Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện kiến xương tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.92 KB, 117 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DUNG

QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN XƯƠNG - TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã ngành:

8340310

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các tài liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và khơng
trùng lặp với bất cứ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày


tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dung

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là cơng trình khoa học thể hiện kết quả nghiên cứu ở Học viện nông
nghiệp của cá nhân tác giả. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác
giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngồi
Học viện.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt nam đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn cao học.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Quang Trung là người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, động viên trong suốt thời gian thực hiện
Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo đã quan tâm, góp ý và nhận xét
để hoàn thiện bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm lớp
CH26KET và tất cả các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Dung

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract ................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn ................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1.


Các vấn đề chung về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ........................................ 4

2.1.2.

Chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ................................................................... 9

2.1.3.

Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ................................... 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
nhà nước .......................................................................................................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 26

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ở một số địa phương ........ 26

2.2.2.

Bài học rút ra cho công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
cho huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .......................................................... 29

iii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .......................................... 31
3.1.

Đặc điểm chung của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ............................... 31

3.1.1

Vị trí địa lý ....................................................................................................... 31

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................ 32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 36

3.2.1.

Cách tiếp cận và khung phân tích: ................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 37

3.2.3.


Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................... 39

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 39

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 42
4.1.

Đặc điểm tổ chức quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện
tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ............................................................ 42

4.1.1.

Tổ chức công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện
tại huyện Kiến Xương...................................................................................... 42

4.1.2.

Tình hình thu - chi ngân sách của huyện Kiến Xương giai đoạn 20162018 ................................................................................................................. 46

4.2.

Thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại
huyện Kiến Xương........................................................................................... 49


4.2.1.

Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB .............................. 49

4.2.2.

Quản lý thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại huyện
Kiến Xương ..................................................................................................... 52

4.2.3.

Quản lý quyết toán chi đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương ......................... 58

4.2.4.

Công tác kiểm tra, giám sát chi đầu tư XDCB ................................................ 62

4.3.

Đánh giá công tác quản lý chi đầu tư xdcb từ nguồn NSNN cấp huyện tại
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ................................................................. 63

4.3.1.

Kết quả đạt được ............................................................................................... 63

4.3.2.

Những tồn tại hạn chế ....................................................................................... 65


4.3.3.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ............................................................................ 66

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ................................. 68

4.4.1.

Các nhân tố khách quan ................................................................................... 68

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.4.2.

Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 70

4.5.

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .................... 74

4.5.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................. 74

4.5.2.

Giải pháp đề xuất ............................................................................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................... 89
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 89

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CĐT

Chủ đầu tư


CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CQQLNN

Cơ quan quản lý Nhà nước

ĐTPT

Đầu tư phát triển

KBNN

Kho bạc nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLNN

Quản lý Nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND


Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp ....................................................................... 34
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu xã hội ....................................................................................... 36
Bảng 3.3. Đối tượng điều tra khảo sát ......................................................................... 39
Bảng 4.1. Thu chi NSNN huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 20162018 ............................................................................................................. 47
Bảng 4.2. Chi XDCB trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn
2016-2018 .................................................................................................... 48
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
cấp huyện ở huyện Kiến Xương giai đoạn 2016-2018 ................................ 50
Bảng 4.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hạn chế về công tác lập và phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư XDCB tại huyện Kiến Xương .................................... 52
Bảng 4.5. Tình hình thanh tốn vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp huyện qua các
năm 2016-2018 ............................................................................................ 53
Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến về hạn chế thanh tốn vốn đầu tư ..................................... 54
Bảng 4.7. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản ngân sách cấp huyện giai đoạn
2016-2018 của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ................................... 57
Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình quyết tốn dự án hoàn thành của cấp huyện giai
đoạn 2016 – 2018, huyện Kiến Xương........................................................ 59

Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình chậm quyết toán của các dự án đầu tư XDCB giai
đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .............. 60
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân chậm quyết toán vốn đầu tư ................... 61
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác kiểm tra, giám sát đối với các
cơng trình đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Kiến Xương ...................................................................................... 63
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát về đánh giá công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương ......................................... 64
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý chi đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương .................. 66
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ở huyện Kiến Xương ................ 69

