Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tìm hiểu tình hình hoạt động của hội phụ nữ huyện trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện vũ thư tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.22 KB, 105 trang )

Bộ GIÁO DỤC VẢ ĐẢO TẠO
LỜI
CAM
ĐOAN
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
NÒNG
NGHIỆP HÀ NỘI
<\5

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cún trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.

LUẬN VÃN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2009
Sinh Viên

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ
HUYỆN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TÊ XÃ HỘI NÔNG THÔN
Nguyễn Thị Thanh Huyền

HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH

Tên sinh viên
Chuyên ngành đào tạo
Lóp
Niên khoá
Giảng viên hưótig dẫn


NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
PTNT& KN
PTNT & KN - K50
2005 - 2009
ThS. ĐỎ THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI - 2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô trong bộ môn Phát triến nông thôn, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bố ích trong suốt bốn năm qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS Đỗ
Thị Thanh Huyền, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Hội phụ nữ huyện Vũ Thư đã cung
cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết và tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại địa bàn huyện.
Cuối cùng con xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị, bạn
bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời
gian con thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người!
Hà nội, ngày 15 thảng 5 năm 2009
Sinh Viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền


1


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đất nước đang tiến hành hiện đại hóa nông thôn và phát triển nông thôn là một
trong các quá trình đó. Phát triển nông thôn đòi hỏi các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong xã
hội nông thôn chung tay xây dựng và Hội PN là một trong các tổ chức đó. Trong suốt
chiều dài lịch sử của đất nước cũng có sự góp sức của các tổ chức Hội PN. Khi đất nước
tiến hành CNH- HĐH đất nước, Hội PN thay mặt Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề
xã hội. Bên cạnh những mặt đạt được của Hội PN vẫn còn tồn tại nhừng vướng mắc, xuất
phát từ những điều đó chúng tôi tiến hành đề tài “ Tìm hiếu tình hình hoạt động của Hội

Phụ nữ huyện trong phát triến kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình”

Thông qua việc tìm hiểu tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển
kinh tế xã hội ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình , từ đó đưa ra những phương hướng và một
số giải pháp đê Hội phụ nữ phát huy việc thực hiện nhiệm vụ của Hội trong việc phát triến
kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện .

Vũ Thư là huyện nằm giữa thành phổ Nam Định và thành phổ Thái Bình, lại có
đường quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài gần 10 km cùng hệ thống cầu hoàn chỉnh hiện đại
chia huyện thành 2 phần Tây - Tây Bắc và Đông - Đông Nam nên huyện chính là đầu mối
giao thông quan trọng của tỉnh, là cửa ngõ đế thông thương với các tỉnh phía Bắc. Phụ nữ
chiếm tỷ lệ lớn trong dân số của toàn huyện vì vậy với vị trí địa lý thuận lợi, Chị em phụ
nữ trên địa bàn có điều kiện thuận lợi trong quá trình buôn bán với các tỉnh, thành phổ
khác và các vùng trong toàn tỉnh, giúp họ tăng thêm thu nhập.

Hội phụ nữ huyện Vũ Thư là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ
lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Hội đã được quy định tại điều XV chương III điều lệ Hội

LHPN VN, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy và hội LHPN tỉnh Thái Bình về hoạt động của tố
chức hội và phong trào phụ nữ trong toàn huyện.

Hội phụ nữ xã là cơ sở thực hiện các nội dung mà cơ quan huyện Hội xây dựng và
lên kế hoạch thực hiện.

Các tố trưởng và chi trưởng của các chi, tố phụ nữ là những người đứng đầu các
chi, tô phụ nữ của xã. Các hội viên này giúp cán bộ PN xã tố chức, điều hành các chi, tô
phụ nữ của các thôn theo quy định của Hội.

Qua phương pháp số liệu thứ cấp là những thông tin đã được công bố của các cơ quan
trong huyện. Ngoài ra các thông tin này cũng được thu thập qua sách báo, tạp chí, internet.. .và
số liệu sơ cấp từ 3 đối tượng điều tra là các cán bộ huyện Hội, cán bộ cơ sở Hội và người dân
bằng phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi

11


tiến hành xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL trên cơ sở phân tổ thống kê để tiến hành phân
tích số liệu băng các phương pháp đã học như:Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp so
sánh, Phưong pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ( PRA) trong đó sử dụng công cụ: Công
cụ SWOT , Công cụ biếu đồ VENN đế đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triến
kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư.

Hội LHPN huyện Vũ Thư chịu sự chỉ đạo theo 2 ngành dọc và ngang. Cơ cấu tổ
chức bộ máy huyện Hội có 2 văn phòng, 214 chi hội và 242 tố của 30 xã và thị trấn ( Có 8
chi hội mỗi chi hội 2 tổ, 3 chi hội mồi chi hội có 4 tổ và 203 chi hội mồi chi hội có 1 tổ ).
Hiện nay huyện Hội có 69035 hội viên trong đó phụ nừ tù- 18 tuổi trở lên chiếm 75%.

