Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bài giảng tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.03 KB, 25 trang )

BÀI 1:
SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
1. Mục tiêu bài giảng:
Kết thúc bài giảng, học sinh có thể:
1.1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm sống có trách nhiệm; phân tích được ý nghĩa
của việc sống có trách nhiệm và hậu quả của những hành vi thiếu trách
nhiệm.
- Chỉ rõ được những hành vi có trách nhiệm mà học sinh nên làm;
phát hiện và liệt kê được những hành vi thiếu trách nhiệm mà học sinh nên
tránh trong môi trường học đường.
1.2. Về thái độ
- Biết tỏ thái độ, lên án những hành vi sống thiếu trách nhiệm quan
sát được trong cuộc sống hàng ngày.
- Có thái độ tích cực trong việc bộc lộ các hành vi sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi.
1.3. Về kỹ năng
- Bước đầu có kỹ năng xử lý phù hợp một số tình huống thể hiện
hành vi sống có trách nhiệm của cá nhân.
- Hình thành những hành vi thể hiện cách sống có trách nhiệm, phù
hợp với nghĩa vụ, chuẩn mực của người học sinh trong môi trường học
đường.
2. Phương pháp và phương tiện giảng dạy
2.1. Phương pháp
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, có sự tham gia tích
cực của học sinh; khuyến khích và sử dụng các hình thức động não cá


nhân và tập thể. Giáo viên đóng vai trị là người tổ chức, điều khiển học
sinh thảo luận; nhận xét, đánh giá, tóm tắt những nội dung chính và đưa ra
những kết luận cuối cùng về các đơn vị kiến thức cơ bản.


- Thiết kế q trình giảng dạy có sự đan xen giữa các phần thuyết
trình với các hoạt động động não cá nhân, tập thể và các hoạt động trải
nghiệm, đóng vai, thực hành. Trong bài học này, giáo viên đặc biệt lưu ý
đến các trò chơi và hoạt động thi đua trong học tập.
Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình huấn
luyện nội dung này:
+ Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp động não cá nhân và tập thể
+ Phương pháp làm việc theo nhóm
+ Phương pháp trị chơi học tập
+ Phương pháp nhập vai
2.2. Phương tiện giảng dạy:
- Bút dạ
- Bảng
- Máy chiếu
- Giấy A0, A4
- Các thẻ giấy mầu
- Giấy A4 với nhiều màu sắc khác nhau
- Kéo cắt giấy (ít nhất 4 chiếc)
- Hồ gián giấy (ít nhất 4 lọ)
- Sắp xếp lại lớp học theo sơ đồ hình chữ U, hướng lên bục giảng
- Chuẩn bị sẵn 5 phần quà nhỏ cho mỗi cá nhân và 2 phần quà cho
cho 2 nhóm. Q tặng khơng cần nặng về giá trị vật chất, nhưng phải có
để khích lệ, động viên học sinh.


- Tài liệu phát tay
3. Tiến trình giảng dạy
ST
T


1

PHẦN

Khởi
động

NỘI DUNG

HOẠT

THỜI

ĐỘNG
Tiết 1

GIAN

Sống có trách nhiệm – nếp sống văn minh
Chuẩn bị sẵn ơ chữ
Trị chơi
trên máy tính hoặc vẽ
Dẫn dắt
“Giải
ơ 00:10
vào bài học
sơ đồ ô chữ cần giải
chữ”
lên trên bảng.

Xem video
- Video
về sống có Thảo luận
trách

2

Khám
phá

00:10

nhóm lớn.

nhiệm
Ý
nghĩa
của

sống Trị



trách “Đối đầu”

3

1

Người học


dụng – sinh
Củng

trách

cố

nhiệm



- Máy chiếu
- Hệ thống âm thanh
kết nối máy tính

chơi:

00:10

nhiệm
Vận

PHƯƠNG TIỆN

Trồng

cây

trách

nhiệm
hái

– 00:10
quả

hạnh phúc
Tiết 2
Tơi sống có trách nhiệm
dắt Trị chơi: 00:10

Khởi

Dẫn

động

vào bài học “Sống
trách




nhiệm”
Trị chơi:
2

Khám
phá


Bí kíp sống Giải


Chuẩn bị sẵn mật mã

mật

trách mã

trên máy tính hoặc vẽ,
00:10

nhiệm

in

dưới

dạng

bản

cứng phát cho học
sinh.

