HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ THU HÀ
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI
HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH
Ngành:
Kế tốn định hướng ứng dụng
Mã số :
8340301
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Quang Trung
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để báo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hà
i
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luật văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Quang Trung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế toán Quản trị và kiểm toán, khoa Kế Toán và Quản trị kinh doanh - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức phịng Tài chính kế
hoạch nói riêng và các phịng ban khác nói chung của Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư,
một số doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hà
ii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... v
Danh mục bảng biểu ............................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ............................................................................ vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................. viii
Thesis abstract ....................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
1.4.
Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................. 4
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nước ................................................................................................. 4
2.1.1.
Khái quát chung về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ........................ 4
2.1.2.
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN .............................................. 8
2.2.
Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 23
2.2.1.
Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước .... 23
2.2.2.
Bài học rút ra cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách
nhà nước cho huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ........................................... 28
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .................................... 31
3.1.
Đặc điểm chung của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ................................ 31
3.1.1.
Vị trí địa lý ............................................................................................ 31
3.1.2.
Đặc điểm dân số và lao động .................................................................. 32
3.1.3.
Điều kiện kinh tế ................................................................................... 33
3.1.4.
Điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................................... 40
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 43
3.2.1.
Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 43
3.2.2.
Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................... 44
iii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3.2.3.
Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 44
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................... 46
4.1.
Đặc điểm quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ..... 46
4.1.1.
Tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện
Vũ Thư .................................................................................................. 46
4.1.2.
Tình hình đầu tư XDCB tại huyện Vũ Thư .............................................. 48
4.2.
Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại
huyện Vũ Thư ........................................................................................ 50
4.2.1.
Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB ........................ 50
4.2.2.
Quản lý thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại huyện Vũ
Thư ....................................................................................................... 53
4.2.3.
Quản lý quyết toán vốn đầu tư XDCB tại huyện Vũ Thư ......................... 56
4.2.4.
Công tác thanh tra, kiểm tra ................................................................... 61
4.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
ngân sách cấp huyện ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ............................. 63
4.3.1.
Yếu tố khách quan ................................................................................ 63
4.3.2.
Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 65
4.4.
Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện
tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ........................................................... 67
4.4.1.
Ưu điểm ................................................................................................ 67
4.4.2.
Nhược điểm ........................................................................................... 68
4.5.
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ................. 73
4.5.1.
Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................ 73
4.5.2.
Giải pháp đề xuất ................................................................................... 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 84
5.1.
Kết luận................................................................................................. 84
5.2.
Kiến nghị .............................................................................................. 85
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 88
Phụ lục ............................................................................................................. 90
iv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
HĐND
Hội đồng nhân dân
KBNN
Kho bạc Nhà Nước
KH
Kế hoạch
KT- XH
Kinh tế - xã hội
NS
Ngân sách
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NSX
Ngân sách xã
TDTT
Thể dục thể thao
ĐTPT
Đầu tư phát triển
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
v
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.
Tình hình dân số và lao động của huyện Vũ Thư qua 3 năm 20152017........................................................................................................ 33
Bảng 3.2.
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vũ Thư qua các năm 2016 và
năm 2017 ............................................................................................... 40
Bảng 3.3.
Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư năm 2016 ............................. 42
Bảng 3.4.
Đối tượng và mẫu điều tra ....................................................................... 44
Bảng 4.1.
Tình hình chi nsnn tại huyện Vũ Thư giai đoạn 2015-2017 ..................... 49
Bảng 4.2.
Kết quả phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở huyện
Vũ Thư giai đoạn 2015-2017 .................................................................. 52
Bảng 4.3.
Tình hình giải ngân vốn đầu tư Xây dựng cơ bản qua các năm 2015-2017 ........... 54
Bảng 4.4.
Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản Của huyện Vũ Thư giai đoạn
2015-2017............................................................................................... 57
Bảng 4.5.
Kết quả quyết tốn dự án hồn thành Đầu tư nguồn NSNN huyện Vũ Thư .......... 59
Bảng 4.6.
Quyết tốn dự án hồn thành đã nộp ....................................................... 60
Bảng 4.7.
Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị xây dựng .................. 61
Bảng 4.8.
Các ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của Công tác thanh tra, kiểm tra......... 62
Bảng 4.9.
