lOMoARcPSD|20482156
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỊNH NGHĨA Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
VẬN DỤNG TRONG VIỆC VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ
KHĂN, TRỞ NGẠI TRONG CUỘC SỐNG.
Thứ: Chiều thứ 7
Tiết: 1-5
GVHD: TS. Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm: 1
- Phạm Quỳnh Phương Anh
- Vũ Đào Phương Dung
- Lê Thị Khánh Ngân
- Nguyễn Thị Kim Ngân
- Phan Lê Diễm Phúc
- Nguyễn Ngọc Minh Tâm
- Trần Anh Thư
- Nguyễn Thị Tú Uyên
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT
theo
danh
sách
lớp
Họ tên
Phạm Quỳnh
4
Phương Anh
Vũ
Đào
Phương Dung 16
Lê Thị Khánh
Ngân
51
Nhiệm vụ
Soạn
dung
nội
Thiết
kế
powerpoint
Soạn
dung
nội
Nguyễn Thị
52
Kim Ngân
Thiết
kế
powerpoint
Phan Lê Diễm
73
Phúc
Thuyết
trình
Nguyễn Ngọc
79
Minh Tâm
Soạn
dung
Trần Anh Thư
88
Thuyết
trình
Nguyễn
Tú Un
97
Soạn
dung
Thị
nội
nội
Mức
độ
Tinh thần
hồn
làm việc
thành
cơng
việc
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Tích cực,
họp nhóm 100%
đầy đủ
Ý kiến
của
nhóm
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
Đồng ý
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Thời
gian
Địa
điểm
English
22/11/22
Zone
11h
UEH
Katinat
25/11/22
Coffee
15h
& Tea
Thành viên
Phương Anh
Phương Dung
Khánh Ngân
Kim Ngân
Diễm Phúc
Minh Tâm
Anh Thư
Tú Uyên
Phương Anh
Kim Ngân
Minh Tâm
Tú Uyên
26/11/22 Group
12h
Zalo
Phương Dung
Kim Ngân
27/11/22 Google
19h
Meet
Minh Tâm
Anh Thư
Tú Un
28/11/22 Group
14h
Zalo
Phương Anh
Phương Dung
Anh Thư
Nội dung
Ghi chú
PCCV
Có mặt đầy
đủ,
hoạt
động
tích
cực
Có mặt
Lập dàn ý, đủ,
động
tìm nguồn
cực
Có mặt
Làm
đủ,
powerpoint động
cực
Có mặt
Trao đổi sửa đủ,
lỗi
động
cực
Có mặt
Chỉnh sửa đủ,
lần cuối
động
cực
Nhóm trưởng
Vũ Đào Phương Dung
đầy
hoạt
tích
đầy
hoạt
tích
đầy
hoạt
tích
đầy
hoạt
tích
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
I. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ Ý THỨC.....................2
1.1. Nguồn gốc ý thức:.......................................................................................2
1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên:...........................................................................2
1.1.2. Nguồn gốc xã hội:...............................................................................3
1.2. Bản chất ý thức:..........................................................................................4
1.2.1. Ý thức mang bản chất xã hội:..............................................................4
1.2.2. Ý thức mang bản chất phản ánh sáng tạo:............................................5
1.2.3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:.........................6
1.3. Kết cấu ý thức:............................................................................................7
1.3.1. Tri thức:...............................................................................................7
1.3.2. Tình cảm:.............................................................................................7
1.3.3. Ý chí:...................................................................................................7
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC............8
2.1. Vật chất quyết định ý thức..........................................................................8
2.2. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người................................................................................................................ 10
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................11
III. VẬN DỤNG TRONG VIỆC VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ
NGẠI TRONG CUỘC SỐNG...........................................................................13
3.1. Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống sinh viên thường gặp.............13
3.2. Vận dụng vai trò tác động trở lại vật chất của ý thức để vượt qua khó khăn,
trở ngại............................................................................................................. 15
KẾT LUẬN.........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................17
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
LỜI MỞ ĐẦU
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan trọng nhất
của Đảng và nhân dân ta hiện nay vì chỉ có thực hiện được mục tiêu này, chúng ta mới
có thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói của Hồ Chí Minh là: “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Và cũng chỉ xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới có thể làm thỏa mãn ham muốn tột cùng, ham
muốn cuối đời của Người đó là: “Làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành …”.Từ thực tế hiện nay cùng với con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta là bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, mà tại đại hội VII của Đảng ta lần
đầu tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Tức là, chúng ta phải: dùng lập
trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh
nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có
như thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật phát triển của Cách mạng
Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của Cách mạng xã
hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta.
