Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Văn học và hội họa: Yếu tố hội họa trong thơ Đoàn Văn Cừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.41 KB, 7 trang )

1

VĂN HỌC VÀ HỘI HỌA : YẾU TỐ HỘI HỌA TRONG THƠ ĐOÀN VĂN CỪ
Phạm Thị Huyền
Cử nhân Văn học - Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt:
Đồn Văn Cừ là một nhà thơ tài năng, được bạn đọc biết đến bởi tài họa trong thơ. Đọc
thơ Đoàn Văn Cừ, ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đồng quê, làng mạc. Thơ của ơng
cho ta cảm giác bình n, hạnh phúc. Để truyền tải được ý nghĩa cốt lõi, yếu tố hội họa đã góp
cơng sức rất lớn trong thơ Đoàn Văn Cừ. Yếu tố màu sắc là chủ đạo, thơ ông rực rỡ màu sắc,
gam màu sáng tối, màu cơ bản hay các màu biến thể. Bảng màu Đoàn Văn Cừ sử dụng chẳng
chuộng lạ mà chuộng quen, vì lẽ đó mà người đọc thấy thật gần gũi. Bên cạnh đó, các yếu tố
ánh sáng, khơng gian, đường nét cũng góp sức rất nhiều trong thành cơng của yếu tố hội họa
nói chung.
Từ khóa: Yếu tố hội họa trong thơ Đoàn Văn Cừ.
1. Mở đầu
Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét về
thi sĩ Đoàn Văn Cừ như thế này : "Những bức
tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ
đơn sơ vài nét như những bức tranh của Á
Đông. Bức tranh nào cũng đầy sự sống và
nhộn nhịp với hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh
là một thế giới linh hoạt". Nhận định ấy lại
một lần nữa khẳng định tài năng vẽ tranh bằng
ngôn từ trong thơ của Đoàn Văn Cừ.
Đoàn Văn Cừ vốn là một giáo viên tiểu
học, hay làm thơ ca. Ông được biết đến với
những bài thơ có chủ đề về hội hè, đình đám,
chợ Tết nông thôn với màu sắc tươi sáng, rực
rỡ, thể hiện đậm nét khơng khí của mùa xn.
Đồn Văn Cừ đã đóng góp cho kho tàng văn


học nước nhà với rất nhiều bài thơ hay về chủ
đề thôn quê, nổi tiếng với hai tập thơ: Thôn ca
(1944) và Đường về quê mẹ (1987).
Điều đặc sắc nhất khi ta đọc thơ của
Đoàn Văn Cừ là những bức tranh rực rỡ sắc
màu mà ông dùng ngôn từ để vẽ nên. Thơ ông
mang màu sắc, yếu tố đường nét, ánh sáng của
những bức tranh thiên nhiên, con người thôn
quê giản dị, in đậm trong tâm trí người đọc.

Đọc thơ của ơng, ta cảm nhận nghệ thuật qua
cái bay bổng trong thơ, qua tính nhạc mà ơng
phổ, qua màu sắc mn màu mn vẻ mà ông
thể hiện, … Trong bài báo này, chúng tơi sẽ
cung cấp đầy đủ hơn về góc nhìn yếu tố hội
họa trong thơ Đoàn Văn Cừ, qua các yếu tố cơ
bản của hội họa : màu sắc, đường nét, không
gian và ánh sáng.
2. Văn học và hội họa : Yếu tố hội họa
trong thơ của Đồn Văn Cừ.
2.1 Tìm hiểu chung
Trước khi ta đi thẩm thấu những cái đẹp,
cái rực rỡ của màu sắc trong thơ Đồn Văn Cừ
thì cần phải có những lý luận cơ bản về hội
họa và đặc biệt là hội họa trong thơ.
Hội họa là một trong rất nhiều các hình
thức nghệ thuật thưởng thức. Theo "Từ điển
thuật ngữ mĩ thuật phổ thông" – NXB Giáo
dục, 2002 đã định nghĩa hội họa như sau :
"Hội họa (A. painting P. peinture) là nghệ

thuật vẽ dùng màu sắc, hình mảng, đường nét
để diễn đạt cảm xúc của người vẽ trước vẻ đẹp
của con người, thiên nhiên, xã hội. Hội họa là
một ngành nghệ thuật tạo hình (…) Đồng với
sự phát triển của xã hội loài người, nghệ thuật


