Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.05 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG VĂN ĐỀU

TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN
ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN

Phản biện 1: TS. NGUYỄN HẢI HỮU
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam 8 giờ 30 phút
ngày 12 tháng 4 năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện “Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS” của khóa họp đặc
biệt, Liên hợp quốc (New York, 25 – 27/06/2001) đã nhận định:
“bệnh dịch toàn cầu HIV/AIDS, với quy mô và sự tác động ở mức
hủy hoại của nó, là một vấn đề khẩn cấp toàn cầu và là một trong
những thách thức to lớn nhất đối với cuộc sống và nhân phẩm của
con người,… HIV/AIDS đã và đang phá hoại công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, tác động đến mọi tầng lớp xã hội,
quốc gia, công đồng, gia đình và cá nhân”. Từ trường hợp đầu tiên
của nước ta phát hiện ra người nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm
1990, tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2015 số người nhiễm HIV là
227.154 người; số bệnh nhân AIDS là 85.194; số người tử vong là
86.716 người; tỉ lệ mắc HIV/100.000 dân là 250 người và còn có xu
hướng tăng lên trong tương lai.
Với đề tài: “Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố
Hà Nội”. Từ những nghiên cứu lý luận – thực tiễn và các hình thức
can thiệp được thể hiện trong đề tài này sẽ cho thấy rõ những ưu
điểm về các yếu tố hỗ trợ nâng cao năng lực nhằm thay đổi nhận thức
hành vi của NCH trong việc tiếp cận điều trị ARV là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những khó khăn mà
NCH gặp phải nhiều nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các
nghiên cứu hiện có về vấn đề chăm sóc sức khỏe đối với NCH ở Việt
Nam thường tập trung vào một số mảng sau: tư vấn và xét nghiệm

HIV, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ.
Các hoạt động tư vấn và xét nghiệm HIV ở một số cơ sở y tế
được chứng minh là không hướng tới quyền và lợi ích của NCH. Kết
quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2006) cho
1


thấy nhiều nhân viên bệnh viện đã không thông báo kết quả xét
nghiệm cho các trường hợp dương tính. Trong một số trường hợp, kết
quả xét nghiệm còn được thông báo cho người nhà mà không thông
báo cho bệnh nhân. Thậm chí, nhiều người trong cộng đồng biết kết
quả xét nghiệm của một người trước khi người được xét nghiệm trở
về từ bệnh viện hoặc trung tâm cai nghiện. Chính sự vi phạm quyền
riêng tư này đã làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV
của người dân.
Tiếp cận điều trị ARV là một nhu cầu rất cần thiết của NCH.
Các nghiên cứu đã ghi nhận những khó khăn và rào cản mà NCH gặp
phải trong việc tiếp cận điều trị. Mặc dù tiếp cận ARV ngày cảng trở
nên sẵn có, số lượng được tiếp cận trên thực tế vẫn còn hạn chế so
với số người cần được điều trị. Đối với những người không thuộc đối
tượng được xét điều trị, họ phải tự chi trả các chi phí xét nghiệm và
nhiều khi cả chi phí đi lại. Những chi phí này có thể tương đương với
vài tháng thu nhập của họ. Ngay cả đối với những người được cung
cấp miễn phí điều trị ARV, họ vẫn phải tự chi trả cho một số khoản
chi phí y tế như xét nghiệm CD4, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng
cơ hội, tác dụng phụ, kháng thuốc và nhiễm độc trong quá trình điều
trị ARV (PCSA & UNDPA, 2009). Việc quy định bệnh nhân phải có
hộ khẩu hoặc địa chỉ rõ ràng khi đăng ký điều trị ARV cũng làm hạn
chế khả năng tiếp cận đối với một số đối tượng nhất định như những
người vô gia cư hoặc lao động nhập cư. Những người có HIV đang

sử dụng ma túy còn phải đối mặt với những khó khăn khác trong tiếp
cận điều trị. Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cán bộ y tế cho
rằng người sử dụng ma túy là “đáng lên án” và không đáng tin cậy,
khó có thể tuân thủ điều trị, đã khiến cho họ ít có cơ hội được nhận
điều trị ARV (Khuất Hải Oanh, 2007).
Với tất cả những dữ liệu nói trên với mục đích là mô tả thực
trạng NCH hiện nay, từ những khó khăn/rào cản ban đầu là việc tư
2


vấn xét nghiệm HIV/AIDS, nhận thức về HIV/AIDS, cho đến những
thái độ kỳ thị và PBĐX từ cộng đồng, cơ sở y tế, gia đình đã dẫn đến
đã cho thấy một vấn đề lớn nhất mà chung nhất đó chính là khả năng
tiếp cận điều trị của NCH rất hạn chế và với mực độ thấp. Tuy nhiên
những tài liệu, nghiên cứu đã được thực hiện nói trên luôn là những
tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích để tôi có thể đi sâu nghiên
cứu và thực hiện nghiên cứu can thiệp đề tài “Tiến trình công tác xã
hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị
ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng tiếp cận điều trị ARV của người có
HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội
- Xác định vấn đề và nhu cầu của người có HIV/AIDS trong
việc tiếp cận điều trị ARV
- Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV (nghiên cứu trường hợp tại
thành phố Hà Nội).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS

trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể nghiên cứu:
+ Nhân viên công tác xã hội: 1 người
+ Người có HIV/AIDS: 3 người
+ Trung tâm, mạng lưới, nhóm hỗ trợ người có HIV/AIDS
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên quan điểm của triết học: duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng để nhìn nhận, đánh giá tiến trình công tác xã hội cá nhân đối
3


với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV phải xuất phát từ
thực tiễn và đặt hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khách quan và
chủ quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, văn bản: Sử dụng
phương pháp phân tích tài liệu, văn bản là tiến hành phân loại, lựa
chọn, khái quát, so sánh thông tin từ các tài liệu, văn bản như: Nghị
định, Thông tư, Quyết định, chính sách, sách, báo, các kết quả nghiên
cứu có liên quan đến đề tài nhằm tìm ra những nội dung, những vấn
đề có liên quan đến tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV, trên cơ sở đó xác định
xem những vấn đề gì đã đem lại hiệu quả và những vấn đề gì cần
được tiếp tục triển khai tiếp
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
đối với người có HIV/AIDS, thân nhân người có HIV/AIDS, bác sĩ
điều trị ARV, chuyên gia tư vấn và nhân viên công tác xã hội

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu Tiến trình
công các xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong việc tiếp
cận điều trị ARV như: Các khái niệm, các đặc điểm cơ bản của tiến
trình công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS, các yếu tố
chi phối công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS. Đồng thời
bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về tiến trình công tác xã hội cá
nhân đối với người có HIV/AIDS trong việc tiếp cận điều trị ARV.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo; nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tiến trình công tác xã hội cá
nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV.
4


Chương 2. Thực trạng công tác xã hội xá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà
Nội.
Chương 3. Tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN ĐIỀU
TRỊ ARV
1.1 Khái niệm
1.1.1 HIV
HIV là tên viết tắt của từ Tiếng anh (HIV - Human Immuno
Deficiency Virus) vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

1.1.2 AIDS
AIDS là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ
Acquired Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là
SIDA), được dịch ra tiếng Việt là "Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải". AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
1.1.3 Người có HIV/AIDS
Là người có HIV/AIDS trong cơ thể, được xét nghiệm có HIV
dương tính (H+)
1.1.4 Công tác xã hội
- Từ thực tiễn hoạt động công tác xã hội ở Việt Nam, PGS.TS
Nguyễn Hồi Loan đưa ra khái niệm CTXH như sau:
“Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực
hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận
hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp các
cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời

5


sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”
[6, tr. 11]
1.1.5 Công tác xã hội cá nhân
 Công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị
và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng,
trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được
chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết
những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội
và môi trường thông qua các mối quan hệ một – một” (Farley O, W,
2000, trang 61)
 Tiến trình công tác xã hội cá nhân (gồm 7 bước) là một chuỗi

các hoạt động tương tác giữa nhân viên xã hội với thân chủ để cùng
nhau giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, nhân viên xã hội dùng
chính các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của
mình để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của đối tượng và với
hỗ trợ đó đối tượng cũng huy động hết khả năng, sức lực của mình để
giải quyết những khó khăn đang mắc phải.
 - Bước 1: Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên có thể thân
chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội khi họ gặp vấn đề và cần sự giúp
đỡ, song trong một chừng mực nào đó cũng có thể chính nhân viên
xã hội lại là người tìm đến với thân chủ trong phạm vi hoạt động theo
chức năng của mình. Ở bước tiếp cận này nếu nhân viên xã hội tạo
được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận tiện hơn.
Bước 2: Xác định vấn đề sau khi tiếp cận với thân chủ nhân
viên xã hội phải xác định được vấn đề thân chủ đang gặp khó khăn
trong việc tìm ra hướng giải quyết.
Bước 3: Thu thập dữ liệu Nhân viên xã hội có thể dựa vào 4
nguồn tin:
+ Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp (lời kể, hành vi, cử chỉ,
ngôn ngữ...).
6


+ Những người có quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè thân,
đồng nghiệp, hàng xóm...
+ Tài liệu, biên bản, hồ sơ về thân chủ có liên quan đến vấn đề.
+ Các trắc nghiệm tâm lí để xác định chức năng xã hội, nguyên
nhân, thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình thường không có được của
thân chủ.
Mục đích của thu thập dữ kiện này giúp nhân viên xã hội hiểu
được hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân của vấn đề từ đó lên một kế

