Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ môn giáo dục học cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 180 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2013
Người nghiên cứu

Trần Thị Thu Vân
Lớp GDH K19B, 2011-2013

iii


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến TS. Võ Thị Ngọc Lan, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất nhiều để tơi có thể thực hiện và
hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã giảng dạy trong suốt khóa học
vừa qua, giúp tơi trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng để học tập và nghiên cứu.
Xin ghi ơn đặc biệt tập thể khoa Sư phạm kỹ thuật trước đây, phòng Đào
tạo và Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đã hướng dẫn, giúp đỡ
để chúng tơi có thể an tâm học tập và nghiên cứu có kết quả như ngày hôm nay.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp GDH 19B đã luôn đồng hành
và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian qua.
Trân trọng biết ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Tâm lý – Giáo dục và
các sinh viên đặc biệt là sinh viên hai lớp Lý - KT 2 và Toán – Tin 2 trường
Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đã ủng hộ và tham gia đóng góp nhiệt tình để tơi có
thể hồn chỉnh các nội dung nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!

iv




TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Đại học – Cao đẳng hiện
nay theo hướng phát huy năng lực, sở trường, và khả năng sáng tạo, độc lập của
mọi sinh viên. Vì vậy quá trình tổ chức dạy học trong đó có tổ chức theo hình
thức nhóm phù hợp với hướng dạy học này vì khơng những ln chú ý đến vai
trị tích cực của từng người học mà còn làm tăng hiệu quả làm việc cùng nhau
giữa sinh viên trong môi trường tương tác ở bậc Đại học. Để đạt được điều đó
thì tổ chức dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là một xu hướng dạy học hiện đại
có nhiều ưu điểm nổi bật cần được áp dụng ở trường Đại học - Cao đẳng hiện
nay.
Trong các môn học được giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm, Giáo
dục học là một môn học “thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban
đầu quan trọng về nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên”. Tuy nhiên bộ mơn cịn
nhiều nội dung mang nặng tính lí luận, lý thuyết hàn lâm. Thực tế cho thấy
trong việc tổ chức dạy học theo nhóm trong mơn giáo dục học, sinh viên vẫn
cịn hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động làm việc với nhau, tính tích cực
của mỗi sinh viên chưa được phát huy cao nhất. Vì vậy có thể đánh giá hiệu quả
của hoạt động nhóm khơng cao như mong muốn. Vậy làm thế nào để tăng
cường tính hợp tác của sinh viên trong làm việc nhóm mơn giáo dục học là vấn
đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhóm của mơn học này.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, việc thực hiện đề tài
“Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ môn Giáo dục học cho sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Gia Lai” thực sự là cần thiết.
Luận văn gồm ba phần được cấu trúc như sau:
Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm
vụ nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, giới
hạn phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
v



Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1 – Khái quát các lý thuyết cần thiết về tổ chức dạy học hợp tác nhóm
nhỏ
Chương 2 – Phân tích thực trạng dạy và học nhóm mơn Giáo dục học ở trường
Cao đẳng Sư phạm Gia Lai thể hiện ở nhận thức, mức độ thực hiện, các lưu ý và
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của giáo viên và sinh viên.
Chương 3 – Sau khi lựa chọn nội dung môn Giáo dục học để thiết kế quy trình
dạy học tiến hành lấy ý kiến chuyên gia trước khi thực nghiệm; trên cơ sở đó
tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả sau khi thực nghiệm thể hiện ở tính
tích cực, linh hoạt và kỹ năng hợp tác trong học nhóm của SV.
Phần kết luận và khuyến nghị: Trình bày những kết quả đạt được của
q trình nghiên cứu: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của tổ chức dạy học hợp
tác nhóm nhỏ, đánh giá được thực trạng dạy học nhóm mơn Giáo dục học và tổ
chức dạy học hợp tác nhóm mơn Giáo dục học theo quy trình có kết quả khả
quan. Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển hơn nữa các kết quả nghiên
cứu đạt được.

