Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

V.I. Lênin bảo vệ và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của C.Mác, vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.35 KB, 11 trang )

V.I. Lênin bảo vệ và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của C.Mác, vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở nước
ta hiện nay
MỞ ĐẦU
Nghiên cứu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, thời đại ngày nay là thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ, để đạt được những đặc trưng của xã
hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, “chúng ta nhất thiết phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, xã hội đan xen”1.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địch
ngày càng gay gắt, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là sau sự sụp đổ
của các nuớc CNXH ở Liên Xô và các nuớc Đông Âu. Chúng xuyên tạc làm
méo mó chủ nghĩa Mác-Lênin và sâu xa hơn là muốn phá bỏ hệ tư tưởng của
giai cấp cơng nhân nói chung và học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa
xã hội và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.
Đối với nước ta, đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định
hướng XHCN. Công cuộc đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tập trung
nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở đó làm rõ giá trị khoa học của lý luận về chủ
nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn chủ đề tiểu luận: “V.I. Lênin bảo
vệ và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội của C.Mác, ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”.

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 70

1



NỘI DUNG

1. Quan điểm của C.Mác và Ăngghen về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Quan điểm về một xã hội tương lai tốt đẹp, một cuộc sống khơng có áp
bức, bóc lột, bất cơng, mong muốn có được một xã hội cơng bằng, bình đẳng, tự
do, hạnh phúc được các nhà CNXH khơng tưởng Tây Âu nêu ra từ rất sớm. Với
các đại biểu tiêu biểu như: Saint Simon (1761 - 1825), Charles Fourier (1772 1839), Robert Owen (1771-1858). Các nhà XHCN không tưởng mong muốn
một xã hội tốt đẹp nhưng họ chủ trương đi đến xã hội công bằng bằng con
đường cải cách dần dần, thuyết phục giáo hoá bằng tư tưởng chứ không phải
bằng con đường đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng. Những luận điểm
đúng đắn nhất mà họ nêu ra cũng mới chỉ là những dự đoán, chưa được luận
chứng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Những hạn chế có tính chất lịch sử
mà các nhà XHCN không tưởng thế kỷ XVIII không thể vượt qua. Tuy nhiên
những tư tưởng này sau nay làm cơ sở C.Mác kế thừa phát triển dưa CNXH
không tưởng trở thành CNXH KH.
Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” viết năm 1848, bằng sự phân tích
một cách khoa học các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của xã hội TBCN
đương thời, các ơng đã chỉ ra rằng, chính điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội
của xã hội TBCN đã quy định một cách tất yếu rằng GCCN là lực lượng xã hội
có sứ mệnh lịch sử: thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội
chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Như vậy C.Mác và Ănghen chỉ ra rằng chủ
nghĩa cộng sản ra đời thay thế chủ nghĩa tư bản là một tất yếu khách quan. Đồng
thời C.Mác và Ăngghen không chỉ nói tính tất yếu của sự xuất hiện và phát triển
CNXH ở các nước TBCN tiên tiến ở châu Âu - nơi đã có đại cơng nghiệp phát
triển cao và đã sản sinh ra giai cấp vô sản hùng mạnh mà các ơng cịn bàn tới
khả năng tiến lên CNXH ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, hoặc mới chỉ bắt
đầu hình thành các quan hệ TBCN hoặc còn tồn tại các kết cấu kinh tế - xã hội
kiểu công xã nông thôn ở phương đông, đặc biệt là nước Nga.
Dựa và học thuyết HTKTXH các ông luận giải tiến trình trát triển của lịch

sử xã hội lồi người sẽ dẫn đến sự ra xã hội cộng sản, đó là một nấc thang kế
tiếp của chủ nghĩa tư bản. Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là một quá trình
phát triển lâu dài với hai giai đoạn là giai đoạn thấp tức là CNXH và giai đoạn
cao là CNCS. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta C.Mác chỉ ra: “Giữa
xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ
2


quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền
chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản”2.
C.Mác và Ăngghen cũng đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Về mặt kinh tế, mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ nhưng chế
độ tư hữu vẫn tồn tại và việc cải tạo, đi đến xóa bỏ CĐTH là một q trình dần
dần và lâu dài, có thể là rất lâu dài. Trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ
nghĩa cộng sản”, Ph. Ăngghen chỉ rõ, “chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một
cách dần dần, và chỉ khi nào đã tạo ra được một khối lượng tư liệu sản xuất cần
thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu” 3. Về phân
phối, trong “Phê phán Cương lĩnh Gô-ta”, C. Mác chỉ rõ, quan hệ phân phối
trong TKQĐ còn chứa đầy mâu thuẫn, cịn tồn tại nhiều bất bình đẳng. Đó là do,
những quan hệ sản xuất TBCN chưa được xóa bỏ hoàn toàn ngay lập tức nên
quy luật giá trị vẫn điều tiết lao động và chi phối phân phối sản phẩm lao động
xã hội. Trong đó, mục đích của nền sản xuất XHCN là vì mục đích của tồn xã
hội nhằm thỏa mãn nhu cầu vất chất và tinh thần cho mọi thành viên trong xã
hội.
C.Mác nhất quán khẳng định, TKQĐ từ CNTB lên CNCS là TKQĐ chính
trị và nhà nước của thời kỳ ấy là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ
sản do đó phải thiết lập chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản, đó là sự
cần thiết để chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực.
Như vậy ngoài việc nêu lên con đường lịch sử - tuần tự qua tất cả các hình

thái trong sự phát triển của xã hội, Mác và Ăngghen còn dự đoán con đường
phát triển bỏ qua giai đoạn TBCN ở các nước tiền TBCN để tiến lên CNXH.
2. V.I. Lênin bảo vệ và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của C.Mác
Trên cơ sở kế thừa một cách sáng tạo những tư tưởng của C.Mác về lý
luận thời kỳ quá độ trong điều kiện lịch sử đã chín muồi khi mà cách mạng
tháng Mười đã thành công, cuộc cách mạng đã mở ra kỷ nguyên mới của thời
đại, kỷ nguyên quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi tồn thế giới, cùng với
việc nhà nước Liên Xơ được thành lập - nhà nước đầu tiên của GCVS, Lênin đã
có điều kiện để phát triển bổ sung lý luận về thời kỳ quá độ.
Về tính tất yếu của thời kỳ quá độ được Lênin tập trung trình bày trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Ở đây Lênin đã luận giải tính tất yếu của
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản hoặc lịch sử phải trải
qua thời kỳ quá độ này, tức giai đoạn thấp của CNCS, chứ không thể từ CNTB
2 C.MácvàPh.Ăngghen:Toàn tập, t.19, Nxb CTQG, Hà Nội,2000, tr.47
3 Sđd, t. 4, tr. 469

3


lên giai đoạn cao ngay được, Lênin trước hết phân tích những quan điểm của
C.Mác về hình thái q độ này để từ đó chỉ ra trong lý luận của mình sự tất yếu
về quá trình hình thái này. Lênin chỉ ra ngay từ những tác phẩm trước đó, chẳng
hạn như “Phê phán cương lĩnh Gô ta”, C.Mác đã cho khẳng định với những
điều kiện kinh tế, xã hội của nó CNTB sẽ khơng thể tiến thẳng lên CNCS mà
giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có 1 thời kỳ chuyển
biến từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. “Giữa xã hội tư
bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có 1 thời kỳ chuyển biến cách mạng
từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng vời thời kỳ đó là 1 thời kỳ q độ chỉnh
trị trong đó nhà nước sẽ khơng thể là cái gì khác hơn là chuyên chỉnh cách

