Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY đánh giá sinh trưởng của loài keo lai (acacia mangium và acacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh gia lai​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG HẢI SƠN

ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỦA LOÀI KEO LAI
(ACACIA MANGIUM VÀ ACACIA AURICULIFORMIS)
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN MINH THANH

Hà Nội, 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ


cơng trình nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nào đã
cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận
văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày……tháng……năm 2019
Người cam đoan

Hoàng Hải Sơn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, bằng sự
biết ơn và kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà
trường, các khoa, phòng ban nghiệp vụ và các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các
thầy cô đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho sinh viên.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Minh
Thanh, thầy đã trực tiếp giảng dạy, định hướng, giúp đỡ và hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện để tơi hồn thành đề tài này.
Tuy nhiên vì năng lực bản thân cịn hạn chế, luận văn khoa học chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tơi được hồn
thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2019
Người cam đoan

Hoàng Hải Sơn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 5
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiêncứu ................................................................ 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16

2.4.1. Phương pháp luận ............................................................................. 16
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................... 17
Chƣơng 3. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU21
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 21
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 21
3.1.2.Địa hình .............................................................................................. 21
3.1.3. Khí hậu .............................................................................................. 21
3.1.4. Thủy văn ............................................................................................ 22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iv

3.1.5. Tài nguyên đất ................................................................................... 22
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 22
3.2.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 22
3.2.2. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh Gia Lai .............................................. 24
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Keo lai tại tỉnh Gia Lai ............... 26
4.2. Đánh giá một số đặc điểm của các lâm phần trồng Keo lai ..................... 30
4.2.1. Một số đặc điểm địa hình .................................................................. 30
4.2.2. Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng ở khu vực .............. 31
4.2.3. Một đặc điểm của đất tại khu vực nghiên cứu .................................. 33
4.3. Sinh trưởng của loài Keo lai tại khu vực nghiên cứu .............................. 41
4.3.1. Sinh trưởng của Keo lai 3 tuổi .......................................................... 42
4.3.2. Sinh trưởng của loài Keo lai 5 tuổi................................................... 47
4.3.3.Sinh trưởng của loài Keo lai 7 tuổi.................................................... 53
4.4. Ảnh hưởngcủa một số nhân tố đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 3
cấp tuổi tại khu vực nghiên cứu ...................................................................... 58

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng Keo lai trong thời gian tới
trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung................ 62
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 74

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
NNvàPTNT

BNN
TCLN
TNHH
UBNN
NMTĐ
TCVN
Hvn
Htb
M
Dt
D1,3
Nts
ĐT
NB
TB
OTC

ODB
VRR
KVNC
TPCG
A,B,C
MDF
GPS
SPSS
FSC

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: Quyết định
: Bộ Nông nghiệp
: Tổng cục lâm nghiệp
: Trách nhiệm hữu hạn
: Ủy ban nhân nhân
: Nhà máy thủy điện
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Chiều cao vút ngọn
: Chiều cao trung bình
: Trữ lượng
: Đường kính tán
: Đường kính ngang ngực
: Đạm tổng số
: Đơng Tây
: Nam Bắc
: Tây Bắc
: Ô tiêu chuẩn
: Ô dạng bản
: Vật rơi rụng

: Khu vực nghiên cứu
: Thành phần cơ giới
: Lần lượt là tốt, trung bình, xấu
: Medium Density Fiberboard (Ván sợi mật độ trung bình)
: Global positioning system ( Hệ thống định vị toàn cầu)
: Statistical Package for the Social Sciences ( Tên gọi của
phần mềm phân tích thống kê)
: Forest Stewardship Council ( Tổ chức quốc tế phi lợi
nhuận; tên gọi của chứng chỉ rừng bền vững)

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vi

DANH MỤC BẢNG
Biểu 2.1. Phiếu điều tra cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng ................................. 17
Biểu 2.2. Phiếu điều tra tầng cây cao .................................................................. 20
Bảng 4.1. Thiết kế kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai tại khu vực ....................... 26
Bảng 4.2. Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng ................................ 31
Bảng 4.3. Thành phần cơ giới của đất tại KVNC ............................................... 34
Bảng 4.4. Một số tính chất hóa học của đất tại KVNC ....................................... 35
Bảng 4.5. Sinh trưởng và tăng trưởng của Keo lai tại khu vực nghiên cứu........ 41
Bảng 4.6. Một số đặc điểm ở khu vực nghiên cứu ............................................. 58