Kỹ năng xử

3

Thực


huống

hành

sống

tình


02 tình huống yêu cầu
Giải quyết
tình huống

học sinh phải thể hiện
00:15

cần

trách

4

Vận

nhiệm
Tổng

dụng


bài học

được những hành vi
thiết

thể

hiện

sống có trách nhiệm.
kết Hỏi - đáp

00:05

Chuẩn bị sẵn tàu bay
giấy màu vàng.

4. Bài giảng chi tiết
4.1. Tiết thứ nhất: Sống có trách nhiệm – nếp sống văn minh
Hoạt động 1: Khởi động – Trị chơi “Giải ơ chữ” (10 phút)


Mục tiêu:



Tạo khơng khí tâm lý thoải mái, gần gũi, vui vẻ để chuẩn bị

tham gia vào các hoạt động tiếp theo của bài giảng. Trên cơ sở nội dung
tổng kết, thi đua qua trò chơi, giáo viên đưa ra thông điệp dẫn dắt vào bài

giảng về trách nhiệm, sống có trách nhiệm.


Cách thức tiến hành:



Giáo viên chuẩn bị sẵn một sơ đồ ô chữ gồm 10 ô chữ hàng

ngang và 1 ô chữ hàng dọc và các câu hỏi gợi ý để học sinh giải được các
ô chữ này. Sơ đồ ơ chữ có thể được thiết kế sẵn trên máy tính hoặc vẽ
trước lên bảng trước khi giờ học bắt đầu.




Giáo viên phân nhóm và phổ biến luật chơi: Lớp được chia

thành hai nhóm theo nguyên tắc ngẫu nhiên theo phương thức đếm số.
Mỗi nhóm là một đội chơi. Hai đội sẽ cùng tham gia vào trị chơi để tìm ra
đội thắng cuộc. Kết quả của trị chơi giải ơ chữ cũng được tính vào điểm
thi đua của cả tiết học này.


Quy định cho điểm trong trị chơi: Mỗi ơ chữ hàng ngang nếu

giải đúng sẽ được 1 điểm, ô chữ hàng dọc được 5 điểm. Chỉ có thể đưa ra
đáp án cho ô chữ hàng dọc nếu đội đã giải được ít nhất 2 ơ chữ hàng
ngang. Khi ơ chữ hàng dọc được giải, trò chơi kết thúc. Khi tham gia giải ô
chữ, lần lượt các đội được lựa chọn ơ chữ hàng ngang của mình. Sau khi

đội chọn ô chữ hàng ngay, giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm lời
giải. Thời gian chuẩn bị tối đa cho một ô chữ hàng ngang là 30 giây. Hết
thời gian này, đội lựa chọn ô chữ hàng ngang khơng tìm được câu trả lời,
quyền trả lời sẽ dành lại cho đội còn lại. Nếu cả hai đội đều khơng tìm
được câu trả lời, giáo viên có thể đưa ra các gợi ý tiếp theo, đội nào tìm ra
câu trả lời trước sẽ được tính điểm.


Trị chơi có áp dụng luật ngôi sao may mắn. Mỗi đội đều có

quền 1 lần được chọn ngơi sao may mắn. Nếu trả lời đúng, kết quả trả lời
câu hỏi đó sẽ được 3 điểm. Khi ô chữ hàng dọc được giải, trị chơi sẽ kết
thúc. Đội thắng là đội có tổng điểm cao hơn. Trong trường hợp một đội
dành quyền trả lời ô chữ hàng dọc nhưng trả lời sai, đội đó sẽ bị dừng
cuộc chơi, quyền chơi dành cho đội cịn lại cho đến ơ chữ cuối cùng được
giải. Thời gian giải mỗi ô chữ hàng ngang tối đa là 30 giây.


Sau khi hướng dẫn xong luật chơi và giải đáp các câu hỏi, giáo

viên cho học sinh tham gia vào trị chơi “Giải ơ chữ”.




Ơ chữ hàng dọc được giải trong trị chơi là hai từ: “Trách

nhiệm”. Giáo viên tổng kết, khích lệ học sinh đã tham gia tích cực vào trị
chơi, thể hiện được tính tích cực và trách nhiệm của mình trong vai trị của
một người chơi trong nhóm. Giáo viên giới thiệu: “Các em đã rất thơng

minh, nỗ lực khi tìm ra được ô chữ hàng dọc, cũng là chủ đề của chúng ta
trong ngày hôm nay – chủ đề: “Sống có trách nhiệm – cách sống của
những người văn minh”. Giáo viên giới thiệu sơ bộ về bố cục của chủ đề
(trong cả 2 tiết) và ý nghĩa của việc hiểu, biết sống có trách nhiệm.
Hoạt động 2: Xem video - Thảo luận nhóm nhỏ xác định khái niệm
trách nhiệm và sống có trách nhiệm (10 phút)


Mục tiêu:



Giáo viên giúp học sinh trải nghiệm qua việc xem video đã

chuẩn bị sẵn để phân tích và nhận biết được những hành vi thể hiện cách
sống có trách nhiệm và những hành vi thể hiện sự vô trách nhiệm của các
nhân vật trong tiểu phẩm được trình chiếu.