Với đề tài tiểu luận này, một mặt mọi người sẽ tìm hiểu sâu hơn và kĩ hơn về
Triết học Mác – Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể hơn, đó là mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, mọi người sẽ góp một phần cơng
sức của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội- mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đó là, mọi sách lược, chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực
tế khách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống chủ quan
duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó quyết định sự thành
cơng hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt là sinh
viên sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó vận dụng
vai trị tác động trở lại vật chất của ý thức để vượt qua khó khăn, trở ngại. Tất cả sẽ
được lý giải rõ hơn trong phần nội dung của đề tài dưới đây.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 1
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
I. QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ Ý THỨC
1.1. Nguồn gốc ý thức:
1.1.1. Nguồn gốc tự nhiên:
Ý thức xuất phát từ sự hình thành của bộ óc con người, do con người tự hình
thành trong bộ não dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, giáo
dục,…Hoạt động của bộ óc con người sẽ dần dần giúp cho con người hình thành các
mối quan hệ giữa con người thế giới khách quan, từ đó chính những sự vật, sự việc
xuất phát từ thực tiễn sẽ tạo ra cho con người sự sáng tạo, năng động. Các nhân tố bao
gồm:
- Bộ óc: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của
một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản
phẩm của q trình tiến hố lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp.
- Sự phản ánh: Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật
chất; là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại của chúng. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, hoạt động ý
thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ
thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì
hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của
vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:
- Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện
qua các q trình biến đổi cơ, lý, hố.
- Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh
cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh
vật.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 2
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
- Phản ánh ý thức: Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý
thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện
của con người.
Như vậy, nếu khơng có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và
qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức khơng thể xảy ra. Bộ óc con người cùng với sự
tác động của thế giới khách quan lên bộ óc con người chính là nguồn gốc tự nhiên của
ý thức.
Ví dụ: Một học sinh sau khi được học về bảo vệ mơi trường thì khi đi ngồi đường
thấy rác ven đường sẽ nảy lên ý thức dọn rác -> Rác ven đường tác động lên ý thức
dọn rác của học sinh là nguồn gốc tự nhiên
1.1.2. Nguồn gốc xã hội:
Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngơn
ngữ và những quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nó phụ
thuộc vào xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội. Nguồn gốc trực tiếp và
quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn
xã hội.
“Sau lao động và cùng với lao động là ngơn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu của
sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý
thức”. — Engels
- Lao động: là những hoạt động mà con người sử dụng công cụ tác động vào
giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Là
hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất của con người.
Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng
phải bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình hình
thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người.
Trong q trình lao động đã xuất hiện ngôn ngữ của con người. Theo quan điểm của
triết học Mác - Lê nin thì ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 3
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động của con người cải tạo thế giới
khách quan, làm biến đổi thế giới đó.
Nhờ tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế
giới, ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới.
“Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế
đến một mức độ và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo
ra bản thân con người”. — Engels
Ví dụ: Con người sử dụng chung một loại ngôn ngữ trong một quốc gia sẽ nhận thức
được đây là một dân tộc và cần có những hành vi ứng xử phù hợp hơn. Con người sử
dụng ngôn ngữ để bày tỏ ra quan điểm của bản thân sẽ khiến cho đối phương nhận
thức được những hàm ý trong lời nói và hình thành nên ý thức của bản thân về một vụ
việc nào đó.
Do đó ta thấy ngơn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mạng
nội dung ý thức, khơng có ngơn ngữ thì thì ý thức khơng thể tồn tại và thể hiện được.
Ngơn ngữ chính là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Ngồi ra, trong q trình lao động và giao tiếp với nhau, những mối quan hệ xã
hội cũng bắt đầu từ đó. Việc con người đối xử với nhau cũng sẽ khiến cho người rơi
vào hoàn cảnh đó nhận thức được việc làm như thế là sai hay đúng, có lợi cho bản
thân hay khơng và dần dần hình thành nên suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Trong quá trình đi làm hay đi học, con người giao tiếp với nhau, trở nên thân
thiết và ý thức được về việc đối xử với nhau ra sao để từ đó hình thành những mối
quan hệ có tính chất khác nhau trong cuộc sống từ bên ngoài xã hội như quan hệ giữa
bạn bè học cùng lớp, quan hệ giữa nhân viên và sếp…
1.2. Bản chất ý thức:
1.2.1. Ý thức mang bản chất xã hội:
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 4
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Bản tính xã hội của ý thức biểu hiện ở chỗ, ý thức không phải là một hiện
tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn
lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan; “ngay từ đầu, ý thức đã là
một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người cịn tồn tại”.