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ............ 79
Bảng 4.16. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng quy
hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng ......................................................... 78
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế
hoạch vốn đầu tư XDCB ............................................................................. 80
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác kiểm sốt,
thanh toán vốn đầu tư XDCB ...................................................................... 82
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng công tác quyết toán
vốn đầu tư XDCB ........................................................................................ 83
Bảng 4.20. Tổng hợp ý kiến về giải pháp xử lý nợ đọng XDCB................................... 85
Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 87

Bảng 4.22. Tổng hợp ý kiến giải pháp về cải cách hành chính ..................................... 88

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Trình tự các giai đoạn đầu tư của dự án XDCB ............................................. 7
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình .............................. 31
Hình 3.2. Khung phân tích của đề tài........................................................................... 37
Hình 4.1. Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN .................................... 43
của chính quyền cấp huyện .......................................................................... 43
Hình 4.2. Mơ hình quản lý chi đầu tư XDCB của CĐT .............................................. 45

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Tên Luận văn: Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu

Việc lựa chọn đề tài này giúp tác giả mở rộng kiến thức về Quản lý chi đầu tư
XDCB từ nguồn Ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước, cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội, tình hình thực hiện cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn Ngân sách
cấp huyện tại huyện Kiến Xương trong giai đoạn 2016-2018, tiến hành chọn mẫu
nghiên cứu gồm 31 cán bộ quán lý và 35 cán bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ
quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thu thập thông tin, số liệu
Số liệu được lấy từ sách báo, internet, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN,
các báo cáo tổng kết, quyết toán ngân sách của Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương và
tham khảo số liệu qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thông tin thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được
chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra.
Phân tích thơng tin, xử lý và tổng hợp dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được sẽ tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa bàn huyện.

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân so sánh, đánh giá sự
biến động trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa bàn huyện.
Tổng hợp các ý kiến qua điều tra đề nghiên cứu và phân tích, rút ra kết quả khảo
sát và dự báo quy luật biến động để từ đó có những dự báo về tình hình quản lý chi đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN tại địa bàn huyện nghiên cứu trong thời gian tới.
3. Kết quả nghiên cứu và kết luận
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói
chung và từng địa phương nói riêng. Trong những năm qua huyện Kiến Xương đã tập trung
tối đa các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản và đã đạt được nhiếu kết quả đáng khích
lệ, nhiều cơng trình cấp bách, cơng trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện đã
được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần phịng chống thiên tai, xây dựng kết
cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của huyện.
Luận văn đã phân tích, đánh giá tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cấp huyện, đã khẳng định vai trò
của ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước, có vai trị quan trọng đến
hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương; đã đánh giá được tình hình quản lý chi đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa bàn huyện Kiến Xương trong 3 năm từ 2016 - 2018.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong cơng tác Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần
khắc phục.
Để hoàn thiện công tác Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại
huyện Kiến Xương đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, từ Trung
ương đến địa phương mới thực hiện tốt được. Đặc biệt địa phương cần thực hiện tốt các
giải pháp; hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý; phân cấp nhiệm vụ chi,
xây dựng định mức chi ngân sách huyện phù hợp với thực tế; tăng cường quản lý chi
đầu tư từ ngân sách huyện; củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán
bộ quản lý tài chính ngân sách; tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính, kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.


xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Dung
Thesis title: Management of capital construction investment expenditures from the
district-level state budget in Kien Xuong district, Thai Binh province
Major: Accounting

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
The selection of this topic helps the author to expand his knowledge about the
management of capital construction investment expenditures from the district budget in
the state budget system, specifically:
- To systematize the theoretical and practical basis for management of capital
construction investment expenditures from the state budget
- Assessing the status of management of capital construction investment expenditure
from district budget in Kien Xuong district, Thai Binh province and analyzing the
influencing factors;
- Proposing solutions to improve the quality of management of capital construction
investment expenditures from the state budget at district level in Kien Xuong district, Thai
Binh province in the coming time.
2. Materials and Methods
Sample selection:
Based on the content of the topic, on the basis of considering the actual situation

of socio-economic development, the situation of managing the construction investment
spending from the district budget in Kien Xuong district in the period In the 2016-2018
period, to select a research sample consisting of 31 management officials and 35 officials,
organizations and individuals performing the task of managing capital construction
investment expenditures from the state budget.
Data collection:
Data are taken from books, internet, scientific research works, legal documents
related to managing capital construction investment expenditures from the state budget,
reports on finalization and settlement of the budget of the Commission. People's
Committee of Kien Xuong district and consulted data through a number of inspections
and checks of functional agencies.