Nhiệm kỳ 2007 - 2011 là nhiệm kỳ thực hiện Nghị Quyết ĐHPNTỌ lần thứ X là

những năm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với nhiều phong trào thi đua yêu nước nhằm đưa Nghị
Quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống đã tác động mạnh mẽ và tích cực đến cán bộ ,
hội viên và hoạt động phong trào phụ nữ trên địa bàn toàn huyện nhằm thực hiện có hiệu
quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc” và nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội. Cùng với phong trào do TƯ Hội LHPN
VN phát động, Hội LHPN huyện đã thực hiện tốt các phong trào của địa phương, hăng hái
thi đua lao động sản xuất, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

1 .Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư cho hội viên hội phụ nữ,
gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp. Thông qua hoạt động nhiều chị em ý thức tiết
kiệm, hạch toán sử dụng vốn vay có lãi, đặc biệt là hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi ở
nông thôn.

2. Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT
phục vụ sản xuất. Thông qua các hoạt động trên huyện Hội và các cấp Hội đã góp phần
làm chuyển biến nhận thức cho chị em thay đổi tập quán, thói quen canh tác, dùng giống,
phân bón chất lượng cao, giá cả phù hợp, cấy giống lúa ngắn ngày và các giống lúa có chất
lượng cao, áp dụng công thức thâm canh: xuân muộn - mùa sớm - cây vụ đông.

3. MỞ các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập. Hội phụ nữ
huyện
đã chỉ đạo các cơ sở hội tiếp tục tuyên truyền, tư vấn, mở các lóp dạy nghề thủ công ngắn hạn (
như các nghề: mây tre đan, làm chối đót, may công nghiệp, làm bông thú xuất khấu ), giới thiệu
việc làm và xuất khẩu lao động. Hoạt động đã thu hút được nhiều chị em tham gia. Điển hình
Hội phụ nừ xã: Duy Nhất..

4. HỘÍ phụ nữ huyện chỉ đạo phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triến kinh tế hộ gia
đình”.Thông qua các hoạt động phụ nữ giúp nhau làm kinh tế các cấp hội đã góp phần tích cực vào


iii


việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời nâng cao thu nhập cho gia đình hội viên
phụ nữ nghèo, tạo sự gắn bó của hội viên với tố chức Hội.

5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ. Công tác tuyên
truyền giáo dục nâng cao kiến thức cho chị em phụ nữ đã được huyện Hội coi là nền tảng
cho các hoạt động xã hội của các cấp cơ sở của hội. Thực hiện tốt công tác này huyện Hội
đã giúp cho mỗi cá nhân hội viên hiểu được các vấn đề CO' bản của xã hội và tù' đó nâng
cao nhậnn thức của mồi gia đình trước các vấn đề xã hội. Đặc biệt Hội LHPN huyện góp
phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe - sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia đình.
Trong nhiệm kỳ 2001 - 2006, huyện hội đã vận động được hàng nghìn chị em trong độ
tuối sinh đẻ đi khám phụ khoa và đã chừa trị được 25.157 lượt( tăng so với năm 2001:
16.150 ), giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổ chức Hội xuống 12,1% năm 2006 và
giảm tỷ lệ sinh trong toàn huyện xuống còn 1,12%.

6. Tham gia tích cực các công tác xã hội, bảo vệ môi trường để nâng cao vai trò của Hội
phụ nừ huyện. Các hoạt động xã hội, huyện Hội đã giúp các hội viên đoàn kết, gắn bó nhau hon.
Ọua đó xây dựng tổ chức ngày càng vũng mạnh, nâng cao vị trí của Hội trong nhân dân đồng thời
góp phần vào việc xây dụng gia đình hạnh phúc và thực hiện phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây
dụng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Các hoạt động phát triển kinh tế nông thôn của Hội đã thu được kết quả nhất định
trong việc xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
quốc gia xuống còn 13%, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 42 triệu đồng trở lên,
giá trị sản xuất bình quân đầu người: 9 triệu đồng/năm trở lên. Không những thế hoạt động
của Hội còn góp phần trong thành tích cơ cấu kinh tế của huyện .Các hoạt động của Hội có
tính sâu, rộng giúp chị em nắm bắt các vấn đề xã hội đang diễn ra. Hoạt động xã hội nông
thôn của Hội phụ nữ huyện đã góp phần tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở

nông thôn của huyện như: giảm tỷ lệ sinh tự nhiên của huyện xuống còn 1,12%, tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng còn 21,87% và các chỉ tiêu cơ bản khác như: 100% cán bộ viên chức,
80% hội viên được tuyên truyền học tập các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội và học
tập chuyên đề, 70% các bà mẹ được hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, tổ chức
cuộc sống gia đình, nuôi dạy con theo khoa học, 60% nữ thanh niên được giáo dục kiến
thức tiền hôn nhân, 90% gia đình cán bộ, 80% gia đình hội viên đạt chuân văn hoá, thu hút
78% hội viên tham gia vào Hội, xây dựng 80% hội viên nòng cốt. Hội đã góp phần tích cực
vào việc tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn -Tóm lại, tình hình hoạt động của
Hội LHPN huyện trong việc phát triên kinh tế xã hội nông thôn, môi trường huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình được Đảng ủy nhân dân huyện Vũ Thư đánh giá cao và được Tỉnh
Hội PN Thái Bình khen tặng trong công tác hoạt động.

