Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và bình luận về chế định trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.8 KB, 17 trang )

BỘ TƯ PHÁP
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 3
ĐỀ TÀI: Phân tích và bình luận về chế định trách nhiệm bồi thường liên đới
trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 11/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
NỘI DUNG...................................................................................................................6
I. PHÂN TÍCH CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG LIÊN ĐỚI TRONG
TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI TRONG BLDS 2015. 6
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường liên đới........................................................6
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới..............................................7
3. So sánh với chế định trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều ...
người cùng gây thiệt hại trong BLDS 2005..........................................................10
4. Xác định mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường liên đới khi nhiều ........
người cùng gây thiệt hại........................................................................................11
II. BÌNH LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG LIÊN ĐỚI .......
TRONG TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI...................12
1. Quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện tồn bộ trách nhiệm....................12
2. Quyền yêu cầu người gây thiệt hại thực hiện một phần trách nhiệm................13
3. Quyền miễn thực hiện nghĩa vụ liên đới cho người gây thiệt hại.....................14


III. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ......................................................15
KẾT LUẬN.................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chế định trách nhiệm bồi thường liên đới là vấn đề cơ bản của pháp luật dân sự Việt
Nam, trong đó đặc biệt là vấn đề về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người
cùng gây thiệt hại. Trong BLDS 2005, lần đầu tiên quy định về vấn đề những người cùng gây thiệt
hại thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường, phần trách nhiệm được xác định dựa trên mức độ
lỗi của mỗi người. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, sự phát triển của đất nước thì pháp luật về
trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây ra đã có nhiều sửa đổi để
phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như thực tiễn đời sống nhân dân. Hiện nay, trong pháp luật
dân sự Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới trong trường hợp nhiều người gây ra
được quy định tại Điều 587, Mục 1. Quy định chung thuộc Chương XX: Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS 2015. Tuy đã trải qua nhiều lần thay đổi, bổ sung nhưng việc
áp dụng thực tiễn pháp luật về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại hiện nay vẫn có nhiều vướng mắc, hạn chế.
Hiện nay đã có các bài báo, các bài nghiên cứu đề cập đến trách nhiệm bồi thường liên đới
trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại, tuy nhiên trong tương quan với các nội dung
khác của pháp luật dân sự, nội dung này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu sâu
sắc, tồn diện. Xuất phát từ tình hình trên, nhóm em xin được phân tích và bình luận rõ hơn về
vấn đề này, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà vấn đề còn vướng phải và đưa ra những biện pháp
có thể áp dụng để có thể giải quyết những vướng mắc của nội dung này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây ra đã được đề cập
trong nhiều trong nhiều bài viết, bài báo. Tuy nhiên, hầu như các bài viết chỉ dừng lại ở việc giải

thích nghĩa và đưa ra ví dụ mà khơng đề cập một cách tồn diện, đầy đủ về các khía cạnh của vấn
đề này.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
-

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu một số vấn đề lý luận

về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại, nội dung các
quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về nội dung này và thực tiễn thi hành các quy định này.
-

Phạm vi nghiên cứu: Trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người

cùng gây thiệt hại là một đề tài có phạm vi khá rộng, không chỉ quy định trong Luật Dân sự mà nó
cịn có thể xuất hiện ở trong các ngành, lĩnh vực luật khác tại Việt Nam. Trong phạm vi bài tiểu
luận này, nhóm em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
hiện hành về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại,
cũng như sự phân tích, đánh giá thực thi các quy định trên thực tế nhằm làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích, bình luận các khái niệm, quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường liên đới, trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người gây thiệt
hại, từ đó xác định được những ưu, nhược điểm của vấn đề.
Thứ hai, nghiên cứu, xem xét thực tiễn áp dụng; vận dụng bản án để thấy được cơ chế hoạt
động, mức độ ảnh hưởng và đồng thời là những mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình nhận thức
áp dụng các quy định của các chủ thể có thẩm quyền.

Thứ ba, từ những hạn chế, ưu điểm được phân tích thì có thể rút ra được những vấn đề cần
phải giải quyết và kiến nghị biện pháp giải quyết.