vi


ABSTRACT
The innovation of teaching methods at the University - College today
towards promoting capacity, forte, and creative ability, independent of all
students. So, the process of teaching institutions including organizations in the
form of group accordance with the directions of teaching for not always pay
attention to the positive role of each learner but also increase the efficiency of
working together between students in the interactive environment at the
university. To achieve that the organization of cooperation in teaching small

groups the organization of cooperation in teaching small group teaching is a
modern trend which there are many advantages to be applied at the University College today.
In courses taught at Education colleges, education is a subject "represents
direct occupational characteristics, based initially on the importance of
professional training for teachers." However, much of the content is subject
heavily theoretical, academic theory. In fact, in the organization of courses
taught by education group, students are limited in performing activities work
together, positiveness of each student is not promoted highest how to strengthen
the cooperation of students technical working groups in school education the
problem to be solved in order to improve the quality of teaching of this subject
group
Starting from the basis of theory and practice, the implementation of the
project "Organizating Cooperative teaching in small groups of Education for
students at Gia Lai Junior College of Education " is really necessary.
The thesis is structured in three parts as follows:
Preamble: Presented reason chosen topic, research objectives, research tasks,
objects and subjects, hypotheses, limiting, the scope and methods of study.
The content comprises 3 programs
Chapter 1 - Overview of the necessary theory about organizating cooperative
vii


learning in small groups
Chapter 2 - Situation analysis of teaching and learning in groups of subjects
Education Teachers College Gia Lai expressed in awareness, level of
performance, the attention and evaluation of factors affecting teachers and
students.
Chapter 3 - After selecting course content Education to design teaching process
conducted expert opinion before experimentation; proceed on that basis and
empirical analysis of experimental results as shown in the positive, flexible and

collaborative skills of students in the study group..
Conclusions and Recommendations: Presenting the results of the
research process: Codify the rationale of organizing small-group teaching
cooperation, situation assessment team teaching Education courses and teaching
institution collaborative group was according to the Education Studies with
positive results. From then make recommendations to further develop the
research results achieved.

viii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................v
ABSTRACT........................................................................................................... vii
MỤC LỤC .............................................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... xv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. xvi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................ xviii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU ................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu .........................................................................................3
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3

5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM
NHỎ..........................................................................................................................6
ix


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................. 6
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 11
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM .................................................................................... 17
1.2.1. Dạy học theo nhóm nhỏ ................................................................................. 17
1.2.2. Hợp tác .......................................................................................................... 18
1.2.3. Dạy học hợp tác ............................................................................................. 19
1.2.4. Dạy học hợp tác nhóm nhỏ ............................................................................ 20
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHỎ ................ 20
1.3.1.

Các cơ sở quy định việc tổ chức dạy học ở trường ĐH-CĐ ...................... 20

1.3.2. Mối quan hệ tương tác giữa hoạt động của người dạy và người học trong
dạy học hợp tác nhóm nhỏ ....................................................................................... 23
1.3.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học hợp tác nhóm nhỏ ...................................... 27
1.3.4. Một số mơ hình nhóm hợp tác trong dạy học hợp tác nhóm nhỏ .................... 29
1.4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHỎ ...................... 31
1.4.2. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm mơn Giáo dục học .......................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC NHĨM MƠN GIÁO DỤC HỌC Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI ....................................................... 41
2.1. KHÁI QUÁT VỀ MẪU KHẢO SÁT .............................................................. 41
2.1.1. Vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai ............................................... 41

2.1.2. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 42
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC NHĨM MƠN GIÁO DỤC HỌC ........................ 43
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 43
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc sử dụng PPDH
x


