Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hoàn thiện công tác quản lý nsx theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện kiến xương, tỉnh thái bình trong những năm tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.78 KB, 87 trang )

Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách nhà nước.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
HĐND: Hội đồng nhân dân.
XDCB: Xây dựng cơ bản.
GPMB: Giải phóng mặt bằng.
KTXH: Kinh tế xã hội.
GTGT: Gía trị gia tăng.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
NSX: Ngân sách xã.
TW: Trung ương.
BHYT: Bảo Hiểm Y Tế.
BHXH : Bảo Hiểm Xã Hội.
NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước.
KBNN: Kho Bạc Nhà Nước.
SV:Đặng Văn Nam -1- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
MỤC LỤC:
CHƯƠNG 1 :
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY.
1.1 Vị trí, vai trò của Ngân sách xã
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NSX
1.1.2. Vị trí, vai trò của NSX trong hệ thống NSNN và trong việc phát triển
kinh tế nông thôn hiện nay.
1.2.Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSX .
1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
1.2.1.1 Các khoản thu 100%:
1.2.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa Ngân sách


xã với Ngân sách cấp trên:
1.2.1.3 Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp xã.
1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.2.2.1 Chi thường xuyên:
1.2.2.2 Chi đầu tư phát triển:
1.3.Nội dung quản lý Ngân sách xã
1.3.1. Chu trình quản lý
1.3.1.1. Lập dự toán Ngân sách xã:
1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
1.3.1.3. Quyết toán Ngân sách xã:
1.3.2 Công khai Ngân sách xã:
1.3.2.1. Sự cần thiết của công khai minh bạch trong quản lý NSNN ở nước
ta trong điều kiện hiện nay.
1.3.2.2. Nội dung công khai Ngân sách xã:
SV:Đặng Văn Nam -2- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
1.3.3 Sự cần thiết hoàn thiện công tác Quản lý Ngân sách xã.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.
2.1.2.Tình hình kinh tế -xã hội
2.1.2.1 Tình hình kinh tế
2.1.2.2 Tình hình văn hoá - xã hội
2.1.2.2.1 Về cơ cấu dân số lao động:
2.1.2.2.2 Về văn hóa xã hội
2.1.3 Khái quát tổ chức bộ máy của phòng tài chính huyện Kiến Xương:

2.2 Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến
Xương trong giai đoạn 2009 – 2011.
2.2.1. Tình hình lập dự toán thu ngân sách xã
2.2.2. Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách xã.
2.2.3. Tình hình quyết toán thu ngân sách xã
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương trong giai đoạn 2009 - 2011
2.3.1. Những mặt đạt được của công tác quản lý thu ngân sách xã trên địa
bàn huyện Kiến Xương.
2.3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân.
2.3.2.1 Những vấn đề tồn tại:
2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn tới tồn tại trên:
2.4 Thực hiện công khai tài chính NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương.
SV:Đặng Văn Nam -3- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NSX THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tới của huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình trong những năm tới.
3.2. Một số quan điểm và định hướng:
3.2.1. Tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp xã
3.2.2 Quản lý ngân sách xã phải gắn với hiệu quả kinh tế xã hội
3.2.3 Quản lý ngân sách xã bảo đảm khai thác nguồn thu, đồng thời phát
triển bồi dưỡng nguồn thu
3.2.4 Đầu tư của NSX góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kết hợp hài
hoà phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
3.2.5 Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan đơn vị trong

công tác quản lý NSX
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trong thời
gian tới trên địa bàn huyện Kiến Xương.
3.3.1 Khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3.2.2 Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.1 Phân loại xã để chỉ đạo quản lý NSX phù hợp với tình hình thực tế
3.2.2.2 Đẩy mạnh phân cấp quản lý NSX
3.2.2.2.1 Về phân cấp thu NSX
3.2.2.2.2. Về phân cấp chi NSX
3.2.2.3 Đổi mới công tác xây dựng, lập dự toán
3.2.2.4 Tăng cường hiệu quả quản lý thu chi Ngân sách xã
SV:Đặng Văn Nam -4- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
3.2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, và sự phối hợp giữa các cơ
quan tài chính, KBNN với xã, thị trấn, các Ngân hàng về quản lý Ngân
sách xã.
3.2.3.1 Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
3.2.3.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN với xã,
thị trấn, các Ngân hàng về quản lý Ngân sách xã.
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã theo kịp
sự đổi mới cơ chế quản lý.
3.4 Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSX trên
địa bàn huyện những năm tới.
KẾT LUẬN …………………………………………………………………
SV:Đặng Văn Nam -5- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
LỜI MỞ ĐẦU :
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới và phát triển nền kinh

