Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.61 MB, 238 trang )

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DS & TTDS

Nguyễn Phương Thảo

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

KHÓA 14

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Phương Thảo

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 9380103

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. TS. Nguyễn Hải An

TP. HỒ CHÍ MINH, 2022

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, chính xác. Những kết luận khoa học của Luận án là mới và chưa có
tác giả cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.

Tác giả Luận án

Nguyễn Phương Thảo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................... 5
2.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 6
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
3.1 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ...................................................................... 9
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 16
1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 21
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài .................................................................................... 23
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 23
1.2.2 Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 25
1.2.3 Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 31
1.2.4 Dự kiến kết quả nghiên cứu ................................................................................ 33
1.2.5 Nội dung, kết cấu của luận án ............................................................................. 35
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 36
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ............................................................................................................................. 41
2.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm quyền tác giả .................................................................................................... 41
2.1.1 Khái niệm quyền tác giả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
tác giả ........................................................................................................................... 41

2.1.1.1 Khái niệm quyền tác giả .................................................................................. 41
2.1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ....... 46
2.1.2 Bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác
giả................................................................................................................................. 49
2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền
tác giả .......................................................................................................................... 54
2.2.1 Yếu tố về hành vi xâm phạm quyền tác giả ........................................................ 54
2.2.2 Yếu tố về thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................... 56
2.2.3 Yếu tố về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền tác giả và thiệt
hại gây ra ...................................................................................................................... 59
2.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ......................... 64

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể có liên quan .................... 65
2.3.2 Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại ............................................................. 67
2.3.3 Nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường kịp thời ........................................... 69
2.3.4 Nguyên tắc ngăn chặn, hạn chế thiệt hại............................................................. 70
2.4 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả .. 71
2.5 Kiến nghị ............................................................................................................... 76
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 79
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......................................................................................... 81
3.1 Các yếu tố xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................... 81
3.1.1 Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi tác phẩm đang được bảo hộ quyền tác giả81
3.1.2 Tồn tại yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét......................................... 85
3.1.3 Chủ thể thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền tác giả ....... 93
3.1.4 Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam ............................................................. 97
3.2 Phân loại hành vi xâm phạm quyền tác giả ..................................................... 100

3.2.1 Hành vi xâm phạm trực tiếp và hành vi xâm phạm gián tiếp ........................... 100
3.2.1.1 Hành vi xâm phạm quyền tác giả trực tiếp .................................................... 100
3.2.1.2 Hành vi xâm phạm quyền tác giả gián tiếp .................................................... 101
3.2.2 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân và hành vi xâm phạm quyền tài sản ....... 104
3.2.2.1 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân.............................................................. 104
3.2.2.2 Hành vi xâm phạm quyền tài sản ................................................................... 106
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 107
Kết luận Chương 3 ................................................................................................... 116
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................. 118
4.1 Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả ............................................... 118
4.1.1 Xác định thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả............................... 118
4.1.1.1 Tổn thất về tài sản .......................................................................................... 119
4.1.1.2 Tổn thất về thu nhập, lợi nhuận, cơ hội kinh doanh ...................................... 122
4.1.1.3 Các thiệt hại về vật chất khác ........................................................................ 126
4.1.2 Xác định thiệt hại về tinh thần do xâm phạm quyền tác giả ............................. 129
4.1.2.1 Tổn thất về danh dự, nhân phẩm .................................................................... 130
4.1.2.2 Tổn thất về uy tín, danh tiếng ........................................................................ 131
4.1.2.3 Các tổn thất về tinh thần khác ........................................................................ 132
4.1.3 Chi phí luật sư hợp lý ........................................................................................ 133
4.1.3.1 Quyền yêu cầu bồi thường chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi xâm
phạm quyền tác giả .................................................................................................... 133
4.1.3.2 Tiêu chí xác định tính hợp lý của chi phí luật sư trong tranh chấp về hành vi
xâm phạm quyền tác giả ............................................................................................ 138
4.2 Ấn định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả .................... 142
4.2.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất do xâm phạm quyền tác giả...... 142

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



4.2.1.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất trên cơ sở thiệt hại xác định được
.................................................................................................................................... 143
4.2.1.2 Mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định ............................... 153
4.2.2 Ấn định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do xâm phạm quyền tác giả .... 155
4.2.2.1 Ấn định mức bồi thường thiệt hại dựa trên tổng thiệt hại về tinh thần .......... 155
4.2.2.2 Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần do Toà án ấn định .............................. 158
4.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 162
Kết luận Chương 4 ................................................................................................... 170
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Viết tắt

2
3

BTTH
Hiệp định TRIPS

BLDS


Viết đầy đủ
Bộ luật Dân sự

6

QTG

Bồi thường thiệt hại
Hiệp định về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ ký ngày
15/4/1994 và Nghị định thư sửa
đổi Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ phê chuẩn
theo
Quyết
định
số
109/2017/QĐ-CTN của Chủ
tịch nước ngày 16/01/2017
Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình
Dương cùng các văn kiện liên
quan ký ngày 08/3/2018, được
phê chuẩn theo Nghị quyết của
Quốc hội số 72/2018/QH14
ngày 12/11/2018
Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam – Liên minh Châu Âu

được ký kết ngày 30/6/2019,
được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn ngày 08/6/2020
Quyền tác giả

7

SHTT

Sở hữu trí tuệ

4

Hiệp định CPTPP

5

Hiệp định EVFTA

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế thay đổi theo xu hướng chuyển từ kinh tế lao động thuần túy sang
kinh tế tri thức đã được khẳng định ở nhiều quốc gia phát triển1. Giá trị của các ngành
cơng nghệ cao ngày càng tăng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội2. Tài sản do
lao động trí tuệ tạo ra được chú trọng đầu tư hơn bao giờ hết. Trong số các sáng tạo tinh

thần, không thể không kể đến sản phẩm ở lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, thể
hiện dưới dạng các tác phẩm. Lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học là quyền cơ bản
của công dân được ghi nhận tại Điều 40 Hiến pháp năm 2013. Những sản phẩm do tác
giả tạo ra cần được tôn trọng và bảo vệ một cách tốt nhất trên cơ sở đảm bảo hài hồ lợi
ích cơng cộng. Nhà nước có trách nhiệm quản lý xã hội thông qua việc xây dựng hành
lang pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đóng góp
cơng sức, vật chất vào quá trình tạo ra tri thức mới.
Tại Việt Nam, ý tưởng về bảo hộ quyền SHTT mà trước tiên là QTG đã được
ghi nhận từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10, 12, 13)3. Luật SHTT số
50/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua
ngày 19/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, được sửa đổi, bổ sung theo Luật
số 36/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 19/6/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và
Luật SHTT (Số 42/2019/QH14) ngày 14/6/20194. Đánh giá các mặt lý luận, thực tiễn
và quy định pháp luật, việc bảo hộ QTG không là vấn đề mới. Tuy nhiên tại Việt Nam,
hành vi xâm phạm QTG vẫn đang diễn ra phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng đến những
giá trị mà pháp luật bảo vệ - quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể. Áp dụng các
biện pháp bảo vệ và xử lý hành vi xâm phạm là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để xử
lý hành vi xâm phạm QTG, các biện pháp chế tài được áp dụng bao gồm cả biện pháp
dân sự, hành chính và hình sự. Nếu biện pháp hành chính và biện pháp hình sự đề cao
trách nhiệm của chủ thể vi phạm trước Nhà nước thì biện pháp dân sự đòi hỏi chủ thể
vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác
giả, chủ sở hữu QTG cũng như các chủ thể khác (người được thừa kế QTG, người được
chuyển giao QTG, tổ chức đại diện tập thể QTG…) được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, biện pháp buộc BTTH bảo vệ trực
1

