TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CƠNG TÁC XÃ HỘI
TIẾN TRÌNH
CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Sinh viên thực hiện: Mai Trúc Quỳnh – MSSV 1956150129
Năm học: 2022 – 2023
Cơ sở: Nhóm trẻ Mầm non Ngơi nhà Hướng Dương
KHV Trường: Phạm Thị Thu Thủy
KHV Cơ sở: Nguyễn Thị Thu Hiền
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
1. Đặt vấn đề...............................................................................................................3
2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................7
3. Những lý thuyết đã sử dụng..................................................................................8
3.1 Thuyết học tập xã hội............................................................................................8
3.2 Thuyết hệ thống sinh thái......................................................................................9
3.3 Thuyết Tâm lý học phát triển của Erik Erikson................................................... 10
4. Phương pháp CTXH cá nhân.............................................................................. 11
II. TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ......................................................... 13
1. Tiếp nhận, thiết lập quan hệ.................................................................................. 13
2. Thu thập thông tin về thân chủ.............................................................................. 15
3. Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ............................................................ 18
4. Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ................................................................................ 22
5. Triển khai thực hiện kế hoạch................................................................................ 23
6. Lượng giá/ Chuyển giao......................................................................................... 23
II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................23
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC....................................................................................... 24
PHỤ LỤC 2................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 39
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo UNICEF, Đại dịch Covid 19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của người lớn và trẻ em trên toàn cầu. Ở Việt Nam, vì đại dịch nên tất cả hoạt động đều
phải tạm dừng lại và mọi người đều sống trong bối cảnh giãn cách, do đó trẻ em khơng
thể đến trường. Chính điều này khiến trẻ gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp, vận động và
trẻ có nguy cơ phải đối mặt đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần, căng thẳng… trong
đó có nguy cơ chậm nói. Theo ThS. Bác sĩ Đinh Thạc – Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện
Nhi Đồng 1 (TP. HCM) cho biết, thời gian gần đây, mỗi ngày khoa Tâm lý của bệnh
viện tiếp nhận khá nhiều trẻ tới khám, trong 10 trường hợp trẻ đến tư vấn tâm lý mỗi
ngày, có khoảng 2 – 3 trẻ có tình trạng chậm nói, chủ yếu ở độ tuổi 2
– 3 tuổi, 95% trẻ trong số này là trẻ chậm nói đơn thuần, khơng kèm theo nguyên
nhân vật lý hoặc tâm lý đi kèm.
Vậy thực trạng của vấn đề trẻ chậm nói và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do
đâu? Để làm rõ được điều này, tơi đã tìm hiểu thực trạng từ một số nghiên cứu trên
thế giới, cụ thể như sau:
Về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Theo Marcelli và Cohen (2009, 138), q trình phát triển ngơn ngữ ở trẻ diễn ra
theo 3 giai đoạn căn bản:
Đầu tiên là Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ 0 đến 12, 13 tháng, với một vài trường
hợp là 18 tháng) thường bắt đầu bằng việc bật các âm thanh căn bản như “Ê…”
“A…” “Ây…”, v.v nhằm biểu đạt sự khó chịu của trẻ khi đau, đói hoặc có mong
muốn được hỗ trợ việc gì đấy, qua đó trẻ dần dần hình thành nên tiền đề giao tiếp
giữa trẻ và môi trường xung quanh. Việc này cho thấy sắc thái cảm giác mà trẻ địi
người chăm sóc phải đáp ứng, như giận dữ, đau đớn, bứt rứt, thỏa mãn, khoái cảm.
Đây được gọi là hành vi ngôn ngữ sơ khơi của trẻ.
Kế tiếp là Giai đoạn ngôn ngữ của trẻ bé (từ 10 tháng đến 2 tuổi rưỡi, 3 tuổi): những
từ đầu tiên thường xuất hiện trong một số tình huống như: lặp lại lời nói, đáp từ đi của
câu hát, hay bắt chước các âm thanh đơn giản. Hầu hết trong giai đoạn này ngôn
ngữ của trẻ chưa diễn đạt đầy đủ về mặt ý nghĩa, nhưng lại dễ để bật âm. Từ khoảng
12 tháng tuổi, trẻ có thể học được 5 đến 10 từ, chẳng hạn như mama, măm măm, ba,
bi, em… và đến 2 tuổi, vốn từ vựng của trẻ có thể đạt đến 200 từ. Ngơn ngữ hiểu của
trẻ ln hình thành trước khi ngơn ngữ nói phát triển, do vậy, trẻ có thể hiểu được
khoảng 80% những câu nói, mệnh lệnh của những người xung quanh. Khoảng 18
tháng tuổi, các câu nói đầu tiên sẽ xuất hiện. Vì thế đây được xem là giai đoạn vàng
cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu cha mẹ bỏ lỡ thời cơ này, cụ thể là không tạo
cơ hội giao tiếp với trẻ sẽ khiến cho vốn từ của trẻ trở nên nghèo nàn hoặc trẻ trở nên
chậm nói.
Cuối cùng là Giai đoạn ngôn ngữ (bắt đầu từ 3 tuổi): đây là giai đoạn dài nhất và
phức tạp nhất trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ (bao gồm cả ngôn ngữ hiểu và ngơn
ngữ nói). Nó được thể hiện qua sự phong phú cả về chất lượng và số lượng từ vựng của
trẻ. Khoảng từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi, trẻ có thể sở hữu 1.500 từ mà khơng phải lúc nào
cũng biết chính xác ý nghĩa của từ. Ngơn ngữ dần trở thành phương tiện để trẻ tìm hiểu
về thế giới, nó dần thay thế cho các hành động, cử chỉ, điệu bộ của trẻ.
Như vậy, ở mỗi mốc phát triển trong 5 năm đầu đời, trẻ cần đạt được các năng lực
ngôn ngữ nhất định. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ nhanh chóng
ở các giai đoạn tiếp sau. Vì thế, cha mẹ phải nắm vững các mốc phát triển ngôn ngữ
trên để xây dựng tiến trình phát triển ngơn ngữ phù hợp cho trẻ.