tế đất nước, đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng cho sự nghiệp phát triển
kinh tế nông thôn. Đặc biệt là với điều kiện và đặc điểm nền kinh tế nước ta
với 80% dân cư sống ở nông thôn, là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp
nông thôn.
Thực hiện chính sách đổi mới trong quản lý kinh tế, kinh tế nước ta đã
đạt được những thành tựu nhất định trên mọi lĩnh vực, nổi bật nhất là trong
lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành quả to
lớn, có những bước tiến vững chắc, chiếm được vị trí quan trọng trong việc
ổn định đời sống nhân dân và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Song vấn
đề phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn đang là vấn đề nan giải cần được
quan tâm đúng mức, nhiều vùng nông thôn ở nước ta còn phát triển thấp
kém, lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều
khó khăn. Và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Để có thể giải quyết được
những vấn đề này, đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam có được một thế
đứng nhất định trong nền kinh tế quốc dân và có sự phát triển ổn định nhằm
góp phần đắc lực cho sự phát triển đất nước, thì vấn đề cần quan tâm trước
hết là ngân sách xã (NSX ). Bởi vì ở nông thôn NSX chiếm giữ vị trí vai trò
rất quan trọng và to lớn.
Xuất phát từ xã hội là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn do đó
chính quyền xã là đại diện trực tiếp của Nhà nước giải quyết mối quan hệ giữa
Nhà nước với người dân, thực hiện những nhiệm vụ về chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Mặt khác, NSX có vai trò cung cấp phưong tiện vật chất cho sư tồn tại và
hoạt động của chính quyền xã - cấp chính quyền cơ sở, đồng thời là một công
cụ để chính quyền cấp xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế -
xã hội trên địa bàn xã. Cho nên chính quyền xã muốn thực thi hiệu quả được
những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà Nhà nước giao cho, thực hiện chiến lược
SV:Đặng Văn Nam -6- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa

phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là
nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì cần có một NSX đủ mạnh và phù hợp là
một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã. Vì thế hơn
bao giờ hết hoàn thiện trong đổi mới công tác quản lý NSX là một nhiệm vụ
luôn được quan tâm.
Xuất phát từ những vấn đề này, trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế
hoạch huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, với những kiến thức đã được tiếp
thu tại nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt
là thầy giáo PGS. TS: Phùng Khắc Khoan cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ
phòng tài chính kế hoạch đã hướng dẫn tôi tập trung tìm hiểu và phân tích
tình hình quản lý NSX trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình với đề
tài: “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình ”. Với mục đích của đề tài là thông qua nghiên cứu
tình hình quản lý NSX trên địa bàn huyện nhằm tìm ra những giải pháp thiết
thực góp phần củng cố và tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình được tốt hơn.
Đề tài được trình bày theo nội dung như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Ngân sách xã hiện nay.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
NSX theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình trong những năm tới.
Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và kinh nghiệm thực
tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận
đánh giá các vấn đề. Tôi rất mong nhận đựoc sự đóng góp ý kiến của thầy cô
giáo, các cán bộ tài chính và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
SV:Đặng Văn Nam -7- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY.
1.1 Vị trí, vai trò của Ngân sách xã
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NSX
NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong
khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
- NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp
cơ sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn
thu vào quỹ ( gọi là thu NSX) và phân phối, sử dụng các quỹ đó (gọi là chi
NSX).
- Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn chặt với chức năng nhiệm vụ
của chính quyền xã đã được phân công, phân cấp; đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy, các chỉ tiêu
thu, chi của NSX luôn mang tính pháp lý.
- Các quan hệ thu, chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưói nhiều hình
thức khác nhau. Nhưng số thu hoặc số chi theo từng hình thức chỉ có thể được
thực thi một khi nó đã được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phe duyệt. Theo thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003
của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý thu, chi NSX xác định: NSX là một bộ
phận của NSNN do UBND xây dựng và HĐND xã quyết định, giám sát thực
hiện .
Từ khái niệm NSX ta có thể rút ra đặc điểm NSX như sau:
Thứ nhất: NSX là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối
SV:Đặng Văn Nam -8- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
cùng vì nó là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước với

