Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC mở đầu TRONG bài OXI – OZON môn hóa học 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.98 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC MỞ ĐẦU
TRONG BÀI OXI – OZON MÔN HÓA HỌC 10
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Người thực hiện: Đặng Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hóa học

1


THANH HÓA NĂM 2017

MỤC LỤC
Trang
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2
2
2
2
2
5
6
18
19
19
20

2


I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Điều 4 luật giáo dục đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên”. Như vậy để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học bộ môn hóa
học nói riêng, ngoài việc khắc sâu kiến thức của mỗi bài giảng bằng các phương
pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học, vận dụng kiến thức liên môn, liên hệ
thực tiễn... thì điều quan trọng hơn đó là khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập
cho học sinh ngay từ giây đầu tiên của bài giảng.

Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ phá đi những băn khoăn, e ngại, tạo nên sự
thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh, nâng cao
hiệu quả dạy học. Tôi đã “ VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁCH THỨC MỞ ĐẦU
TRONG BÀI OXI – OZON MÔN HÓA HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập bộ môn
hóa học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Môn hóa học lớp 10 chương trình chuẩn . BÀI 29, OXI – OZON
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tham khảo tài liệu, sách báo, mạng intenet
Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết và
nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Cấu trúc một bài lên lớp
Cấu trúc một bài lên lớp thông thường gồm các bước sau:
(1) Tổ chức lớp
(2) Kiểm tra bài cũ
(3) Giảng bài mới
3


Hoạt động 1: mở đầu
Hoạt động 2, 3, 4...: Bài mới ...( mở đầu phần mới...)

(4) Củng cố, tổng kết bài học
(5) Hướng dẫn học bài, giao việc về nhà
Hoạt động mở đầu (khởi động) rất quan trọng và nhất thiết phải có mỗi khi vào
bài hoặc chuyển phần, chuyển nội dung để gây hứng thú học tập cho học sinh. Đó là
một yếu tố quyết định đến tính toàn vẹn của bài giảng, có tác dụng phát huy tính tích
cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài
học mới.
2.1.2. Nhiệm vụ của phần mở đầu
Theo PGS, TS Trịnh Văn Biều, khâu mở đầu có nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu mục đích bài học và các mục tiêu cần đạt được.
- Chuẩn bị cho học sinh tiếp thu tri thức mới: gây sự chú ý, kích thích tính tò mò ham
hiểu biết, mong chờ được tiếp nhận tri thức, khơi dậy niềm hứng thú học tập và
không khí vui vẻ thoải mái cho học sinh bước vào bài mới [1]
Có thể đưa ra 7 kiểu mở đầu như sau:
(1) Vào bài theo phương pháp dẫn dắt logic: Giáo viên dẫn dắt từ kiến thức bài cũ
sang bài mới bằng mối liên hệ logic hoặc từ kiến thức tổng thể chung đến kiến thức
bộ phận của bài học
(2) Vào bài theo phương pháp kể chuyện: Giáo viên kể một mẩu chuyện có liên
quan đến bài học từ đó dẫn dắt vào bài
(3) Vào bài bằng việc liên hệ thực tế: Giáo viên kể một mẩu chuyện thực tế từ đó
dẫn dắt vào bài học. Kiểu vào bài này gây cho học sinh sự hứng thú, tò mò, mong
muốn được giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đồng thời làm cho học sinh thêm
yêu thích môn học do thấy mức độ quan trọng của môn học trong thực tiễn
(4) Vào bài theo phương pháp trực quan: Giáo viên cho học sinh xem vật thật, tranh
ảnh, hoặc thực hiện thí nghiệm hóa học. Cách này thường tạo nên những ấn tượng
mạnh đối với học sinh.
(5) Vào bài theo phương pháp đặt câu hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi thách đố, khêu gợi
trí tò mò sau đó dẫn dắt vào bài
(6) Vào bài bằng phương pháp kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi hay
giải bài tập rồi từ kiến thức trong nội dung kiểm tra dẫn dắt vào bài

(7) Vào bài bằng phương pháp tổ chức hoạt động tập thể: như tổ chức trò chơi rồi
từ đó dẫn dắt vào bài. Hình thức này đem lại hiệu quả ngay và rõ rệt, đó là học sinh
sẽ cảm thấy thoải mái và thân thiện với giáo viên.[1]
2.1.3. Những nguyên tắc của phần mở đầu bài giảng
(1) Giới thiệu được mục tiêu bài học
4


Công việc đầu tiên khi bắt tay vào thiết kế hoạt động mở đầu là đọc toàn bộ nội
dung kiến thức và xác định mục tiêu mà học sinh cần đạt ở bài học đó. Mục tiêu bài
học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học và là tiêu chí đánh giá thành tích
học tập của học sinh. Ngay từ phần mở bài giáo viên thể hiện đúng mục tiêu bài học
sẽ giúp giáo viên hoàn thành các hoạt động khác dễ dàng và hiệu quả hơn.
(2) Gây sự chú ý, kích thích sự tò mò ham hiểu biết, khơi dậy niềm hứng thú học
tập bằng các yếu tố như vui nhộn, bất ngờ, lạ lẫm có tính sáng tạo cao tạo được động
cơ học tập cho học sinh.
(3) Lựa chọn hình thức mở đầu phù hợp với nội dung từng bài, từng phần
(4) Thời gian vừa phải
Giáo viên dự tính thời gian cho hoạt động mở đầu rồi quyết định cách thức
hoạt động sao cho phù hợp. Hoạt động mở đầu cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 phút.
Không nên dành quá nhiều thời gian vào phần mở đầu, dẫn đến “cháy giáo án” làm
ảnh hưởng đến các hoạt động còn lại.
(5) Tạo điều kiện cho học sinh học tập chủ động tích cực
Khi thiết kế các hoạt động mở đầu, giáo viên cần chú ý đến hình thức phát huy
tốt tính tích cực, chủ động của học sinh.
(6) Phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh
Giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học sinh
để lựa chọn hình thức mở bài phù hợp.[5]
2.1.4. Quy trình thiết kế phần mở đầu bài giảng :
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung và đặc điểm của bài học