IV


MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................i
Tóm tắt luận văn................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................ V
Danh mục bảng....................................................................................................ix
Danh mục sơ đồ...................................................................................................X
Danh mục các từ viết tắt......................................................................................xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2
1.2.1..............................................................................................Mục tiêu chung
......................................................................................................................2
1.2.2..............................................................................................Mục tiêu cụ thể
......................................................................................................................2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
1.3.1...................................................................................................................Đ
ối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.2...................................................................................................................Ph
ạm vi nội dung.............................................................................................3
1.3.3...................................................................................................................Ph
ạm vi về thời gian........................................................................................3
1.3.4...................................................................................................................Ph
ạm vi không gian.........................................................................................3
PHẦN II: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN...................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................. 4
2.1.1..............................................................................Khái niệm về Hội phụ nữ
......................................................................................................................4

V


2.2.1.2.......Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN
ở Việt Nam...................................................................................................8
2.2.1.2.1

Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất

nước......................................................................................................................8
1.2.1.2.2...........................................................................................................Vai
trò của Hội Phụ nữ trong việc xây dựng XHCN........................................12
2.2.2................................................................................................................. Hộ
i LHPN VN trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước........................................14
2.2.3................................................................................................................. Qu
á trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam...............................................20

2.2.4............................................................Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN
....................................................................................................................25
2.2.5...................................Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hội Phụ nữ
....................................................................................................................26

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIỀN cứu.........................................29
3.1 Đặc điếm địa bàn nghiên cứu.....................................................................29
3.1.1.........................................................................................Điều kiện tự nhiên
....................................................................................................................29
3.1.1.1.................................................................................................Vị trí địa lý
29
3.1.1.3..............................................................................................................Tìn
h hình thời tiết khí hậu thủy văn................................................................30
3.1.2.................................................................................................................Đặc
điếm kinh tế, xã hội của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.............................30
3.1.2.1..........................................................Tình hình sử dụng đất đai của huyện
30
3.1.2.2................................................Đặc điểm về dân số và lao động của huyện
32
3.1.2.3................................................Đặc điếm cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư
35
3.1.2.4.....................................Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Vũ Thư
37
VI


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIỀN cứu..................................................................45
4.1 Tố chức của Hội Phụ nữ huyện Vũ Thư - Thái Bình..................................45
4.1.1.................................................................................................................Bộ
máy tổ chức của Hội PN huyện..................................................................45

4.1.2
nông

Tầm quan trọng của Hội PN huyện trong phát triển kinh tế xã hội

thôn huyện Vũ Thu............................................................................................. 47
4.1.3.......................................................Tình hình đội ngũ cán bộ Hội PN huyện
.................................................................................................................... 48
4.1.4


Nhiệm vụ đuợc giao của Hội PN huyện trong việc phát triến kinh tế

hội,môi truờng nông thôn....................................................................................50
4.2 Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội
nông thôn của huyện Vũ Thư..............................................................52
4.2.1
Tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển
kinh tế nông
thôn của huyện Vũ Thư.......................................................................................52
4.2.1.1 Phối họp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Vũ Thư
cho hội viên
hội phụ nữ, gia đình chính sách vay vốn với lãi suất thấp..................................52
4.2.1.3
57

Mở các lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập

phụ nữ................................................................................................................59
4.2.2.2...........................................................................................Tuy

ên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ...61
4.2.2.3 Tham gia tích cực các công tác xã hội, môi trường đế nâng
cao vai trò
của Hội phụ nữ huyện........................................................................................64
4.3 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội PN huyện trong việc phát triển
kinh


4.3.1.1...........................................................................................Mứ
c độ hoạt động được giao........................................................66
4.3.1.2...........................................................................................Bố
trí công việc được giao...........................................................69
4.3.2
Đánh giá của người dân về tình hình hoạt động của Hội PN
huyện trong
phát triển kinh tế xã hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư.........................71
4.3.2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong phát triển kinh tế
nông
thôn.....................................................................................................................71
4.3.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động của Hội LHPN huyện trong
công tác xã
hội, môi trường nông thôn huyện Vũ Thư...........................................................74
4.4 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động của Hội
phụ
nữ trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thư........78
4.4.1.......................................................................................Định hướng

viii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hoạt động của Hội LHPN VN.............................................................21
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm 2006 - 2008...........31
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2006 - 2008... 34
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư năm 2008....................... 37
Bảng 3.4 Ket quả sản xuất kinh doanh của huyện qua

3năm2006 -2008... 39

Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..............................................41
Bảng 3.6 Phương pháp phân tích thông tin.........................................................43
Bảng 4.1 Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp...............................49
Bảng 4.3 Tổng họp kết quả hoạt động tín chấp vốn vay NHCSXH huyện
tháng 5/ 2007..................................................................................................... 53
Bảng 4.4 Ket quả hoạt động dạy nghề tạo việc làm năm 2006 - 2008................57
Bảng 4.6 Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho
phụ nữ năm 2006 - 2008....................................................................................61
Bảng 4.7 Hội phụ nữ góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh
sản, dân số- KHHGĐ nhiệm kỳ 2001 - 2006.....................................................63
Bảng 4.8 Mức độ hoạt động được giao..............................................................67
Bảng 4.10 Ý kiến đánh giá của người dân về các hoạt động phát triển kinh tế
nông thôn của Hội phụ nữ huyện.......................................................................72
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động xã hội, môi trường