2

hội họa cũng phát triển dần lên (…) Ngày nay,
cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật
hội họa cũng phát triển đa dạng và phong
phú". (Ngân, 2002)
Hiểu một cách đơn giản thì hội họa
chính là vẽ tranh. Đó là sự lựa chọn màu sắc,
thể hiện lý tưởng, ý tưởng của người thực
hiện, sắp xếp các hình khối, phác thảo các
đường nét trên bề mặt hai chiều (giấy hoặc
vải). Do đó, các yếu tố cơ bản hình thành nên
một tác phẩm hội họa thường là : màu sắc,
đường nét, ánh sáng, không gian.
Hội họa trong mỹ thuật là vậy, hội họa
trong văn chương lại có những đặc điểm khác
biệt nhất định.
Tơ Đơng Pha – người Trung Quốc đã có
câu nói nổi tiếng : "Thi trung hữu họa, họa
trung hữu thi" (Trong thơ có họa, trong họa có
thơ), khi hội họa (mỹ thuật) vẽ tranh bằng màu
sắc trên giấy, thì thơ ca dùng ngôn từ để vẽ
tranh. Nhờ các yếu tố của hội họa đã làm cho

bài thơ trở nên sinh động, dễ hình dung và
cảm nhận riêng đối với từng người đọc. Cảm
nhận hội họa trong thơ ca, người đọc thấy
được màu sắc trong từng câu thơ thi sĩ muốn
truyền tải. Có thể ví như, thi sĩ đang cầm tay
người đọc phác họa nên bức tranh trong tâm
trí của họ. Tại nơi đó, con người có thể tự do
bay bổng, mặc sức tưởng tượng các chiều sâu,
góc khuất của bức tranh.
Hội họa làm thơ ca trở nên gần gũi và
đầy màu sắc, tất nhiên là phải gắn bó với các
yếu tố khác trong thơ. Chúng ta phải công
nhận rằng, nhờ hội họa, người đọc thơ khơng
cịn thấy mơng lung, chơi vơi giữa các ngôn
từ. Hay thơ ca khiến hội họa khơng cịn bó
buộc trong một hồn cảnh, khơng gian hay
chủ thể cố định.
Tuy nhiên, một tác phẩm thơ ca gắn bó
và chạm đến trái tim của người đọc thì yếu tố

hội họa không thôi vẫn chưa đủ. Bên cạnh đó,
cần phải cân bằng với tính nhạc (âm nhạc)
trong thơ ca. Để xây dựng được cái cốt lõi,
chất trữ tình và tính hình tượng cần có sự hợp
lực giữa hai yếu tố âm nhạc và hội họa. Người
viết cần vận dụng nhuần nhuyễn 2 yếu tố này
cùng với cảm xúc của mình để cho ra một bài
thơ hay.
2.2 Các yếu tố hội họa trong thơ của Đoàn
Văn Cừ

Trong bài viết này, chúng tơi chỉ đề cập
và tìm hiểu trên các yếu tố cơ bản trong hội
họa là : màu sắc, ánh sáng, khơng gian và màu
sắc. Bên cạnh đó cịn rất nhiều các yếu tố khác
trong hội họa như : các kĩ thuật hội họa, định
tuyến tính, … chúng tơi sẽ không đề cập đến
trong bài này.
2.2.1 Màu sắc
"Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông"
(9.104), NXB Giáo dục, 2002 có định nghĩa
về màu sắc thế này: "Màu sắc (a. colour,
p.couler) các màu khác nhau trong tự nhiên
hay màu bản thân của từng vật thể(ví dụ: màu
lá cây thường là màu lục,..) màu sắc nhờ ánh
sáng rọi vào nên mới có nhiều sắc độ phong
phú mà người hoạ sĩ phải quan sát và khám
phá ra. Nếu mọi vật chìm trong bóng tối thì
khơng cịn thấy màu sắc nữa(…). Màu sắc
phối hợp với nhau màu sắc phối hợp với nhau
trên tranh tạo thành hồ sắc, trong màu sắc
có phân thành những màu: màu cơ bản, màu
chủ đạo, màu lạnh, màu nóng, màu dịu…”1
(Ngân, 2002)
Trong hội họa, yếu tố quan trọng nhất là
màu sắc, có khi đậm nhạt, có khi sáng tối. Và
trong thơ ca, yếu tố này cũng không ngoại lệ,
trong thơ của Đoàn Văn Cừ lại được thể hiện
một cách rõ ràng. Đọc thơ của Đoàn Văn Cừ,
ta cảm nhận được màu sắc thiên nhiên tươi tắn
của thôn quê, con người và cuộc sống vì thế