Mục tiêu là các yêu cầu chung của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng và thái độ. Giáo viên cần phải:
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, ngoài ra phải kham thảo thêm sách hướng dẫn
giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ GD-ĐT ban hành và các tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung của chương. Mỗi bài học là một mắt xích nhỏ
liên kết cả chương trình, vì vậy việc xem xét vị trí của bài học trong chương giúp
giáo viên có cái nhìn tổng thể, từ đó dễ dàng đặt ra hệ thống các mục tiêu và lập kế
hoạch thực hiện.
Bước 2: Tìm hiểu trình độ học sinh và cơ sở vật chất.
Phân tích khả năng tiếp thu của học sinh trong lớp, đánh giá khách quan,
nghiêm túc tình trạng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và tư tưởng hành vi của học sinh,
điều kiện cơ sở vật chất của trường để xác định cách thức vào bài cho phù hợp.
Bước 3: Tìm thông tin liên quan
Từ chủ đề của bài học, GV tìm kiếm những thông tin liên quan. Hiện nay có rất
nhiều nguồn thông tin, sách giáo khoa, các trang mạng giáo viên chia sẻ. Với nguồn
5


tư liệu phong phú như hiện nay, giáo viên cần lựa chọn những tư liệu hay, bổ ích, gần
gũi với học sinh, tìm ra những thông tin về vấn đề của bài học trong thực tế cuộc
sống, hình ảnh minh họa sinh động.
Bước 4: Lựa chọn cách vào bài phù hợp.
Tùy vào từng nội dung giảng dạy, tùy vào trình độ học sinh, tùy vào điều kiện
vật chất của trường mà giáo viên đưa ra cách thức vào bài cho phù hợp, đôi khi cũng
phải kết hợp nhiều hình thức cùng một lúc.
Bước 5 : Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ (mô hình, mẫu vật, máy chiếu, hình
ảnh...)
Sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã tạo ra bước tiến dài trong dạy học, giáo
viên có thể đưa ra các mô hình, mẫu vật để cụ thể hóa cái trừu tượng, cho học sinh
xem tranh ảnh, flash, thí nghiệm trên máy chiếu là việc giáo viên nên làm giúp học

sinh tiếp thu nhanh chóng với kiến thức mới.
Bước 6: Thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh khi vào bài
Sau các bước chuẩn bị, bước cuối cùng giáo viên thiết kế hoạt mở đầu như việc
xây dựng một kịch bản. Người giáo viên cần đầu tư công sức để phác thảo các ý
tưởng về những công việc học sinh sẽ làm, sắp xếp chúng một cách logic, sau đó
chọn hình thức hoạt động, cách thức thực hiện và dự kiến các tình huống có thể xảy
ra, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, các giáo viên giỏi giàu kinh nghiệm để
chỉnh sửa, hoàn thiện. [5]
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Qua thực tiễn giảng dạy, tìm hiểu và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy không
ít giáo viên không chú trọng phần mở đầu hoặc mở đầu một cách qua loa, chiếu lệ
hoặc thường xuyên lặp lại điệp khúc “ hôm trước chúng ta đã học bài...hôm nay
chúng ta học bài...” khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, kém hứng thú ngay từ giây
đầu tiên của bài giảng. Nhiều giáo viên cho rằng chỉ cần học sinh chú ý vào bài giảng
và nắm vững kiến thức là được, do đó chỉ tập trung cho nội dung bài học mà xem nhẹ
việc mở đầu, tiết học như vậy chưa thể gọi là thành công. Ngoài ra, cũng có trường
hợp giáo viên gặp khó khăn khi không biết mở bài thế nào cho hấp dẫn. Bởi lẽ không
phải ai cũng dễ dàng trình bày tốt mọi phương pháp, có người kể chuyện rất hay
nhưng sử dụng trực quan chưa tự tin, cũng có người sử dụng câu hỏi tốt nhưng liên
hệ thực tiễn còn lúng túng...đã làm giảm đi hiệu quả của giờ dạy.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Thiết kế bài giảng
Dựa vào các nguyên tắc và quy trình thiết kế phần mở đầu, tôi đã thiết kế bài
giảng sau đây :
6

















BÀI 29: OXI – OZON ( SGK HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
a) Hs biết: Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi; Tính chất vật lí, phương pháp
điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Ozon là một dạng thù hình của oxi; Điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và
ứng dụng của ozon; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
b) Hs hiểu: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại,
phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ); Ứng dụng của oxi, ozon.
c) Hs vận dụng: Giải các bài tập, phân biệt, so sánh oxi và ozon.
2. Kĩ năng
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất và điều chế.
Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất và điều chế oxi.
Tính % thể tích khí oxi, ozon trong hỗn hợp
Tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên
hệ thực tế.
Biết vận dụng kiến thức liên môn, thực tiễn trong giải quyết vấn đề.