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu đất tại các OTC tại khu vực nghiên cứu ..................... 18
Hình 4.1. Cây bụi thảm tươi và VRR tại KDang - Đăk Đoa .............................. 32
Hình 4.2. Cây bụi thảm tươi và VRR tại Kong Bla – KBang ............................. 32
Hình 4.3. Cây bụi thảm tươi và VRR tại Ia Ba - Ia Grai .................................... 33
Hình 4.4. Cây bụi thảm tươi và VRR tại Cư An - Đăk Pơ ................................. 33
Hình 4.5. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 3 tuổi tại Lơ Ku ................................. 45
Hình 4.6. Phân bố N/D1.3 Keo lai3 tuổi tại Lơ Ku ............................................ 45
Hình 4.7. Tương quan D/H Keo lai 3 tuổi tại Đăk Sơ Mây ................................ 45
Hình 4.8. Phân bố N/D1.3 Keo lai3 tuổi tại Đăk Sơ Mây .................................. 45
Hình 4.9. Tương quan D/H Keo lai 3 tuổi tại Cư An.......................................... 45
Hình 4.10. Phân bố N/D1.3 Keo lai 3 tuổi tại Cư An ......................................... 45
Hình 4.11. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại KDang .............................. 51
Hình 4.12. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại KDang ........................................ 51
Hình 4.13. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba ................................. 51
Hình 4.14. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba ........................................... 51
Hình 4.15. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla .......................... 51
Hình 4.16. Phân bố N/D1.3 Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla .................................... 51
Hình 4.17. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Ia Pa ................................. 56
Hình 4.18. Phân bố N/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Ia Pa ............................................ 56
Hình 4.19. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Lơ Ku ............................... 56
Hình 4.20. Tương quan N/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Lơ Ku ................................... 56
Hình 4.21. Tương quan Hvn/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Đăk Song ......................... 56
Hình 4.22. Phân bố N/D1.3 Keo lai 7 tuổi tại Đăk Song .................................... 56
Hình 4.23. Keo lai 3 tuổi tại tại Đăk Sơ Mây - Đăk Đoa .................................... 66
Hình 4.24. Keo lai 3 tuổi tại Đăk Pơ ................................................................... 66
Hình 4.25. Keo lai 3 năm tuổi tại Lơ Ku – KBang ............................................. 66

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



viii

Hình 4.26. Keo lai 5 tuổi tại Ia Ba ...................................................................... 66
Hình 4.27. Keo lai 5 tuổi tại KDang Đăk Đoa .................................................... 66
Hình 4.28. Keo lai 5 tuổi tại Kong Bla KBang ................................................... 66
Hình 4.29. Keo lai 7 tuổi tại Ia Pa ....................................................................... 67
Hình 4.30. Keo lai 7 tuổi tại Lơ Ku .................................................................... 67
Hình 4.31. Keo lai 7 tuổi tại Kong Chro ............................................................. 67
Biểu đồ 4.1. Hàm lượng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 5 ................ 36
Biểu đồ 4.2. Hàm lượng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 7 ................ 37
Biểu đồ 4.3. Hàm lượng mùn của đất tại KVNC trồng keo lai tuổi 3 ................ 37
Biểu đồ 4.4. Phẩm chất cây Keo lai 3 tuổi tại KVNC ........................................ 42
Biểu đồ 4.5. Sinh trưởng về đường kính của lồi Keo lai3 tuổi ......................... 43
Biểu đồ 4.6. Sinh trưởng về Hvn của loài Keo lai3 tuổi tại KVNC ................... 44
Biểu đồ 4.7. Sinh trưởng về đường kính tán của loài Keo lai 3 tuổi .................. 44
Biểu đồ 4.8. Tỉ lệ phân thân của loài Keo lai 3 tuổi tại KVNC .......................... 46
Biểu đồ 4.9. Trữ lượng của rừng Keo lai3 tuổi tại KVNC ................................. 47
Biểu đồ 4.10. Phẩm chất cây Keo lai 5 tuổi tại KVNC ...................................... 48
Biểu đồ 4.11. Sinh trưởng về đường kính của lồi Keo lai 5 tuổi ...................... 49
Biểu đồ 4.12. Sinh trưởng về Hvn của loài Keo lai 5 tuổi tại KVNC ................ 50
Biểu đồ 4.13. Sinh trưởng về đường kính tán của loài Keo lai 5 tuổi ................ 50
Biểu đồ 4.14. Tỉ lệ phân thân của loài Keo lai 5 tuổi tại KVNC ........................ 52
Biểu đồ 4.15. Trữ lượng của rừng Keo lai 5 tuổi tại KVNC .............................. 53
Biểu đồ 4.16. Phẩm chất cây Keo lai 7 tuổi tại KVNC ...................................... 54
Biểu đồ 4.17. Sinh trưởng về đường kính của lồi Keo lai 7 tuổi ...................... 54
Biểu đồ 4.18. Sinh trưởng về Hvn của loài Keo lai 7 tuổi tại KVNC ................ 55
Biểu đồ 4.19. Sinh trưởng về đường kính tán của loài Keo lai 7 tuổi ................ 55
Biểu đồ 4.20. Tỉ lệ phân thân của loài Keo lai 7 tuổi tại KVNC ........................ 57