hoạch trị liệu.
- Bước 4: Chuẩn đoán gồm 3 bước: chẩn đoán, phân tích, thẩm
định. Chẩn đoán là xem xét tính chất của vấn đề và những trục trặc
của nó trên cơ sở các dữ liệu thu nhận được. Phân tích là chỉ ra
nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến khó khăn. Thẩm định là xem có thể
giảm bớt những khó khăn này thông qua những năng lực nào của
thân chủ, sự thẩm định mang tính chất tâm lý xã hội vì đây là trọng
tâm của công tác xã hội cá nhân. Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình
huống có vấn đề và cá nhân liên quan trong đó, nhân viên xã hội làm
ngay một kế hoạch trị liệu cho dù đây mới chỉ là kế hoạch tạm thời.
- Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu Trong giai đoạn này nhân viên
xã hội sẽ xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt
được mục đích.
- Bước 6: Trị liệu là quá trình mà nhân viên xã hội cùng đối
tượng thực thi các hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu đặt ra.
- Bước 7: Lượng giá là việc xem xét lại toàn bộ những bộ phận
trong tiến trình công tác xã hội cá nhân để thẩm định kết quả. Lượng
giá là một hoạt động liên tục, đồng thời, dù nó là một bộ phận của
tiến trình của công tác xã hội cá nhân, và chỉ tìm được mục tiêu và
biểu hiện đầy đủ sau một khoảng thời gian hoạt động.
1.1.6 Công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS

7


Công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS là phương
pháp can thiệp để giúp cá nhân đó thoát khỏi những khó khăn trong
đời sống vật chất, tinh thần và chữa trị, phục hồi các chức năng xã
hội thông qua tiến trình 7 bước.
Tiến trình 7 bước:

Bước 1: Tiếp cận thân chủ.
- Bước 2: Xác định vấn đề.
- Bước 3: Thu thập dữ liệu.
Đây là bước quan trọng đối với việc chẩn đoán đúng hay sai về
thân chủ.
Bước 4: Chẩn đoán.
- Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu.
- Bước 6: Trị liệu.
- Bước 7: Lượng giá.
1.1.7 Điều trị ARV
- ARV là viết tắt của Antiretroviral. Đây là chữ viết tắt thường
được dùng để chỉ một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh
sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nó cũng được biết đến với cách viết
ART (liệu pháp kháng retro virus). Nếu điều trị ARV hiệu quả, thì có
thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm.
Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng kết hợp để ngăn chặn hình
thành kháng thuốc.
Điều trị ARV không chữa khỏi HIV/AIDS. Các loại thuốc đó sẽ
giúp làm giảm số virut trong cơ thể và làm cho con người cảm thấy
khỏe hơn nhưng HIV vẫn còn trong máu. Cho nên, khi một người bắt
đầu sử dụng ARV, họ phải tiếp tục sử dụng nó suốt cuộc đời còn lại.
Điều trị ARV là suốt đời. Nếu con người dừng điều trị, HIV sẽ tiếp
tục phát triển và người ta sẽ lại bị bệnh trở lại.
1.2 Lý luận về công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS
8


1.2.1 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được

vận dụng trong Công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ
thiếu và những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia
bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng thể và mang
tính hoà nhập.
 Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và
môi trường của họ đang có những vấn đề. Khó khăn trong tương tác
từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống.
 Vận dụng lý thuyết hệ thống trong tiến trình thực hành CTXH
cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ
thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2.2 Lý thuyết học tập
Thuyết học tập xã hội được ứng dụng vào CTXH trong những
năm 80 của thế kỷ XX. Thuyết được sử dụng để giải thích và điều
chỉnh hành vi.
Trong quá trình vận dụng thuyết học tập xã hội vào thực tế, cần
chú ý một số nguyên tắc:
Một là, hiệu quả sẽ đạt được ở mức cao nhất của học tập quan
sát là thông qua việc tái tổ chức và tập diễn lại hành vi được làm mẫu
một cách tượng trưng, sau đó thực hiện lại nó một cách cụ thể.
Hai là, mã hóa hành vi được làm mẫu đó bằng lời nói, đặt tên
hoặc hình tượng hoá kết quả, cách này còn tốt hơn là việc chỉ quan
sát. Các cá nhân có thể bắt chước hành vi được làm mẫu đó nếu như
mô hình đó thích hợp với họ, làm họ thấy ngưỡng mộ và nếu như nó
mang lại kết quả mà họ coi là giá trị.
 Vận dụng lý thuyết học tập xã hội trong tiến trình thực hành
CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị
ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu
9



Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu về an toàn:
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu được tôn trọng:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Vận dụng lý thuyết nhu cầu nhằm xác định nhu cầu của NCH
trong tiến trình thực hành CTXH cá nhân đối với người có HIV/AIDS
tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn thành phố Hà Nội
1.2 Cơ sở pháp lý của công tác xã hội cá nhân đối với người
có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
1.2.1 Chính sách và luật pháp trên quốc tế
- Chương trình toàn cầu của WHO về AIDS năm 1987 đã mở ra
thập kỷ đầu tiên về những lỗ lực của quốc tế để chống lại HIV
1.2.2 Chính sách và luật pháp Việt Nam
- Luật Phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 29 tháng 6 năm
2006
1.3 Các yếu tố chi phối công tác xã hội cá nhân với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến những khó khăn trong việc phòng
chống dịch và hỗ trợ người có và ảnh hưởng bởi HIV hiện nay, và
cũng chính những yếu tố đó chi phối đến công tác xã hội cá nhân đối
với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV, nó được xuất
phát từ phía các nhân viên công tác xã hội; từ các dịch vụ và nguồn
lực trợ giúp và một trong những yếu tố quan trọng hơn đó chính là từ
chính bản thân người có HIV/AIDS được biểu hiện qua các hình thức
như: nhận thức kém sai lệch, sợ hãi
Các yếu tố từ chính người có HIV/AIDS
Ai trong mỗi chúng ta đều mong muốn mình được sinh ra