Joseph E. Stiglitz (1999), “Public policy for a knowledge economy”, Seminar of Department for Trade and
Industry and Center for Economic Policy Research, Anh, ngày 27/1/1999, tr. 3
2

Vũ Văn Phúc (2020), “Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Cộng sản,
(truy cập lần cuối ngày 03/4/2021).
3
Nguyễn Văn Luật (2019), “Nhu cầu thành lập Toà SHTT ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15
(391), tr. 3.
4
Sau đây gọi là “Luật SHTT”.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
tiếp quyền của chủ thể QTG bằng việc bù đắp những thiệt hại mà họ phải chịu do hành
vi xâm phạm QTG.
Xuất phát từ bản chất vơ hình của các đối tượng quyền SHTT nói chung và QTG
nói riêng, chế định BTTH trong trường hợp này có những điểm khác biệt so với trách
nhiệm BTTH theo pháp luật dân sự. Mặc dù các vấn đề lý luận về BTTH ngoài hợp
đồng đã được xây dựng và hoàn thiện trong khoảng thời gian dài nhưng việc áp dụng
rập khuôn để điều chỉnh đối với QTG là chưa phù hợp. Bảo hộ QTG các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học không chỉ là bảo hộ các lợi ích nhân thân và tài sản thơng
thường mà cịn liên quan đến sự phát triển nói chung của xã hội. Những đặc trưng của
QTG có thể kể đến như:
Thứ nhất, QTG là đối tượng vơ hình, con người nhận thức được thơng qua sự
biểu hiện dưới dạng vật chất không cố định. Việc bảo hộ QTG trên cơ sở sự sáng tạo,
là sự bảo hộ hình thức nên hoạt động đánh giá và định giá thiệt hại gặp khó khăn.
Thứ hai, nội dung QTG gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Sự độc lập giữa
việc xâm phạm hai nhóm quyền này làm phát sinh trách nhiệm BTTH về tinh thần và
vật chất riêng biệt.
Thứ ba, bảo hộ QTG có sự giới hạn về khơng gian và thời gian. Do đó, khi xem
xét hành vi xâm phạm QTG và phạm vi thiệt hại cần giới hạn trong phạm vi bảo hộ.

Thứ tư, nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ QTG tạo ra những ngoại lệ,
một số hành vi được xem là hợp pháp khi sử dụng QTG đang được bảo hộ của người
khác mà không được sự cho phép của chủ thể QTG.
Các đặc trưng này ảnh hưởng đến trách nhiệm BTTH thể hiện ở các vấn đề:
Thứ nhất, tính chất vơ hình, dễ bị xâm phạm của QTG địi hỏi ngun tắc BTTH
không chỉ chú trọng đến việc bù đắp những tổn thất đã xảy ra mà còn nhằm mục tiêu
phòng ngừa hành vi xâm phạm trong tương lai;
Thứ hai, trong một số trường hợp, hành vi xâm phạm QTG có sự góp sức của
nhiều chủ thể khác nhau, do đó cần ghi nhận chủ thể chịu trách nhiệm BTTH bao gồm
cả chủ thể trực tiếp và gián tiếp thực hiện hành vi xâm phạm;
Thứ ba, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường do xâm phạm QTG dựa trên ba
yếu tố: hành vi xâm phạm QTG, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
xâm phạm và thiệt hại gây ra. Lỗi không là căn cứ bắt buộc phát sinh trách nhiệm. Xác
định hành vi xâm phạm QTG phải chú ý đến phạm vi bảo hộ và các trường hợp ngoại
lệ.
Thứ tư, thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật
chất và tổn thất về tinh thần. Từ bản chất của từng nhóm đối tượng quyền SHTT, các
loại thiệt hại do xâm phạm QTG được xác định có những điểm khác biệt, trong đó nổi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3
bật là việc bảo hộ quyền nhân thân và BTTH về tinh thần. Ngồi ra, chủ thể QTG cịn
có thể u cầu bên có hành vi xâm phạm thanh tốn khoản chi phí luật sư hợp lý.
Hành vi xâm phạm QTG gây ra những hậu quả bất lợi cho chủ thể QTG, làm ảnh
hưởng đến hoạt động khai thác bình thường tác phẩm đó. Chủ thể QTG có thể kể đến
bao gồm tác giả, chủ sở hữu QTG và chủ thể được chuyển quyền sử dụng QTG. Đây là
những chủ thể sở hữu hoặc được hưởng quyền sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc QTG. Theo Hiệp định CPTPP, thuật ngữ “chủ

thể quyền” bao gồm những người được cấp phép, các liên minh và hiệp hội có tư cách
pháp lý và quyền thụ hưởng quyền đó. Thuật ngữ “người được cấp phép” bao gồm
người được chuyển giao độc quyền một hoặc nhiều quyền SHTT trong một tài sản trí
tuệ xác định5. Khoản 6 Điều 4 Luật SHTT quy định chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu
quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT. Quy
định này dường như chưa hợp lý vì đã loại bỏ tác giả, đồng tác giả ra khỏi khái niệm
chủ thể quyền SHTT trong khi những chủ thể này luôn nắm giữ ít nhất là các quyền
nhân thân đối với tác phẩm. Khái niệm chủ thể QTG nên bao gồm: tác giả, đồng tác giả,
chủ sở hữu QTG và bên được chuyển quyền sử dụng theo hợp đồng sử dụng QTG. Đây
là những chủ thể chịu thiệt hại trực tiếp do hành vi xâm phạm QTG về nhân thân hoặc
tài sản. Chế định BTTH được đặt ra với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của chủ
thể QTG. Tuy nhiên việc áp dụng thuần tuý các nguyên tắc chung về BTTH như hiện
nay vẫn chưa thực sự phù hợp vì QTG có những đặc trưng riêng. Để có thể bảo vệ tốt
nhất quyền lợi của chủ thể QTG, cần xây dựng chế định BTTH theo hướng tăng khả
năng tự định đoạt của chủ thể QTG trong tất cả các quy định liên quan. Nói cách khác,
một khi có bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình, họ có quyền được bồi thường
mức hợp lý để bù đắp tổn thất.
Bên cạnh địi hỏi về sự hồn thiện các vấn đề lý luận để bảo đảm quyền lợi của
chủ thể QTG, những bất cập trong thực tiễn xét xử đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc
nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về BTTH do xâm phạm QTG. Hiện nay, các quy định
của Luật SHTT và văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này còn rất hạn chế. Liên quan
đến trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG có hai nội dung lớn cịn tồn tại bất cập dẫn
đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền chưa được bảo vệ tốt: Thứ nhất là vấn
đề xác định hành vi xâm phạm QTG – một trong những căn cứ quan trọng phát sinh
trách nhiệm BTTH; Thứ hai là vấn đề xác định thiệt hại và mức BTTH.
Về hành vi xâm phạm QTG, số lượng hành vi xâm phạm trên thực tế cao hơn
nhiều so với số vụ việc được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Báo
cáo đặc biệt số 301 của Văn phịng Bộ thương mại Hoa Kỳ (USTR) thì Việt Nam năm
thứ 4 liên tiếp vẫn nằm trong danh sách các quốc gia cần theo dõi (Watch List) về SHTT.
5