IX


Hội LHPN VN


Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam

PN

Phụ nữ

BCH

Ban chấp hành

ĐHPNTỌ

Đại hội phụ nữ toàn quốc

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NHCSXH

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

NHNN

Ngân hàng Nông Nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật


CNH-HĐH

Sơ đồnghiệp
2 Tổhóa
chức
của
Công
hiện
đạiHội
hóa LHPN huyện Vũ Thư................................................ 46

XHCN


nghĩa
Sơhội
đồchủ
3 Các
hoạt động của Hội phụ nữ huyện...................................................47

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

TNXH


trường
Tệ
nạn xãnông
hội thôn huyện Vũ Thư.......................................................................48

ATGT

An toàn giao thông

DS-KHHGĐ

Dân số-Ke hoạch hóa gia đình

VSTBCPN

Vì sự tiến bộ của phụ nữ

CS-PL

Chính
sách-Pháp
thôn huyện
Vũluật
Thư.............................................................................................77

UBND

ủy ban nhân dân

CSSKSS


Chăm sóc sức khỏe sinh sản

PC

Phòng chống

CN-XDCB

Công nghiệp- Xây dựng cơ bản

TMDV

Thuơng mại dịch vụ

BBPNTE

Buôn bán phụ nữ trẻ em

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

CLB

Câu lạc bộ

SX-KD

Sản xuất kinh doanh


SL

Số luợng

cc

Cơ cấu

DANH MỤC
DANHCÁC
MỤC

SơVIÉT
ĐÒ TẮT

Sơ đồ 1 Hệ thống tổ chức của Hội LHPN VN...................................................25

Sơ đồ 4 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thể trong phát triển kinh tế xã hội môi

Sơ đồ 5 Sơ đồ các tổ chức, đoàn thế trong phát triển kinh tế nông thôn huyện
Vũ Thư................................................................................................................74

XXI


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết cùa đề tài
Thế kỷ XXI, đất nước đang từng bước chuyển mình trên con đường

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Điểm nổi bật rõ nhất đó là một xã hội
ngày càng đi lên, mà biếu hiện của nó là các gia đình ngày càng vũng mạnh,
ấm no, hạnh phúc. Đế đạt được điều này phải có sự nỗ lực của các tổ chức, cơ
quan đoàn thế trong xã hội. Hội LHPN VN là một trong các tổ chức đó.
Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giành độc lập của đất nước cũng
đều có các nhóm, tổ chức phụ nữ đồng hành. Ớ mỗi vị trí chiến đấu, chị em
phụ nữ đều làm tốt công việc của mình. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ
đấu tranh cho độc lập, trên mọi mặt trận cũng có các tổ chức Hội phụ nữ tham
gia góp phần quan trọng trong việc mang lại độc lập cho dân tộc. Trên mặt
trận tiền tuyến có các đội thanh niên xung phong, các đoàn y, bác sỹ...tham
gia chiến đấu. Ớ các địa phương, có các đội nữ du kích, đội nữ dân quân tự
vệ...Trên mỗi bước đường hành quân của bộ đội đi qua cũng có các lán phục
vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến. Ớ hậu phương, các “ đội quân tóc dài” hăng
hái thi đua sản xuất đế phục vụ kháng chiến, là hậu phương vững chắc nuôi
bộ đội đánh giặc, không những thế còn có các nhóm phụ nữ tương tế vừa
phục vụ kháng chiến vừa tham gia chiến đấu đã làm nên hình ảnh về người
phụ nữ Việt Nam “ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Khi đất nước giành được độc lập, cả nước chung tay xây dựng, kiến
thiết đất nước, dưới ánh sáng của Đảng, Hội LHPN VN cùng các tô chức Hội
phụ nữ trên mọi miền Tố quốc cũng hoà chung vào công cuộc vĩ đại đó và đã
đạt những thành tích to lớn và một trong số đó phải nhắc đến là việc đưa nước
ta trở thành cường quốc trong việc xuất khấu gạo trên thế giới.
Khi đất nước tiến hành công cuộc CNH- HĐH đất nước phấn đấu đến
năm 2010 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Hội LHPN VN với chức

1


năng và nhiệm vụ của mình đã giúp Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề
xã hội. . Ớ các đô thị lớn, Hội tạo điều kiện cho các chị em có khả năng kinh

doanh phát huy hết khả năng của mình, động viên, biếu dương đế chị em đóng
góp tài năng của mình cho đất nước. Bằng các hoạt động thiết thực của tố
chức Hội Phụ nữ đã đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho các chị em phụ
nữ, hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo...góp phần quan trọng trong việc phát
triến kinh tế xã hội nông thôn, đối mới đất nước.
Hội LHPN huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đã được thành lập từ
lâu.Trong suốt thời gian hoạt động kế tù' khi được thành lập Hội Phụ nữ
huyện đã trở thành cơ quan ngôn luận của chị em phụ nữ huyện, tham gia tích
cực vào các hoạt động xây dựng, phát triến kinh tế xã hội nông thôn trên toàn
huyện. Bên cạnh những thành công nhất định, Hội phụ nữ còn tồn tại những
hạn chế vướng mắc . Xuất phát từ những điều đó tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Tìm hiếu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ huyện trong phát triến
kinh tế xã hội nông thôn huyện Vũ Thu'tỉnh Thải Bình”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1
Mục tiêu chung
Thông qua việc tìm hiếu hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triến
kinh tế xã hội ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình , từ đó đưa ra những phương
hướng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội trong
việc phát trien kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện .
1.2.2
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
Hội Phụ nữ
- Tìm hiếu tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ trong phát triển
nông thôn của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình
- Đánh giá tình hình hoạt động của Hội phụ nữ huyện Vũ Thư
- Đe xuất các giải pháp đế nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Phụ
nữ trong phát triển nông thôn địa phương.