Về các đặc điểm của trẻ chậm nói
Theo Vallees & Dellatolas, 2005 cho biết, tỷ lệ trẻ rối loạn ngơn ngữ nói và viết ở
các quốc gia trên thế giới đã được báo cáo qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Ở Pháp,
tỷ lệ trẻ chậm nói chiếm khoảng 4 – 5% số trẻ từ 5 đến 9 tuổi (trong đó 1% ở dạng
nặng), và có khoảng 10 – 16% trẻ chậm nói trong một độ tuổi cụ thể liên quan đến
những rối loạn học tập.
“Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán là chậm nói khá
cao. Tại các Bệnh viện nhi, số trẻ chậm nói, mắc bệnh tự kỷ hoặc tăng động giảm chú
ý phải điều trị bán trú thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải. Ở các bệnh viện chuyên
khoa Tai Mũi Họng hàng tháng có khoảng 100 trẻ đến khám vì chậm nói, trong đó
30% trẻ chậm nói do yếu tố tâm lý. Thực trạng chẩn đốn cho trẻ em ở Việt Nam cịn
mang tính hình thức, kinh nghiệm cá nhân và chưa thực sự chuẩn xác.” (Theo Bùi
Thị hậu, 2016)
Thuật ngữ Chậm ngôn ngữ hay Chậm nói thường được sử dụng để chỉ những trẻ có
một khoảng cách nhất định với các bạn cùng trang lứa trong việc nắm vững từ vựng, âm
vị hoặc cú pháp (Theo Rescorla & Lee, 1999). Trẻ chậm nói thường ở khoảng 18
– 36 tháng tuổi, và trong các nghiên cứu, hay được đề cập với thuật ngữ nói chậm
(later talker).
Theo nghiên cứu của Rescola, Mirak & Singh (2000), số lượng từ trung bình được
hình thành ở những trẻ chậm nói là 18 từ khi 2 tuổi, 89 từ khi 30 tháng tuổi và 195 từ
khi 3 tuổi, ít hơn so với số lượng 150 đến 180 từ khi 2 tuổi ở những trẻ phát triển
bình thường. Trong số những trẻ chậm nói ở 2 tuổi, nhiều trẻ có thể theo kịp với các
bạn cùng trang lứa (khoảng 70 – 80% trẻ theo Whitehouse, Robinson & Zubrick,
2011), trong khi những đứa trẻ khác, với số lượng từ ít hơn, tiếp tục gặp phải những
khó khăn trong việc đạt được ngơn ngữ.
Trẻ học nói bằng việc bắt chước các âm thanh mà chúng nghe được và thực hành
qua việc bật thành tiếng các âm thanh này. Một sự chậm trễ trong phát triển lời nói
có thể diễn ra do mất khả năng nghe vì nhiễm trùng tai giữa tái phát. Hoặc do cha mẹ
dùng hai ngơn ngữ để nói chuyện khi ở nhà hoặc do trẻ không được tương tác nhiều
với cha mẹ. Những nguyên nhân khác của chậm nói bao gồm sự phát triển chậm
chạp, chậm phát triển tâm thần, liệt não, tự kỷ. Một vài trẻ chỉ do khơng muốn nói ở
trường hay ở nơi cơng cộng, nhưng có thể nói khi ở một mình hoặc với những người
bạn mà trẻ biết rất rõ hoặc những người trong gia đình (Theo Pinette Gilles, 2004).
Hậu quả của chậm nói ở trẻ
Đối với sự phát triển của một đứa trẻ, ngoài việc quan tâm đến sự trưởng thành về thể
chất thì sự phát triển về trí tuệ đóng vai trị vơ cùng quan trọng, trong đó ngơn ngữ chính
là công cụ, là phương tiện để phát triển tư duy cho trẻ. Nếu ngơn ngữ của trẻ phát triển
tốt thì tư duy sẽ phát triển, tư duy phát triển càng thúc đẩy ngôn ngữ phát
triển. Việc trẻ chậm nói trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tư
duy, trí lực của trẻ ở các giai đoạn sau, có khi sẽ kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
Chậm nói sẽ đi kèm với việc giảm mức độ tập trung, chú ý ở trẻ, điều này khiến
trẻ gặp khó khăn trong vấn đề ghi nhớ, nhầm lẫn trong việc ghi nhớ… dẫn đến giảm
hứng thú học tập, đôi khi sẽ khiến trẻ bỏ lỡ giai đoạn vàng trong việc phát triển tư
duy và thể chất. Ngồi ra, trẻ chậm nói sẽ khó phán đốn chính xác được các hình
ảnh tưởng tượng đang nảy sinh, làm giảm chất lượng và không phát triển khả năng
tưởng tượng và sáng tạo.
Đối với trẻ ngôn ngữ là công cụ để trẻ hiểu thế giới và cách thế giới vận hành. Vì
vậy, nếu trẻ chậm nói sẽ gặp khó khăn trong q trình tiếp nhận thơng tin, các kiến
thức về đời sống, kỹ năng sống của trẻ cũng bị hạn chế. Trẻ chậm nói khơng thể chia
sẻ và làm rõ ý tưởng nảy sinh, khó thể hiện nhưng nhu cầu căn bản của mình cũng
như bày tỏ mong muốn của bản thân.
Qua những thực trạng mà các đề tài nghiên cứu và kết quả thống kê của các tác giả
và tình hình tại Việt Nam, tơi nhận thấy vấn đề trẻ chậm nói là một vấn đề cần được
lưu tâm và tìm hiểu sát sao hơn. Thực tế, nếu trẻ chậm nói ở mức độ nhẹ thì phụ
huynh vẫn có thể giúp bé phát triển tiếp tục bằng cách phát hiện và kịp thời hỗ trợ
trẻ, trẻ có thể sớm được cải thiện, bắt kịp và hịa nhập với bạn bè cùng trang lứa, góp
phần quan trọng vào việc học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành cơng trong
cuộc sống sau này.