1

Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông, NXB Giáo dục, 2002.


3

mà hiện rõ cho ta cảm nhận được sâu sắc nhất.
Đoàn Văn Cừ cứ như mở ra trước mắt người
đọc sự rực rỡ của các gam màu sáng, sự mượt
mà của vật thể, …

của ngày hôm qua và ngày hôm nay. Dù là
đám cưới hiện đại hay xưa kia, người ta vẫn
cứ thích một đám cưới tràn ngập sắc màu hạnh
phúc như trong thơ của thi sĩ họ Đoàn này.

"Thơ thị giác cũng là thơ tạo sắc" nhà
phê bình Nguyễn Quang Trung đã từng nói
như vậy. Quả thật, thi sĩ họ Đoàn đã vẽ nên
bức tranh với đủ các loại màu, khơng mới lạ
nhưng nhìn thật thích mắt. Giống như bữa tiệc
ngũ sắc, bài thơ "Đám cưới mùa xuân" có đủ
loại gam màu sáng tối, đậm nhạt, đối chọi
nhau. Khi là các màu cơ bản, nhưng lại pha
trong ấy những loại màu biến thể lạ mà quen
thuộc như các màu : nâu hồng, nâu sẫm, thắm,
gấm, nhung, biếc, lam, … Cả bài thơ ngập
tràn trong thế giới sắc màu, chỉ với bốn mươi
câu vậy thơi, nhưng Đồn Văn Cừ mang đến

sự phân biệt cho thị giác của chúng ta hơn ba
mươi màu sắc. Màu sắc kéo gần người đọc lại
với hồn thơ của thi sĩ. Có câu thơ đơn sắc, lại
khi xen kẽ với câu thơ có tới hai hay ba màu.

Bên cạnh đó, Đồn Văn Cừ cũng có các
bài thơ lấy một tơng màu làm chủ đạo. Thí dụ
như bài thơ "Chợ Tết" của ông, sắc màu đỏ
chiếm nổi bật cả bài.

"Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phới"
" Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh...
Ðầu cạo nhẵn, áo vàng, quần nâu sẫm...
Hai má thắm, ngây thơ nhìn trời biếc...
Nếp chùa trắng in hình trên trời biếc..."
(Thivien.net, 2022)
Tuy sử dụng rất nhiều màu sắc trong bài
thơ, nhưng với bảng màu đồ sộ này lại có cảm
giác quen thuộc với mỗi người dân Việt ta.
Các loại màu thi sĩ Đoàn Văn Cừ sử dụng lại
là các loại màu gắn bó với cuộc sống thơn q
đầy bình dị. Trơng có vẻ là lòe loẹt màu,
nhưng lại mang đến cảm giác n bình, thật lạ
lùng ! Cũng nhờ chính bảng màu ấy, Đoàn
Văn Cừ tạo ra một đám cưới vui nhộn nhưng
yên bình. Yên bình mà lại vui nhộn thì sẽ hạnh
phúc. Đây cũng là cái cốt lõi nhất trong đám
cưới xưa nay của người Việt ta, là cái giống