2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1
Đổi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức hội phụ nữ huyện Vũ Thư
tỉnh Thái Bình, các cán bộ hội phụ nữ cấp huyện và cấp xã và nông dân
trên địa bàn huyện.
1.3.2
Phạm vỉ nội dung
Đe tài nghiên cứu tình hình hoạt động của Hội phụ nữ cấp huyện, cấp
xã, các chi, tổ phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.3
Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2009 đến 20/5/2009
1.3.4
Phạm vi không gian
Đe tài thực hiện trên địa bàn huyện Vũ Thư - Thái Bình

3


PHẢN II: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1
Khái niệm về Hội phụ nữ
Theo Điều lệ của Hội LHPN VN, Hội phụ nữ là tổ chức chính trị xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Hội phụ nữ là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, thành viên
của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ
ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các
hoạt động vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội
trên toàn thế giới.
2.1.2
Tầm quan trọng của Hội phụ nữ Việt Nam
- Hội LHPN VN không chỉ hoạt động chính trị, Hội còn là đầu mối
quy tụ, tổ chức thực hiện những hoạt động xã hội sâu rộng trong mọi tầng
lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Hội LHPN VN luôn quan
tâm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ
thiện, các hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn
lịch sử cụ thể.
- Trong hoạt động phát triến hội viên: Hội quy tụ, tập họp rộng rãi các đối
tượng phụ nữ, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc...thu hút
đa dạng đối tượng hội viên: ngoài đối tượng nữ nông thôn lao động nông nghiệp,
phụ nữ lực lượng vũ trang (quân đội, công an, bộ đội, biên phòng), phụ nữ công
nhân viên chức và lao động, phụ nữ nội trợ, nay còn thêm nhiều đối tượng mới
như: nữ trí thức, nữ khoa học, nữ văn nghệ sỹ, nữ doanh nhân, nữ sinh
viên...Vận động phụ nữ trong các thành phần kinh tế tập thế, cá nhân, tư nhân,
liên doanh, hợp danh...
- Hội giúp phụ nữ thực hiện quyền bình đắng, Hội LHPN VN là trường
học nâng cao năng lực và kiến thức mọi mặt của phụ nữ, giúp cho chị em có

4


cơ hội tiếp cận kiến thức thông tin, từ đó có quyền năng về chính trị, kinh tế,
khắng định vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Những hoạt động

này góp phần thay đối và nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới của toàn
xã hội.
Hội các cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo
dục nâng cao nhận thức về bình đắng giới không chỉ cho hội viên mà còn
cho cả nam giới và các nhà hoạch định chính sách ở địa phương. Thực hiện
lồng ghép giới vào các chương trình, dự án, nhằm giúp cho phụ nữ được
tham gia vào quá trình phát triển.
2.1.3
Khải niệm về Nông thôn và Phát triên nông thôn
+ Nông thôn nhìn nhận dưới góc độ quản lý có thế hiếu: là vùng sinh
sổng của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này
tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hoá- xã hội và môi trường trong một thế
chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tố chức khác.
+ Phát triển nông thôn theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (1975 ):
Phát triến nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện về kinh tế
và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó
giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông
thôn được hưởng lợi ích tù’ sự phát triến.
Trong điều kiện của Việt Nam, tống họp quan điếm từ các chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Chính Phủ thì: “Phát triển nông thôn là một quá
trình phát triển có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, văn hoá, môi trường,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này,
trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà
nước và các tổ chức khác.
2.1.4
Vai trò của Hội phụ nữ trong phát triên nông thôn
Đất nước đang tiến hành công cuộc CNH- HĐH đất nước và phát triển
nông thôn là một trong các khâu của tiến trình đó. Với phân nửa xã hội là chị

5



em phụ nữ nên phụ nữ có một số lượng đông đảo và đại đa số chị em sống ở
khu vực nông thôn nên Hội LHPN VN sẽ có vai trò không nhỏ trong sự
nghiệp đưa nông thôn đi lên. Hội LHPN VN không chỉ là hoạt động chính trị.
Hội còn là đầu mối quy tụ tổ chức thực hiện những hoạt động sâu rộng trong
mọi tầng lóp phụ nữ tạo nên sức mạnh tống lực nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, văn minh”. Phụ nữ là một
trong các đối tượng xã hội cần được quan tâm và đặc biệt là các phụ nữ ở
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hội LHPN VN là tổ chức đầu mối giúp
Đảng và Nhà nước chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ
cũng chính là giải quyết các vấn đề xã hội nói chung và các vấn đề của phụ nữ
nông thôn nói riêng.
Hội LHPN VN là cơ quan cấp cao nhất của hệ thống tô chức cấp Hội.
Hội LHPN VN là nơi xây dựng các điều luật, chính sách liên quan đến phụ
nữ. Hội LHPN VN còn là nơi xây dựng các nhiệm vụ, phong trào, hoạt động
của Hội phụ nữ trên toàn quốc.
Hội LHPN Tỉnh là cơ quan chịu sự quản lý trục tiếp của Hội LHPN
VN. Hội phụ nữ tỉnh có trách nhiệm trien khai, thực hiện các nhiệm vụ, hoạt
động, phong trào mà Hội LHPN VN đề ra. Ngoài ra tỉnh Hội còn xây dựng
các phong trào, hoạt động thi đua trong phù hợp với đièu kiện của từng tỉnh.
Hội LHPN huyện là cơ quan thuộc hệ thống tố chức của Hội LHPN
VN. Hội chịu trách nhiệm trước tỉnh Hội và Hội LHPN huyện nhận nhiệm vụ
từ tỉnh Hội và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động tới các cấp Hội cơ sở. Hội
phụ nữ huyện sẽ kiếm tra, giám sát các hoạt động của Hội phụ nữ trên địa bàn
toàn huyện và xây dựng các hoạt động phù hợp với cơ sở Hội xã.
Hội phụ nữ xã là cơ sở của Hội PN huyện. Hội PN xã hướng dẫn chi
tiết cho các chi, tố PN của từng xã thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, phong
trào của huyện Hội đề ra trong ĐH PN toàn huyện.