Trọng tâm: oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh nhưng ozon mạnh hơn oxi
3. Thái độ
Nghiêm túc, tích cực, chủ động, hợp tác tốt, linh hoạt trong hoạt động nhóm
Hứng thú, ham học tập bộ môn hóa học.
Biết được vai trò quan trọng của oxi, ozon. Có thái độ tích cực trong vấn đề bảo vệ
môi trường.
4. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Phát triển năng lực thực hành hóa học
- Phát triển năng lực tính toán
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, vận dụng những kiến thức liên
môn, liên hệ thực tiễn
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Máy tính, máy chiếu, loa, bút trình chiếu, phiếu học tập, giấy roki, các mẫu giấy nhỏ,
bảng tuần hoàn lớn.
Hoá chất: KMnO4 rắn, 4 bình O2 điều chế sẵn , mẩu than(C), magie, C2H5OH, nước.

7


 Dụng cụ: ống nghiệm nhánh, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, giá đế gang, panh sắt, lọ
chứa khí có nút nhám, mặt kính đồng hồ, đèn cồn, bật lửa.
 Ảnh thợ lặn, bệnh nhân dùng bình dưỡng khí.
 Máy tạo ozon và hoa quả .
2. Học sinh:
 Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, kiến thức thực tế có liên quan, tham khảo các tài
liệu, trên mạng internet...
 Học sinh chuẩn bị trước nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu (Dạy học theo dự án). Chia
lớp thành 4 nhóm hoạt động , mỗi nhóm 1 dự án:

N1: Dự án 1: Vai trò của oxi và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, thể hiện thái độ
của bản thân trước vấn đề này – liên hệ thực tiễn địa phương em.
N2: Dự án 2: Vai trò của ozon và sự suy giảm tầng ozon
N3: Dự án 3: Tìm hiểu bí mật bình dưỡng khí
N4: Dự án 4: Tìm hiểu cơ chế hoạt động của máy tạo ozon
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp, điểm danh: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, ngồi hướng
mặt vào nhau.
2. Bài cũ ( Không kiểm tra bài cũ)
3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1 : Mở đầu bài giảng
Kết hợp hình thức 7: Tổ chức chò chơi và hình thức 3: Liên hệ thực tiễn
 GV: Tổ chức cho HS thi nhịn thở. Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên thi. GV giao cho 1
bạn trong lớp bấm thời gian xem ai nhịn được thở lâu hơn và trong thời gian bao
nhiêu phút. Giáo viên trao thưởng cho bạn nào thắng cuộc là 1 hộp bút bi.
Sau khi kết thúc cuộc thi GV thông báo cho HS biết rằng mỗi chúng ta có thể nhịn ăn
4 – 5 ngày, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở quá vài phút. Qua đó
thấy được việc hít thở là rất quan trọng, điều đó giúp chúng ta duy trì sự sống. Vậy
chúng ta hít thở khí gì ?
 HS: (Hít khí oxi...) …
 GV: Chúng ta hít thở khí oxi và được bảo vệ khỏi tia cực tím bởi tầng ozon. Vậy oxi,
ozon có những tính chất, ứng dụng gì, chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá này, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài học 29 oxi – ozon. Giáo viên
giới thiệu nội dung chính của bài học.
Ngoài ra giáo viên có thể mở bài bằng cách khác (hình thức 3): Truyện Kiều của
Nguyễn Du có câu nói bất hủ:
“Trăm năm trăm cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Còn sinh viên khoa Hóa thì :
8



“ Trăm năm trăm cõi người ta. Muốn sống thì phải thở ra hít vào”
GV hỏi: Người ta thở ra hít vào bằng khí gì vậy các em? (nói vui) đừng nói là heroin
đó nhé
HS:...
GV: Ôxi ngoài việc giúp con người hô hấp, theo em nó còn có vai trò gì khác?
HS:...(Giúp cây cối và các sinh vật khác hô hấp, dùng làm bình dưỡng khí cho thợ
lặn, bệnh nhân...)
GV (khẳng định): oxi có vai trò rất quan trọng trong sự sống của con người. Ở lớp 8,
các em đã được học khái quát về oxi, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về
nguyên tố này và dạng thù hình của nó: ozon.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vị trí, cấu tạo của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật:
Đàm thoại, Kỹ thuật đặt câu hỏi mở, lắng nghe và phản hồi tích cực
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- HS treo bảng tuần hoàn
A. OXI
- GV yêu cầu Hs :
I. Vị trí và cấu tạo
+ Quan sát bảng tuần hoàn xác định: - KHHH: O
KHHH, KLNT, vị trí của nguyên tố - KLNT: 16
oxi (ô, nhóm, chu kì).
- Cấu hình e: 1s22s22p4
+ Viết cấu hình electron của nguyên tử - STT: 8
oxi, CTCT của phân tử O2 (đảm bảo - Chu kì 2
quy tắc bát tử)
- Nhóm VIA
- HS trả lời
- CTPT: O2

- Kết luận kiến thức
- CTCT: O = O ( đảm bảo quy tắc
- GV sử dụng bài tập 1, SGK để củng bát tử)
cố luôn kiến thức.
Hoạt động 3 : Khảo sát tính chất vật lí của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật:
Đàm thoại nêu vấn đề, Kỹ thuật KWL
* Dự án 3: Bí mật bình dưỡng khí: Chúng ta hít thở không khí hàng ngày trong điều
kiện của môi trường sống. Tuy nhiên đối với người thợ lặn dưới biển sâu thì phải
mang theo bình dưỡng khí. Người ta thấy rằng nếu hàm lượng oxi trong bình thấp
hơn 10% thì thợ lặn sẽ bất tỉnh. Nếu ở độ sâu 10 – 15m mà thở bằng oxi tinh khiết thì
sau 2-3h cũng sẽ bị co giật, bất tỉnh, nên người ta dùng hỗn hợp khí oxi – heli, vì heli
không độc, không mùi, không vị
Ngày nay, người ta thường dùng hệ thống tái sinh không khí hô hấp và khử CO 2 hiện
đại bằng cách bổ sung lượng oxi thiếu hụt bằng quá trình:
2Na2O2 + 2CO2 → 2 Na2CO3 + O2
4 NaO2 + 2CO2 → 4Na2CO3 + 3O2
Quá trình này vừa thu CO2 vừa sinh ra O2
9