Giúp học sinh quan sát, trải nghiệm và tỏ thái độ ủng hộ đối với

những hành vi có trách nhiệm; lên án, phản đối hành vi vô trách nhiệm của
những nhân vật trong phim.


Cách tiến hành:



Giáo viên phổ biến yêu cầu khi xem tiểu phẩm: Nhiệm vụ của


học sinh khi xem tiểu phẩm là “quan sát các nhân vật trong tiểu phẩm để
phát hiện những hành vi thể hiện sống có trách nhiệm và những hành vi
thể hiện cách sống khơng có trách nhiệm của các nhân vật, từ đó suy
ngẫm về trách nhiệm và sống có trách nhiệm trong cuộc sống”.




Sau khi phổ biến yêu cầu khi xem tiểu phẩm, giáo viên chiếu

tiểu phẩm cho học sinh xem. Tiểu phẩm có thể tham khảo tại địa chỉ:
/>

Sau khi xem xong tiểu phẩm, giáo viên có thể nêu câu hỏi, phát

vấn, thảo luận trong nhóm lớn để dẫn dắt học sinh khám phá về trách
nhiệm và những hành vi thể hiện sống có trách nhiệm hoặc sống vơ trách
nhiệm thể hiện trong tiểu phẩm. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trong
thảo luận nhóm lớn như sau:
1. Cảm nhận của em về đoạn phim vừa rồi?
2. Hãy chỉ ra những hành vi thể hiện cách sống có trách nhiệm của
các nhân vật trong phim? Ý nghĩa (tác dụng) của những hành vi sống
có trách nhiệm này là gì?
3. Hãy chỉ ra những hành vi thể hiện cách sống vô trách nhiệm của
các nhân vật trong phim? Hậu quả của những hành vi vơ trách nhiệm
này là gì?
4. Từ tiểu phẩm trên, theo em thế nào là sống có trách nhiệm?



Giáo viên nêu câu hỏi cho nhóm lớn và khích lệ các cá nhân

suy nghĩ, trả lời. Với những câu trả lời xuất sắc, giáo viên cần khích lệ
bằng quà tặng hoặc những lời khen hóm hỉnh để kích thích sự nỗ lực của
học sinh. Trong trường hợp các học sinh khơng trời lời tốt, giáo viên có thể
gợi ý sát hơn với những câu hỏi như:
1.

Với tư cách một cơng dân, khi tìm ra chiếc dây chuyền của mẹ, cậu

con trai đã hành động như thế nào?
2.

Hành động của cậu bé có đúng khơng? có ý nghĩa gì trong tình

huống này?.




Kết thúc phần thảo luận nhóm lớn, sau khi học sinh đã tìm ra

được hết các hành vi thể hiện sống có trách nhiệm và vơ trách nhiệm của
các nhân vật trong tiểu phẩm, đã chỉ ra được khái niệm sống có trách
nhiệm, giáo viên củng cố và thuyết trình ngắn gọn về khái niệm này. Nội
dung khái niệm tham khảo tại phần kiến thức cơ bản của tiết học.


Chú ý:




Giáo viên cần khích lệ học sinh trong q trình thảo luận và

thuyết trình.


Khi thấy có những nội dung thể hiện nhận thức lệch lạc của

học sinh về các hành vi thể hiện sống có trách nhiệm và vơ trách nhiệm,
giáo viên cần hướng dẫn, biến thành các tình huống có vấn đề để học sinh
thảo luận trong nhóm lớn và dẫn dắt học sinh đến nhận thức đúng.


Cần khuyến khích sự phản biện giữa các các cá nhân trong

quá trình thảo luận. Chú ý, khơng để sự phản biện thành cơng kích lẫn
nhau.
Hoạt động 3: Trị chơi “Đối đầu” - Ý nghĩa của sống có trách nhiệm
(10 phút)


Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được những hành vi sống có trách

nhiệm và ý nghĩa của hành vi sống có trách nhiệm; hiểu được những hành
vi vô trách nhiệm và hậu quả logich từ những hành vi này.


