Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.45 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT
VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Diệp Anh*

ABSTRACT
Social enterprises were officially recognized for the first time in the Enterprise Law 2014, These regulations are
amended and supplemented in the Enterprise Law 2020. However, the regulations still have many unreasonable
problems, which have not promoted the development of social enterprises. The article analyzes the current state
of Vietnam’s regulations and issues in the process of law enforcement, compare with the law on social enterprises of
the UK and Korea to offer solutions to improve the efficiency of law enforcement on social enterprises in Vietnam.
Keywords: Social enterprises, Vietnamese law on social enterprises.
Received: 20/07/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022

1. Đặt vấn đề
Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hiểu là các doanh nghiệp (DN) kinh doanh (KD) để giải quyết các vấn
đề xã hội và môi trường. Các DN này tạo ra thu nhập
như các DN bình thường, nhưng sau đó đầu tư lợi nhuận
của họ vào các mục tiêu xã hội. Tại Việt Nam hình thức
DNXH được cơng nhận chính thức trong Luật DN năm
2014, được sửa đổi bổ sung trong Luật DN 2020 mở
đường cho một mơ hình DN phục vụ cộng đồng, môi
trường và xã hội.
Theo số liệu từ hệ thống của Cục Quản lý đăng ký
KD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4 năm
2020, có khoảng 114 DNXH và chi nhánh, văn phòng
đại diện của DNXH đăng ký hoạt động với cơ quan đăng
ký KD. pháp luật. Tuy nhiên, những quy định pháp lý về


DNXH tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn
đến việc thực thi pháp luật về DNXH còn gặp nhiều khó
khăn. Các quy định này hiện nay vẫn cịn nhiều chưa
rõ ràng, chồng chéo và chưa thực sự có những khuyến
khích, hỗ trợ. Ví dụ như: vị trí của DNXH chưa được
nhìn nhận đúng đắn; chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành
riêng cho DNXH còn nghèo nàn và mờ nhạt; hình thức
pháp lý của DNXH hạn hẹp vì vậy khơng thu hút được
nhiều cá nhân, tổ chức khác trong xã hội tham gia thành
DNXH.
Trong phạm vi bài báo, tác giả đã phân tích thực
trạng quy định của pháp luật Việt Nam và những vấn đề
trong quá trình thực thi pháp luật về DNXH, đối sánh
với các quy định của một số quốc gia như Anh, Hàn
Quốc để từ đó nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
DNXH tại Việt Nam. Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam
về DN xã hội
2.1.1. Quy định về hình thức pháp lý
Luật DN 2020 đã khẳng định tiêu chí đầu tiên của
DNXH phải là DN, điều đó có nghĩa DNXH phải đảm
bảo đáp ứng các đặc điểm của DN được hiểu là “một tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc được đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích KD” . Như vậy các văn
bản pháp lý của Việt Nam khơng coi DNXH là một loại
hình DN đặc thù riêng. Nói cách khác, giống như DN
thơng thường, DNXH vẫn tổ chức và hoạt động theo

một trong các loại hình DN: Công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh và DN tư nhân.
Như vậy có rất nhiều các tổ chức từ thiện, hợp tác xã,
quỹ, hiệp hội, trung tâm mang đặc điểm của DNXH sẽ
không được pháp luật công nhận là DNXH.
2.1.2. Tên của DN xã hội và thủ tục đăng ký thành
lập DN xã hội
- Tên của DNXH: Tên DN là một trong những
điều kiện quan trọng khi thành lập DN. Nghị định số
96/2015/NĐ – CP hướng dẫn một số điều trong Luật
DN 2014 thì tên của DNXH có thể bổ sung thêm cụm
từ “xã hội” vào tên riêng của DN. Tuy nhiên trong Nghị
định số 41/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật DN đã không đưa quy định về tên của DNXH.
Điều này dẫn tới hệ quả là có những nhà đầu tư sử dụng
cụm từ xã hội trong việc đặt tên cho DN để các đối tác,
người dân có sự nhầm lẫn về chủ thể KD.
- Thủ tục đăng ký thành lập DNXH: Hồ sơ, trình
tự, thủ tục đăng ký thành lập DN xã hội, chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm KD của DN xã hội thực hiện