*Mở đầu: Hình thức 4 (Trực quan): GV đưa bình đựng khí oxi đã điều chế sẵn cho
học sinh quan sát và cho HS quan sát hình ảnh thợ lặn và người bệnh sử dụng bình
chứa O2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV phát phiếu học tập KWL
II. Tính chất
Phiếu học tập KWL: Tìm hiểu tính chất vật lí của khí vật lí
- Chất khí

Oxi
- Không màu
Họ tên..............................................Lớp................
- Không mùi
- Không vị.
K
W
L
- Hơi nặng hơn
không khí
d =

- GV dùng các câu hỏi gợi ý HS hoàn thành phiếu học
tập:
+ Những kiến thức đã biết về tính chất vật lí của oxi đã
học ở lớp 8?
+ Những điều muốn biết về oxi lỏng, oxi trong các bình
dành cho thợ lặn cũng như bệnh nhân có trạng thái gì,
làm thế nào để có trạng thái đó? Vì sao các loài sinh vật
dưới nước có thể sinh sống được ?
+ Những kiến thức về tính chất vật lí của oxi sau bài
học?
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi ý để hoàn thành
phiếu học tập
- GV quan sát giúp đỡ HS hoàn thành phiếu học tập, thu
xác suất mỗi tổ 1 phiếu để chấm điểm
- HS phát biểu và kết luận kiến thức đã học được thông
qua hoàn thành phiếu học tập KWL
- Đại diện nhóm 3 lên trình bày dự án 3


32
≈ 1,1
29

(
)
- Nhiệt độ hóa lỏng:
-1830C (Oxi lỏng có
màu xanh da trời)
- Ít tan trong nước.

- Dự án 3

Hoạt động 4 : Nghiên cứu tính chất hóa học của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật:
Đàm thoại nghiên cứu, Kỹ thuật khăn phủ bàn
*Mở đầu: Hình thức 5 (đặt câu hỏi): Từ cấu hình e của oxi, khi tham gia phản ứng
hóa học, nguyên tử oxi chủ yếu nhường hay nhận e? Thể hiện tính oxi hóa hay khử?
HS: nhận e, thể hiện tính oxi hóa
10


GV giới thiệu thêm về độ âm điện của oxi và yêu cầu học sinh nhận xét về khả năng
hoạt động hóa học của oxi
Gv tiếp tục: Vậy ngoài tính oxi hóa mạnh, oxi có tính khử không? Chúng ta nghiên
cứu cụ thể bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV tiến hành các thí nghiệm III. Tính chất hoá học
minh họa tính oxi hóa mạnh của - Oxi có 6 e lớp ngoài cùng, dễ nhận 2 e :

oxi: đốt Mg (đại diện kim loại), C O + 2 e → O2(đại diện phi kim), C2H5OH ( đại - Độ âm điện lớn (3,44)
diện hợp chất) trong oxi.
→ oxi là phi kim hoạt động mạnh, có
- HS quan sát thí nghiệm, kết hợp tính oxi hóa mạnh.
tham khảo SGK và những kiến - Trong hợp chất: O có số oxi hóa đặc
thức đã học, thảo luận và hoàn trưng: -2 (trừ hợp chất với F, peoxit,
thành phiếu học tập theo kĩ thuật supeoxit)
khăn phủ bàn (GV hướng dẫn cách 1. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt...)
t
tiến hành ):
→
4 Na + O2
2Na2O
1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và độ
t
âm điện lớn của oxi hãy dự đoán
→
Mg + O2
MgO
tính chất hoá học của oxi?
t
→
2. Oxi có thể tác dụng với những
3Fe
+
2O
Fe3O4
2
chất nào? Viết PTHH oxi tác dụng
t

→
với các chất sau để minh họa: Mg,
2Cu + O2
2CuO
Na, Fe, Cu, C, P, S, C2H5OH, CO,
2. Tác dụng với phi kim (trừ halogen).
C4H10
t
→
3. Ứng dụng của các phản ứng đốt
4P + 5O2
2 P2O5
cháy C, C2H5OH, C4H10 trong thực
t
→
tiễn ?
C
+
O
CO2
2
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm
t
→
mang kết quả thảo luận của nhóm
S + O2
SO2
mình lên bảng và trình bày, các
3. Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và
nhóm khác nhận xét, bổ sung

hữu cơ
- Kết luận kiến thức
t
0

0

0

0

0

0

0

0

→

2CO + O2

2CO2

0

C2H5OH +3O2

t

→

2CO2 + 3H2O

t0

→

2C4H10 +13O2
8CO2 + 10H2O
Liên hệ thực tiễn: Có thể dùng than, cồn,
butan ( gas) làm nhiên liệu
Lưu ý: oxi không có tính khử
Hoạt động 5 : Tìm hiểu ứng dụng của oxi
* Phương pháp – kỹ thuật :
11


