Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN NGỌC HÙNG

NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC TỔ CHỨC
KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Cơng Tiệp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của
TS.Nguyễn Công Tiệp. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hùng

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này Tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình,
tận tâm, chu đáo từ các thầy cô giáo tại Học viện Nơng nghiệp Việt Nam. Với tấm lịng
biết ơn, tơi xin chân thành cám ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt để có thể hồn thành luận văn này, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
cịn có sự giúp đỡ rất lớn của TS. Nguyễn Công Tiệp, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài đã có những chia sẻ rất thẳng thắn với đặc thù của ngành, để tơi có
những kiến thức thực tế phục vụ cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để Tơi hồn thành luận văn này.
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tơi rất mong nhận được sự
đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa, Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hùng

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................ v
Danh mục bảng .................................................................................................................vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... vii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiệt của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới ........................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về hình thức tổ chức kinh tế tập thể .............................................. 4

2.1.1.


Kinh tế tập thể...................................................................................................... 4

2.1.2.

Khái niệm về một số hình thức tổ chức kinh tế tập thể ....................................... 5

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể ................ 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hình thức tổ chức kinh tế tập thể ......................................... 19

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tập thể ở một số nước trên thế giới .................. 19

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triền kinh tế tập thể ở trong nước ......................................... 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình về đổi mới và
phát triển HTX ................................................................................................... 25

2.2.4.


Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ............................................................ 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
3.1.

Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 33

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1.3.

Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tập thể tại
huyện Quỳnh Phụ .............................................................................................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 40

3.2.1.


Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 40

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................. 41

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 43
4.1.

Thực trạng các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ hiện nay ...................................................................................................... 43

4.1.1.

Tình hình phát triển tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong giai
đoạn hiện nay ..................................................................................................... 43

4.1.2.

Tình hình tổ chức lại hợp tác xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ theo Luật
HTX năm 2012 .................................................................................................. 47

4.1.3.

Tổ chức cán bộ................................................................................................... 48


4.1.4.

Số lượng xã viên ................................................................................................ 50

4.1.5.

Tình hình quỹ vốn của HTX .............................................................................. 50

4.1.6.

Cơng tác quản lý, định hướng phát triển HTX .................................................. 52

4.1.7.

Kết quả sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ ......................................................................................................... 54

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ....................................................... 70

4.2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp .......................................................................... 70

4.2.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của kinh tế tập thể đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ............................................................... 72

4.3.

Định hường và giải pháp đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa
bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong tương lai ..................................... 78

4.3.1.

Định hướng đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ................................................................................ 78

4.3.2.

Các giải pháp cơ bản để thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ................................................. 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 89
5.1.

Kết luận.............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 91
Phụ lục ........................................................................................................................... 95

iv


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KTTT

Kinh tế tập thể

NN& PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

HĐQT

Hội đồng quản trị

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu, thời tiết huyện Quỳnh Phụ............................ 30
Bảng 3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất giai đoạn (2014-2016) ............................ 33
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Quỳnh Phụ ......................................... 34
Bảng 3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Quỳnh Phụ giai đoạn (2014-2016) .............. 37
Bảng 3.5. Đối tượng và số lượng mẫu được điều tra ................................................... 41
Bảng 4.1. Số lượng tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (2014 – 2016)............. 44
Bảng 4.2. Số lượng thành viên tham gia THT giai đoạn (2014 – 2016) ...................... 45
Bảng 4.3. Số lượng vốn của các loại hình tổ hợp tác ................................................... 46
Bảng 4.4. Tình hình chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 (2014-2016)................... 47
Bảng 4.5. Tình hình tổ chức nhân sự HTX (2014 - 2016) ........................................... 49
Bảng 4.6. Số lượng xã viên tham gia HTX giai đoạn 2014 – 2016 ............................. 50
Bảng 4.7. Tình hình quỹ vốn của 46 HTX giai đoạn 2014-2016 ................................. 51
Bảng 4.8. Diện tích gieo trồng trên địa bàn các hợp tác xã quản lý tại ........................ 57

Bảng 4.9. Tình hình chăn ni trên địa bàn các hợp tác xã quản lý............................. 59
Bảng 4.10. Tăng trưởng chăn nuôi trên địa bàn các HTX của ....................................... 59
Bảng 4.11. Tình hình ni trồng thủy sản trên địa bàn các hợp tác xã .......................... 61
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng vốn của HTX DVNN ..................................................... 63
Bảng 4.13. Kết quả sản xuất - kinh doanh của các loại hình HTX giai đoạn (20142016) ............................................................................................................ 64
Bảng 4.14. Hiệu quả sử dụng vốn của các loại hình HTXNN (2014-2016) .................. 64
Bảng 4.15. Thu nhập của cán bộ HTX hàng tháng ........................................................ 67
Bảng 4.16. Thu nhập của cán bộ HTX hàng tháng ........................................................ 68
Bảng 4. 17. Thu nhập của cán bộ HTX hàng tháng ........................................................ 69
Bảng 4.18. Thu nhập của cán bộ HTX hàng tháng ........................................................ 69
Bảng 4.19. Tác động của kinh tế tập thể dưới góc nhìn của cán bộ cấp huyện, xã
về sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ .................. 74
Bảng 4.20. Tác động của năng lực quản lý của cán bộ đối với sự phát triển mơ
hình kinh tế tập thể ....................................................................................... 76
Bảng 4.21. Tác động của mơ hình kinh tế tập thể đối với người dân............................. 77