Ở Nhóm trẻ Mầm non Ngôi nhà Hướng Dương, với tổng số lượng là 43 trẻ, trong đó
có ít nhất 10 trẻ đang có nguy cơ chậm nói (chưa qua đánh giá của chuyên gia). Các trẻ
này có những dấu hiệu như: ít hoặc khơng tương tác với cơ và bạn bè, thích chơi một
mình, số lượng từ của trẻ bị hạn chế, khơng hiểu các mệnh lệnh, yêu cầu của cô v.v. Dựa
trên những khảo sát nhanh và trao đổi cùng với giáo viên phụ trách, phụ huynh, tôi nhận
thấy các bên liên quan đã có được những nhận định ban đầu về vấn đề mà trẻ có nguy cơ
gặp phải là chậm nói. Điều này đã được các cơ giáo, nhân viên chăm sóc ở các lớp nhận
thấy và tỏ ra vơ cùng lo lắng vì nếu tình hình này kéo dài sẽ khiến trẻ có nguy cơ rơi vào
tình trạng tự kỷ. Do đó khi có cơ hội thực tập tại Nhóm trẻ Mầm
non Ngôi nhà Hướng Dương và theo đề xuất hỗ trợ từ cơ sở, tơi đã quyết định tìm
hiểu và xây dựng tiến trình phù hợp để hỗ trợ với 1 trẻ chậm nói ở trường.
2. Tổng quan tài liệu
Hiện nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã và đang
tìm hiểu sâu hơn về thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm
giải quyết triệt để vấn đề này. Điều này cho thấy, đây không phải là một vấn đề q mới
nhưng nó vẫn khơng q cũ để chúng ta ngừng tìm hiểu. Dựa trên những tìm hiểu của
bản thân, tơi đã tìm đọc được rất nhiều đề tài với quy mô khác nhau, nhưng tất cả đều đã
giúp tơi có một bức tranh tổng thể tương đối đầy đủ về vấn đề chậm nói ở trẻ.
Ở đây tôi sẽ sơ lược về tổng quan của 3 tài liệu mà bản thân tâm đắc và nhận thấy
đây là những đề tài có những nét tương quan và phục vụ cho cơng trình xây dựng kế
hoạch của tơi.
Đầu tiên, tôi xin đề cập đến đề tài “Vấn đề chậm nói ở trẻ em hiện nay: thực trạng,
nguyên nhân, giải pháp” của nhóm tác giả PGS. TS Trần Thu Hương, Ths. NCS Hoàng
Mai Anh và các cộng sự. Đề tài nghiên cứu thực trạng chứng chậm nói ở trẻ từ đó có
những phân tích và đánh giá các ngun nhân cũng như hiệu quả của các phương thức
can thiệp đang có đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi được xác định là chậm nói. Trên cơ sở đó,
nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ nhằm cải thiện tình
trạng chậm nói. Đề tài cũng nhấn mạnh nếu phụ huynh kịp thời phát hiện và xây dựng
được tiến trình hỗ trợ kịp thời, đúng gặp thì vẫn có thể giải quyết được vấn đề.
Tiếp theo là đề tài “Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay” của nhóm tác
giả Trần Văn Cơng và Vũ Thị Thu Hương. Các tác giả đã tiếp xúc trực tiếp hơn 100 trẻ
được chẩn đốn tự kỷ và trị chuyện với bố mẹ của chúng, qua đó nhóm tác giả thấy
nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng và bức xúc về tình trạng con họ được chẩn đoán tự kỷ rất
nhanh và khơng chính xác. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các ca lâm sàng trên
20 trường hợp đã được chẩn đoán là tự kỷ ở các cơ sở khám bệnh ở Hà Nội, tuổi dao
động từ 2 đến 7, quê ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Đề tài này cho thấy việc chẩn
đốn tình trạng của một đứa trẻ không được tiến hành một cách qua loa vì điều
này sẽ hình thành tâm lý hoang mang cho phụ huynh và quá trình phát triển của trẻ
gặp nhiều bất cập. Qua đề tài, tôi sẽ hiểu hơn về tâm lý của các bậc phụ huynh khi
biết tin con mình đang gặp vấn đề về sự phát triển, do đó tơi cần phải thực sự khéo
léo trong q trình trao đổi và giao tiếp với phụ huynh khi muốn hỗ trợ trẻ. Đặc biệt
nếu trong quá trình hỗ trợ, nếu tơi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu nào liên quan đến
tự kỷ hay chậm phát triển tôi cũng không được ngay lập tức nhận định rằng trẻ là trẻ
tự kỷ hoặc chậm phát triển mà cần cẩn thận trình bày cùng với những thầy cơ,
chun gia có chun mơn để đưa ra hướng đi phù hợp và hạn chế gây ra những tổn
thương cho trẻ và cả phụ huynh.
Cuối cùng là đề tài “Chậm phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng cả nó đến sự phát triển
tồn diện trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Đề tài này xoay quanh về
vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tác giả đã đưa ra các giả thuyết và yếu tố để
chứng minh rằng vấn đề chậm nói ở trẻ vẫn có thể can thiệp và giải quyết nên chúng ta
phát hiện, can thiệp kịp thời. Thông qua đề tài này, tôi nhận thấy việc phát triển ngôn
ngữ của trẻ rất cần sự hỗ trợ từ các hệ thống sinh thái xung quanh trẻ, cụ thể là những
người lớn quan trọng với bé như ba, mẹ, ông bà. Do đó, các bậc phụ huynh khơng được
lơ là, hay coi thường vấn đề này. Vì điều này rất quan trọng để trẻ có thể quay lại sự phát
triển bình thường, theo kịp bạn bè của mình. Ngồi ra, trong đề tài có đề cập đến các
mức độ của chậm phát triển ngôn ngữ, đây là cơ sở giúp tôi nhận định được vấn đề và
mức độ nguy cấp của trẻ sau khi đánh giá ban đầu.
3. Những lý thuyết đã sử dụng
3.1 Thuyết học tập xã hội
Albert Bandura (1925) là một nhà Tâm lý học người Mỹ. Ông là người có nhiều đóng
góp trong lĩnh vực tâm lý học và bản thân ông cũng bị ảnh hưởng trong quá trình
chuyển đổi từ chủ nghĩa hành vi đến tâm lý học nhận thức. Ơng cũng chính là tác giả
của học thuyết học tập xã hội và lý thuyết về sự tự tin vào năng lực của bản thân.