6


2.2 Co’ sỏ’ thực tiễn
2.2.1
Sự hình thành và vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách
mạng,
xây dựng XHCN ở Việt Nam
2.2.1.1
Sự ra đời của Hội phụ nữ

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh
nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, nên
Phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta
luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khố. Từ thực tế đó mà người
phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại
xâm kiên cường dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân
tay cần cù, sáng tạo, thông minh, người nghệ sỹ bảo vệ, giữ gìn, phát triến bản
sắc và tinh văn hóa dân tộc, là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung
hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức,
bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng
đi với cách mạng. Ngay tù' những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia
đông đảo vào phong trào cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông du...
Vào những năm 1927 - 1930, những tố chức quần chúng bắt đầu hình
thành và thu hút đông đảo các tầng lóp như: Công Hội ĐỞ, Nông Hội Đỏ, các
nhóm tương tế, tố học nghề và các tố chức có tính chất riêng của giới nữ: Phụ
nữ phản đế, Đồng minh phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng...và hình
thành nhiều nhóm phụ nữ...
+ Năm 1927, nhóm chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng,

Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích( Bắc Ninh) tham gia thanh
niên cách mạng đồng chí hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tố chức học
nghề đăng ten gồm 30 chị vừa học nghề vừa học chữ.
+ Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc,
Nguyễn Thị An tham gia sinh hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị
Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ giải phóng ở Vinh.

7


+ Năm 1930 thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An có 6066 chị tham
gia phụ nữ giải phóng, ở Hà Tĩnh có 6880 chị cùng nhân dân đấu tranh thành
lập chính quyền Xô Viết ở trên 200 xã (Nghệ An) và 172 xã( Hà Tĩnh).
+ Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo của
cuộc đấu tranh trên 4000 nông dân ở 2 huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó
có hàng nghìn phụ nữ tham gia.
+ Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập - trong cương
lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “ Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ
nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải
phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng
phụ nữ. Đảng đặt ra: phụ nữ phải tham gia các đoàn thế cách mạng ( công hội,
nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ đế lôi cuốn các tầng lớp phụ
nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà vào ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ
chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này nói lên quan điếm của Đảng ta
đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Qua các thời kỳ cách mạng có các tổ chức phụ nữ: Hội phụ nữ
giải phóng
( 1930- 1931), Hội phụ nữ Dân chủ ( 1936 - 1939), Hội phụ nữ Phản đế (
1939 - 1941), Đoàn phụ nữ cứu quổc( 16/06/1941), Hội LHPN Việt Nam(

20/10/1946), Hội LHPN Việt Nam( 06/1976 - khi nước nhà thống nhất).
2.2.1.2
Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng XHCN

Việt Nam

2.2.1.2.1
nước

Vai trò của Hội phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất

Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập ( 3/2/1930 ) phụ nữ Việt
Nam có điều kiện phát huy khả năng trên các lĩnh vục, phong trào phụ nữ ngày
càng phát triển, góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
1. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền ( 1930 - 1945 ).

8


Ngay từ khi được thành lập, Đảng đã tuyên truyền, vận động và tổ
chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng. Đảng đã có Nghị
quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ (20/10/1930 ), sau đó các tố chức
phụ nữ được thành lập ở những nơi có phong trào cách mạng sôi động.
Trong cao trào cách mạng ( 1930- 1931 ), phụ nữ là lực lượng đông đảo
trong các cuộc mít tinh, biếu tình, tuần hành...đấu tranh đòi giảm sưu thuế và
đòi quyền tự’ do dân chủ. Tại các địa phương có phong trào cách mạng sôi
động, phụ nữ đâ tập họp thành tố chức với các tên gọi như: “Hội phụ nữ giải
phóng”, “ Phụ nữ Hiệp hội”.
Ớ thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939, phụ nữ tham gia đấu tranh
công khai, hợp pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng. Tổ chức “ Hội phụ nữ dân chủ” đã vận
động tập họp các tầng lóp phụ nữ đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và
hòa bình.
Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ( 1939 - 1945 ),
phụ nữ tham gia hoạt động cách mạng ngày càng nhiều, góp phần xây dựng
lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền “ Hội phụ nữ phản
đế”, sau đó là “Đoàn phụ nữ cứu quốc” đã tập hợp, giáo dục phụ nữ tham gia
các đội vũ trang tuyên truyền. Qua đấu tranh cách mạng, lực lượng phụ nữ đã
tùng bước trưởng thành, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuộc tống khởi
nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.
Ngày 2/9/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bắt đầu một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đất nước được độc lập, tự do, phụ nữ được
giải phóng.
2. Thời kỳ đấu tranh giữ vững chính quyền và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược ( 1945 - 1954 ).
a.
Tham gia bảo vệ, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng (
9/1945- 12/1946)