Tổng hợp ý kiến về ảnh hưởng của chính sách tới cơng tác quản lý NSNN .......... 64
Bảng 4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, Sử dụng vốn NSNN ở
huyện Vũ Thư ......................................................................................... 64
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác
quản lý NSNN trong đầu tư xdcb ở huyện Vũ Thư .................................. 66
Bảng 4.12. Bảng đánh giá về QLNN đối với đầu tư XDCB....................................... 68
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý ĐTXDCB
từ nguồn vốn NSNN tại huyện Vũ Thư ................................................... 71
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.
Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB ....................................... 16
Sơ đồ 4.1.
Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN trong cơng
trình XDCB của chính quyền cấp huyện ................................................. 46
Biểu đồ 4.1. Tổng hơp ý kiến trả lời các nguyên nhân hạn chế của công tác quản
lý nhà nước đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Vũ Thư .......... 71
Hình 3.1.
Bản đồ hành chính huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình................................... 30
vii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hà
Tên Luận văn: Quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn Ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình
Ngành: Kế tốn định hướng ứng dụng
Mã số: 8340301
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài này giúp tác giả mở rộng kiến thức về Quản lý vốn ĐTXDCB
từ nguồn Ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước, cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
ngân sách nhà nước;
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện
tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
ngân sách cấp huyện ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu:
Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội, tình hình thực hiện cơng tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn Ngân sách cấp
huyện Vũ Thư trong giai đoạn 2015-2017 tiến hành chọn mẫu nghiên cứu gồm 45 cán
bộ quán lý và 35 cán bộ, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư XDCB
từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thu thập thông tin, số liệu:
Số liệu được lấy từ sách báo, internet, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà
nước, các báo cáo tổng kết, quyết toán ngân sách của Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư và
tham khảo số liệu qua một số cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Thông tin thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được
chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra.
Phân tích thơng tin, xử lý và tổng hợp dữ liệu:
Các dữ liệu thu thập được sẽ tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước tại địa
bàn huyện.
viii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân so sánh, đánh giá
sự biến động trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước tại
địa bàn huyện.
Tổng hợp các ý kiến qua điều tra đề nghiên cứu và phân tích, rút ra kết quả khảo
sát và dự báo quy luật biến động để từ đó có những dự báo về tình hình quản lý vốn đầu
tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện nghiên cứu trong thời gian tới.
3. Kết quả nghiên cứu và kết luận
Đầu tư XDCB có vai trị quyết định trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội. Việc xác định đúng đắn chiến lược đầu tư là yếu tố tiên quyết trong việc bảo
đảm hiệu quả vốn đầu tư. Trong những năm qua huyện Vũ Thư đã có chiến lược cụ thể
về cơng tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách cấp huyện. Huyện đã xác định rõ mục tiêu
ưu tiên đầu tư cho các công trình, các dự án quan trọng như: Đầu tư cho giáo dục và đào
tạo; đầu tư cho nông nghiệp (trạm bơm, thủy lợi); đầu tư cho hạ tầng giao thông cấp
thốt nước; đầu tư cho lĩnh vực văn hóa xã hội…
Luận văn đã phân tích, đánh giá tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách cấp huyện, đã khẳng định vai trò của ngân sách
huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước, nó có vai trị quan trọng đến hoạt động kinh
tế, xã hội của địa phương; đã đánh giá được tình hình quản lý vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước tại địa bàn Vũ Thư huyện trong 3 năm từ 2015 - 2017.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong cơng tác Quản lý vốn ĐTXDCB từ
nguồn Ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ Thư vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém
cần khắc phục.
