Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn khu vực biên giới và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.3 KB, 4 trang )

QUẢN LÝ KINH TẾ

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
KHU VỰC BIÊN GIỚI VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG








Bùi Khánh Vân, Nguyễn Trung Đông*

ABSTRACT

There are many methods of assessing the quality of human resources and identifying training and retraining needs of
commune-level cadres applied in different research projects. This article applies the quantitative method of sociological
investigation in order to realize two objectives of assessing the quality of human resources and the need for training
and fostering this staff in the dialectical relationship between the quality of human resources and the quality of human
resources. training and retraining needs to improve the quality of human resources.
Keywords: Commune-level officials managing agriculture, rural development; border area

Received: 05/06/2022; Accepted: 15/08/2022; Published: 10/09/2022
1. Đặt vấn đề
Cán bộ xã đặc biệt là cán bộ xã được giao phụ trách
nông nghiệp, phát triển nông thôn (NNPTNT) – lĩnh vực
chính, trọng tâm của địa phương là người đóng vai trò
quyết định trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện mọi
quyết định của cấp ủy cấp trên, đảng ủy xã và mọi chủ


trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên
cũng như mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền
cấp xã. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN)
cấp cơ sở phụ thuộc chính, chủ yếu và trước hết vào
trình độ, năng lực của đội ngũ nhân sự này. Do vậy, việc
đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhân sự này và
xác định chính xác, khách quan nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng đối với họ là đặc biệt quan trọng.
Có rất nhiều phương pháp đánh giá chất lượng nhân
sự và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp
xã được áp dụng trong các cơng trình nghiên cứu khác
nhau. Bài viết này áp dụng phương pháp điều tra xã hội
học theo hướng định lượng nhằm thực hiện hai mục tiêu
đánh giá chất lượng nhân lực và nhu cầu đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ này trong mối quan hệ biện chứng
giữa chất lượng nhân sự và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao chất lượng nhân sự.
Do hạn chế về nguồn lực thời gian, tài chính và năng
lực nghiên cứu của cá nhân cịn hạn chế, nhóm nghiên
cứu giới hạn thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, trên
địa bàn các xã trong mẫu điều tra thuộc các xã khu vực
biên giới (KVBG).
2. Nội dung nghiên cưú
2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Nguồn thông tin
Thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được tổng hợp
từ các thông tin trong các tài liệu đã công bố của các Sở
NN&PTNT, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên Môi trường của
các tỉnh biên giới.

Thông tin sơ cấp: Thông tin thu được từ kết quả điều
tra, khảo sát đánh giá thực trạng cán bộ cấp xã quản
lý NNPTNT KVBG bằng phương pháp điều tra xã hội
học.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ cán bộ
cấp xã quản lý NNPTNT KVBG và nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng.
Nội dung khảo sát: 1) Khảo sát đánh giá đánh giá
thực trạng chất lượng cán bộ cấp xã quản lý NNPTNT
KVBG; 2) Đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã quản lý NNPTNT KVBG từ kết quả
điều tra xã hội học. Đối tượng khảo sát: 1) Khảo sát cán
bộ lãnh đạo xã; 2) Khảo sát cán bộ, công chức xã quản
lý NNNT; 3) Khảo sát cán bộ, công chức cấp huyện; 4)
Khảo sát một số cán bộ, công chức các Sở Nội vụ, Sở
NN&PTNT, Sở Tài nguyên môi trường các tỉnh KVBG.
Thời gian khảo sát, nghiên cứu và công bố kết quả:
Năm 2020-2021.
Địa bàn khảo sát: Một số xã biên giới 15 tỉnh của
ba miền: 1) Miền Bắc: Cao bằng, Hà Giang; Điện biên;
Sơn La; 2) Miền Trung: Nghệ An, Quảng Bình, Kon
Tum, Gia Lai, Đak - Lak, Đak – Nơng; 3) Miền Nam:
Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên
Giang.