khỏe mạnh, xinh đẹp, được mọi người yêu mến, quý trọng, không
10


ai mong muốn mình là người ốm yếu, bệnh tật bị cô lập, bị đuổi ra
khỏi cộng đồng.
Do vậy xuất phát từ chính những nhận thức sai lệch và sợ hãi,
xa lánh của cộng đồng và gia đình sẽ làm cho người có HIV thấy
lo lắng, sợ hãi, sợ bị khinh rẻ xa lánh xua đuổi – người có HIV
thấy mất lòng tin vào người thân, họ cảm thấy tủi nhục, than thân
trách phận và thấy mặc cảm tội lỗi với mọi người. Từ những suy
nghĩ như vậy, những người có HIV thường phải giấu đi tình trạng
bệnh tật, che giấu thân phận, họ thường phải giấu mình trong bóng
tối.
Các yếu tố từ phía nhân viên công tác xã hội
Những khó khăn và cản trở của NCH trong việc tiếp cận điều trị
ARV hiện nay chịu sự chi phối nhiều từ phía các nhân viên công tác
xã hội từ:
- Thái độ e ngại hoặc miễn cưỡng của các NVCTXH trong
việc hỗ trợ tiếp cận điều trị ARV đối với NCH vẫn còn xảy ra tại các
cơ sở điều trị. Dẫn đến hành động lo sợ qua việc tiếp cận với NCH,
hoặc có những hành động thái quá bằng việc sử dụng các phương tiện
bảo hộ trong quá trình hỗ trợ. Chính những hành động này vô hình
dung tạo cho NCH một cảm giác bị kỳ thị và phân biệt, họ tự xa lánh
và không muốn cho mọi người biết tình trạng bệnh của mình.
1.3.1 Các yếu tố từ phía dịch vụ và nguồn lực
Việc giảm dần các kinh phí khiến các hoạt động thông tin giáo
dục truyền thông giảm theo từng năm và hậu quả là nhận thức của
cộng đồngvà chính NCH về bệnh không cao, do đó họ chưa hiểu hết
lực ý ý nghĩa việc điều trị HIV sớm.

Kết luận chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

11


CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP
CẬN ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường hợp có HIV đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội năm 1993, tức
là 3 năm sau trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, Hà Nội là
tỉnh đứng thứ hai về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, chỉ đứng
sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS
thuộc Bộ Y tế, tính đến ngày 30.12.2015, toàn thành phố Hà Nội đã
phát hiện được tổng số 27.125 người có HIV (Trong đó số người hiện
mắc HIV là 18.441 người; số người chuyển sang giai đoạn AIDS là
8.684 người). Đến hết năm 2015 có 4.510 người tử vong. Tỉ lệ mắc
HIV/100.000 dân là 260 người. Đặc biệt số ca phát hiện mới trong
năm 2015 là 842 người mắc HIV và 686 người chuyển sang giai đoạn
AIDS; có 61 người tử vong. Thực tế đây vẫn chỉ là những con số có
thể thu thập được từ các báo cáo của các trung tâm y tế của các quận
huyện trên địa bàn thành phố, mà thực tế số người có HIV vẫn ẩn ở
trên các khu vực trên địa bàn vẫn còn rất nhiều. Trên địa bàn thành
phố đến nay đã có 548/584 xã/phường/thị trấn phát hiện có người
nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 93,3%). Trong đó có gần 90% người nhiễm
tập trung chủ yếu ở 12 quận, huyện nội thành của Hà Nội như: Đống
Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Long Biên, Hoàn Kiếm, Gia Lâm…(Sở
Y tế Hà Nội, 2015).

2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Trong cuộc nghiên cứu này bao gồm các nhóm khách thể nghiên
cứu đó là: người có HIV/AIDS hiện đang sử dụng ma túy tại quận
Nam Từ Liêm; người có HIV/AIDS đang sử dụng rượu tại huyện Ba
Vì, bia và người có HIV/AIDS do lây nhiễm từ chồng tại quận Hoàn
Kiếm.