Cách tiến hành:




Giáo viên chuẩn bị sẵn các thẻ mầu ghi sẵn: hành vi thể hiện

trách nhiệm; những hành vi vô trách nhiệm; ý nghĩa của hành vi thể hiện
trách nhiệm; hậu quả của hành vi vô trách nhiệm. Lưu ý, mỗi thẻ mầu chỉ
ghi 1 trong 4 tiêu chí này. Nội dung của các hành vi thể hiện trách nhiệm,
vô trách nhiệm và vý nghĩa, hậu quả của những hành vi này được trình bày


trong phần kiến thức cơ bản. Giáo viên chuẩn bị 2 bộ thẻ mầu như nhau
phát cho hai đội chơi.


Giáo viên phổ biến luật chơi: Nhiệm vụ của mỗi đội là phải

nhanh chóng dán lên trên bảng, tại phần bảng được quy định của mình
thành 2 nhóm hành vi tương ứng: hành vi sống có trách nhiệm và hành vi
sống vô trách nhiệm. Tương ứng với mỗi hành vi sẽ có một ý nghĩa hoặc
hậu quả do hành vi tạo ra. Nhiệm vụ của các nhóm là phải phân loại đúng
các hành vi sống có trách nhiệm và vơ trách nhiệm; ghép, dán được các ý
nghĩa với các hành vi sống có trách nhiệm và những hậu quả với hành vi
vô trách nhiệm tương ứng. Những thẻ ghi ý nghĩa và hệ quả của các hành
vi được dán ngay phía dưới, nối liền với những thẻ ghi hành vi tương ứng.


Trước khi bắt đầu chơi, giáo viên chia bảng thành 2 phần

tương ứng cho 2 đội, phát thẻ màu cho hai đội. Hai đội chơi có 1 phút để
đọc, thống nhất phân loại và giao các thẻ mầu cho các thành viên tương

ứng. Hai đội có 1 phút để phân loại, sắp xếp các thẻ màu cho các thành
viên. Kết thúc 1 phút, hai đội chơi được xếp thành 2 hàng dọc hướng lên
bảng. Tiếp theo, hai đội có 2 phút để dán các thẻ màu vào bảng của mình,
phân loại các hành vi theo các khu vực tương ứng – hành vi sống có trách
nhiệm và hành vi thể hiện sự vô trách nhiệm và các ý nghĩa, hậu quả
tương ứng của các hành vi này. Các thành viên trong đội phải thực hiện
theo nguyên tắc lần lượt, thứ tự theo hàng dọc. Sau khi một thành viên dán
xong thì phải xếp xuống cuối hàng để chuẩn bị chờ đến lượt tiếp theo.
Không chấp nhận một thành viên dán nhiều hơn 1 thẻ cùng một lúc hoặc
dán hộ cho người khác. Các đội muốn chiến thắng cần thống nhất với
nhau phân loại hành vi trước và chú ý đến các ý nghĩa, hoặc hậu quả
tương ứng của những hành vi này. Kết thúc 2 phút, giáo viên cho dừng
cuộc chơi, mời các đội về vị trí quy định.




Sau khi hai đội dán xong thẻ lên bảng, giáo viên chấm điểm

sản phẩm của các nhóm. Với những cặp hành vi dán liền với ý nghĩa hoặc
hậu quả đúng, được tính 1 điểm. Sai khơng được tính điểm. Đội nào cao
điểm hơn là đội chiến thắng. Giáo viên có thể hỏi thêm để học sinh trình
bày sâu hơn về ý nghĩa và thông điệp trong các cặp hành vi phân loại đúng
để khắc sâu thơng điệp về sống có trách nhiệm cho học sinh.


Trong khi phân tích kết quả của hai đội, giáo viên cần khái quát,

phân tích thêm và chỉ rõ những hành vi sống có trách nhiệm và ý nghĩa của
nó trong cuộc sống của mỗi cá nhân; phân tích, lên án những hành vi vơ

trách nhiệm và chỉ rõ hậu quả của những hành vi này với mỗi con người,
qua đó tổng kết thơng điệp về sống có trách nhiệm và khích lệ học sinh thể
hiện những hành vi sống có trách nhiệm hàng ngày.


Lưu ý:



Giáo viên cần phổ biến tốt luật chơi và đảm bảo rằng học sinh

đã hiểu đúng luật chơi trước khi bắt đầu.


Trong lúc các nhóm xếp hàng chơi trị chơi, giáo viên cần giám

sát chặt để hai đội không phạm luật. Mục đích lớn nhất của trị chơi là tất
cả các thành viên phải tham và vào trị chơi và tích cực suy nghĩ về những
hành vi sống có trách nhiệm hoặc vơ trách nhiệm.