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Information collected through surveys, direct interviews with subjects selected to
represent in the area by questionnaire.
Information analysis, processing and aggregation:
The collected data will synthesize and evaluate the situation, analyze the factors
affecting the management of capital construction investment expenditures from the state
budget in the district.
Use absolute numerical indicators, relative numbers and average numbers to
compare and evaluate fluctuations in the management of capital construction investment
expenditures from the state budget in the district.
Synthesis of comments through surveys to research and analyze, draw survey
results and forecast changes in order to have predictions about the management of
capital construction investment spending from the state budget in the locality. The
district studies in the future.

3. Main findings and conclusions
Capital construction investment from the state budget capital plays a very important
role in the process of socio-economic development and the implementation of the national
industrialization and modernization process in general and each locality in particular. In
recent years, Kien Xuong district has focused on the maximum resources for capital
construction investment and has achieved many encouraging results, many urgent works,
key projects of socio-economic development of The district has been completed, handed
over and put into use, contributing to natural disaster prevention, building infrastructure to
serve the socio-economic development objectives of the district.
The dissertation has analyzed and evaluated and focused on clarifying some
theoretical and practical issues on management of capital construction investment
expenditure from the district-level state budget, confirming the role of district budget in
the budget system. The state plays an important role in the local socio-economic
activities; The situation of managing capital construction investment expenditures from
the state budget capital in Kien Xuong district has been assessed in 3 years from 2016 to
2018. Besides the achieved results, the management of capital construction investment
expenditures from the state budget Districts and districts in Kien Xuong district still
have limitations and weaknesses that need to be overcome.
In order to complete the management of capital construction investment
expenditures from the state budget at district level in Kien Xuong district, it is necessary
to coordinate well with all levels and branches, from the central to local levels.

xiii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Particularly, local authorities need to implement well solutions; perfecting the
institutional system and policies on management; decentralize spending tasks, develop
district budget spending norms in accordance with reality; strengthen management of

investment expenditures from the district budget; strengthening organizational structure,
improving the capacity and qualifications of financial and budget managers; strengthen
financial inspection and examination, promptly detect and strictly handle violations.

xiv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động có vai trò quyết định trong
việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế, nâng cao khả năng sản xuất
quốc gia, tạo ra các cơng trình phục vụ xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, nguồn thu chưa đáp ứng
đủ nhu cầu chi thì việc dành một lượng lớn nguồn vốn NSNN cho ĐTPT là một
nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành; góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy
nhiên, nguồn vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp và có xu hướng giảm dần trong
tổng đầu tư toàn xã hội và trong chi tiêu ngân sách. Do vậy, vấn đề mấu chốt
quan trọng nhất phải tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn công.
Theo kết luận của Kiểm toán nhà nước hàng năm và Thanh tra Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, trong giai đoạn vừa qua công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư,
gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vậy làm thế nào để việc
quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là tối ưu nhất, đây là vấn đề thực sự
cấp thiết và cần được quan tâm.
Huyện Kiến Xương là một huyện nằm ở phía Nam thuộc tỉnh Thái Bình;
Những năm qua, được sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương,

trong công tác chỉ đạo điều hành ngân sách và cân đối nguồn lực, huyện Kiến
Xương đã tập trung tối đa các nguồn lực cho đầu tư XDCB và đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ, nhiều cơng trình cấp bách, cơng trình trọng điểm phát triển
kinh tế xã hội của huyện đã được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, góp
phần phịng chống thiên tai, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển
KT-XH của huyện.
Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, cơng tác quản lý chi đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương vẫn còn nhiều bất
cập, hạn chế, từ khung pháp lý cho đến khâu phân bổ, quản lý sử dụng, thanh
quyết tốn vốn đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên ngân
của những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp để tăng cường công tác quản lý chi