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lai (Acacia mangium và Acacia auriculiformis) có đặc tính sinh
trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và hình khối (thân cây thẳng, cành
nhánh nhỏ, sinh trưởng và phát triển tốt), khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt,
có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện địa chất và các loại đất khác nhau.
Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây keo lai cịn có giá trị về mặt mơi trường như có
khả năng cải tạo đất, chống xói mịn nếu canh tác đúng kỹ thuật.Keo lai mọc
nhanh, cành lá phát triển mạnh, sau khi trồng từ một đến hai năm rừng đã khép
tán, cải thiện được tiểu khí hậu, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dịng chảy,
trả lại một lượng cành khơ lá rụng cho đất. Keo lai hom năng suất đạt từ rừng
trồng khoảng 18 đến 20 m3/ha/năm; năng suất rừng trồng mô từ 20 đến 25
m3/ha/năm; nơi đầu tư thâm canh cao và lập địa tốt có thể đạt hơn 30 m3/ha/năm.
Chính vì những đặc điểm trên Keo lai đã và đang là lồi cây trồng chính
của hầu hết các Cơng ty lâm nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và hộ gia đình trồng
rừng trên cả nước. Keo lai được trồng với mục đích sản xuất, phịng hộ, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc. Xét về mặt sinh thái nếu trồng độc nhất một lồi cây
trên một diện tích lớn sẽ làm mất cân bằng tính đa dạng, dễ phát sinh sâu bệnh
hại và khó có thể kiểm sốt. Tuy nhiên trong khi các nhà khoa học lâm nghiệp,
các cơ sở ban ngành chưa tìm ra được lồi cây rừng sinh trưởng phát triển tốt và
đem lại hiệu quả kinh tế tức thời và dài hạn, đa dạng sản phẩm thì keo lai vẫn là
ưu tiên hàng đầu và là nhân tố kinh tế mũi nhọn cho ngành Lâm nghiệp.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại, thực tế sinh trưởng của rừng
trồng keo lai chưa đạt yêu cầu, chưa đạt hiệu quả sản xuất và phịng hộ cao nhất.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Chính
vì vậy đề tài “ Đánh giá sinh trưởng của loài Keo lai (Acacia mangium
vàAcacia auriculiformis) trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được đề xuất thực hiện với
hy vọng đánh giá được thực tế sinh trưởng của loài ở một số tuổi, trên một số


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


điều kiện lập địa khác nhau... để tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng chính để
làm cơ sở đề xuất những giải pháp gây trồng, phát triển loài cây rừng trồng rừng
có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu trên thế giới đặc biệt ở Malaysia, Australia hay
Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc về lồi Keo nói chung và Keo lai nói riêng
được thực hiện rất sớm từ những năm đầu thập niên 90. Đa số những nghiên cứu
đều đánh giá sinh trưởng của loài Keo dựa trên xuất xứ, nguồn giống, mật độ,
phân bón và kỹ thuật nhân giống. Năm 1980, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ
về Keo lá tràm bắt đầu được xây dựng. Kết quả cho thấy giữa các xuất xứ có sự
sai khác rất rõ rệt về sinh trưởng và chất lượng thân cây (Yang and Zeng, 1993;
Awang và cộng sự, 1994; Venkateswarlu và cộng sự, 1994…).Qua đó cho thấy
rằng có thể tăng năng suất rừng trồng Keo lá tràm thông qua việc sử dụng các
xuất xứ tốt.
Nghiên cứu của Nor Aini và cộng sự (1997) tại Malaysia trên khảo
nghiệm xuất xứ 4 năm tuổi cho thấy không những các xuất xứ khác nhau thì sinh
trưởng khác nhau mà tỷ trọng của gỗ cũng sai khác rất lớn. Các xuất xứ có sinh
trưởng tốt nhất đồng thời cũng là những xuất xứ cho tỷ trọng gỗ cao nhất, trong
khi các xuất xứ sinh trưởng kém có tỷ trọng gỗ thấp nhất.
Tính chất chống chịu của Keo lá tràm cũng đã được các nhà khoa học

quan tâm trong quá trình chọn giống. Nghiên cứu của Marcar và cộng sự (1991)
cho thấy các xuất xứ Keo lá tràm có sự khác biệt rất lớn về khả năng chịu mặn
và chịu úng ngập, điều đáng chú ý là sinh trưởng của các xuất xứ không có sự
tương quan với các chỉ tiêu này.
Các nghiên cứu di truyền phân tử được dùng trong đánh giá mức độ đa
dạng di truyền trong quần thể và giữa các quần thể, tỷ lệ giao phấn chéo trong
quần thể. Các nghiên cứu của Wickne swari. R và Norwati. M (1993) sử dụng
chất isozyme trong đánh giá đa dạng di truyền của quần thể Keo lá tràm tự nhiên

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tại Australia cho thấy sự sai khác khá cao giữa các quần thểvà sự sai khác di
truyền là do sự sai khác giữa các cá thể trong quần thể. Điều này có thể lý giải
sự sai khác về sinh trưởng cũng như khả năng thích nghi của các xuất xứ trong
các khảo nghiệm và là cơ sở quan trọng trong chọn lọc cá thể.
Trong cơng trình “Nghiên cứu sử dụng giống keo lai tự nhiên giữa keo tai
tượng và keo lá tràm ở Việt Nam” Lê Đình Khả đã đề cập đến những nghiên cứu
đánh giá sinh trưởng của loài keo trên thế giới như: Tại Philipines, những năm
1980 đã tiến hành trồng khảo nghiệm và nghiên cứu về khả năng sinh trưởng
của một số loài keo như keo tai tượng, keo đa thân. Năm 1993 tiếp tục nghiên
cứu đánh giá sinh trưởng các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm.
Tại Malaysia, những năm 1990 cũng có những nghiên cứu đánh giá sinh
trưởng của keo tai tượng và Keo lá tràm phục vụ cho việc lựa chọn loài cây
trồng rừng. Đến năm 1997 tiếp tục khảo nghiệm với một số lồi keo khác trong
đó có lồi Keo lá liềm.
Tại Trung Quốc Keo đen (A. mearnsil) được gây trồng rộng rãi để sản
xuất tannin từ vỏ và mục tiêu của chương trình chọn giống là làm tăng năng xuất
từ vỏ. Chương nghiên cứu trồng khảo nghiệm giống keo đen được chú trọng và
thực hiện trong những năm 1980.