Phần giải thích tại Điều 18.74.1 Hiệp định CPTPP.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4
Cụ thể, Việt Nam bị cho là không cung cấp biện pháp bảo vệ biên giới một cách thích
đáng và hiệu quả chống lại hàng giả mạo và hàng sao chép lậu, khơng giải quyết thích
đáng thách thức mới xuất hiện và tiếp tục tồn tại liên quan tới xâm phạm QTG bao gồm
cả việc sao chép lậu trên môi trường trực tuyến6. Quy định về hành vi xâm phạm QTG
đã được ghi nhận tại Điều 28 Luật SHTT từ năm 2005 và áp dụng cho đến nay mà
khơng có hướng dẫn cụ thể về nội hàm từng hành vi xâm phạm. Trong một số vụ việc
căn cứ pháp lý để kết luận hành vi xâm phạm là chưa rõ ràng bởi các quy định của pháp
luật SHTT nói chung về vấn đề này còn hạn chế7. Điều này khiến chủ thể QTG gặp khó
khăn trong việc chứng minh yếu tố xâm phạm để bảo vệ quyền lợi của mình.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm hành vi xâm phạm QTG trở nên
đa dạng và phức tạp hơn. Trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019, Luật
SHTT khơng có điều chỉnh nào đáng kể liên quan đến Điều 28 – Hành vi xâm phạm
QTG. Những vấn đề pháp lý đặt ra như: Mở rộng đối tượng bảo hộ QTG, bổ sung hành
vi xâm phạm QTG (vừa để phù hợp những loại hình tác phẩm mới, vừa để hồn thiện
cơ sở pháp lý cũ), xác định trách nhiệm của một số chủ thể đóng vai trị gián tiếp trong
việc thực hiện hành vi xâm phạm QTG mà pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể.
Quy định về trách nhiệm BTTH do xâm phạm quyền QTG trong Luật SHTT chỉ
thể hiện qua hai điều luật là Điều 204 và Điều 205 mang tính chất nguyên tắc. Các quy
định hướng dẫn trong Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (sửa đổi, bổ sung
theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP) về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về
SHTT8, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DLBKH&CN-BTP hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật trong giải quyết tranh chấp về quyền
SHTT tại Tòa án nhân dân9 chỉ khái quát mà chưa nêu cách giải quyết cụ thể, nhất là
cách thức xác định thiệt hại và mức bồi thường. Về loại thiệt hại được bồi thường, quy

định của Luật SHTT giới hạn loại thiệt hại và chủ thể được bồi thường. Trong khi đó
quy định chung của pháp luật dân sự lại không đặt ra giới hạn này mà chủ yếu dựa trên
cơ sở chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH. Điểm b khoản 1 Điều 204
Luật SHTT quy định thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm,
uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học mà không bao gồm chủ sở hữu QTG. Trên thực tế, nhiều
6

Office of the United State Trade Representative (2019), 2019 Special 301 Report, tr. 69
Một số vụ việc liên quan đến xác định hành vi xâm phạm chưa thực sự rõ ràng, mâu thuẫn giữa các cấp xét xử
về cách thức xác định hành vi xâm phạm: Bản án số 68/2006/DSST ngày 25, 26/12/2006 của Toà án nhân dân
Thành phố Hà Nội và bản án số 127/2007/DSPT ngày 14/6/2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại
Hà Nội về việc xâm phạm QTG và BTTH do danh dự, uy tín bị xâm phạm; Bản án số 213/2014/DSST ngày
14/8/2014 của Toà án nhân dân quận Tân Bình và Bản án số 834/2015/DSPT ngày 14/7/2015 của Tồ án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp yêu cầu bồi thường do xâm phạm QTG đều đề cập đến hành vi xâm
phạm liên quan đến một tác phẩm cụ thể nhưng hướng giải quyết trong mỗi phán quyết lại trái ngược nhau.
8
Sau đây gọi là “Nghị định số 105/2006”.
9
Sau đây gọi là “Thông tư liên tịch số 02/2008”.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
vụ việc Tồ án có thẩm quyền đã theo hướng chấp nhận bồi thường tổn thất về tinh thần
cho chủ thể là pháp nhân, với vai trò chủ sở hữu quyền SHTT10. Việc giới hạn phạm vi
chủ thể được phép bồi thường như quy định hiện hành là chưa phù hợp, không bảo vệ
đúng mức quyền lợi của chủ thể QTG. Vấn đề xác định mức BTTH cũng là một bất cập

trong thực tiễn xét xử khi giá trị của QTG không chỉ là một tài sản mà sự ra đời, tồn tại
và phát triển của tác phẩm chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, việc xem xét để
đưa ra mức bồi thường hợp lý là rất quan trọng. Cơ quan xét xử trên thực tế lại có khá
ít cơ sở pháp lý để xác định mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thể.
Xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn cùng những điểm bất cập của
pháp luật hiện hành, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG
theo pháp luật Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Luật học, trong đó lấy quyền lợi của chủ
thể QTG làm trọng tâm, hướng đến hoàn thiện chế định BTTH do xâm phạm QTG theo
hướng bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chủ thể QTG.
2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là hoàn thiện chế định BTTH do xâm phạm
QTG nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể QTG. Bảo vệ tốt quyền
lợi của chủ thể QTG là động lực khiến các tổ chức, cá nhân tiếp tục đầu tư công sức, trí
tuệ, cơ sở vật chất, tài chính vào hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Từ đó, khuyến khích
sự phát triển của xã hội.
Việc hoàn thiện cơ chế BTTH do xâm phạm QTG được thể hiện trên các khía
cạnh:
- Bổ sung nguyên tắc BTTH, chủ thể chịu trách nhiệm BTTH nhằm nâng cao
khả năng được bồi thường và mức BTTH.
- Đánh giá thực trạng xác định hành vi xâm phạm QTG và đề xuất hướng hoàn
thiện quy định của Luật SHTT về hành vi xâm phạm QTG và giới hạn của
các trường hợp ngoại lệ. Việc xác định đúng tính chất, phạm vi hành vi xâm
phạm QTG là căn cứ quan trọng để xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm
BTTH và mức BTTH, giúp quyền lợi của chủ thể QTG được đảm bảo.
- Xác định loại thiệt hại được bồi thường để mở rộng khả năng được BTTH
của chủ thể QTG trong một số trường hợp mà pháp luật hiện hành đang giới
hạn.

- Nâng cao khả năng tự định đoạt của chủ thể QTG trong việc xác định mức
BTTH.

10

Bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; Bản án
số 03/2008/KDTM-ST ngày 11/06/2008 của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
2.2
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể:
Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm BTTH, đặc trưng
của QTG trong sự so sánh với các đối tượng khác của quyền SHTT và với các loại tài
sản hữu hình. Nêu lên bản chất của trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực QTG. Từ đó, xác
định (1) các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG; (2) mối tương
quan trong áp dụng quy định chung của pháp luật dân sự và pháp luật SHTT để điều
chỉnh các vấn đề về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG. Mặc dù QTG mang những
đặc trưng riêng nên cần có những quy định phù hợp để điều chỉnh các quan hệ tương
ứng nhưng các quy định này cũng cần phải bảo đảm tính thống nhất với các quy định
pháp luật khác có liên quan, nhất là các quy định của pháp luật dân sự, hơn nhân gia
đình, doanh nghiệp...
Thứ hai, phân tích, đánh giá, kết luận về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp
luật về BTTH do xâm phạm QTG thông qua khai thác một số bản án và các tình huống
thực tiễn nhằm chỉ ra ưu điểm và bất cập trong quy định pháp luật hiện hành. Qua đó,
xác định những hạn chế khiến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể QTG chưa được
bảo vệ tốt. Tìm kiếm giải pháp cho những hạn chế này thông qua cơ sở lý luận và hướng