4


5
NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG LIÊN ĐỚI TRONG
TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI TRONG BLDS 2015
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường liên đới
Theo từ điển Luật học, “trách nhiệm liên đới” được hiểu là việc nhiều người cùng chịu
trách nhiệm trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hoặc hành chính trên cơ sở nghĩa vụ
theo quy định pháp luật, hoặc do cam kết bằng văn bản. 1 Trong phạm vi mơn học, nhóm chúng em
nghiên cứu trách nhiệm liên đới giới hạn trong quan hệ pháp luật dân sự. BLDS hiện hành quy
định nhiều trường hợp phát sinh trách nhiệm liên đới như “khi người chưa thành niên dưới 15 tuổi
gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ, thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” (Khoản 2 Điều 586
BLDS 2015) hay “người làm công, người học nghề gây thiệt hại trong lúc đang thực hiện công
việc theo sự phân cơng, thì cá nhân, pháp nhân sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi
thường” (Điều 600 BLDS 2015).
Trong thực tiễn đời sống, nhiều khi trách nhiệm liên đới được quy kết cho nhiều người bởi
họ cùng gây ra thiệt hại cho người khác. Ví dụ như A, B, C cùng ném đá làm vỡ kính xe ô tô của
D. Bài tiểu luận này tập trung phân tích và bình luận sự điều chỉnh của Luật dân sự trong trường
hợp đó, thơng qua chế định trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại quy định tại Điều 587 BLDS 2015. “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì
người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức tội lỗi của mỗi người; nếu khơng xác định được
mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”.
Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định trên có
thể xảy ra một trong hai trường hợp:

-

Nhiều người gây thiệt hại cho một người

-

Nhiều người gây thiệt hại cho nhiều người

1 Từ điển Luật học trang 278, />
5


6

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới
Là một chế định thuộc Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, trách nhiệm bồi thường
liên đới cũng có những căn cứ phát sinh chung được quy định tại Điều 584 BLDS 2015. Theo đó,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi đáp ứng đủ các yếu tố:
(1) Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và

lợi ích hợp pháp của người khác
(2) Có thiệt hại xảy ra về vật chất, tinh thần
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi xâm phạm

So với Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005, BLDS 2015 không xác
định lỗi của người gây thiệt hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chú trọng
vào hành vi gây thiệt hại, chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật là đủ.
Đồng thời, nhà làm luật cũng loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại
trong trường hợp bất khả kháng hoặc lỗi hoàn toàn thuộc về bên bị hại, trừ khi các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định khác (Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015).2

Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại có những căn cứ phát sinh riêng. Theo Điều 587 BLDS 2015, chế định này chỉ áp dụng trong
trường hợp “nhiều người cùng gây thiệt hại”. Từ đó, chúng ta có thể rút ra hai yếu tố phát sinh bao
gồm: “nhiều người” và “cùng gây thiệt hại”
2.1.

Yếu tố về chủ thể
Xuất phát từ cụm từ “liên đới”, chế định trách nhiệm bồi thường liên đới không thể áp dụng

khi chỉ có một người gây thiệt hại mà phải do nhiều người thực hiện. Người gây thiệt hại có thể là
cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có
một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này.

2 Vấn đề bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, />
6


7
2.2.

Yếu tố “cùng gây thiệt hại”
Trách nhiệm bồi thường liên đới chỉ phát sinh đối với những người mà họ cùng gây ra thiệt

hại. Tuy nhiên, BLSD khơng giải thích rõ thế nào là cùng gây thiệt hại mà điều này phụ thuộc
nhiều vào sự đánh giá của Hội đồng xét xử. Cùng gây ra thiệt hại có thể thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trường hợp có sự thống nhất ý chí cùng gây thiệt hại. Thơng tư số
173/1972/TANDTC quy định: “Nhiều người cùng chung gây thiệt hại do thống nhất ý chí với
nhau, thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do họ gây nên”. Nhà làm luật liệt kê
các trường hợp người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí, bao gồm: (1) thống nhất ý chí cả về

hành vi lẫn hậu quả; (2) thống nhất ý chí hành vi; (3) thống nhất ý chí về hậu quả.3
(1) Thống nhất ý chí cả về hành vi lẫn hậu quả. Đây là trường hợp phổ biến nhất của việc

nhiều người cùng chung ý chí gây ra thiệt hại. Ví dụ: A, B, C, D tổ chức đánh hội đồng E
hay X, Y đốt xe của Z
(2) Thống nhất ý chí về hành vi. Ví dụ A và B cùng vận chuyển gỗ tới xưởng, do gia cố không