Dạy học theo dự án
* Kiến thức liên môn, liên hệ thực tiễn :
Oxi vào cơ thể con người, đi theo các mạch máu nuôi dưỡng cơ thể. Con người hít
thở bằng khí oxi và thải ra khí cacbonic còn cây xanh lại cần khí cacbonic để quang
hợp và lại sản sinh ra khí oxi. Như vậy con người và thiên nhiên có mối quan hệ hữu
cơ rất mật thiết với nhau.
Hiện nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, tài nguyên rừng đang ngày
càng cạn kiệt do sự khai thác rừng bừa bãi cũng như thảm họa cháy rừng và điều đó
gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, giáo dục cho học sinh ý thức trách
nhiệm bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, yêu thiên nhiên...liên hệ với thực tiễn
địa phương, bản thân học sinh có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường
như là không xả rác bừa bãi, dọn vệ sinh sạch sẽ, không bẻ cây, ngắt cành ở nơi công

cộng,....
*Mở đầu: Hình thức 4 và 3: (Trực quan và liên hệ thực tiễn) GV cho học sinh
xem một số hình ảnh của quá trình luyện thép và cho biết hàng năm các nước trên thế
giới sản xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp.
Ngoài 55% oxi dùng trong luyện thép, oxi còn có ứng dụng gì khác?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm 1 lên IV. Ứng dụng
trình bày nội dung dự án 1 đã chuẩn Thuốc nổ nhiên liệu tên lửa : 5%
bị. Các nhóm khác bổ sung thêm, cuối Hàn cắt kim loại: 5%
cùng GV kết luận kiến thức đồng thời Y khoa: 10%
trình chiếu hình ảnh và phim về ứng Công nghiệp hóa chất: 25%
dụng của oxi, về vấn đề ô nhiễm môi Luyện thép: 55%
trường hiện nay, về nạn chặt phá rừng - Oxi có vai trò quyết định đối với sự
bừa bãi, cháy rừng và giáo dục ý thức sống của con người
trách nhiệm cho HS về vấn đề này
{ Bổ sung phần kiến thức liên môn,
liên hệ thực tiễn } Dự án 1
Hoạt động 6: Điều chế oxi
* Phương pháp – kỹ thuật:
Đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và trả lời tích cực, sử dụng thí
nghiệm trực quan
*Mở đầu: Hình thức 4- GV giới thiệu dụng cụ, hóa chất để điều chế oxi trong phòng
thí nghiệm
Hoạt động của GV và HS
GV sử dụng phiếu học tập: Trong các chất
sau, chất nào dùng để điều chế oxi: KMnO 4,
Na2SO4, KClO3, HgO
GV hướng dẫn HS và rút ra nguyên tắc điều
chế oxi trong PTN

GV mời 1 em học sinh cùng tiến tiến hành

Nội dung bài học
V. Điều chế
1. Điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm
Nguyên tắc: Nhiệt phân các hợp
chất giàu oxi không bền (KMnO4
rắn, KClO3 rắn...)
12


thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm bằng cách nhiệt phân KMnO4 rắn và
thu khí bằng phương pháp rời chỗ của nước
Trong quá trình làm thí nghiệm GV đàm
thoại trực tiếp với HS để khắc sâu một số kĩ
năng làm thí nghiệm như lắp thí nghiệm,
đun ống nghiệm, cách thu khí oxi, nhận biết
khí oxi đã đầy bình, và đặc biệt thứ tự tháo
hệ thống thí nghiệm an toàn.
HS viết PTHH xảy ra
- GV: giới thiệu phương pháp sản xuất oxi
trong công nghiệp
GV củng cố kiến thức phần điều chế bằng
bài tập 4 SGK

0

t

→

2KMnO4
MnO2 + O2↑

K2MnO4 +

0

: MnO2
t, xt
→

2KClO3
2KCl +
3O2↑
Phương pháp thu khí: dời chỗ
nước, dời chỗ của không khí
2. Sản xuất oxi trong công
nghiệp
a) Từ không khí: chưng cất phân
đoạn không khí lỏng
b) Từ nước: điện phân nước (hòa
tan một ít H2SO4, hoặc NaOH)
2H2O

đp
→

2H2 ↑ + O2


Hoạt động 7: Củng cố kiến thức phần oxi: Dùng grap
Cấu tạo
Cấu hình e: 1s22s22p4
CTCT: O = O, CTPT: O2

Tính chất vật lí
- Không màu, không mùi,
không vị
- Hơi nặng hơn không khí
- Hóa lỏng ở - 183oC

Ứng dụng
Có vai trò to lớn trong cuộc
sống:
- Duy trì sự sống đối với
người và động vật
- Thuốc nổ nhiện liệu, công
nghiệp hóa chất
- Hàn cắt kim loại, luyện
thép

Tính chất hóa học
- Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ
Au, Pt...)
- Tác dụng với phi kim (trừ
halogen)
- Tác dụng với nhiều hợp chất
Kết luận: Oxi có tính oxi hóa mạnh


Điều chế
- Trong PTN: Phân hủy những
hợp chất giàu oxi, kém bền
nhiệt như KMnO4 ( rắn),
KClO3 ( rắn )...
- Trong CN: Chưng cất phân
đoạn không khí lỏng, điện phân
nước