"Bà tôi ngồi trong ổ,

Mặc áo đỏ cho tôi"
"Con gà mào đỏ chót"
"Chiếc phong bao giấy đỏ"
(Thivien.net, 2022)
Những màu sắc ấy đã họa nên bức tranh
tuyệt đẹp trong không gian của bài thơ. Tết có
sắc đỏ làm chủ đạo, mong một năm làm ăn
may mắn, những điều tốt lành đến với gia
đình. Hay những màu sắc tươi sáng trong đám
cưới mùa xuân cho ta một hình dung về đám
cưới nhộn nhịp trên làng quê. Tất cả những
gam màu tươi sáng ấy làm nên bản sắc rất
riêng cho thi sĩ Đoàn Văn Cừ. Người ta nhớ
đến ông là nhớ đến một nhà thơ về hội hè,
đình đám, chợ Tết nơng thơn là vậy.
Trong thơ ca nói riêng, văn học nói
chung, các yếu tố được đưa vào đều phải thể
hiện chức năng của bản thân nó đến với người
đọc và phải có ý nghĩa. Yếu tố màu sắc được
coi là yếu tố hội họa đắt giá nhất trong thơ của
Đoàn Văn Cừ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, cảm
nhận những màu sắc sặc sỡ ấy, ta cảm nhận
được cái tâm hồn ngộ nghĩnh, vui vẻ nơi đồng
quê. Đôi khi lại bâng khuâng, man mác buồn
trong khung cảnh tươi tắn. Màu sắc trong thơ
Đoàn Văn Cừ khiến Hoài Thanh phải thốt lên
: "Trong các nhà thơ đồng q khơng ai có
ngịi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn
Cừ"



4

2.2.2 Ánh sáng

Đồng hồ đêm vắng: Tiếng gà năm canh"

Trong hội họa, ánh sáng là yếu tố quan
trọng đóng vai trò làm nổi bật các chủ thể
trong tranh. Khi vẽ tranh, người họa sĩ bao giờ
cũng phải tính tốn chỗ nào để đổ bóng, chỗ
nào được ánh sáng chiều vào để định màu sắc
sao cho chuẩn.

"Đêm thanh đập lúa trăng vàng

Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối là
cơ sở để chúng ta xác định màu sắc trong bức
tranh. Ánh sáng giúp con người nhìn rõ bức
tranh, cảm nhận hết màu sắc, đường nét. Đôi
khi chỉ cần tối đi chút, làm lệch màu ban đầu
của bức tranh, bức tranh vì thế mà cũng truyền
tải khơng trọn vẹn đến người thường thức.
Ánh sáng quan trọng đối với cuộc sống chúng
ta, kể cả nghĩa đen hay nghĩa bóng. Một người
khơng cịn gì tuyệt vọng hơn bằng khơng tìm
được nguồn sáng của đời mình. Ta lấy lí do gì
để sống tiếp và tồn tại khi cuộc đời bao quanh
bởi bóng tối, bức tranh cịn vị gì nếu ta cảm
nhận nó khi khơng có ánh sáng. Và để cảm

nhận một bài thơ, ta khơng thể biết nó ở cung
bậc nào nếu thiếu đi mối tương quan giữa ánh
sáng và bóng tối. Người đọc có thể dựa theo
sáng tối mà cảm nhận khơng khí trong bài thơ,
khi âm u, khi vui vẻ, … Vì vậy, ánh sáng
trong thơ ca ngoài soi rọi bức tranh màu sắc,
nó cịn là cơng cụ biểu cảm của thi sĩ khi viết
bài thơ.
Đi tìm nguồn sáng trong thơ của Đoàn
Văn Cừ, ta thấy những nguồn sáng tự nhiên là
chủ yếu, như là ánh mặt trời rực lửa hay ánh
trăng đêm dịu mát. Tất cả đều thân thuộc với
chúng ta, nhưng qua tâm hồn thi sĩ của nhà
thơ Đoàn Văn Cừ, cho ta cảm nhận được cái
đẹp, rực rỡ của chúng mà chúng ta lỡ bỏ quên.
"Trưa hè nắng rọi vàng hoe
Nhà tranh khói bám, cổng tre gió lùa"
"Đèn khuya tát nước trăng ngà