chắc chắn, 1 thanh gỗ rơi xuống làm hỏng xe máy của C
(3) Thống nhất ý chí về hậu quả. Ví dụ A cướp dây chuyền của B, sau đó A cùng C đem dây

chuyền đi bán lấy tiền tiêu xài. Khi đó A và C phải chịu trách nhiệm bồi thường liên đới.
Cần hiểu thêm rằng, sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể không nhất thiết phải thể hiện
bằng hành động. Xét từ góc độ luật so sánh, điểm a Khoản 1 Điều 9:101 Bộ nguyên tắc châu Âu
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã quy định: “trách nhiệm bồi thường là liên đới khi một
người cố ý tham gia hay tạo ra khích lệ hành vi xấu của người khác gây thiệt hại cho nạn nhân ”.
Theo đó, việc “khích lệ hành vi gây thiệt hại” cũng là cơ sở tạo nên trách bồi thường liên đới. Cụ
thể “khi A1 khích lệ A2 xâm phạm tới nạn nhân, A1 chịu trách nhiệm đối với thiệt hại bên cạnh
A2 cho dù A1 khơng có mặt và cũng khơng đóng vai trị trong sự kiện làm phát sinh thiệt hại”. 4

3 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách chuyên
khảo), tr.32 4 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách
chuyên khảo), tr.33

7


8
Trong bản án số 114/2006/DS-GĐT ngày 26/5/2006 của TANDTC, anh Bằng có hành vi
dùng cây bạch đàn đánh vào đầu anh Hiền ngã xuống ruộng. Tuy nhiên, anh Bằng không phải
chịu trách nhiệm độc lập đối với thiệt hại cho anh Hiền, bởi ông An (bố anh Bằng) là người chủ

mưu, khởi xướng, rủ rê con cháu gây thương tích cho Hiền. Tịa đã xác định ơng An và anh Bằng
cùng gây thiệt hại cho Hiền và việc gây thiệt hại của ông An thể hiện bằng hành vi chủ mưu, khởi
xướng, rủ rê con cháu.
Thứ hai, trường hợp không thống nhất ý chí cùng gây thiệt hại. Theo Thơng tư số 173/1972
của TANDTC: “Nếu nhiều người cùng chung gây thiệt hại nhưng khơng thống nhất ý chí với
nhau, thì khơng có trách nhiệm liên đới…” Tuy nhiên, nhà làm luật đang có xu hướng mở rộng
trường hợp làm phát sinh trách nhiệm liên đới nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại:
“Những người liên quan không theo đuổi một mục đích chung ở đây và họ cũng không chịu chi
phối của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra nhưng những hành vi độc lập
của họ đã gây ra một thiệt hại không thể phân chia được”. Quan điểm trên được nhiều nhà bình
luận BLDS đồng tình, theo đó việc thống nhất ý chí khơng phải dấu hiệu bắt buộc xác định “cùng
gây thiệt hại”. Ví dụ, A lái xe vượt quá tốc độ đâm vào xe của B vượt đèn đỏ gây tai nạn. Hai xe
văng xa trúng vào C đang tham gia giao thông đúng luật khiến C ngã gãy chân. Khi đó, A và B
chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho C.
Thứ ba, trường hợp không xác định được người gây thiệt hại cụ thể. Nhiều trường hợp
trong thực tế chúng ta chỉ xác định được thiệt hại mà khơng thể biết chính xác ai là người gây ra
thiệt hại đó. Ví dụ trong bản án số 19/2007/DS-ST ngày 16/4/2007 của TAND thành phố Pleiku
(Gia Lai), chị Tám, chị Hiền và anh Hải xô xát, giằng co với nhau dẫn đến bể một số trứng và gãy
hai chiếc ghế gỗ của bà Khánh. Việc xác định cụ thể ai là người làm hư hỏng tài sản của bà Khánh
trong hồn cảnh xơ xát hỗn loạn như vậy là điều khó khăn. Thế nên, Tịa đã đưa ra quyết định
buộc cả chị Tám, chị Hiền và anh Hải liên đới bồi thường thiệt hại là hợp lý để bảo vệ quyền lợi
của người bị thiệt hại.