Thuyết học tập xã hội Bandura cho rằng học tập cịn có thể xuất hiện đơn giản
bằng cách quan sát hành động của người khác. Được biết đến với tên gọi Học tập
qua quan sát, dạng học tập này có thể được sử dụng để lý giải hàng loạt các hành vi,
bao gồm cả những hành vi không thể giải thích bằng những thuyết học tập khác.
Theo Badura, nội dung của học thuyết bao gồm:
➢ Học tập qua quan sát
➢ Trạng thái tinh thần đóng vai trị quan trọng
➢ Tự kiểm sốt
➢ Học tập khơng phải nhất thiết lúc nào cũng đưa đến sự thay đổi trong hành vi
Theo quan sát của Bandura, mỗi cá nhân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu chỉ học
tập qua việc tự quan sát và trải nghiệm. Chính vì cuộc sống của cá nhân có gốc rễ từ
những trải nghiệm mạnh tính xã hội nên việc quan sát những người xung quanh lại
đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Điều này quyết định cách cá nhân lĩnh hội được
những kiến thức và kỹ năng mới.
Thuyết học tập xã hội có khá nhiều ứng dụng trong thực tế. Trong vấn đề chậm nói
ở trẻ, tơi có thể vận dụng nội dung học thuyết trong việc giúp trẻ học tập thông qua
quan sát. Người hướng dẫn có thể tạo các hoạt động hoặc tạo các nguyên tắc tương tác
với trẻ để buộc trẻ phải bật âm. Ví dụ, ba mẹ có thể đặt quy tắc là khi trẻ muốn có món
bánh mình thích thì phải nói “Ạ” hoặc nói “Bánh” thì lúc đó ba mẹ mới đưa món ăn đó
cho trẻ. Ban đầu trẻ có thể sẽ không hiểu để làm theo, ba mẹ nên là người làm mẫu để
trẻ quan sát và làm theo. Quá trình này lúc đầu sẽ có nhiều khó khăn vì trẻ sẽ
khơng hợp tác ngay, thường quấy khóc để được bánh nhanh hơn, do đó ba mẹ phải
thực sự kiên nhẫn và vững lòng để trẻ hợp tác.
3.2 Thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống sinh thái được Carel Bailey Germain – Giáo sư ngành Công tác
xã hội trường Đại học Columbia, Mỹ - đề xướng vào năm 1973. Lý thuyết hệ thống
sinh thái với cách tiếp cận theo truyền thống được dựa trên một số mơ hình tâm lý
học của Freud, trong đó chẩn đốn và điều trị tập trung chủ yếu vào tâm lý của thân
chủ và sự can thiệp tích cực, nhanh chóng của gia đình.
Lý thuyết chú trọng đến việc kết nối các mối quan hệ giữa con người với môi
trường để giải quyết vấn đề con người đang đối diện, từ thuyết hệ thống sinh thái
này, NVXH có thể đánh giá mơi trường sống của thân chủ như gia đình, bạn bè,
hàng xóm, đồng nghiệp, cơ quan… nhằm hiểu tình trạng, vị trí hiện tại của thân chủ
trong môi trường mà họ đang sống.
Điểm đặc biệt nhất của cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái là nó cung
cấp lăng kính tìm ra mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh dựa
trên nền tảng sinh thái sinh học.
Thông qua nội dung của học thuyết, tơi có thể phân tích được sự tương tác của trẻ
và hệ thống sinh thái xung quanh trẻ để biết được vấn đề của trẻ xuất phát do đâu và
từ đâu, vì dựa trên những tương tác hằng ngày của trẻ ta có thể hình dung được điều
gì dẫn đến hành vi hiện tại của trẻ. Qua đó, NVXH sẽ có thể tìm ra được cách thức
hỗ trợ phù hợp.
3.3 Thuyết Tâm lý học phát triển của Erik Erikson
Erik Erikson là một nhà Tâm lý học người Đức (1902 – 1994), ông là người
nghiên cứu về cái Tơi. Các lý thuyết của ơng có sự ảnh hưởng bởi cơng trình nghiên
cứu của nhà Phân tâm học Sigmund Freud.
Lý thuyết của Erikson mô tả tác động của trải nghiệm xã hội trong toàn bộ cuộc
đời của một người. Ông quan tâm đến việc các tương tác xã hội và mối quan hệ
đóng vai trị như thế nào đối với sự phát triển và trưởng thành của từng chủ thể. Lý
thuyết Tâm lý học xã hội của ông dựa trên nguyên lý biểu sinh. Theo nguyên lý này,
con người phát triển theo một trình tự xảy ra theo thời gian, và trong bối cảnh của
một cộng đồng rộng lớn hơn.
Trong học thuyết này, tôi chú tâm vào giai đoạn phát triển từ trẻ sơ sinh đến 18
tháng tuổi, vì đối tượng thân chủ tôi tiếp cận thuộc độ tuổi này. Theo học thuyết, đây
là giai đoạn của sự Tin tương và Ngờ vực – Giai đoạn đầu tiên trong lý thuyết tâm lý
xã hội của Erik Erikson diễn ra từ khi trẻ mới sinh đến 18 tháng tuổi. Trong giai
đoạn này, đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc về mọi thứ, bao gồm cho
ăn, tình u thương, sự ấm áp, sự an tồn và sự ni dưỡng. Sự tin tưởng của trẻ đối
với người chăm sóc hình thành dựa trên cảm giác tin cậy và sự u thương của
người chăm sóc. Nếu người chăm sóc khơng cung cấp đủ sự quan tâm và tình yêu
thương, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng mình khơng thể tin tưởng hoặc phụ thuộc vào
người này trong cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu trẻ sẽ cảm thấy an toàn và yên
tâm trong thế giới xung quanh thì đứa trẻ sẽ tự tin và hình thành sự tin tưởng, tin cậy
với sự mọi thứ xung quanh.
Dựa theo học thuyết này, tôi nắm bắt được nhu cầu phát triển của trẻ, để có những
tương tác thân mật, tạo được cảm giác tin tưởng của trẻ dành cho tôi. Tôi sẽ kết hợp
nội dung của học thuyết này với thuyết hệ thống sinh thái để tìm hiểu về sự gắn kết
giữa trẻ và những người thân xung quanh trẻ để lý giải nguyên nhân tại sao trẻ
khơng có tương tác bền chặt với những người xung quanh như bạn bè, cô giáo…
4. Phương pháp CTXH cá nhân
Theo Cố Thạc sỹ Phát triển Cộng đồng Nguyễn Thị Oanh “Công tác xã hội cá
nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH), quan tâm đến những vấn đề về
nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Cơng tác xã hội cá nhân là
phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của
cá nhân và gia đình.”
