Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ BÍCH NGUYỆT

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 05 năm 2018



Tác giả luận văn

Cao Thị Bích Nguyệt

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Trần Quang Trung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế toán quản trị và Kiểm toán, Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của UBND huyện Gia Lâm,
Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Lâm, cán bộ công chức trên địa bàn huyện Gia
Lâm và các ông, bà công tác tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã giúp đỡ
cung cấp thơng tin cho tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Cao Thị Bích Nguyệt

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abtract ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận ........................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn ........................................................................................................ 3


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý chi ngân sách xã ......................................................... 4

2.1.1.

Các vấn đề chung về ngân sách nhà nước ......................................................... 4

2.1.2.

Lý luận về quản lý chi ngân sách xã ................................................................ 10

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã......................... 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã .................................................... 23

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại một số địa phương trong nước...... 23

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách xã cho huyện Gia Lâm .......... 28


Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
3.1.

Giới thiệu chung về huyện gia lâm, thành phố hà nội ..................................... 30

3.1.1.

Vị trí địa lý ....................................................................................................... 30

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1.2.

Tình hình sử dụng đất ...................................................................................... 31

3.1.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 33

3.1.4.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Lâm ................. 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 40

3.2.4.

Phương pháp phân tích .................................................................................... 41

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích............................................................ 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 42
4.1.

Hệ thống tổ chức quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ........ 42

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách xã ....................................................... 42

4.1.2.

Tình hình thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với phân cấp
quản lý kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Gia
Lâm .................................................................................................................. 45


4.2.

Thực trạng quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội ....................................................................................................... 52

4.2.1.

Lập dự toán ngân sách xã................................................................................. 52

4.2.2.

Chấp hành dự toán ngân sách xã...................................................................... 60

4.2.3.

Quyết toán chi ngân sách xã ............................................................................ 67

4.2.4.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách xã .................................. 70

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................................................. 72

4.3.1.

Tổ chức bộ máy quản lý................................................................................... 72


4.3.2.

Cơ sở vật chất phục vụ cơng tác quản lý tài chính .......................................... 74

4.3.3.

Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý sử dụng
nguồn lực tài chính .......................................................................................... 74

4.4.

Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Gia Lâm .......................................................................................... 76

4.4.1.

Định hướng chung ........................................................................................... 76

4.4.2.

Một số giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới ............................................... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 87

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 87

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 88

5.2.1.

Đối với Nhà nước và Bộ Tài chính .................................................................. 88

5.2.2.

Đối với thành phố Hà Nội ................................................................................ 88

5.2.3.

Đối với UBND huyện Gia Lâm ....................................................................... 88

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục ......................................................................................................................... 97

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

CNH

Công nghiệp hoá

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DT

Dự toán

HĐH

Hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH-ĐT


Kế hoạch – Đầu tư

NĐP

Ngân sách địa phương

NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSX

Ngân sách xã

TCKH

Tài chính - Kế hoạch

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 ......................32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn
2015– 2017 ..................................................................................................34

Bảng 3.3.

Kết quả phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm giai đoạn
2015 – 2017 .................................................................................................36

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra .................................................................................40

Bảng 4.1.

Số lượng cán bộ quản lý NSX trên địa bàn huyện Gia Lâm .......................45

Bảng 4.2.


Số lượng cán bộ, cơng chức tài chính xã theo phân loại đơn vị
hành chính ...................................................................................................45

Bảng 4.3.

Tổng hợp kinh phí 5 năm 2011-2015 ..........................................................48

Bảng 4.4.

Tổng hợp một số lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ chi theo phân cấp 5
năm 2011-2015 ............................................................................................50

Bảng 4.5.

Dự toán chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 – 2017 .........54

Bảng 4.6.

Dự toán chi ngân sách của các xãtrên địa bàn huyện Gia Lâm giai
đoạn 2015 - 2017 .........................................................................................55

Bảng 4.7.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với
một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức ............................................58

Bảng 4.8.

Lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng lập dự tốn
chi chưa sát với thực tế ................................................................................59


Bảng 4.9.

Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về phương thức cấp phát chi ngân
sách ..............................................................................................................62

Bảng 4.10. Kết quả chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 ..........63
Bảng 4.11. Kết quả chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai
đoạn 2015-2017 ...........................................................................................64
Bảng 4.12. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành
chi ngân sách chưa đúng quy định ..............................................................67
Bảng 4.13. Tình hình vi phạm quyết tốn ngân sách xã trên địa bàn ............................68
Bảng 4.14. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2017..........................71
Bảng 4.15. Đánh giá về cơ cấu bộ máy kế toán xã huyện Gia Lâm ..............................73
Bảng 4.16. Đánh giá về các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý
ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm...................................................75

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Trình tự lập dự tốn chi ngân sách xã .......................................................... 13
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm.............................................................. 30
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý chi ngân sách xã .................................................. 38
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX huyện Gia Lâm ............................................ 44

viii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Bích Nguyệt
Tên luận văn: “Quản lý chi ngân sách xã trên đại bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội”
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Q trình đơ thị hóa ở Gia Lâm trong những năm qua và tới đây sẽ phát triển
mạnh mẽ để phù hợp với định hướng đưa Gia Lâm thành một quận của Thành phố.
UBND huyện Gia Lâm đã có chủ trương tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế xã hội
hàng năm; khuyến khích phát triển nơng-lâm-ngư nghiệp tại địa bàn; tạo nguồn thu
ngân sách ngày càng tăng, không những đảm bảo được những yêu cầu chi thiết yếu của
bộ máy quản lý Nhà nước, sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng... mà
cịn dành phần đáng kể cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực trạng cơng tác quản lý chi
ngân sách nói chung và chi ngân sách xã nói riêng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều
hạn chế, thể hiện ở chỗ hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn
trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư cịn thấp, gây lãng phí; chi thường xun
cịn vượt dự tốn…
Nhằm tăng cường tính chủ động trong việc tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách
để đảm bảo động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, tạo
nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, Hội đồng Nhân dân
thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 về
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia
nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội
giai đoạn 2017-2020.Việc phân tích đánh giá cơng tác quản lý ngân sách Nhà nước trên

địa bàn huyện để tổng kết các bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tăng cường quản
lý ngân sách Nhà nước trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND của
Thành phố Hà Nội là rất cần thiết, từ những vấn đề nêu trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài “Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” cho
chủ đề báo cáo Luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu chính là trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi ngân
sách xã tại huyện Gia Lâm, đề tài nhắm đến việc đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chi ngân sách xã trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề
tài chủ yếu tập trung vào các quy định về quản lý chi ngân sách xã, quy trình quản lý chi
ngân sách xã, các nội dung lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh tra,

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


kiểm tra chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm cũng như các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý chi ngân sách xã cho huyện trong thời gian tới.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước, chi
ngân sách xã, nguyên tắc, yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã. Nội dung mà đề tài
nghiên cứu là tình hình lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách xã, thanh
tra kiểm tra tài chính và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Các nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã của người lãnh đạo và trình độ
chun mơn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách xã, tổ chức bộ máy
quản lý chi ngân sách xã và thực trạng quản lý chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Để tiến hành phân tích,
đề tài sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp đánh
giá cho điểm xếp hạng. Số tiền và tỷ lệ mức tăng. giảm thu chi năm sau với năm trước.
Hệ thống chỉ tiêu phân tích gồm chỉ tiêu số tiền và tỷ trọng cơ cấu thu, chi, tỷ lệ chi theo
nhóm mục, tình hình thực hiện so với kế hoạch, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

dụng nguồn lực tài chính.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách xã tại huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội nhận thấy những kết quả đạt được: Tổng chi ngân sách xã
trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Năm 2017 tổng kinh phí là 273.434.411 triệu
đồng, so với năm 2015 là 176.939.200 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2017 chi thường
xuyên là 189.827.883 triệu đồng, chi XDCB là 11.055.716 triệu đồng. Với kết quả này
cho thấy huyện Gia Lâm đã quản lý chi ngân sách xã hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, vẫn
còn những hạn chế còn tồn tại sau: Nguồn tài chính cịn phụ thuộc nhiều vào ngân sách
Nhà nước, việc sử dụng kinh phí chưa thật sự tiết kiệm, hiệu quả; công tác đầu tư xây
dựng, cải tạo, sửa chữa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý chi ngân sách xã
tại huyện Gia Lâm bao gồm yếu tố chủ quan và khách quan. Công tác quản lý hi ngân
sách xã tại huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại những hạn chế.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp chủ yếu quản lý chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm trong thời gian tới
như: Giải pháp hoàn thiện văn bản, quy định quản chi ngân sách xã của huyện Gia Lâm,
giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của bộ máy quản lý chi ngân sách xã, tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền về cơng tác tài chính, giải pháp tăng cường phối kết
hợp giữa các đơn vị của huyện, giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.
Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước, Ủy ban Nhân dân thành phố và lãnh đạo
huyện Gia Lâm nhằm nâng cao quản lý chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABTRACT
Master candidate: Cao Thi Bich Nguyet
Thesis title: The management of commune-level budget expenditures in Gia Lam

