Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học kỹ năng viết tiếng Anh cho học viên Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.41 KB, 4 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH CHO HỌC VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHỊNG
Nguyễn Hữu Thắng*

ABSTRACT
In the recent years, Political Academy has been investing in material conditions, reforming methods of teaching and learning foreign languages in order to improve foreign language practicing skills for military officers
and learners at the Academy. Besides the achieved results, there have been a number of limitations in the process of learning English of military learners at Political Academy. Therefore, it is necessary to have appropriate solutions to overcome these limitations, including effective application of methods of teaching and learning
English writing skills to military learners.
Keywords: writing skill, English, military leaner, Political Academy
Received: 01/07/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022
1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách
mạng khoa học - cơng nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục
được đẩy mạnh, biết và sử dụng được ít nhất một
ngoại ngữ trong thời đại hiện nay vừa là yêu cầu vừa
là nhu cầu đối với mỗi cán bộ sĩ quan quân đội. Ngày
26/5/2020, Bộ Quốc phòng đã ban hành Chỉ thị 105/
CT-BQP “Về việc tăng cường học tập ngoại ngữ và
tiếng dân tộc thiểu số trong toàn quân đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới” để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ hiện đại hóa Quân đội, tăng cường hợp tác,
tham gia các nhiệm vụ quốc tế và khai thác sử dụng tốt
các loại vũ khí trang thiết bị.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Học viện
Chính trị (HVCT) lần thứ XVI, để lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị của nhiệm kỳ 2020 - 2025, Học
viện cũng đã xác định: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi
mới toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm cơng tác giáo
dục, đào tạo; đột phá “xây dựng đội ngũ giảng viên


đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa; tiếp tục đổi mới chương
trình, nội dung đào tạo gắn với đổi mới phương pháp,
nâng cao chất lượng dạy học”.
Trong những năm qua, HVCT đã và đang nỗ lực
đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy và học
ngoại ngữ nhằm nâng cao kỹ năng thực hành ngoại
ngữ cho cán bộ và học viên (HV) ở Học viện. Bên
cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn cịn nhiều hạn
chế trong q trình học tiếng Anh của HV ở HVCT,

cần vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học kỹ
năng (KN) viết tiếng Anh cho HV.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát tình hình chương trình giảng dạy
môn tiếng Anh và phương pháp rèn luyện KN viết
tiếng Anh cho HV ở HVCT
2.1.1. Chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho
HV ở HVCT
Trong những năm qua, giảng dạy môn tiếng Anh
cho HV đã được Học viện, Khoa Ngoại ngữ ln chú
trọng đúng mực. Nội dung, giáo trình, phương pháp
giảng dạy không ngừng được đổi mới, sát thực với
thực tiễn. Người dạy và người học đã từng bước chủ
động phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong
truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Mục tiêu đào tạo ở
HVCT đa dạng, phong phú theo từng loại hình đào
tạo, từng cấp học, bậc học nhằm hướng đến trang bị
các KN sử dụng ngoại ngữ thành thạo cho các đối
tượng HV. Chương trình giảng dạy tiếng Anh đào
tạo chính uỷ trung sư đoàn, binh chủng hợp thành và

giảng viên khoa học xã hội nhân văn - văn bằng 2 là
120 tiết trong đó số tiết dành cho thực giảng là 96 tiết,
6 tiết kiểm tra giữa học phần và 8 tiết ôn. Đối với HV
hệ 5 đối tượng đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện là
105 tiết trong đó số tiết dành cho thực giảng là 94 tiết,
4 tiết kiểm tra giữa học phần và 7 tiết ôn. Đánh giá
trung mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo tiếng
Anh cho HV của Học viện.

* ThS.Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phịng

50 TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.1.2. Phương pháp rèn luyện KN viết tiếng Anh của
HV ở HVCT
Qua khảo sát thực tế với 15 giảng viên ở Bộ môn
tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ,127 HV ở các khoá 2019
- 2022, đồng thời, tham khảo các báo cáo tổng kết năm
học của Phòng Đào tạo, bảng tổng hợp kết quả học tập
của Ban Khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục đào
tạo, các văn bản tổng kết của các hệ HV, thấy rõ thực
trạng đó là trình độ ngoại ngữ của các qn nhân trong
quân đội hiện nay chưa cao. Đây cũng là một khó
khăn cản trở việc tiếp cận nhanh chóng các thơng tin,
tri thức mới trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện
công nghệ số phát triển mạnh mẽ, phá vỡ mọi giới hạn
về khoảng cách địa lý như ngày nay. Theo đó, thực tế
ở HVCT cũng cho thấy hoạt động rèn luyện KN thực