Quá trình hình thành và phát triển của CTXH cá nhân đã bắt đầu cách đây gần trăm
năm. Các nhà thực hành đã phát triển nhiều cách tiếp cận khác nhau để sử dụng
phương pháp này một cách hiệu quả. Trong CTXHCN có 4 thành tố mà NVXH cần
quan tâm đó là: con người, vấn đề, cơ quan và tiến trình. Nhìn chung, tiến trình hay
các bước đi của mỗi tác giả là không thay đổi, điểm khác biệt nằm ở trọng tâm và
các công cụ trị liệu. Các nhà tiên phong CTXHCN đặc biệt như Mary Richmond,
Gordon Hamilton và Florence Hollis tập trung triển khai cách tiếp cận tâm lý xã hội.
Cách tiếp cận thứ hai được gọi là “giải quyết vấn đề”, người chủ trương là Helen
Harris Perlman, ông tin rằng sự lơi cuốn thân chủ vào tiến trình giải quyết vấn đề đã là
một cách trị liệu. Sau đó các NVXH theo đường lối của Ruth Smalley và Tybel Bloom
hình thành cách tiếp cận chức năng. Cách tiếp cận này tập trung vào một nhiệm vụ do
William Reid và Laura Epstein chủ trương, tập trung vào việc giúp thân chủ đạt một
mục tiêu cụ thể do anh ta chọn và trong thời gian giới hạn, quá trình thực hiện mục
tiêu ấy chính là trị liệu. Kế đó là “can thiệp khi khủng hoảng” do nhiều NVXH sử
dụng khi ngành CTXH mới bắt đầu. Theo Howard J. Parad và sau đó Naomi Golan,
đây là tích cực tác động vào chức năng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong
giai đoạn khủng hoảng. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào thẩm định tâm
sinh lý của cá nhân và gia đình trong tình huống xã hội.
Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân để
làm việc với một đối tượng cụ thể, đó là một trẻ 21 tháng tuổi đang gặp vấn đề về
phát triển ngôn ngữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp thân chủ có cơ hội được
tương tác 1 – 1 và hỗ trợ các biện pháp chuyên môn để tạo điều kiện bật âm cho
trẻ. Đồng thời tơi cũng sẽ làm việc cùng với gia đình trẻ để giúp thân chủ có được
mơi trường phát triển tồn diện và đẩy mạnh các tương tác xã hội giúp trẻ tự tin,
mạnh dạn hơn.
Sử dụng phương pháp này tôi sẽ kết hợp cùng với những kỹ năng của chuyên
ngành CTXH như: kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ghi chép hồ sơ…
Với phương pháp CTXH cá nhân tiến trình sẽ bao gồm 6 bước sau:
➢ Bước 1: Tiếp nhận và thiết lập vấn đề
➢ Bước 2: Thu thập thông tin thân chủ
➢ Bước 3: Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ
➢ Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ
➢ Bước 5: Triển khai kế hoạch hỗ trợ
➢ Bước 6: Lượng giá/ Chuyển giao
II. TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ
1. Tiếp nhận, thiết lập quan hệ
Tiếp xúc với trẻ tại lớp học là một điều đơn giản nhưng cũng gặp nhiều khó khăn,
vì độ tuổi của các bé rất nhỏ, nên sẽ có 2 trường hợp xảy ra: hoặc trẻ sợ và khóc lớn,
điều này sẽ ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp; hoặc trẻ sẽ rất thích thú và tích cực
tương tác cùng cơ. Do đó, trước khi có những tiếp xúc trực tiếp với trẻ, tơi đã có một
buổi gặp gỡ với ban quản lý của Nhóm trẻ Mầm non Ngơi nhà Hướng Dương.
Được sự giới thiệu của KHV Trường – cô Phạm Thị Thu Thủy, tơi đã chủ động
tìm đến và gặp gỡ trao đổi cùng cô Nguyễn Thị Thu Hiền – Chủ Nhóm trẻ Mầm
non Ngơi nhà Hướng Dương. Mục tiêu của buổi làm việc này nhằm thiết lập mối
quan hệ với ban quản lý Nhóm trẻ để tìm hiểu một số thơng tin về tình hình trẻ tại
đây và các vấn đề mà trẻ tại cơ sở đang gặp phải.
Sau khi tôi trao đổi về yêu cầu môn học và phía cơ sở trình bày một số vấn đề
mà trẻ đang gặp, tôi và đại diện cơ sở đã đi đến thống nhất về việc hỗ trợ 1 đến 2
trẻ chậm nói hiện đang học tại đây. Tơi được phân công đến quan sát và hỗ trợ các
trẻ ở lớp Lemon – đây là lớp có các trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi. Trong 2 tuần
quan sát hành vi và thái độ của các trẻ tại lớp, tôi đặc biệt quan tâm đến bé Trần
Duy K. (Tên trẻ đã được thay đổi).
Từ hồ sơ nhập học của trẻ, tôi thu nhập được một số thông tin về thân chủ như
tên, tuổi, ngày nhập học, địa chỉ… như sau:
➢ Họ và tên thân chủ: Trần Duy K. (Tên trẻ đã được thay đổi)
➢ Ngày tháng năm sinh: 28/2/2021
➢ Địa chỉ: Chung cư Safira, số 454 Võ Chí Cơng, tổ dân phố 9, khu phố 2,
phường Phú Hữu, quận 9, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
➢ Ngày nhập học: 05/9/2022
Sau khi trao đổi và được sự đồng ý của Ban quản lý Nhóm trẻ, theo đúng kế
hoạch ngày 20/10/2022, tơi đã chủ động đến Nhóm trẻ để trực tiếp quan sát và hỗ
trợ đối tượng. Thay cho phương pháp vãng gia, tôi trực tiếp đến lớp, quan sát hành
vi và thái độ của trẻ thông qua các hoạt động học tập tại lớp học. Tôi đến lớp vào
thứ 3, 5, 7 mỗi tuần để quan sát và ghi chép các đặc điểm về thể chất, cảm xúc,
hành vi và thói quen của trẻ. Tuy nhiên, vì trẻ chưa phát triển ngơn ngữ, nên ngồi
những ghi chép thơng qua quan sát trẻ, tơi cịn làm việc trực tiếp với cơ Hằng –
Giáo viên phụ trách lớp của trẻ và mẹ của trẻ để phục vụ cho quá trình thu thập các
thông tin liên quan đến trẻ.