nhóm mơn GDH ...................................................................................................... 45
2.2.3. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của PPDH nhóm .................................... 46
2.2.4. Thực trạng sử dụng các PPDH môn GDH của giáo viên ................................ 48
2.2.5. Thực trạng cách thức vận dụng PPDH nhóm mơn GDH ................................ 49
2.2.6. Các lưu ý của GV trong quá trình DH nhóm mơn GDH ................................ 52
2.2.7. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến PPDH nhóm của giáo viên ..................... 54
2.3. THỰC TRẠNG HỌC NHĨM MƠN GDH CỦA SV ...................................... 55
2.3.1. Nhận thức của SV về vai trò của việc sử dụng PPDH nhóm trong DH mơn
GDH........................................................................................................................ 55
2.3.2. Nhận thức của SV về các biểu hiện của PPDH nhóm .................................... 56
2.3.3. Thực trạng hoạt động học nhóm mơn GDH của SV ....................................... 59
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhóm mơn GDH của SV ...................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 67
Chương 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC NHĨM NHỎ MƠN GDH TẠI
TRƯỜNG CĐSP GIA LAI .................................................................................... 70
3.1. LỰA CHỌN NỘI DUNG DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHỎ MÔN
GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG CĐSP GIA LAI .................................................... 70
3.1.1. Khái quát về môn Giáo dục học ..................................................................... 70
3.1.2. Nội dung môn GDH vận dụng tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ ................ 71
3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC NHĨM NHỎ MƠN GIÁO
DỤC HỌC.............................................................................................................. 75
3.3. LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA ......................................................................... 78
3.3.1. Mục đích ....................................................................................................... 78

3.3.2. Cách thức tiến hành ....................................................................................... 79

xi


3.3.3. Kết quả ý kiến chuyên gia.............................................................................. 79
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 81
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 81
3.4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 81
3.4.3. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................. 84
3.4.4. Xác định cách thức thực nghiệm .................................................................... 88
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................................... 90
3.5.1. Đánh giá của SV về mức độ thực hiện các vai trị trong nhóm ....................... 90
3.5.2. Đánh giá của SV về mức độ tích cực trong hoạt động nhóm .......................... 95
3.5.3. Đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ................................................................ 101
3.5.4. Đánh giá kết quả học tập của SV ................................................................. 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 111
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 113
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 113
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 114
3. KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 117
PHỤ LỤC 1.1....................................................................................................... 121
PHỤ LỤC 2.1....................................................................................................... 127
PHỤ LỤC 2.2....................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 3.1 ...................................................................................................... 135
PHỤ LỤC 3.2....................................................................................................... 138
PHỤ LỤC 3.3....................................................................................................... 139

xii



PHỤ LỤC 3.4.1 .................................................................................................... 140
PHỤ LỤC 3.4.2 .................................................................................................... 143
PHỤ LỤC 3.5....................................................................................................... 144
PHỤ LỤC 3.6....................................................................................................... 145
PHỤ LỤC 3.7....................................................................................................... 149
PHỤ LỤC 3.8.1 .................................................................................................... 153
PHỤ LỤC 3.8.2 .................................................................................................... 155
PHỤ LỤC 3.9.1 .................................................................................................... 157
PHỤ LỤC 3.9.2 .................................................................................................... 159
PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................... 161

xiii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

2


ĐC

Đối chứng

3

GDH

Giáo dục học

4

GV

Giáo viên

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

SV

Sinh viên

7


TN

Thực nghiệm

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các mối quan hệ xã hội trong QTDH ................................................... 21
Hình 1.2. Vai trị của người dạy và người học trong quá trình DH ....................... 22
Hình 1.3. Các hoạt động của người dạy và người học trong DHHTNN ............... 27
Hình 1.4. Quy trình dạy học hợp tác nhóm nhỏ.................................................... 39

xv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu khảo sát........................................................................................ 42
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết việc sử dụng PPDH nhóm ...... 45
Bảng 2.3. Ý kiến của GV về ý nghĩa của PPDH nhóm ......................................... 46
Bảng 2.4. Mức độ sử dụng PPDH môn GDH của GV .......................................... 48
Bảng 2.5. Cách thức vận dụng PPDH nhóm của GV ............................................ 50
Bảng 2.6. Các lưu ý của GV trong DH nhóm mơn GDH ...................................... 52
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng PPDH nhóm ...................... 54
Bảng 2.8. Nhận thức của SV về mức độ cần thiết của việc sử dụng PPDH nhóm 56
Bảng 2.9. Nhận thức của SV về biểu hiện PPDH nhóm ....................................... 57
Bảng 2.10. Thực trạng hoạt động học nhóm mơn GDH ....................................... 59
Bảng 2.11. Các lưu ý của SV khi tham gia hoạt động nhóm................................. 62
Bảng 2.12. Đánh giá của SV về các yếu tố ảnh hưởng PPDH nhóm .................... 64