Để hồn thiện cơng tác Quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn Ngân sách cấp huyện tại
huyện Vũ Thư thì địi hỏi phải có sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, từ Trung
ương đến địa phương mới thực hiện tốt được. Đặc biệt địa phương cần thực hiện tốt các
giải pháp; hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý; phân cấp nhiệm vụ chi,
xây dựng định mức chi ngân sách huyện phù hợp với thực tế; tăng cường quản lý vốn
đầu tư từ ngân sách huyện; củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán
bộ quản lý tài chính ngân sách; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
ix
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Thu Ha
Thesis title: Management of basic construction investment capital from budget source
of Vu Thu district, Thai Binh province
Major: Accounting
Code: 80340301
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
The selection of this topic helps the author to broaden the knowledge on the
management of basic construction investment capital from the district budget sources in
the State budget system, specifically:
- Systematizing theories and practices for management of basic construction
investment capital from the state budget;
- Assess the current state of management of basic construction investment
capital from the budget in Vu Thu district, Thai Binh province and analysis of
influencing factors;
- Proposing measures to improve the quality of management of basic
construction investment capital from the district budget in Vu Thu district, Thai Binh
province in the coming time.
2. Materials and Methods
Sample selection:
Based on the contents of the study, based on the actual situation of socioeconomic development and the situation of implementing the management of basic
construction investment capital from the budget source of Vu Thu district in the period
2015-2017, the selected sample is 45 managers and 35 staffs, organizations and
individuals performing the task of managing basic construction investment capital from
the state budget.
Data collection:
Data are taken from books, internet, scientific research works, legal documents
related to management of basic construction investment capital from the state budget
sources, reports on final settlement books of the People's Committee of Vu Thu district
and reference data through a number of inspections of functional agencies.
Information collected through surveys, interviews directly selected subjects in the
area by questionnaires.
x
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Information analysis, processing and aggregation:
Collected data will be summarized, assessed the current situation, analyzed
factors affecting the management of capital construction investment from the state
budget in the district.
Using the absolute numbers, relative and average numbers, assessing the
fluctuation in the management of basic construction investment capital from the
state budget in the district.
Consolidate ideas through surveys to research and analyze, draw up survey results
and forecast changes so that there are forecasts on the situation of management of
capital construction investment from the state budget at the studied district in the
coming time.
3. Main findings and conclusions
Basic construction investment capital plays a decisive role in the realization of
socio-economic development objectives. Determining the right investment strategy is a
prerequisite for ensuring the effectiveness of investment capital. In the past years, Vu
Thu district has had a specific strategy on managing investment capital from the district
budget. The district has clearly defined priority objectives for important projects and
projects such as investment in education and training; investment in agriculture
(pumping stations, irrigation); investment for water supply and drainage infrastructure;
invest in cultural and social fields ...
The thesis analyzed and evaluated clearly some theoretical and practical issues on
management of investment capital from district budgets, confirming the role of district
budgets in the state budget system -it plays an important role in local economic and social
activities. The thesis also evaluated the management of investment capital from state budget
in Vu Thu district for 3 years from 2015 to 2017. Apart from the achievements, the
management of construction investment capital from the district budget in Vu Thu district
still has shortcomings and weaknesses that need to be overcome.
In order to improve the management of construction investment capital from the
district budget in Vu Thu district, it is necessary to coordinate with different levels and
sectors from the central to local levels. Particularly, localities need to implement
solutions well; perfecting the system of institutions and policies on management; To
assign spending norms and formulate norms of district budget expenditures suitable to
reality; strengthen the management of investment capital from the district budget; To
consolidate the organizational apparatus, raise the capacity and qualifications of budgetmanaging officials; To intensify the inspection and examination of financial matters,
promptly detect and strictly handle cases of violation.
xi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, là nhân tố quan trọng làm thay đổi
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện nay ở
Việt Nam, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản (XDCB) đặc biệt trong những lĩnh
vực khó có khả năng sinh lời như hạ tầng giao thông, hệ thống kênh mương, đê
điều, tưới tiêu, trường học, bệnh viện... chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của nhà
nước. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đầu tư XDCB từ vốn
ngân sách nhà nước là một vấn đề hệ trọng bởi vì, mức đầu tư cao được kỳ vọng
đem lại mức tăng trưởng cao (Nguyễn Huy Chí, 2016). Do có vai trị quan trọng
như vậy nên việc quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn ngân sách nhà nước phải
luôn là một ưu tiên hàng đầu, mà hiện nay điều đó phụ thuộc phần lớn vào hiệu
lực và hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
Trong thời gian quan, quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại
tỉnh Thái Bình cũng rất được chú trọng. Các cấp chính quyền tại huyện Vũ Thư đã
có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến
quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra. Kết quả của việc tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB tại huyện Vũ Thư do
vậy đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, đúng
luật và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi đầu tư XDCB sai mục
đích, sai ngun tắc, vi phạm quy trình, sai định mức chi tiêu... làm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, cũng như tình hình chung trong cả nước, cơng tác quản lý vốn
đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện còn nhiều bất cập
trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh tốn,
quyết tốn vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách
nhà nước cịn hạn chế. Tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ ngân
sách nhà nước vẫn còn nhiều. Các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước là vốn đầu
tư XDCB thuộc sở hữu nhà nước, do đó, Nhà nước cần phải quản lý để vốn đó
được sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí, tham ơ, thất thốt, bảo tồn giá trị
của đồng vốn đầu tư (Đặng Thu Thảo, 2015).