* Trường Đại học Mỏ - Địa chất

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

1


QUẢN LÝ KINH TẾ
theo quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP tương

ứng với từng loại hình DN. Kèm theo hồ sơ phải có
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do chủ
DN tư nhân; các thành viên hợp danh; các thành viên
là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người
đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân,
nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và
mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông
sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại
diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức,
người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo
ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông
này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký
vào bản cam kết này cùng với cổ đơng sáng lập.
- Phịng Đăng ký KD đăng tải Cam kết thực hiện
mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký DN khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký
DN cho DN.
2.1.3. Cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động DNXH
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định đặc thù về cách
thức vận hành của DNXH nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt
động của DN mà chỉ đơn thuần là ràng buộc các DNXH
thực hiện các cam kết về mục tiêu xã hội. DNXH phải
duy trì mục tiêu xã hội, mơi trường, mức lợi nhuận giữ lại
để tái đầu và nội dung khác được ghi trong Cam kết nộp
kèm hồ sơ đăng ký KD trong suốt q trình hoạt động.
Trường hợp khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy
đủ các Cam kết thì phải hoàn trả lại toàn bộ các ưu đãi,
các khoản viện trợ tài trợ dành riêng cho DNXH.
Điều 10 Luật DN 2020 quy định DNXH “Không

được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục
đích khác ngồi bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt
động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà DN đã
đăng ký; Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, DN
xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm
quyền về tình hình hoạt động của DN”.
Điều 3 Nghị định số 47/2021/NĐ –CP quy định “DN
xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, mơi trường, mức lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam
kết thực hiện mục tiêu xã hội, mơi trường trong suốt q
trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã
hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, DN xã hội
phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ
mà DN xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội,
môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội,
môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.”.
2

2.1.4. Quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ
chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu hoạt động
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích
cộng đồng. Vì vậy DNXH có những ưu đãi cụ thể như
sau “Chủ sở hữu, người quản lý DN xã hội được xem
xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép,
chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy
định của pháp luật; Được huy động, nhận tài trợ từ cá
nhân, DN, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của
Việt Nam, nước ngồi để bù đắp chi phí quản lý, chi

phí hoạt động của DN; Nhà nước có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển DN xã hội”. Với quy
định, nghị định số 47/2021/NĐ-CP chưa đưa ra được
hướng dẫn chi tiết về những ưu đãi, hỗ trợ riêng cho
DNXH mà các hưởng các ưu đãi, hỗ trợ phải căn cứ vào
luật chuyên ngành.
2.2. Thực trạng thực thi các quy định của pháp luật
của DNXH
2.2.1. Số lượng DN xã hội
Tại Việt Nam, trong vòng một thập niên trở lại đây,
đã chứng kiến sự tăng trưởng đầy hứa hẹn của các
DNXH. Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, số DNXH
đã tăng gấp 5 lần (từ 200 lên đến 1.000 DN) phân bố
trong nhiều ngành, nghề đa dạng như: giáo dục, đào tạo,
nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Theo báo cáo của Hội
đồng Anh, tại Việt Nam, số DNXH trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 35%, gấp gần 4 lần số
DNXH trong lĩnh vực dịch vụ du lịch (9%) và giáo dục
(9%), và gấp 5 lần số DNXH trong lĩnh vực môi trường
(7%). Đây là bốn ngành phát triển nhất trong danh mục
DNXH của Việt Nam tính đến năm 2019.
2.2.2. Hình thức pháp lý của DNXH
Theo số liệu từ Hệ thống của Cục Quản lý đăng ký
KD của Bộ Kế hoạch Đầu tư , tính đến cuối tháng 4 năm
2020, hình thức pháp lý của DNXH đăng ký với cơ quan
đăng ký KD chủ yếu là công ty cổ phần và công ty trách
nhiệm hữu hạn. do pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận
hình thức pháp lý của DNXH là DN cho nên khơng có
DNXH nào đăng ký thành lập với hình thức pháp lý là
hợp tác xã hoặc hộ KD. Chính quy định này đã bỏ qua

các đặc tính ưu việt rất phù hợp với mục tiêu xã hội của
các hợp tác xã, các hiệp hội vì lợi ích cộng đồng đó là
tính chất sở hữu tập thể, tinh thần cộng đồng. Trên thực
tế, các hình thức hiệp hội, hợp tác xã như hợp tác xã
thương binh, hợp tác xã người tàn tật… đã đóng góp
đáng kể trong việc tạo cơng ăn việc làm và cuộc sống
tích cực cho các xã viên là những nhóm người yếu thế,