13


Hoạt động 8: Tìm hiểu về ozon
*Phương pháp – kỹ thuật:
Dạy học theo dự án, đàm thoại, nghiên cứu
*Liên hệ thực tiễn:
Ozon tập trung nhiều ở tầng bình lưu, cách mặt đất từ 20 – 30 km tùy theo vĩ độ, tầng
ozon là “lá chắn” bảo vệ sinh quyển tuy nhiên hiện nay, hoạt động công nghiệp và
sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải
gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên trái đất. Đồng thời khí thải chứa CFC đã làm tầng
ozon mỏng dần và lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra, các tia tử ngoại có bước
sóng ngắn sẽ chiếu thẳng xuống trái đất gây ung thư da, hỏng mắt, phá hủy gen tế
bào, kìm hãm sự sinh trưởng của cây, giảm năng suất cây trồng...“bảo vệ môi trường
là vấn đề sống còn của nhân loại”
Một lượng nhỏ ozon làm không khí trong lành, chữa bệnh nhưng một lượng lớn ozon
sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng mù quang hóa
*Mở đầu: Hình thức 5 và 3: Dùng câu hỏi và liên hệ thực tế:
- GV hỏi : Sau những cơn mưa có sấm chớp nếu bạn dạo bước trên đường phố hay
đồng ruộng bạn sẽ thấy không khí trong lành hơn. Vì sao?
- Mưa hầu như đã rửa sạch tất cả các luồng bụi bẩn trôi nổi trong không khí.

- Sau cơn giông, trong không khí có lan truyền một lượng nhỏ ozon vì vậy có thể làm
sạch và trong lành không khí. Chúng ta sẽ tìm hiểu về khí ozon để giải thích hiện
tượng trên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu học sinh nghiên B. OZON (O3)
cứu SGK, từ đó so sánh với oxi I. Tính chất
về tính chất vật lí và tính chất 1. Tính chất vật lí
hóa học.
- Ozon là chất khí màu xanh nhạt, có mùi
1. Về tính chất vật lí:
đặc trưng.
- Trạng thái
- Nhiệt độ hóa lỏng -1120 C.
- Nhiệt độ hóa lỏng?
- Tan nhiều trong nước hơn oxi. Ở 0 0C, 1 lít
- Tính tan trong nước?
nước hòa tan 490 ml khí ozon
2. Tính chất hóa học
2. Tính chất hóa học
- Tính oxi hóa?
- O3 có tính oxi hoá rất mạnh , mạnh hơn oxi
- GV bổ sung: Ozon là dạng thù hơn O2
hình của oxi
- Ở nhiệt độ thường:
O2 + Ag



không phản ứng




O3 + 2Ag
Ag2O + O2
Để tìm hiểu về ozon trong tự - Phản ứng với dung dịch KI:
14


nhiên và vai trò của ozon, mời
nhóm 2 lên trình bày dự án 2:
Vai trò của ozon và sự suy giảm
tầng ozon
(Yêu cầu đạt được như phần
kiến thức liên môn , liên hệ thực
tiễn ở trên)
Sau cùng: GV chiếu một số hình
ảnh:
- Về lớp mù quang hóa bao phủ
thành phố và giới thiệu cho học
sinh biết về sự ô nhiểm của O3
do kết hợp với Oxit nitơ tạo nên
những lớp mù quang hóa
- Tầng ozon trong khí quyển
- Ứng dụng của ozon
GV sử dụng máy tạo ozon rửa
trực tiếp rau quả ngay tại lớp và
yêu cầu nhóm 4 lên trình bày dự
án 4: Tìm hiểu cơ chế hoạt động
của máy tạo ozon


O2 + KI + H2O



không phản ứng



O3 + 2KI + H2O
2KOH + I2 + O2
II. Ozon trong tự nhiên
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi
có sự phóng điện (tia chớp, sét).
uv
→

3O2
2 O3
- Trên mặt đất , ozon tạo ra do sự oxi hóa
một số chất hữu cơ ( nhựa thông, rong
biển...)
- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại, bảo vệ con
người và sinh vật
III. Ứng dụng
- Làm không khí trong lành (một lượng rất
nhỏ )
- Tẩy trắng hóa chất
- Chữa sâu răng
- Sát trùng nước sinh hoạt.

Yêu cầu đạt được của dự án 4: Máy ozon
khử độc được lấy từ không khí bên ngoài,
không khí được đưa vào điện trường và tia
lửa điện với hiệu điện thế 4000V (nằm trong
máy) khí ozon được tạo ra và đẩy lên qua
một đầu lọc rồi hòa tan trong nước bằng lực
quay li tâm. Rau, quả, thịt, cá được khử độc
ngay trong máy do O3→ O2+O, rất có lợi
cho sức khỏe.

4. Củng cố, tổng kết bài học
4.1. GV Dùng phụ bảng so sánh và cho HS hoàn thành để củng cố kiến thức toàn
bài
GV yêu cầu HS nắm vững 2 ý:
- Oxi và ozon đều có tính oxi hóa, ozon có tính oxi hóa mạnh hơn
- Phương pháp điều chế oxi, ozon
Các dạng thù hình của oxi
oxi O2
ozon O3
Tính chất hóa
học
Điều chế
4.2. GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi "AI LÀ TRIỆU PHÚ’’
Cử 2 HS làm thư kí tổng hợp điểm cho mỗi nhóm, điểm cho các từ câu 1 - 6 là 5 - 10
tương ứng. Cuối cùng trao thưởng cho nhóm nào đạt điểm cao nhất là 2 hộp bút bi.
15


Câu 1: Oxi không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây:
A. Cacbon