Bảng 3.1. Tổng hợp đặc điểm của các chuyên gia khảo nghiệm ........................... 79
Bảng 3.2. Ý kiến chuyên gia ................................................................................ 80
Bảng 3.3. Tổng hợp đặc điểm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng........... 85
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện các vai trò trong nhóm của SV ................................ 90
Bảng 3.5. Mức độ tích cực tham gia hoạt động nhóm của SV .............................. 95
Bảng 3.6. Đánh giá kỹ năng hợp tác của SV ...................................................... 101
Bảng 3.7. Tổng hợp điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng .... 107
Bảng 3.8. Kết quả các loại điểm số của SV lớp TN và ĐC ................................. 109

xvi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ý kiến chuyên gia .................................................................... 81
Biểu đồ 3.2. Mức độ thực hiện các vai trị trong nhóm của SV nhóm TN và ĐC
..................................................................................................................... 95
Biểu đồ 3.3. Mức độ tích cực trong hoạt động nhóm của SV nhóm TN và ĐC
................................................................................................................... 100
Biểu đồ 3.4. Kỹ năng hợp tác của SV nhóm TN và nhóm ĐC .................... 105
Biểu đồ 3.5. Điểm TB nhóm TN và ĐC ..................................................... 109

xvii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Chương trình chi tiết môn Giáo dục học ................................... 121
Phụ lục 1.2. Kế hoạch dạy học hợp tác nhóm nhỏ theo quy trình – Chương 3124
Phụ lục 2.1. Phiếu kháo sát dành cho GV ..................................................... 127
Phụ lục 2.2. Phiếu kháo sát dành cho SV ...................................................... 131
Phụ lục 3.1. Phiếu thu thập thông tin (dành cho nhóm TN) .......................... 135

Phụ lục 3.2. Câu hỏi phỏng vấn sâu (dành cho SV) ...................................... 138
Phụ lục 3.3. Tài liệu hướng dẫn cách thức hoạt động nhóm hiệu quả (dành cho
nhóm TN)...................................................................................................... 139
Phụ lục 3.4.1. Phiếu thăm dị ý kiến (dành cho chuyên gia) .......................... 140
Phụ lục 3.4.2. Danh sách chuyên gia ............................................................ 143
Phụ lục 3.5. Phiếu đánh giá kết quả làm việc nhóm (dành cho nhóm TN) .... 144
Phụ lục 3.6. Đề kiểm tra môn giáo dục học (dành cho nhóm TN) ................. 145
Phụ lục 3.7. Các bảng xử lý kết quả nghiên cứu ........................................... 149
Phụ lục 3.8.1. Bảng kết quả học tập của lớp thực nghiệm ............................. 153
Phụ lục 3.8.2. Bảng kết quả học tập của lớp đối chứng ................................. 155
Phụ lục 3.9.1. Danh sách sinh viên lớp thực nghiệm .................................... 157
Phụ lục 3.9.2. Danh sách sinh viên lớp đối chứng......................................... 159
Phụ lục 4. Một số bảng kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS ............. 161

xviii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp đổi mới của đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo. Bởi chỉ có thơng qua giáo dục và đào tạo mới tạo
nên một lực lượng lao động chất lượng cao, góp phần quan trọng cho nhu cầu
phát triển của xã hội. Tuy nhiên để làm được điều đó, việc đổi mới nội dung,
phương pháp đào tạo là một định hướng quan trọng và đòi hỏi phải thực hiện
trước hết đối với ngành giáo dục. Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng đã nhấn
mạnh một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới đó là đổi mới nội dung,
phương pháp và quy trình đào tạo. Trong Nghị quyết đã nêu rõ: “Triển khai đổi
mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ
động của người học; sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt

động dạy và học”[12].
Trong những năm vừa qua, trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai mà trực
tiếp là đội ngũ giáo viên giảng dạy đã nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao
hiệu quả dạy học cũng như cải tạo thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay tại nhà trường nên đã hưởng ứng thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy khả năng tự giác, độc lập suy nghĩ của sinh viên. Vì
vậy tổ chức dạy học theo hình thức nhóm là một lựa chọn tối ưu nhằm thực hiện
mục đích đó, đồng thời phải chú ý đến các biện pháp làm tăng khả năng hiệu
quả làm việc cùng nhau giữa sinh viên trong môi trường tương tác ở bậc đại
học-cao đẳng.
Trong các môn học được giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm, Giáo
dục học là một môn học “thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban
đầu quan trọng về nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên” [16, tr.12]. Mục tiêu
của môn học là trang bị tri thức chung, kỹ năng cơ bản về lĩnh vực giáo dục trên
cơ sở đó hình thành thái độ, phẩm chất lao động sư phạm đúng đắn cho giáo
1


sinh sau này. Tuy nhiên bộ mơn cịn nhiều nội dung mang nặng tính lí luận, lý
thuyết hàn lâm. Vì vậy để đạt được mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ
của giáo viên bộ môn Giáo dục học ở nhà trường là phải “phát triển các năng
lực tự học, tự nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên” [29, tr.14] và có khả
năng “lựa chọn, phối hợp một cách khoa học các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học giáo dục học nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học giáo
dục học” [29, tr.17]. Xuất phát từ đó, vận dụng dạy học theo nhóm đã được các
giáo viên giáo dục học tiến hành linh hoạt như một định hướng tích cực trong
dạy học ở nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc tổ chức dạy học
theo nhóm trong mơn giáo dục học, sinh viên vẫn còn hạn chế trong việc thực
hiện các hoạt động làm việc với nhau, tính tích cực của mỗi sinh viên chưa được
phát huy cao nhất. Vì vậy có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm khơng

cao như mong muốn. Theo quan sát trong quá trình tổ chức dạy học thì một
trong những ngun nhân chính là do mối quan hệ hợp tác giữa các em không
được chú trọng hoặc việc tổ chức dạy học hợp tác chưa hiệu quả ảnh hưởng đến
kết quả làm việc nhóm.
Vậy làm thế nào để tăng cường tính hợp tác của sinh viên trong làm việc
nhóm mơn giáo dục học là vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy
học nhóm của mơn học này.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên việc thực hiện đề tài
“Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ mơn Giáo dục học cho sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai” thực sự là cần thiết.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ mơn Giáo dục học ở trường Cao đẳng
sư phạm Gia Lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức dạy học hợp tác nhóm.
2


- Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học nhóm môn Giáo dục học cho sinh
viên trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai.
- Xây dựng quy trình dạy học hợp tác nhóm mơn Giáo dục học ở trường
CĐSP Gia Lai.
- Tổ chức vận dụng quy trình dạy học hợp tác đã xây dựng ở một số nội dung
môn Giáo dục học cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Gia Lai.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CÚU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học hợp tác nhóm nhỏ
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy học theo nhóm mơn Giáo dục học

- Sinh viên năm thứ hai trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
- Giáo viên bộ môn Giáo dục học trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ mơn Giáo dục học đã có nhưng
chưa theo đúng quy trình các bước. Nếu tổ chức dạy học hợp tác nhóm theo quy
trình người nghiên cứu đề xuất sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm nhỏ của
sinh viên, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục học ở trường Cao
đẳng sư phạm Gia Lai.
5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này người nghiên cứu lựa chọn học phần Hoạt động giáo dục
ở trường THCS để tổ chức dạy học hợp tác cho sinh viên năm thứ hai trường
Cao đẳng sư phạm Gia Lai.
Về thực nghiệm người nghiên cứu chỉ lựa chọn nội dung dạy học ở
chương II và chương III của học phần để tiến hành thực nghiệm trên một số đối
tượng là sinh viên năm thứ hai trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai.
3