district, Hanoi city.
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The urbanization in Gia Lam in recent years and in the coming period have been
and will be on the rise in order to match the orientation of improving Gia Lam to be an
urban district of Hanoi city. Gia Lam People’s Comittee has the policy to continue to
the socio-economic development over the years; encourage the development of agroforestry-fishery in the area; improve the budget collection, so as to not only able to meet
the basic requirements of state management apparatus, and the requirements of the
economic, cultural, and social development, as well as to ensure the security and
national defense, but also to focus enough on the investment for the purpose of
development. However, there still exist different limitations of the current situation of
budget expenditure management in general and commune-level budget expenditures in
the city in particular, which can be seen from some examples such as low efficiency of
budget expenditures; lack of focus of investment expenditures (resulting in low
investment efficiency); and higher-than-expected regular expenditures, etc.
For the purpose of increasing the initiative in increasing budget revenue and
limiting budget expenditures in order to ensure sufficient and reasonable mobilization of
financial resources into the State budget, to create strong financial resources and to
manage budget expenditures effectively, Hanoi People's Council issued Resolution No
13/2016/NQ-HDND dated December 5, 2016 on decentralization of financial sources
for the state budget and decebtralization of the tasks of spending among various budget
levels; on the percentages of budget revenue allocation to different levels and the norms
of the budget allocation for Hanoi city over the period from 2017 to 2020. The analysis
and assessment of the state budget management in the district to summarize a number of
lessons learned in order to enhance state budget management in the context of the
implementation of Resolution No. 13/2016/NQ-HDND of Hanoi city is of utmost
importance. Therefore, I decided to carry out the study entitled "The management of

commune-level budget expenditures in Gia Lam district, Hanoi city".
The major objective of the study is to assess the management of commune-level
budget expenditures at Gia Lam district, thereby proposing some solutions to improve the
efficiency of the commune-level budget. expenditures in the coming period. This study

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mainly focus on regulations on the management of commune budget expenditures, the
management procedure for commune budget expenditure, the development,
implementation the estimation, final settlement and examination and inspection of the
commune budget expenditures at Gia Lam district as well as measures to strengthen the
management of commune-level budget expenditures for the district in the coming period.
The study discusses the fundamental concepts of the management of state
budget expenditure and commune-level budget expenditures, the principles and
requirements of commune budget expenditure management. The main scope of this
study consists of the current situation of the development and implementation of the
budget estimation, the settlement of commune budget, as well as the financial
inspection and evaluation of the effectiveness of the use of financial resources. Major
factors affecting the management of commune-level budget expenditures are the
qualification of the leaders and other officials in the commune budget management
apparatus, the organizational structure of the management of commune-level budget
expenditures, and the current state of the management of commune-level budget
expenditures at Gia Lam district.
The chosen study area of this research is Gia Lam district in Hanoi city. For the
purpose of the analysis, the study employed descriptive statistics, comparative analysis
and rating method. The study examined the expenditures and the rate of increase or
decrease of the expenditure of a year in comparison with the previous year. The analysis

indicators include the amount of expenditures, the proportion of budget revenue and
expenditure, the proportion of expenditures by category, the actual implementation as
compared to the plan and indicators for assessing the use of financial resources.
The analysis and evaluation of the current management of commune-level
budget expenditures at Gia Lam district, Hanoi city reveal the following results: The
total expenditures of the commune-level budget in the districts gradually increased over
the years. In 2017, the total expenditure were 273,434,411 million VND, while that of
2015 was 176,939,200 million VND. Meanwhile, in 2017, the regular expenditures
were 189,827,883 million VND, and the expenditures for basic constructions were
11,055,716 million VND. It can be concluded that Gia Lam district managed its
commune-level budget expenditures quite effectively. Nevertheles, there were some
limitations such as: The financial resources depended heavily on the state budget, the
use of funds was not really economical and effective; The construction, renovation, and
repair have not met the requirements.
The main factors affecting the management of commune-level budget
expenditures at Gia Lam district included both subjective and objective factors. Despite