Trong lúc hai nhóm chơi, giáo viên có thể mở nhạc vui nhộn để

thúc giục tinh thần học sinh.
Hoạt động 4: Trò chơi: “Trồng cây trách nhiệm – hái quả hạnh
phúc - Người học sinh có trách nhiệm (10 phút)


Mục đích: Giúp học sinh trải nghiệm và hiểu được những hành


vi cụ thể mà người học sinh có trách nhiệm nên làm, cần làm trong q
trình học tập, rèn luyện ở trường, ở nhà và trong các hoạt động xã hội


tương ứng, qua đó củng cố niềm tin, mong muốn sống có trách nhiệm của
học sinh.


Cách tiến hành:



Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy A0, bút dạ và bút màu để học sinh

có thể vẽ trên giấy A0, tạo hành hình cây cổ thụ trong thời gian ngắn.
Chuẩn bị sẵn giấy mầu (nhiều loại màu sắc khác nhau), kéo và hồ gián để
học sinh có thể cắt, tạo thành những quả, lá cây tương ứng. Mục đích là
tạo điều kiện để học sinh có sáng tạo, vẽ nên một cây trên giấy A0 và dán
lá, quả là những miếng giấy màu đã được học sinh tô, vẽ, cắt tương ứng.
Cây này được gọi là “Cây trách nhiệm”.


Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi đội sẽ có 7 phút để vẽ nên

“Cây trách nhiệm” bằng bút vẽ, giấy A0, hồ gián, giấy mầu được cung cấp.
Trên Cây trách nhiệm sẽ có nhiều bơng hoa và lá trách nhiệm. Đó là những
hành vi thể hiện sống có trách nhiệm của người học sinh khi học tập, rèn
luyện trong nhà trường; tại gia đình và trong các hoạt động xã hội. Các
nhóm cần nghĩ ra tất những hành vi mà người học sinh nên làm, cần làm
và phải làm tại nhà trường, gia đình và ngoài xã hội để thể hiện là người

học sinh có trách nhiệm và ghi những hành vi này vào những bơng hóa,
trái, lá trách nhiệm trên Cây trách nhiệm. Mỗi chiếc lá, bông hoa hoặc trái
cây chỉ được ghi 1 hành vi trách nhiệm. Sau khi đã vẽ cây, tạo lá, hoa, quả
với những hành vi đã được ghi trên đó, học sinh tiến hành dán lên thân cây
đã được vẽ trên giấy, tạo thành Cây trách nhiệm của nhóm. Hai nhóm phải
vẽ, trang trí, hồn thiện cây của mình trong thời gian 7 phút.


Sau khi phổ biến xong luật chơi, giáo viên dành thời gian để hai

nhóm hồn thiện Cây trách nhiệm của mình.




Kết thúc thời gian, giáo viên dán 2 Cây trách nhiệm lên bảng và

mời đại diện của các nhóm trình bày. Giáo viên và nhóm cịn lại lắng nghe,
chấm điểm. Mỗi hành vi đúng được tính 1 điểm. Sau khi hai nhóm trình bày
xong, giáo viên tổng điểm và xác định đội thắng cuộc. Chý ý, cây của đội
nào đẹp hơn sẽ được cơng thêm 5 điểm.


Trong q trình chấm điểm, giáo viên cần lưu ý phân tích, nhấn

mạnh những hành vi quan trọng mà mỗi học sinh nên làm tại gia đình, nhà
trường và ngồi xã hội để học sinh hiểu và làm theo.


Kết thúc, giáo viên tổng kết lại những thơng điệp chính của buổi


học, nhấn mạnh lại khái niệm, ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm và
những hành vi học sinh cần làm để thể hiện trách nhiệm của mình. Giáo
viên cảm ơn học sinh đã tích cực tham gia vào trị chơi và đã xây dựng
được Cây trách nhiệm rất đẹp. Giáo viên tổng kết và xác định nhóm chiến
thắng. Cần chú ý, động viên, khích lệ nhóm được điểm thấp hơn. Kết thúc
buổi học, giáo viên cùng học sinh tôn vinh Cây trách nhiệm và khích lệ học
sinh sống, làm theo những nội dung trên Cây trách nhiệm do chính các em
xây dựng. Giáo viên khẳng định, nếu làm được như vậy, các em sẽ xứng
đáng là những học sinh trong xã hội hiện đại, những học sinh văn minh,
lịch sự. Trồng cây trách nhiệm, các em sẽ được hái quả hạnh phúc và sự
tơn trọng từ phía mọi người.