xử lý từ thực tiễn xét xử.
Thứ ba, đánh giá xu hướng phát triển của các biện pháp chế tài dân sự để xử lý
hành vi xâm phạm QTG thông qua nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia
trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… và các điều
ước quốc tế có liên quan để đối chiếu, so sánh với quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành. Tìm hiểu các phương thức xây dựng và thực hiện pháp luật để nâng cao hiệu quả
biện pháp BTTH do xâm phạm QTG, thúc đẩy chủ thể quyền sử dụng các biện pháp
dân sự để khôi phục, bù đắp quyền lợi bị mất. Những kiến nghị áp dụng căn cứ vào điều
kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Từ đó, tìm kiếm
giải pháp cho những hạn chế còn tồn tại để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chủ thể QTG.
Thứ tư, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật BTTH do xâm phạm
QTG hướng đến bảo vệ trước hết lợi ích của chủ thể QTG, tập trung vào hai vấn đề
chính: Xác định hành vi xâm phạm QTG chịu trách nhiệm BTTH và xác định thiệt hại,
mức BTTH do xâm phạm QTG.
3.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề pháp
lý trong trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ
quyền của chủ thể QTG, nhất là những vấn đề còn tồn tại bất cập mà quyền của các chủ
thể này chưa được bảo vệ tốt. Chế định BTTH tồn tại lâu đời trong pháp luật dân sự,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
bao gồm nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác
giả không tiếp cận theo hướng trình bày tồn bộ các vấn đề về trách nhiệm BTTH trong
pháp luật dân sự mà đi vào những đặc trưng của đối tượng QTG để làm nổi bật trách

nhiệm BTTH. Từ đó, xác định và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề pháp lý đặc thù
nhằm thực hiện chủ thuyết của Luận án là bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể QTG. Bên cạnh khái quát các vấn đề về bản chất trách nhiệm BTTH do xâm
phạm QTG, Luận án tập trung phân tích: (i) Xác định hành vi xâm phạm QTG; (ii) Xác
định thiệt hại và mức bồi thường do xâm phạm QTG. Hành vi xâm phạm QTG và thiệt
hại là hai vấn đề cơ bản của trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG được phân tích từ
góc độ tính chất đặc thù của QTG, bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.
Những vấn đề chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự được
kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu khác trong tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và
ở nước ngồi.
Về khơng gian, Luận án tập trung phân tích quy định của pháp luật SHTT Việt
Nam về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG. Thực tiễn xét xử được nghiên cứu,
thơng qua các phán quyết của Tồ án liên quan đến các tranh chấp về hành vi xâm phạm
QTG. Bên cạnh đó, Luận án tìm hiểu quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới
về vấn đề này như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... Cơ sở để lựa
chọn các quốc gia này dựa trên lịch sử phát triển ngành luật SHTT nói chung và QTG
nói riêng, sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp và những điểm tương đồng, khác biệt về
điều kiện kinh tế - xã hội – văn hoá so với Việt Nam.
Về thời gian, khi đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
BTTH do xâm phạm QTG, đề tài lấy mốc từ năm 2005 – Luật SHTT hiện hành ra đời.
Trong một số trường hợp, để so sánh, đối chiếu, Luận án có nghiên cứu quy định của
một số văn bản trước đây để chỉ ra ưu điểm và hạn chế của Luật SHTT hiện hành.
3.2
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý thuyết và thực tiễn về trách nhiệm BTTH
do xâm phạm QTG, gồm:
Thứ nhất, cơ sở lý luận, các quan điểm, nghiên cứu, học thuyết về trách nhiệm
BTTH do xâm phạm QTG;
Thứ hai, hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do
xâm phạm QTG, bao gồm quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn về căn

cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm QTG gây
ra và xác định mức BTTH cụ thể. Trong quá trình thực hiện Luận án, dự án ban hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT cũng đang được thực hiện. Do vậy
nội dung Luận án có phân tích những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8
của Luật SHTT năm 2022 (mặc dù chưa có hiệu lực pháp lý) về một số vấn đề pháp lý
liên quan;
Thứ ba, thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG;
Thứ tư, pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm BTTH
do xâm phạm QTG với vai trò là đối tượng so sánh, đánh giá với quy định pháp luật
Việt Nam nhằm rút ra kinh nghiệm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1
Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Quyền SHTT rất được chú trọng bảo hộ ở các quốc gia phát triển, thể hiện qua
hệ thống quy phạm pháp luật cũng như án lệ phong phú và chuyên biệt cho từng đối
tượng quyền SHTT. Đi cùng với lịch sử lập pháp lâu đời là hệ thống các cơng trình
nghiên cứu mang tính chất chun sâu và đa dạng. Có thể phân loại các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án thành từng nhóm dựa trên mục đích nghiên

cứu, cách tiếp cận và giá trị ứng dụng:
Cách phân loại thứ nhất gồm các cơng trình nghiên cứu lý luận và các cơng trình
nghiên cứu thực tiễn. Mặc dù vậy, trong mỗi sản phẩm nghiên cứu đều có sự kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn để minh hoạ, phân tích, bình luận. Các cơng trình nghiên cứu
lý luận tập trung làm rõ các học thuyết về nguyên tắc bảo hộ QTG, sự hình thành trách
nhiệm BTTH khi có hành vi xâm phạm QTG, học thuyết về sự bù đắp tổn thất, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, học thuyết sử dụng hợp lý
dưới góc độ là một ngoại lệ của quyền độc quyền trong bảo hộ QTG… Những cơng
trình này đóng góp cơ sở lý luận củng cố mục tiêu bảo vệ quyền của chủ thể QTG khi
có hành vi xâm phạm QTG xảy ra. Các vấn đề pháp lý trong trách nhiệm BTTH do xâm
phạm QTG phải đứng trên nền tảng cơ sở lý luận về bảo vệ quyền con người, trong đó
có quyền tự do sáng tác và quyền sở hữu.
Một số nghiên cứu về các lý thuyết kinh tế trong định giá, xác định tổn thất tài
sản nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng cũng rất có giá trị trong xác định mức BTTH.
Mức BTTH được xác định chính xác hoặc tiệm cận với thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm
phạm khiến quyền lợi của chủ thể QTG được đảm bảo. Ngay cả trong những trường
hợp việc xác định chính xác mức bồi thường trở nên khó khăn, các nghiên cứu này cũng
cho phép đưa ra những giải pháp thay thế trên cơ sở sự lựa chọn của chủ thể quyền. Các
cơng trình nghiên cứu từ thực tiễn lấy cơ sở và vật liệu nghiên cứu từ các tranh chấp về
QTG, nhất là các vụ việc đã được giải quyết tại Toà án. Loại nghiên cứu này đặc biệt
phổ biến ở các quốc gia theo hệ thống thông luật, lấy án lệ làm nguồn luật. Một số án
lệ tiêu biểu ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã nêu ra những bài học kinh nghiệm
đối với q trình hồn thiện pháp luật về BTTH do xâm phạm QTG Việt Nam.
Cách phân loại thứ hai dựa trên đối tượng nghiên cứu liên quan đến phạm vi đề
tài, gồm các cơng trình nghiên cứu về QTG và các cơng trình nghiên cứu về trách nhiệm
BTTH. Một trong những mục tiêu quan trọng của Luận án là làm rõ đặc trưng của QTG
quyết định đến đặc trưng của trách nhiệm BTTH trong sự so sánh với các đối tượng
quyền SHTT khác và các tài sản hữu hình. Do vậy, những nghiên cứu chuyên sâu ở