Tại Indonesia những năm 1990 tiến hành khảo nghiệm keo tai tượng để
lựa chọn giống tốt xây dựng vườn ươm giống. Đây là một hướng đi đơn giản, ít
tốn kém và có hiệu quả tốt.
Năm 1991 Cyrin Pinso và Robert NaSi đã thấy tại khu Ulukukut cây lai
tựnhiên đời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của keo tai tượng ở Sabah. Các
tácgiả này cũng thấy rằng gỗ của keo lai là trung gian giữa keo tai tượng và keo
látràm, có phẩm chất tốt hơn keo tai tượng.
Tại Thái Lan (Kij Kar,1992), keo lai được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai
tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon – Pu của Viện nghiên cứu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al,1989). Trong giai đoạn vườn ươm keo
lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm,
dẫn theo Lê Đình Khả (1997).
1.2. Tại Việt Nam
Keo lai được phát hiện và khảo nghiệm đợt 1 từ năm 1993 - 1995, đến
năm 1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các đơn vị
khác tiếp tục nghiên cứu về keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các
cây trội keo lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dịng vơ tính, tiến hành
đánh giá tiềm năng bộtgiấy của keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các
dòng keo lai được lựa chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm
Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thảo vàcác cộng sự, 1999; Lê Đình Khả, 1999). Kết
quả cho thấy keo lai có ưu thế lairõ rệt về sinh trưởng so với keo tai tượng và
keo lá tràm, có nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa keo tai tượng và keo lá
tràm. Khi cắt cây để tạo chồi thì keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289
hom/1gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trungbình 47%, trong đó có 11 dịng cho
ra rễ từ 57 – 85%. Sai khác giữa các dòng về sinh trưởng là khá rõ. Một số dịng
vơ tính sinh trưởng rất nhanh nhưng các chỉ tiêuchất lượng không đạt u cầu,

một số dịng vừa sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt có thể
nhân giống nhanh và số lượng nhiều đưa vào sản xuất như các dịng BV5,
BV10, BV16, BV29, BV32. Nghiên cứu của Lê Đình Khả và các cộng sự năm
1997, cho thấy không nên dùng hạt của keo lai trồng rừng mới. Cây lai đời F1 có
hình thái trung gian giữa hai lồi bố mẹ và đồng nhất tương đối về hình thái.
Song khi sinh sản bằng hạt đ ểcho thế hệ lai thứ hai (F2) lại bị phân ly hình thái
và bị thối hố, vì vậy khi trồngrừng bằng cây con mọc từ hạt của cây lai F1 cây
trồng sẽ bị phân hoá về sinh trưởngvà hình thái, đồng thời ưu thế lai cũng bị
giảm xuống. Chính vì vậy, việc nhângiống bằng hom hoặc nhân giống bằng nuôi
cấy mô là phương pháp bảo đảm nhấtđể giữ ưu thế lai đời F1.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Nghiên cứu về sinh trưởng của cây Keo lai
Nghiên cứu so sánh tại rừng trồng ở Ba Vì đã cho thấy lúc 2,5 tuổi keo lai
cóchiều cao 4,5m, đường kính ngang ngực trung bình từ 5,21cm, trong khi keo
taitượng có chiều cao là 2,77m và đường kính là 2,63m (Lê Đình Khả, Phạm
VănTuấn, Nguyễn Đình Hải, 1993).
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Giao (2003) cho thấy khảo nghiệm tại Ba Vì
(Hà Tây) ở phương thức thâm canh keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút ngọn
trung bình 15m, đường kính trung bình D1.3 là 14,3 cm, thể tích thân cây Keo
lai đạt172,2 dm3/cây, gấp 1,42 – 1,48 lần keo tai tượng và gấp 5,6 – 10,5 lần thể
tích keo látràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hồ Bình) ở cơng thức thâm canh
7 tuổi chiềucao trung bình Keo lai là 22,3m, đường kính trung bình D1.3 là
20,7cm, thể tích thân cây keo lai đạt 383,1dm3/cây ở công thức quảng canh keo
lai có chiều cao 22,9m,đường kính D1.3 là 19,3cm, cịn thể tích thân cây là
344,2 dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở đất đồi lateritic nghèo
dinh dưỡng, cómùa đơng lạnh, sau 6 năm tuổi ở công thức thâm canh Hvn trung
bình đạt 15,5m,D1.3 trung bình 11,7cm, thể tích thân cây đạt 86,2dm3/cây, trong