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Quản lý vốn đầu tư XDCB
từ nguồn Ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình" làm chủ đề
nghiên cứu cho luận văn của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trên cơ
sở kết quả nghiên cứu, đề tài hướng đến việc đề xuất các giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện tại huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn ngân sách nhà nước;
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp
huyện tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng;
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
nguồn ngân sách cấp huyện ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện, bao gồm công tác công tác lập, giao kế
hoạch vốn, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB và thanh tra, kiểm tra. Các
đối tượng liên quan cụ thể bao gồm cán bộ quản lý, giám sát tài chính đối với
vốn đầu tư XDCB, các dự án đầu tư XDCB và các đối tượng thụ hưởng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung vào nội dung quản lý vốn đầu
tư XDCB từ nguồn ngân sách cấp huyện, từ khâu cấp phát, thanh toán, quyết
toán và thanh tra, kiểm tra; và các yếu tố ảnh hưởng.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại huyện Vũ Thư đối với các
dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu
thập trong giai đoạn 2010 -2017. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2017
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Thứ nhất, luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Điểm mới trong phần này là những yếu tố ảnh hướng tới quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện Vũ
Thư. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; đạt được và chưa đạt được. Luận
văn đã thu thập, tổng hợp và phân tích sự đánh giá của các cá nhân tham gia công
tác đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Vũ Thư hiện nay. So sánh các ý
kiến trả lời của các đối tượng khác nhau.
Thứ ba, luận văn đã mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
tại địa bàn huyện Vũ Thư khác trong thời gian tới. Các giải pháp này là sự vận
dụng linh hoạt giữa công cụ và phương pháp trong quản lý nhà nước tác động
trực tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản.
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái quát chung về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
2.1.1.1. Đầu tư XDCB
Đầu tư được hiểu là sự bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng với các nguồn lực khác
trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra, khai thác, sử dụng một tài
sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Hiểu theo một cách khác, đầu
tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (tiền, của cải, công nghệ, đội ngũ
lao động, trí tuệ, bí quyết cơng nghệ,…), để tiến hành một hoạt động nào đó ở hiện
tại, nhằm đạt kết quả lớn hơn trong tương lai (Nguyễn Chiến Thắng, 2010).
Trong nền kinh tế thị trường, việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng để hình thành các tài sản cố định (TSCĐ) là điều kiện quyết định đến sự tồn
tại của mọi chủ thể kinh tế. Để thực hiện được điều này, các tác nhân trong nền
kinh tế phải dự trữ, tích luỹ các nguồn lực. Khi các nguồn lực này được sử dụng
vào quá trình tái sản xuất, hình thành nên các TSCĐ thì nó trở thành vốn đầu tư.
Như vậy, vốn đầu tư chính là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn
khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm
lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. XDCB là hoạt động có
chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ có tổ chức sản
xuất và khơng có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây
dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các
TSCĐ (Nguyễn Chiến Thắng, 2010).
Theo Nguyễn Chiến Thắng (2010), đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt
động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ những chi phí
để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây
dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng
dự tốn. Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn vốn trong nước và
nước ngoài.
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Nguồn trong nước: Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát
triển kinh tế của đất nước, thường chiếm tỷ trọng lớn và được huy động bằng
nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và
một số nguồn khác dành cho đầu tư XDCB.