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng
Tên Luận văn: Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Huyện Quỳnh Phụ là một thuần nông với hơn 75% dân số của huyện hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp và hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Quỳnh Phụ
là một trong những huyện có bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực hợp tác xã chủ yếu
là hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, có những hợp tác xã phát triển mạnh so với các
tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng.
Để thực hiện đề tài, tác giả thu thập số liệu và tài liệu liên quan đến tình hình tổ
chức, sản xuất và kinh doanh của các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.Tiến hành điều tra:
+ 20 cán bộ cấp huyện, xã về chủ trương của nhà nước và địa phương đối với
HTX; mức độ ảnh hưởng của HTX với kinh tế xã hội tại địa phương; tình hình quản lý
HTX;
+ 30 cán bộ quản lý mơ hình kinh tế tập thể về tình hình sản xuất kinh doanh;
chính sách; định hướng phát triển;
+ 70 người dân trên địa bàn huyện về tác động của mơ hình kinh tế tập thể đối với
người dân.
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê kinh tế, phân tích so sánh và chuyên
gia, chuyên khảo để:
+ Đánh giá tình hình chuyển đổi hình thức tổ chức kinh tế tập thể theo Luật hợp
tác xã 2012 tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hình thức tổ chức kinh tế tập thể đối với
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển hình thức tổ chức kinh tế tập thể
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Thực hiện Luật số 23/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỢP TÁC XÃ, luật này
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII, kỳ họp thứ 4
thơng qua ngày 20 tháng 11 năm 2012. Tồn huyện có 46 hợp tác xã đã chuyển đổi
hồn tồn, trong đó có 40 hợp tác xã trồng trọt, 3 hợp tác xã thủy sản, 2 hợp tác ờiã
chăn ni và có 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với số lượng thành viên tham gia
ngày càng đông.


vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện thời gian đầu đã có
những chuyển biến rõ rệt trong công tác sản xuất kinh doanh. Mô hình kinh tế tập thể
kiểm mới trên địa bàn đã làm thay đổi phần nào đời sống người dân cũng như đáp ứng
được một số nhu cầu nhất định trong sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các mơ hình kinh tế tập thể cũng gặp một số khó khăn nhất định như thời
tiết, năng lực quản lý của cán bộ hợp tác xã, tình hình thị trường biến động, cạnh tranh
từ các doanh nghiệp bên ngồi…. Tuy nhiên, bước đầu các mơ hình đã nhận được
những đánh giá tích cực từ người dân cũng như lãnh đạo địa phương.
Hiện nay, chủ trương của huyện coi mơ hình kinh tế tập thể là đường nối tất yếu
phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương. Chính vì vậy, chính quyền địa phương
đã có những chính sách hỗ trợ hợp tác xã tiếp cần được nguồn vốn phục vụ phsat triển
sản xuất kinh doanh. Đồng thời hỗ trợ các hợp tác xã tiếp xúc được với khoa học công
nghệ giúp thành viên tham gia hợp tác xã nâng cao được hiện quả sản xuất, giảm tỷ lệ
nghèo của địa phương. Chính quyền địa phương cũng là cầu nối giữa các doanh nghiệp
với hợp tác xã giúp hợp tác xã ổn định đầu ra yên tâm sản xuất.
Từ những khó khăn cịn tồn tại, đề tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển
hình thức tổ chức kinh tế tập thể như sau: Đổi mới nhận thức đổi mới hình thức tổ chức
kinh tế tập thể; Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, làm cơ sở cho phát triển hợp tác
xã nông nghiệp kiểu mới; Lựa chọn mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp phù hợp với đặc
điểm cụ thể của vùng; Tăng cường liên kết với các thành phần kinh tế khác trong dịch
vụ tổng hợp cho hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trước hết là kinh tế nhà nước; Đổi
mới, nâng cao hiệu quả cơng tác cán bộ mơ hình kinh tế tập thể.

viii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Ngoc Hung
Thesis title: Researching the organizational form of collective economic in
Quynh Phu district, Thai Binh province
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Quynh Phu District is an agricultural district with 75% of the population of the
district working in agriculture and more than 80% of the population living in rural areas.
Quynh Phu is one of the districts that has a long history of cooperative activities mainly
as agricultural cooperatives. In particular, there are cooperatives that thrive in
comparison with the provinces in the Red River Delta.
To implement the topic, the author collects data and documents related to the
situation of organization, production and business of collective economic organizations
in Quynh Phu district, Thai Binh province included:
+ 20 district and commune officials on the state and local policy towards
cooperatives; Level of influence of cooperative and socio-economic in the locality;
Situation of cooperative management;
+ 30 managers of the collective economics model on the situation of production
and business; policy; oriented development;
+ 70 people in the district about the impact of the collective economy model for
the people.
The dissertation uses the methods of economic statistics, comparative analysis and
experts, monographs to:

+ Assessment of the change of the form of collective economic organization under
the Co-operative Law 2012 in Quynh Phu district, Thai Binh province.
+ Assess the impact of collective economic organizations on Quynh Phu district,
Thai Binh province.
+ Suggest solutions to improve the development of collective economic
organization in Quynh Phu district, Thai Binh province.
To implement the Law No. 23/2012 / QH13 of the National Assembly: THE
COOPERATIVE LAW, which was adopted by the XIII National Assembly of the
Socialist Republic of Vietnam at its 4th session on November 20, 2012. The whole the
district has 46 fully transformed cooperatives, including 40 cooperatives for farming,

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


three for fishery cooperatives, two for livestock cooperatives and one for agricultural
cooperatives and the number of participants is increasing.
Forms of collective economic organizations in the district in the first time have
made remarkable changes in the production and business. The new collective economic
model in the area has changed the life of the people as well as meet certain needs in
agricultural production of people in the area. In addition, the collective economy models
also face certain difficulties such as the weather, the management capacity of the
cooperative staff, market situation fluctuations, competition from outside enterprises...
However, initial models have received positive reviews from the people as well as local
leaders.
At present, the policy of the district considers the collective economy model is the
indispensable link in the development of rural agriculture in the locality. Therefore, the
local government has the policy to support cooperatives need funds to support
production and business. At the same time, supporting for cooperatives in contact with

science and technology helps cooperative members to improve production and reduce
the poverty rate of the locality. Local governments are also the bridge between
enterprises and cooperatives to help cooperatives stabilize output peace of mind.
From the remaining difficulties, the subject of some solutions to develop the
organization of collective economic as follows: Renewal awareness of reform of
collective economic organization; To promote the farmer-household economy to
develop in the direction of commodity production and development of non-agricultural
occupations in rural areas, which shall serve as a basis for the development of new-style
agricultural cooperatives; Selecting the agricultural cooperative model suitable with the
specific characteristics of the region; Strengthening linkages with other economic
sectors in integrated services for agricultural production households, first of all the state
sector; Renovating and enhancing the efficiency of cadre work on the model of
collective economic.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc sống
chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, tập quán canh tác,
sản xuất cịn mang nặng tính tự phát, tự cung tự cấp, lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp thực sự chưa phát huy được lợi thế của mình và đặc biệt là phát huy sức
mạnh của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ mở cửa, hội
nhập.Trong q trình phát triển nơng thơn, các tổ chức kinh tế tập thể hay điển
hình là hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần định hướng
phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống văn hố, tinh thần cho nhân dân, xố
đói giảm nghèo một cách bền vững, dần đưa tinh thần hợp tác thành văn hố

trong xã hội.
Hiện nay, sự nghiệp CNH-HĐH nơng nghiệp, nơng thơn của đất nước nói
chung và của các tỉnh thành nói riêng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhận thức rõ vấn đề này trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta ln quan tâm và chú
trọng tới sự phát triển của nơng nghiệp nơng thơn nói chung và sự phát triển của
các hệ thống các hệ thống kinh tế tập thể (KTTT) nói riêng. Từ đó, tạo đà thúc
đẩy quá trình CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đang theo đuổi. Thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, chủ trương của Đảng về
phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX là một trong những biện pháp quan
trọng để phát huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo Báo cáo tổng hợp của Liên minh Hợp tác xã (2016) Thái Bình là một
trong những tỉnh có mơ hình HTX phát triển mạnh so với các tỉnh thuộc vùng
đồng bằng Sơng Hồng. Hiện tại, tỉnh có khoảng trên 500 HTX hoạt động ở mọi
lĩnh vực. Số lao động hoạt động tại các HTX chiếm số lượng tương đối lớn. Tỉnh
Thái Bình có 329 HTX hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Tính đến ngày
30/04/2016 đã có 309/329 HTX chuyển đổi theo luật HTX 2012. Huyện Quỳnh
Phụ là một thuần nơng, có vị trí giao thơng đi lại thuận lợi chính vị vậy huyện có
những mơ hình HTX nơng nghiệp phát triển mạnh của tỉnh Thái Bình. Theo định
hướng phát triển kinh tế của huyện, phát triển HTX nông nghiệp sẽ là chiến lược
xóa đói giảm nghèo của huyện.

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tuy nhiên, hiện nay KTTT đặc biệt là các HTX trong nơng nghiệp cịn
nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại cịn hạn chế đó có thể do trình độ phát triển
thấp của lực lượng sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu KTTT vẫn là vấn đề cấp

bách cả về lý luận và thực tiễn để có thể đưa ra những giải pháp phát triển KTTT
một cách bền vững trên điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển KTTT tại nông thơn nói
riêng và trong q trình phát triển kinh tế hàng hóa nói chung. Tơi lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình. Đây là vấn đề cấp bách,
phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương nhằm đảm bảo phát triển kinh tế
bền vững, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đề xuất giải pháp
phát triển hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức tổ chức
kinh tế tập thể.
- Đánh giá thực trạng hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới hình thức tổ chức kinh tế tập
thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hình thức tổ chức kinh tế tập thể
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức kinh tế tập thể huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình như tổ
hợp tác, HTX và các hình thức hợp tác khác.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về các hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa

2


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình gồm các mơ hình tổ hợp tác và HTX trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Về khơng gian: trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian: Tiến hành đánh giá các hình thức tổ chức kinh tế tập thể
trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2014 đến 2016 và đề xuất giải pháp cho
những năm tiếp theo.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Luận văn thu thập các nguồn thơng tin để từ đó phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn cịn tồn tại giúp đổi
mới hình thức tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái
Bình trong thời gian tiếp theo. Góp phần giảm nghèo, ổn định đời sống kinh tế xã
hội khu vực nông thôn. Đồng thời đưa sản phẩm của các mơ hình tổ chức kinh tế
tập thể hội nhập và đứng vững trên thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, đưa mơ hình tổ
chức kinh tế tập thể là trọng điểm phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ
2.1.1. Một số khái nhiệm cơ bản
2.1.1.1. Kinh tế tập thể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012): “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế
bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh
doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi”.
- Kinh tế tập thể thực chất là kinh tế hợp tác. Đầu tiên hình thức hợp tác
đơn giản chỉ là tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất. Nhưng khi kinh tế phát
triển, các hình thức trở lên đa dạng hơn, từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản đến phức tạp,
không giới hạn quy mô và địa bàn; phân phối theo lao động, theo vốn và mức độ
tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tự chịu trách nhiệm.
- Sự kết hợp, hợp tác của các cá nhân trong kinh doanh cả về vật chất lẫn
tinh thần tạo nên sứa mạnh của kinh tế tập thể. Để kinh tế tập thể phát huy sức
mạnh của kinh tế tập thể thì nó phải dựa trên sự tự nguyện của mỗi thành viên.
Cũng có nghĩa các thành viên phải nhận thức được lợi ích của họ khi hợp tác và
lúc đó hợp tác là nhu cầu thiết yếu.
- Thực chất kinh tế tập thể là q trình xã hội hóa sản xuất thơng qua các
cấp hình thức liên kết mềm dẻo linh hoạt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất đảm bảo lợi ích giữa các thành viên
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của từng
thành viên và lợi ích tập thể. Đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của từng thành
viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên.
- Kinh tế tập thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất như: nông nghiệp,
cơng nghiệp, thương nghiệp….
Có nhiều hình thức tổ chức kinh tế tập thể với nịng cốt là các mơ hình Hợp
tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), liên hiệp hợp tác xã (LHHTX)...) có vai trị quan
trọng trong phát triển Kinh tế xã hội đất nước. KTTT luôn được Đảng và Nhà
nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội
của Đảng: “Kinh tế tập thể cùng với khu vực kinh tế nhà nước dần trở thành nền
tảng của nền kinh tế quốc dân”.

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.1.2. Một số hình thức tổ chức kinh tế tập thể
a. Tổ hợp tác
Căn cứ vào điều 111 Bộ luật dân sự (2005), thì pháp luật quy định về tổ hợp
tác như sau:“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng
thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng
đóng góp tài sản, cơng sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng
lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”
- Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của
pháp luật thì có thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan Nhà
Nước có thẩm quyền. Theo quy định trên thì tổ hợp tác là một chủ thể trong pháp
luật dân sự, khi tổ hợp tác có đủ các điều kiện trở thành pháp nhân được quy định
tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005:
+ Được thành lập hợp pháp.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó.
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập thì tổ hợp tác có
thể đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại có quan có thẩm quyền.Có thể
đăng ký thành hợp tác xã hoặc một trong các loại hình doanh ngiệp được quy
định tại luật doanh ngiệp năm 2005.
Theo nghị định số 151/2007/NĐ-CP: “Nghị định về tổ chức và hoạt động
của tổ hợp tác” và “Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11” ngày 14 tháng 6 năm
2005 được quy định như sau:
- Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác: Căn cứ theo Điều 7 Nghị
định số 151/2007/NĐ-CP: Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác: “Cá
nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham
gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ

viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác; Hợp
đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp
tác. Cá nhân có đơn gửi tổ trưởng, trong đó nêu rõ nguyện vọng tham gia và
cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác của tổ; Hội nghị tổ viên xem xét, biểu quyết
và công nhận tổ viên mới khi được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại quy định việc bầu, thay
đổi tổ trưởng phải thông báo với UBND cấp xã/phường nơi chứng thực hợp đồng
hợp tác. Đối với việc kết nạp mới, thay đổi, chấm dứt tổ viên thì vấn đề thơng
báo khơng đặt ra. Điều này cho thấy sự chưa công khai tư cách thành viên gây
khó khăn trong việc xác định một cá nhân có phải là tổ viên của tổ hợp tác trên
thực tế.
- Tổ viên tổ hợp tác có các quyền quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: “Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu
được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận; Tham gia quyết định các vấn
đề có liên quan đến hoạt động của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động
của tổ hợp tác” và Điều 8 Nghị định 151/2007/NĐ-CP : “Tổ viên có quyền
ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, khơng
phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên; Được hưởng hoa lợi, lợi
tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận; Thực hiện việc kiểm
tra hoạt động của tổ hợp tác; Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả
thuận; Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với
quy định của pháp luật”.
- Các nghĩa vụ tại Điều 115 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14