B. Flo
C. Lưu huỳnh
D. Crom
Câu 2: Để phân biệt oxi và ozon, dùng thuốc thử nào sau đây:
A. dd KI
B. Hồ tinh bột
C. dd Ca(OH)2
D. Mg
Câu 3: Đưa mẫu than đang cháy đỏ vào bình chứa khí oxi, hiện tượng xảy ra là:
A. Mẫu than tắt ngay
B. Mẫu than cháy bình thường rồi tắt
C. Mẫu than bùng cháy lên
D. Không có hiện tượng gì
Câu 4: Những nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị suy giảm:
A. Không xảy ra quá trình quang hợp của cây xanh
B. Cả A, C, D
C. Tia tử ngoại chiếu xuống gây tác hại cho con người
D. Gây hiệu ứng nhà kính
Câu 5: Cần bao nhiêu lít oxi (Đktc) để oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại nhôm:
A. 5,6
B. 4,48
C. 6,72
D. 3,36
Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỷ khối so với hidro là 20. Phần trăm thể
tích của ozon trong X là:
A. 40%
B. 70%
C. 50%
D. 20%
ĐÁP ÁN: 1B, 2A, 3C, 4B, 5C, 6C

4.3. Giáo viên tổng kết và tuyên dương nhóm nào chuẩn bị dự án cũng như hoạt
động hiệu quả nhất trong buổi bọc.
5. Hướng dẫn học bài, giao việc về nhà
- Làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập
- Tìm hiểu về nguyên tố lưu huỳnh chuẩn bị cho bài học tiếp theo và so sánh với oxi.
- Dự án : Lưu huỳnh trong tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
- Tiếp tục vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn để giải quyết các tình
huống của bài học.
-----------------------------------------------------------------------------------------------2.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Sau khi thiết kế bài giảng, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với lớp thực nghiệm
10A1 (sĩ số 50), lớp đối chứng 10A9 (sĩ số 45) – Trường THPT Sầm Sơn.
Đối với lớp thực nghiệm: tôi sử dụng thêm các cách thức mở đầu vào bài giảng.
Đối với lớp thực nghiệm: dạy theo cách truyền thống, không sử dụng các biện pháp
gây hứng thú của đề tài nghiên cứu
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá:
Kết thúc bài giảng, tôi cho HS làm bài kiểm tra 15 phút. 10 câu trắc nghiệm
Câu 1: Cấu hình e nào sau đây của Oxi là đúng:
A. 1s22s22p4
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p5
D. 1s22s22p2
Câu 2: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH.
D. Nhiệt phân KMnO4
Câu 3: Trong phản ứng cacbon cháy trong oxi, vai trò của oxi là:
16



A.
B.
C.
D.

A. Chất oxi hóa
C. Chất oxi hóa và chất khử
B. Chất khử
D. Không là chất oxi hóa và không là chất khử
Câu 4: Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lao Cai đã có thể
chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân đã có thu
nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả
tươi lâu ngày:
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn
oxi.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 5: Trong tự nhiên, nguồn cung cấp oxi ổn định :
A. Là từ nước biển
B.Từ sự phân huỷ chất giàu oxi.
C. Là do sự cháy sinh ra.
D. Là do quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 6: Oxi tác dụng với dãy chất nào sau đây:
A. Mg, S, F2
B. Cu, C, CO2
C. Cu, Cl2, C2H5OH
D. Mg, C, CO
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng :
O2 có thể điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaOH.

O2 có thể oxi hóa hầu hết kim loại kể cả Au, Ag, Pt.
Cho O2 qua dung dịch KI, tạo sản phẩm làm xanh hồ tinh bột.
Trong không khí, O2 chiếm khoảng 80% thể tích.
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,1 mol Ca tác dụng hết với O 2. Khối lượng
hỗn hợp oxit thu được là:
A. 9,9 gam
B. 10,5 gam
C.10,7 gam
D. 11,0 gam
Câu 9: Có thể dùng cách nào sau đây để phân biệt 2 khí oxi và ozon:
(1) Dùng tàn đóm cháy dở
(2) Dùng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột
(3) Dùng giấy tẩm dung dịch I2 và hồ tinh bột
A. Chỉ dùng (1)
B. Chỉ dùng (2)
C. Dùng (1), (2)
D. dùng (2), (3)
Câu 10: Khí oxi thu được khi nhiệt phân các chất: HgO, KClO 3, KMnO4, KNO3. Khi
nhiệt phân 10 g mỗi chất trên, thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn lớn
nhất là:
A. KNO3
B. KMnO4
C. HgO
D. KClO3
Đáp án: 1A, 2C, 3A, 4C, 5D, 6D, 7D, 8C, 9B, 10D
2.3.4. Xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Điểm

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng

10A1(TN)

0

0

0

0


3

5

15

10

11

6

50
17


10A9(ĐC)

0

0

0

2

10

13


12

5

3

0

45

Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra 15 phút

Phân loại kết quả học tập của HS (%)
Yếu kém

Trung bình

Khá

Giỏi

(0-4 điểm)
TN
ĐC
0%
4,4%

(5,6 điểm)
TN
ĐC

16%
51,1%

(7,8 điểm)
TN
ĐC
50%
37,8%

(9,10 điểm)
TN
ĐC
34%
6,7%

Bảng 2: Tổng hợp kết quả học tập
Hình 1: Biểu đồ so sánh kết quả học tập của lớp 10A1(TN) và 10A9(ĐC)
Điểm
xi

