MÌ RAMEN – QUỐC HỒN ẨM THỰC NHẬT BẢN
Nguyễn Thanh Thanh, Nguyễn Văn Đầy*
Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Cơng Nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy
TĨM TẮT
Món ăn Nhật Bản nổi tiếng về sự đa dạng, phong phú, vừa thơm ngon vừa được trang trí tỉ mỉ. Người Nhật
Bản rất tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của họ, và họ cũng được mệnh danh là những người có khẩu
vị thuộc hàng “khó tính” nhất trên thế giới. Có thể nói ẩm thực Nhật Bản chứa đựng cái hồn của xứ sở mặt
trời mọc. Bên cạnh món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày là cơm, người Nhật Bản cịn rất thích
ăn mì. Các loại mì Nhật Bản có cách chế biến vơ cùng đa dạng và hương vị đặc trưng riêng từng loại. Một
tơ mì ngon mang trong mình cả sự say mê và tinh túy của các nghệ nhân lẫn thực khách nếm hương vị tơ
mì. Các loại mì Nhật Bản truyền thống gồm: mì Udon, mì Somen, mì Soba và mì Ramen.
Từ khóa: mì Ramen, món ăn Nhật Bản, văn hóa ẩm thực, ẩm thực Nhật Bản
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nếu dân tộc Việt Nam ta có món phở truyền thống đứng đầu trong danh sách các món ăn ngon nhất thế
giới do nhiều tạp chí uy tín bình chọn; Thì Nhật Bản có món “Mì” nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời. Món Mì này đã dần dần khẳng định được vị trí của mình và góp phần khơng nhỏ làm nên tinh
túy của nền ẩm thực Nhật Bản. Mặc dù gạo là nguồn tinh bột chính, nhưng người Nhật lại rất thích ăn mì,
nó xuất hiện rất nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân. Họ đã lập nên một bảo tàng về Mì để trưng
bày, giới thiệu và lưu ấn cùng thời gian. Ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng mì đã trở nên rất phổ biến
ở trên đất nước Nhật Bản, không những thế cịn lan rộng ra trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam. Có rất
nhiều nguồn tài liệu quý giá để tìm hiều về mì Ramen. Trong các nghiên cứu này, ngồi việc cung cấp
những thơng tin thường thức, tác giả cịn tìm hiểu và cung cấp thêm nhiều thơng tin sâu sắc và mới lạ để
người đọc có thể hiểu hơn khơng chỉ về mì Ramen mà cịn cả văn hóa ẩm thực của người dân Nhật Bản.
Chẳng hạn như: bài “Mì Ramen, tinh hoa ẩm thực Nhật Bản” của tác giả Hằng Nguyễn được viết trên trang
báo THANH NIÊN, xuất bản ngày 30/06/2019; Hay cuốn “The book of Ramen” của tác giả Ron Konzak
(2007), nhà xuất bản Turtleback Books. Cuốn sách này giới thiệu gần như đầy đủ về mì Ramen, từ lịch sử
hình thành cho đến cách chế biến. Ngồi ra, cịn có cuốn “Ramen Obsession: The ultimate bible for
mastering Japanese Ramen” của tác giả Naomi Imatome – Yun và Robin Donovan (2019), nhà xuất bản
Rockridge Press. Tuy các tài liệu không đi sâu vào nghiên cứu về lịch sử, nguyên liệu, cách chế biến mì
Ramen của Nhật Bản nhưng là nguồn tài liệu quý giá để tìm hiều về mì Ramen. Nhóm tác giả quyết định
1343
nghiên cứu về đề tài “Mì Ramen – Quốc hồn ẩm thực Nhật Bản” vì muốn hiểu rõ hơn về đời sống sinh
hoạt của người dân Nhật Bản.
2. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÌ RAMEN
Thời Meiji (明治) Minh trị (1868-1912): Có giả thuyết cho rằng ramen lần đầu tiên được làm ở Nhật Bản
vào thời Edo (1603-1868) rất nổi tiếng. Người ta kể rằng vào năm 1665, Tokugawa Mitsukuni (lãnh chúa
phong kiến thứ hai của gia tộc Mito, được gọi là Mito Komon) đã ăn "Tsuyu soba" do Zhu Zhiyu (một học
giả Nho học Trung Quốc) làm và mời từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2017, một mơ tả về ramen đã
được tìm thấy trong tài liệu lịch sử "Kageryoken Nichiroku / Nhật ký của nhà sư" trong thời kỳ Muromachi
(1336-1573) Kể rằng vào năm 1488, các nhà sư ở Kyoto đã ăn "Keitaimen", một loại mì được làm từ
"Kansui". Ramen trở nên phổ biến khắp Nhật Bản vào thời Minh Trị (1868-1912). Vào khoảng thời gian
này, các món mì của Trung Quốc đã du nhập vào Nhật Bản. Năm 1872, người Hoa mở một nhà hàng Trung
Hoa ở khu phố Tàu Yokohama ngày nay, và người Nhật bắt đầu ăn món "Soba Nam Kinh".Vào đầu thời
Minh Trị, ramen được gọi là "Soba Nam Kinh", và có vẻ như nó khác với ramen hiện tại. Năm 1884, "Soba
Nam Kinh" được phục vụ tại một nhà hàng phương Tây có tên "Yowaken" ở Hakodate, Hokkaido. Khơng
có tài liệu chi tiết nào cịn lại, nhưng người ta nói rằng đó là Shio ramen, và Ramen ở "Yowaken" được cho
là nguồn gốc ramen của Nhật Bản.
Thời Taisho ( 大正) Đại Chính (1912-1926): Năm 1910, cửa hàng mì ramen đầu tiên của Nhật Bản,
"Kuraiken", nơi kết hợp các món mì Trung Quốc và văn hóa ẩm thực Nhật Bản, được mở tại Asakusa,
Tokyo, là nơi khởi nguồn của Shoyu ramen. Shoyu ramen có đặc điểm là nước súp nhạt được làm bằng
cách thêm nước tương vào nước súp từ tảo bẹ và nước luộc gà.
Thời Showa (昭和) Chiêu Hòa (1926-1989): Sau chiến tranh thế giới thứ 2, "Tonkotsu Ramen" ra đời
năm 1937 tại một cửa hàng có tên "Nankin Senryo" ở thành phố Kurume, tỉnh Fukuoka. Lúc đầu, tonkotsu
(xương lợn) được đun lâu mà không sôi nên nước súp vẫn trong. Vào năm 1947, Tonkotsu đã vơ tình bị
đun sơi và một món súp có màu đục ra đời, đây được cho là gốc rễ của món súp có màu trắng đục được
phục vụ khắp Kyushu. Năm 1954, "Miso Ramen" ra đời trong một cửa hàng có tên "Aji no Sanpei" ở
Sapporo, Hokkaido. Từ những năm 1960 đến những năm 1950 (1960-1970), "ramen địa phương" như một
nguồn tài nguyên du lịch bắt đầu được làm ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản. "Ramen địa phương"
được đặc trưng bởi nước súp và nguyên liệu topping.
Thời Heisei (平成) Bình thành (1989 đến nay): mì Ramen Nhật Bản tiếp tục phát triển, với các cửa hàng
tách ra từ một cửa hàng nổi tiếng lan rộng khắp Nhật Bản và mở rộng ra thế giới, bất kể khu vực nào.
3. THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MÌ RAMEN
Chashu: Thịt heo cho mì Ramen có 3 loại chính là Chashu, Kakuni, Bacon, trong đó Chashu được ưa
chuộng nhất. Cái tên “Chashu” được chuyển thể từ tiếng Trung char siu (là thịt nướng xá xíu), Chashu được
hầm với nước tương và rươụ mirin.
1344
Trứng lòng đào (hay hồng đào): Phổ biến nhất là trứng luộc lòng đào được tẩm ướp với nước tương, rượu
ngọt trong vài tiếng, gọi là “Ajitsuke Tamago”.
Rau tươi: Rau cho mì ramen nhất thiết phải có hành lá, ngồi ra cịn có một số loại rau củ khác nữa là tỏi
băm, giá đỗ, bắp cải, hạt bắp,...