nhân dân đảm bảo cho pháp luật của nhà nước được thực hiện nghiêm minh.
Thứ hai: Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ
củachính quyền xã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã.Chính vì vậy các chỉ tiêu thu, chi
NSX luôn mang tính hợp lý.
Thứ ba: Ẩn chứa đằng sau các hoạt động thu, chi NSX là các quan hệ lợi
ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng cấp cơ sở mà chính quyền xã là ngưòi
đại diện và một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế kinh tế xã hội khác.
Một điểm khác biệt với cấp ngân sách khác đó là: NSX vừa là một cấp
ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt. NSX là một đơn vị dự toán đặc
biệt vì dưới nó không có các đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó phải tạo
nguồn kinh phí thông qua các khoản thu NSX được phân định, vùa duyệt cấp,
chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp đó vào ngân sách luôn.
1.1.2. Vị trí, vai trò của NSX trong hệ thống NSNN và trong việc phát triển
kinh tế nông thôn hiện nay.
Ngân sách xã là một bộ phận hữu cơ của NSNN. Là phương tiện vật
chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định,
là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy chính
quyền cấp xã - một đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong
hệ thống phân cấp quản lý hành chính nước ta. Do vậy, việc hình thành ngân
sách cấp xã thuộc NSNN là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo chức năng quản
lý nhà nước trong phạm vi và trách nhiệm được phân công. Nhất là đối với
nước ta, một nước đi lên từ nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, dân cư sống
chủ yếu ở các làng xã, thì xã là một cấp hành chính cơ sở trực tiếp quan hệ
với dân. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trên con đường
CNH – HĐH, nền kinh tế càng có nhiều chuyển biến sâu sắc và chuyển dần
sang nền kinh tế thị trường – NSX là công cụ đặc biệt quan trọng để chính
SV:Đặng Văn Nam -9- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa

quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa
phương.
Thông qua NSX để giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người
dân với Nhà nước. Thông qua hoạt động thu ngân sách, không chỉ đạt mục
đích là tạo lập dự toán ngân sách - quỹ tiền tệ ngân sách (NSX) mà còn thể
hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
mà các hoạt động khác trên địa bàn nông thôn tuân thủ theo đúng hành lang
pháp lý quy định. Việc kiểm tra, giám sát đó thông qua cơ cấu ngành nghề
kinh doanh, qua mặt hàng kinh doanh, qua sự lưu chuyển hàng hoá. Đồng thời
thu NSX còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: đảm bảo công
bằng giữa những người có nghĩa vụ với ngân sách, trợ giúp những đối tượng
khó khăn, bằng chính sách miễn, giảm thu ngân sách. Ngoài ra kỷ luật tài
chính (thưởng - phạt) cũng là biện pháp bắt buộc để mọi người dân thực hiện
tốt nghĩa vụ đối với cộng đồng.
Thông qua chi ngân sách, các hoạt động của Đảng, chính quyền, các
đoàn thể chính trị xã hội được duy trì, phát triển không ngừng và ổn định, qua
đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở. Với các khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế của NSX đã thiết thực làm nâng cao dân
trí,sức khỏe cho mọi người dân và cộng đồng xã hội. Các khoản chi cho xây
dựng cơ bản của NSX ngày càng làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới, đưa
nông nghiệp nông thôn ra khỏi lạc hậu.
Trong thời gian qua cùng với những đổi thay của đất nước, xây dựng
nông thôn mới ngày càng khẳng định vai trò của NSX. NSX không những
tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước mà còn hướng dẫn
cho các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh tế gia đình ở khu vực nông thôn theo
hướng mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường và dần theo kịp với tốc độ
phát triển về mọi mặt của thế giới và khu vực trong xu thế hội nhập kinh tế
toàn cầu.
SV:Đặng Văn Nam -10- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính

Chuyên Đề Cuối Khóa
Xét trong hệ thống NSNN thì NSX là một cấp ngân sách cơ sở và nắm
giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống ngân sách.
Xã là một đơn vị hành chính có cơ sở ở nông thôn. Hội đồng nhân dân
xã với tư cách là một cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương được quyền
ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và nghị quyết
liên quan đến xã mình. Cho nên trên góc độ kinh tế về quy mô, mức độ thực
hiện các nhiệm vụ của xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách.
Từ sự phân tích trên đây ta thấy NSX chiếm giữ vai trò tích cực đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xúc tiến quá trình đô thị hoá,
đổi mới bộ mặt nông thôn, đồng thời góp phần đưa nông thôn Việt Nam phát
triển đi lên trong công cuộc CNH - HĐH đất nước.
1.2.Nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSX .
Nguồn thu của NSX do hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định
phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.
Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được hình thành trên cơ sở tiềm năng và
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về
quản lý kinh tế - xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấp thực
hiện. Đó chính là sự kết hợp giữa phân cấp quản lý về kinh tế, xã hội với sự
phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách. Và trên một phương diện nhất định,
căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được phân giao, người ta có
thể coi đó là nội dung của NSX. Theo thông tư số 60/2003/TT-BTC của Bộ
Tài Chính ra ngày 23/6/2003 về việc quy định quản lý NSX và các hoạt động
tài chính ở xã, phường, thị trấn thì nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSX được
quy định như sau:
1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
1.2.1.1 Các khoản thu 100%:
Các khoản thu NSX hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng
toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường
SV:Đặng Văn Nam -11- Lớp:K38/01.01

Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
xuyên, đầu tư phát triển. Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh
tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ, cân đối cho các khoản
thu, chi thường xuyên. Khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành
cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế
độ quy định.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi
công sản theo quy định của pháp luật do xã quản lý.
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản
huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo
nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết
định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
-Viện trợ không hoàn lại của các cá nhân và tổ chức ở nước ngoài trực
tiếp cho NSX theo chế độ quy định.
- Thu kết dư Ngân sách năm trước.
- Các khoản thu khác của NSX theo chế độ quy định của pháp luật.
1.2.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa Ngân sách
xã với Ngân sách cấp trên:
Theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước thì các khoản này gồm:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà đất.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
- Lệ phí trước bạ nhà đất.
Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70%. Căn cứ vào
nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn. HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ
SV:Đặng Văn Nam -12- Lớp:K38/01.01

Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
lệ Ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. Ngoài các
khoản thu phân chia như trên NSX còn được HĐND các cấp tính bổ sung
thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia
theo luật NSNN đã dành cho 100% cho NSX và các khoản thu NSX được
hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
1.2.1.3 Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp xã.
Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp xã gồm:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi
được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu
100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ). Số bổ sung cân đối cân đối này
được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để
hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
Chi của Ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ vào chế
độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về
hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức
chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp
nhiệm vụ chi cho NSX, HĐND tỉnh xem xét giao cho NSX thực hiện các
nhiệm vụ thu – chi dưới đây.
1.2.2.1 Chi thường xuyên:
* Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã.
- Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân.
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước.
- Công tác phí.
SV:Đặng Văn Nam -13- Lớp:K38/01.01

Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
- Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân,khánh tiết…
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc.
- Chi khác theo chế độ quy định.
* Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
* Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội ở xã (Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến
binhViệt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam). Sau
khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
* Đóng BHXH, BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế
độ quy định.
* Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác theo dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi cua NSX
theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ.
- Chi thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật.
- Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn.
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
* Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá – thông tin, thể dục
- thể thao do xã quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã theo chế độ quy định (không
kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần
cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức BHXH chi),
chi thăm hỏi các gia đình chính sách,cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
* Chi cho hoạt độngvăn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh
do xã quản lý.

SV:Đặng Văn Nam -14- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
* Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp
nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ do xã
quản lý.
* Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các
khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
* Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà
văn hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công
trình cấp thoát nước công cộng…
* Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
* Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, HĐND cấp
tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với
tình hình đặc điểm vàkhả năng ngân sách địa phương.
1.2.2.2 Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh.
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất
định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản
lý.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
1.3.Nội dung quản lý Ngân sách xã
1.3.1. Chu trình quản lý
Để xứng đáng với vị trí, vai trò trên của NSX thì cần phải quản lý tốt
NSX. NSX cũng là một cấp NSNN nên nội dung quản lý NSX cũng gồm 3