12


2.2 Hoạt động công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội với lợi thế là một trung tâm kinh tế chính trị
lớn của cả nước, do vậy những chương trình hỗ trợ người có
HIV/AIDS sẽ được tiếp cận sớm hơn so với các tỉnh thành khác trong
nước. Tuy nhiên, những hoạt động mang tính đặc thù của công tác xã
hội cá nhân với người có HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
cho thấy còn một số hạn chế. Điều đó thể hiện qua việc lồng ghép
vào những hoạt động trợ giúp từ những chương trình, dự án tại các
trung tâm y tế và các viện nghiên cứu trong các hoạt động hỗ trợ
người có HIV/AIDS.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe: Đối với NCH hoạt động chăm
sóc sức khỏe có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong suốt tiến trình trợ
giúp.
 Hỗ trợ từ phía gia đình:

Hỗ trợ từ chính quyền địa phương
Bên cạnh những thành công đạt được trong hoạt động hỗ trợ
chăm sóc NCH, họ cũng nêu ra những hạn chế chưa đáp ứng hết nhu
cầu của NCH cũng như thách thức đối với hoạt động này trong thời

gian tới.
2.3 Tác động của các hoạt động công tác xã hội cá nhân đối
với người có HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Theo kết quả nghiên cứu từ luận văn này chỉ ra rằng tác động
lớn nhất từ các hoạt động công tác xã hội đối với NCH đó chính là
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe:
Nghị định của Chính phủ quy định rằng chỉ có những người đã
được đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Y tế mới được phép kê đơn
ARV, nhưng hiện tại chưa có cơ chế cụ thể để đảm bảo việc thực
hiện quy định này.
Kết luận chương 2
13


Chương 3
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS TRONG TIẾP CẬN
ĐIỀU TRỊ ARV TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1 Ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với
người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV từ thực tiễn
thành phố Hà Nội.
Dưới đây, tôi xin trình bày nội dung và phương pháp thực hiện
việc ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với NCH bị lây
nhiễm từ chồng; NCH đang sử dụng rượu, bia và NCH đang sử dụng
ma túy trong việc hỗ trợ tiếp cận và điều trị thuốc kháng ARV.
3.1.1 Trường hợp 1:
Thân chủ: Nguyễn Thị A
Giới tính: nữ
Tuổi: 24 tuổi.
Quê quán: Phúc Tân – Hoàn Kiếm - Hà Nội

Nghề nghiệp: Buôn bán hoa quả tại chợ đêm Long Biên – Hà
Nội
Ngoại hình: cao 1m55, nặng 41 kg.
Hiện đang sống cùng mẹ chồng và con gái 6 tuổi. Chồng chết vì
AIDS tháng 5/2016. Cuộc sống của chị trở lên vất vả hơn, một mình
nuôi con nhỏ, gia đình nhà chồng hắt hủi. Chị chỉ còn một chỗ dựa
tinh thần chính là mẹ đẻ nhưng lại ở xa quê tại Hòa Mạc-Hà Nam.
Sau khi chồng chị mất được vài tháng chị A có đi xét nghiệm
máu và phát hiện mình dương tính với HIV. Chị A rất lo sợ về căn
bệnh của chính mình và sợ mọi người biết. Tinh thần của chị bị suy
sụp trầm trọng, chi luôn nghĩ rằng một ngày nào đó gần đây chị sẽ
phải chết, lo cho con gái của mình rồi tương lai sẽ ra sao, ai sẽ nuôi
và cho con của mình được đi học, những suy nghĩ đó cứ ám ảnh
trong chị từng ngày.
14


Lo sợ việc chữa trị hết nhiều tiền, trong khi đó gia đình lại
không có điều kiện, nguồn thu nhập phần lớn là ở chị. Vì vậy chị A
không đến bệnh viện thường xuyên để điều trị. Chị sợ rằng mọi
người biết mình bị nhiễm HIV chị ngại tiếp xúc với mọi người xung
quanh. Nhưng một số người biết chồng chị bị chết do nhiễm
HIV/AIDS nên cũng tỏ thái độ nghi ngờ và bắt đầu xa lánh chị và gia
đình.
Do cần tiền để nuôi con gái và mẹ. Chị A vẫn tiếp tục hàng đêm
ra chợ đầu mối Long Biên bán hoa quả mặc dù sức khỏe của chị ngày
càng yếu.
Như vậy, với những thông tin trên cho thấy những khó khăn của
chị A đến nay là căn bệnh thế kỉ chị đang mang trong người, hoàn
cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, công việc hiện tại của chị buôn bán

vào ban đêm. Con gái 6 tuổi của chị không bị nhiễm HIV nhưng do
cháu còn quá nhỏ cần phải được học hành. Gia đình nhà chồng không
có sự quan tâm và lại còn hắt hủi. Đồng thời, hiện nay chị A chưa
được sự giúp đỡ nào từ chính quyền địa phương, của các tổ chức xã
hội, NVCTXH giúp chị về mặt tinh thần, vật chất và đặc biệt là việc
hỗ trợ điều trị ARV cho chị A.
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP 1
Bất cứ một ca Công tác xã hội nào cũng cần tuân theo các bước
của tiến trình can thiệp (Tiếp cận thân chủ, nhận diện vấn đề, thu
thập thông tin, chẩn đoán, lên kế hoạch trị liệu, trị liệu, lượng giá ).
Trong trường hợp này cũng vậy việc ứng dụng tiến trình công tác xã
hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV
cần phải được tiến hành với đầy đủ các bước mới có thể đánh giá
được tổng quan toàn bộ vấn đề của thân chủ. Thực tế, thân chủ luôn
có thái độ sợ mọi người biết đến tình trạng bệnh của mình. Do vậy
những bước: tiếp cận thân chủ, thu thập dữ liệu, chẩn đoán cần phải