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, người
nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Người nghiên cứu đã sưu tầm và sử sụng các tài liệu lý luận, các kết quả
nghiên cứu thực tiễn trong và ngồi nước có liên quan đến vấn đề dạy học hợp
tác; để từ đó phân tích, so sánh, hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài nghiên cứu và sắp xếp thành thư mục tài liệu tham khảo.
- Phương pháp điều tra bằng câu hỏi
Người nghiên cứu sử dụng bảng thăm dò ý kiến bao gồm các câu hỏi
đóng, mở kết hợp nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ và đánh giá của sinh viên,
giáo viên bộ môn Giáo dục học về phương pháp dạy học nhóm mơn Giáo dục

học ở trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai. Ngoài ra người nghiên cứu cịn sử
dụng bảng câu hỏi đóng sau thực nghiệm nhằm đo thái độ, mức độ tích cực và
đánh giá về kỹ năng của sinh viên ở kết quả hoạt động nhóm, kết quả hợp tác
nhóm sau các buổi thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng và lấy ý kiến về quy trình dạy học hợp tác nhóm, người
nghiên cứu tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức vận dụng quy trình trên
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng một số nội dung mơn GDH tại trường
Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; từ đó rút ra nhận xét đánh giá về tính khả thi và tính
thực tiễn của quy trình.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được người nghiên cứu thực hiện liên tục trong quá
trình dạy học Giáo dục học, đặc biệt là trong các buổi hoạt động nhóm của sinh
viên nhằm thu thập các thơng tin liên quan đến tính hợp tác, kết quả của việc tổ
chức dạy học hợp tác nhóm cho sinh viên các nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.

4


Phương pháp này được vận dụng nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra
bằng câu hỏi và phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn
Người nghiên cứu phỏng vấn SV và GV về thực trạng dạy học nhóm mơn
GDH và ý kiến của SV hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong quá trình dạy
học hợp tác.
- Phương pháp chuyên gia
Để làm cơ sở vận dụng và tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu lấy ý
kiến của các giảng viên có kinh nghiệm về tổ chức dạy học theo nhóm môn
GDH ở trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai về quy trình tổ chức dạy học hợp tác

nhóm nhỏ
- Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng nhằm mô tả, xử lý một
số thông tin và số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS kết hợp với các dữ
liệu, thông tin thu thập được từ quan sát, phỏng vấn trong quá trình điều tra.

5


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC
HỢP TÁC NHÓM NHỎ
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Trên thế giới

Ø Với dạy học theo nhóm
Lịch sử phát triển của giáo dục cho thấy dạy học theo nhóm đã được quan
tâm, xây dựng và vận dụng từ rất sớm, nhưng có thể nói nó chính thức được
phát triển ở phương Tây.
Dạy học theo nhóm chính thức bắt đầu được áp dụng ở Đức cũng như ở
Pháp vào thế kỷ 18. Ở Anh, vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, dạy học theo
nhóm được sử dụng dưới hình thức dạy học hướng dẫn viên, được gọi là hính
thức dạy học tương trợ, do linh mục Bel và giáo viên D. Lancaster đề ra và sau
đó được nhà giáo dục học Girar phát triển với sắc thái khác [2, tr.165].
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với việc xây dựng kiểu “nhà trường hoạt
động”, vấn đề học tập cộng đồng đã được nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học
phương Tây chú ý nghiên cứu. Trong số đó, J. Deway đã chú ý phát triển hình
thức học tập theo nhóm. Theo ơng, mơi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển nhân cách trẻ, do đó càng tạo cho trẻ một mơi trường gần với đời sống càng
tốt. Một trong số mơi trường đó là mơi trường làm việc chung. Nó sẽ tạo cho trẻ
có thói quen trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội phát triển lí luận. Lý thuyết học tập

nhóm của ơng được xây dựng trên quan điểm đó. [2, tr.165]
Sau này, Roger Cousinet, nhà giáo dục người Pháp, một phần chịu ảnh
hưởng của nhà xã hội học người Đức – F. Durkheim và tư tưởng giáo dục của J.
Deway, với nhận định giáo dục như là một phương thức để xã hội hóa và phải tổ
chức nhà trường trở thành một mơi trường mà người học có thể sống được trong
đó, nên ông đã chủ trương rằng sự làm việc chung thành từng nhóm sẽ là giải
pháp thỏa đáng về mặt sư phạm. Ông đã nghiên cứu một cách cụ thể về ý nghĩa