khâu: Lập dự toán Ngân sách xã, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán
SV:Đặng Văn Nam -15- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
ngân sách xã. Để quản lý tốt NSX thì cần phải quản lý tốt cả ba khâu của chu
trình này. Theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của
Chính Phủ và Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của
Bộ tài chính hướng dẫn công tác quản lý NSX và các quỹ tài chính khác của
xã thì nội dung ba khâu đó như sau:
1.3.1.1. Lập dự toán Ngân sách xã:
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự toán
ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định.
- Căn cứ lập dự toán NSX:
Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo anh ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội của xã.
Chính sách, chế độ thu ngân của Nhà nứơc, cơ chế phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi NSX và tỉ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định.
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ, Bộ tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định.
Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo.
Tình hình thực hiện dụ toán NSX năm hiện hành và các năm trước đó.
- Trình tự lập dự toán Ngân sách xã:
Ban tài chính kết hợp và ngân sách xã kết hợp với cơ quan thuế hoặc đội
thu thuế (nếu có) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi
phân cấp do xã quản lý).
Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao và chế độ, đinh mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ chức
này.
Ban tài chính và ngân sách xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách
trình UBND xã, báo cáo chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi

UBND huyện và phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do
UBND cấp tỉnh quy định.
SV:Đặng Văn Nam -16- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòng tài chính huyện làm
việc với UBND xã về việc cân đối thu chi NSX thời kỳ ổn định mới theo khả
năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với những năm tiếp
theo của thời kỳ ổn định phòng tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với
UBND xã khi UBND xã có yêu cầu.
- Quyết định dự toán Ngân sách xã:
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi do UBND huyện
quyết định, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án bổ sung NSX
trình HĐND xã quyết định, sau khi dự toán xã được HĐND xã quyết định
UBND xã báo cáo với UBND huyện , phòng tài chính huyện đồng thời công
khai NSX cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về NSX.
Điều chỉnh NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của
UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hưóng chung hoặc có sự biến
động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
Hàng năm xã phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách theo đúng điều
khoản về luật ngân sách và nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn
chấp hành ngân sách của Bộ Tài Chính.
Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo mục
lục NSNN (kèm theo biểu mẫu) gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh
toán và kiểm soát chi. Căn cứ vào dự toán và khả năng thu, nhu cầu chi vủa
từng quý, UBND xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi
giao dịch. Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ,UBND xã
đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối

trong dự toán được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ
công việc.
SV:Đặng Văn Nam -17- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu
chi NSX.
Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản giá trị nhỏ. Định
mức tồn quỹ tiền mặt tại xã do KBNN huyện quy định cho từng loại xã.
Riêng những xã ở xa KBNN, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện
việc nộp trực tiếp các khoản thu của NSX vào KBNN, định mức tồn quỹ tiền
mặt được quy định ở mức phù hợp.
Ban tài chính và NSX có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo
thu đúng, thu đủ và kịp thời. Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổ
sách. Khi thu phải giao biên lai lại cho đối tượng nộp cho cơ quan thuế ,
phòng tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho ban
tài chính xã để thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước. Việc hoàn trả khoản
thu Ngân sách xã, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX hoặc cơ quan
thu xác nhận ( đối tượng nộp ngân sách qua cơ quan thu) để ban tài chính làm
căn cứ hoàn trả.
Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên
chứng từ cho ban tài chính xã. Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách
cấp trên, KBNN lập dự toán ngân sách bảng kê các khoản thu ngân sách có
phân chia cho xã gửi ban tài chính xã. Đối với số thu bổ sung ngân sách
huyện cho NSX, phòng tài chính huyện căn cứ vào dự toán số bổ sung đã giao
cho từng xã, dự toán thu chi từng quỹ của các xã và khả năng cân đối của
ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý cho xã chủ động điều hành
ngân sách. Phòng tài chính huyện cấp bổ sung cho xã theo định kỳ hàng
tháng. Khi thực hiện nhiệm vụ chi, ban tài chính và ngân sách xã phải thẩm
tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị. Bố trí nguồn theo dự