khi đó thể tích thâncây keo tai tượng là 16,2 – 31,3dm3/cây. Khảo nghiệm tại
Đông Hà (Quảng Trị) chothấy ở 5,5 tuổi Hvn keo lai là 16,7m, D1.3 trung bình
17,2cm, thể tích thân cây là 202,2dm3/cây.
* Những nghiên cứu về năng suất và sản lượng keo lai
Nghiên cứu giống Keo lai và vai trò các biện pháp thâm canh khác trong
tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) cho thấy cải
thiện giống và các biện pháp thâm canh đều có vai trị quan trọng trong tăng
năng suấtrừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao, nhất thiết phải áp dụng
tổng hợpcác biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác. Kết hợp
giữa giốngđược cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới tạo
được năngsuất cao trong sản xuất lâm nghiệp. Các giống keo lai được lựa chọn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


qua khảonghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với các lồi bố mẹ. Ví dụ tại
Cẩm Quỳ (Ba Vì – Hà Tây) khi được trồng ở điều kiện thâm canh (có cày đất và
bón phân thích hợp) thì ở giai đoạn hai năm tuổi keo lai có thể tích 19,6dm3/cây.
Trong lúccác lồi keo bố mẹ trồng cùng điều kiện lập địa ở cơng thức quảng canh
có thể tíchthân cây 4,7dm3/cây. Trong khi các loài bố mẹ trồng cùng điều kiện
thâm canh nhưvậy thì thể tích thân cây chỉ đạt 2,7 – 6,1dm3/cây, cịn cơng thức
quảng canh chỉ đạt0,6 – 1,2dm3/cây (Lê Đình Khả, 1997,1999).
* Nghiên cứu về khả năng cải tạo đất
Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của keo lai và hai lồi bố mẹ của Lê
ĐìnhKhả, Ngơ Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy ở giai đoạn vườn
ươm 03 tháng tuổi các dòng keo lai đã được lựa chọn có số lượng nốt sần từ
39,9 – 80,3 cái/cây, gấp 2,5 – 13 lần các loài bố mẹ. Khối lượng tươi của các nốt
sần ở các dòng keo lai từ 0,39 – 0,47g/cây, trong lúc của các lồi bố mẹ là 0,075
– 0,15g/cây, cịnkhối lượng khơ của các nốt sần ở các dòng keo lai là 0,08 –
0,130g/cây, gấp 5 – 12lần các loài keo bố mẹ (0,011 – 0,017g/cây). Một số dịng

keo lai có lượng vi khuẩn cố định Nitơ cao hơn các loài bố mẹ,một số khác có
tính chất trung gian. Đặc biệt, dưới tán rừng keo lai 5 tuổi khảonghiệm tại Đá
Chông thuộc trạm thực nghiệm giống Ba Vì (1999), số lượng vi sinhvật và số
lượng vi khuẩn cố định Nitơ tự do trong 01 gram đất cao hơn rõ rệt so vớiđất
dưới tán rừng keo tai tượng và keo lá tràm, 01 gram đất dưới tán rừng keo lai
cóthể gấp 5 – 17 lần các loài keo bố mẹ và cao gấp 97 lần mẫu đất lấy ở nơi đất
trống. Vì thế đất dưới tán rừng Keo lai được cải thiện hơn so với đất dưới tán
rừng keo hai loài bố mẹ cả về hố tính, lý tính và số lượng vi sinh vật.
* Những nghiên cứu về lập địa
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các lồi cây trồng ở nước
ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ
khác nhau, nổi bật nhất là cơng trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(1994, khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các
tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị
sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các lồi cây lâm nghiệp
chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các lồi cây cung cấp gỗ
cơng nghiệp như một số loại Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acacia). Ngồi ra,
vùng Đơng Nam Bộ cịn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch (Tectona
grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (Dipterocarpus alatus).
Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp
tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngơ Đình Quế và cộng sự (2001) cũng đã
nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng
trồng công nghiệp, bao gồm: (1) Đá mẹ và các loại đất; (2) Độ dày tầng đất và tỷ
lệ đá lẫn; (3) Độ dốc; (4) Thảm thực vật chỉ thị.

Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ
Đình Sâm và cộng sự (2003) cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh
giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện
kinh tế xã hội.
Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) đã xây dựng bộ
tiêu chuẩn thích hợp chuẩn của một số loài cây trong Cẩm nang đánh giá đất
phục vụ trồng rừng. Trong đó Keo lai thích hợp nhất với độ dốc <150, độ dày
tầng đất >100cm; độ cao tuyệt đối <300m. Thích hợp trung bình với độ dốc 15 250, độ dày tầng đất 50-100cm; độ cao tuyệt đối 300 -600m; Thích hợp kém với
độ dốc 25 - 350, độ dày tầng đất <50cm; độ cao tuyệt đối 600 -800m; và khơng
thích hợp với độ dốc >350, độ cao tuyệt đối >800m.
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) cũng đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai
sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ.
Trần Công Quân, Đặng Kim Vui, 2011, trong nghiên cứu về ảnh hưởng
của một số yếu tố lập địa chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của Keo lai tại
Thái Nguyên và Bắc Cạn đã cho thấy sau 3 năm trồng hàm lượng mùn và độ dày
tầng đất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của Keo lai tại khu vực.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung là
một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
* Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng
Khi đánh giá rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng
và cộng sự (2004) đã khảo sát trên 4 mơ hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau
là: 925; 1111; 1142; 1666cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng
năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả cho
rằng đối với Keo lai ở cùng Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666