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện ở huyện Kiến Xương là thực tế cấp
thiết tại địa phương. Từ những kiến thức lý luận được trang bị trong quá trình
học tập cũng như kinh nghiệm cơng tác của bản thân, học viên lựa chọn thực hiện
đề tài: "Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện
Kiến Xương, tỉnh Thái Bình" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý chi đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trên
cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài hướng đến việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện
tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng;
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN cấp huyện tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi
đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình; Để thực hiện nghiên cứu này, các đối tượng khảo sát, thu thập thông
tin bao gồm:
- Thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện tại các cơ
quan: Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xương, Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương; Nhà thầu xây lắp; Người hưởng lợi; Đơn vị cấp phát vốn:
KBNN tỉnh, KBNN huyện Kiến Xương; Đơn vị quản lý sử dụng.
- Các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB
từ NSNN, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Kiến Xương và các đối
tượng thụ hưởng.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung vào nội dung quản lý chi đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện, từ khâu lập dự toán, cấp phát, thanh quyết
toán, thanh tra, kiểm tra; và các yếu tố ảnh hưởng.

- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại huyện Kiến Xương đối với
các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN cấp huyện.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu
thập trong giai đoạn 2016-2018 (sau khi Luật đầu tư cơng có hiệu lực). Dữ liệu
sơ cấp khảo sát các đối tượng liên quan năm 2018; Thời gian thực hiện đề tài từ
tháng 3/2018 đến tháng 10/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN. Điểm mới trong phần này
là những yếu tố ảnh hướng tới quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý chi đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Thu
thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các đối tượng tham gia công tác chi đầu tư
XDCB trên địa bàn huyện Kiến Xương hiện nay. So sánh các ý kiến trả lời của
các đối tượng khác nhau.
Thứ ba, luận văn đã mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường
công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Kiến
Xương trong thời gian tới. Các giải pháp này là sự vận dụng linh hoạt giữa công
cụ và phương pháp trong quản lý nhà nước tác động trực tiếp vào các yếu tố ảnh
hưởng đến đầu tư XDCB.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các vấn đề chung về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB
Đầu tư nói chung là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai. Nguồn lực có thể
là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả có thể là sự
tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
(Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại, có thể phân biệt
đầu tư thành ba loại chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.
Trong đó, đầu tư phát triển là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm
việc làm và vì mục tiêu phát triển (Đào Văn Đạo, 2017).
Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của ĐTPT. Đây
chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất đơn
giản và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư
XDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh
tế nói chung và của cơ sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư XDCB là hoạt động
chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội,
nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau (Trịnh Quỳnh Ngọc, 2016).
b. Một số khái niệm về vốn đầu tư XDCB
Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các sản phẩm nhằm mục tiêu thu
nhập trong tương lai. Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi

là vốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là tồn bộ chi phí đầu tư
(Phạm Thị Toan, 2007).
Vốn đầu tư cùng với lao động và đất đai là một trong những yếu tố đầu vào
cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Lý thuyết kinh tế hiện đại ngày nay đề cập
vốn đầu tư theo quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao
tri thức, thậm chí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hội, môi trường kinh doanh (nguồn vốn xã hội) cũng là những đầu tư quan trọng
của quá trình sản xuất. Theo Luật Đầu tư năm 2014 (Quốc hội, 2014), “Vốn đầu
tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Vốn đầu tư XDCB là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động ĐTPT tài
sản cố định trong nền kinh tế (đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kết cấu hạ
tầng). Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động
ĐTPT tài sản cố định trong nền kinh tế được lấy từ nguồn NSNN. Nói cách khác,
vốn đầu tư XDCB từ NSNN là khoản vốn NSNN dành cho việc đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội mà khơng có khả năng thu hồi vốn
cũng như các khoản chi đầu tư khác (Lương Hữu Tập, 2018).
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một nguồn lực tài chính cơng rất quan
trọng của quốc gia. Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu
tư XDCB từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền
của giá trị đầu tư, bao gồm chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động
đầu tư, nghĩa là bao gồm tồn bộ chi phí đầu tư. Dưới giác độ một nguồn lực tài
chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một bộ phận của NSNN trong
khoản chi đầu tư hàng năm được bố trí cho các cơng trình, dự án của nhà nước

(Đào Văn Đạo, 2017).
c. Khái niệm NSNN
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,
tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật
NSNN (Quốc hội, 2015) đã xác định:
NSNN (NSNN) là toàn bộ khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN
gồm Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương: Là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa
phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và
các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Ngân sách Trung ương: Là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp trung
ương hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.1.2. Vai trò của đầu tư XDCB
Theo Nguyễn Tuấn Việt (2018), đầu tư XDCB trước hết là một hoạt động
đầu tư nên cũng có những vai trị chung của hoạt động đầu tư như: tác động đến
tổng cung và tổng cầu, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế,
nâng cao trình độ khoa học và cơng nghệ của đất nước. Ngồi ra, với tính chất
đặc thù, đầu tư XDCB là điều kiện trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh
tế, có những ảnh hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản
xuất. Đó là:
- Đầu tư XDCB bảo đảm tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và
phương thức sản xuất.

Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhân lực, vốn và
điều kiện về địa điểm...lại có địi hỏi khác biệt về máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
đầu tư XDCB đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tư XDCB là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ lệ
cân đối giữa chúng.
Khi đầu tư XDCB được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành
tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành, phát triển và hình
thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy đầu tư XDCB
đã làm thay đổi cơ cấu và quy mơ phát triển của các ngành kinh tế, từ đó nâng
cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều kiện tăng nhanh giá trị
sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ đồng thời nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ
bản về chính trị, kinh tế xã hội.
Như vậy đầu tư XDCB là hoạt động rất quan trọng: là một khâu trong q
trình thực hiện ĐTPT, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình thành chiến lược
phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế,
chính sách kinh tế của Nhà nước.
2.1.1.3. Các giai đoạn của đầu tư XDCB
Theo Nguyễn Tuấn Việt (2018), dự án đầu tư được hình thành và phát triển
với nhiều giai đoạn riêng biệt, nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen
nhau theo một tiến trình lơgic. Mặc dù vậy, có thể nghiên cứu chúng một cách
tương đối độc lập và trên các góc độ khác nhau để hiểu chúng một cách hệ thống

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hơn, toàn diện hơn. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện
dự án đầu tư bao gồm ba giai đoạn theo sơ đồ sau (hình 2.1):

Giai đoạn 1: Chuẩn
bị đầu tư

Nghiên
cứu cơ hội
đầu tư

Nghiên cứu

Nghiên cứu

tiền khả thi

khả thi

Thẩm định
và phê
duyệt dự án

Giai đoạn 2: Thực hiện
đầu tư

Thực hiện
việc giao đất
hoặc thuê đất
(nếu có);
chuẩn bị
MBXD, rà
phá bom mìn


Khảo sát,
Thiết kế,
lập tổng dự
tốn.

Ký kết hợp
đồng, xây
dựng, thiết
bị

Thi cơng
xây lắp CT,
Giám sát thi
cơng XD

Chạy thử,
nghiệm thu
và quyết
tốn

Giai đoạn 3: Đưa vào
khai thác, sử dụng

Hình 2.1. Trình tự các giai đoạn đầu tư của dự án XDCB
Nguồn: Tổng hợp từ các quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng

Bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước là cơ sở thực
hiện giai đoạn sau. Tuy nhiên tùy tính chất và quy mơ của dự án mà các bước
trên có thể rút ngắn lại như: ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với những dự án
vừa và nhỏ thì có thể khơng cần bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên

cứu tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo
kinh tế kỹ thuật đối với những cơng trình: xây dựng sử dụng cho mục đích tơn
giáo; cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư
dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi kiểm tra thực hiện bước
tiếp theo phải kiểm tra để đánh giá đầy đủ các khía cạnh về kinh tế, tài chính,

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


kỹ thuật của bước đó, nếu đạt yêu cầu về các tiêu chuẩn, quy phạm đã quy định
(nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyền chấp nhận mới thực hiện
bước tiếp theo; đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự theo giai đoạn (chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng) phải được cấp có thẩm
quyền, cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt nghiêm túc.
• Chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn này bao gồm các bước như sau:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mơ đầu tư.
- Tiến hành thăm dị, xem xét thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ;
tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn
đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
– Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng.
– Lập dự án đầu tư.
– Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu
tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan chức năng thẩm định dự án đầu tư.
Với những nội dung quan trọng như trên thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là
giai đoạn tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn
sau (giai đoạn thực hiện đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng). Do đó đối với
giai đoạn này thì mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu là quan trọng