toán năm và dự toán quý để đáp úng nhu cầu chi. Kiểm tra giám sát việc thực
hiện chi ngân sách, sử sụng tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách,
phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời chủ tịch UBND xã những trường hợp vi
phạm chế độ tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp giải quyết việc chấp hành
SV:Đặng Văn Nam -18- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
dự toán chi ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc: Đã ghi trong dự toán, đúng
chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định được chủ tịch UBND xã (hoặc người
được uỷ quyền) chuẩn chi.
Cấp phát NSX chỉ dung hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp thanh toán
bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt. KBNN kiểm tra nếu
đủ điều kiện thì tiến hành thanh toán. Trong trường hợp thật cần thiết như tạm
ứng, công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp
đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách,… được tạm ứng để chi. Trong trường
hợp này, trên lệnh chi tiền chỉ ghi tổng số tiền tạm ứng, kèm theo giấy đề nghị
rút tiền mặt. Nếu như các khoản thanh toán NSX qua KBNN cho các đối
tượng mở tài khoản giao dịch tại KBNN hoặc ngân hàng thì phải thực hiện
bằng hình thức chuyển khoản. Khi đó phải sử dụng lệnh chi tiền bằng chuyển
khoản. Các khoản chi từ nguồn thu được giữ tại xã, ban tài chính và ngân sách
xã phối hợp với KBNN định kỳ làm thủ tục hoạch toán thu, chi vào NSX.
Đối với chi thường xuyên, ưu tiên chi trả tiền lương và các khoản phụ
cấp cho cán bộ xã, nghiêm cấm việc nợ lương. Các khoản chi cấp bách phải
căn cứ dự toán năm, tính cấp bách của công việc, khả năng của NSX tại thời
điểm chi.
Đối với chi đầu tư phát triển, việc quản lý vốn đầu tư XDCB của NSX
phải thực hiện theo quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
và phân cấp của tỉnh. Bộ tài chính sẽ quy định việc cấp phát thanh toán và
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSX. Đối với các dự án đầu tư
bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện ngoài các quy định chung

cần phải mở sổ theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền,
ngày công lao động, hiện vật của nhân dân. Qúa trình thi công, nghiệm thu và
thanh toán phải có ban giám sát do nhân dân cử ra. Kết quả đầu tư và quyết
toán phải thông báo rộng rãi cho nhân dân.
SV:Đặng Văn Nam -19- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
1.3.1.3. Quyết toán Ngân sách xã:
Ban tài chính và ngân sách xã lập báo cáo quyết toán thu, chi NSX
hàng năm trình UBND xã xem xét để trình UBND xã phê chuẩn, đồng thời
gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp trình UBND huyện. Thời gian báo cáo
quyết toán năm cho phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy định.
Quyết toán NSX không được lớn hơn quyết toán chi NSX. Toàn bộ kết
dư ngân sách năm trước (nếu có), được chuyển vào thu Ngân sách năm sau.
Sau khi HĐND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán được lập thành 5 bản, gửi
cho HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, KBNN nơi xã giao dịch,
lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân xã
biết. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu,
chi NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo với UBND huyện yêu cầu
HĐND xã điều chỉnh.
Trên đây là toàn bộ nội dung quản lý NSX đã được trình bày. Ta thấy
quản lý NSX là một quá trình đầy những khó khăn, phức tạp. Do vậy hoàn
thiện công tác quản lý NSX là một yêu cầu cấp thiết hiện nay và mai sau
nhằm làm lành mạnh hoá các hoạt động tài chính ở xã, nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn NSX.
1.3.2 Công khai Ngân sách xã:
1.3.2.1. Sự cần thiết của công khai minh bạch trong quản lý NSNN ở nước
ta trong điều kiện hiện nay.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên công việc công
khai, minh bạch các hoạt động tài chính của nhà nước là một yêu cầu thiết

thực, nhằm tăng cường sự giám sát của nhân dân, gây dựng lòng tin trong
quần chúng nhân dân và tiến tới công bằng xã hội. Công khai ở đây là cho
nhân dân được biết việc Nhà nước đã thu những khoản thu đó có hợp lý
không? Hiệu quả như thế nào? Quy trình quản lý các khoản thu, chi có thực
hiện tốt không? Kết quả của các khoản chi có tuân thủ yêu cầu về tiết kiệm và
SV:Đặng Văn Nam -20- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
hiệu quả hay không? Vì thế công khai minh bạch trong quản lý ngân sách đã
trở thành yêu cầu đòi hỏi phải tuân thủ đối với mọi cấp ngân sách, đặc biệt
với cấp ngân sách xã một cấp ngân sách trực tiếp giải quyết quan hệ giữa nhà
nước và người dân.
Công khai chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán
bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc kiểm
tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động và
sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát
hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm
bảo sử dụng hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Do vậy
công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước là
yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và sau này.
1.3.2.2. Nội dung công khai Ngân sách xã:
Theo quyết định 192/2004/QĐ- TTG ngày 16/11/2004 của Thủ tướng
Chính Phủ và Thông tư số 03/2005/TT- BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài
Chính quy định về việc công khai Ngân sách xã thì:
- Nội dung công khai Ngân sách xã gồm:
Cân đối dự toán, quyết toán NSX đã được HĐND cấp xã quy định, phê
chuẩn.
Dự toán, quyết toán thu, chi NSX đã được HĐND cấp xã quyết định, phê
duyệt.
Dự toán quyết toán chi đầu tư XDCB đã được HĐND cấp xã quyết