cây/ha là thích hợp nhất.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số lồi Thơng, Keo lá to và Bồ đề
mật độ trồng từ 1200-1500 cây/ha, Bạch đàn là 1000 cây/ha, quy trình trồng
rừng thâm canh Bạch đàn E. urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 11101660 cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần lồi từ
2000-2500 cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250 cây/ha (Vụ Khoa học
công nghệ và Chất lượng sản phẩm 2001). Tuy các quy trình quy phạm trên đây
đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng
cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất
và từng loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung.
Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Ferralit phát triển trên
phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là cơng trình “Nghiên cứu các giải pháp

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn
Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330cây/ha (3 x 2,5m);
1660cây/ha (3 x 2m) và 2500cây/ha (2 x 2m), giống hỗn hợp của các dòng Keo
lai BV5, BV10, và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Qua thống
kê sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% - 100%; sau 2 năm tỷ lệ sống
ở các công thức đều giảm nhưng vẫn đạt 91,67% - 93,52%. Số liệu sinh trưởng
và kết quả phân tích phương sai cho thấy sau sau 1 năm mật độ trồng đã bắt đầu
có ảnh hưởng rõ đến khả năng sinh trưởng cả về đường kính, chiều cao và
đường kính tán của Keo lai (Ftt > F05), sau 2 năm tuổi sự ảnh hưởng này càng thể
hiện rõ hơn (Ftt > F05), tốt nhất thuộc về mật độ 1330cây/ha, tiếp theo ở mật độ
1660 cây/ha và kém nhất ở mật độ 2500 cây/ha.
Cũng nghiên cứu về mật độ trồng rừng với mục tiêu nguyên liệu dăm
giấy, Nguyễn Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm mật độ trên đất phù sa cổ tại
Đồng Nơ (Bình Phước) gồm 3 cơng thức: 1100 cây/ha (3 x 3m), 1660 cây/ha (3

x 2m), 2220 cây/ha (3 x 1,5m), cây con được nhân giống bằng phương pháp
giâm hom hỗn hợp của các dòng TB03 và TB12 với tỷ lệ 1:1:1:1. Xử lý thực bì
và làm đất bằng phương pháp cơ giới, cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng
sâu 40 cm, bón lót đồng nhất 200g NPK + 100g VS. Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống
giữa các công thức mật độ biến động từ 86,46% - 97,90%. Cao nhất ở mật độ
1100 cây/ha và giảm dần theo chiều tăng của mật độ, thấp nhất ở mật độ 2220
cây/ha. Khả năng sinh trưởng đường kính và chiều cao 8,79 m, tiếp theo là mật
độ 1660 cây/ha có các trị số tương ứng là 6,46 cm và 7,40m, thấp nhất là mật độ
2220 cây/ha có các trị số tương ứng là 5,58 cm và 7,12 m. Như vậy, mật độ có
ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng.
Đỗ Anh Tuân (2014) trong nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 1660 cây/ha
đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau 5 năm có
đường kính D1.3 = 12 m, Hvn 13,5, Dt = 3,2 m và M = 112,8 m3/năm

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng
Về kỹ thuật trồng rừng ở Việt Nam cũng có nhiều thành tựu và tiến bộ
trong nghiên cứu và thực tiễn, đặc biệt là các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng
thâm canh với suất đầu tư cao để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu được triển khai ở vùng thấp (<600 m),
nhiều đề tài nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đã được
tiến hành trong những năm gần đây, có thể kể các cơng trình điển hình như:
Nguyễn Xuân Quát (1990) nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng
rừng cung cấp gỗ lạng ở Tây Nguyên.
Đoàn Bổng 1988 - 1990 về thâm canh bạch đàn và keo ở Đông Nam Bộ.
Phạm Thế Dũng (2002 - 2005) về kỹ thuật thâm canh cho một số dòng Keo lai
được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại Bình Phước. Đỗ Đình Sâm và cộng sự
(2001) ở Bình Dương, Gia Lai, Quảng Trị. Nguyễn Huy Sơn (2005); Triệu Văn

