Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.2 KB, 59 trang )


LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng

Lời nói đầu
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, khi phát hiện thấy các
hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủ thể quyền thông thường khởi kiện ra toà
dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, toà
án sẽ là cơ quan đưa ra phán quyết xác đáng nhất để xử lý các hành vi xâm
phạm quyền tác giả. Hơn nữa, khi toà án áp dụng các biện pháp dân sự sẽ bù đắp
được một phần thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra cho chủ thể
quyền. Còn ở Việt Nam, số vụ án về quyền tác giả được toà án thụ lý và giải
quyết trong thời gian qua còn rất khiêm tốn. Bởi: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
chưa coi khởi kiện ra toà là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trình độ
chuyên môn của các cán bộ, công chức ngành toà án còn yếu, hiểu biết chưa sâu
về lĩnh vực SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng nên chưa tạo được lòng
tin cho chủ thể quyền vào khả năng giải quyết của toà án. Thêm vào đó, nếu
muốn khởi kiện ra toà thì hầu hết tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không biết mình
phải thực hiện thủ tục như thế nào? Toà nào sẽ có thẩm quyền giải quyết? Chủ
thể đã có hành vi vi phạm quyền tác giả của mình sẽ phải chịu những chế tài dân
sự nào? Hiện nay, hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn
thiện. Tuy nhiên, các vấn đề trên được quy định rải rác trong các quy định của
Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan khác, khiến cho tác giả, chủ sở
hữu tác phẩm khó tiếp cận. Chính từ lý do đó, em đã chọn vấn đề: “Trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp đại học của mình.
“Tác giả”- hiểu theo nghĩa chung nhất là người trực tiếp sáng tạo ra một
phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Theo nghĩa này, “tác giả” gồm cả tác giả của tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; tác giả của kiểu dáng công nghiệp, sáng
chế, giải pháp hữu ích. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tác giả chỉ là là người
1


LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng
trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học. Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, luận văn này chỉ nghiên cứu
vấn đề cơ bản nhất về Trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi
xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
Đồng thời, luận văn sử dụng thêm một số phương pháp khác như phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.
Kết cấu của Luận văn gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Chương 3: Thiệt hại
Chương 4: Xử lý xâm phạm
Chương 5: Thực tiễn áp dụng luật và kiến nghị
Kết luận
Hà nội, ngày 21 tháng 5 năm 2008
Sinh viên: Nguyễn Thị Hường
2

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng
Chương 1
Khái niệm trách nhiệm dân sự Ngoài hợp đồng
do xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm
1.1. khái niệm Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
TNDS nói chung là loại trách nhiệm pháp lý do toà án hoặc các chủ thể
khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Bản thân

TNDS không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những
biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định. Chủ thể vi phạm bị buộc phải thực
hiện những biện pháp cưỡng chế do pháp luật dân sự quy định. TNDS ngoài hợp
đồng là một loại TNDS, do đó mang đầy đủ các đặc tính trên của TNDS.
TNDS ngoài hợp đồng khác với trách nhiệm hình sự. TNDS ngoài hợp
đồng được áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức; Còn trách nhiệm hình sự chỉ áp
dụng đối với cá nhân. Bên cạnh đó, lỗi trong trách nhiệm hình sự đóng một vai
trò hết sức quan trọng, là một yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, không
có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng đối với TNDS ngoài hợp
đồng cơ sở để xác định trách nhiệm này là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt
hại; tuy lỗi là một yếu tố cấu thành nhưng không phải mọi trường hợp lỗi đều là
yếu tố bắt buộc. Trong luật dân sự chỉ quy định những nguyên tắc khái quát về
TNDS ngoài hợp đồng mà không quy định những hành vi nào là hành vi có lỗi
và phải chịu chế tài.
TNDS ngoài hợp đồng khác với TNDS trong hợp đồng. TNDS trong hợp
đồng là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng và hành
vi vi phạm là hành vi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Còn TNDS ngoài hợp đồng thường là trách nhiệm
pháp lý phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng và hành vi của chủ
thể vi phạm là hành vi xâm phạm đến tài sản và các quyền nhân thân của chủ thể
3

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng
khác. Thiệt hại xảy ra đối với TNDS trong hợp đồng chỉ có thể là thiệt hại vật
chất và chế tài áp dụng chủ yếu không chỉ có bồi thường thiệt hại mà còn có
hình thức phạt do vi phạm hợp đồng. Riêng TNDS ngoài hợp đồng thì ngoài
thiệt hại về vật chất ra còn có thiệt hại về tinh thần, chế tài thông thường áp
dụng là bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, căn cứ xác định TNDS trong hợp
đồng không chỉ do pháp luật quy định mà các bên có thể thoả thuận trong hợp
đồng các căn cứ khác; bởi vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng

ngay cả khi chủ thể vi phạm không có lỗi. Còn TNDS ngoài hợp đồng được dựa
trên các căn cứ do pháp luật quy định, sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nếu chủ thể vi phạm chứng minh được mình không có lỗi (trừ
trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ, cha mẹ bồi thường thiệt hại cho con chưa
thành niên và trường hợp ô nhiễm môi trường). Thêm vào đó, TNDS trong hợp
đồng do phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng nên trên thực tế, để đảm
bảo thực hiện hợp đồng các bên thường có thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo
đảm kèm theo hợp đồng, còn đối với TNDS ngoài hợp đồng không áp dụng biện
pháp bảo đảm.
TNDS ngoài hợp đồng được chia thành hai loại là TNDS ngoài hợp đồng
do hành vi xâm phạm tài sản và TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm
quyền nhân thân. Tài sản có thể là tài sản hữu hình (các vật hiện hữu có thể sờ
mó, cầm nắm được), có thể là tài sản vô hình (tức là các quyền tài sản trị giá
được thành tiền) như quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả. Trường
hợp áp dụng TNDS ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền nhân thân,
hành vi của chủ thể vi phạm có thể là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
uy tín, họ, tên, bí mật đời tư… Các quyền nhân thân này luôn gắn liền với chủ
thể và về nguyên tắc không thể chuyển dịch được.
TNDS nói chung và TNDS ngoài hợp đồng nói riêng đều là trách nhiệm
tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng. Ngoài ra, việc áp dụng TNDS ngoài hợp đồng còn
4

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng
giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả
TNDS do xâm phạm quyền tác giả cũng là một loại chế tài dân sự có thể
phát sinh giữa các bên có quan hệ hợp đồng hoặc không có quan hệ hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm và bên bị vi phạm quyền tác giả đã ký hợp đồng liên

quan đến quyền tác giả và hợp đồng này đã có hiệu lực pháp luật thì trách nhiệm
của bên vi phạm khi không thực hiện hợp đồng, hoặc có thực hiện nhưng không
đúng, không đầy đủ là TNDS trong hợp đồng. Vì thế, nội dung này nằm ngoài
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trường hợp hai bên, bên vi phạm và bên bị vi phạm về quyền tác giả chưa
ký hợp đồng liên quan đến quyền tác giả thì TNDS mà bên vi phạm phải gánh
chịu là TNDS ngoài hợp đồng; hoặc có thể các bên này có ký hợp đồng nhưng
hành vi vi phạm không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng;
hoặc nếu hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra tổn thất về tinh thần cho chủ thể
quyền tác giả thì dù các bên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp
đồng thì TNDS được áp dụng đối với bên vi phạm luôn là TNDS ngoài hợp
đồng.
Như phần 1.1.1 đã phân tích, TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền
tác giả có thể là hành vi xâm phạm quyền tài sản, có thể là hành vi xâm phạm
quyền nhân thân. Hành vi xâm phạm quyền tài sản sẽ làm cho chủ thể quyền bị
mất đi những lợi ích vật chất đáng lẽ ra họ được hưởng (tiền nhuận bút, thù
lao…) và hành vi xâm phạm quyền nhân thân gây ra tổn thất về tinh thần cho tác
giả (danh dự, uy tín, nhân phẩm…). Các hành vi xâm phạm này đều được Luật
SHTT quy định tại Điều 28.
Qua những phân tích trên, ta có thể hiểu rằng: TNDS ngoài hợp đồng do
xâm phạm quyền tác giả là một loại trách nhiệm pháp lý thường phát sinh giữa
các bên không có quan hệ hợp đồng, chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu
quả bất lợi do có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chủ thể quyền.
5

LuËn v¨n tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hêng
1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc
thực thi quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng, đặc biệt là sau khi
Việt Nam tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viên chính

thức của WTO (11/01/2007). Tuy nhiên, số vụ vi phạm quyền tác giả vẫn có xu
hướng gia tăng, tính chất ngày càng tinh vi hơn. Có ý kiến cho rằng tình trạng vi
phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động. Vi phạm bản
quyền lan tràn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản
Hiện tượng xuất bản mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm,
không có hợp đồng sử dụng tác phẩm để xuất bản diễn ra ngày một trầm trọng.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực sự mạnh tay với các trường
hợp vi phạm này. Còn tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhiều khi trông chờ vào Nhà
xuất bản hoặc cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm này. Nhà văn
Nguyễn Nhật ánh cho biết: “Thời gian của nhà văn phải để dành cho sáng tác,
săn tìm ý tưởng, tư liệu. Nhà văn không thể chạy theo bảo vệ bản quyền những
đứa con tinh thần của mình, nếu vẫn còn mong muốn sáng tác. Chuyện bản quyền
đành trông chờ vào nhà xuất bản hoặc các cơ quan chức năng với pháp luật”
(1)
.
Nhà văn chờ vào nhà xuất bản nhưng nhà xuất bản cũng không khá gì hơn. Hai
năm sau sự kiện cuốn “Harry Potter” tập 6 bị in lậu, Nhà xuất bản Trẻ - đơn vị
giữ bản quyền vẫn đành sống chung với vi phạm khi tập 7 lại -->

×