6


của hình thức học tập theo nhóm, cơ cấu của nhóm, đặc điểm của nhóm học tập,
cách sử dụng nhóm học tập để đạt được hiệu quả.
Dạy học theo nhóm sau này đã được Peter Peterson, Dottreu (Thụy Sĩ),
Elsa Kohler (Áo), A. Jakul (Ba Lan), Kotov (Nga) và những nhà giáo dục khác
nghiên cứu, vận dụng và phát triển. Sau đó việc dạy học với hình thức này được
sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây.
Tiếp sau đó, tại Mỹ, hai tác giả là Francis J. Hiekerson và John Middleton
đã nghiên cứu và đề ra 24 phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, gồm có các
phương pháp như tấn cơng trí não, thảo luận, nghiên cứu trường hợp, đóng vai,
đàm thoại, làm việc theo nhóm,... Trong đó, thảo luận được xem là hình thức cơ
bản của dạy học theo nhóm.
Hiện nay, dạy học theo nhóm vẫn tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện
các kết quả lý luận, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng có hiệu quả hơn trong
thực tiễn dạy học đại học nói riêng và dạy học nói chung.

Ø Với dạy học hợp tác
Tư tưởng về dạy và học hợp tác đã có từ rất sớm nhưng các quan điểm
chính thức thì xuất phát từ nước Mỹ. Có thể nói John Deway là người đầu tiên
khởi xướng chiến lược này trong các trường học ở Mỹ vào những năm đầu thế

kỷ 20, cùng với chủ trương dân chủ hóa trong giáo dục nhằm phát huy khả năng,
sở trường của người học. Theo J. Deway việc “trẻ cùng nhau lập kế hoạch cho
các dự án của mình, và việc thực hiện các dự án đó dựa trên sự phân bố lao động
mang tính hợp tác, trong đó vai trị lãnh đạo được thường xuyên luân chuyển” là
thực hiện tính dân chủ trong giáo dục. Sau này, những quan điểm nghiên cứu
của ông được các đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu khác phát triển, hoàn thiện
hơn [4, tr.220]. Tiêu biểu là Herbert Thelen, cũng thuộc Đại học Chicago, đã rất
quan tâm đến tính chất hoạt động của nhóm, làm cơ sở cho lí luận về dạy học
hợp tác sau này.
Nhiều nhóm nghiên cứu và những nhà thực hành ở Mỹ và các nước khác
đã quan tâm nghiên cứu và áp dụng phương thức học tập hợp tác vào quá trình
7


dạy học ở nhiều cấp học khác nhau. Có rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm trên
thế giới đã nghiên cứu và rút ra những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về dạy
học hợp tác nhóm. Có thể nói “cho đến nay những người nổi tiếng trong nghiên
cứu về dạy học hợp tác đó là anh em nhà Johnsons và Kagans” [31, tr.7]. Roger
T. Johnson và David W. Johnson là anh em giảng viên tại Đại học Giáo dục, Đại
học Minnesota. Nghiên cứu của họ liên quan đến học tập hợp tác bắt đầu vào
năm 1960 với các điều tra về các tình huống dạy học hợp tác và cạnh tranh. Các
nghiên cứu vừa hoàn thiện hệ thống lý luận lẫn vấn đề vận dụng dạy học hợp
tác.
Trong bài viết Một cái nhìn tổng quan về học tập hợp tác, họ đã đưa ra
nhận định tổng quát nhất về ra đời và ảnh hưởng của dạy học hợp tác. Theo đó,
các tác giả xác định “Có ba cách học cơ bản mà sinh viên có thể tương tác với
nhau. Họ có thể cạnh tranh xem ai là “người giỏi nhất”, họ có thể làm việc cá
nhân nhằm đạt được mục tiêu mà không cần chú ý đến người khác, hoặc họ có
thể làm việc hợp tác với sự quan tâm đến việc học của người khác như của chính
mình” [36]. Các tác giả khẳng định học tập hợp tác có khá nhiều ưu điểm so với