9


b.
Tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 - 1954 )
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng vừa được
thành lập đã phải đối phó với khó khăn thử thách về chính trị, văn hoá, kinh
tế, quân sự, cách mạng ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
“Đoàn phụ nữ cứu quốc” động viên các tầng lớp phụ nữ thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng và bảo vệ

chính quyền. Chị em tích cực tuyên truyền và thực hiện bầu cử Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam độc lập. Cả nước hăng hái hưởng ứng phong trào
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, tích cực đóng góp trong “Tuần lễ
vàng” và tham gia phong trào “Bình dân học vụ”, xoá nạn mù chữ, gia nhập
lực lượng dân quân tụ' vệ, tích cực tham gia đấu tranh với nhiều hình thức làm
thất bại âm mưu bạo loạn, giữ vững thành quả cách mạng.
Phong trào phụ nữ phát triển sâu rộng khắp cả nước. Ngày
20/10/1946 Hội LHPN VN được thành lập nhằm mở rộng khối đoàn kết,
động viên các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng, chuẩn bị các điều kiện
cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Phụ nữ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946- 1954 )
Ngày 19/12/1946, kháng chiến chống Pháp mở rộng trong toàn quốc.
Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch, phụ nữ
tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chổng
Pháp. Ớ hậu phương, phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất, đảm
bảo đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu cần tại chỗ, phục vụ quân đội, góp
phần chi viện tiền tuyến đánh giặc. Trong vùng tạm chiến, phụ nữ là lực lượng
đấu tranh quan trọng, tuyên truyền, vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối
kháng chiến của Đảng, tạo mọi điều kiện ủng hộ cuộc kháng chiến. Chị em tích
cực tham gia các đơn vị quân đội và lực lượng dân quân, du kích, chiến đấu rất
dũng cảm mun trí và lực lượng xung kích trục tiếp phục vụ các chiến dịch.
Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ ở hậu phương và tiền
tuyến trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào

10


thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
c. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nuớc ( 1954- 1975 )
Chị em tích cực tham gia đấu tranh với nhiều hình thức: mít tinh, biếu

tình, tuần hành... đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử, chống ly khai cách mạng, đòi các quyền tự do, dân chủ, hòa bình.
Trong phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam giai đoạn 1954 1959 phụ nữ là lực lượng tham gia đông đảo, giữ vai trò nòng cốt, xung kích.
“ Đội quân tóc dài” được hình thành, kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành
“ đồng khởi”, giành quyền làm chủ tại nhiều địa phương. Tiêu biếu là cuộc “
Đồng khởi” ngày 17/1/1960 của phụ nữ và nhân dân Ben Tre.
Ngày 8/3/1961, Hội LHPN giải phóng được thành lập, là ngọn cờ tập
hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lóp phụ nữ trong mặt trận đấu tranh chổng đế
quốc Mỹ và tay sai, góp phần đánh bại các chiến lược quân sự của địch.
Phong trào đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đã phát
triển rộng khắp các tỉnh, thành phố trong toàn miền Nam. Ớ nông thôn,
lực lượng phụ nữ đấu tranh trực diện chống đế quốc Mỹ và tay sai. Tại
các thành phổ, thị xã, thị trấn, trung tâm chính trị - quân sự của địch, phụ
nữ tham gia các phong trào đấu tranh đòi dân chủ, hòa bình, kêu gọi binh
lính phản chiến, đòi quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Trong các
thành phố lớn, những đội tự vệ, biệt động nữ đã được thành lập, tiến hành
tập kích vào các vị trí chiến lược, tiêu hao sinh lực địch. Không những
thế, phụ nữ còn tham gia đông đảo trong các phong trào: bảo vệ văn hóa
dân tộc, bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, phụ nữ đòi quyền
sổng...nhằm mục tiêu chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập, hòa bình,
thống nhất đất nước.
Trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam cũng đều có lực
lượng phụ nữ tham gia. Họ đã góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng
đất nước, xứng đáng với tám chữ vàng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang”.