hành ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh của HV, đặc biệt là
KN viết tuy có nhiều tiến triển, những vẫn còn những
hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra hết
mơn tiếng Anh của HV 05 năm gần đây cho thấy KN
viết tiếng Anh của HV vẫn có một số hạn chế. Để từng
bước hoàn thiện các yêu cầu hiện nay của thời đại,
rõ ràng là phải tìm hiểu những nguyên nhân của hạn
chế, bất cập trên, cũng như phải xây dựng hệ thống
những giải pháp rèn luyện kỹ viết tiếng Anh cho HV
một cách cụ thể và hiệu quả.
2.2. Vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học
KN viết tiếng Anh cho HV ở HVCT hiện nay
2.2.1. Dạy học viết tiếng Anh theo sản phẩm
Phương pháp dạy KN viết theo sản phẩm xuất
hiện từ giữa những năm 1960. Mục đích của phương
pháp này là để phát triển tính chính xác theo khn
mẫu trong bài viết. Phương pháp dạy KN viết theo
sản phẩm là “một khuynh hướng truyền thống trong
đó người học được khuyên khích bắt chước một đoạn
hay một bài văn mẫu đã được người dạy sử dụng để
phân tích trước đó” (Gabrielatos, 2002). Như vậy,
trong giờ học KN viết sử dụng phương pháp theo sản
phẩm, người học được cung cấp một bài/ một đoạn
văn mẫu; từ đó người học coi đó là chuẩn mực và học
tập cách viết giống theo bài mẫu.
Theo Steele V (2010), phương pháp giảng dạy
theo sản phẩm bao gồm 04 giai đoạn: (1) Người học
được cung cấp đoạn hoặc bài viết mẫu với các đặc
điểm văn phong, cách viết của dạng bài viết. Ví dụ
như, trong giờ học về cách viết thư trang trọng, người

dạy sẽ hướng trọng tâm vào giới thiệu, cấu trúc bức

thư, cấu trúc câu, từ vựng mang văn phong trang trọng
để người học áp dụng trong bài viết thư của mình.
(2): Giai đoạn này bao gồm luyện tập “có kiểm sốt”
những cấu trúc, đặc điểm của bài viết. Giả sử, trong
giờ hoc viết thư, người dạy có thể yêu cầu người học
viết những câu, cấu trúc mang văn phong trang trọng
như “I would be grateful if…”. (3): Đây là giai đoạn
quan trọng nhất bởi vì là giai đoạn người viết sắp xếp
ý tưởng để hình thành bài viết bằng cách sử dụng ngơn
ngữ, cấu trúc đã được cung cấp ở các bước trên. (4):
Là giai đoạn cuối cùng hình thành nên “sản phẩm” bài
viết. Người học sử dụng KN, ngôn ngữ, cấu trúc được
cung cấp để viết bài một cách độc lập.
Như vậy, có thể thấy, phương pháp giảng dạy KN
Viết theo sản phẩm, người dạy thường chú trọng vào
độ chính xác và cấu trúc ngơn từ hồn hảo địi hỏi
trong bài viết của người học. Người học chỉ đơn thuần
bắt chước những câu trong bài mẫu và từ đó chuyển
bài mẫu thành bài viết của mình. Do đó, người dạy
cũng như người học không mất nhiều thời gian để đạt
được bài viết sản phẩm của mình. phương pháp giảng
dạy KN Viết theo sản phẩm được coi là khá hiệu quả
đối với đối tượng người học ở trình độ tiếng Anh cịn
chưa tốt bởi người học có thể tạo ra một bài viết khá
chính xác về mặt ngôn ngữ qua việc bắt chước bài viết
mẫu. Như vậy, phương pháp giảng dạy KN Viết theo
sản phẩm là phương pháp dạy viết truyền thống, theo
đó bài viết được chú trọng nhiều vào mặt hình thức