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



10
nhóm cơng trình thứ nhất về đặc trưng của QTG rất hữu ích trong việc xây dựng tiền đề
trách nhiệm BTTH thể hiện qua căn cứ phát sinh quyền, loại thiệt hại được bồi thường
và mức bồi thường. Nhóm cơng trình nghiên cứu thứ hai tập trung vào trách nhiệm
BTTH do xâm phạm quyền SHTT. BTTH do xâm phạm QTG khơng nằm ngồi những
ngun lý chung về trách nhiệm bồi thường với tư cách là một biện pháp chế tài dân sự,
do đó các sách chun khảo, bài tạp chí về trách nhiệm BTTH nói chung cung cấp góc
nhìn tồn cảnh và những vấn đề phải làm rõ khi xây dựng cơ chế BTTH. Tuỳ thuộc vào
quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia mà chế tài BTTH được áp dụng chung cho quyền
SHTT hay áp dụng riêng biệt từng đối tượng (QTG, sáng chế, nhãn hiệu…). Từ những
nghiên cứu này, có thể đánh giá liệu rằng quy định về trách nhiệm BTTH do xâm phạm
QTG một cách riêng biệt hay áp dụng chung cho tất cả các đối tượng quyền SHTT sẽ
mang lại ưu thế hơn cho chủ thể QTG.
Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, khơng có văn bản luật cụ thể mang tên “Luật SHTT” mà
Bộ luật Quốc gia có ba văn bản luật liên quan điều chỉnh11: Luật số 17: Bản quyền (The
U.S Code Title 17 — Copyrights) điều chỉnh độc lập các vấn đề liên quan đến QTG;
Luật số 35: Sáng chế (The U.S Code Title 35 — Patents) điều chỉnh đối tượng sáng chế;
Luật số 15: Thương mại và Mậu dịch (The U.S Code Title 15 — Commerce and Trade)
có nội dung bàn đến các đối tượng liên quan đến hoạt động thương mại như nhãn hiệu.
Do đó các cơng trình nghiên cứu về BTTH thường tập trung riêng rẽ vào từng nhóm
đối tượng, trong đó có BTTH do xâm phạm QTG. Tại Nhật Bản, Luật về QTG (được
sửa đổi, bổ sung đến năm 2018)12 xây dựng độc lập với một số quy định chuyên biệt về
BTTH nhằm hướng dẫn áp dụng quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng từ Điều 709
đến Điều 724 BLDS Nhật Bản khi giải quyết các tranh chấp về QTG. Các cơng trình
nghiên cứu riêng biệt về hành vi xâm phạm QTG và cơ chế BTTH khá đa dạng và
chuyên sâu. Khi nghiên cứu về trách nhiệm BTTH xuất phát từ bản chất QTG, quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ thể QTG được bảo vệ tốt hơn như xác định chính xác hơn
về thiệt hại nhất là những thiệt hại mang tính dự báo, căn cứ phù hợp để xác định mức

BTTH tương ứng.
Ngược lại, tại các quốc gia mà Luật SHTT được áp dụng chung, khơng có sự
phân biệt từng đối tượng hoặc có nhưng riêng phần trách nhiệm BTTH theo ngun tắc
chung, các cơng trình nghiên cứu chuyên biệt về BTTH do xâm phạm QTG ít hơn.
Chẳng hạn, tại Trung Quốc, quyền SHTT được bảo hộ kể từ những năm 1980. Mặc dù
có Luật QTG riêng biệt nhưng những quy định của Luật này còn tương đối hạn chế với
hơn 50 điều luật, điều chỉnh những vấn đề đặc thù về QTG. Văn bản này dẫn chiếu đến
11

E. Allan Farnsworth (2010), An Introduction to the Legal System of the United States, Fourth Edition, Oxford
University Press, tr. 25.
12
Copyright Law of Japan
(truy cập lần cuối ngày 10/3/2021).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11
luật chung, những chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm QTG phải chịu trách nhiệm dân
sự theo những quy định có liên quan trong Bộ nguyên tắc chung của Luật Dân sự. Ngồi
ra các vấn đề về BTTH cịn có liên quan đến Luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật tố tụng dân sự. Do đó các nghiên cứu tại quốc
gia này thường tập trung vào trách nhiệm BTTH trong lĩnh vực SHTT nói chung. Các
nghiên cứu về BTTH do xâm phạm QTG vẫn có nhưng hạn chế hơn.
Sự phân loại trên đây nhằm mục tiêu đánh giá xu hướng nghiên cứu trên thế giới
về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG, chọn lọc tài liệu phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu của Luận án. Hệ thống tài liệu giúp chỉ ra những vấn đề pháp lý chưa được nghiên
cứu một cách kỹ lưỡng hoặc những vấn đề mới phát sinh do sự thay đổi của điều kiện
kinh tế - xã hội.

Một số cơng trình nghiên cứu dưới góc độ chung về trách nhiệm BTTH do xâm
phạm QTG có thể kể đến như:
Sách chuyên khảo Copyright Law xuất bản năm 2016 (phiên bản thứ 10) viết
bởi nhóm tác giả Craig Joyce, Tyler Ochoa, Michael Carroll, Marshall Leaffer và Peter
Jaszi, xuất bản bởi Carolina Academic Press là cơng trình nghiên cứu tổng hợp về QTG
từ góc độ lý luận, đánh giá các quy định pháp luật thông qua các vụ việc thực tiễn. Tác
phẩm trình bày tầm quan trọng của QTG và việc bảo hộ đối tượng này, mối liên hệ với
các đạo luật khác như luật về sáng chế, nhãn hiệu, cạnh tranh khơng lành mạnh và bí
mật kinh doanh. Những học thuyết như quyền được công khai, học thuyết về bản chất
QTG theo hệ thống thông luật, học thuyết sử dụng hợp lý… được nghiên cứu để làm rõ
bản chất của QTG và nguyên nhân xây dựng cơ chế BTTH như hiện nay trong pháp
luật Hoa Kỳ. Đây chính là những học thuyết nền tảng để khẳng định việc bảo hộ QTG
là cần thiết cũng như những chế tài để xử lý hành vi xâm phạm nói chung phải thực
hiện mục tiêu bảo vệ quyền của chủ thể sáng tạo và sở hữu tác phẩm.
Hành vi xâm phạm QTG và hệ thống các biện pháp xử lý trong đó có biện pháp
BTTH được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, minh hoạ bằng từng vụ việc cụ thể. Đi
sâu vào biện pháp buộc BTTH do xâm phạm QTG, tác phẩm phân tích một số tranh
chấp được giải quyết tại Tồ án liên bang và Toà án các bang về các vấn đề pháp lý như
xác định thiệt hại, phí luật sư, hành vi xâm phạm QTG... Mặc dù đối tượng nghiên cứu
của tác phẩm là pháp luật QTG Hoa Kỳ nhưng những tri thức này là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho nội dung Luận án, đặc biệt là nguyên tắc BTTH trừng phạt được áp
dụng hiệu quả tại quốc gia này. Đây là nguyên tắc bồi thường hữu hiệu khi thực hiện
tốt hai mục tiêu: Thứ nhất, giúp chủ thể QTG được bồi thường một khoản tiền xứng
đáng (có thể nhiều hơn số thiệt hại thực tế); Thứ hai, phòng ngừa, răn đe hành vi xâm
phạm trong tương lai. Một số vấn đề pháp lý khác có thể tham khảo từ quyển sách này
đó là sự phân tích về cách thức xác định hành vi xâm phạm, trách nhiệm chịu chi phí tố