11


1.2.1.2.2


Vai trò của Hội Phụ nữ trong việc xây dựng XHCN

a. Phụ nữ miền Bắc tham gia cách mạng XHCN, xây dựng CNXH và
chống Mỹ, cún nước ( 1954 - 1975 ).
Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến hành xây dựng
CNXH, làm nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn thực hiện
nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
Từ năm 1961 đến năm 1965, phụ nữ hăng hái hưởng ứng phong trào
“thi đua 5 tốt” do Trung ương Hội LHPN VN phát động, thi đua lao động
sản xuất, kết hợp nhiệm vụ sản xuất, công tác xã hội với trách nhiệm trong
gia đình.
Tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN VN phát động phong trào “Ba
đảm đang” nhằm động viên phụ nữ tích cực sản xuất và công tác, đảm đang
trong gia đình đế chồng con lên đường chiến đấu. Phụ nữ các địa phương đã
thực hiện “ tay búa, tay súng”, “ tay cày, tay súng” trong sản xuất, chiến đấu
và phục vụ chiến đấu quyết tâm hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhà nước. Phụ
nữ tham gia ngày càng nhiều trong công tác quản lý, lãnh đạo (tù’ tố, đội sản
xuất, hợp tác xã, nhà máy và hệ thống quản lý hành chính, chị em không
ngừng phấn đấu, tu dưỡng, nâng cao năng lực đế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng).
Phong trào “ Ba đảm đang” được thực hiện tù' năm 1965 đến 1975 đã
động viên kịp thời các tầng lớp phụ nữ hăng hái lao động sản xuất và công
tác, chăm lo gia đình, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thiết thực góp
phần vào thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
b. Phụ nữ tham gia xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (19751988)
Đế đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, từ
năm 1978, Trung ương Hội LHPN VN đã phát động phong trào thi đua “
Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, với khẩu hiệu “ Giỏi việc
12



lao động sản xuất, công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và tích cực
chăm lo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Phong trào đã động viên các tầng lớp
phụ nữ phấn đấu nâng cao phấm chất và năng lực, bồi duỡng trình độ kiến
thức về các lĩnh vực, phấn đấu thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng gia
đình hòa thuận, hạnh phúc.
Ớ các địa phuơng, Hội LHPN đã cụ thế hóa nội dung của phong trào bằng
những cuộc vận động phụ nữ và nhân dân tham gia, hỗ trợ, chăm lo quyền lợi của
phụ nữ và trẻ em như: “ Xây dựng phòng sản, phòng nhi”, góp “ một ngày công vì
trẻ thơ”: cuộc vận động giáo dục “ ba triệu bà mẹ” và “ nửa triệu phụ nữ biết cắt
may”. Các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đã hăng hái thi đua hoàn thành kế hoạch
sản xuất và công tác, thực hiện tốt những hoạt động do Hội LHPN Việt Nam phát
động như “ áo ấm gửi tặng chiến sỹ biên giới”, xây dựng “ những cánh đồng cao
sản”, Hội viên phụ nữ và gia đình “mỗi người nuôi 5 gà, mỗi nhà nuôi 2,3 lợn”.
c. Phụ nữ tham gia công cuộc xây dựng và đối mới đất nước (tù' năm
1989 đến nay)
Năm 1989, Trung ương Hội LHPN VN đã phát động phụ nữ cả nước
hưởng ứng 2 cuộc vận động “ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “
nuôi dạy con tốt, hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”. Chị em đâ phát
huy truyền thống đoàn kết, tương trợ trong lao động sản xuất, tổ chức tốt cuộc
sống gia đình, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, tích cực tham gia trong
các lĩnh vực xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và đối mới đất nước.
Năm 1992, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đã cụ thể hóa
nội dung hoạt động thành “ 5 chương trình trọng tâm”. Phụ nữ cả nước đã tích cực
hưởng ứng, được Đảng, chính quyền các cấp đánh giá là thiết thực, hiệu quả, góp
phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đại hội phụ nữ toàn quốc
lần thứ VIII (năm 1997 ) quyết định tiếp tục thực hiện nội dung “ 5 chương trình
hoạt động trọng tâm” góp phần trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Năm 2002, Đại hội đại biếu phụ nữ toàn quốc lần thữ IX đã đề ra mục

tiêu, nhiệm vụ và “6 chương trình hoạt động trọng tâm” của phong trào phụ
nữ giai đoạn 2002 - 2007.

13


Để tăng cường sự phối hợp của toàn xã hội thực hiện tốt chính sách đối
với phụ nữ, năm 1993, Chính phủ đã quyết định thành lập “úy ban quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực
mọi mặt của phụ nữ, phấn đấu thực hiện bình đắng giới.
Hiện nay, các tầng lớp phụ nữ trong cả nước đang tích cực thực hiện
nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X và chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
Phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát triển mạnh mẽ và
có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây
dựng đất nước. Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, Hội LHPN VN với tư cách là CO' quan phát ngôn của phụ
nữ Việt Nam đã có những chương trình, hoạt động nhằm huy động sức mạnh
của phụ nữ, tạo điều kiện đế phát huy vai trò, khả năng của phụ nữ, nâng cao
vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phát huy truyền thống trong
lịch sử, Hội LHPN VN cùng hàng triệu phụ nữ trong cả nước sẽ đóng góp
nhiều hơn và xứng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
2.2.2
Hội LHPN VN trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước
Góp phần phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của lực lượng phụ nữ, đế
phụ nữ và phong trào phụ nữ ngày càng có những đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Ngày 27/ 4/ 2007, Bộ Chính trị khóa X đã ra

Nghị quyết 11 - NQ/TW “ về công tác phụ nữ thời kỳ đấy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đe thực hiện tốt công tác phụ nữ trong thời kỳ
đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 11 Bộ Chính trị
yêu cầu thực hiện đồng bộ 5 nhiệm vụ và giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đắng giới
Muốn đấy mạnh công tác phụ nữ, trước hết phải làm thay đối một cách căn

14


×