Rau củ khô: gồm măng khô (Menma), nấm mộc nhĩ, kim chi, rong biển, wakame (một dạng rong biển sợi
mỏng), beni shoga (gừng ngâm trong umezu, có màu đỏ)
Sợi mì: mì Ramen được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức của sợi mì cũng khá
phong phú nhưng về cơ bản thì đều giống nhau. Nước tro tàu là nguyên liệu giúp tăng độ dai dẻo và tạo
nên hương vị cũng như màu vàng đặc trưng cho sợi mì. Sợi mì chia làm ba kiểu: Mì tươi, mì khơ, mì ăn
liền (instant noodle).
Nước dùng: Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hịa quyện giữa Dashi và Tare. Dashi cho mì
Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bị, khơ cá bào, tảo bẹ, cá mịi, nấm Shiitake, hải sản,
hành tây... Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare
của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso. Nước súp mì Ramen khá phong phú, được người Nhật biến tấu
sáng tạo: Shoyu - Nước tương Nhật, Shio - Muối, Miso - Tương đậu nành, Tonkotsu - Xương và thịt heo,
và Gyokai - Hải sản.
4. CÁC LOẠI MÌ RAMEN PHỔ BIẾN
Shoyu Ramen - loại ramen phổ biến nhất ở Tokyo (醤油ラーメン): Shoyu có nghĩa là nước tương vì
thế nước dùng có màu nâu trong với hương thơm đậm đà của nước tương. Nước dùng thường được nấu từ
xương gà, thịt bò, thịt heo hoặc hải sản đôi khi cũng được sử dụng.Hương vị của shoyu ramen thường có
một chút vị mặn, nước dùng trong và ăn kèm với sợi mì xoăn mỏng. Shoyu ramen được biết đến là một
trong những loại ramen lâu đời nhất ở Nhật Bản gần giống nhất với phiên bản gốc của Trung Quốc lần đầu
du nhập vào đất nước này.
Shio Ramen - thành phố Hakodate, tỉnh Hokkaido (塩ラーメン): Bát mì shio có nước hầm xương
thịt gà hoặc heo được nấu với lửa nhỏ sau đó nêm với muối. Shio ramen có hương vị khá dịu và nhẹ nhàng.
Khác với shoyu và miso, muối khơng tạo ra màu sắc vì vậy nước dùng cũng trong suốt. Nước dùng là có
vị mặn - vì vậy đối với những người có vấn đề về cholesterol cao hoặc các vấn đề về natri, bạn sẽ cần cân
nhắc khi gọi loại ramen này.
Miso Ramen - ở Sapporo nằm ở phía bắc tỉnh Hokkaido (味噌ラーメン): Miso Ramen khơng mặn
như Shio Ramen mà thường có vị ngọt nhẹ, cùng với hương thơm hấp dẫn thực khách. Để có được ngây
ngất lòng người, người ta nấu nước dùng cùng với thịt gà kết hợp với cá, nhiều lúc có mỡ heo nấu trong
nhiều giờ để tạo ra được hương vị ngọt nhẹ. Hương vị của món ăn thay đổi tùy thuộc vào loại tương miso
1345
được sử dụng vì vậy nó đi kèm với một loạt các món ăn đầy hương vị bày kèm trên bề mặt: sốt đậu tương
cay tōbanjan, bơ và ngô, tỏi tây, hành tây, giá đỗ, thịt lợn xay, cải bắp, hạt mè, hạt tiêu trắng và tỏi băm nhỏ
là tương đối phổ biến. Sợi mỳ thường dày, xoăn và hơi dai.
Tonkotsu Ramen - ở khu Hakata, tỉnh Fukuoka, đảo Kyushu(豚骨ラーメン): Sợi mì nhỏ kết hợp với
nước dùng màu trắng nhạt được hầm từ xương heo và mỡ. Nước hầm từ xương heo nấu sôi trong vài ngày.