hơn là ý nghĩa.
2.2.2. Dạy học viết tiếng Anh theo tiến trình
Dạy viết theo tiến trình được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng mơ hình dạy viết theo tiến trình của
Hyland (2003) là phù hợp hơn cả với đối tượng HV
trong nghiên cứu của chúng tơi. Mơ hình này gồm các
bước như sau:
- Nảy sinh ý tưởng. Nhiệm vụ: xác định chủ đề, đối
tượng tiếp nhận, mục đích viết, tìm thơng tin, phác
thảo ý tưởng. Biện pháp: Nêu câu hỏi động não về
chủ đề, yêu cầu của đề bài; Cho HV 3-5 phút để viết
ra bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh; Chia sẻ trong nhóm,
chọn ý tưởng phù hợp. Mục đích: Trợ giúp tiến trình
nảy sinh ý tưởng của HV; Giúp HV kiểm soát tư duy,
trợ giúp lẫn nhau.
- Phát triển, tổ chức ý tưởng. Nhiệm vụ: Xác đinh:
luận điểm, luận cứ; Tổ chức các luận điểm, luận cứ
theo một trình tự nhất định. Biện pháp: Giảng viên

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

51


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
cung cấp sơ đồ cấu trúc bài viết; Giảng viên nêu câu
hỏi trong phiếu học tập để gợi ý HV ý trọng tâm là gì?
Những ý nào giống nhau? Ý nào chính, ý nào phụ?
Trao đổi giữa các nhóm để chỉnh sửa sơ đồ; Cho các
nhóm trình bày HV và giảng viên nhận xét. Mục đích:
Giúp HV nhận ra mối quan hệ giữa các ý tưởng, chọn

lựa ý tưởng cho phù hợp để làm sáng tỏ luận đề, luận
điểm; HV trao đổi, hỗ trợ nhau để viết tốt hơn.
- Diễn đạt các ý thành đoạn. Nội dung: Tiến hành
viết: lựa chọn từ ngữ, giọng điệu phù hợp; Đọc và chỉnh
sửa từng phần, các ý, ngữ pháp. Biện pháp: Giảng viên
cho mỗi cá nhân HV viết 1 đoạn; Giảng viên yêu cầu
HV xác định câu chủ đề, các câu triển khai đoạn trong
đoạn văn của mối HV. Mục đích: Giúp HV thực hành
từng bước; Phân tích cấu trúc của đoạn để rèn KN viết
đoạn.
- Chỉnh sửa, biên tập. Nội dung: Đọc lại toàn bài, so
sánh với yêu cầu, mục đích bài viết để chỉnh sửa tồn
bài, ngữ pháp, hình thức, cấu trúc. Giảng viên yêu cầu
trao đổi đoạn đã viết với nhau và nhận xét lẫn nhau dựa
trên phiếu học tập hướng dẫn chỉnh sửa mà giảng viên
đã đưa; Sau khi nhận xét, trao đổi lẫn nhau, HV sẽ viết
lại; Chọn một sản phẩm đã chỉnh sửa để trình bày trước
lớp; HV và giảng viên nhận xét, góp ý, bổ sung. Mục
đích: Trợ giúp HV tự chỉnh sửa và chỉnh sửa lẫn nhau;
Rèn năng lực viết bài cho HV.
2.2.3. Dạy học viết tiếng Anh có hướng dẫn
Viết có hướng dẫn là một phương pháp tạo cơ hội
cho HV để phát triển ý tưởng của riêng họ trong hoạt
động trên lớp. Hoạt động có thể được thực hiện bởi
nhóm hoặc cá nhân HV để xây dựng một văn bản hay
theo cách riêng của họ hoặc độc lập. Raimes, A. (1983)
cho rằng: có 3 lý do tại sao giảng viên nên sử dụng
phương pháp này: (1) Hầu như tất cả các giảng viên
đều cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng phương pháp
tiếp cận; đó là bởi vì chiến lược này đã nổi tiếng trên

thế giới và được nhiều giảng viên áp dụng; (2) Nếu
giảng viên muốn HV là nhà khoa học thì sinh viên nên
tích cực trong giờ học; (3) Bằng cách viết có hướng
dẫn, giảng viên sẽ phát triển năng lực viết của HV bởi
vì giảng viên nhận thấy mức độ hiểu biết khác nhau
của sinh viên. Theo Raimes, A. (1983), các bước của
bài viết có hướng dẫn là giải thích mục đích nghiên
cứu, định hướng học sinh vào vấn đề, hình thành giả
thuyết, tiến hành hoạt động khám phá, trình bày khám
phá, đánh giá hoạt động khám phá.
52