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


different advantages, there were still limitations of the management of commune
budgets in Gia Lam district.
Having analyzed the current management of the management of communelevel budget expenditures and different affecting factors, some crucial solutions for the
management of commune-level budget expenditures in Gia Lam district in the coming
period are proposed such as: improve the related documents and regulations on
commune budget management of Gia Lam district; enhance the capacities and
qualifications of the commune budget expenditure management apparatus; enhance the
information exchange and propaganda on finance; strengthen the collaboration between

different district departments; enhance the internal examination and inspection. The
study then further provide a number of recommendations to the Government, the city
People’s Committee and state leaders at Gia Lam district in order to enhance the
management of commune-level budget expenditure at Gia Lam district.

xiii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế địi hỏi Nhà nước phải sử
dụng một cách có hiệu quả các cơng cụ quản lý vĩ mơ như chính sách tài chính,
tiền tệ, đặc biệt là chính sách quản lý thu, chi NSNN. Điều này góp phần khắc
phục khuyết tật của cơ chế thị trường thông qua việc sử dụng bàn tay hữu hình,
chủ yếu là chính sách tài chính nhằm điều tiết nền kinh tế có hiệu quả. Mặt khác
thông qua sử dụng các công cụ này mới có thể quản lý thống nhất nền tài chính
quốc gia, động viên toàn bộ nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu
cầu của cuộc đổi mới đất nước.
Trong những năm gần đây, huyện Gia Lâm đã đạt được những thành tựu
to lớn về kinh tế - xã hội. Nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, không những
đảm bảo được những yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý Nhà nước, sự
nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng... mà cịn dành phần đáng kể
cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách nói
chung và chi ngân sách xã nói riêng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn
chế, thể hiện ở chỗ hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn
dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư cịn thấp, gây lãng phí; chi thường
xun cịn vượt dự tốn…
Nhằm tăng cường tính chủ động trong việc tăng thu và tiết kiệm chi ngân

sách để đảm bảo động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách Nhà
nước, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, Hội
đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 13/2016/NQHĐND ngày 05/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức
phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020. Đặc biệt điểm
mới của Nghị quyết 13/2016 về định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã trên điạ
bàn thành phố Hà Nội với cơ chế khốn chi theo biên chế.
Như vậy, việc phân tích đánh giá công tác quản lý ngân sách Nhà nước
trên địa bàn huyện để tổng kết các bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tăng
cường quản lý ngân sách Nhà nước trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết
13/2016/NQ-HĐND của Thành phố Hà Nội là rất cần thiết.

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu
“Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ ngành Kế tốn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Gia Lâm, từ đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng quản lý chi ngân sách
xã trong bối cảnh thực hiện chế độ khoán chi theo biên chế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên

địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực hiện cơ chế khoán
chi theo biên chế.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý chi ngân sách xã
trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND của Thành phố Hà Nội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã trong bối
cảnh thực hiện cơ chế khoán chi theo biên chế trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
- Các hạn chế và khó khăn trong cơng tác quản lý chi ngân sách xã trong
bối cảnh thực hiện cơ chế khoán chi theo biên chế trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
- Các chính sách về quản lý chi ngân sách xã trong bối cảnh thực hiện cơ chế
khoán chi theo biên chế trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đối tượng khảo sát bao gồm:
+ Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm
+ Các cán bộ quản lý cấp huyện, xã, thị trấn
+ Một số đối tượng thụ hưởng ngân sách xã