hai cách học cịn lại. Nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh “Có sự khác nhau giữa
những sinh viên làm việc cùng nhóm đơn giản và nhóm sinh viên được tổ chức
làm việc hợp tác. Một nhóm sinh viên ngồi cùng một bàn để làm việc chung
nhưng thoải mái trò chuyện với nhau khi làm thì khơng phải là nhóm hợp tác,
bởi vì họ khơng có sự tương tác tích cực. Có lẽ nên gọi là nhóm học truyện trị
mang tính cá nhân. Để nhóm này trở thành một nhóm hợp tác thì cần đưa ra một
mục tiêu chung mà nếu giải quyết nó nhóm sẽ được khen thưởng cho nỗ lực của
họ.” [36]
Cịn trong nghiên cứu Hai người học tốt hơn một, Roger và David
Johnson lại nhấn mạnh rằng: Buộc sinh viên học tập hợp tác là cách thức mạnh
mẽ để họ học tập và tạo ra hiệu quả tích cực đối với khơng khí lớp học. Tuy
nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh về dạy học hợp tác nhóm trong lớp học là
những thành tích học tập, sự chấp nhận khác biệt và các thái độ tích cực, rõ
8


ràng. Các tác giả nhận định rằng, các nghiên cứu về dạy học hợp tác đã có sự so
sánh và phần lớn kết luận rằng sinh viên học hiệu quả hơn khi họ hợp tác cùng
nhau. Cụ thể là họ đạt được nhiều thành quả hơn khi học tập hợp tác so với học
cạnh tranh hoặc học cá nhân. Đồng thời người học đã có thái độ tích cực hơn
đối với khơng chỉ việc học mà cịn với lớp học, giáo viên và mơn học đó khi
được tổ chức làm việc cùng nhau. Đặc biệt họ cịn có cái nhìn tích cực hơn về
bản thân người đồng hành với mình trong quá trình làm việc và phối hợp hiệu
quả để giải quyết các nhiệm vụ nhờ hợp tác trong học tập [33].
Có thể nói cách tiếp cận của nhóm các tác giả này đánh giá hợp tác như
một phương thức học tập hiệu quả của SV, mà nếu tham gia tích cực thì họ sẽ
đạt được các kết quả tốt hơn rất nhiều so với những cách thức học tập khác.
Nói về các cấu trúc cho việc vận dụng trong dạy học hợp tác thì Spencer
Kagan là người có nhiều nghiên cứu về vấn đề này hơn cả. Năm 1985, Tiến sĩ
Spencer Kagan đã giới thiệu các phương pháp tiếp cận cấu trúc trong dạy học

hợp tác, mà bây giờ được sử dụng trên toàn thế giới trong các lớp học ở tất cả
các cấp lớp. “Thay vì nhấn mạnh các bài học lý thuyết nặng nề, các đơn vị kiến
thức phức tạp, lối tiếp cận cấu trúc của Kagan đã làm cho hợp tác học tập là một
phần của bất cứ bài học nào qua việc ông thêm vào các cấu trúc của học tập hợp
tác” [31, tr.7]. Vấn đề quan trọng trong các cấu trúc mà Kagan đưa ra để thực
hiện hiệu quả dạy học hợp tác là ông đã xây dựng các nguyên tắc mà có thể khái
quát thành các từ viết tắt PIES, đó là: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau (Positive
Interdependence), trách nhiệm cá nhân (Individual Accountability), sự tham gia
bình đẳng (Equal Participation) và tương tác đồng thời (Simultaneous
Interaction). Việc vận dụng các nguyên tắc như thế nào và kết quả của nó cũng
là kết quả của việc vận dụng các cấu trúc Kagan. Kagan đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu, đặc biệt về vấn đề này được thể hiện trong bài viết Học tập
hợp tác: 17 ưu điểm và 17 nhược điểm cùng 10 điều đề vận dụng thành cơng.
Ơng nhấn mạnh các lợi thế mà học tập hợp tác mang lại, khơng chỉ trong lĩnh
vực dạy học mà cịn ở các vấn đề khác như quan hệ dân tộc, tính tự chủ trách
9


×