Lưu ý: Trong lúc hai nhóm xây dựng Cây trách nhiệm, giáo viên

có thể mở nhạc nhẹ nhàng, thư dãn để học sinh có thể sáng tạo tốt nhất.
Kiến thức cơ bản tiết 1


Khái niệm sống có trách nhiệm:




Mỗi người trong một mối quan hệ nhất định đều mang trên

mình một vai trị xã hội cụ thể. Kèm theo mỗi vai trò xã hội là những hành
vi xã hội, những kỳ vọng tương ứng.



Sống có trách nhiệm là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ,

vai trò của mình đối với chính bản thân mình, với gia đình và với xã hội.


Người sống có trách nhiệm là người suy nghĩ, tỏ thái độ và

hoạt động phù hợp với bổn phận, vai trò của bản thân, làm tròn nghĩa vụ
của mình, mang lại những điều có ích cho bản thân và cho người khác.
Như vậy, mọi người đều có thể và cần phải sống có trách nhiệm, khơng
phân biện địa vị xã hội, tuổi tác, kinh tế, sắc tộc.


Người sống có trách nhiệm là người ln tự chủ, chuẩn mực

trong những suy nghĩ, hành động và việc làm của mình trong quá trình thiết
lập và duy trì quan hệ với những người khác. Sống có trách nhiệm cịn thể
hiện ở việc cá nhân có trách nhiệm làm, gánh vác và có trách nhiệm nhận
lỗi, khắc phục hậu quả và sửa sai đối với những lỗi lầm do mình gây ra.


Sống có trách nhiệm là cách sống của những con người văn

minh, hiểu biết trong những xã hội văn minh, tiến bộ. Càng văn minh, tiến
bộ, con người sẽ càng biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và
với xã hội.

cơng;




Ý nghĩa của việc học sinh sống có trách nhiệm:









Được mọi người tôn trọng, tin tưởng;
Được bạn bè yêu mến; gần gũi;
Có được nhiều người bạn thân;
Giảm thiểu những xung đột, rắc rối;
Tâm hồn ln thanh thản;
Ln hồn thiện bản thân hướng tới những mục tiêu tốt đẹp;
Sống có trách nhiệm là cơ sở để gặt hái được nhiều thành




Sống có trách nhiệm là biểu hiện của một con người văn minh,

trưởng thành thật sự.

Tác hại của lối sống vô trách nhiệm:

Sống vô trách nhiệm là biểu hiện của con người không hiểu

biết, thiếu văn minh;

Bị mọi người coi thường, không tin tưởng;

Là nguyên nhân gây ra nhiều xung đột, mâu thuẫn hoặc làm
người khác khó chịu;

Lương tâm ln dày vò, cắn dứt;

Cá nhân trở thành người hay bỏ cuộc, sống dựa dẫm, khơng
có bản lĩnh, bản sắc;

Khơng có mối quan hệ hợp tác tích cực với người khác;

Trở nên cô đơn, gặp nhiều thất bại trong cuộc sống;

Xã hội gồm nhiều người sống vô trách nhiệm sẽ trở thành xã
hội nghèo nàn, tụt hậu, do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân
sống trong xã hội đó.


Những hành vi trách nhiệm, vơ trách nhiệm của học sinh và

những ý nghĩa, hệ quả tương ứng:
Các hành vi có trách nhiệm
và vơ trách nhiệm
Đi học đúng giờ
Ăn uống đầy đủ không bỏ bữa
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Học hành chăm chỉ

Giữ lời hứa và bí mật của bạn bè
Không phụ giúp bố mẹ trong công

Ý nghĩa,
hệ quả tương ứng
Khơng bị thầy cơ phạt
Có sức khỏe tốt
Khơng bị bệnh tật
Có kết quả học tập tốt
Được bạn bè tin tưởng
Bố mẹ mắng và không được tin

việc nhà
tưởng
Tham gia dọn dẹp nghĩa trang liệt Được tuyên dương, là tấm gương

Bỏ rác đúng nơi quy định
Nghe lời cha mẹ
Hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ

cho các em nhỏ
Được sống trong môi trường sạch
Được cha mẹ quý mến, tin tưởng
Hiểu bài, được bạn bè quý trọng,


thầy cô yêu mến, kết quả học tập
Tham gia hoạt động Đồn/Đội
Nói lời xin lỗi khi làm sai
Biết cám ơn khi nhận quà