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Các chuyên gia tài chính.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác
quản lý chi ngân sách xã và các yếu tố ảnh hưởng.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu liên quan từ năm 2015 đến
2017. Thời gian thực hiện đề tài từ năm tháng 3/2017 đến tháng 5/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý chi ngân sách xã trên các khía cạnh: khái niệm ngân sách xã, vai trị, nội dung,
ngun tắc, qui trình về lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách xã và
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách xã và vận dụng vào nghiên cứu
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
quản lý chi ngân sách xã trên đại bàn huyện Gia Lâm, những nghiên cứu trước đây
có liên quan và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho quản lý chi ngân
sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm. Từ những nội dung đó Luận văn phân tích
thực trạng quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm , theo các mặt còn
tồn tại hạn chế và nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi
ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
2.1.1. Các vấn đề chung về ngân sách nhà nƣớc
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo các văn bản pháp luật đang sử dụng, ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng

thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước phản ánh
được nội dung cơ bản của ngân sách, quá trình chấp hành ngân sách đồng thời
thể hiện được tính pháp lý của ngân sách, thể hiện quyền chủ sở hữu của NSNN,
thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của NSNN (Quốc hội, 2015).
Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi là các quan hệ lợi
ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá
nhân… trong và ngồi nước gắn liền với q trình tạo lập, phân phối và sử dụng
quĩ tiền tệ tập trung của NN, phát sinh khi nhà nước tham gia vào q trình phân
phối các nguồn tài ngun chính quốc gia.
Dưới giác độ pháp lý, ngân sách được luật hố cả hình thức lẫn nội dung;
trình tự và biện pháp thu, chi NSNN là sự thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực ngân sách.
Dưới giác độ chuyên môn, nghiệp vụ, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm theo qui trình bao
gồm cả khâu dự tốn (kể cả khâu chuẩn bị, thảo luận, quyết định phê chuẩn, chấp
hành quyết tốn NSNN).
Xét trên khía cạnh vĩ mơ, NSNN là một công cụ sắc bén nhất để nhà nước
thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình tác động vào nền kinh tế.

2.1.1.2. Khái niệm về quản lý ngân sách
Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân
sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và
các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước
nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Nội dung trọng yếu của quản lý tài chính
quốc gia, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế Xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại
(Phạm Thị Thanh Thuỷ, 2015).
Từ khái niệm trên ta có thể hiểu Quản lý ngân sách xã hướng vào quản lý
thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình,
dự án đầu tư XDCB, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của đơn vị. Quản lý
ngân sách xã đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài
chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động
quản lý tài chính của đơn vị. Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ
và chính sách chiến lược của từng đơn vị. Tuy nhiên, khác với quản lý doanh
nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý ngân
sách xã khơng vì mục đích lợi nhuận, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, phát triển
kinh tế và an ninh quốc phòng của địa phương là chủ yếu cho nên quản lý quản
lý ngân sách xã là quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh
phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
a. Vai trò của một ngân sách tiêu dùng
Theo Đặng Văn Du (2010), NSNN đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy NN, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- NSNN đảm bảo tài chính cho bộ máy nhà nước bằng các cách khai thác,
huy động các nguồn lực tài chính từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, dưới
các hình thức bắt buộc hay tự nguyện. Trong đó quan trọng nhất vẫn là nguồn thu
từ thuế, việc khai thác tập trung các nguồn tài chính này phải được tính tốn sao
cho đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu của nhà nước với doanh nghiệp và
dân cư, giữa tiêu dùng và tiết kiệm…
- Từ các nguồn tài chính tập trung được, nhà nước tiến hành phân phối các
nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo tỉ lệ hợp lý nhằm
vừa đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy NN, vừa đảm bảo thực
hiện chức năng kinh tế xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của

nền kinh tế.
- Kiểm tra, giám sát việc phân phối và sử dụng các nguồn tài chính từ
NSNN đảm bảo việc phân phối và sử dụng được tiến hành hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


b.Vai trò của ngân sách phát triển
Cũng theo Đặng Văn Du (2010), NSNN đóng vai trị quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước. Thông qua
NSNN, nhà nước định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các
định hướng của NN, cả về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành. Nhà nước sử dụng ngân
sách để đầu tư cho kết cấu hạ tầng - lĩnh vực mà tư nhân sẽ không muốn tham gia
hoặc không thể tham gia. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư. Bằng nguồn
chi NSNN hàng năm, tạo lập các quĩ dự trữ về hàng hoá và tài chính, trong
trường hợp thị trường biến động, giá cả tăng quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ
vào lực lượng dự trữ hàng hố và tiền, nhà nước có thể điều hồ cung cầu hàng
hố để ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất.
Nhà nước cũng có thể chống lạm phát bằng việc cắt giảm chi ngân
sáchnhà nước tăng thuế tiêu dùng, khống chế cầu, giảm thuế đầu tư để khuyến
khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường cung. Sử dụng các cơng
cụ vay nợ như cơng trái, tín phiếu kho bạc… để hút bớt lượng tiền mặt trong lưu
thông nhằm giảm sức ép về giá cả và bù đắp thâm hụt ngân sách.