Nến sao thắp sáng trên màn trời xanh"
(Thivien.net, 2022)
(Hè – Đoàn Văn Cừ)
Hay là:
"Ngày mùa kéo lúa dưới trăng khuya
Công việc vừa yên ngủ bốn bề
Sao Nhác lên dần soi lấp lánh
Tiếng gà thức giấc gáy te te"
(Thivien.net, 2022)
Nguồn ánh sáng trong thơ Đoàn Văn Cừ
là những nguồn sáng rất đỗi bình dị từ thiên

nhiên. Bằng tình yêu thiên nhiên sâu sắc và
ánh mắt quan sát tỉ mỉ, thi sĩ Đoàn Văn Cừ
mới thể hiện được xuất sắc những nguồn sáng
ấy vào trong thơ của mình để làm nổi bật
những vật thể có trong tranh. Ta cảm nhận
được ánh nắng chói chang mùa hè, cái nắng
như đổ lửa giữa trưa hè ở miền bắc, nhưng
đêm lại có ánh trăng ngà dịu mát, những vì
sao lấp lánh trên bầu trời mà ơng đã từng ví
như "sao trời từng chiếc rơi thành lệ". Tất cả
làm nên bức tranh thôn q bình n đến lạ.
Những người nơng dân cần cù sớm khuya làm
nên hạt gạo, qua đây bộc lộ nên những đức
tính tốt đẹp vốn có của dân tộc ta. Đọc lại
những dòng thơ, ai cũng bồi hồi nhớ về thủa
còn chăn trâu, cắt cỏ. Thời thơ ấu khi chưa có
những nhà cao, xe cộ tấp nập, vẫn cịn mùa
lúa trổ đòng đòng thơm ngát cả một vùng.
Nguồn sáng nhân tạo cũng được ơng sử
dụng để xây dựng hình tượng hay khơng gian
trong bài thơ, đó là các loại đèn, đuốc, …
"Đêm thuế đèn dây thắp sáng choang
Đình ran tiếng vọt, tiếng kêu oan


5

Trát về truyền hạn hai ngày nữa
Trống mõ canh khuya rợn xóm làng"
(Thivien.net, 2022)

Nguồn sáng từ đèn dây sáng choang
trong đình, vọng lên từng tiếng vọt, kêu oan
của dân chúng. Ánh sáng dù có mạnh, nhưng
vẫn gợi cho người đọc nỗi lo của người dân
khi ấy : lo cháy nhà, lo vỡ đê, lo sưu cao thuế
nặng. Từ nỗi lo của dân chúng, ta cảm nhận
được cái tình của nhà thơ. Ông lo cho nhân
dân chịu khổ, lo đất nước cịn đói nghèo, đem
những tâm tư ấy viết nên thơ.
Thơ Đồn Văn Cừ ln gắn với thơn
q, với những người dân bình dị mộc mạc.
Tuy chất thơ rực rỡ đầy màu sắc, nhưng ông
vẫn cho ta thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều
diện mạo, mỗi mặt là một phức tạp khác nhau.
Đọc thơ, chúng ta khơng chỉ đắm chìm trong
cái "tả chân" của ơng mà cũng cịn suy nghĩ
thật nhiều về hiện thực đời sống.
2.2.3 Không gian
Không gian trong hội họa là khoảng cách
giữa các vật thể với nhau trên một mặt phẳng
hai chiều của tranh, người xem có thể nhận
diện theo độ gần xa của màu sắc đậm nhạt,
hay trên dưới theo trình tự sắp xếp các hình
khối.
Cịn khơng gian trong thơ văn, gọi là
khơng gian nghệ thuật thì mang đầy hơi
hướng chủ quan của người cảm thụ. Bởi sự
trần thuật trong nghệ thuật xuất phát từ điểm
nhìn, diễn ra theo trường nhìn nhất định.
Ngồi ra, khơng gian trong thơ văn khơng chỉ

có vật thể mà cịn có cả tâm tưởng, do vậy mà
khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương
đối.
Thơ mùa xn của Đồn Văn Cừ khơng
có bối cảnh ba chiều, khơng có góc nhìn gần
xa, hay điểm nhìn di động, cố định để bao