Ví dụ: Trong q trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động
vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể như
ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,… mỗi
thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương có sự khác nhau và đều được con người
tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã
hội,...
1.2.2. Ý thức mang bản chất phản ánh sáng tạo:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức khơng phải là
hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà
con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo.Ý thức ra đời trong quá trình con
người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng
tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
- Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả
năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin,
chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thơng tin đã
có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp
nhận.
- Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách
có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động.
- Trong khi phản ánh về thế giới con người đã hình dung sự cải biến thế giới
trong tương lai. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới, có thể
tưởng tượng, có thể tiên đốn và dự báo tương lai, có thể lập ra những giả thuyết khoa
học…
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 5
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Ví dụ: Ý thức cũng giúp ta tạo ra những thứ hồn tồn khơng có trong tự nhiên, hồn
tồn là nhân tạo như là vơ tuyến, máy giặt,…
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm
của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Vận dụng sáng
tạo quy luật này ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn lạc hậu như
Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam.
1.2.3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
Theo quan điểm mácxít, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó; ý thức là một hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
Ý thức là sản phẩm của vật chất nhưng đó là sản phẩm của dạng vật chất có tổ
chức cao nhất đó là óc người, ý thức chỉ tồn tại trong óc người. Nội dung của ý thức
do thực tại khách quan quy định. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua
lăng kính chủ quan của mỗi người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nội
dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định. Vì vậy, ý thức khơng phải là vật
chất, mà là hình ảnh của vật chất, phản ánh thế giới vật chất; là hình ảnh của sự vật
được thể hiện trong bộ não con người.
Sự phản ánh của ý thức mang dấu ấn của chủ thể phản ánh. Quá trình phản
ánh của ý thức là quá trình “cái vật chất” được di chuyển vào óc người và được cải
biến trong đó. Do đó, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào bản thân chủ thể trong
quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Thứ nhất, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể
trong quá trình phản ánh. Đó là tri thức, sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên và xã hội.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 6
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Trình độ của chủ thể càng cao thì phản ánh thế giới vật chất càng chính xác và việc
điều chỉnh hành vi của mình cũng khoa học hơn.
Thứ hai, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể. Sự
giàu có hay nghèo nàn của kinh nghiệm sẽ trực tiếp quy định chất lượng, hiệu quả
phản ánh hiện thực khách quan của ý thức.
Thứ ba, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc, bị chi phối bởi lập trường giai cấp
của chủ thể phản ánh.
Ngoài ra, sự phản ánh của ý thức cịn bị chi phối bởi tình cảm, ý chí của chủ
thể phản ánh. Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn địi hỏi phát huy tính năng động
chủ quan của ý thức, bồi dưỡng tri thức, tình cảm, ý chí, đồng thời chống chủ quan,
duy ý chí.
Ví dụ: Các vùng hoang mạc ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận trong con mắt dân
địa phương thì chỉ là những vùng đất khô cằn không thể trồng trọt được, nhưng trong
con mắt của một nhà kinh tế thì nó là vùng đất hoàn hảo để phát triển điện mặt trời và
điện gió.
1.3. Kết cấu ý thức:
1.3.1. Tri thức:
Là tồn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức
thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức
và là điều kiện để ý thức phát triển. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức
về tự nhiên, về xã hội, về con người… và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức cảm
tính và tri thức lý trí, tri thức khoa học, v.v. Tri thức là yếu tố cơ bản và cốt lõi của ý
thức.
Ví dụ: Pháp luật là cơng cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức
được tầm quan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Do đó,
người dân sẽ ln sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 7
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
1.3.2. Tình cảm:
Là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, là những rung động của con
người với thế giới xung quanh một cách ổn định, kéo dài và thường xuyên, nó phản
ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan.
Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong những
động lực quan trọng của hoạt động con người.
Ví dụ: Những người con Việt Nam xa xứ dù đi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, đất
nước, cảnh vật, món ăn… bao nhiêu năm tình cảm ấy vẫn khơng thay đổi.