định phê chuẩn.
Dự toán, quyết toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia và một
số chương trình mục tiêu, nhiệm vụ khác do cấp xã thực hiện đã được HĐND
quyết định, phê chuẩn.
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh,
cấp huyện và NSX đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, UBND cấp tỉnh giao.
SV:Đặng Văn Nam -21- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
Chi tiết kế hoạch và kết quả các hoạt động tài chính khác của cấp xã.
- Hình thức công khai:
Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã ít nhất trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày niêm yết: thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, các tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp xã và trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc ở xã và tổ
dân phố ở phường, thị trấn; thông báo trên hệ thống truyền thanh ở xã.
- Thời gian công khai:
Chậm nhất sau 60 ngày, kể từ ngày HĐND cấp xã ban hành Nghị quyết
về quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán Ngân sách và các hoạt động tài
chính khác.
1.3.3 Sự cần thiết hoàn thiện công tác Quản lý Ngân sách xã.
- Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý NSX ở nước ta hiện nay.
Công tác quản lý NSX hiện nay đã đạt được những thành quả đáng ghi
nhận như:
Về thu NSX: Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, toàn nước ta nhìn
chung thu Ngân sách tăng và có xu hướng ngày càng tăng. Ở các địa phương
xã đã chủ động khai thác các nguồn thu tiềm năng, phát huy tích cực việc tăng
thu và nuôi dưỡng nguồn thu bằng nhiều hình thức khác nhau.
Về chi NSX: Nhìn chung việc bố trí chi NSX là tương đối hợp lý, đáp
ứng nhu cầu chi một cách tốt nhất.
Về chấp hành chính sách chế độ: Nhìn chung các xã đã thực hiện tốt

các chế độ chính sách được ban hành. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với
người, gia đình có công với cách mạng, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Bên cạnh đó công tác quản lý NSX trên cả nước vẫn còn nhiều tồn tại
đáng kể như: Về công tác thu NSX vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thu,
cơ cấu thu chưa hợp lý, chưa quan tâm đặc biệt tới việc nuôi dưỡng nguồn
thu, nhiều xã trên cả nước đã đặt ra các khoản thu, mức thu chưa hợp lý gây
SV:Đặng Văn Nam -22- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
nhiều tranh cãi, bất đồng trong quần chúng nhân dân. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ chi, quản lý chi vẫn còn buông lỏng, cơ cấu chi vẫn còn nhiều
bất hợp lý chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Công tác lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách chưa thực sự hoàn thiện.
Từ thực trạng đó ta thấy công tác quản lý NSX là yêu cầu bức thiết, là
việc cần làm ngay và làm triệt để.
- Xuất phát từ nền tài chính quốc gia của nước ta đã và đang được đổi
mới toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc về cơ chế quản lý kinh tế xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đi lên CNH – HĐH đất nước, nền
kinh tế đang đi theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công tác quản lý NSX trong điều
kiện hiện nay cũng cần phải củng cố và tăng cường, góp phần làm lành mạnh
nền Tài chính quốc gia và tăng cường nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH –
HĐH đất nước, làm cho công quỹ được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy
tối đa quyền làm chủ của người dân. Hoàn thiện công tác quản lý NSX không
những tăng cường quản lý NSX mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của
chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của
địa phương, đảm bảo công bằng, thực hiện tốt các chính sách, chế độ của
Đảng và nhà nước. Để phù hợp với sự vận hành theo cơ chế mới – cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế và hội nhập