* ThS, TS Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II - TP Hồ Chí Minh

28 TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022



QUẢN LÝ KINH TẾ
Công cụ khảo sát, điều tra: Phiếu khảo sát, điều tra
xã hội học cho các đối tượng khảo sát. Nội dung mỗi
phiếu bao gồm 3 phần: 1) phần thông tin cá nhân; 2)
phần khảo sát định lượng sử dụng thang đo likert 5 bậc,
3) phần khảo sát định tính sử dụng bảng hỏi dưới dạng
câu hỏi mở.
Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp
thống kê mơ tả được sử dụng để phân tích, bao gồm
phân tích số bình qn, phân tích số tương đối, số tuyệt
đối để phân tích kết quả điều tra thực trạng và nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã quản lý
NNPTNT KVBG.
2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã
quản lý NNNT KVBG
a) Về quy mơ, cơ cấu
- Giới tính: Đội ngũ cán bộ xã phụ trách nông nghiệp
nông thôn (NNNT), đất đai (ĐĐ), tài nguyên (TN), môi
trường (MT) chiếm tuyệt đại đa số là nam giới 97,74%;
nữ giới chỉ chiếm dưới 3%.
- Dân tộc: Đội ngũ cán bộ xã phụ trách NNNT,
ĐĐ, TN, MT vẫn chủ yếu là cán bộ người kinh, chiếm
60,23%. Đã có tới gần 40% (39,77%) các xã có phó chủ
tịch xã phụ trách kinh tế là nữ. Đây là một chỉ số phản
ánh sự quan tâm của hệ thống chính trị, chính quyền
địa phương trong việc quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ
người đồng bào và sự nỗ lực phấn đấu rất cao của cán
bộ người đồng bào đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn,

năng lực, uy tín để đảm trách vị trí, chức danh cơng việc
quan trọng trong chính quyền cấp cơ sở.
- Tuổi tác: Nhìn trên bình diện tổng thể, đội ngũ cán
bộ xã biên giới phụ trách NNNT, ĐĐ, TN, MT trong
mẫu điều tra khá trẻ. Chiếm đa số đội ngũ cán bộ này
thuộc nhóm tuổi trung niên (36 tuổi đến dưới 50 tuổi)
với trên 80%. Số cán bộ trẻ từ 35 tuổi trở xuống chiếm
tỷ lệ gần 14%. Số cán bộ trên 50 tuổi chỉ còn gần 4,8%
là khá hợp lý bảo đảm tính kế thừa.
b) Trình độ văn hóa và đào tạo
- Trình độ văn hóa phổ thơng: Gần 100% các xã, cán
bộ phụ trách kinh tế xã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở
lên, trong đó tốt nghiệp THPT đã đạt tới mức 93,57%.
Đây có thể coi là thành tích rất đáng khích lệ, phản
ánh chất lượng đội ngũ cán bộ về văn hóa phổ thơng ở
KVBG đã đạt tiêu chuẩn ở mức độ rất cao, tương đương
với các xã khu vực ven đô thị và đồng bằng.
- Trình độ đào tạo: Chỉ cịn 0,58% cán bộ phụ trách
lĩnh vực này có trình độ sơ cấp. Trên 99% tốt nghiệp
trung cấp trở lên, trong đó số cán bộ có trình độ trung

cấp chỉ cịn 7.02%. Số cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, đại
học đạt mức đại đa số với gần 89%. Mặc dù là các xã
KVBG nhưng cũng có tới 3,51% số cán bộ đã có trình
độ sau đại học. Các chỉ số trên phản ánh sự nỗ lực và
thành tích rất cao của các địa phương trong thời gian qua
trong việc nâng cao trình độ, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ xã KVBG về trình độ đào tạo chuyên môn.
- Chuyên ngành đào tạo: 76% số cán bộ xã phụ trách
lĩnh vực này của các xã trong mẫu điều tra có chuyên

ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong số
cán bộ phụ trách lĩnh vực này có chuyên ngành đào tạo
thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội thì có tới gần 54% số cán
bộ học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm
nghiệp, kinh tế thủy sản. Số cán bộ được đào tạo khối
ngành kỹ thuật chỉ chiếm dưới 24% trong đó số cán bộ
tốt nghiệp kỹ thuật nơng, lâm, thủy sản chiếm 14,62%.
Như vậy, số cán bộ này chưa đạt chuẩn tốt nghiệp
trung học phổ thơng chỉ cịn chiếm tỷ lệ thấp với 6,43%,
chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn ở mức trung
bình là 0,58% và chưa đạt chuẩn ở mức độ cao (tốt nghiệp cao đẳng, đại học) chỉ còn chiếm 8,60%.
2.2.2 Thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã
quản lý NNPTNT từ kết quả điều tra xã hội học
Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đánh giá năng
lực tổng quát đội ngũ cán bộ phụ trách NNNT, ĐĐ, TN,
MT của các xã KVBG cho thấy:
Đội ngũ cán bộ phụ trách NNNT, ĐĐ, TN, MT của
các xã KVBG được đánh giá năng lực tổng quát ở mức
điểm trung bình chung là 3,67 điểm, xếp loại đạt năng
lực khá.
Phân tích chi tiết theo từng đối tượng tham gia đánh
giá năng lực đội ngũ cán bộ này chúng ta thấy: Trị số
đánh giá đội ngũ cán bộ này có năng lực cao nhất là
điểm đánh giá của chính các đồng nghiệp của họ trong
xã với mức điểm bình quân 4,19 xếp loại khá - tốt. Xếp
thứ hai là điểm đánh giá của cán bộ lãnh đạo xã đánh giá
với đội ngũ cán bộ này với trị trung bình là 3,92 điểm,
xấp xỉ đạt điểm trong khung đánh giá loại khá – tốt về
năng lực. Xếp thứ 3 là điểm đánh giá của đội ngũ công
chức các Phịng chức năng của huyện (Phịng nơng nghiệp; Phịng nội vụ; Phịng tài ngun, mơi trường) với

trị trung bình là 3,42 điểm trong khung xếp lại trung
bình khá và xếp cuối cùng là điểm đáng giá của đội ngũ
công chức các phòng chức năng, chi cục của các Sở (Sở
Nông nghiệp & PTNT; Sở Nội vụ; Sở Tài nguyên, môi
trường) với mức điểm 3.17 điểm, tất cả vẫn nằm trong
khung xếp loại đánh giá năng lực loại trung bình khá.
Phân tích sâu theo cấu trúc đánh giá năng lực nhân

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022 29


QUẢN LÝ KINH TẾ
sự, kết quả phân tích thống kê cho thấy tất cả các tiêu
chí đánh giá năng lực đối với đội ngũ cán bộ này đều đạt
điểm trung bình nằm trong khung đánh giá xếp loạt khá.
Hạn chế chủ yếu của đội ngũ cán bộ xã quản lý
NNNT, ĐĐ, TN, MT vẫn là chưa có sự hiểu biết sâu,
toàn diện về kiến thức QLNN về NNNT, ĐĐ, TN,
MT và chưa thực sự thành thạo về kỹ năng QLNN về
NNNT, ĐĐ, TN, MT.
2.2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng QLNN đối với
đội ngũ cán bộ cấp xã quản lý NNPTNT KVBG
Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xã KVBG phụ trách QLNN về NNNT,
ĐĐ, TN, MT rất cao. Trong thời gian tới phải đào tạo
bổ sung kiến thức QLNN cho 63,26% nhân sự và đào
tạo bổ sung kỹ năng QLNN cho trên 64,28 % nhân sự
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo này ở các xã mới đáp ứng
được yêu cầu tiêu chuẩn hóa theo chức năng, nhiệm vụ
chức danh và vị trí việc làm của họ. Đội ngũ cán bộ này

phải được đào tạo toàn diện trên cả hai khối “kiến thức
QLNN về NN, NT, ĐĐ, TN, MT” và “kỹ năng QLNN
về NN, NT, ĐĐ, TN, MT” với tất cả 17 chuyên đề.
2.3. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với
đội ngũ cán bộ cấp xã quản lý NNPTNT KVBG giai
đoạn 2021-2025
2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo văn hóa và chun
mơn, nghiệp vụ để chuẩn hóa theo quy định về tiêu
chuẩn cán bộ cấp xã
Bảng 2.2. Nhu cầu giáo dục, đào tạo văn hóa, chun mơn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ cấp xã quản lý NNPTNT KVBG