15


được tiến hành một cách có chiến lược, nhằm tạo một cảm giác thoải
mái và có sự chia sẻ với thân chủ.
Bước 1. Tiếp cận thân chủ:
Bước 2. Nhận diện vấn đề:
- Các mối quan hệ:
- Vấn đề thực thể và sức khỏe của thân chủ:
- Vấn đề tinh thần:
Tuy nhiên do đời sống cực nhọc, chồng mất sớm, nuôi con nhỏ
và trong cộng đồng vẫn còn những người kỳ thị, xa lánh gia đình chị
nên nhiều lúc chị cũng cảm thấy tự ti và tủi thân. Chị cũng có những

dấu hiệu của stress.
- Vấn đề kinh tế và kiến thức về HIV/AIDS.
Như vậy từ cách nhận diện vấn đề nhân viên công tác xã hội có
thể xác định yếu tố nguy cơ, yếu tố rào cản và bảo vệ của thân chủ:
* Yếu tố rào cản:
- Căn bệnh mà thân chủ mắc phải làm giảm sức khỏe và thực
thể, tinh thần.
- Thân chủ phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử của mọi
người xung quanh.
- Sự hiểu biết của thân chủ về HIV/AIDS còn hạn chế.
- Các hệ thống dich vụ hỗ trợ thân chủ chưa có, nên khả năng
tiếp cận điều trị ARV sớm rất ít cơ hội.
* Yếu tố nguy cơ:
- Hoàn cảnh sống của gia đình thân chủ khó khăn nên khả
năng phát triển bệnh của chị A rất nhanh.
- Sự lo lắng về chính căn bệnh của mình làm khả năng hòa
nhập của thân chủ bị hạn chế.
* Yếu tố bảo vệ:
Gần như không có, có người thân duy nhất là mẹ đẻ nhưng lại ở
xa.
16


- Nhu cầu của thân chủ:
Theo thang nhu cầu của Maslow thân chủ cũng cần có những
nhu cầu chủ yếu như: nhu cầu về vật chất, nhu cầu về an toàn xã hội,
nhu cầu được coi trọng, nhu cầu xã hội và nhu cầu khẳng định mình.
Trong đó những nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất là:
* Nhu cầu về vật chất:
Mong muốn có một công việc ổn định, làm việc vào ban ngày

để có thể tham gia và tuân thủ điều trị ARV. Thu nhập cao hơn công
việc hiện tại, để có tiền nuôi con và mẹ. Đồng thời có tiền để chữa
bệnh.
*Nhu cầu về an toàn xã hội:
Được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh, kiểm tra sức
khỏe thường xuyên và điều trị bằng thuốc ARV.
Mong muốn cộng đồng chia sẻ, cảm thông và tôn trọng mình.
Tránh sự kỳ thị đối với gia đình.
Cần được cung cấp thông tin, kiến thức về HIV/AIDS.
Dựa vào những thông tin đã thu thập được, những đánh giá nhận
định về hoàn cảnh, vấn đề cũng như nhu cầu thiết yếu của thân chủ
tôi xin đưa ra sơ đồ hệ thống sinh thái của thân chủ. Việc thiết lập
biểu đồ này giúp cho nhân viên CTXH mô hình hoá các mối quan hệ,
đánh giá mức độ tiếp cận các hệ thống và dịch vụ xã hội. Dựa vào mô
hình sinh thái để lập kế hoạch hành động trợ giúp thân chủ.
Chú thích :
 Mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết :
 Mối quan hệ hai chiều:
 Có liên hệ nhưng không chặt chẽ:
 Quan hệ rất xa cách:
 Chưa có cơ hội tiếp cận:
Bước 3. Thu thập dữ liệu:
17


- Tìm hiểu tình trạng sức khỏe của thân chủ thông qua những
cuộc PVS với thân chủ, bạn bè, người thân của thân chủ...
- Tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS qua các loại tài liệu khác
nhau.
Bước 4. Chuẩn đoán:

 Các công việc trong kế hoạch được nêu trên đây cần phải
được sắp xếp thực hiện hợp lý song NVCTXH phải chủ động, linh
hoạt trong từng công việc cụ thể. Cùng thân chủ lượng giá các hoạt
động trong tiến trình làm việc để sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù
hợp. Luôn đề cao các nguyên tắc của CTXH đặc biệt là nguyên tắc
tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ.
Khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch hành động giúp đỡ thân
chủ là điều không tránh khỏi. Điều quan trọng là NVCTXH luôn có
niềm tin vào thân chủ và vận dụng các kỹ năng xử lý tình huống. Để
đạt được hiệu quả cho kế hoạch thì thân chủ và nhân viên CTXH đều
phải nỗ lực và quyết tâm trong suốt tiến trình làm việc
Bước 6. Trị liệu:
Sau khi lập kế hoạch, NVCTXH cần tiến hành những hoạt động:
trực tiếp và gián tiếp.
3.1. Đối với hoạt động trực tiếp:
- Cải thiện mối quan hệ giữa Thân chủ và mẹ chồng, chia sẻ
những khó khăn của hai mẹ con chị với người thân trong gia đình nhà
chồng, để họ chia sẻ và đồng cảm với chị.
- Tác động vào những hệ thống dịch vụ xã hội, hướng đến giúp
đỡ thân chủ nhiều hơn. Tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ đến với
nhóm tự lực Vì ngày mai tươi sáng cùng chia sẻ và sinh hoạt với
nhóm đồng đẳng.
- Tạo năng lực cho thân chủ :