mạng của giai cấp vô sản”4.
Lênin đã khẳng định:“về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định”5, từ cơ
sở lý luận đó, CNXH khơng tự nhiên mà có, trong q trình phát triến, chính
CNTB đã tạo ra những tiền đề kinh tế, xã hội để chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản ra đời. Như vậy cần có một thời gian cần thiết, tất yếu để các yếu tố của
CNCS hình thành, phát triển và hồn thiện, thời gian đó chính là thời kỳ quá độ.
Lênin đồng ý với cách phân chia về các giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội CSCN của C.Mác, các ơng đều thống nhất vị trí của thời kỳ quá độ là
“những cơn đau đẻ kéo dài”, đây là giai đoạn cải tạo cách mạng trên mọi mặt
của đời sống xã hội, một giai đoạn quá độ đặc biệt, ở đó diễn ra cuộc đấu tranh
của những yếu tố của giai đoạn cũ với yếu tố của giai đoạn mới đang hình thành
và phát triển. Như vậy V.I.Lênin đã phát triến lý luận chủ nghĩa Mác về thời kỳ
quá độ lên CNXH và CNCS, làm rõ hơn vấn đề quá độ từ các nước tiền TBCN
lên CNXH.
Về đặc điểm của thời kỳ quá độ: nếu như trong giai đoạn Mác nghiên cứu,
GCCN chưa giành được chính quyền nên chưa có điều kiện thực tiễn để xây
dựng CNXH nên về đặc điểm của thời kỳ quá độ hai ông chưa có điều kiện và
tổng kết, đi sâu vào phân tích nó. Nhưng tới giai đoạn của V.I.Lênin thì khác,
với thắng lợi của cách mạng tháng Muời Nga vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử
nhà nuớc công - nơng - hình thức nhà nuớc đầu tiên của GCCN đuợc thành lập,
trước vòng vây của CNTB nhà nước ấy vẫn tồn tại, đứng vững và phát triển xây
dựng CNXH. Trong quá trình xây dựng CNXH, với cương vị là nguời đứng đầu

4 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Mát-Xcơ-va, 1978, t. 33, tr. 106
5 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến Bộ, Mát-Xcơ-va, 1978, t. 39, tr. 309

4


đất nước, cùng với việc kế thừa tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã có điều kiện

bổ sung lý luận ấy trong điều kiện xây dựng CNXH hiện thực.
Lênin khẳng định: đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ CNTB lên
CNXH là thời kỳ “đan xen” của hai kết cấu kinh tế xã hội của CNTB và CNCS.
“Không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng
sản, có một thời kỳ nhất định. Thời kỳ đó khơng thể khơng bao gồm những đặc
điểm hoặc đặc trưng của hai kết cẩu kinh tế xã hội ẩy…thời kỳ ấy không thể nào
lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đang giãy chết và CNCS
đang phát sinh, hay nói cách khác giữa CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị
tiêu diệt hẳn và CNCS đã phát sinh nhưng còn rất non yểu”6.
V.I.Lênin cũng vạch rõ những hình thức cơ bản của nền kinh tế xã hội
trong thời kỳ quá độ không thể không bao gồm các hình thức kinh tế TBCN, các
hình thức kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, các hình thức kinh tế CSCN. Tương
ứng với sự đa dạng của các hình thức ấy là những lực lượng xã hội bao gồm giai
cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản.
Về đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ Lênin chỉ rõ: thời kỳ quá độ là
việc thực hiện, sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải
tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo phương hướng
ngày càng phù hợp với tính chất xã hội, với trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, kỹ
thuật của LLSX, theo đó tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đảm bảo
phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động.
Theo V.I.lênin cần phải hiểu rằng quá độ vận dụng vào kinh tế có nghĩa
là : trong chế độ của thời kỳ này vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, có
những yếu tố, những bộ phận của CNTB đan xen với những yếu tố những bộ
phận của CNXH. Cái cũ cùng cái mới tồn tại đan xen nhau, đấu tranh với nhau.
Trên cơ sở những kinh nghiệm trong những năm xây dựng CNXH theo
chính sách cộng sản thời chiến với bối cảnh chính trị quốc tế và thực tiễn cụ thể
nuớc Nga, V.I.Lênin đã khái quát nhiều vấn đề mới của quá độ lên CNXH trên
lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt nguời nhấn mạnh đến tính quá độ ở các nước đi lên
CNXH từ trình độ tiểu nơng. Ơng viết: “Nước Nga chưa có cơ hội để thực hiện
“bước chuyển trực tiếp” lên chủ nghĩa xã hội” và do đó, “khơng nghi ngờ gì nữa