Từ kết quả đánh giá thực trạng quy mô, cơ cấu đội
ngũ cán bộ xã quản lý NNPTNT về giáo dục văn hóa
phổ thơng ở mục II chúng ta nhận thấy: để tiêu chuẩn
hóa về văn hóa phổ thơng của đội ngũ cán bộ này (100%
cán bộ của các xã biên giới phải tốt nghiệp trung học
phổ thơng) thì thời gian tới cần (nhu cầu) phải bố trí

cho 0,58% số cán bộ mới tốt nghiệp tiểu học, học xong
THCS và học tiếp lên THPT và bố trí cho 5,85% số
cán bộ này mới tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên để tốt
nghiệp THPT.
Tương tự như vậy, để tiêu chuẩn hóa về trình độ
chun mơn đào tạo (100% cán bộ này của các xã biên
giới phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học) thì thời gian tới
cần (nhu cầu) phải bố trí cho 0,58% số cán bộ mới tốt
nghiệp sơ cấp học lên cao đẳng hoặc học tiếp lên đại học
và bố trí cho 7,02% số cán bộ này mới tốt nghiệp trung
cấp tiếp tục học lên để tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Tổng số cán bộ xã quản lý NNPTNT KVBG cần

tham gia giáo dục văn hóa phổ thơng trung học, đào tạo
cao đẳng đại học là 56 người.
Trong đó 25 cán bộ cần theo học các cấp học cao
hơn để tốt nghiệp THPT và 31 cán bộ phải học lên cao
hơn để tốt nghiệp cao đẳng đại học.
2.3.2 Xác định nhu cầu tham gia học các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng QLNN đã được Bộ Nội vụ ban
hành đối với cán bộ quản lý NN, PT NT các xã KVBG
Thang điểm và thang xếp hạng đánh giá
Dưới 2 điểm: Không cần
Từ 2 - 2,49 điểm: Cần ở mức rất thấp
Từ 2,5 - 2,99 điểm: Cần ở mức thấp
Từ 3 - 3,49 điểm: Cần ở mức trung bình
Từ 3,5 - 3,99 điểm: Cần thiết ở mức cao
Từ 4 - 4,49 điểm: Cần ở mức rất cao
Từ 4,5 - 5 điểm: Đặc biệt cần thiết
Kết quả điều tra xã hội học để xác định nội dung nhu
cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ cấp xã quản
lý NN, PTNT của các xã KVBG thể (bảng 2.4):
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.4 cho thấy, tất cả các
đối tượng khảo sát đều cho rằng 8 chương trình đào
tạo, bồi dưỡng QLNN dành cho cán bộ cấp xã quản lý
NNPTNT đã được Bộ Nội vụ ban hành đều rất quan
trọng, cần phải tiếp tục phải được triển khai thực hiện
đối với đội ngũ cán bộ này của các xã nói chung và vùng
biên giới nói riêng. Điểm đánh giá trung bình tổng hợp
chung của cả 4 đối tượng kháo sát đạt ở mức 3,9 điểm
nằm khoảng giới hạn cao trong khung xếp hạng đánh
giá “Cần thiết ở mức cao”.
100% các chương trình đều nằm trong khung xếp

loại chương trình đào tạo, bồi dưỡng “Cần thiết ở mức
cao”. Cả 8 chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nội
dung khảo sát đều có số điểm trong khoảng từ 3,86
(điểm đánh giá thấp nhất, điểm đánh giá dành cho
chương trình “Bồi dưỡng QLNN về QL, BV rừng”) đến
3,94 điểm (điểm đánh giá cao nhất cho chương trình