8


9
3. So sánh với chế định trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều
người cùng gây thiệt hại trong BLDS 2005
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định tại Điều 616

BLDS 2005 và Điều 587 BLDS 2015.
Về cơ bản chế định bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra quy định tại Điều 587 BLDS
2015 khơng có gì khác so với quy định tại Điều 616 BLDS 2005 trước đây. Theo đó trường hợp
nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ
lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần
bằng nhau.
Tuy nhiên ở BLDS 2005, quy định này được xếp vào các trường hợp thiệt hại cụ thể (Điều
616). Sở dĩ việc sắp xếp này là do các nhà làm luật cho rằng đây là một trường hợp cá biệt trong
lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giống như bồi thường thiệt hại do phịng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết hay do người đang thi hành công vụ gây ra...
Nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, việc xem xét vấn đề về số lượng chủ thể gây thiệt hại, từ
đó xác định được nghĩa vụ bồi thường liên đới của các chủ thể này và mức độ bồi thường của từng
chủ thể là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành như là một nguyên tắc chung đối với tất cả các
trường hợp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, chứ khơng thể coi đây chỉ là một
trường hợp đặc biệt trong bồi thường thiệt hại.
Như vậy, sự thay đổi về vị trí của quy phạm pháp luật này – từ phần quy định cụ thể trong
BLDS 2005 lên phần quy định chung trong BLDS 2015 – là một sự tái kết cấu hợp lý, thể hiện
được đúng bản chất là quy định chung trong vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 4

4 Những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS năm 2015, Nguyễn Hoàng Mỹ
Linh, />%E1%BB%87m-b%E1%BB%93i-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-thi%E1%BB%87th%E1%BA%A1i-ngo%C3%A0i-h
%E1%BB%A3p-%C4%91%E1%BB%93ng-trong-b%E1%BB%99-

9


10
4. Xác định mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường liên đới khi nhiều người
cùng gây thiệt hại

Trong mối quan hệ giữa những người liên đới, trách nhiệm của từng người khơng hẳn là
tồn bộ thiệt hại đã gây ra và cần được xác định cụ thể để biết rõ quyền và lợi ích của từng người
liên đới. Điều 587 BLDS 2015 quy định“trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt
hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi
thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” Như vậy, khi có nhiều người cùng gây
thiệt hại, mức độ bồi thường của họ được xác định như sau:
Trường hợp xác định được mức độ lỗi của những người gây thiệt hại thì mỗi người chỉ
phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả của hành vi đó. Vậy nên,
nếu xác định được mức độ lỗi của mỗi người đối với người bị thiệt hại thì họ phải bồi thường
tương ứng với mức độ lỗi. Ví dụ thực tế tại Quyết định số 17/HS-HĐTP của TANDTC ngày
24/11/2002, Tòa xác định anh Vinh và ông Liên cùng gây thiệt hại cho anh Dư nên phải liên đới
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thương tích chủ yếu do anh Vinh gây ra, nên mức độ bồi thường
của anh lớn hơn người liên đới là ông Liên.
Trường hợp không xác định được mức độ lỗi của những người gây thiệt hại thì mức độ bồi
thường là bằng nhau. Ở đây chúng ta không thể hiểu pháp luật áp dụng nguyên tắc “cào bằng” khi
có nhiều người cùng gây thiệt hại, mà phải hiểu khi nhiều người cùng gây thiệt hại mà chúng ta
không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người, thì nghĩa vụ bồi thường của họ là ngang nhau.
Việc những người gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường như nhau khơng làm mất đi tính “liên
đới” giữa họ.
Trong thực tiễn xét xử, Tòa xác định trách nhiệm liên đới sau đó xác định phần của từng
người. Tuy nhiên có nhiều trường hợp Tịa chỉ xác định trách nhiệm liên đới mà không xác định
phần cụ thể của từng người. Tòa giám đốc thẩm TANDTC từng ra quyết định theo hướng buộc
Tòa án địa phương xác định mức trách nhiệm của từng người liên đới. Việc xác định phần thiệt
hại của mỗi người không đồng nghĩa với giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường
10


11
lu%E1%BA%ADt-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1-vi%E1%BB%87t-nam-n%C4%83m2015.html?fbclid=IwAR1NXwHzMtHdFQhKTyNqQLKwggDSfar02IYVaUurFAQAK1WpCOfCmzIXdog


thiệt hại do nhiều người cùng gây ra mà chỉ để dễ dàng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả sau này, khi
một hoặc một số người đã buộc phải gánh trách nhiệm cho tất cả những người liên đới. 5
II.