+ Vốn tín dụng đầu tư (do ngân hàng đầu tư phát triển và quỹ hỗ trợ phát
triển quản lý), gồm: Vốn của nhà nước chuyển sang, vốn huy động từ các đơn vị
kinh tế và các tầng lớp dân cư dưới các hình thức, vốn vay dài hạn của các tổ
chức tài chính tín dụng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần
kinh tế khác.
- Vốn nước ngồi: Nguồn vốn này đóng góp rất lớn trong việc tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước, nhất là trong giai đoạn cơng nghiệp hóc –
hiện đại hóa hiện nay. Vốn nước ngồi được huy động từ các nguồn:
+ Vốn viện trợ khơng hồn lại và vốn vay của các tổ chức quốc tế như Ngân
hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á... và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thực hiện bởi các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thơng qua hình thức liên doanh, hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
2.1.1.2. Ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,
tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật
NSNN (Quốc hội, 2002) đã xác định “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. NSNN là một hệ thống thống nhất, bao gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách các cấp chính quyền địa phương (gọi chung là ngân sách địa phương).
NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cơng khai,
minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm”.
Theo Nguyễn Chiến Thắng (2010), NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của
Nhà nước trong dự tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
của mình. Vốn NSNN được hiểu bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và
một số nguồn khác dành cho đầu tư. Ở một giác độ khác, Nguyễn mạnh Quý
(2016) cho rằng vốn NSNN được hình thành từ tích lũy của nền kinh tế và được
nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho chủ đầu tư thực hiện các
cơng trình theo kế hoạch hàng năm.
2.1.1.3. Đặc điểm của đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước
Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã
được tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất
mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật
cho nền kinh tế. Vốn của ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án
đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của luật
ngân sách Nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (Quốc hội, 2002). Cụ
thể, vốn ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:
- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phịng an ninh khơng có
khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách
Nhà nước cho đầu tư phát triển.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự
tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đơ thị và nơng thơn khi
được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Các doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các
khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).
Tóm lại, chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của nhà
nước đầu tư vào việc xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
khơng có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp
phát khơng hồn trả từ ngân sách Nhà nước.
2.1.1.4. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Có nhiều tiêu chí để phân loại vốn đầu tư từ NSNN cho các cơng trình
XDCB do cấp huyện quản lý, sau đây là một số cách phân loại điển hình:
- Theo cấp quản lý vốn đầu tư XDCB:
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách tỉnh giao cho huyện theo Chương
trình mục tiêu của tỉnh hoặc của Chính phủ.
+ Vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách huyện:
(1) Nguồn tập trung: là vốn được tỉnh phân cấp cho cấp huyện căn cứ vào
số thu nộp thuế và các loại phí vào ngân sách của cấp huyện thì cấp tỉnh sẽ tính
theo tỷ lệ để ra số vốn phân cấp cho cấp huyện.
(2) Nguồn tiền sử dụng đất: là nguồn thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất,
tiền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất
tại huyện. Nguồn vốn này được trích lại theo tỷ lệ theo quy định của Nhà nước để
chi đầu tư XDCB cho các cơng trình phúc lợi tại huyện.
(3) Nguồn kết dư ngân sách: là nguồn vốn ngân sách của huyện năm kế
hoạch trước không chi hết, được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện.
(4) Vốn đầu tư XDCB được cơ quan có thẩm quyền cho phép ứng trước dự
toán năm sau.
- Theo thời gian:
+ Vốn đầu tư XDCB ngắn hạn (dưới 5 năm).
+ Vốn đầu tư XDCB trung hạn (từ 5 đến 10 năm).
+ Vốn đầu tư XDCB dài hạn (từ 10 năm trở lên).
- Theo hình thức đầu tư: Gồm vốn đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư khôi
phục, vốn đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị. Theo cách này cho ta thấy, cần
phải có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho đầu tư XDCB như thế nào cho phù hợp
với điều kiện thực tế và tương lai phát triển của các ngành theo định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Theo nội dung kinh tế:
+ Vốn cho xây dựng, lắp đặt: Vốn cho hoạt động chuẩn bị xây dựng và
chuẩn bị mặt bằng; Chi phí xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình, nhà
xưởng, văn phịng làm việc, nhà kho, bến bãi,…; Chi phí cho cơng tác lắp đặt
máy móc, trang thiết bị vào cơng trình và hạng mục cơng trình; Chi phí để hồn
thiện cơng trình.