Ở Nhật Bản người dân phục vụ mì ramen từ chiều muộn cho tới sáng hơm sau là điều bình thường. Tonkotsu
ramen có nước dùng màu trắng kem và hơi đặc, người ta sử dụng xương heo ninh trong thời gian lâu để
chúng tan ra và tạo ra màu trắng đục vì thế nước súp của tonkotsu ramen đặc hơn các loại khác và rất béo.
Món ramen này cũng có mùi thịt heo đặc trưng khiến bạn có thể thích hoặc khơng. Loại mì mỏng được sử
dụng rất phổ biến với món ramen này, nó từng khá phổ biến ở vùng Kyushu của Nhật Bản nhưng giờ đây
đã được biết đến trên khắp cả nước.
Tantan ramen (坦々麺): Món tantan ramen sử dụng loại mì dandan của Trung Quốc, dùng tương miso
nhưng cũng kết hợp thêm sữa đậu nành, dầu ớt, dầu mè và thịt heo băm. Tổng thể tạo nên món mì ramen
có nước súp đặc sệt màu đỏ, với topping thịt heo băm bên trên trơng nó như là món hầm với hương vị cay
và mặn. Đây là món ramen đậm đà và phù hợp đối với các tín đồ ăn cay.
Tsukemen Ramen- Mì Ramen chấm nước dùng riêng (つけ麺): Tsukemen là phiên bản mì ramen
“nhúng” khi mì và nước dùng được phục vụ riêng biệt với nhau, và khi ăn bạn sẽ nhúng mì vào nước dùng.
Sợi mì phục vụ cho món tsukemen thường dày và dai hơn, chúng được trụng qua nước lạnh trước khi ăn.
Với phong cách món mì độc đáo như thế này nên bản thân nước súp cũng được làm đậm đà hơn nhiều so
với loại khác để cân bằng hương vị khi nhúng mì. Điểm nhấn của loại mì này là khơng chan nước dùng vào
chung 1 tô mà để riêng ra 2 tô. Khi ăn thực khách gắp mì sau đó chấm với nước dùng rồi thưởng thức. Nước
dùng của Tsukemen thuộc loại đặc biệt nhất trong tất cả các loại mì. Nước dùng được hầm trong nhiều giờ
cùng với các ngun liệu, vì thế nó sánh đặc, có màu đậm hơn và hương vị mạnh hơn so với các loại nước
súp theo tiêu chuẩn. Mì và nước dùng có thể được phục vụ nóng hoặc lạnh và nước dùng có nhiều loại tùy
chọn hương vị và thành phần khác nhau tùy theo quán. Cách ăn mì Tsukemen là gắp một lượng mì vừa
phải, chấm vào tô nước dùng rồi mới ăn. Đặc biệt, hầu hết các tiệm mì Tsukemen đều có dịch vụ (スープ
割り) Nghĩa là tơ nước chấm khi mà chấm hết mì, để tạo ra một chén nước dùng mới có vị cừa phải và có
thể húp được thì người ta sẽ dùng chiếc máy này
Abura-soba/Maze-soba – Mì ramen khơ (油そば/まぜそば): Đừng để cái tên đánh lừa bạn, đây khơng
phải là mì soba, mà chính là Ramen đấy! Đây là kiểu mì Ramen khơng có nước dùng, giống như mì trộn ở
Việt Nam. Mì được chuẩn bị đầy đặn cùng với các nguyên liệu khác. Khi ăn, bạn phải trộn đều mì cùng tất
cả các nguyên liệu với sốt tare của mì khi ăn. Sốt tare thường là nước tương shoyu, nhưng bạn có thể cho
thêm dầu cay rau, dấm...
1346
Ramen ăn liền (インスタントラーメン): Mì Ramen ăn liền được phát minh ra ở Yokohama nhưng đã
lan rộng ra toàn thế giới vì sự tiện lợi, giá cả và hương vị của nó. Dù ở dạng cốc hay dạng gói, đặc trưng
của loại mì này là mì đơng khơ có kèm gói bột gia vị. Bạn chỉ cần ngâm nước nóng vài phút là có thể thưởng
thức. Nhanh, rẻ và ngon, loại ramen này được khách du lịch, sinh viên và những người tìm kiếm một bữa
ăn nhanh trên đường đi, trong giờ làm việc, ... ưa chuộng.