BÌNH LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG LIÊN ĐỚI

TRONG TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG GÂY THIỆT HẠI
Chế định bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại được quy
định trong phần bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng của BLDS 2015, tuy nhiên khơng có điều
luật cụ thể nào trong phần này đề cập tới việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường liên đới trong trường
hợp nhiều người cùng gây thiệt hại. Những quy định chung về thực hiện nghĩa vụ liên đới được
nhà làm luật đề cập tại Điều 288 Luật này. Theo đó, người bị thiệt hại có những quyền sau đây:
1. Quyền u cầu người có nghĩa vụ thực hiện tồn bộ trách nhiệm
Căn cứ Khoản 1 Điều 288 BLDS 2015 “bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số
những người có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ”. Quy định này đặt người gây thiệt hại
luôn phải trong tư thế sẵn sàng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, dù có nhiều người có mình nghĩa vụ
giống mình.6 Đây cũng là một phương thức đảm bảo người bị thiệt hại được bồi thường đầy đủ và
kịp thời những tổn hại mà họ phải chịu, kể cả khi một trong những người gây thiệt hại khơng có
khả năng thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Đơn cử như một trong những người gây thiệt hại chết, thì
người bị thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu những người liên đới còn lại bồi thường.
Thực tiễn xét xử, trong Quyết định số 114/2006/DS-GĐT TANDTC đã xác định ông An và
anh Bằng (con trai ông An) liên đới bồi thường thiệt hại cho anh Hiền. Việc anh Bằng chết sau khi
gây thiệt hại (không để lại di sản) không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ bồi thường của ông

5 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách chuyên
khảo), tr.41
6 Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật – Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, NXB.
ĐHQG TP.HCM, tr.332

11



12
An. Đơn khởi kiện của anh Hiền yêu cầu ông An bồi thường thiệt hại là hợp pháp và được Tòa
chấp nhận.
Trường hợp một người gây thiệt hại đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường, nhà làm luật
đặt ra quy định về trách nhiệm hoàn lại để bảo vệ quyền lợi cho người này. Cụ thể theo Khoản 2
Điều 288 BLDS 2015 “trường hợp một người đã thực hiện tồn bộ nghĩa vụ thì có quyền u cầu
những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với
mình”. Xét mối quan hệ giữa bên có quyền (bên bị thiệt hại) và bên có nghĩa vụ (bên gây thiệt
hại), thì nghĩa vụ giữa những người có trách nhiệm liên đới khơng có sự phân chia thành từng
phần riêng rẽ. Dưới góc độ của người bị thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được quy kết về cả
tập thể, tất cả người gây thiệt hại đều phải có nghĩa vụ bồi thường. Cịn trong mối quan hệ giữa
những người có trách nhiệm liên đới với nhau, nghĩa vụ lại mang tính chất theo phần riêng rẽ, mỗi
người có nghĩa vụ liên đới chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với người đã thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ.7 Đây là vấn đề giữa những người chịu trách nhiệm bồi thường và khơng ảnh
hưởng gì đến người u cầu.
Tại bản án số 21/2010/HSST ngày 23/6/2010 của TAND tỉnh Tiền Giang, Tòa xác định các
bị cáo Nhựt, Lộc, Cường, Phú, Hậu cùng gây thiệt hại cho anh Khoa nên phải liên đới bồi thường
thiệt hại. Trong đó, bị cáo Phú là người chưa thành niên, khơng có nơi cư trú ổn định, cha mẹ
khơng có địa chỉ rõ ràng, khơng có tài sản riêng và khơng có điều kiện bồi thường. Vì vậy, Tịa
u cầu ơng Cường và ơng Nhựt (đại diện hợp pháp của Hậu) thực hiện cả phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại của Phú và hai bị cáo có thể khởi kiện dân sự u cầu Phú hồn lại tiền khi Phú
đủ tuổi thành niên.
2. Quyền yêu cầu người gây thiệt hại thực hiện một phần trách nhiệm
Trong thực tế, có trường hợp người được bồi thường yêu cầu không chỉ một mà một số
người liên đới thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Hướng giải quyết trên chưa được quy định

7 Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật – Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh,
NXB. ĐHQG TP.HCM, tr.332