tháng 6 năm 2005: “Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có
lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác; Bồi thường thiệt
hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra” và Điều 9 Nghị định 151/2007/NĐCP: “Thực hiện hợp tác theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn
nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác; Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp
tác do lỗi của mình gây ra; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong
hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật”.
- Về vấn đề tài sản: Theo quy định Điều 114 Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 về tài sản của Tổ hợp tác: “Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng
tạo lập và được tặng cho chung là tổ hợp tác; Các tổ viên quản lý và sử dụng tài
sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận; Việc định đoạt tài sản là tư liệu
sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài
sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý” và Điều 19 151/2007/NĐ-CP quy
định: “Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn: Tài sản đóng góp của tổ
viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; Phần
được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn; Các tài sản cùng tạo lập và

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được tặng, cho chung; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác cần
ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị,
trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ
viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên
ra khỏi tổ hợp tác. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện
theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ
hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải
được đa số tổ viên đồng ý. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ
và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận”.

Tuy nhiên, do pháp luật khơng “pháp định” về vốn góp của tổ hợp tác mà
chỉ là số vốn tự kê khai, thông báo trong hợp đồng hợp tác chứng thực tại ủy ban
nhân dân cấp xã/phường nên việc xác định tài sản của tổ hợp tác có nhiều cách
xác định khác nhau. Theo đó, “việc khai” tài sản đóng góp vào Tổ hợp tác chỉ là
khai cho có mà khơng có tài sản chung đóng góp thực. Thực tiễn cho thấy tổ hợp
tác gần như khơng có riêng, tài sản, tư liệu sản xuất vẫn thuộc sở hữu, quản lý
của các tổ viên theo ngun tắc của ai thì người đó sở hữu, quản lý, sử dụng. Tài
sản của Tổ hợp tác rất ít, chỉ là “quỹ” để các Tổ hợp tác sinh hoạt hoặc cho 1 số
tổ viên vay hoặc số vốn là của riêng một tổ viên đưa ra để kinh doanh. Chính lý
do này thực tế đã làm cho tổ hợp tác gặp khó khăn trong việc xác lập các giao
dịch dân sự, cũng như thừa nhận tư cách chủ thể của Tổ hợp tác. Điều này cũng
thể hiện thơng qua khó khăn của Tổ hợp tác tiếp cận việc vay vốn do khơng có
tài sản để thế cho khoản vay khi nhân danh tổ hợp tác vay vốn.
- Quyền của tổ hợp tác được căn cứ Điều 12 Nghị định 151/2007/NĐCP Tổ hợp tác có các quyền sau: “Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản
xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm
vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp
tác hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi phải có Giấy phép hành
nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì phải tuân thủ các quy
định về giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết
với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản
xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Được hưởng các chính sách hỗ trợ
và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát
triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



việc làm và xố đói, giảm nghèo ở địa phương. Được mở tài khoản riêng tại
ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi
trong hợp đồng hợp tác. Được ký kết các hợp đồng dân sự. Quyết định việc phân
phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của tổ hợp tác. Các quyền khác được
ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật”
- Xác lập giao dịch và đại diện trong giao dịch đã được Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 tiếp tục thừa nhận Tổ hợp tác là một chủ thể trong các quan hệ dân
sự và khơng có tư cách pháp nhân. Điều này thể hiện trong cơ chế chịu trách
nhiệm về tài sản được quy định tại khoản 2, Điều 117: “Tổ hợp tác chịu trách
nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ
chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với
phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình” và khoản 3, Điều 120: “Khi chấm
dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản của tổ khơng đủ
để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại
Điều 117 của Bộ luật này.Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán
xong mà tài sản của tổ vẫn cịn thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng
với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 cũng quy định trong những
điều kiện nhất định tổ hợp tác có thể chuyển đổi thành các hình thức thích hợp có
tư cách pháp nhân (hợp tác xã, doanh nghiệp). Điều 12, Nghị định 151/2007/NĐCP quy định các quyền của tổ hợp tác có phạm vi rất rộng tạo điều kiện thuận lợi
để tổ hợp tác tham gia vào các quan hệ dân sự. Theo quy định tại Điều 113 Bộ
luật dân sự số 33/2005/QH11 thì tổ trưởng do các thành viên bầu ra sẽ là người
đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch. Giao dịch do tổ trưởng xác lập sẽ
phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác nói chung, các tổ viên nói riêng: “Đại
diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử
ra.Tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc
nhất định cần thiết cho tổ. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác
lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ
viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác”.
b. Hợp tác xã

