nha
Trang, ĐH Dân lập Văn Lang, ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Nơng lâm TP.HCM. Xây
dựng và hồn chỉnh bộ tiêu chí đánh giá cấp trường và cấp chương trình ở cấp độ từ
giáo dục Mầm non đến giáo dục Đại học.
Đến nay khơng những có nhiều trường đăng ký tham gia kiểm định theo bộ tiêu
chuẩn của Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng ban hành, một số trường như trường
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đánh
giá chương trình theo tiêu chuẩn của AUN (Asean University Network) và đã đạt được
nhiều kết quả tốt. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh là những trường Đại học đầu tiên áp dụng đánh giá chương trình giáo dục bằng
bộ tiêu chuẩn AUN đầu tiên ở Việt Nam. Đoàn đánh giá ngoài của AUN đã tiến hành
việc đánh giá cấp chương trình đào tạo lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12–2009
đối với 4 chương trình của 4 trường ĐH. Đó là chương trình đào tạo ngành cơng nghệ
thơng tin của Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành điện tử - viễn
thông của Trường ĐH Bách khoa, ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên và ngành khoa học - kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Quốc tế, đều
thuộc ĐH Quốc gia TPHCM. Kết quả 4 chương trình trên cũng đã được đánh giá đạt
trên 4 điểm ngang với mức trung bình trong khu vực. Đến năm 2011, đoàn đánh giá
ngoài của Mạng lưới đại học Đông Nam Á (AUN) tiếp tục tổ chức đánh giá 3 chương
HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B


11


GVHD: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

trình đào tạo của ĐHQG Tp.HCM theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Các chương trình
được đánh giá gồm: Cơ khí chế tạo thuộc Khoa Cơ khí (trường ĐH Bách khoa); Công
nghệ sinh học (trường ĐH Quốc tế) và Việt Nam học (trường ĐH KHXH&NV). Đại
học Cần Thơ cũng đã có những bước thử nghiệm áp dụng đánh giá bằng bộ tiêu chuẩn
AUN với 12 chương trình đào tạo vào năm 2009.
1.1.2. Một số nghiên cứu ngoài và trong nước có liên quan.
Ở nước ngồi, năm 1991 Hiệp hội các trường Đại học Hà Lan tiến hành đánh
giá chương trình quốc tế cơng nghệ Điện (International Programme Review Electrical
Engineering – IPR-EE). Trong dự án này, các khoa Công nghệ Điện tử của Thụy Điển,
Bỉ, Đức, Anh, Thụy Sĩ và Hà Lan tham gia đánh giá lẫn nhau.
Ở trong nước, năm 1999, nhóm nghiên cứu của trường đại học Nơng lâm thành
phố Hồ Chí Minh do PGS.TS- Đỗ Huy Thịnh chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên
cứu đề tài cấp bộ: “Đánh giá hiệu quả đào tạo và hiệu quả sử dụng đội ngũ nhân lực
tốt nghiệp của trường Đại học Nông Lâm giai đoạn 1975 – 2000” [2]. Tháng 3 năm
2002, cơng trình nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam” [3] do Giáo sư
Nguyễn Đức Chính chủ biên, đã được hội đồng khoa học nhà nước nghiệm thu chính
thức.
PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, đã trình bày đề tài nghiên cứu “Đánh giá và vấn
đề nâng cao chất lượng giáo dục”[4], nội dung được trình bày trên tạp chí Khoa học
giáo dục số 77, tháng 2/2012. Tác giả đề tài đã trình bày cụ thể về mục đích của đánh
giá giáo dục, các nội dung đánh giá giáo dục và đề ra vai trò của đánh giá trong giáo
dục trong nâng cao chất lượng giáo dục. Ưu điểm của đề tài, tác giả trình bày có logic
về vấn đề đánh giá trong giáo dục, tuy nhiên đề tài chỉ mới dừng lại trên việc đúc kết
cơ sở lý luận của đánh giá trong giáo dục, chưa nêu cụ thể đặc điểm và vận dụng thực

tế của nước ta.
Nội dung đề tài nghiên cứu “Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học và vận
dụng vào thực tiễn Việt Nam” [5] do tác giả Nguyễn Quang Giao được trình bày trên
Tạp chí Khoa học Giáo dục số 78, tháng 3/2012, do Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam ấn hành. Nội dung nghiên cứu đã đưa ra vấn đề vai trò chất lượng cũng như quản
HVTH: ĐOÀN NGỌC THUẬN – GDH11B

12


×