+ Vốn cho mua sắm máy móc thiết bị: Đó là tồn bộ các chi phí cho cơng
tác mua sắm và vận chuyển bốc dỡ máy móc thiết bị vào cơng trình. Vốn mua
sắm máy móc thiết bị được tính bao gồm: giá trị máy móc thiết bị, chi phí vận
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chuyển, bảo quản, bốc dỡ, gia công, kiểm tra trước khi giao lắp các công cụ,
dụng cụ.
+ Vốn kiến thiết cơ bản khác: Chi phí thiết kế cơ bản được tính vào cơng
trình như chi phí tư vấn đầu tư, đền bù, chi phí cho quản lý dự án, bảo hiểm, dự
phịng, thẩm định,…; Các chi phí kiến thiết tính vào tài sản lưu động bao gồm chi
phí cho mua sắm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài
sản cố định hoặc chi phí đào tạo; Chi phí kiến thiết có bản khác được nhà nước
cho phép khơng tính vào cơng trình (do ảnh hưởng của thiên tai, những nguyên
nhân bất khả kháng).
2.1.2. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
2.1.2.1. Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
Theo Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2005), quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng và bằng pháp quyền
của bộ máy Nhà nước đối với đầu tư XDCB, nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư
XDCB có đóng góp tích cực vào nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển
kinh tế xã hội. Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư
XDCB là sự vận dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào quá
trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án kể từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian, chi phí, kỹ
thuật và chất lượng từ dự án đầu tư XDCB.
2.1.2.2. Vai trò của quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Theo Bùi Văn Nam (2015), quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà
nước có vai trị to lớn đối với q trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia, một địa phương. Sự gia tăng nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng
một cách hiệu quả, sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Cụ thể như sau:
- Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Như vậy, chính đầu tư quyết định q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư XDCB có tác dụng giải
quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng
kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so
sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Như
chúng ta đã biết, cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, là tiền đề để thúc đẩy các lĩnh
vực đầu tư của các ngành và cũng là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội nói
chung, ví dụ: như giao thơng, cở sở hạ tầng thuận lợi thì sẽ kích thích giao
thương kinh tế - văn hóa giữa các vùng, từ đó làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước góp phần phát triển con
người và giải quyết vấn đề xã hội. Chi đầu tư XDCB cho giáo dục cũng là một
dạng đầu tư - đầu tư vốn con người, lĩnh cực đầu tư này cũng nhằm tăng cường
năng lực sản xuất cho tương lai của nền kinh tế, vì khi con người được trang bị
kiến thức tốt hơn thì sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn.
đồng thời tạo ra tăng trưởng kinh tế và bản thân tăng trưởng kinh tế tác động trực
tiếp đến việc góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc
làm, xố đói giảm nghèo, giảm khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,
thựchiện đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động từ thiện khác... Khi
đã giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đến lượt nó lại là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tạo tiền đề và điều kiện
để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư khác.
- Quản lý vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế
quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
2.1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
a. Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Theo Bộ Tài chính (2005), bản chất của lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN hàng năm là lập dự toán phân bổ vốn đầu tư cho các
cơng trình XDCB. Cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch vốn tổng thể của dự án đầu tư XDCB: Đây là một quá trình
luận chứng khoa học cho những phương hướng phát triển trong đầu tư hạ tầng
kinh tế - xã hội của địa phương và các yếu tố của nó nhằm mục đích thỏa mãn
trong sử dụng cơ sở hạ tầng hiện đại của người dân. Về trung hạn có lập kế hoạch
sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trong cơng trình XDCB 5 năm. Kế
hoạch 5 năm là cơ sở để lập kế hoạch hàng năm.