ở một nước tiểu nơng chiếm tuyệt đại đa sổ dân cư, chỉ có thể thực hiện cách
mạng xã hội chủ nghĩa bằng một loạt những biện pháp quá độ đặc biệt”7.
6 Sđd tập 39, tr. 309
7 Sđd tập 43, tr.68-6

5


6


2. Sự vận dụng lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Từ những năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ con đường
cách mạng của nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”8. Theo đó, cách mạng Việt Nam bao gồm hai
giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền với nhiệm vụ xóa bỏ ách thống trị của đế
quốc, thực dân và phong kiến nhằm giành độc lập dân tộc; cách mạng xã hội chủ
nghĩa với nhiệm vụ đưa nước ta tiến lên CNXH bỏ qua thời kỳ phát triển TBCN.
Đây là đường lối chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với phương châm, quan điểm đổi mới toàn diện
các mặt, các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó và trước hết là đổi
mới tư duy lý luận, Đảng ta đã nhận thức một cách sâu sắc hơn lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh về TKQĐ lên CNXH và con đường đi
lên CNXH ở nước ta.
Một là, về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của TKQĐ
Tại Đại hội VI (1986), Đảng ta xác định rằng, từ CNTB lên CNXH tất yếu
phải trải qua một TKQĐ và độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội cụ thể của mỗi nước. Đối với nước ta, do xuất phát điểm về
các lĩnh vực của đời sống xã hội đều rất thấp kém, nên TKQĐ rất lâu dài và khó

khăn, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ
tương ứng. “Thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ
một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương
nhiên phải lâu dài và rất khó khăn. Ðó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng” 9. Nhận thức này
khắc phục được tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về TKQĐ.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(Cương lĩnh 1991) đã xác định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản
xuất rất thấp”10.
Tổng kết 15 năm đổi mới, tại Đại hội IX, Đảng ta đã nhận thức về TKQĐ:
“Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội
trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
8 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998, tr.2
9 ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.374
10 Sđd, t.51, tr.133

7


kinh tế, xã hội có tính chất q độ” 11.Tới Đại hội XI, Đảng ta đã khái quát về
TKQĐ lên CNXH “là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh
phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài
với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” 12
TKQĐ là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái
cũ và cái mới. Đồng thời, với sự lâu dài đó, TKQĐ phải trải qua nhiều bước phát
triển với nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen cùng phát triển. Tư

tưởng này đã định hướng các nhiệm vụ, nội dung của TKQĐ ở nước ta.
Hai là, về mục tiêu và các giai đoạn phát triển của TKQĐ
Trên cơ sở tính chất và đặc điểm của TKQĐ, Cương lĩnh 1991 xác định
“Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về
cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về
chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã
hội chủ nghĩa phồn vinh”13. Đồng thời, xác định rõ hơn mục tiêu của các giai
đoạn phát triển trong TKQĐ.
Trên cơ sở đó và căn cứ vào tình hình thực tiễn đất nước, Đại hội VII đã
đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm (1991-1995) là: “vượt qua khó khăn thử
thách, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi
tiêu cực và bất cơng xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng
hiện nay”14. Và nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố xã hội chủ
nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Đây được coi lànhững dấu mốc, mục tiêu
cần đạt được củachặng đường đầu trongTKQĐ.
Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta, 10 năm đầu đổi mới đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng.Đại hội VIII (1996) của Đảng
nhận định nước ta đã kết thúc chặng đường đầu tiên và bắt đầu bước vào chặng
đường tiếp theocủa TKQĐđi lên CNXHvới nội dung trọng tâm là đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.