2.1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách NN
Theo Bùi Quốc Thiện (2013), nguyên tắc cơ bản quản lý Ngân sách nhà

nước gồm những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc thống nhất
Theo nguyên tắc này, mọi khoản thu, chi của một cấp hành chính đưa vào
một kế hoạch ngân sách thống nhất. Thống nhất quản lý chính là việc tn thủ
một khn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh
quyết toán, xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, cơng bằng, đảm
bảo có hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro, nhất là những rủi ro có
tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.
b. Nguyên tắc dân chủ
Một chính sách tốt là một ngân sách phản ánh lợi ích của các tầng lớp, các
bộ phận, các cộng đồng người trong các chính sách, hoạt động thu, chi ngân sách.
Sự tham gia của xã hội, công chúng được thực hiện trong suốt chu trình ngân
sách, từ lập dự tốn, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thể hiện nguyên tắc

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dân chủ trong quản lý ngân sách. Sự tham gia của người dân sẽ làm cho ngân
sách minh bạch hơn, các thơng tin ngân sách trung thực, chính xác hơn.
Tuy nhiên, thực hiện dân chủ, tăng cường sự tham gia hoạt động của
người dân trong quản lý ngân sách đôi khi làm cho quản lý ngân sách trở lên khó
khăn. Các nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với các ý kiến, các luồng quan điểm khác
nhau của người dân, đơi khi là những hành động mang tính lợi dụng chống đối.
c. Nguyên tắc cân đối ngân sách
Kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối. Mọi
khoản chi ngân sách phải có nguồn thu bù đắp.
d. Ngun tắc cơng khai, minh bạch

Chi tiêu tài chính phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức qui định, chi
đúng mục đích, đúng dự tốn được duyệt, khơng được lấy khoản chi này để chi
cho các khoản chi khác nếu khơng được cơ quan tài chính đồng ý.
- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất khơng cần
thiết, phơ trương hình thức thì khơng được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được
sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có
đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp để làm căn cứ cho cơ quan tài chính giám sát,
kiểm tra.
- Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu phải thu
đúng, thu đủ, kịp thời và hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, đảm bảo chi tiêu
từ các khoản trên phải đúng qui định được duyệt.
- Quản lý các khoản chi tiêu tài chính phải ln gắn liền với chức năng
nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, đảm bảo cho các cơ quan đơn vị vừa hoàn
thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính.
- Lựa chọn hình thức kế tốn phù hợp, có thể là Hình thức Nhật ký – Sổ
cái, Hình thức Chứng từ ghi sổ, Hình thức nhật ký chung. Tùy thuộc vào quy mô,
đặc điểm hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý, điều kiện trang bị kỹ thuật tính
tốn, mỗi đơn vị kế tốn được phép lựa chọn một hình thức kế tốn phù hợp với
đơn vị mình nhằm đảm bảo cho kế tốn có thể thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý
và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thơng tin, tài liệu (kế tốn) kinh tế phục
vụ cho cơng tác lãnh đạo.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong suốt chu trình
ngân sách.

e. Nguyên tắc qui trách nhiệm
Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng các nguồn lực của nhân dân
thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là nguyên tắc yêu cầu về trách nhiệm của các
đơn vị cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm:
- Qui trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách nhiệm
về các quyết định về ngân sách của mình.
- Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên và trách nhiệm đối với
công chúng, đối với xã hội.
- Qui trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm
của từng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện NSNN theo chất
lượng công việc đạt được.
2.1.1.5. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng; đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ, chi
viện trợ, và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật (Quốc hội, 2015).
Thực chất, chi NSNN là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực
hiện các nhiệm vụ của nhà nước.Vì vậy, việc chi NSNN có những đặc điểm sau:
- Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
mà nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào
nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kì.
- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mơ và
mang tính tồn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao.
- Các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính khơng hồn
trả trực tiếp.
- Chi NSNN thường liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm
mới, thu nhập, giá cả và lạm phát,…
Việc phân loại chi ngân sách có vai trị quan trọng trong việc phục vụ q
trình hoạch định chính sách và phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực; đảm bảo
trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lý ngân sách.Tuỳ thuộc vào các
mục tiêu khác nhau mà chi ngân sách có nhiều cách phân loại.