Các bước này được trình bày cụ thể như sau: Giải
thích cho HV mục đích của nghiên cứu và khuyến
khích HV tham gia vào quá trình dạy học; Định hướng
cho học sinh vào vấn đề và giải thích vấn đề một cách
đơn giản; Hình thành giả thuyết - Hướng dẫn HV hình
thành giả thuyết phù hợp vấn đề nêu ra; Tiến hành hoạt
động: Hướng dẫn HV tiến hành nghiên cứu để tìm
thơng tin cần thiết; Trình bày ý tưởng: Hướng dẫn HV
trình bày kết quả của các hoạt động và đưa ra kết luận;
Đánh giá nhận xét tất cả các hoạt động mà HV đã thực
hiện.
Ưu điểm của viết có hướng dẫn: Tạo cho HV sự tự
tin để tích cực tham gia rèn luyện KN viết tiếng Anh.
Hỗ trợ HV làm bài các bài tập viết tiếng Anh. Giúp HV
dễ dàng hơn trong việc phát triển văn bản. Nhược điểm
của viết có hướng dẫn: Viết có hướng dẫn cần nhiều
thời gian trong lớp học trước khi yêu cầu HV viết một
văn bản. Giảng viên nên soạn giáo án các bài viết có

hướng dẫn và cần có sự chuẩn bị tốt.
2.2.4. Dạy học viết tiếng Anh sử dụng phương pháp
peer-editing (chữa bài chéo giữa HV)
Chữa bài chéo (peer - editing) là một hoạt động
mà trong đó HV là độc giả cho những bài viết của
bạn mình, đồng thời đưa ra nhận xét để bạn mình tự
chỉnh sửa, cải thiện bài viết của họ (Nelson and Murphy, 1993). Thực tế giảng dạy cho thấy trong dạy viết,
giảng viên ngoại ngữ ln tìm mọi cách để giúp người
học hạn chế tối thiểu những lỗi sai trong viết văn. Tuy
nhiên, điều này sẽ là một thử thách khơng nhỏ đối với
giảng viên vì họ sẽ khó có thể đọc và sửa hết tất cả các
bài viết của người học, nhất là đối với lớp học đơng bởi
vì sửa bài viết địi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian.
Việc giảng dạy cũng phải đòi hỏi giảng viên phải
hình thành ở HV thói quen tự luyện tập viết và tự đánh
giá bài viết bên cạnh sự hỗ trợ của giảng viên. Do thời
gian dành cho việc luyện tập tiếng Anh bị hạn chế nên
khả năng tự học ở HV vẫn chưa cao và đối với lớp học
đào tạo trình độ thạc sỹ cũng tương đối đông HV (hơn
30 HV) nên việc tất cả HV nhận phản hồi từ giảng viên
cho bài viết của mình là một điều khó khăn. Vấn đề
mà giảng viên dạy viết luôn băn khoăn ở đây là trong
khi giảng viên chỉ có thể nhận bài và sửa hết tất cả các
bài viết của HV chỉ một lần là tối đa thì làm thế nào để
HV vẫn có thể thường xuyên luyện tập viết nhưng vẫn
nhận được phản hồi sửa bài. Khó khăn này có thể khắc
phục bằng việc áp dụng phương pháp chữa bài chéo

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022



KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
(peer editing) trong việc rèn luyện KN viết tiếng Anh
cho HV ở Học viện Chính trị hiện nay.
Phương pháp này không phủ nhận tầm quan trọng
trong việc sửa bài của giảng viên bởi đa số người học
luôn mong muốn được giảng viên sửa bài của mình.
Tuy nhiên, để cải thiện hơn về khả năng viết, người học
cần phải luyện tập viết thường xuyên và những bài viết
luyện tập trong quá trình này cần phải nhận được sự
phản hồi. Phương pháp sửa bài chéo thể hiện sự phản
hồi từ người đọc không phải là giảng viên mà là bạn
học và được cho là hiệu quả khi dùng ở lớp học viết bởi
nó thể hiện tính tự học rất cao ở người học.
Cách áp dụng phương pháp chữa bài chéo: Chữa
bài chéo có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữa bài chéo sẽ hiệu
quả và thành công hơn nếu được thực hiện trên lớp với
sự hướng dẫn của giảng viên. Do vậy, chữa bài chéo
trên lớp học nên được áp dụng ngay từ học phần đầu
khi sinh viên bắt đầu học KN viết đoạn để hình thành
thói quen và KN đọc bài và phản hồi bài viết cho bạn
học; và vai trò của giảng viên dạy Viết 1 là rất quan
trọng đối với việc hình thành thói quen tự học cho HV.
Hoạt động chữa bài chéo cần diễn ra ít nhất trong một
tiết học, sau khi HV đã hoàn thành bài viết của mình.
Người dạy cần sắp xếp thời gian trong chương trình
giảng dạy để tổ chức 1 tiết học chữa bài mẫu trước khi
yêu cầu người học thực hiện để họ có thể học cách xác
định và bắt đầu thực hành những KN cần thiết cho hoạt