Đối với phụ huynh, tôi đã triển khai hai hoạt động trao đổi: một là, trực tiếp qua
ứng dụng Zalo; hai là, gặp gỡ lúc ba mẹ đón bé ra về. Qua trao đổi cùng mẹ trẻ ở
buổi đầu, mẹ trẻ đã có những chia sẻ liên quan đến tình hình của trẻ trong thời gian
gần đây như sau:
“Bé ở nhà chỉ thích chơi một mình, mẹ gọi thì bé khơng quay lại, bé chỉ thích bế
thơi. Trong thời gian dịch vừa qua, ba mẹ ở nhà cho bé xem TV là chủ yếu vì ba mẹ
làm văn phòng nên dù dịch vẫn rất bận rộn. Ở nhà mẹ cũng thường chơi với bạn,
nhưng vì còn một anh lớn đang học cấp 1 nên mẹ không thể quan tâm đồng đều
giữa hai anh em. Dạo này mẹ bắt đầu thấy lo lắng cho tình hình của bạn, vì mẹ
thấy bạn ít tương tác, hầu như khơng bật được âm mà chỉ khóc và giơ tay địi thứ
mình thích, lo nhất là mẹ gọi nhưng bạn không phản ứng hay quay lại.”
Đối với cô giáo phụ trách của trẻ, tôi đã tiến hành phỏng vấn cô giáo về các thói
quen và hành vi thường ngày của trẻ. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên với cô Hằng, tơi
đã trị chuyện cùng cơ để thu thập một số thơng tin liên quan đến q trình trẻ học
tại lớp.
“Theo chị quan sát cho thấy, bé K. ở lớp chỉ thích chơi một mình, khơng có phản
ứng khi cơ gọi tên, những khi bé chơi các trò chơi nguy hiểm cô kêu bé dừng lại bé
dường như không nghe thấy và khơng có phản ứng lại. Một điểm đặc biệt mà chị và
các cô khác đều nhận thấy khi trông bé là bé thường đi nhón gót và nghiêng đầu
sang trái mỗi khi đi, nên bé thường đi lệch sang trái và mất thăng bằng rồi té. Chị
rất là lo cho bé, vì nếu cứ như vậy kéo dài thì có thể bé sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để
phát triển cùng với các bạn khác, nhiều lúc chị nghi ngờ tai bạn có vấn đề nên bạn
mới khơng nghe và phản ứng lại lời cơ nói. Nhưng có vài lần khi lớp mở nhạc
Baby Shark thì bạn có đứng dậy và nhún theo nhạc, điều này chỉ xuất hiện vài lần
chứ không thường xuyên.”
Qua các thông tin khảo sát và phỏng vấn các bên liên quan, tơi nhận thấy trẻ có
một vấn đề khẩn cấp cần được hỗ trợ và xây dựng tiến trình can thiệp sớm đó là
vấn đề chậm nói.
2. Thu thập thơng tin về thân chủ
Sau những buổi quan sát và tương tác trực tiếp với trẻ, đồng thời duy trì việc
liên lạc với cơ giáo và mẹ của trẻ, tơi nhận thấy trẻ và gia đình đã dành cho tơi
những sự tin cậy nhất định, do đó tôi đã tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là “Thu
thập thông tin”
Để thu thập những thông tin cần thiết tôi đã sử dụng rất nhiều kỹ năng như: kỹ
năng quan sát, lắng nghe, tạo mẫu khảo sát,… để khai thác được từng vấn đề cụ thể
của đối tượng.
Công việc thu thập thông tin được thực hiện hầu hết trong suốt tiến trình can
thiệp và làm việc với trẻ. Tơi đã sử dụng một số nguồn tài nguyên liên quan để có
thể tiếp cận được các thơng tin của trẻ như: bản thân trẻ, cô giáo phụ trách, mẹ của
trẻ, nhân viên quản lý hồ sơ của Nhóm trẻ để thu thập thông tin. Các thông tin thu
thập được bao gồm: Phiếu đánh giá Tâm lý – Sức khỏe của trẻ trước khi nhập học
và Biểu mẫu khảo sát do Phụ huynh tự điền (Xem thêm phụ lục 1)
Về vấn đề của thân chủ
Qua thông tin ghi nhận từ phỏng vấn và các biểu mẫu liên quan đã kể trên, tôi
đã bước đầu nhận định được một số vấn đề mà trẻ đang gặp phải và cần được hỗ
trợ sớm như sau:
Thứ nhất: Trẻ không phản ứng lại khi mẹ/ cô giáo gọi tên
Hằng ngày, mẹ và cô luôn cố gắng gọi tên trẻ để tạo tương tác cùng trẻ. Tuy
nhiên trẻ dường như khơng có phản ứng và không biết được đâu là tên gọi của bản
thân. Mẹ và cô đều cố gắng gọi tên bạn khi ẵm hoặc kể chuyện cho bạn nghe với
ngôi xưng là K. Trong những trường hợp như vậy, mẹ và cô đều nhận lại kết quả
thất bại, bạn khơng có phản ứng và khơng có tương tác khi mẹ và cơ gọi tên.
Thứ hai: Khả năng hiểu mệnh lệnh của trẻ kém, không tập trung
Trong các hoạt động sinh hoạt, như ăn, ngủ bạn thường tự làm theo mong muốn
của bản thân. Đơi lúc, bạn có hành động có nguy cơ làm đau bản thân, cô sẽ ra hiệu
lệnh để bạn ngừng lại, nhưng bạn sẽ khơng nghe thấy hoặc có thể do khơng hiểu nên
vẫn tiếp tục làm. Ngồi ra, cô và mẹ rất cố gắng kết nối bạn tham gia vào các hoạt
động trong lớp như chơi trò chơi, tráo thẻ, v.v, bạn thường chỉ tập trung vào 3
– 4 phút đầu rồi sau đó quay sang chỗ khác hoặc ngồi nhìn vào khơng trung và tự
chơi trong thế giới riêng của bản thân.