18


+ Động viên và chia sẻ với chị , giúp thân chủ tự tin vào tiến
trình điều trị ARV và nâng cao khả năng hòa nhập của chị với cộng
đồng.

+ Cung cấp một số kỹ năng để thân chủ tự chăm sóc cho bản
thân và an toàn với mọi người xung quanh.
- Tư vấn, khuyến khích thân chủ mua BHYT
3.2. Đối với hoạt động gián tiếp
- Nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của mọi người xung
quanh đối với HIV/AIDS. Hạn chế thái độ phân biệt kỳ thị của mọi
ngưới với người có HIV/AIDS.
- Giới thiệu một số những chương trình, dự án hay hoạt động
thiện nguyện biết đến thân chủ nếu được sự đồng ý. Để có thể hỗ trợ
thân chủ có thể được CSSK một cách hiệu quả nhất cũng như hỗ trợ
về mặt kinh tế và tinh thần
Bước 7. Lượng giá:
Tiến trình lượng giá được thực hiện xen kẽ trong quá trình trị
liệu đối với nhân viên công tác xã hội và thân chủ. Sau đây là bước
lượng giá cụ thể về những mặt làm được và chưa làm được mà nhân
viên công tác xã hội đã tiến hành trị liệu với thân chủ:
* Mặt làm được:
Thân chủ tham gia vào nhóm đồng đẳng để cùng chia sẻ và sinh
hoạt, trao đổi một số kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe.
- Thân chủ có khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội; giải
quyết một số khó khăn cho thân chủ.
* Mặt chưa làm được:
- Nhân viên công tác xã hội vẫn chưa hạn chế cách suy nghĩ của
một số người xung quanh về thái độ phân biệt kỳ thị với những người
nhiễm HIV.
- Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa thân chủ và mẹ chồng.
Bởi vì mẹ chồng thân chủ quá mải mê vào cờ bạc
19



- Một số nhu cầu của thân chủ vẫn chưa thực hiên được do thời
gian can thiệp của nhân viên công tác xã hội còn ngắn.
Như vậy sau một khoảng thời gian nhân viên công tác xã hội
cùng với thân chủ hoạt động đã cơ bản giải quyết được một số vấn đề
củ thân chủ. Tiến trình giải quyết những trường hợp của thân chủ sẽ
vẫn được tiếp tục tiến hành khi thân chủ vẫn còn nhu cầu chia sẻ và
giải quyết những vấn đề cùng với nhân viên công tác xã hội.
3.1.2 Trường hợp 2
3.1.3 Trường hợp 3
3.2.1 Nhóm các giải pháp nhằm hỗ trợ tâm lý cho người có
HIV/AIDS
Thứ nhất, nhu cầu về thông tin, dịch vụ xã hội và y tế: NCH
luôn cảm thấy mình cần nắm được những thông tin về tình hình sức
khỏe và thông tin y học liên quan đến việc điều trị và nhu cầu thông
tin về các dịch vụ hỗ trợ xã hội như dịch vụ hỗ trợ pháp lý, dịch vụ
tìm kiếm việc làm, những nhóm tự lực, các kỹ năng trong cuộc sống.
Thứ hai, những cảm xúc đặc trưng và các giai đoạn khủng hoảng
Về các giai đoạn khủng hoảng của NCH thì sẽ cần đến sự trợ
giúp trong những giai đoạn khủng hoảng khác nhau.
Thứ ba, sử dụng chất kích thích
Thứ năm, tìm hiểu và duy trì hy vọng
3.2.2 Tìm hiểu những kiến thức về HIV/AIDS và điều trị ARV
- NVCTXH cần nắm vững những kiến thức cơ bản về HIV bao
gồm:
+ Các giai đoạn diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV (Phụ lục 4)
+ Các giai đoạn lâm sàng
+ Các đường lây truyền HIV
+ Dự phòng lây nhiễm
- NVCTXH hiểu về hệ thống mạng lưới xét nghiệm HIV và các
chính sách liên quan đến người nhiễm HIV/AIDS