Hùng, Dương Tiến Đức (2007) nghiên cứu các biện pháp thâm canh rừng trồng
keo, bạch đàn, Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu, chưa đi vào gỗ lớn và áp dụng
các biện pháp thâm canh tổng hợp. Đã có các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng
và thâm canh với Keo lai, trong đó có các biện pháp thử nghiệm về mật độ và
bón phân.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2006), mật độ
trồng rừng tối ưu và các phương thức bón phân (bón lót) tối ưu cho Keo lai có
ảnh hưởng khác nhau trên từng vùng sinh thái. Tại vùng Đơng Nam Bộ, nhóm
tác giả đã thử nghiệm 3 công thức mật độ đối với Keo lai (1110 cây/ha, 1660
cây/ha và 2220 cây/ha) kết hợp với 14 cơng thức bón phân (bón lót), kết quả cho
thấy mật độ 1110 cây/ha và 1660 cây/ha là thích hợp nhất và lượng phân bón là:
200g NPK + 100g phân hữu cơ vi sinh/gốc là thích hợp nhất.
Với loài Keo lai, Bộ NN và PTNT đã ban hành qui trình kỹ thuật trồng
rừng Keo lai theo quyết định số 50/2004/QĐ - BNN ngày 19/10/2004.Rừng trồng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Keo lai với mật độ 1100 cây/ha, có bón 300g lân cho mỗi cây có sinh trưởng tốt
và phù hợp cho trồng rừng lấy gỗ ở vùng Tây Bắc (Đặng Văn Thuyết - 2010).
Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Toàn Thắng, Phan Minh Quang, 2010 trong
nghiên cứu đánh giá sinh trưởng của các lồi Keo lai trồng trong mơ hình trình
diễn của dự án phát triển ngành Lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra
Keo lai trồng sau 2 tuổi, đường kính D1.3=6,1 cm, Hvn = 6,0m, tỷ lệ sống đạt
95%. Tuy nhiên, biện pháp tỉa cành, tỉa thân chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng
của lồi sau 2 tuổi.
*Một số nghiên cứu tại Tây Nguyên và Gia Lai
Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch đàn (E. urophylla) trên 3 loại đất
khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) đã chỉ ra
rằng: Trên đất xám granid ở An Khê và KBang rừng trồng E. urophylla sau 4-5

năm tuổi có thể đạt từ 20-24m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá
macma acid ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m3/ha/năm, trên đất đỏ bazal
thối hóa ở Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m3/ha/năm.
Trần Thanh Cao, Hoàng Liên Sơn (2014) Nghiên cứu thực trạng trồng
rừng sản xuất ở Việt Nam đã cho thấy: Kết quả khảo sát 20 chủ rừng sản xuất
trồng Bạch đàn và Keo lai ở các huyện Mang Yang, An Khê, tỉnh Gia Lai, đã
chỉ ra rằng loại đất không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của Bạch đàn Uro.
Hồ Đức Soa (2015) trong nghiên cứu khảo nghiệm và xây dựng mơ hình trồng
rừng Keo lai, bạch đàn, Thông caribe, xoan cung cấp gỗ lớn tại Tây Nguyên đã
kết luận: Thông caribaea tăng trưởng nhanh, đường kính đạt 2-3cm/năm; chiều
cao 1,5-1,7cm/năm. Các dịng Keo lai đều sinh trưởng nhanh, năng suất cao,
tăng trưởng đường kính đạt 2,0-3,3cm/năm, chiều cao 2-3,3m/năm. Các dòng
Bạch đàn U6 và PN14 sinh trưởng rất khác nhau trên các vùng lập địa, tăng
trưởng đường kính đạt 1,5-2,5cm/năm, chiều cao đạt 1,5-2,5m/năm và sinh
trưởng nhanh trên vùng đồi núi thấp dưới 600m, khí hậu tương đối ơn hịa Đơng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường sơn, vùng độ cao trên 800m, khí hậu Tây Trường sơn quá khắc nghiệt
bạch đàn sinh trưởng kém. Trần Hồng Hóa (2017) trong nghiên cứu khảo
nghiệm mở rộng một số giống Keo lai đã được công nhận tại trại thực nghiệm
Pleiku, tỉnh Gia Lai cho thấy: cây Keo lai trồng tại Gia Lai có sinh trưởng tương
đối tốt. Tăng trưởng đường kính trung bình đạt 1,67cm/năm, chiều cao Hvn:
177cm/năm. Cây trồng tại KBang tăng trưởng đường kính tốt nhất đạt bình quân
là 1,8cm/năm và Hvn 210cm/năm. Năng suất tăng trưởng hàng năm Keo lai tại
KBang là cao nhất đạt 8,2m3/ha/năm tiếp theo là Pleiku 7,6m3/ha/năm thấp nhất
là An Khê 4,4m3/ha/năm. Tăng trưởng trữ lượng hàng năm trung bình đạt
7,2m3/ha/năm.
Nguyễn Minh Thanh và cộng sự (2019) trong nghiên cứu sinh trưởng