Giúp người già qua đường
Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm

tốt
Tự tin, năng động hơn
Được tha thứ
Được mọi người tôn trọng
Là tấm gương cho mọi người
Bảo vệ môi trường sống của chính

mình
Bảo vệ bàn, ghế, lớp học
Được học trong lớp học đẹp
Giúp bạn hiểu bài
Bạn sẽ tiến bộ hơn
Đi chơi về muộn
Nguy hiểm cho bạn
Nhắc bài cho bạn thân trong giờ Người được nhắc bài càng lười học
kiểm tra
Nói dối bố mẹ, thầy cơ
Nói xấu bạn bè trong lớp
Nói chuyện riêng trong giờ
Đi học muộn
Vứt rác bừa bãi
Đánh nhau
Gây bất hịa với bạn trong lớp
Cãi lời ơng bà cha mẹ
Trốn tránh các giờ sinh hoạt chung
Không đeo khăn quàng đỏ
Ngủ dậy muộn

Che dấu cho bạn khi bạn quay cóp
Cho bạn chép bài
Lười biếng dọn nhà vệ sinh
Khi được phân trực nhật lớp thì ỉ lại

và học kém đi
Mất niềm tin
Bị bạn bè không ưa
Không hiểu được bài giảng
Bị phạt
Phá hoại mơi trường
Nguy hiểm đến tính mạng của bạn
Phải sống trong khó chụi, bực tức
Bị mọi người coi thường
Trở nên cơ đơn
Lớp bị hạ thi đua
Đi học muộn
Bị đình chỉ thi
Bạn sẽ lười học và học kém đi
Mất vệ sinh, sinh bệnh tật
Các bạn sẽ không muốn làm việc

vào các bạn trong nhóm

cùng với mình lần sau

4.2. Tiết thứ hai: Tơi sống có trách nhiệm
Hoạt động 1: Khởi động – Trị chơi: “Sống có trách nhiệm” (10 phút)



Mục tiêu:



Tạo khơng khí tâm lý thoải mái, gần gũi, vui vẻ để chuẩn bị

tham gia vào các hoạt động tiếp theo của bài giảng. Trên cơ sở nội dung


trò chơi, giáo viên gợi cho học sinh hồi tưởng lại những kiến thức đã học
được của buổi trước, từ đó dẫn dắt vào bài giảng.


Cách thức tiến hành:



Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm được

đặt tên là một trong 4 từ: “Sống”; “Có”; “Trách”; “Nhiệm”.


Giáo viên phổ biến luật chơi: Các nhóm khi thấy giáo viên chỉ

thẳng cánh tay, các ngón tay khép kín, duỗi thẳng về phía mình thì đồng
thanh hơ to tên của nhóm mình. Những tín hiệu khác ngồi tín hiệu đã
được quy định như trên, nhóm tuyệt đối khơng được kêu tên. Nếu nhóm
nào kêu khi tín hiệu khơng đúng hoặc tín hiệu đúng nhưng kêu chậm hoặc
kêu khơng đúng tên mình đều bị coi là thua cuộc.



Giáo viên tiến hành chơi, loại dần các nhóm thua cuộc để tìm

được nhóm chiến thắng cuối cùng. Sau khi vinh danh nhóm chiến thắng,
giáo viên nhắc lại cụm từ của trò chơi: “Sống - có - trách - nhiệm” với lưu ý
lớp đang bàn luận về chủ đề sống có trách nhiệm. Cần nhắc lại sơ bộ
những nội dung đã học được từ tiết 1 và nêu mục tiêu tiếp tục cho tiết học
hiện tại.


Sau khi hướng dẫn xong luật chơi và giải đáp các câu hỏi, giáo

viên tiến hành cho học sinh chơi. Vì trị chơi đơn giản nên khơng cần phải
chơi thử trước khi chơi thật.


Lưu ý: Trong quá trình chơi, trước tiên giáo viên phải ra hiệu

lệnh đúng để học sinh quen với cụm từ “Sống có trách nhiệm”. Tiếp theo,
giáo viên có thể đưa tay ra với các hình thế khác nhau để loại những đội
lên tiếng với những hình thế tay khơng đúng. Nâng mức khó, giáo viên có
thể kết hợp thay đổi hình thế tay với việc xáo trộn thứ tự của các đội được
chỉ định với tốc độ cao để tìm ra đội phạm luật. Trị chơi có thể tăng cao về


độ khó với việc kết hợp cả hình thế tay, tốc độ và thay đổi liên tục vị trí của
các nhóm được chỉ định.
Hoạt động 2: Trị chơi “Giải mật mã” - Bí kíp sống có trách nhiệm (10
phút)



Mục tiêu:



Giúp cho học sinh hiểu được những nguyên tắc căn bản để có

thể đảm bảo thực hiện được những hành vi sống có trách nhiệm trong
cuộc sống hàng ngày.