Thứ ba: Ngôn ngữ không phát triển, khơng có dấu hiệu bật âm có chủ đích
Trong quá trình học tập và sinh hoạt tại nhà, mẹ và cô đã tạo điều kiện để bạn
bật âm như gọi “Papa”, “Mama”, hoặc “Ạ” nhưng đều không thành công. Bạn chỉ
im lặng. Tuy nhiên không phải bạn gặp vấn đề liên quan đến thể lý vì vào giờ ngủ
trưa, cô giáo của bạn ghi nhận rằng bạn vẫn bật ra các âm thanh khơng chủ đích
như “Aaaa” “Ê ê” rồi cười một mình.
Thơng qua các buổi làm việc thu thập thông tin, quan sát hành vi của trẻ, tôi đã
trao đổi và bàn bạc cùng với cô giáo và mẹ của trẻ về một số nguyên nhân của vấn
đề mà trẻ đang gặp phải. Qua đây, mẹ và cô giáo đã xác định rằng, trong thời gian
ở nhà do dịch bệnh, mẹ đã cho bé xem TV quá nhiều, ít tương tác và chơi cùng bé.
Tóm lại, vấn đề chậm nói của trẻ xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Trẻ sử dụng TV, thiết bị điện tử quá mức
Ba mẹ ít tương tác, chơi cùng bé
Mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa đúng cách.
Trong quá trình thu thập thơng tin, tơi cần chú trọng tìm hiểu kỹ những khía
cạnh này để xác định được kế hoạch hỗ trợ cụ thể để có thể tận dụng tối đa các
nguồn lực có sẵn trong hệ sinh thái của trẻ.
Tìm hiểu về các nguồn lực:
Tơi đã cùng với cô giáo và mẹ bé bàn bạc, thảo luận về các nguyên nhân liên
quan đến các nguồn lực xung quanh trẻ, từ đó có thể huy động để giải quyết vấn
đề bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính bản thân thân chủ và gia đình)
và ngoại lực (nguồn lực bên ngồi từ sự hỗ trợ của cơ giáo, nhà trường, phương
pháp can thiệp). Cụ thể như sau:
Về nội lực:
Nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ liên quan đến năng lực bản thân
của thân chủ dường như là khơng có, vì trẻ chưa có đủ nhận thức và năng lực
nhận biết vấn đề của bản thân để tự mình nỗ lực giải quyết vấn đề.
Về ngoại lực:
Ba mẹ của trẻ đều đang làm công việc văn phịng, rất bận rộn và thường
xun mang cơng việc về nhà để làm, do đó thời gian tương tác và chơi cùng bé bị
hạn chế. Vì vậy, thời gian tương tác của ba mẹ và bé không quá nhiều và hiện tại
trẻ có xu hướng khơng muốn chơi cùng người khác, chỉ muốn chơi một mình.
Thêm vào đó, vì trẻ hiện tại có những dấu hiệu đặc biệt như kiễng chân,
khơng kiểm sốt tuyến nước bọt, cười một mình, do đó các bạn trong lớp hầu như
khơng có tương tác trực tiếp với K.
Như vậy, qua một số quan sát và thông tin trên đây, có thể thấy trẻ ngồi gặp
những vấn đề liên quan đến năng lực bản thân mà còn do những yếu tố bên ngồi
gây cản trở đến q trình tập nói của trẻ. Đây là vấn đề đặt ra cho tôi, yêu cầu tôi
cần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình hỗ trợ với trẻ.
3. Đánh giá và xác định vấn đề của thân chủ
Dựa trên cơ sở các thơng tin có được, tơi nhận thấy trẻ có một vấn đề cấp bách
và cần được hỗ trợ sớm đó là vấn đề chậm nói. Đây khơng phải vấn đề quá khó
khăn mà đây là vấn đề cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển
sau này của trẻ. Vì vấn đề này nếu khơng can thiệp sớm thì nó sẽ là ngun nhân
gây ra các vấn đề về sự phát triển khác về sau.
Sau khi xác định được vấn đề trẻ cần được hỗ trợ, tôi cùng với mẹ và cô giáo
của trẻ xác định lại các nguyên nhân của vấn đề, từ đó giúp tơi và các bên hỗ trợ
liên quan một lần nữa nhìn rõ lại vấn đề và những nguyên nhân thực sự để đưa ra
cơ sở xác thực nhằm chẩn đoán bản chất vấn đề để lên kế hoạch trị liệu một cách
hiệu quả nhất. Từ cách đánh giá và nhìn nhận lại tơi xác nhận được các ngun
nhân liên quan như sau:
Trẻ sử dụng TV, thiết bị điện tử quá mức
Ba mẹ ít tương tác, chơi cùng bé
Mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy chưa đúng cách.
Bên cạnh đó, tơi đã tìm hiểu về bối cảnh sống của trẻ và gia đình cũng như
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trẻ, nhằm tìm hiểu thêm cách thức
tương tác của trẻ và các thành viên khác như thế nào. Qua phỏng vấn, tôi đã vẽ
được sơ đồ phả hệ của trẻ như sau:
Dựa theo sơ đồ phả hệ trên, tôi nhận thấy trẻ vẫn đang nhận được sự quan tâm
và chăm sóc của cả ba và mẹ, tuy nhiên vì ba mẹ trẻ lại rất bận rộn vì tính chất
cơng việc, cịn anh của trẻ thì chưa đủ hiểu và quan tâm trẻ đầy đủ được. Do đó,
các tương tác của trẻ với gia đình cũng gặp hạn chế và trẻ chưa có mơi trường đủ
tốt để phát triển ngơn ngữ.