Theo luật Hợp tác xã (2012): “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
So với Luật HTX năm 2003 thì Luật HTX năm 2012 đã làm rõ được bản
chất của HTX là một tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể thành lập
trên tinh thần tự nguyện,nhằm lợi ích chung của các thành viên. Luật HTX năm
2012 đã bỏ quy định “HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”, quy định
này đã gây ra hai luồng ý kiến. Đa số ý kiến cho rằng, HTX là tổ chức kinh tế tự
chủ do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
mình mà từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, theo luật HTX năm 2003, khẳng định “HTX hoạt động như
một loại hình doanh nghiệp” vì thực chất HTX hoạt động như một loại hình
doanh nghiệp đặc thù, cần được bảo đảm hoạt động bình đẳng với mọi loại hình
doanh nghiệp khác và có quyền kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật
không cấm.
* Đặc diểm của HTX kiểu mới
Theo Liên minh hợp tác xã Việt Nam (2011) Từ tổng kết thực tiễn quá trình
chuyển đổi các HTX kiểu cũ, thành lập các HTX kiểu mới theo các nội dung qui
định của Luật HTX và các quan điểm có tính ngun tắc trong xây dựng kinh tế
tập thể đã nêu trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành trung ương khoá IX về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế tập thể” có thể nêu lên những đặc điểm cơ bản của mô hình HTX kiểu

mới như sau:
- Thành viên tham gia HTX: khác với HTX kiểu cũ, thành viên HTX chỉ
gồm các thể nhân, HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên bao
gồm cả thể nhân và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản
xuất, kinh doanh, trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh
tế…), cả người có ít vốn và người có nhiều vốn có nhu cầu tự nguyện cùng nhau
góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của
mình theo qui định của pháp luật về HTX. HTX khơng ngăn cản tính tự chủ sản
xuất, kinh doanh của các thành viên, mà chỉ làm những gì mỗi thành viên riêng lẻ
khơng làm được hoặc làm khơng có hiệu quả để hỗ trợ cho các thành viên phát
triển. Thành viên tham gia HTX vẫn là những “đơn vị kinh tế tự chủ”.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Quan hệ sở hữu: trong mơ hình HTX kiểu cũ, sở hữu cá nhân không
được thừa nhận, sở hữu của các hộ gia đình bị xố bỏ, chỉ thừa nhận chế độ sở
hữu tập thể về tư liệu sản xuất; người lao động vào HTX phải góp ruộng đất, trâu
bị, cơng cụ sản xuất chủ yếu. Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá
nhân của thành viên được phân định rõ. Sở hữu tập thể (sở hữu của HTX) bao
gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập thể mua sắm để dùng
cho hoạt động của HTX, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử dụng làm
tài sản không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham gia HTX khơng
phải góp tư liệu sản xuất mà điều kiện tiên quyết là phải góp vốn theo quy định
của Điều lệ HTX, có thể góp sức khi HTX có nhu cầu; suất vốn góp khơng hạn
chế, song được khống chế một tỷ lệ nhất định so với tổng số vốn góp của thành
viên nhằm bảo đảm tính chất của HTX (theo Luật HTX hiện hành thì khơng quá
30%). Vốn góp của thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên

ra khỏi HTX. Thành viên có thể góp vốn bằng hiện vật, được qui định theo giá
thị trường tại thời điểm góp và giá trị hiện vật được ghi thành vốn góp của thành
viên, còn bản thân hiện vật thuộc sở hữu tập thể HTX. Sở hữu thuộc cá nhân
thành viên được tôn trọng; thành viên có tồn quyền sử dụng vốn, các phương
tiện sản xuất thuộc sở hữu riêng để sản xuất, kinh doanh. Những thành viên của
HTX vẫn là những chủ thể độc lập, có kinh tế riêng. Vị trí và vai trò, cũng như
quyền tự chủ của kinh tế thành viên không bị mất đi mà ngược lại được hỗ trợ
thêm từ phía HTX để phát triển.
- Quan hệ quản lý trong HTX: trong các HTX kiểu cũ, quan hệ giữa xã
viên với HTX là quan hệ phụ thuộc. Xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất trở
thành người lao động làm công theo sự điều hành tập trung của HTX, tính chất
hợp tác đích thực trong HTX khơng cịn. Trong các HTX kiểu mới, quan hệ giữa
HTX và thành viên là quan hệ bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi và
cùng chịu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Đặc trưng chung của HTX kiểu mới
là hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động
sản xuất, kinh doanh của thành viên như HTX kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng
khâu công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế mạnh của từng thành
viên và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên. Thành
viên tham gia quyết định những công việc quan trọng của HTX như phương án
sản xuất, kinh doanh, phương án phân phối thu nhập trong HTX… Nguyên tắc
bầu cử và biểu quyết được thực hiện bình đẳng, mỗi thành viên một phiếu bầu,
khơng phân biệt vốn góp ít hay nhiều. Bộ máy quản lý HTX tổ chức gọn, nhẹ,