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
dễ bị tổn thương và khó hịa nhập trong xã hội. Đây
chính là những mơ hình của DNXH rất tiềm năng nhưng
lại chưa được điều chỉnh hình thức pháp lý phù hợp. Hệ
quả là khơng ít DNXH tại Việt Nam, khi khơng đăng ký
theo mơ hình DNXH theo luật định, các DN này cũng
khó có thể địi hỏi được nhận các chính sách ưu đãi, hỗ
trợ của Nhà nước đối với DN.
2.2.3. Tên của DNXH và thủ tục đăng ký thành lập
DNXH
Tên của DNXH: Hiện nay chưa có văn bản hướng
dẫn cụ thể đối với tên của DNXH nên dẫn tới việc nhiều
nhà đầu tư, DN trục lợi bằng cách đặt thêm cụm từ “xã
hội” vào sau tên DN nhằm cố tình gây nhầm lẫn nhằm
động cơ trục lợi với khách hàng, đối tác, người lao động.
Thủ tục đăng ký thành lập DNXH: Theo Luật DN
2020, đối với DN thông thường, thời gian cấp giấy đăng
ký DN là 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký
KD nhận được hồ sơ. DNXH tại Việt Nam chưa có hình

thức pháp lý cụ thể nên việc đăng ký KD sẽ giống như
DN thông thường. Tuy nhiên điều này khi thực thi có
một số vấn đề nảy sinh như tính đúng đắn, chính xác, số
liệu cam kết trong hồ sơ của DNXH sẽ không được đảm
bảo. Thêm vào đó khi đi vào hoạt động, DNXH gặp một
số khó khăn trong việc chứng minh tư cách DNXH của
mình cho các bên đối tác khi cần thiết.
2.2.4. Cơ chế giám sát đối với DNXH
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định đặc thù về cách
thức vận hành của DNXH nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt
động của DN mà chỉ đơn thuần là ràng buộc các DNXH
thực hiện các cam kết về mục tiêu xã hội. DNXH phải
duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại
để tái đầu và nội dung khác được ghi trong Cam kết nộp
kèm hồ sơ đăng ký KD trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ các Cam kết thì phải hồn trả lại tồn bộ các ưu đãi,
các khoản viện trợ tài trợ dành riêng cho DNXH (Điều
3, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP). Tuy nhiên chúng ta lại
chưa có khung pháp lý rõ ràng, chế tài đủ mạnh để giám
sát quá trình hoạt động của DNXH như các chế độ báo
cáo, những cam kết mục tiêu đang theo đuổi…
2.2.5. Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH
Do DNXH ln theo đuổi mục tiêu vì xã hội, cộng
đồng và khơng vì lợi nhuận nên Nhà nước cần ban
hành một số chính sách cụ thể để khuyến khích, thúc
đẩy DNXH phát triển và vượt qua được khó khăn trong
quá trình hoạt động KD. Nghị định số 96/2015/NĐ – CP
của Chính phủ đã quy định về chính sách phát triển đối
với DNXH, theo đó Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ


chức, cá nhân thành lập DNXH có mục tiêu, hoạt động
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích
cộng đồng. DNXH được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư theo quy định, được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ
nước ngồi, tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu xã hội. Tuy
nhiên khi Luật DN 2020 đi vào thực thi và Nghị định
47/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều khoản
của Luật DN thì chưa có những giải thích, hướng dẫn các
chính sách ưu đãi đối với DNXH. Các ưu đãi, chính sách
hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với DNXH nằm ở
nhiều văn bản khác nhau, nhiều luật chuyên ngành khiến
các nhà đầu tư, chủ DNXH khó áp dụng hoặc khơng biết
được những ưu đãi đối với DN của mình.
2.2.6. Khuyến nghị đối với các quy định pháp lý về
DNXH
a) Hình thức pháp lý của DNXH
Hiện nay, DNXH đưa ra tiêu chí phải là DN dễ gây
hiểu lầm với các nhà đầu tư khi muốn thành lập loại hình
này, bỏ xót các hình thức như, khơng có hình thức pháp
lý riêng dẫn tới việc bỏ xót các hình thức khác như hợp
tác xã, cá nhân KD, tổ chức từ thiện... Vì vậy, pháp luật
xác định rõ đặc trưng pháp lý của DN xã hội nhằm phù
hợp với bản chất của DNXH thay vì xác định cứng nhắc
là DN. Việt Nam có thể nghiên cứu các quy định của
nước Anh, xác định rõ ràng DNXH chỉ được coi là mơ
hình hoạt động có thực hiện hoạt động KD nhằm đạt các
mục tiêu xã hội.
b) Quy định về tên của DNXH và quy trình đăng ký

KD đối với DNXH
- Đối với quy định về đặt tên DNXH chưa rõ ràng,
chặt chẽ, chưa dễ dàng trong việc nhận diện DNXH, gây
khó khăn cho chủ DNXH. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần
có quy định cụ thể trong việc đặt tên đối với DNXH. Khi
DN đáp ứng đủ các điều kiện là DNXH theo quy định
của Luật DN 2020 thì phải sử dụng cụm từ “xã hội”,
đồng thời cấm sử dụng cụm từ trên nếu DN không đủ
điều kiện hoặc không thực hiện theo mơ hình DNXH,
có chế tài xử lý nếu DN vi phạm vào việc đặt tên. Khi
DNXH không tiếp tục cam kết thực hiện các mục tiêu xã
hội, mơi trường thì bắt buộc tên riêng của DN phải bỏ
cụm từ này bằng việc đăng ký thay đổi tên tại cơ quan
quản lý nhà nước. Đưa ra khuyến nghị này của tác giả
dựa trên các quy định về tên của DNXH của các quốc
gia Anh, Hàn Quốc. Việc này tạo điều kiện cho cơ quan
quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động
của loại hình này, giúp khách hàng đối tác dễ dàng nhận
diện loại hình này, tránh các trường hợp trục lợi của chủ

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

3


QUẢN LÝ KINH TẾ
đầu tư đối với các chính sách ưu đãi, kêu gọi hoạt động
vì mục đích xã hội trái phép.
- Quy trình đăng ký KD: Nghiên cứu các quy định về
DNXH tại Anh và Hàn Quốc, để được cấp giấy chứng

nhận đăng ký KD đối với DNXH đều có bộ phận chuyên
trách thẩm định hồ sơ đối với các cam kết về phân chia
lợi nhuận, chi trả các khoản nợ, vay, sử dụng lao động, và
thực hiện mục tiêu xã hội cụ thể. Tác giả đề xuất quy trình
đăng ký cho DNXH cần có bộ phận chun ngành thẩm
định tính hợp lệ, hợp lý của hồ sơ đăng ký, ghi nhận các
thông tin mà DNXH đã cam kết.
2.2.7. Cơ chế giám sát đối với DNXH
Để đảm bảo DNXH hoạt động hiệu quả và minh bạch
trong quản lý, sử dụng tài chính, Nhà nước cũng cần đẩy
mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động,
việc thực hiện cam kết của DNXH đối với các mục tiêu
theo đuổi. Theo đó, cần có sự phối hợp đồng bộ các cơ
quan chuyên ngành trong việc giám sát quá trình hoạt
động và đăng ký DNXH nhằm đảm bảo sự xuyên suốt
trong thực hiện các cam kết của DNXH. Chế độ báo cáo
phải kịp thời, minh bạch và có chế tài đủ mạnh khi DNXH
nào phá bỏ cam kết những mục tiêu đã theo đuổi hoặc
khơng duy trì, khơng đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều
lệ DNXH (không thực hiện đầy đủ cam kết về mục tiêu
xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư,
chậm hoặc không nộp báo cáo hoạt động KD, phân chia
lợi nhuận tới cơ quan có thẩm quyền, chậm hoặc khơng
nộp báo cáo tiếp nhận viện trợ, tài trợ, báo cáo đánh giá
tác động xã hội tới cơ quan ĐKKD…) thì cơ quan quản lý
nhà nước có thể thu hồi được phần tài chính cịn lại đã tài
trợ, viện trợ cho DNXH đó để chuyển tiếp cho các DNXH
khác đang theo đuổi mục tiêu vì xã hội, cộng đồng.
Theo kinh nghiệm của các nước Anh, Hàn Quốc về
DNXH ln có cơ quan quản lý chuyên trách để theo dõi,