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



12
tụng và chi phí luật sư của bên thua kiện. Sự khác biệt về nguồn gốc pháp luật và nguyên
tắc BTTH giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu các quy
định tiến bộ trong lĩnh vực QTG. Hơn nữa, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên
của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật nên pháp luật về QTG
tuân theo các quy định chung của Công ước này.
Sách chuyên khảo Intellectual Property – Valuation, Exploitation and
Infringement Damages của hai tác giả Russell L. Parr và Gordon V. Smith xuất bản
năm 2010 đưa ra những nội dung tổng quát về quyền SHTT đặc biệt là liên quan đến
hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó có vấn đề xác định thiệt hại và BTTH trong
lĩnh vực SHTT theo pháp luật Hoa Kỳ. Sách đề cập đến phương pháp xác định thiệt hại
một cách cụ thể, trong đó nêu ra cách tính thiệt hại – là một vấn đề đang gặp nhiều khó
khăn trong áp dụng pháp luật SHTT tại Tịa án hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều nội dung
lý luận về nguyên tắc bồi thường và xác định thiệt hại được phân tích thơng qua một số
tranh chấp nổi tiếng trong lĩnh vực này. Cơng trình phân tích, đánh giá quyền SHTT
dưới góc nhìn kinh tế, đặt trong sự tác động của các yếu tố thị trường và trình bày sự
tác động của những yếu tố đó đến tính tốn thiệt hại xảy ra. So sánh với nhiều cơng
trình nghiên cứu khác về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG, các vấn đề về kinh tế
rất ít được đề cập mà chủ yếu phân tích dưới góc độ quy định pháp luật. Đây là một
điểm sáng của tác phẩm được tham khảo trong nội dung Luận án trên cơ sở bối cảnh
của nền kinh tế và pháp luật SHTT Việt Nam. Một số học thuyết kinh tế và phương
pháp định giá được nghiên cứu lồng ghép để làm rõ các vấn đề về: Xác định tổn thất về
tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, thiệt hại dưới dạng giá chuyển giao QTG…
Sách chuyên khảo của nhóm tác giả Lionel Bently, Uma Suthersanen và Paul
Torresmans mang tựa đề Global Copyright: Three hundred years since the Statute of
Anne, from 1709 to Cyberspace năm 2010 trình bày về những đổi mới trong bảo hộ
QTG ngày nay so với pháp luật về QTG từ đạo luật Anne (Vương quốc Anh) thể hiện
xu hướng bảo hộ QTG trong pháp luật hiện đại. Những thay đổi đặc trưng được phân
tích liên quan đến phương thức truyền tải tác phẩm và hành vi xâm phạm QTG thông
qua công nghệ số. Một số hành vi xâm phạm QTG mới xuất hiện trong thời gian gần

đây mà pháp luật chưa điều chỉnh kịp thời. Ghi nhận khung pháp lý – thậm chí là bằng
những quy định riêng về hành vi xâm phạm QTG trên môi trường kỹ thuật số là điều
cần thiết, giúp bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG một cách tồn diện. Tác phẩm
này vừa cung cấp cái nhìn toàn cảnh về bảo hộ QTG từ trước đến nay, vừa làm rõ các
lý luận nền tảng của việc hình thành và phát triển pháp luật về QTG. Kết quả nghiên
cứu của cơng trình này được tham khảo trong phần lý luận của Luận án, làm rõ bản chất
của việc bảo hộ QTG và trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG. Trọng tâm mà pháp
luật QTG từ xưa đến nay hướng tới là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13
sở hữu QTG. Lý luận này được phân tích và minh chứng trong tác phẩm, chi phối các
quy định cụ thể liên quan đến QTG trong đó có trách nhiệm BTTH.
Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office) cũng có một bộ sách liên
quan đến quyền SHTT mang tên Handbook for business persons, nghiên cứu khá chi
tiết về từng đối tượng như QTG, sáng chế, nhãn hiệu…, khai thác khía cạnh kinh tế của
các đối tượng này trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại. Bộ sách được viết phục
vụ đến nhóm người đọc là chủ thể nắm giữ quyền SHTT, bao gồm hướng dẫn liên quan
đến việc khai thác, thương mại hoá và cách thức bảo vệ quyền lợi của mình. Phần The
Enforcement of the Intellectual Property Rights của tác giả Christopher Heath đề cập
nhiều nội dung về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, trong đó biện pháp
BTTH như là một trong những giải pháp cuối cùng trong chuỗi phòng ngừa và chống
hành vi xâm phạm quyền SHTT. Cơng trình nghiên cứu khá nhiều quy định pháp luật
SHTT thế giới như Hiệp định TRIPS, pháp luật Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và
các quốc gia khác về phương pháp xác định thiệt hại, loại thiệt hại làm căn cứ để bồi
thường… Tuy vậy, bộ cẩm nang này chỉ nghiên cứu chung về vấn đề bảo hộ quyền
SHTT chứ khơng mang tính chất chuyên biệt liên quan đến lĩnh vực BTTH do xâm
phạm QTG. Điểm nổi bật trong tác phẩm là sự so sánh tổng quan về nguyên tắc BTTH

giữa nhiều quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Từ đó, tác giả Luận án
nhận thấy rằng việc tham khảo pháp luật các quốc gia được xem là khác biệt về hệ thống
với Việt Nam là hoàn toàn hợp lý và hiệu quả, nếu sự tham khảo đó đặt trong mục tiêu
bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ thể QTG. Các vấn đề về BTTH do xâm phạm QTG
từ trước đến nay tại Việt Nam đều dựa trên nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự, tạo nên những ràng buộc về nguyên tắc truyền
thống. Sự so sánh pháp luật của các quốc gia trong sách chuyên khảo này thể hiện sự
giao thoa trong các hệ thống pháp luật, làm cơ sở cho một số kiến nghị của Luận án về
trường hợp tăng mức BTTH lớn hơn thiệt hại thực tế.
Bài viết của tác giả Naigen Zhang (1997) với chủ đề “Intellectual Property Law
Enforcement in China: Trade issues, Policies and Practices” trên tạp chí Fordham
Intellectual Property, Media and Entertainment Law Journal, Volume 8, Issue 1 phân
tích khá chi tiết về quyền SHTT tại Trung Quốc dưới góc độ thương mại và thực thi
quyền. Vấn đề BTTH là một khía cạnh được đề cập liên quan đến hoạt động thực thi
quyền SHTT. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam và có nhiều điểm tương
đồng về văn hoá, lịch sử, xã hội. Việc nghiên cứu so sánh pháp luật quốc gia này góp
phần làm rõ những bất cập cịn tồn tại trong pháp luật SHTT Việt Nam hiện hành. Trong
phạm vi bài viết học thuật, cơng trình của tác giả Naigen Zhang nêu lên một số khó
khăn trong thực thi bảo vệ QTG tại Trung Quốc bởi những đặc trưng của đối tượng này
so với các đối tượng quyền SHTT khác như sáng chế hay nhãn hiệu. Đóng góp của tác

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
phẩm này là sự nhận diện điểm bất cập cũng như đề xuất một số giải pháp mang tính
định hướng để nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG nói riêng và quyền SHTT nói chung.
Pháp luật Trung Quốc và Việt Nam có một điểm chung là tồn tại quy định chung của
pháp luật dân sự và quy định chuyên biệt của Luật SHTT. Việc giải quyết mối quan hệ
này trong áp dụng biện pháp BTTH do xâm phạm QTG cũng là một vấn đề cần phân

tích, nghiên cứu. Mặc dù khơng phải là nội dung chính của bài viết nhưng tác phẩm
cũng đề cập về các quy định hiện hành tại Trung Quốc, lịch sử phát triển tương đối mới
của QTG và sự chi phối của Bộ nguyên tắc chung về pháp luật dân sự trong trách nhiệm
BTTH. Ngoài ra, hệ thống cơ quan chuyên môn cao trong lĩnh vực SHTT của quốc gia
này cũng góp phần định hướng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Toà án Việt Nam,
bởi các vấn đề về BTTH như xác định thiệt hại và tính mức bồi thường trong lĩnh vực
QTG địi hỏi không chỉ sự am hiểu về pháp luật mà còn về các vấn đề kinh tế, kỹ thuật.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu phân tích chun sâu về một trong
những khía cạnh của trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG gồm sách, bài viết trên các
tạp chí chun ngành điển hình như:
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Takashi B. Yamamoto là bài viết Legal
liability for indirect infringement of copyright in Japan trong sách chuyên khảo
Comparative law yearbook of international business Vol.35 năm 2013 đề cập đến trách
nhiệm BTTH gây ra bởi hành vi xâm phạm QTG gián tiếp theo pháp luật Nhật Bản.
Trong đó, bài viết đề cập đến mối liên hệ giữa Luật Bản quyền và pháp luật dân sự khi
giải quyết về BTTH do xâm phạm QTG. Tương tự như pháp luật SHTT Việt Nam, trách
nhiệm BTTH do xâm phạm QTG vẫn áp dụng những nguyên tắc chung của trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, Nhật Bản có Luật Bản quyền riêng biệt và cũng có
các quy định riêng để điều chỉnh chế tài BTTH đặc thù do hành vi xâm phạm QTG. Bài
viết cũng phân tích một số tranh chấp nổi tiếng của Nhật Bản có liên quan như Winny
case – tranh chấp về phát triển phần mềm máy tính mang tên Winny, Club Cat’s Eye
case – QTG các bài hát trong máy hát karaoke... Trách nhiệm của bên xâm phạm QTG
gián tiếp được đề cập trong tác phẩm cũng đặt ra vấn đề về sự phân định trách nhiệm
BTTH. Nội dung này được tham khảo trong Luận án để làm rõ một số trường hợp tương
tự tại Việt Nam, đặc biệt là vai trò của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, dịch vụ trên
môi trường internet. Đây là một trong những điểm mới cần thiết ghi nhận vào Luật
SHTT để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của chủ thể quyền QTG, thể hiện ở việc quy
trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm dành cho những chủ thể đóng vai trị trung gian
và hưởng lợi từ hành vi xâm phạm. Những chủ thể này cũng phải chịu trách nhiệm
BTTH, từ đó làm tăng khả năng được bồi thường cho bên bị xâm phạm.