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản trị, Ban kiểm soát được xác định rõ
ràng, cụ thể. Chủ nhiệm HTX được giao quyền chủ động điều hành công việc và

tự chịu trách nhiệm về những quyết định cuả mình.
- Quan hệ phân phối: trong các HTX kiểu cũ, chế độ phân phối mang nặng
tính bình qn, bao cấp, khơng khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực
làm việc, xã viên thiếu gắn bó với HTX, giành cơng sức làm kinh tế gia đình.
Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối được thực hiện trên ngun tắc
cơng bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ
tham gia dịch vụ. Người lao động là xã viên, ngồi tiền cơng được nhận theo số
lượng và chất lượng lao động, còn được nhận lãi chia theo vốn góp và mức độ
tham gia dịch vụ; lợi nhuận và vốn góp càng lớn, mức độ tham gia dịch vụ càng
nhiều, thì thu nhập càng cao. Đây là động lực khuyến khích người lao động hăng
say làm việc, gắn bó với HTX. Trong q trình phân phối, các HTX cịn tạo ra
được các quỹ khơng chia, một mặt để mở rộng sản xuất, mặt khác tạo nên phúc
lợi công cộng cho mọi thành viên trong HTX, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
- Cơ chế quản lý đối với HTX: các HTX kiểu mới đã được giải phóng
khỏi sự ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Nếu
như trước đây, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như hạch toán lỗ lãi,
phân phối, giá cả… của HTX đều theo sự chỉ huy cuả cơ quan quản lý cấp trên
và theo kế hoạch của Nhà nước thì nay HTX đã thực sự là một đơn vị kinh doanh
độc lập trong cơ chế thị trường, bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các đơn vị
thuộc mọi thành phần kinh tế khác, cũng như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn
thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với thành viên. Nhà nước
tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của
HTX. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đối với HTX được chuyển qua
việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX. Vai trị
xã hội của HTX đã được giảm dần. Các nghĩa vụ đóng góp vật chất quá nặng
trước kia của HTX đối với chính quyền và cộng đồng, nhất là ở các HTX nơng

thơn đã từng bước được xố bỏ, HTX tập trung vào phục vụ và thực hiện các
nghĩa vụ đối với các thành viên của chính mình là chủ yếu.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Qui mô và phạm vi hoạt động: qui mô và phạm vi hoạt động của HTX
khơng cịn bị giới hạn như trước. Mỗi HTX có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau, không giới hạn địa giới hành chính. Các HTX có thể liên
kết thành Liên hiệp HTX. Mỗi thành viên có thể tham gia nhiều HTX (HTX
không cùng ngành nghề) nếu Điều lệ HTX không hạn chế. Không giới hạn số
lượng thành viên tham gia HTX.
- Hiệu quả hoạt động HTX: HTX là một tổ chức kinh tế tập thể gồm nhiều
chủ sở hữu, hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm cả lợi ích thành
viên và lợi ích tập thể, nhưng HTX cịn có vai trị quan trọng trong việc xố đói,
giảm nghèo, xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, giáo dục ý thức phát
triển cộng đồng… Do đó, mọi hoạt động của kinh tế tập thể phải được đánh giá
bằng hiệu quả tổng hợp, cả về kinh tế – chính trị – xã hội; cả hiệu quả của tập thể
và của các thành viên.
- Mơ hình HTX: khác với các HTX kiểu cũ được áp dụng nhất loạt trên cả
nước theo mơ hình sản xuất tập trung và chủ yếu được phát triển trong lĩnh vực
sản xuất, hầu như khơng có loại hình HTX làm dịch vụ cho thành viên, mơ hình
HTX kiểu mới linh hoạt, đa dạng về hình thức, phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, từng ngành; với nhiều trình độ phát triển, từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ
đầu vào, đầu ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên,
đến mở mang ngành nghề, vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các
doanh nghiệp của mình (Luật doanh nghiệp cho phép HTX được thành lập công
ty TNHH một thành viên); từ HTX phát triển thành các Liên hiệp HTX. Với

những đặc trưng trên, HTX kiểu mới hồn tồn khác với mơ hình HTX kiểu cũ
được xây dựng trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây,
có các đặc trưng là tập thể hố tồn bộ tư liệu sản xuất, khơng thừa nhận vai trò
của kinh tế hộ, phủ nhận vai trò kinh tế hàng hoá, tổ chức và hoạt động theo địa
giới hành chính, tổ chức sản xuất tập thể, tập trung, phân phối theo ngày công lao
động, thực hiện quá nhiều trách nhiệm xã hội; mơ hình HTX được áp dụng nhất
loạt trong cả nước, ít chú ý đến đặc điểm của từng nơi… HTX kiểu mới cũng
khác với công ty cổ phần. HTX do các thành viên tự nguyện tập hợp, liên kết lại
để cùng kinh doanh hoặc hỗ trợ nhau kinh doanh. Mỗi thành viên tham gia dù
góp ít hay nhiều vốn đều bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề chung
của HTX, với nguyên tắc cơ bản “mỗi người một lá phiếu” (nguyên tắc “đối
nhân”). Trong khi đó, cơng ty cổ phần do các nhà đầu tư đứng ra thành lập, tổ