5. MÌ RAMEN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
Chính vì mì Ramen mang một nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản nên người Nhật đã xây
dựng nên một bảo tàng mì Ramen ở Shin Yokohama. Nơi đây được gọi là thiên đường cho người thích mì
Ramen, là "cơng viên giải trí ẩm thực" đầu tiên trên thế giới. Bảo tàng gồm có tầng 1 là phịng trưng bày
và cửa hàng, tầng 1 và 2 ngầm dưới mặt đất là quán ramen, tại đây có 9 quán ăn ramen, cho phép bạn
thưởng thức mì Ramen địa phương nổi tiếng đến từ khắp Nhật Bản mà không cần phải đi máy bay.
Ngồi ra mì Ramen cịn được nhắc đến trong bộ phim điện ảnh “Tampopo”. Bộ phim miêu tả rất chân thực
về những bát mì Ramen bình dân nhưng lại tinh tuý quốc hồn Nhật Bản; Và góp phần lan toả nghệ thuật
mì Ramen truyền thống đến gần hơn với thực khách khắp thế giới. Còn đối với truyện tranh (manga), người
hâm mộ bộ truyện Naruto chắc hẳn đều thấy quen thuộc với món ăn u thích của cậu bé ngốc tóc vàng
Naruto; Hay món mì truyền thống này cũng được ông thám tử Mori Kogoro trong bộ truyện Thám tử lừng
danh Conan đặc biệt u thích. Cịn nói về văn hóa đại chúng thì vào đầu những năm 1990, Nhật Bản rơi
vào cuộc suy thoái kinh tế, cũng là lúc ramen trở thành món ăn được phổ biến khắp nơi trên toàn quốc với
đặc trưng, rẻ, ngon và dinh dưỡng. Sự bùng nổ ramen này không chỉ diễn ra ở Nhật Bản, cịn lan rộng ra
khắp thế giới. Uớc tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 103 tỷ mỗi suất mì ramen được tiêu thụ trên tồn
thế giới. Ở Nhật, có khoảng 35.000 cửa hàng ramen trên tồn quốc; ramen là món chiếm một tỷ lệ lớn trong
các lựa chọn khi đi ăn ở ngoài. Sự phổ biến của ramen đến tầng lớp dân chúng sâu sắc đến nỗi, khi được
hỏi bạn sẽ ăn gì khi trở về nhà. Câu trả lời chiếm đa số là “tôi muốn ăn một bát mì Ramen”. Giống như một
chuyên gia về Ramen từng phát biểu trên tạp chí Nippon, “Ramen đã ăn sâu vào xã hội Nhật Bản và gắn
bó chặt chẽ với văn hóa của thời hậu chiến Nhật Bản. Nhật Bản mà khơng có ramen là điều khơng thể tưởng
tượng được”.
6. CÁCH THƯỞNG THỨC MÌ RAMEN
Đứng trước một bát mì đòi hỏi người đầu bếp 10 năm học tập và rèn luyện, người ăn không chỉ thỏa mãn
vị giác thông thường, mà còn phải mang tâm thế thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Thông
thường, người sành ăn sẽ cảm nhận mùi hương theo chiều kim đồng hồ: Bắt đầu từ gừng, hành, đến thịt
heo, nấm và trứng. Mùi hương biến đổi từ cái nồng nàn nhất đến cái dịu nhẹ nhất, khiến bạn cảm nhận toàn
bộ tinh túy của bát ramen trước cả khi ăn – và đương nhiên, phần nào đánh giá được nó có ngon và hài hịa.
Về việc húp mì xì xụp, húng ta đều nghe qua luật bất thành văn khi ăn ramen: Phải húp mì thành tiếng,
1347
càng to càng tốt. Cảm giác ngon miệng và gửi lời khen ngợi đến đầu bếp, việc húp mì này còn được tin là
làm hương vị… ngon hơn. Phần nước dùng lúc này sẽ khá đậm đà, thậm chí hơi nặng mùi với dầu tỏi đã
lắng hết xuống dưới – nhưng đây được xem là tinh hoa của tơ mì, và chỉ người sành ăn mới có thể thưởng
thức.