20


- NVCTXH cần nắm rõ các hình thức kết nối, chuyển gửi người
được chuẩn đoán nhiễm HIV với chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
- NVCTXH hiểu cơ bản những kiến thức về điều trị ARV: (Phụ
lục 5)
+ Khi nào bắt đầu điều trị.
+ Bắt đầu điều trị với phác đồ nào.
+ Điều trị ARV cho bệnh nhân đồng nhiễm Lao, viêm gan
B/HIV.
+ Đièu trị ARV cho phụ nữ mang thai.
+ Khi nào thay đổi phác đồ điều trị ARV.
+ Phác đồ điều trị bậc hai và bậc ba.
3.2.3 Nhóm các giải pháp truyền thông, tuyên truyền giáo dục,
chống kỳ thị và phân biệt đối xử
- Truyền thông bằng lời: Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề
HIV/AIDS, tập huấn nâng cao nhận thức về kỳ thị và phân biệt đối
xử với người có HIV/AIDS
- Truyền thông bằng hình ảnh trực quan: như sử dụng tranh ảnh,
pa nô, áp phích, chiếu phim tư liệu, sách gấp…
- Truyền thông bằng phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện
tuyên truyền phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có
HIV/AIDS tới đông đảo quần chúng có sử dụng phương tiện thông
tin đại chúng như hệ thống phát thanh tại cơ sở, báo chie, truyền
hình.
- Truyền thông bằng hoạt động văn hóa, văn nghệ: Bằng hình
thức sử dụng nhiều ở trường học hoặc các cơ quan tổ chức kinh tế xã hội đặc biệt là vào các ngày lễ. Bằng việc sử dụng các hình thức
kịch, ca nhạc, thời trang… lồng ghép nội dung về phòng chống kỳ thị
và tầm quan trọng của việc tiếp cận điều trị ARV sớm đối với người

có HIV/AIDS. Hình thức này có thể tổ chức ngoài trời hoặc trong
nhà, với sự huy động tham gia của đông đảo quần chúng nhằm tác
21


động mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng về vấn đề HIV/AIDS và
hỗ trợ người có HIV/AIDS tiếp cận điều trị sớm.
3.2.4 Nhân viên công tác xã hội thực hiện các vai trò giáo dục,
kết nối, vận động nguồn lực, hoạt động xã hội
- Hoạt động về giáo dục: NVCTXH chỉ rõ cho NCH và người
chăm sóc tầm quan trong của việc tuân thủ điều trị ARV, vậy nên cần
nâng cao năng lực cho họ trong việc: đi khám đúng hẹn, uống thuốc
theo đúng chỉ định, sử dụng các phương tiện nhắc uống thuốc, hướng
dẫn cách cất giữ và bảo quản thuốc và xử trí các triệu chứng thông
thường tại nhà: đau, sốt, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn, tác
dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị.
- Hoạt động kết nối: NVCTXH kết nối các những nguồn lực
chính sách, tài chính, kỹ thuật, nguồn lực hỗ trợ chăm sóc sức khỏe,
nguồn lực chăm sóc y tế, nguồn thuốc từ các cá nhân, cơ quan tổ
chức nhằm đáp ứng nhu cầu của NCH.
- Hoạt động vận động nguồn lực: Vận động các nguồn lực về
con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng
hộ về chính sách nhằm mục đích hỗ trợ NCH trong điều trị ARV tại
cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng.
- Hoạt động cộng đồng: Nâng cao nhận thức cho các thành viên
cộng đồng như: nhóm đồng đẳng, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…;
thực hiện các hoạt động truyền thông; hướng dẫn lồng ghép các nội
dung chống kỳ thị vào các phong trào cụ thể của từng địa phương nơi
sinh sống của NCH.
Kết luận chương 3


22


KẾT LUẬN
Về mặt lý luận
Luận văn đã xây dựng được khái niệm công tác xã hội cá nhân
với người có HIV/AIDS như sau: Công tác xã hội cá nhân đối với
người có HIV/AIDS là phương pháp can thiệp để giúp cá nhân đó
thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần và chữa
trị, phục hồi các chức năng xã hội thông qua tiến trình 7 bước: tiếp
cận thân chủ; nhận diện vấn đề; thu thập thông tin; chuẩn đoán; xây
dựng kế hoạch; trị liệu; lượng giá.
Luận văn đã xác định được những nhu cầu của người có
HIV/AIDS trong đó có những nhu cầu quan trọng mà NCH cần được
trợ giúp khẩn thiết đó là nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn và nhu
cầu xã hội.
Luận văn đã xác định được những hoạt động cơ bản trong việc
thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân đối với người có
HIV/AIDS trong tiếp cận điều trị ARV là: các hoạt động hỗ trợ về
vật chất, các hoạt động hỗ trợ về tinh thần, các hoạt động hỗ trợ về
tuân thủ điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời luận
văn chỉ ra rõ những giải pháp để đảm bảo thực hiện được tiến trình
công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận
điều trị ARV.
Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu
khoa học ở trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề HIV/AIDS
nói chung và các hoạt động hỗ trợ người có HIV/AIDS nói riêng, đã
khẳng định được vị trí, vai trò của nghành công tác xã hội, cụ thể là

công tác xã hội cá nhân đối với người có HIV/AIDS trong tiếp cận
điều trị ARV. Công tác xã hội cá nhân không chỉ hỗ trợ cá nhân
người có HIV/AIDS mà từ đó còn trợ giúp gia đình NCH thông qua

23


×