1.3.3. Ý chí:
Là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con
người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi khó khăn, đạt được mục đích đề ra.
Ví dụ: Sinh viên UEH ln ni dưỡng ý chí quyết tâm học tập, đạt thành tích tốt để
có được cơng việc mơ ước trong tương lai.
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Như chúng ta đã biết, vấn đề cơ bản của triết học chính là mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức (hay giữa tồn tại và tư duy). Sở dĩ gọi đây là vấn đề cơ bản vì mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề rộng nhất, chung nhất, là nền tảng và cơ sở để
giải quyết mọi vấn đề khác của triết học. Lịch sử triết học từ xưa đến nay là lịch sử
đấu tranh không ngừng nghỉ của các hệ tư tưởng, các khuynh hướng và các trường
phái triết học khác nhau về vấn đề cơ bản này. Từ đó, phát sinh nên những quan điểm,
quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Quan điểm duy tâm đã
trừu tượng hóa ý thức, tinh thần vốn có của con người thành một lực lượng thần bí,
tách con người khỏi hiện thực. Họ cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra
giới tự nhiên. Hay nói cách khác ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất
từ đó sinh ra tất cả; cịn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh
thần, là tính thứ hai do ý thức sinh ra.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Tr a n g | 8
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Ngược lại, quan điểm duy vật siêu hình tuyệt đối hố yếu tố vật chất, chỉ nhấn
mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính
độc lập tương đối của ý thức, khơng thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn
của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
Thế nhưng, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục được những
sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình và đưa ra những quan điểm
khoa học đúng đắn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo quan điểm duy vật
biện chứng, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Cụ thể, ta cùng tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ
này ở mục 2.1, 2.2 và 2.3.
2.1. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là
cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức. Ý thức ra đời và tồn tại
được là nhờ yếu tố vật chất đóng vai trị nguồn gốc tự nhiên (bộ óc con người, thế giới
khách quan) và nguồn gốc xã hội (lao động, ngôn ngữ). Vật chất quyết định nội dung,
bản chất và sự vận động, phát triển của ý thức.
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Vật chất phát triển đến một trình độ nhất định mới làm xuất hiện ý thức. Ý thức
ra đời và tồn tại được là nhờ các yếu tố vật chất đóng vai trị nguồn gốc tự nhiên (bộ
óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc người) và nguồn gốc xã hội (lao
động, ngơn ngữ).
Khơng có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ
khơng có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não
người. Mà con người là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất,
là sản phẩm của thế giới vật chất.
Ví dụ: Cổ nhân có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” tức là khi con người ta có được cuộc
sống giàu có, sang trọng thì cuộc sống sẽ sinh ra những nghi thức, lễ nghĩa. Cũng có
thể hiểu, khi vật chất đầy đủ, sung túc thì ý thức con người càng chú trọng đến văn
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
Tr a n g | 9
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
hóa, từ đó mà nhiều phép tắc, lễ nghĩa được sinh ra để làm cuộc sống phong phú hơn.
Điều này cũng minh chứng cho quan điểm vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ óc con người. Vì thế, nội dung của ý thức mang tính khách quan,
do thế giới khách quan quy định. Hay theo một cách khác, có thế giới quan vận động,
phát triển theo quy luật khách quan của nó, phản ánh vào ý thức mới hình thành nội
dung của ý thức.
Các Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác
hơn là sự tồn tại được ý thức”. Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự
phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ
nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con
người qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Có thể nói, phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính khơng tách rời trong bản chất
của ý thức. Tuy nhiên, ý thức chỉ phản ánh chứ không sao chép, không “soi gương”
một cách rập khuôn, bởi lẽ ý thức của con người có đặc tính tính cực, sáng tạo, tức là
thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, vì vậy, nội dung của ý thức do thế
giới vật chất khách quan quy định. Ý thức khơng có sự tồn tại tự nó mà chỉ tồn tại
nhờ vật chất. Mọi sự thay đổi trong ý thức đều trực tiếp hay gián tiếp bắt nguồn từ sự
thay đổi trong thế giới vật chất.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Loài người nguyên thủy sống bầy đàn dựa vào sản vật của thiên nhiên nên tư
duy của họ cũng đơn sơ, giản dị như cuộc sống của họ. Cùng với mỗi bước phát triển
của sản xuất, tư duy, ý thức của con người ngày càng được mở rộng, đời sống tinh
thần của con người ngày càng phong phú. Con người không những ý thức được hiện
tại, mà còn ý thức được cả vấn đề trong quá khứ và dự kiến được cả trong tương lai,
trên cơ sở khái quát ngày càng sâu sắc bản chất, quy luật vận động, phát triển của tự
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 10
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
nhiên, xã hội và tư duy của họ. Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật
chất. của thực tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức con
người.