30 TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022


QUẢN LÝ KINH TẾ
bồi dưỡng “Bồi dưỡng QLNN về quản lý, bảo vệ mơi
trường”). Như vậy 8 chương trình phản ánh nội dung
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng dành cho đội ngũ cán bộ xã
quản lý NN, NT, ĐĐ, TN, MT cần được tiếp tục triển
thực hiện trong thời gian tới.
Bảng 2.4. Nhu cầu tham gia học các chương trình bồi dưỡng
QLNN đã được Bộ Nội vụ ban hành đối với đội ngũ cán bộ cấp xã
quản lý NN, PTNT

2.3.3. Nhu cầu đào tạo mới đối với đội ngũ cán bộ
cấp xã quản lý NNPTNT KVBG
Từ thực tiễn kinh tế và quản lý nông nghiệp Việt
Nam của Bộ NN&PTNT và thực tiễn đào tạo kinh tế,
quản lý NNPTNT của Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT II kết hợp với phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng
khảo sát nhóm nhân sự thực hiện nhiệm vụ xác định
được 9 nhu cầu mới dành cho cán bộ quản lý NN, NT
đưa vào khảo sát đánh giá theo phương pháp điều tra xã
hội học.
9 chương trình mới đề xuất dành cho đội ngũ cán bộ

xã quản lý NN, NT, ĐĐ, TN, MT được đề nghị đưa vào
nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này trong
thời gian tới. 9 chương trình bồi dưỡng đó là: Kỹ năng
hỗ trợ nơng dân và cán bộ HTX chuyển đổi tư duy từ
sản xuất NN sang kinh tế nông nghiệp; Kỹ năng hỗ trợ
nông dân và cán bộ HTX xây dựng cánh đồng lớn để tổ
chức sản xuất theo hướng tập trung chun mơn hóa;

Kỹ năng hỗ trợ nông dân và cán bộ HTX tổ chức kinh
doanh theo chuỗi giá trị; Kỹ năng hỗ trợ nông dân và cán
bộ HTX tổ chức kinh doanh theo hướng ứng dụng công
nghệ cao; Kỹ năng hỗ trợ nông dân và cán bộ HTX tổ chức
kinh doanh theo mô hình nơng nghiệp hữu cơ; Kỹ năng hỗ
trợ nơng dân và cán bộ HTX tổ chức kinh doanh theo mơ
hình kinh tế nơng nghiệp tuần hồn; Kỹ năng hỗ trợ nông
dân và cán bộ HTX tổ chức kinh doanh theo mơ hình kết
hợp kinh tế nơng nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng
và làng nghề truyền thống; Kỹ năng hỗ trợ nông dân và
cán bộ HTX xúc tiến thương
mại, kết nối thị trường; Kỹ
năng hỗ trợ nông dân và cán
bộ HTX xây dựng và phát
triển thương hiệu sản phẩm,
thương hiệu địa phương.
3. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu
cho thấy, cơ cấu đội ngũ cán
bộ cấp xã quản lý NNPTNT
KVBG cịn nhiều bất hợp lý
về giới tính và dân tộc nhưng

đạt u cầu khá cao về trình
độ văn hóa phổ thông và
đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ; nhu cầu giáo dục, đào
tạo phổ thông và chuyên
môn nghiệp vụ không nhiều
nhưng nhu cầu đào tạo về
kiến thức, kỹ năng QLNN
về NNPTNT cùng các kỹ
năng tích hợp phục vụ thực
thi cơng vụ là rất rất lớn. Nội
dung nhu cầu đào tạo bồi
dưỡng dành cho đối tượng nhân sự này đề xuất trong bài
viết được xác định từ kết quả khảo sát bằng phương pháp
điều tra xã hội học theo hướng định lượng và được cụ thể
hóa theo từng khối chương trình.
Tài liệu tham khảo
1. Học viện hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình
Quản trị nguồn nhân lực xã hội, NXB Đại học quốc gia,
Hà Nội.
2. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2010/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở
xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở xã.
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 34/2014/NĐ-CP
ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế KVBG đất
liền nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
thời gian tới.


TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - SỐ 22 QUÝ 3/2022

31



×