rừng trồng Keo lai 5 tuổi tại công ty MDF Vinafor Gia Lai lượng tăng hàng năm
về đường kính đạt 1,88 cm/năm, Hvn là 2,43 m/năm, trữ lượng là 27,64
m3/ha/năm (Đăk Đoa); Tương tự tại Ia Grai D13= 1,89 cm/năm; Hvn = 2,39
m/năm, trữ lượng = 16m3/ha/năm. Tại KBangcó D1.3= 2,06 cm/năm, Hvn = 2,57
m/năm, trữ lượng = 21,69 m3/ha/năm. Nghiên cứu cũng xác định được một số
nhân tố độ dày tầng đất (x1), đạm tổng số (x2), độ dốc (x3), độ cao tuyệt đối (x4),
hàm lượng mùn (x5) có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng thể tích thân cây
của Keo lai thơng qua phương trình: Y=15,516 + 0,017X1 +5,24X2-0,104X3 –
0,012X4 +0,041 X5 (R2= 0,75, SigF =0,001).
Nhận xét chung:
Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối tồn
diện và có quy mơ trên tất cả các lĩnh vực, từ khâu chọn tạo giống, kỹ thuật
trồng, sinh trưởng và sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa
học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mơ cơng
nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển
kinh tế xã hội từ nhiều năm nay.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ở nước ta nghiên cứu về keo lai nói chung và đánh sinh trưởng của loài
keo lai cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng nói riêng đã đạt được
những thành tựu nhất định . Các cơng trình nghiên cứu đã cho thấy cái nhìn khái
quát về đặc điểm sinh trưởng, phát triển loài trên các điều kiện lập địa khác
nhau, tác dụng cải tạo đất cũng như ảnh hưởng ngược lại của điều kiện lập địa
đến sinh trưởng của keo lai. Tuy nhiên, hiếm có đề tài đánh giá đầy đủ các chỉ số
sinh trưởng, đặc điểm đất đai, tiểu vùng khí hậu để cho ra con số và các tiêu chí
cụ thể để so sánh nhận định sinh trưởng keo lai dưới ảnh hưởng của yếu tố lập
địa từ đó có những phương án trồng rừng, phát triển, quy hoạch rừng có hiệu
quả kinh tế cao nhất, giúp người dân, doanh nghiệp và nhà nước thoát nghèo.

Trước đòi hỏi của thực tế hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn 2015-2020,
và những năm tiếp theo với mục tiêu là xây dựng rừng trồng sản xuất có năng
suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và
sản xuất đồ gỗ và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh rừng trồng bền vững
(Trích: Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp - 2013), thì vấn đề nghiên cứu sinh
trưởng và đề xuất biện pháp kinh doanh gỗ lớn là hết sức cần thiết và cấp bách
hiện nay của cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng. Đây là một bước đệm quan
trọng nhằm tạo đà cho việc nâng cao giá trị kinh tế cho rừng trồng sản xuất, đáp
ứng nhu cầu gỗ lớn của thị trường sản xuất đồ mộc ngày càng tăng ở nước ta.Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu về sinh trưởng, yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng của loài Keo laigiúp cho các nhà quản lý, các chủ rừng
tiếp tục xây dựng phương án trồng rừng có hiệu quả cao nhất.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 2.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 3 cấp tuổi
(3, 5,7) trên 3 điều kiện lập địa khác nhau.
- Xác định được một số yếu tố lập địa chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng
của loài, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quy hoạch và phát triển vùng
trồng Keo lai tại khu vực có năng suất và hiệu quả cao.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiêncứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Keo lai trồng ở các 3 tuổi khác nhau tại các địa điểm:
- Trồng năm 2012 (7 tuổi) tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp
Kong Chro và Ia Pa, huyện Kong Chro; Công ty TNHH một thành viên lâm

nghiệp Lơ Ku, huyện KBang.
- Trồng năm 2014 (5 tuổi) tại công ty MDF Vinafor (Ia Grai, Đăk
Đoa, KBang).
- Trồng năm 2016 (3 tuổi) tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lơ
Ku, huyện KBang; công ty MDF Vinafor Đăk Pơ và Đăk Sơ Mây – Đăk Đoa.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn một số huyện: Ia Grai,
Đăk Đoa, Mang Yang, Kong Chro, KBang, Đăk Pơthuộc tỉnh Gia Lai.
- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu đề ra đề tài đã tập trung giải quyết một số nội dung
chính sau đây:
- Tổng kết một số biện pháp kỹ thuật đã áp dụng và đánh giá một số đặc
điểm các lâm phần trồng rừng Keo lai tại khu vực nghiên cứu;

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng (D1,3, Hvn, Dt, M) của rừng trồng Keo
lai tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa (địa hình, đặc điểm đất,
khí hậu…) đến sinh trưởng của Keo lai tại khu vực;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng rừng trồng Keo lai tại khu
vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Trong toàn bộ đời sống của cây rừng, bản thân cây rừng chịu sự chi phối
của môi trường xung quanh. Tiểu hồn cảnh rừng bao gồm tiểu khí hậu rừng và
đấ trừng. Với đối tượng nghiên cứu là cây Keo lai trồng thuần lồi, nó chịu sự
chi phối rất lớn của tiểu hoàn cảnh ở khu vực nghiên cứu như địa hình, đất, khí

hậu, lớp cây bụi thảm tươi.....
Dovậy:
- Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây trồng phải đặt trong tổng thể của sự
tác động của các nhân tố hoàn cảnh.
- Khi đánh giá mối liên hệ giữa sinh trưởng và chất lượng của cây trồng
và các nhân tố sinh thái khác nên khi đánh giá mối liên hệ đó thì ở một nhân tố
sinh thái nào ta phải giả thiết rằng các nhân tố còn lại là đồng nhất và mức độ biến
động của nhân tố không đồng nhất này tạo ra sự biến động về năng lực sinh trưởng
và chất lượng của cây trồng.
Để đánh giá được sinh trưởng của loài Keo lai, đề tài cần phải nắm rõ
được các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, trên cơ sở đó dựa vào các yếu tố mơi
trường xung quanh như đất đai, khí hậu, thảm thực bì để đánh giá ảnh hưởng
tổng hợp của các yếu tố đó đến sinh trưởng của lồi. Từ đó đề xuất được các
biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×