Ví dụ: Trong học tập, học sinh, sinh viên cần xác định được nội quy trường học, giờ
học, thời khóa biểu để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia tiết học đầy đủ
và hoàn thành nhiệm vụ giảng viên đề ra.
2.2. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất vào bộ óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có tính độc lập
tương đối, có quy luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc một cách máy móc
vào vật chất, có sự tác động trở lại đối với vật chất. Bởi vì ý thức là của con người,
gắn liền với tính năng động, sáng tạo của nhân tố con người, nhân tố chủ quan; mặt
khác, ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Con người dựa trên những tri thức và hiểu biết về thế giới khách
quan đã đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện mục
tiêu đã xác định. Về mặt tích cực, nếu ý thức phản ánh đúng vật chất thì hoạt động
thực tiễn của con người sẽ có hiệu quả trong việc cải biến các đối tượng vật chất. Mặt
khác, ở mặt tiêu cực, nếu ý thức phản ánh sai lầm vật chất thì sẽ kìm hãm hoạt động
thực tiễn của con người trong việc cái biến các đối tượng vật chất. Như vậy, bằng cách
định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con
người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành cơng hay thất bại.
Ví dụ: Nhận thức đúng đắn về thực tế của nền kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI,
Đảng ta đã chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát
triển đất nước như hôm nay. Từ đó, ta thấy được rằng ý thức đã phản ánh được thực
tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho
vật chất.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 11
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Thứ ba, ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết
định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Tuy
nhiên, tự bản thân ý thức khơng thể có sức mạnh để tác động vào vật chất. Muốn có
sức mạnh để tác động vào vật chất thì ý thức phải được thâm nhập vào con người và
được tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Các Mác viết: “Vũ khí của sự phê phán cố
nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị
đánh đổ bằng lượng lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật
chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin, của nền kinh tế tri thức, thời
đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học đều chủ động xem giáo trình và đánh dấu những chỗ chưa
hiểu. Trong giờ học tích cực phát biểu và xây dựng bài để hiểu rõ bài hơn. Về nhà chủ
động làm bài tập để trau dồi ý thức.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng khách quan; đồng thời, phải phát huy tính năng động chủ quan.
Thứ nhất, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ
tính khách quan của vật chất, có thái độ tông trọng đối với hiện thực khách quan mà
căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tơn trọng vai trị
quyết định của đời sống tinh thần của con người, của xã hội.
Thứ hai, phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trị tích cực, năng
động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò của nhân tố con người trong việc vật
chất hóa tính cực, năng động, sáng tạo ấy.
Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí là đã tuyệt đối hóa, thổi
phồng tính tích cực, sáng tạo của ý thức.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 12
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Thứ tư, cần phải chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ là đã hạ thấp tính tích cực, sáng
tạo của ý thức.
Thứ năm, khi xem xét các hiện tượng xã hội cần phải tính đến cả điều kiện vật
chất lẫn nhân tố tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
III. VẬN DỤNG TRONG VIỆC VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN, TRỞ
NGẠI TRONG CUỘC SỐNG
3.1. Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống sinh viên thường gặp
Dựa trên cơ sở lý thuyết, vật chất quyết định ý thức, nên trong nhận thức và các
hoạt động thực tiễn đòi hỏi sự xuất phát từ thực tế khách quan. Xét trên phương diện
học tập, mỗi sinh viên cũng cần tự xác định được những yếu tố khách quan tác động
đến quá trình học tập và rèn luyện của mình. Nhìn chung, sinh viên theo học tại hệ
thống giáo dục của Việt Nam - một đất nước đang phát triển và vẫn cịn tồn tại những
khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và hiện đại, nhằm đáp ứng đầy đủ những nhu
cầu học tập của sinh viên, hay phương thức học còn truyền thống. Tuy nhiên, sinh
viên nên dựa trên những cản trở khách quan đó mà chủ động bứt phá, chủ động học
tập, không nên lệ thuộc vào trường lớp hay xem trường học là nơi duy nhất để học tập
và trau dồi. Sinh viên có thể tự tiếp cận kiến thức theo nhiều phương tiện: video, tài
liệu PDF, ứng dụng học tập điện tử,...Ngồi ra, sinh viên có thể tham gia những cuộc
thi về chế tạo và nghiên cứu nhằm đem đến những thiết bị phục vụ cho học tập và sinh
hoạt. Đó là cách sinh viên trang bị những phương pháp để tiếp thu tri thức một cách
thức thời, rồi vận dụng những tri thức đó vào thực tế góp phần xây dựng xã hội ngày
càng phồn vinh, tươi đẹp. Về phía nhà trường cũng đã và đang đẩy mạnh tính đa năng
và thuận tiện trong học tập, thiết kế học tập online nhằm hỗ trợ sinh viên ở xa, đầu tư
cơ sở hạ tầng: máy chiếu, máy lạnh, máy in, thư viện thơng minh, phịng tự học,...