giám sát hoạt động của các DNXH ngay từ khi thành lập
cho tới khi kết thúc thời hạn hoặc từ bỏ mục tiêu xã hội.
Đồng thời cơ quan này chịu trách nhiệm hỗ trợ các DNXH
trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của các
Nhà nước và các tổ chức khác. Các hoạt động hỗ trợ của
cơ quan này đối với các DNXH có thể kể tới như sau: (1)
Đào tạo DNXH, phát hiện các mơ hình DNXH và hỗ trợ
thương mại hoá; (2) Giám sát và đánh giá DNXH; (3)
Giúp xây dựng và điều hành mạng lưới các DNXH theo
ngành, khu vực và toàn quốc; (4) Xây dựng và vận hành
trang mạng về DNXH và tích hợp các hệ thống thông
tin; (5) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các DNXH về
các lĩnh vực: quản lý KD, công nghệ, thuế, lao động, kế
toán,… ; và (6) Hợp tác quốc tế liên quan đến DNXH.
4

2.2.8. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNXH
Từ kinh nghiệm của Vương Quốc Anh và Hàn Quốc,
để khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ các DNXH phát
triển, Nhà nước cần sớm ban hành quy định về ưu đãi cho
DNXH. Các chính sách như vậy cần được điều chỉnh từ
lúc khai sinh cho đến khi DNXH hoạt động. Ví dụ như:
miễn thuế thu nhập DN cho DNXH trong khoảng 5 năm
đầu thành lập đồng thời có các chính sách giảm thuế thu
nhập tương ứng với mức lợi nhuận dùng để tái đầu tư tại
những năm tiếp theo để DNXH có thể vượt qua giai đoạn
khó khăn ban đầu. Song song với đó cần có các chính
sách hỗ trợ, ưu đãi đối với DNXH như ưu đãi trong tiếp
cận các nguồn vốn viện trợ, vốn hỗ trợ phát triển có mức
lãi suất ưu đãi, ưu đãi khi DNXH đầu tư vào các khu vực,

địa bàn khó khăn…Bên cạnh đó, Nhà nước cần xem xét
thành lập Quỹ phát triển DNXH để phát triển nguồn tài
chính bền vững hỗ trợ DNXH.
3. Kết luận
Tại Việt Nam, khái niệm về DNXH còn tương đối
mới cả về lý luận và thực tiễn. Các quy định pháp luật
ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình
mới, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các DNXH tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập như chưa có cơ
chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thành lập, tổ chức
và hoạt động của các DNXH. Cần có sự nghiên cứu kỹ
lưỡng về kinh nghiệm phát triển DNXH tại các quốc gia
từ đó rút ra các kinh nghiệm có ích, các giải pháp phù
hợp góp phần xây dựng khung pháp lý – các chính sách
kinh tế xã hội nhằm hỗ trợ và phát triển bền vững DNXH
tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2014), Luật DN năm 2014 số 68/2014/
QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
2. Quốc hội (2020), Luật DN năm 2020 số 59/2020/
QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.
3. Chính Phủ (2021), Nghị định số 47/2021/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành ngày 01/4/2021, quy định chi tiết
một số điều của Luật DN.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ban Các vấn đề xã hội và
môi trường (2019). “Phát triển DN xã hội tạo tác động
tại Việt Nam”
5. Chính sách Lao động và Việc làm tại Hàn Quốc
năm 2012 (2012 Employment and Labor Policy in Krea).
6. Bộ Thương mại và công nghiệp Anh (UK Department of Trade and Industry - DTI) cơng bố Chiến lược

của Chính phủ Anh đối với DNXH.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022



×