11 ĐCSVN: Văn kịên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.84
12 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.70
13 Sđd, t.51, tr.136
14 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.60

8



Đại hội X của Đảng đề ra quyết tâm: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại”15.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung,
phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ
ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với
kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước
ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” 16.
Như vậy, có thể hình dung lộ trình, bước đi và mục tiêu của các giai đoạn phát
triển trong TKQĐ là tương đối rõ ràng. Đó là những định hướng, những tiêu chí
cơ bản để tồn Đảng, tồn dân phấn đấu trong suốt TKQĐ ở nước ta. Chính việc
xác định cụ thể mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn là sự thể
hiện nhận thức mới của Đảng về TKQĐ lên CNXH ở nước ta.
Ba là, về cơ cấu kinh tế, xã hội và các hình thức sở hữu trong TKQĐ
Về cơ cấu xã hội, trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, Ðảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ hơn trong
TKQĐ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế,
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, những cơ cấu, tính chất, vị trí các giai cấp
trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã
hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là mối quan hệ hợp tác
và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Lợi ích giai cấp cơng
nhân thống nhất với lợi ích tồn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ðộng
lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết tồn dân tộc trên cơ sở liên
minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Ðảng lãnh đạo, kết hợp hài hồ
các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của
các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Về cơ cấu kinh tế và các hình thức sở hữu trong TKQĐ, Đảng ta xác định

nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc, chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng
bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây
dựng xong về cơ bản. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
15 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.76
16 ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.70

9


có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao
độngvà hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các
nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
Về phương diện xã hội, văn hoá, tư tưởng, TKQĐ là thời kỳ đan xen các
giá trị văn hóa XHCN và cả những giá trị văn hóa phi XHCN, cả những nhân tố
mới tích cực và cả những nhân tố tiêu cực vẫn còn tồn tại. Trong xã hội còn đan
xen các luồng tư tưởng khác nhau nhưng lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí minh là nền tảng tư tưởng của xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
của đất nước.
Bốn là, về cách thức bỏ qua chế độ TBCN trong TKQĐ
Những năm đầu đổi mới, chúng ta xác định “bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa”, đến Đại hội IX, sau 15 năm đổi mới, Đảng ta có bước phát triển
mới về nhận thức bỏ qua chế độ TBCN “tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống
trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản

xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”17.
Đặc biệt, trong quá trình vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có những nhận thức mới như giải
quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đó là khi lực
lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu,
mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi q xa
so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là một sự phát hiện, bổ
sung đáng kể vào lý luận Mác - Lênin, là kết quả của sự đổi mới tư duy của
Đảng ta về CNXH, về mối quan hệ giữa CNXHvà CNTB, là sự tiếp nối các giá
trị phát triển của văn minh nhân loại để từ đó bước lên nấc thang cao hơn là
CNXH. Nhận thức này đã góp phần khắc phục tư duy giáo điều, duy ý chí, nóng
vội, phi quy luật mà trước đây đã mắc phải.
Trong gần 30 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận thức và vận dụng sáng tạo,
phát triển nhiều vấn đề lý luận về bản chất, đặc điểm, nội dung và các giai đoạn
phát triển trong TKQĐ, có những đóng góp vào lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin.
Mặc dù quá trình nhận thức, vận dụng lý luận về TKQĐ lên CNXH ở các
giai đoạn lịch sử có những lúc, những việc chưa thành công nhưng về cơ bản, đó
17 ĐCSVN: Văn kịên Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.84

10


là q trình hồn thiện, bổ sung, phát triển sáng tạo. Đó là nhân tố quyết định
thành cơng của cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam.

11




×