7. TÁC HẠI CỦA MÌ RAMEN
Tuy nói mì Ramen rất ngon nhưng nó cũng có tác hại lớn nếu chúng ta ăn thường xuyên. Theo nghiên cứu
đăng trên tạp chí “BioMed Central”, hoặc tờ “Asahi Shimbun” cho biết các tỉnh Tochigi, Akita, Aomori,
Yamagata, Niigata và Kagoshima đều nổi tiếng về các nhà hàng Ramen và cho đến nay đều là những vùng
có số người đột quỵ cao nhất. Thực tế, từ nhiều thập kỷ qua, nhiều người Nhật đã biết rằng Ramen khơng
phải một món ăn lành mạnh vì có nhiều gluten và đường trong khi nước dùng có rất nhiều bột ngọt và chất
béo bão hòa. “Japan Times” cho biết đây là một sự kết hợp chết người, ảnh hưởng không chỉ với nội tạng
mà còn đến não bộ con người. Theo đó, ăn Ramen thường xuyên có thể liên quan đến chứng mất trí nhớ.
Bên cạnh những mặc tốt cũng tồn tại một số tác hại mà mì ramen mang lại. Tuy nhiên nó lại khơng được
nói đến nhiều ở các bài viết, và các cuốn sách hướng dẫn về Ramen.
KẾT LUẬN
Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học và kế thừa một số nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhóm
tác giả mong muốn bài nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm một chút kiến thức về ẩm thực Nhật Bản nói
chung, và mì Ramen nói riêng cho những ai đang quan tâm đề tài này. Có lẽ có nhiều tài liệu nói về nguồn
gốc, q trình phát triển, các thành phần chính của mì Ramen. Tuy nhiên lại ít có tài liệu nói về tác hại mà
ramen mang lại. Vì vậy, nhóm tác giả đã đề cập đến với mong muốn góp phần cải thiện thói quen ăn uống
không lành mạnh của con người chúng ta ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 01/02/2021, “Nguồn gốc và lịch sử của ramen Nhật Bản là gì? Sự khác biệt với ramen của Trung Quốc
là ?”, Trang Ẩm thực Nhật Bản
< />Tham khảo trang: />[2] THPT Sóc Trăng, 22/03/2021, “Mì Ramen Nhật Bản là gì ? 5 loại mì Ramen phổ biến nhất Nhật Bản”,
Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn Wikipedia.
< />[3] Tác giả Trang Pham, ngày đăng tải 16/07/2021, “Phần biệt các loại mì Ramen nổi tiếng Nhật Bản”,
kênh tteokbokki.
< />1348
[4] Tác giả Sơn Thạch - WeXpats Team, ngày đăng tải 12/03/2021, “Mì ramen – những điều bạn chưa biết
về ẩm thực truyền thống Nhật Bản”, kênh WeXpats Guide.
< />[5] Tác giả yuki hamakawa, ngày đăng tải 05/03/2020, “Bảo tàng ramen ở Shin Yokohama”: Nơi tập trung
những quán ramen cực ngon của Nhật. Trang MATCHA.
< />[6] Tác giả ChloeNg, ngày đăng tải 02/08/2017, “Khám phá nghệ thuật mì Ramen của người Nhật qua bộ
phim Tampopo nổi tiếng”, Trang SaoStar.
< />[7] Tác giả Bích Phương, ngày đăng tải 08/01/2019, “Mì Ramen, takoyaki và loạt món ăn bước ra từ truyện
tranh Nhật Bản”. Trang ZingNews.
< />[8] Tác giả Trà My, ngày đăng tải 03/06/2019, “Ở đâu trên thế giới cũng có thể ăn Ramen, nhưng chỉ ở
Nhật, người ta mới nâng tầm nó thành “nghệ thuật” thế này”, Kênh 14.
< />[9] Tác giả Anh Thư, ngày đăng tải 05/12/2019, “Ăn mì Ramen nhiều có hại cho sức khỏe”, Kênh Báo
Tuổi Trẻ.
< />
1349