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm: Căn cứ để lập kế hoạch vốn
đầu tư XDCB hàng năm bao gồm:
+ Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (kế hoạch 5 năm) của Đảng
bộ, HĐND cấp huyện; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm của cấp huyện. Vai trò của các loại kế hoạch này là định
hướng cho kế hoạch hàng năm về việc đầu tư NSNN cho lĩnh vực, ngành kinh tế
chủ yếu nào? Thông thường đầu tư là để chuyển dịch cơ cấu kinh kế theo hướng
hiện đại với ưu tiên thứ tự đầu tư: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
+ Kế hoạch vốn đầu tư tổng thể của các dự án XDCB trong thời gian 5 năm,
trong đó nêu được danh mục các cơng trình và tổng mức đầu tư dự kiến của từng
cơng trình sẽ thực hiện đầu tư; phân kỳ giai đoạn đầu tư trong từng năm. Đây là cơ
sở để cân đối ngân sách hàng năm cho chi đầu tư XDCB, đồng thời là cơ sở để
hàng năm thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án đã được dự kiến.
+ Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm của cấp
tỉnh quản lý trực tiếp. Khung hướng dẫn này có vai trị: hướng dẫn đánh giá thực
trạng sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các cơng trình XDCB một năm
của địa phương (huyện) để làm cơ sở lập và giao kế hoạch năm sau; đưa ra
nguyên tắc cụ thể để phân bổ kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các cơng
trình XDCB (ngồi những ngun tắc cơ bản được lặp đi lặp lại hàng năm thì
từng năm có những ngun tắc bổ sung, cụ thể theo điều kiện thực tế của từng
năm); định hướng sử dụng vốn đầu tư từ NSNN của huyện cho ngành, lĩnh vực
nào là chủ yếu.
+ Kết quả phân tích tác động của mơi trường vĩ mô đến sử dụng vốn đầu tư
XDCB ở địa phương, thể hiện cụ thể ở các mặt: thực trạng phát triển các cơng
trình XDCB ở địa phương và nhu cầu vốn đầu tư nói chung từ NSNN cho các
cơng trình XDCB; nhu cầu và kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các đơn vị chủ
đầu tư (các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thuộc cấp huyện, cấp xã…);
khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cấp huyện; nguồn lực
về tài chính ngân sách dự kiến được phép phân bổ (gồm nguồn từ ngân sách cấp
tỉnh quản lý trực tiếp hỗ trợ, nguồn từ các chương trình mục tiêu của cấp tỉnh
phân cấp cho cấp huyện, cân đối các khoản thu được để lại cho ngân sách cấp
huyện để chi đầu tư XDCB).
Mặt khác, việc lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB cần phải tuân thủ
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư XDCB. Trước hết, mục tiêu của
việc sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơng trình XDCB
cần phải được xác định trên cơ sở các tiêu chí:
- Phù hợp với các mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của chính quyền huyện.
- Đáp ứng đầy đủ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện của các cơng trình XDCB.
- Sử dụng vốn có hiệu lực và hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho
các cơng trình XDCB; tránh gây thất thốt, lãng phí, tham ơ, tham nhũng trong
sử dụng vốn đầu tư.
Bên cạnh việc làm rõ mục tiêu sử dụng vốn đầu tư cho các cơng trình
XDCB, xác định các phương án sử dụng vốn và đánh giá lựa chọn phương sử
dụng vốn cũng là vấn đề quan trọng. Phương án sử dụng (phương án bố trí) vốn
đầu tư XDCB hàng năm ở cấp huyện được lựa chọn phải đáp ứng tốt nhất những
nguyên tắc sau đây:
- Bố trí kế hoạch vốn cho các dự án trong khả năng cân đối ngân sách được
HĐND cấp huyện thông qua và phù hợp với phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư
XDCB của các cấp. Bố trí đủ vốn cho giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ
không thấp hơn cấp trên (cấp tỉnh) giao.
- Việc bố trí vốn từ ngân sách phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được phân
khai ra kế hoạch hàng năm.
- Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục theo qui định (khơng bố trí vốn
khi dự án chưa rõ nguồn).
- Tập trung giao vốn cho các dự án chuyển tiếp (là những dự án đã quyết
tốn, đã hồn thành đưa vào sử dụng nhưng cịn thiếu vốn; những dự án đang thi
cơng dở dang), sớm đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch
(theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực
hiện trong năm kế hoạch của dự án).
- Mức vốn bố trí cho từng dự án được tính theo tổng mức đầu tư của dự án
đã được duyệt (căn cứ vào quy định cụ thể của nhà nước theo từng năm).