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chức hoạt động lấy mục tiêu là lợi nhuận, thành viên tham gia (các cổ đơng) chỉ
có quyền tham gia quyết định các vấn đề của công ty theo mức độ góp vốn
(ngun tắc “đối vốn”). Cơng ty cổ phần thực hiện phân phối theo tỷ lệ vốn góp,
cịn HTX thì vừa phân phối theo tỷ lệ vốn góp, vừa phân phối theo lao động và
mức độ tham gia các dịch vụ.
2.1.2 . Vai trò của kinh tế tập thể mà nịng cốt là mơ hình HTX
- Hợp tác xã là hình thức kinh tế tập thể của nhân dân vì vậy hoạt động của
HTX có tác động to lớn, tích cực tới hoạt động sản xuất của hộ gia đình. Nhờ có
hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản
xuất được cung cấp kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Các khâu sản xuất
tiếp theo được đảm bảo đã làm cho hiệu quả sản xuất của nhân dân được nâng
lên. Thơng qua hoạt động dịch vụ vai trị điều tiết sản xuất của HTX được thực

hiện. Sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung. Tạo điều
kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chun mơn hóa. Địi hỏi sản xuất
của hộ nơng dẫn phải thực hiện thống nhất.
- Thêm vào đó, HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ cấp của nhà nước tới
người dân. Vì vậy, hoạt động của HTX có vai trò là cầu nối giữa Nhà nước với
người dân một cách có hiệu quả nhất
- HTX cịn có vai trò thúc đẩy người dân áp dụng các tiến bộ khóa học kỹ
thuật vào sản xuất đồng thời trong nhiều trường hợp HTX còn là đối trọng với
các tổ chức tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ cho người dân, buộc các đối
tượng phải phục vụ tốt hơn cho người dân.
* Các mơ hình HTX kiểu mới hiện nay
- Mơ hình HTX dịch vụ hỗ trợ: Hình thức này khá phổ biến trong nơng
nghiệpvì nó giảm được chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các quyền tự
chủ của hộ, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. Theo tổng hợp của Liên minh
HTX Việt Nam, hiện có 40% số HTXNN tổ chức được từ 6 khâu dịch vụ trở lên,
trong đó có 4 khâu dịch vụ thiết yếu, nhiều sản phẩm dịch vụ giảm giá so với thị
trường từ 7-15% do áp dụng các hình thức cho vay, trả chậm hoặc miễn phí bảo
vệ thực vật, cây con giống, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Ngồi mơ hình chủ yếu này, trong nơng nghiệp đang có sự tồn tại và phát
triển các mơ hình HTX khác như:

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Mơ hình HTX vừa dịch vụ, vừa kinh doanh tổng hợp: cùng với việc triển
khai đa dạng các dịch vụ nông nghiệp, HTX đã chuyển mạnh sang phát triển sản
xuất- kinh doanh ở các lĩnh vực khác như tổ chức chế biến nông sản, phát triển
ngành nghề, kinh doanh thương mại, xây dựng, gia công đồ mộc, làm gạch, may

mặc,đầu tư liên doanh với các doanh nghiệp khác... Mô hình này đã huy động
được vốn đầu tư lớn, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, giải quyết được
nhiều việc làm cho các hộ nông dân lúc nông nhàn.
- Mơ hình HTX chun ngành: các HTX tập trung đầu tư chun sâu vào
các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, các sản
phẩm sạch, sản phẩm sinh thái hoặc đầu tư chuyên canh, chuyên ngành như:
HTX trồng hoa, cây cảnh, HTX sản xuất rau an tồn, HTX bị sữa, HTX chăn
ni...
- Mơ hình HTX trang trại do nhiều trang trại liên kết, hợp tác lại với nhau.
HTX trang trại tập trung vào các khâu dịch vụ, hỗ trợ các trang trại thành viên
trong việc cung ứng giống, bảo vệ thực vật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm
kiếm thơng tin, tiêu thụ sản phẩm...
- Mơ hình HTX sản xuất tập trung: Xã viên góp vốn, đất đai, phương
tiện... hình thành tài sản tập thể để thế chấp vay vốn ngân hàng, vay nội bộ, tổ
chức sản xuất tập trung như các doanh nghiệp khác. Xã viên được hưởng tiền
công, tiền lương, lãi vốn góp... Mơ hình này đã huy động được nguồn vốn lớn,
phương tiện được giao cho xã viên quản lý, sử dụng; tài sản được nhóm xã viên
góp vốn để hình thành được giao cho nhóm tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy
mà nguồn vốn được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng.
- Mơ hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ xã viên và sản xuất tập trung: Mơ
hình này phát triển tương đối mạnh ở các HTXNN, HTX thuỷ sản. Chẳng hạn,
HTX có một số cơ sở sản xuất tập trung máy móc, phương tiện vận tải, mặt nước,
đất canh tác, trạm trại giống, xưởng sản xuất, cửa hàng, tổ điện nước, phục vụ xã
viên với giá ưu đãi, phục vụ nhu cầu xã hội theo giá thị trường. Hiện nay, trong
lĩnh vực nơng nghiệp có nhiều HTX điển hình kinh doanh tổng hợp đã góp phần
vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hình thức sở hữu, phương thức
hoạt động phù hợp với xu hướng đơ thị hố, giải quyết vấn đề việc làm theo
hướng “ly nông bất ly hương, giữ đất, thêm nghề”.
Bên cạnh đó, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mơ hình HTX kiểu


14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×