Ngồi ra, để nhận diện được hệ sinh thái xung quanh trẻ một cách trực quan,
tôi đã dựa trên nội dung phỏng vấn và mẫu khảo sát mà mẹ đã điền để vẽ biểu đồ
sinh thái xung quanh trẻ. Cụ thể như sau:
Nguồn: Sinh viên thực tập, tháng 11 năm 2022
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ sinh thái trên, ta thấy sự tác động của các yếu tố bên
ngoài đến trẻ. Đặc biệt tôi nhận thấy trẻ nhận được sự hậu thuẫn và hỗ trợ mạnh mẽ
của gia đình, nhà trường, NVXH và bệnh viện. Qua biểu đồ ta thấy gia đình và trường
học là hai nguồn lực có vai trị tác động mạnh nhất đến trẻ. Mặc dù, ba mẹ trẻ vẫn
luôn bận rộn với công việc nhưng từ khi gia đình nhận thấy trẻ có dấu hiệu chậm phát
triển ngơn ngữ ba mẹ trẻ vẫn rất cố gắng tìm cách tương tác và trị chuyện cùng bé,
chỉ là chưa có phương pháp tối ưu để gia đình áp dụng. Vì thế, gia đình là chỗ dựa
tinh thần và là nguồn lực vững chắc nhất đối với trẻ trong bối cảnh hiện tại, còn
trường học là nơi sẽ dành phần lớn thời gian để phát triển và tương tác xã hội.
Sau khi vẽ và phân tích biểu đồ sinh thái thì tơi cùng với mẹ và cơ giáo của
trẻ phân tích điểm mạnh và điểm yếu của trẻ như sau:
Nh
Qua q trình làm việc với trẻ, tơi đã tạo được mối quan hệ thân thiết với trẻ và
gia đình của trẻ. Do vậy, trong giai đoạn này ngoài việc thu thập thơng tin về trẻ,
tơi đã cùng gia đình nhìn rõ hơn về vấn đề của trẻ thơng qua Bảng đánh giá ban
đầu của trẻ (Xem phụ lục 2)
Nhìn vào Bảng đánh giá, tôi nhận thấy trẻ phát triển thể chất tương đối bình
thường, vấn đề hiện tại trẻ đang gặp liên quan đến ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ nói.
Trẻ khơng có dấu hiệu nghe và tiếp nhận các thơng tin từ bên ngồi hay phản ứng
với những tương tác xung quanh trẻ. Do đó, tơi nhận thấy rằng vấn đề chậm nói
của trẻ hiện đang ở mức độ nhẹ, tức là sự chậm nói đơn thuần. Những trẻ ở mức
độ này đều có sự phát triển bình thường, các cơ quan chức năng không khiếm
khuyết, việc nắm bắt ngơn ngữ được thực hiện theo trật tự bình thường nhưng sẽ
kéo dài lâu hơn các trẻ cùng độ tuổi khác, chưa đạt được các chỉ tiêu phát triển
ngôn ngữ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do môi
trường sống, môi trường giao tiếp không tốt, không xuất phát từ yếu tố sinh học
hay bệnh lý. Do đó, để có thể hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi ta đặt trẻ trong môi
trường giao tiếp lành mạnh, đặc biệt khi có sự kích thích phù hợp và sự quan tâm,
dạy dỗ chu đáo của gia đình và những người xung quanh trẻ.
4. Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Sau khi hoàn thành giai đoạn đánh giá và xác định vấn đề, tôi cần làm ngay một
kế hoạch hỗ trợ để nhằm giải quyết vấn đề của trẻ.
Đầu tiên, để lập kế hoạch hỗ trợ phù hợp và đạt hiệu quả, tôi cần xác định được
mục đích hỗ trợ. Với trường hợp này, tơi xác định được 4 mục tiêu cần triển khai
trong quá trình hỗ trợ này, bao gồm:
Tạo lịng tin nơi trẻ
Tương tác 1 – 1 định kỳ với trẻ
Dạy nói theo sách “Từ vựng đầu tiên cho trẻ”
Dạy nói theo sách và kết hợp các trò chơi tương tác
Từ những mục tiêu hỗ trợ và dựa vào các thơng tin thu thập được trong q
trình làm việc cùng trẻ và gia đình, tơi đã phác thảo Bảng Kế hoạch hỗ trợ (Xem
phụ lục 3). Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình thực hiện kế Kế hoạch hỗ trợ đã kể
trên, tôi đã xây dựng một số công cụ để quá trình hỗ trợ trẻ được tiện lợi và đảm
bảo kết nối cùng phụ huynh của trẻ. Các cơng cụ đó bao gồm:
➢ Phiếu liên lạc (duy trì gửi về cho Phụ huynh thứ 7 hằng tuần) (Xem phụ lục 4)
➢ Tạo nhóm Zalo để duy trì liên lạc
Tóm lại, bằng các kỹ năng chun mơn, tơi đã cùng với gia đình và cơ giáo của
trẻ xây dựng được một kế hoạch hỗ trợ trong đó trẻ có cơ hội được tương tác gần
với tôi hơn để thúc đẩy nhu cầu giao tiếp của trẻ.
5. Triển khai thực hiện kế hoạch
6. Lượng giá/ Chuyển giao
II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
THÔNG TIN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ – SỨC KHỎE CỦA TRẺ
TRƯỚC KHI NHẬP HỌC
(Dưới đây là những thông tin liên quan đến vấn đề chậm nói của trẻ do Phụ
huynh điền)
I. Đặc điểm tâm lý của trẻ
Khó ngủ
Thời gian ngủ buổi trưa từ 11g30 đến
2g30 Thời gian ăn mỗi lần: 50 phút
Món ăn chính hiện nay: Cơm thường
Món ăn u thích: trứng, cơm, rong biển
Đồ chơi yêu thích: lego, khối gạch
Hoạt động yêu thích: chạy, ú ịa
Khả năng thích nghi: Khó hợp tác/ Chậm thích nghi
II. Thơng tin sức khỏe ban đầu của trẻ
Chưa từng được hỗ trợ đặc biệt trong học tập, tuy nhiên lại chậm nói cần
được quan tâm nhiều hơn.
Chưa từng bị chấn thương hay trải qua phẫu
thuật Không bị dị ứng với thuốc hay thức ăn nào
Không gặp trở ngại trong việc tham gia các hoạt động thể
chất Khơng có vấn đề về thính giác
Khơng có vấn đề về thị giác
PHIẾU KHẢO SÁT
(Do Phụ huynh tự điền)