Bài viết của tác giả Alois Valerian Gross (2019), “Damages for Copyright
Infringement”, American Jurisprudence Proof of Facts 2d, 50 và bài viết của tác giả

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
Andrew W. Coleman (1993), “Copyright damages and the value of the infringing use:
Restitutionary recovery in copyright infringement actions”, AIPLA Quarterly Journal
đánh giá về thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm QTG. Trọng tâm của chế định BTTH
nói chung là vấn đề xác định thiệt hại. Tính chất vơ hình của QTG làm việc đánh giá
thiệt hại do xâm phạm đối tượng này trở nên khó khăn. Những lợi ích mà bên vi phạm
đạt được – hay giá trị của việc sử dụng dưới hành vi xâm phạm – được phân tích dưới
dạng thiệt hại cần phải bồi thường cho chủ thể quyền. Trách nhiệm BTTH khơng chỉ
mang tính chất bù đắp lại các thiệt hại đã xảy ra mà theo hướng khắc phục bằng việc
đưa QTG bị xâm phạm trở lại gần nhất với hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, nội dung các
bài viết chủ yếu đề cập đến các thiệt hại về tài sản, ít chú trọng đến thiệt hại về tinh
thần. Các quan điểm được phân tích trong tác phẩm làm cơ sở tham khảo cho phần xác
định thiệt hại và mức BTTH vật chất do hành vi xâm phạm QTG.
Bài viết về vấn đề xác định thiệt hại theo luật định do hành vi xâm phạm QTG
của tác giả Colin Morrissey (2010), “Behind the music: Determining the relevant
constitutional standard for statutory damages in copyright infringement lawsuits” trên
tạp chí Fordham Law Review, 78 Fordham L. Rev. 3059 trình bày những đặc trưng của
thiệt hại theo luật định – trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG khá đặc thù của pháp
luật Hoa Kỳ. Quyền lợi của nguyên đơn – chủ thể QTG được tôn trọng và bảo vệ tối đa
khi pháp luật cho phép họ được lựa chọn áp dụng một trong hai phương thức xác định
thiệt hại gồm thiệt hại thực tế và thiệt hại theo luật định. Khơng ai khác ngồi chủ thể
quyền hiểu rõ về những tổn thất của mình và định đoạt cách thức được cho là tốt nhất.
Đây là điểm nổi bật được tham khảo trong nội dung Luận án, bởi pháp luật Việt Nam
hiện hành còn giới hạn về vấn đề này, đặc biệt là quyền tự định đoạt của chủ thể.

Các cơng trình nghiên cứu trên đây mặc dù chưa thể bao quát tình hình nghiên
cứu về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG trên thế giới nhưng đã giới thiệu một
cách sơ lược về vấn đề này. Nhìn chung, hầu như các tác phẩm được liệt kê đều đứng
dưới góc độ nâng cao hiệu quả bảo hộ QTG, thơng qua đó bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu QTG. Chỉ có như vậy, những chủ thể này mới có động
lực để tiếp tục sáng tạo những sản phẩm mới. Điều này càng thể hiện rõ ở những quốc
gia phát triển khi họ ý thức được giá trị của những tài sản trí tuệ - bao gồm các tác phẩm,
đề cao vai trò của nhà sáng tạo chống lại hành vi xâm phạm QTG. Với sự phát triển lâu
đời trong lĩnh vực SHTT, pháp luật của các quốc gia như Anh, Hoa Kỳ được nghiên
cứu đa dạng và ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống án lệ đồ sộ. Ở châu Á, pháp
luật Nhật Bản, Trung Quốc cũng ghi nhận bảo hộ quyền SHTT từ lâu với nhiều cơng
trình nghiên cứu chun sâu về QTG.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Dưới góc độ lịch sử lập pháp, bảo hộ QTG là vấn đề được quan tâm kể từ sau
thời kỳ đổi mới, khi mà yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải hoàn
thiện và đầy đủ hơn. Trước khi có Luật SHTT năm 2005, các vấn đề về QTG được ghi
nhận trong BLDS và các văn bản dưới luật. Những cơng trình nghiên cứu chun sâu
về QTG và vấn đề BTTH trong lĩnh vực này còn hạn chế. Điều này xuất phát từ thực
tiễn bảo hộ QTG không được chú trọng, số lượng các tranh chấp giải quyết tại Tồ án
cũng rất ít so với số lượng hành vi xâm phạm trên thực tế. Kể từ sau khi Luật SHTT ra
đời năm 2005 cho đến nay, các tài liệu nghiên cứu liên quan ngày càng nhiều hơn, đặc
biệt là trong những lần sửa đổi, bổ sung Luật và ban hành các văn bản hướng dẫn. Góc
nhìn về QTG nói riêng và quyền SHTT nói chung có sự thay đổi nhất định, không chỉ
đơn thuần là một loại quyền tài sản trong khái niệm tài sản nói chung mà đây thực sự là
một đối tượng đặc biệt, đòi hỏi sự điều chỉnh chuyên biệt.

Liên quan trực tiếp đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án, hiện có
hai bài viết khoa học trên tạp chí chun ngành luật tiếp cận dưới góc độ so sánh với
pháp luật nước ngoài. Thứ nhất là bài viết “BTTH đối với hành vi xâm phạm QTG và
nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Nhật Bản và thực tiễn áp dụng” của tác giả Lê Thị
Hoàng Thanh và Trương Hồng Quang đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
tháng 6 năm 2011 nghiên cứu vấn đề BTTH trong lĩnh vực SHTT theo pháp luật Nhật
Bản, tập trung vào hai đối tượng quyền SHTT trong đó có QTG. Bài viết tập trung vào
các vấn đề: Phân tích cơ sở pháp lý, xác định hành vi xâm phạm, xác định thiệt hại và
phân tích phương thức áp dụng tính thiệt hại trên thực tế. Điểm nổi bật trong tác phẩm
này là nêu ra được một cách cụ thể công thức để xác định thiệt hại và mức bồi thường
dựa trên tỷ suất sử dụng đối tượng quyền SHTT, là một điểm có thể tiếp thu để hoàn
thiện chế định BTTH trong lĩnh vực SHTT. Chế định BTTH do xâm phạm QTG được
nghiên cứu từ đặc trưng của QTG, trong đó có việc bảo vệ các giá trị nhân thân và tài
sản của tác giả, chủ sở hữu QTG.
Cơng trình thứ hai là bài viết của tác giả Nguyễn Hải An với chủ đề “So sánh
hành vi xâm phạm QTG và BTTH trong tố tụng dân sự giữa Luật QTG Hàn Quốc và
Luật SHTT Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10 và 11 năm 2014 đề
cập đến vấn đề này trong sự so sánh với pháp luật Hàn Quốc. Theo đó, Luật QTG Hàn
Quốc quy định BTTH trong lĩnh vực QTG tương đối độc lập so với BTTH theo trách
nhiệm dân sự nói chung. Mức bồi thường khơng chỉ tương đương với số tiền có thể
nhận được khi cho phép sử dụng tác phẩm mà cịn có thể yêu cầu “số tiền vượt mức”
(khoản 3 Điều 125), tức giá chuyển giao thông thường là số tiền tối thiểu mà nguyên
đơn có thể yêu cầu. Luật QTG của Hàn Quốc đã vận dụng nguyên tắc “discovery” (có
nguồn gốc từ pháp luật Hoa Kỳ) để buộc bị đơn cung cấp các thông tin, nếu không sẽ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17
phải bồi thường theo mức mà nguyên đơn yêu cầu. Đây là một nội dung mà pháp luật