- Khơng bố trí vốn cho các dự án chưa rõ cơ chế đầu tư.
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Bố trí vốn phải căn cứ vào quy định của nhà nước về thời gian giao vốn tại
từng thời điểm để bố trí vốn cho các dự án nhóm A, B, C theo tiến độ thi công.
Việc lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các cơng trình
XDCB cần phải được thể chế hóa bằng văn bản. Kết quả của việc thể chế hóa
cơng tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB là Nghị quyết của HĐND cấp huyện và
quyết định của UBND cấp huyện về giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn
ngân sách huyện cho chủ đầu tư các cơng trình XDCB. Thời điểm lập kế hoạch
được quy định trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm và thời điểm giao
kế hoạch vốn đầu tư XDCB của năm sau thường diễn ra vào tháng 12 năm trước.
Theo Luật Ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2002), chủ thể lập kế hoạch sử
dụng vốn đầu tư từ nguồn NS cấp huyện cho các cơng trình XDCB được quy
định như sau:
- Phịng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện là đơn vị đầu mối tham mưu tổng
hợp việc lập, giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cho cơng trình
XDCB của huyện đó. Sau khi được cấp trên phê duyệt dự tốn, phịng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện để trình HĐND cùng cấp
thơng qua dự tốn của năm kế hoạch, trong đó có dự toán chi đầu tư XDCB
nguồn ngân sách huyện.
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp huyện trong lập kế hoạch sử
dụng vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho các cơng trình XDCB được quy định
như sau:
+ HĐND huyện là đơn vị quyết nghị thông qua kế hoạch phân bổ vốn đầu
tư cho các XDCB nguồn ngân sách huyện; giám sát công tác lập kế hoạch sử
dụng vốn của các cơ quan thuộc UBND huyện.
+ UBND huyện có trách nhiệm giao cho phịng Tài chính - Kế hoạch chủ
trì, phối hợp với các đơn vị Chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước để lập kế hoạch phân
bổ vốn đầu tư cho các cơng trình XDCB từ nguồn ngân sách huyện; Báo cáo
UBND huyện thông qua dự thảo trước khi báo cáo HĐND về kế hoạch phân bổ
vốn đầu tư cho các cơng trình XDCB hàng năm.
+ Phịng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chủ
đầu tư, Kho bạc nhà nước để tổng hợp kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của huyện;
Báo cáo UBND huyện kết quả tổng hợp.
+ Kho bạc nhà nước cung cấp số liệu thanh toán vốn đầu tư cho phòng Tài
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chính - Kế hoạch của từng cơng trình đến hết năm kế hoạch để làm cơ sở lập kế
hoạch vốn đầu tư năm sau.
+ Chủ đầu tư các cơng trình (các Ban quản lý dự án thuộc huyện, UBND
các xã) tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình XDCB do đơn vị được
giao quản lý gửi phịng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp chung.
b. Quản lý thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
Theo Nguyễn Mạnh Quý (2016), quản lý thanh toán và kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo quy trình các bước như sau:
- Quản lý thanh toán (giải ngân):
+ Mở tài khoản: Chủ đầu tư được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư thuộc
ngân sách cấp huyện tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính về
chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kho bạc nhà nước hướng
dẫn mở tài khoản cho Chủ đầu tư. Để đảm bảo thủ tục pháp lý cho công tác quản
lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà
nước (nơi mở tài khoản thanh toán) các tài liệu cơ sở của dự án đầu tư.
+ Tạm ứng vốn: Kho bạc nhà nước thanh toán cho chủ đầu tư để tạm ứng
vốn cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc để thực hiện các công việc cần thiết phải
tạm ứng trước và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng; việc tạm ứng vốn
được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm
ứng và việc thu hồi tạm ứng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với
từng loại hợp đồng. Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi tới Kho bạc nhà
nước và khi đảm bảo đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định thì Kho bạc nhà nước sẽ
thực hiện cho tạm ứng theo đề nghị của chủ đầu tư.
+ Thu hồi vốn tạm ứng: Vốn tạm ứng được thu hồi qua từng lần thanh tốn
khối lượng hồn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên
và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể
trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính tốn mức tạm
ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng,
có hiệu quả và có trách nhiệm hồn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6
tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực
hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add