động chữa bài chéo.
Để hoạt động này có tính chất định hướng và phát
huy hiệu quả giảng viên xây dựng một phiếu chữa
bài chéo (Peer feedback worksheet). Phiếu này cần
bao gồm các nhiệm vụ cụ thể mà người đọc cần hoàn
thành. Hướng dẫn của giảng viên trên phiếu chữa bài
sẽ giúp cho người đọc tập trung vào các nhiệm vụ và
quan tâm đến những phản hồi mang, bình luận có tính
tích cực. Ví dụ cụ thể về các nhiệm vụ mà người đọc
bài cần hoàn thành trong phiếu chữa bài như: Chỉ ra
phần nào của bài viết bạn thấy hiệu quả nhất hoặc ít
hiệu quả nhất, lý do tại sao. Xác định hoặc nói lại chủ
đề. Liệt kê các luận chứng, luận cứ chính. Chỉ ra các
câu, đoạn khơng đúng trật tự, giải thích chưa đầy đủ
hoặc cần phải chỉnh sửa lại.
Bằng việc thực hiện các nhiệm vụ này, người chữa
bài có thể cung cấp cho người viết bài những ý kiến
nhận xét, đánh giá, góp ý bằng văn bản có thể giúp

người viết xác định phần nào của bài viết là hiệu quả,
phần nào chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc chưa thuyết phục.
Trong phiếu chữa bài chéo, giảng viên cũng nên xây
dựng và cung cấp cho người học check list để họ có thể
sử dụng khi chữa bài cho bài viết của bạn nhằm mục
đích người học đã thực cơng việc mà giảng viên giao
một cách đầy đủ, toàn diện. Để HV nhận thức được
tầm quan trọng của chữa bài chéo và nghiêm túc, tích
cực trong hoạt động chữa bài chéo, có thể đề xuất hoạt
động này là bài tập nhóm mà HV phải thực hiện trong
suốt học kỳ.

3. Kết luận
Xét cả mặt lý luận và thực tiễn ta thấy, cần phải đặt
ra yêu cầu rèn luyện KN viết tiếng Anh cho học viên ở
Học viện Chính trị đó là: Rèn luyện KN viết tiếng Anh
cho HV cần bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình
đào tạo của HVCT; Rèn luyện KN viết tiếng Anh cho
HV ở Học viện Chính trị hiện nay phải hướng tới phát
huy vai trò chủ động, tự giác của học viên; Rèn luyện
KN viết tiếng Anh cho HV ở HVCT hiện nay cần bảo
đảm sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các chủ thể của
quá trình dạy học.
Để đạt được các yêu cầu trên, cần vận dụng hiệu
quả các phương pháp dạy học KN viết tiếng Anh cho
HV ở HVCT hiện nay. Ngoài ra, cũng cần phải thực
hiện tốt việc nâng cao nhận thức của các chủ thể trong
rèn luyện KN viết tiếng Anh cho HV ở HVCT hiện
nay; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
việc thực hiện các hoạt động rèn luyện KN viết tiếng
Anh cho HV ở Học viện Chính trị; bảm bảo cơ sở vật
chất, tạo môi trường sư phạm cho quá trình rèn luyện
KN viết tiếng Anh cho HV ở Học viện hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Quốc phòng (2020), Chỉ thị 105/CT-BQP về
việc tăng cường học tập ngoại ngữ và tiếng dân tộc
thiểu số trong toàn quân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới, Hà Nội, ngày 26/5/2020.
2. Đảng bộ Học viện Chính trị (2020), Văn kiện
Đại hội đại biểu đảng bộ HVCT lần thứ XVI, HVCT,
Hà Nội.
3. Gabrielatos C, EFL Writing: Product and Process, Edge Hill University, England, 2002.

4. Hyland, K. (2003), “Changing currents in second
language writing research: A colloquium”, Journal of
second language writing, 12(2), 151-179.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 Q 3/2022 53



×