SHTT và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có thể ghi nhận nhằm bảo vệ tốt hơn quyền
lợi của chủ thể QTG khi họ đã nỗ lực trong hoạt động chứng minh hành vi xâm phạm.
Hướng tiếp cận của hai tác phẩm trên là so sánh trách nhiệm BTTH do xâm phạm
QTG theo pháp luật Việt Nam và nước ngoài, từ đó chỉ ra điểm ưu việt của pháp luật
Nhật Bản hay Hàn Quốc mà pháp luật SHTT Việt Nam có thể học hỏi. Ngồi ra, chưa
có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG đứng
dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể QTG. Một số cơng trình
nghiên cứu khoa học có giá trị, liên quan một phần đến nội dung đề tài, tiêu biểu như:
Tác giả Vũ Thị Phương Lan (chủ biên) với sách chuyên khảo Bảo hộ QTG trong
môi trường kỹ thuật số theo điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia năm 2018 đề cập đến việc bảo hộ QTG trong thời đại mới. Tác phẩm đặt ra
vấn đề về môi trường kỹ thuật số và thách thức của nó tới việc bảo hộ QTG, cung cấp
về tình hình xâm phạm QTG trên môi trường kỹ thuật số tại một số quốc gia như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Trong q trình hồn thiện pháp luật về QTG nói
chung cũng như các chế tài xử lý hành vi xâm phạm nói riêng, khơng thể khơng đặt
trong bối cảnh của sự phát triển công nghệ số. Tác phẩm này mặc dù không giải quyết
trực tiếp vấn đề nghiên cứu của Luận án nhưng đã góp phần gợi mở những địi hỏi của
xã hội hiện đại trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về BTTH do xâm phạm QTG.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định đặc thù về xử lý hành vi xâm phạm QTG trên
môi trường kỹ thuật số cũng là bài toán cần phải giải quyết hiện nay.
Sách chuyên khảo của tác giả Đinh Thị Mai Phương “Về BTTH do hành vi trái
pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, xuất bản năm
2009 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Đây là một tác phẩm công phu, mang lại cho
người đọc cái nhìn tổng quan về vấn đề BTTH trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, bao
gồm những vấn đề lý luận về các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và BTTH nói
chung, tham khảo pháp luật của các quốc gia trên thế giới và đưa ra các kiến nghị về
sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thực định, nâng cao cơ chế thực thi pháp luật về
BTTH trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nội dung sách tập trung khai thác các đối
tượng quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có sự phân loại nhưng lại khơng làm rõ đặc
trưng của từng nhóm đối tượng. Do mục đích tác phẩm chủ yếu hướng đến góc độ lý

luận và quy định pháp luật nên chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy
định này, thực tiễn xét xử tại Tòa án. Hầu hết các kiến nghị đưa ra trên cơ sở đánh giá
quy định pháp luật Việt Nam đối chiếu pháp luật một số quốc gia phát triển như Hoa
Kỳ, Đức, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu chứ chưa dựa trên những vấn đề bất cập từ
thực tiễn xét xử tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, các kiến nghị cũng tập trung vào góc
độ lý luận và mang tính vĩ mơ chứ chưa cụ thể, giải quyết trực tiếp vấn đề. Mặc dù vậy,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
đây là tài liệu tham khảo bổ ích và gần gũi với đề tài Luận án. QTG và quyền sở hữu
công nghiệp là những đối tượng của quyền SHTT, do đó mang những đặc trưng của tài
sản vơ hình do lao động trí tuệ của con người tạo ra. Những vấn đề được phân tích trong
tác phẩm như nguyên tắc và căn cứ BTTH, xác định thiệt hại do hành vi trái pháp luật
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp… là nguồn tài liệu tham khảo phong phú, có giá
trị trong việc so sánh, làm nổi bật đặc trưng của chế định BTTH do xâm phạm QTG so
với quyền sở hữu cơng nghiệp.
Tác giả Đinh Thị Mai Phương cũng có nhiều bài viết được công bố liên quan
đến đề tài, tiêu biểu là “Xác định thiệt hại trong pháp luật về sở hữu cơng nghiệp” trên
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9 năm 2008, bài viết “Phí luật sư trong trách nhiệm
BTTH theo Luật SHTT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19 (90)/2007. Nội dung bài
viết giải quyết vấn đề xác định loại thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, là một trong những vấn đề cơ bản của chế định BTTH. Bên cạnh đó, bài viết
nghiên cứu khá chuyên sâu về một vài mảng cụ thể liên quan đến vấn đề BTTH, một số
đặc trưng của đối tượng này so với các quy định chung về BTTH ngoài hợp đồng theo
pháp luật dân sự và nhấn mạnh vào vấn đề bồi thường chi phí luật sư trong các tranh
chấp SHTT. Về vấn đề xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng
nghiệp, bài viết phân tích các loại thiệt hại như: Thu nhập, lợi nhuận bị mất, lợi nhuận
bất hợp pháp thu được từ hành vi xâm phạm, phí li – xăng hợp lý, các chi phí để ngăn

chặn, khắc phục thiệt hại… Dưới góc độ lý luận, tác phẩm phân tích khá chi tiết về học
thuyết “sự làm giàu bất chính” để lý giải cơ sở bị đơn phải bồi thường những thứ thuộc
về nguyên đơn và có thể kiếm được bởi ngun đơn nếu khơng có hành vi xâm phạm
xảy ra. Đây cũng là cơ sở lý luận mà Luận án sử dụng làm nguyên tắc xác định thiệt hại
và tính tốn mức BTTH đối với các thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên khác với nội dung
bài viết tập trung vào đối tượng quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế và nhãn hiệu,
học thuyết này được nghiên cứu trong phạm vi Luận án sẽ tập trung vào các đặc trưng
của QTG quyết định đến loại thiệt hại được bồi thường. Bài viết của cùng tác giả năm
2008 bàn về “Lỗi trong trách nhiệm BTTH của pháp luật về sở hữu công nghiệp Việt
Nam và một số nước trên thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 cũng là nguồn
tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về lỗi trong trách nhiệm BTTH do xâm phạm QTG.
Trong bài viết này, tác giả phân tích vai trị của yếu tố lỗi đối với trách nhiệm BTTH
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thông qua pháp luật một số quốc gia như Luật sáng
chế Hoa Kỳ, Bộ luật SHTT Pháp, Hướng dẫn xét xử các tranh chấp dân sự về sáng chế
Trung Quốc, Luật Sáng chế Nhật Bản để làm rõ nguyên tắc BTTH với vai trò là một
biện pháp trừng phạt hợp lý. Luận án tiếp tục phát huy nghiên cứu về BTTH trong lĩnh
vực QTG trên cơ sở lý luận và pháp luật này để đưa ra các kiến nghị về vai trò của yếu
tố lỗi trong căn cứ phát sinh và căn cứ xác định mức BTTH do xâm phạm QTG.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×