quát hết cả bức tranh toàn cảnh. Tất cả mọi
thứ như được xếp chồng lên nhau. Do vậy,
không gian trong thơ của ông vừa mang đậm
đặc điểm không gian của hội họa mỹ thuật,
nhưng lại vẫn có nét của hội họa thơ ca.
"Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Với cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò ngộ nghĩnh đuổi theo sau"
(Thivien.net, 2022)
(Chợ Tết – Đoàn Văn Cừ)
Mấy câu thơ trên đều diễn tả các hoạt
động trong khung cảnh, có thằng cu "chạy lon
xon", bà cụ "bước lom khom" hay cô yếm
thắm "che môi cười lặng lẽ", … Dưới sự sắp
xếp của nhà thơ, các hoạt động trong bức
tranh chồng chéo lên nhau, tạo nên sự chồng
lớp rộn ràng của phiên chợ. Trong tâm trí của
mỗi người, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến khơng
gian của phiên chợ Tết nhộn nhịp, có hoạt
động này bên này, bên kia. Nhưng khi trải ra

thành bức tranh, các hoạt động diễn ra cùng
một lúc, nằm trải ra trên một mặt phẳng của
bức tranh. Thiên nhiên cũng khơng nằm ngồi
sự sắp xếp ấy, trên dưới rõ ràng:
"Chiều mát đường xa, nắng nhạt vàng,
Đoàn người về ấp gánh khoai
Trời xanh cị trắng bay từng lớp
Xóm chợ lều phơi xác lá bàng."
(Thivien.net, 2022)
(Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ)
Tất cả như hiện diện trên mặt phẳng của
bức tranh. Không giống như các nhà văn khác,


6

khơng gian trong thơ Đồn Văn Cừ khơng mở
rộng theo chiều sâu, thơ ơng có trên một mặt
phẳng.
2.2.4 Đường nét
"Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thơng"
có định nghĩa về đường nét như sau: "Đường
nét hiện lên ở trong tranh rõ ràng, đứt đoạn
hoặc liên tục, dùng để phác hình, viền hình,
xác định hình. (…) Đường nét có khi rõ, khi
mờ. Đường nét tạo thêm sự uyển chuyển, nhịp
nhàng, khỏe mạnh cho bức tranh."2 (Ngân,
2002)
Trên thực tế, đường nét là giới hạn của
một vật đối với xung quanh nó. Trong hội họa,

đường nét thể hiện bằng ngòi bút, mảng màu
sáng tối đậm nhạt. Cịn trong thơ văn, đường
nét góp phần tạo dựng hình tượng. Hình tượng
đó có thể linh động, biến tấu theo cảm nhận
của người đọc. Thơ là hội họa từ ngôn từ, họa
là nghệ thuật từ màu sắc, đường nét, chúng
ln có những điểm tương đồng và khác nhau.
"Anh tơi búi tóc dắt trên đầu
Áo ngắn răm mình nhuộm củi nâu
Một áo thâm trùng buông quá gốc
Một đôi guốc gộc để đi đâu"
(Thivien.net, 2022)
(Anh tơi – Đồn Văn Cừ)
Ta có thể cảm nhận được các đường nét
trong những hình ảnh về người anh trai.
Người thanh niên cường tráng khỏe mạnh,
tháo vát việc đồng áng. Những ngôn từ, câu ca
vẽ nên đường nét, tạo nên hình tượng đọng lại
trong tâm hồn người đọc, chạm vào từng dấu
ký ức trong trái tim người.
Hay là đường nét ở những bức tranh
thiên nhiên.
2

Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông, NXB Giáo dục, 2002

"Làng tơi: mươi chục nóc nhà tranh
Một ngọn chùa cao, một nóc đình
Một rặng tre già vươn chót vót
Một dịng sơng trắng chảy vịng quanh"