Số HS đạt điểm xi
TN

% Số Hs đạt điểm xi

% Số HS đạt điểm xi
trở xuống

ĐC


TN

ĐC

TN

ĐC

0

0

0

0%

0%

0%

0%

1

0

0

0%


0%

0%

0%

2

0

0

0%

0%

0%

0%

3

0

0

0%

0%


0%

0%

4

0

2

0%

4,4%

0%

4,4%

5

3

10

6%

22,2%

6%


26,6%

6

5

13

10%

28,9%

16%

55,5%

7

15

12

30%

26,7%

46%

82,2%


8

10

5

20%

11,1%

66%

93,3%

9

11

3

22%

6,7%

88%

100%

10


6

0

12%

0%

100%

100%



50

45

100%

100%
18


Bảng 3: Phân phối tần số, tần suất và tần xuất tích lũy

Hình 2 : Biểu đồ đường tích lũy lớp 10A1 (TN) và 10A9(ĐC)
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Qua thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả bài kiểm tra của học sinh, tôi

nhận thấy : Học sinh rất hứng thú, tích cực và chủ động học tập. Các em vui vẻ, sôi
nổi, đoàn kết, buổi học diễn ra một cách tự nhiên thoải mái. Sau buổi học các em cảm
thấy hóa học thực sự gần gũi, cần thiết và mong muốn được tìm hiểu, khám phá tri
thức hóa học nhiều hơn nữa.
Kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ phần trăm học sinh
đạt điểm trung bình, yếu ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở lớp đối chứng, ngược lại
tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối
chứng.
Bản thân tôi cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức về lí luận phương pháp dạy
học Hóa học, lí luận phương pháp dạy học hiện đại. Đổi mới phương pháp dạy học rất
cần thiết, bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải quan tâm đến việc tạo ra bầu không
khí học tập thật vui vẻ, thoải mái và đương nhiên hoạt động mở đầu tốt trở nên hết
sức quan trọng, đó là ấn tượng đầu tiên về bài học nhưng cũng là ấn tượng, hình ảnh
đẹp của giáo viên trong lòng học sinh. Tôi đã và sẽ tiếp tục vận dụng hiệu quả cách
thức mở đầu vào các bài giảng tiếp theo.
SKKN cũng đã được đồng nghiệp và ban chuyên môn nhà trường đánh giá cao
vì tính thiết thực, hiệu quả và sáng tạo của sáng kiến, phù hợp với đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, lấy người học làm trung
tâm. Bởi vậy, đây sẽ là một tài liệu hữu ích cho đồng nghiệp trong quá trình dạy học và
nghiên cứu các bài giảng theo chương trình phổ thông. Tuy nhiên chỉ mở đầu thôi thì
chưa đủ, giáo viên cần phải khéo léo dẫn dắt học sinh từ hoạt động đầu tiên đến hoạt
động cuối cùng của bài học một cách hấp dẫn. Có như vậy bài học mới đạt hiệu quả
cao nhất.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Tùy vào mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể, đối tượng học sinh, thời gian
cho phép, và điều kiện vật chất của nhà trường, giáo viên có thể vận dụng các cách
thức mở bài khác nhau cho phù hợp, thậm chí phải phối hợp nhiều phương pháp để
tránh sự nhàm chán. Không có kiểu mở bài nào là tốt nhất. Bí quyết thành công là sự
đa dạng và sáng tạo. Giáo viên có thể mở bài bằng cách làm gì đó khác thường hay

bất ngờ khiến học sinh phải ngạc nhiên đầy thú vị[5]. Một bài giảng mở đầu tốt là đã
thành công được một nửa.
19


Để có một mở bài tốt, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu kiến thức bài học,
kiểu bài lên lớp. Nắm được tâm lí, trình độ học sinh, tạo không khí thoải mái, vui vẻ
ngay từ khi giáo viên bước chân vào lớp học. Thông qua cử chỉ chào hỏi tạo sự gần
gũi thân thiện từ phía học sinh. Gây sự chú ý ngay từ đầu tiết học và duy trì trong
suốt quá trình giảng dạy: Liên hệ thực tế, nói vui, dùng thí nghiệm, giáo cụ trực quan,
chơi trò chơi... Đồng thời phải lưu ý thời gian cho phù hợp tránh làm ảnh hưởng đến
các hoạt động dạy học còn lại.
Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng trau dồi kĩ năng, phương pháp dạy học,
kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức xã hội để bài giảng ngày càng phong phú và hiệu
quả hơn.
3.2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi nhận thấy
hoạt động mở đầu rất quan trọng và nhất thiết phải có để phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp,
trong đó có vận dụng cách thức mở đầu hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:
Sở giáo dục thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng dạy học, xử lí
tình huống sư phạm cho giáo viên.
Nhà trường trang bị các phương tiện dạy học hiện đại phục vụ tốt hơn cho việc dạy
học. Nếu có thể mỗi phòng học 1 máy chiếu càng tốt.
Đưa sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thảo luận trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn của tổ nhóm.
Cá nhân mỗi giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tìm
tòi sáng tạo để mỗi bài giảng là một tác phẩm nghệ thuật và mỗi giáo viên là một
nghệ sĩ tài năng.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Đặng Thị Hương
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy học hiệu quả. Tác giả Trịnh Văn Biều, NXB TPHCM năm
2005
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học. NXB Giáo dục
3. Hóa học vô cơ tập hai. Tác giả Hoàng Nhâm, NXB Giáo dục, năm 1999.
4. Tài liệu trên mạng internet
5. Thiết kế phần mở đầu và củng cố trong bài giảng môn hóa học lớp 11 THPT theo
định hướng đổi mới - Khóa luận tốt nghiệp - Lê Thị Ngọc Đang.
6. Sách giáo khoa hóa học 10 chương trình chuẩn. NXB Giáo dục
7. Sách giáo viên hóa học 10 chương trình chuẩn. NXB Giáo dục

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ
ĐƯỢC SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI
1. Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm bằng cách sử dụng định luật bảo toàn
electron. Xếp loại C năm học 2007 - 2008
2. Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy bài oxi – ozon môn hóa học 10 –
chương trình chuẩn. Xếp loại C năm học 2013 – 2014


21



×