12


13
trong BLDS nhưng được coi là chấp nhận được. 8 Người bị thiệt hại có thể yêu cầu một người bồi
thường tồn bộ tổn thất, hoặc có thể u cầu một số người liên đới bồi thường toàn bộ hay một
phần thiệt hại (với điều kiện tổng số giá trị được bồi thường không lớn hơn tổng giá trị thiệt hại).
Quay trở lại bản án số 21/2010/HSST ngày 23/6/2010 của TAND tỉnh Tiền Giang, các bị
cáo Nhựt, Lộc, Cường, Phú, Hậu phải liên đới bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự là ông
Đinh (cha ruột anh Khoa) khai rằng bị cáo Nhựt và Lộc đã bồi thường 13.400.000 đồng chi phí
điều trị và mai táng. Cịn lại Cường, Phú và Hậu chưa bồi thường nên ông yêu cầu bồi thường
tiếp. Yêu cầu trên được TAND tỉnh Tiền Giang chấp nhận với quyết định “buộc bị cáo Cường và
Nhựt (đại điện pháp pháp bị cáo Hậu) phải liên đới bồi thường chi phí mai táng bị hại Khoa cho
ơng Đinh số tiền 13.317.307 đồng”.
3. Quyền miễn thực hiện nghĩa vụ liên đới cho người gây thiệt hại
Thứ nhất, trường hợp “bên có quyền chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên
đới thực hiện tồn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng
được miễn thực hiện nghĩa vụ” (Khoản 3 Điều 288 BLDS 2015). Khi đó những người có nghĩa vụ
cịn lại khơng có địa chỉ để gửi kết quả thực hiện nghĩa vụ của mình. 9
Thứ hai, trường hợp “bên có quyền chỉ miễn thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những
người có nghĩa vụ liên đới thì những người cịn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của
họ” (Khoản 4 Điều 288 BLDS 2015). Người có quyền có thể bãi bỏ tình trạng liên đới trách
nhiệm cho một người có nghĩa vụ rồi lại miễn nghĩa vụ cho người này. Theo đó, sự liên đới vẫn
tiếp tục giữa những người có nghĩa vụ liên đới còn lại. Giá trị nghĩa vụ liên đới lúc này là tổng giá
trị nghĩa vụ liên đới ban đầu trừ đi giá trị của phần nghĩa vụ đã miễn.
Quy định tại Điều 288 về thực hiện nghĩa vụ liên đới còn gây ra nhiều thắc mắc rằng, việc
yêu cầu một hay một số người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường theo Khoản 1 có đồng nghĩa
8 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách chuyên
khảo), tr.39

9 Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật – Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh,
NXB. ĐHQG TP.HCM, tr.333

13


14
với việc miễn nghĩa vụ cho những người liên đới cịn lại theo Khoản 4 hay khơng. Trong bản án
số 19/2007/DS-ST ngày 16/4/2007 của TAND thành phố Pleiku (Gia Lai), Tòa xác định anh Hải,
chị Tám và chị Hiền cùng gây thiệt hại cho bà Khánh. Do đó, ba người phải liên đới bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, trong đơn khởi kiện bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải bồi thường toàn bộ thiệt
hại. Câu hỏi đặt ra, yêu cầu của bà Khánh có phải miễn nghĩa vụ bồi thường cho chị Tám và chị
Hiền không? Bởi sự chưa cụ thể của BLDS 2015, rất khó để tìm ra hướng giải quyết thuyết phục
cho vụ việc này. TAND thành phố Pleiku thời điểm đó cho rằng bà Khánh đã miễn trách nhiệm
cho những người còn lại trên cơ sở Khoản 4 Điều 288. Do đó Tịa quyết định “buộc anh Hải bồi
thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu là 267.000 đồng”. Tuy
nhiên, quan điểm khác lại cho rằng yêu cầu trên nên được hiểu là thực hiện quyền yêu cầu trên cơ
sở Khoản 1 Điều 288, tức là buộc anh Hải bồi thường tồn bộ thiệt hại. Cịn chị Tám và chị Hiền
có trách nhiệm hồn lại cho anh Hải phần nghĩa vụ của mình.10
III.

MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ
Thứ nhất, BLDS 2015 chưa xác định cụ thể thế nào là “cùng gây thiệt hại”. Các trường

hợp được coi là “cùng gây thiệt hại” trình bày trên đây chỉ là quan điểm của các học giả, các nhà
bình luận BLDS và đặc biệt còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá của Hội đồng xét xử. Điều này dẫn
đến nhiều luồng quan điểm, tư tưởng khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nhu cầu
tất yếu hiện nay đòi hỏi nhà làm luật quy định cụ thể hơn các trường hợp “cùng gây thiệt hại”, từ
đó áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử được thống nhất hơn.
Thứ hai, việc xác định mức độ lỗi còn gặp nhiều khó khăn do pháp luật dân sự chưa có quy

định cụ thể về mức độ lỗi là gì, cũng như cách xác định mức độ lỗi như thế nào. Khi xác định mức
độ lỗi chúng ta cũng phải dựa vào các yếu tố như hành vi gây thiệt hại, hậu quả của việc gây thiệt
hại, vai trò của người gây thiệt hại,... để đánh giá. Việc không quy định rõ mức độ lỗi có khả năng
dẫn đến sai lầm trong nhận định của Tòa án.

10 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách chuyên
khảo), tr.40

14


15
Bên cạnh đó, việc căn cứ vào mức độ lỗi để xác định mức trách nhiệm trong liên đới bồi
thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra mà trong nhóm người đó có cả người đã thành niên
và người chưa thành niên sẽ làm cho việc định lượng mức độ lỗi của từng người hết sức khó khăn
vì mức độ lỗi không chỉ được đánh giá dựa vào hành vi mà còn phải dựa vào độ tuổi. Đồng thời sẽ
tạo ra mâu thuẫn về lợi ích và khơng cơng bằng trong việc xác định mức trách nhiệm khi mà việc
giảm mức trách nhiệm cho người chưa thành niên vì có mức độ lỗi theo tuổi thấp hơn sẽ làm tăng
mức trách nhiệm cho người đã thành niên.
Thứ ba, việc thực hiện nghĩa vụ liên đới bồi thường quy định tại Điều 288 còn dẫn đến
nhiều quan điểm trái chiều trong q trình áp dụng. Nhà làm luật khơng cho biết trong trường
hợp nào thì người bị thiệt hại miễn cho một hay một số người liên đới. Ngoài ra thì khi người bị
thiệt hại chỉ yêu cầu một hay một số người liên đới bồi thường thiệt hại thì có được coi là miễn
cho người cịn lại hay khơng? Do vậy đòi hỏi các nhà làm luật cần tiếp tục hoàn thiện các quy
định pháp luật để dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.11

KẾT LUẬN
Qua phân tích có thể thấy được sự nỗ lực của nhà làm luật trong việc hoàn thiện và áp dụng
thi hành đúng quy định về trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp nhiều người gây thiệt
hại, góp phần bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng như có cơ chế phù hợp để đảm bảo bị can, bị

cáo, người có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm bồi thường liên đới
11 Hoàng Anh Khoa, “Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam”,
truy cập ngày 20/11/2022

15


16
trong trường hợp nhiều người gây ra là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật dân sự
Việt Nam. Quy định pháp luật của vấn đề này giúp thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa Nhà nước
với đương sự; giúp giải quyết những vấn đề bồi thường ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh
như hiện nay, đời sống xã hội ngày càng phức tạp, chính vì thế mà có thể xảy ra nhiều vấn đề mà
pháp luật dân sự khơng thể lường trước được. Chính vì thế mà trong quá trình giải quyết bồi
thường liên đới do nhiều người gây ra thiệt hại không phải chỉ dựa vào quy định của pháp luật mà
còn phải dựa vào nhiều yếu tố khách quan khác để có thể đưa ra được hướng giả quyết vấn đề tốt
nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2005.
2. Bộ luật dân sự 2015.
3. Thông tư của Tòa án Nhân dân Tối cao số 173-TANDTC 1 ngày 23 tháng 3 năm 1972

hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Giáo trình, sách tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, Khoa Luật – Trường Đại học

Mở thành phố Hồ Chí Minh, NXB. ĐHQG TP.HCM.
2. Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình


luận bản án Tập 2 (Sách chuyên khảo).
3. Nguyễn Hoàng Mỹ Linh, Những quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong BLDS năm 2015, Tạp chí KTĐN số 86, ngày 26/10/2017, Tạp chí
quản lý kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương
Website
1. />
boi-thuong-thiet-hai-theo-phap-luat-viet-nam-luan-van-thac-sy-luat.htm

16


17
2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra,

/>3. />
li%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%9Bi%20ch%E1%BB%8Bu%20tr%C3%A1ch
%20nhi%E1%BB%87m

17



×