(Thivien.net, 2022)
(Làng – Đồn Văn Cừ)
Bức tranh thiên nhiên về cảnh làng quê
đồng ruộng hiện ra. Các từ họa nên đường nét
cho ta cái nhìn cụ thể như: "cao, chót vót,
chảy vịng quanh". Đường nét họa nên không
mơ hồ mà rõ ràng từng vật thể. Qua ấy cho ta
ấn tượng về một làng quê thanh bình cùng với
tâm hồn nghệ sĩ của nhà thơ.
Như chúng ta đã biết, đường nét trong
thơ không phải là cái hữu hình, vốn khơng thể
cảm nhận bằng thị giác, vì vậy, để cảm thụ
được đường nét trong thơ ca phụ thuộc nhiều
vào cảm nhận của người đó. Trong mỹ thuật,
mỗi đường nét của hội họa lại mang một ý
nghĩa đặc trưng: một bức vẽ có nhiều đường
thẳng, đó là một bức tranh sống động, nhiều
đường cong lại là một bức tranh với sự uyển
chuyển duyên dáng. Trong thơ ca thì khơng
vậy, người ta có thể hình dung được đường nét
của "mộ ngọn chùa cao" hay "một dịng sơng
trắng chảy vịng quanh", nhưng lại khơng biết
được thật sự nó thế nào, tỉ lệ tuyệt đối của nó
ra sao từ đó có cái nhìn tổng quan về tồn
cảnh. Nhưng trong tâm thức mỗi người, đoạn
thơ kia lại là một bức tranh với đường nét
khác nhau, chẳng ai giống ai, từ đó cảm nhận
về đoạn thơ cũng khác nhau, phong phú và đa
dạng. Yếu tố đường nét cùng với các yếu tố
khác cùng nhau làm nổi bật lên cái tài thi họa

của nhà thơ Đồn Văn Cừ.
3. Kết luận
Qua q trình tìm hiểu về "Văn học và
hội họa: yếu tố hội họa trong thơ Đoàn Văn
Cừ" ta thấy được sự sáng tạo, tài năng, hồn


7

thơ thi sĩ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Tổng hợp
lại, các yếu tố hội họa cơ bản trong thơ Đoàn
Văn Cừ được thể hiện phong phú, đa dạng và
liên kết chặt chẽ với nhau, tất cả đều làm nên
sự ấn tượng trong thơ Đoàn Văn Cừ. Tuy
nhiên, chúng ta có thể nhận thấy được yếu tố
màu sắc có phần mạnh hơn và chiếm ưu thế
hơn trong thơ của ông.
Màu sắc trong thơ Đoàn Văn Cừ là yếu
tố tạo nên nét riêng của ông, cũng là yếu tố tạo
nên cái tiếng của thơ ông. Ai nhớ về thơ ông
cũng ấn tượng bởi màu sắc, màu sắc đọng lại,
len lỏi vào trong tâm người đọc. Xin được
phép nhắc lại nhận định của Hồi Thanh để

chúng ta thấy được sự thành cơng của Đoàn
Văn Cừ khi sử dụng màu sắc vẽ tranh ngôn từ
: "Trong các nhà thơ đồng quê không ai có
ngịi bút dồi dào mà rực rỡ như Đồn Văn
Cừ"
Ánh sáng, không gian và đường nét cũng

là những yếu tố làm nên cái hay trong cái họa
của thơ Đoàn Văn Cừ. Mỗi một yếu tố được
thể hiện đều có những ý nghĩa nhất định và để
lại trong lòng người đọc những ấn tượng. Nhờ
những yếu tố ấy giúp ông chuyển những lý
tưởng, tâm tư tình cảm của ơng đến với người
đọc. Tạo cho mỗi bài thơ là một không gian
sống động, riêng biệt và đầy hoài niệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Vũ Ngọc Dung, (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố hội họa trong thơ Victo
Huygô, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2. Đặng Bích Ngân (chủ biên), (2002), Từ điển thuật ngữ mĩ học phổ thông, NXB Giáo
dục
3. Thivien.net (2022), Trang thơ Đoàn Văn Cừ (66 bài thơ) - Thi Viện, URL:
/>7w_TnaCYvCpc157M6GQ



×