cùng các nước trong khu vực, trên toàn thế giới thì cơ chế quản lý NSX đòi
hỏi phải sớm được đổi mới, hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý NSX.
Trước những đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và đứng trước
thực trạng quản lý NSX như trên, cần phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý NSX góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSX, đảm bảo
NSX đủ mạnh đáp ứng được các yêu cầu, thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của chính quyền cấp xã, tiến tới làm lành mạnh hóa nền Tài chính quốc
gia.
SV:Đặng Văn Nam -23- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.
Huyện Kiến Xương nằm về chính phía nam của tỉnh Thái Bình; phía
tây giáp huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình. Phía tây bắc giáp huyện
Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy, phía đông giáp huyện Tiền Hải.
Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng).
Tính từ đầu năm 2008 thì Kiến Xương có tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện là: 19.920,73 ha (199,21 km
2
) và dân số là 223.179 nhân khẩu.
Tháng 12 năm 2007, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quyết định điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và thành phố thuộc
tỉnh Thái Bình để mở rộng thành phố Thái Bình, thì huyện Kiến Xương còn
lại có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn Thanh Nê và 36
xã.

Lịch sử phát triển của huyện Kiến Xương trải qua biết bao nhiêu lần
thay đổi. Vào thời Lê Trung Hưng, Kiến Xương được gọi là Chân Định thuộc
phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1832 triều Minh
Mạng đổi thành huyện Chân Định phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (Cũ), đến
năm 1889 và 1890, triều Thành Thái,đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương
tỉnh Thái Bình. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay là huyện
Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Ðịa hình đồng bằng đất đai phì nhiêu, bao gồm vùng đồng bằng trải
rộng đã tạo cho Kiến Xương tiềm năng và lợi thế "đặc biệt". Kiến Xương từ
Bắc đến Nam chiều dài 40 km, từ Đông sang Tây rộng 17 km. Đất đai màu
mỡ phì nhiêu ,rất thích hợp với việc thâm canh cây lúa nước và phát triển
SV:Đặng Văn Nam -24- Lớp:K38/01.01
Học Viện Tài Chính
Chuyên Đề Cuối Khóa
nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc trồng hoa màu trong toàn huyện, đó là
những điều kiện tốt để phát triển kinh tế.
- Đồng ruộng chiếm một diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất của
toàn huyện. Thành phần chủ yếu là đất bùn ven sông rất thích hợp với cây lúa
nước, một số vùng đất trồng hoa màu thì bao gồm cả đất pha cát, thoát nước
tốt, hấp thụ nhiệt nhanh cho nên việc đầu tư xây dựng thủy lợi nội đồng đóng
một vai trò hết sức quan trọng để tránh xảy ra tình trạng thiếu nước, chua,
mặn bạc mầu và gây ngập úng.
- Vùng có khả năng phát triển công nghiệp: Là những vùng giáp ranh
với thành phố Thái Bình và khu vực lân cận trung tâm thị trấn Thanh Nê. Đây
là những vùng có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp trong tương lai.
- Nằm ỏ vị trí cực nam tỉnh Thái Bình, khí hậu Kiến xương mang nét
đặc trưng của vùng nhiêt đới gió mùa ẩm, mùa đông ít mưa, có sương giá,
sương muối, mùa hè nắng nóng oi bức, mưa nhiều và luôn bị ảnh hưỏng của
bão lụt ,thiên tai và là mối đe dọa của sóng thần khu vực vịnh Bắc bộ.
Tài nguyên khoáng sản của huyện Kiến xương gồm có tài nguyên đất,

khoáng sản, dầu khí, tài nguyên nước.
Về tài nguyên đất, huyện kiến xương chủ yếu là diện tích đất trồng
nông nghiệp bao gồm chủ yếu là trồng cây lúa nước trồng hai vụ và cây hoa
màu vụ đông. Điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hầu hết
người nông dân, tăng sản lượng cung cấp nguồn lương thực tại chỗ cho huyện
và dành một phần để xuất khẩu đi những vùng khác.
Về khoáng sản, tuy chưa được điều tra thăm dò trữ lượng, nhưng trên
địa bàn Kiến xương có một số loại khoáng sản như: Dầu, khí đốt và một trữ
lượng lớn than bùn còn đang ở dạng tiềm năng.
Tóm lại: Điều kiện tự nhiên của Kiến xương có nhiều thuận lợi và thể
hiện trên các mặt như:
SV:Đặng Văn Nam -25- Lớp:K38/01.01

×