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân: Đây là cách phân loại dựa vào
chức năng của Chính phủ đối với nền kinh tế xã hội thể hiện qua 20 ngành kinh
tế quốc dân như: nông nghiệp - thuỷ lợi, thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ,
công nghiệp chế biến, xây dựng, khách sạn, nhà hàng và du lịch, giao thông vận
tải, kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, khoa học và cơng nghệ, quản
lý nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo, y tế và các hoạt động xã
hội, hoạt động và văn hoá thể thao…
- Phân loại theo nội dung kinh tế của các khoản chi: Căn cứ vào nội dung
kinh tế của các khoản chi và được chia thành chi thường xuyên, chi đầu tư cho
phát triển và chi khác.
+ Chi thường xuyên: Là khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới
01 năm. Nhìn chung, đây là khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý
nhà nước và điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước như quốc
phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hố thơng tin, thể dục thể
thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Chi đầu tư phát triển: Là những khoản có thời hạn tác động dài, thường
trên một năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn
thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước. Chi đầu tư phát triển bao
gồm: chi đầu tư phát triển các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư
hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp NN, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của NN, chi hỗ trợ tài chính;
chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án NN, chi bổ
sung dự trữ nhà nước, các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.
+ Các khoản chi khác: Bao gồm những khoản chi cịn lại khơng được xếp

vào hai nhóm kể trên như chi trả nợ gốc và lãi các khoản chính phủ vay, chi viện
trợ, chi cho vay, chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính, chi bổ sung cho ngân sách nhà
nước cấp dưới, chi chuyển nguồn cho ngân sách cấp năm trước, cho ngân sách
cấp năm sau.
- Phân loại theo tổ chức hành chính: Phân loại theo tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước là cần thiết để xác định rõ trách nhiệm quản lý chi tiêu công cộng
cho từng ngành, cơ quan, đơn vị và cũng cần thiết cho quản lý thực hiện ngân
sách thường ngày, ví dụ như giao dịch thu - chi qua kho bạc nhà nước. Theo cách
phân loại này, chi ngân sách được phân loại theo các Bộ, Cục, Sở, Ban hoặc các

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cơ quan hưởng thụ kinh phí ngân sách nhà nước theo cấp quản lý: trung ương,
tỉnh, huyện, xã.
2.1.2. Lý luận về quản lý chi ngân sách xã
2.1.2.1. Khái niệm về ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại
diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những
thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an
ninh trật tự trên địa bàn xã. Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp
giải quyết tồn bộ mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân.
Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý
kinh tế - xã hội của nhà nước. Có thể hiểu một cách khái quát rằng “NSX là hệ
thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân
cấp quản lý.” (Đặng Văn Du, 2010).

2.1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã
Việc quản lý chi ngân sách tại các xã, thị trấn luôn yêu cầu phải đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng và an sinh xã hội
của địa phương, vì vậy ngay từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán chi ngân
sách tại các xã, thị trấn cần tập trung thực hiện 1 số yêu cầu cụ thể sau:
- Tập trung được nguồn lực tài chính để giải quyết các nhiệm vụ quan
trọng, đúng với chức năng của cấp xã.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính cho hoạt động cấp xã,
thị trấn.
- Nâng cao được tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị
trực tiếp sử dụng nguồn lực tài chính.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực hoạt động của đơn vị sử dụng
nguồn lực tài chính.

2.1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách xã
a. Nội dung chi ngân sách xã
Theo quy định của Nhà nước (Bộ Tài chính, 2016), chi ngân sách xã bao
gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý
kinh tế - xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ
quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã,
hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm
vụ chi dưới đây:

- Chi đầu tư phát triển, gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ
nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã theo phân cấp của cấp tỉnh theo các
lĩnh vực chi được quy định đối với cấp xã;
+ Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân
dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực chi của cấp xã;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
- Các khoản chi thường xuyên, gồm:
+ Chi quốc phịng: Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa
vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã
theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của
pháp luật.
+ Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ
chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn.
+ Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ (khơng có nhiệm
vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ).
+ Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa
bàn xã.
+ Chi hoạt động văn hóa, thơng tin.
+ Chi hoạt động phát thanh, truyền than.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×