nhằm giúp sinh viên khơng cịn khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức.
Ngồi ra trong xã hội ngày nay, tầng lớp sinh viên ngày càng trở lên quan trọng
với cuộc sống. Họ xuất thân từ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội và cùng học tập
trong mơi trường đại học. Đây có thể coi là bộ phận ưu tú của thanh niên nói chung vì
họ đã được sàng lọc qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Hơn nữa, trong xu thế hội
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 13
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
nhập và phát triển không ngừng, Đảng và nhà nước luôn nhấn mạnh phát triển con
người là vấn đề trọng tâm của quốc gia, giáo dục là quốc sách hàng đầu vì một hệ
thống giáo dục tốt nhằm tạo nên những lực lượng lao động trình độ cao, thỏa mãn yêu
cầu về tiêu chuẩn văn hóa, chun mơn - nghiệp vụ của thị trường. Vì vậy, với những
lợi thế sẵn có từ mơi trường học tập và phát triển, sinh viên cịn cần tích cực tìm tịi,
sáng tạo, khai thác những tri thức bên ngồi vì trường học khơng thể bao qt tồn bộ
tri thức cần thiết cho sinh viên và hơn nữa tri thức là nguồn tài ngun vơ hạn của
nhân loại, nhằm hồn thiện kiến thức và kỹ năng của bản thân cũng như tập trung tiếp
thu những tri thức được sàng lọc và xây dựng từ phía nhà trường. Điều ấy được thể
hiện từ những việc đơn giản nhất như soạn bài trước khi đến lớp, tích cực tham khảo
những tài liệu giảng viên cung cấp và những tài liệu nước ngoài, thường xuyên tìm
đến kho kiến thức từ thư viện, kho sách của khoa,...cho đến việc đăng ký những khóa
học nâng cao từ bên ngoài. Bên cạnh lý thuyết, các sinh viên cũng cần chủ động tìm
kiếm cơ hội thực tập trải nghiệm nhằm rèn luyện kỹ năng mềm, thực chiến, tham gia
các hoạt động tình nguyện, hoạt động chung do đoàn, khoa tổ chức và trên phạm vi
lớn hơn nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân, phát triển các mối quan hệ, va chạm để
trưởng thành hơn từ đó trở thành lực lượng lao động có trình độ cao và cần thiết cho
xã hội.
C. Mác đã từng khẳng định : “Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bẳng lực
lượng vật chất”, bản thân ý thức không thể thay đổi được hiện thực. Ý thức muốn tác
động trở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hoạt
động trong thực tế. Điều này cho thấy ý thức có vai trị quan trọng trong quá trình học
tập của sinh viên. Thực tế cho thấy ý thức của sinh viên thường biến đổi theo 2 xu
hướng. Tích cực: khi đối diện với khó khăn, sinh viên luôn chủ động và vận dụng
những kỹ năng, kiến thức và sẵn sàng sáng tạo, học hỏi, năng động đổi mới, xây dựng
nghị lực cho bản thân và niềm tin vào sự thành công trong tương lai. Tiêu cực: trở nên
lười nhác, chủ quan, thụ động, không chịu thích nghi với một mơi trường học tập và
làm việc mới,...Trong khi đó, niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những
hoạt động của con người. Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào bản
thân và những mục tiêu ngắn hạn cho đến dài hạn. Nhưng cũng không thể phủ nhận
khoảng cách giữa việc nói và làm, giữa những dự định, hồi bão và việc thực hiện là
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 14
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
rất lớn. Trong khi đó, khoảng thời gian đại học cũng là lúc các bạn trẻ dễ rơi vào trạng
thái mông lung, mất phương hướng, sợ hãi vì chưa có kinh nghiệm và trải nghiệm
thực tế, là giai đoạn phải tự lập và nên tự lập. Cho nên, yếu tố cần thiết chính là những
kế hoạch bài bản cho mục xây dựng từ sự khảo sát, quan sát thị trường, xu hướng phát
triển của nhân loại và việc quan sát chính bản thân mình, khơng ngừng học tập trau
dồi bản lĩnh dám sai và sai ở đầu đứng lên ở đó,... Bên cạnh kế hoạch cho cơng việc
thì cịn cần có kế hoạch cho cuộc đời. Vì vậy, khơng chỉ với những ước mơ và hoài
bão, với tất cả các phương diện và yếu tố trong cuộc sống, sinh viên cũng cần có sự
xem xét cả vật chất lẫn tinh thần, các yếu tố khách quan, chủ quan, các điều kiện
khách quan, chủ quan, sàng lọc mơi trường sống của mình nhằm giúp bản thân ln
tiến tới.
Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua
những khó khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Môi trường đại học ẩn
chứa nhiều thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý
chí kiên định để tránh xa những thói hư tật xấu. Ví dụ, cuộc sống sinh viên tự do đòi
hỏi chúng ta phải lập ra những quy tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của
mình trước những cạm bẫy trước mắt: tránh tụ tập ăn chơi sa đọa, khơng vì lười biếng
mà cúp học, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra lợi ích tức thời mà bỏ
bê việc học, khơng chủ quan trước những thành tựu đạt được, không lơ là vì thời gian
xây dựng nền tảng hồn hảo này chỉ kéo dài 3,4 năm, nên học theo tinh thần của câu
nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.
3.2. Vận dụng vai trò tác động trở lại vật chất của ý thức để vượt qua khó
khăn, trở ngại.
Từ nhận thức về đại dịch COVID-19, ý thức được trách nhiệm trong việc phịng
chống dịch bệnh, các nhà nghiên cứu trên tồn thế giới đã phát minh ra các công cụ để
kiểm tra độ dương tính hay âm tính khi mắc bệnh, thường xuyên nghiên cứu cho ra và
phát triển thêm các loại vaccine làm giảm bớt các triệu chứng COVID; sáng tạo ra
nhiều vật dụng phịng chống COVID như kính PVC, khẩu trang các loại, các loại
nước rửa tay ngừa vi khuẩn; người dân cũng đưa ra được những phương pháp dân
gian làm giảm các triệu chứng của bệnh như xông lá, xơng dầu để giảm bớt vi khuẩn...
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 15
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
Từ đó tỉ lệ người mắc bệnh, người chết cũng giảm đi đáng kể, vượt qua được hồn
cảnh khó khăn trong các đợt dịch bệnh vừa qua.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 16
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về đề tài trên, chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ý thức là gì, kết
cấu đa dạng của ý thức; bản chất của ý thức tác động đến con người và vật chất xung
quanh ra sao, mối quan hệ mật thiết giữa ý thức và vật chất để từ đó có thể vận dụng
được vai trị tác động qua lại của chúng để giải quyết những vấn đề khó khăn, nan
giải trong cuộc sống. Khẳng định vật chất luôn mang tính thứ nhất, tính quyết định, ý
thức ln mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý thức lại có tác động
trở lại vơ cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm cho vật chất phát triển, biến
đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng đồng thời nó cũng có thể làm cho vật chất khơng
phát triển, bị kìm hãm. Nắm vững lý luận khoa học về nguồn gốc, bản chất của ý thức
và mối quan hệ giữa vật chất với ý thức là cơ sở để khẳng định thế giới quan duy vật
biện chứng, chống chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình trong giải quyết
vấn đề cơ bản của triết học. Tuy nhiên cần lưu ý rằng “sự đối lập giữa vật chất và ý
thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ
giới hạn ở vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì có sau.
Ngồi giới hạn đó khơng cịn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”.
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 17
lOMoARcPSD|20482156
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tên tác giả (năm xuất bản), tên giáo trình in nghiêng, Nxb, nơi xuất bản)
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB),Tài liệu HDHT Triết học MácLênin,TP.HCM.
[3]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4]. www.studocu.com.
[5]. />[6]. />[7]. />[8]. />[9]. />
Nhóm 1 – Khóa 48 (Chiều Thứ 7)
Downloaded by Ninh Lê ()
T r a n g | 18