nhất, chừng nào còn thấy phân vân về kết quả nghiên cứu thì chừng đó cịn
dành thời gian để nghiên cứu tiếp.
• Thực hiện đầu tư
– Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả
mặt nước, mặt biển, thềm lục địa).
– Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
– Tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất
lượng cơng trình.
– Phê duyệt, thẩm định thiết kế và tổng dự toán, dự tốn hạng mục cơng trình.
– Tổ chức đấu thầu thi công xấy lắp, cung ứng thiết bị.
– Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có).
– Ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu đã trúng thầu.
– Thi cơng xây lắp cơng trình.
– Kiểm tra giám sát việc thực hiện các hợp đồng.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đối với giai đoạn này vấn đề quản lý thời gian, chất lượng cơng trình,
chi phí cơng trình là quan trọng nhất, vì việc tổ chức quản lý tốt trong từng
khâu sẽ giúp tránh được thất thốt, lãng phí vốn trong đầu tư XDCB.
• Đưa vào khai thác sử dụng
Đến giai đoạn này việc thực hiện đầu tư đã hoàn tất, nếu các kết quả do
giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất
lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp thì hiệu quả của hoạt động đầu
tư chỉ cịn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động của các
kết quả đầu tư.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên về trình tự là cơ sở để khắc phục những khó

khăn, tồn tại do những đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT gây ra. Vì vậy,
những quy định về trình tự đầu tư và xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
chất lượng cơng trình, chi phí xây dựng cơng trình trong q trình thi cơng xây dựng,
tác động của cơng trình sau khi hồn thành xây dựng đưa vào sử dụng đối với nền
kinh tế của vùng, của khu vực cũng như đối với cả nước. Do đó việc chấp hành trình
tự đầu tư và xây dựng có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định khơng những đối
với chất lượng cơng trình, dự án đầu tư mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến lãng phí, thất
thốt, tạo sơ hở cho tham nhũng về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư, xây dựng từ
đó làm tăng chi phí xây dựng cơng trình, dự án, hiệu quả đầu tư thấp.
2.1.2. Chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
2.1.2.1. Khái niệm
Theo Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước 2015, chi đầu tư xây dựng cơ
bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án
đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là quá trình phân phối và sử
dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định
nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và
năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân (Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012).
2.1.2.2. Đặc điểm của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Theo Hoàng Minh Tiến (2019), chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
là khoản chi lớn nhưng khơng có tính ổn định; phạm vi và mức độ chi đầu tư

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


XDCB từ nguồn vốn NSNN gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch
phát triển KTXH của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi đầu tư XDCB là yêu

cầu tất yếu nhằm tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản
xuất phục vụ nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo vốn mồi để kích thích đầu tư
ngồi ngân sách. Quy mơ, tỷ trọng chi NSNN cho đầu tư XDCB phụ thuộc
vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế và khả năng nguồn vốn NSNN.
Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN không ổn định qua các thời kỳ mà
luôn thay đổi theo nhu cầu, lĩnh vực ưu tiên, phương hướng phát triển kinh tế
xã hội, khả năng ngân sách của mỗi thời kỳ. Như vậy, chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN bao gồm các đặc điểm sau:
Thứ nhất, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có tính chất tích lũy
Chi đầu tư XDCB là các khoản chi tạo ra nền tảng vật chất bảo đảm cho
sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; góp phần quan trọng vào việc tạo
ra môi trường thuận lợi, sự lan tỏa phát triển sản xuất kinh doanh, làm tăng
thu nhập xã hội và tổng sản phẩm quốc dân, từ đó làm tăng thu ngân sách. Với
ý nghĩa đó, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là khoản chi mang tính
chất chi cho tích lũy.
Thứ hai, chi đầu tư XDCB gắn liền với đặc điểm của đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là một khoản chi lớn và chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng vốn chi ĐTPT của NSNN. Sự vận động của tiền vốn
dùng để trang trải chi phí đầu tư XDCB chịu sự chi phối trực tiếp bởi đặc
điểm của đầu tư XDCB.
Thứ ba, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN gắn liền với đặc điểm của
chi NSNN nhưng có đặc thù riêng
Trong chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, người quản lý chi và
người sử dụng kết quả đầu tư XDCB có thể tách rời nhau; quản lý chi đầu tư
XDCB được phân cấp qua nhiều khâu, nhiều cơ quan quản lý, nhưng lại mang
tính sở hữu chung. Do đó, hiệu quả quản lý của mỗi khâu lại chịu sự ảnh
hưởng của kết quả quản lý của các khâu khác.
2.1.2.3.Vai trò của chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
Chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có vai trị quan trọng trong việc
ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, thể hiện

qua các mặt sau:

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×