Cách tiến hành:



Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ một cách ngẫu nhiên. Các

nhóm được bố trí ngồi chung tại một vị trí để có thể làm việc cùng nhau
một cách thuận lợi. Trước khi phổ biến luật chơi, giáo viên ghi sẵn lên
bảng hoặc chiếu lên máy chiếu sơ đồ giải mã các bí kíp sống có trách
nhiệm.


Giáo viên nêu u cầu của trị chơi: Tiếp theo thầy/cơ sẽ trao

cho các nhóm những bí kíp căn bản để đảm bảo cho các em có thể thực
sự sống có trách nhiệm. Tuy nhiên, những bí kíp này khơng có sẵn mà đã
được mã hóa. Việc của các nhóm là phải nhanh chóng căn cứ vào sơ đồ
hướng dẫn trên bảng để giải mã những bí kíp – những ngun tắc sống có
trách nhiệm được gửi cho nhóm mình. Sau khi đã giải mã được, các nhóm

phải nhanh chóng giải thích nội dung của bí kíp đó hay giải thích vì sao
phải tn thủ ngun tắc (bí kíp) này thì mới có thể thực sự sống có trách
nhiệm. Thời gian cho việc giải mã và giải thích nội dung của bí kíp là 3
phút.


Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên phát các bí kíp đã được mã

hóa cho các nhóm và bắt đầu tính thời gian. Kết thúc thời gian thảo luận,


giải mã, giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả giải mã của
mình và thuyết trình trình nhanh về kết quả thảo luận về nội dung của bí
kíp đã tìm được trong việc sống có trách nhiệm.


Sau mỗi phần trình bày của nhóm, giáo viên củng cố, khắc sâu

thêm nội dung của những nguyên tắc căn bản đảm bảo cho mỗi cá nhân
sống có trách nhiệm. Giáo viên cần chý ý nhấn mạnh, để thực sự sống có
trách nhiệm, mỗi cá nhân phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nếu
không tuân theo những nguyên tắc này, chúng ta thực sự gặp khó khăn
trong việc thực hiện những hành vi có trách nhiệm.


Nội dung của trị chơi giải mật mã và các nguyên tắc sống có

trách nhiệm được trình bày trong phần nội dung kiến thức cơ bản của tiết
học này.
Hoạt động 3: Thực hành kỹ năng xử lý tình huống thể hiện sống có

trách nhiệm (15 phút)


Mục đích:



Bước đầu giúp học sinh nhận diện được một số tình huống khó

khăn điển hình trong quan hệ thường nhật, trong đó học sinh phải đấu
tranh giữa các vai trị khác nhau để thể hiện trách nhiệm của mình.


Học sinh có thể phân biệt, định vị đúng vai trị, nhiệm vụ của

mình trong các tình huống đưa ra và biết cách thể hiện những hành vi thích
hợp theo nguyên tắc sống có trách nhiệm


Cách tiến hành:



Trước khi thực hành, giáo viên tiến hành ghép nhóm. Giáo viên

kết hợp nhóm 1 và nhóm 3 thành một nhóm lớn; nhóm 2 và nhóm 4 thành
một nhóm lớn, đảo vị trí ngồi trong lớp. Thành viên của các nhóm được di


chuyển đến vị trí phù hợp cho việc thảo luận, làm việc nhóm. Sau khi cấu

trúc lại nhóm xong, giáo viên phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.


Nhiệm vụ của các nhóm như sau: Hai nhóm lớn sẽ có nhiệm vụ

thảo luận để đưa ra một tình huống mà các em đã quan sát thấy hoặc đã
từng phải đối mặt trong thực tế. Nội dung tình huống là một vấn đề em phải
giải quyết, trong đó em có nhiệm vụ chọn cách xử lý sao cho phù hợp và
thể hiện là một người sống có trách nhiệm. Sau khi đã bàn thảo và xác lập
được nội dung tình huống được mơ tả sơ bộ để nhóm cịn lại hiểu. Nhóm
xử lý sẽ có 1 phút suy nghĩ và cử đại diện thực hiện nhập vai xử lý theo
tình huống. Nhóm đưa ra tình huống phải cử người đại diện nhập vai diễn
tình huống để nhóm xử lý giải quyết. Thời gian giải quyết một tình huống
tối đa là 3 phút.


Sau khhi phổ biến xong yêu cầu của hoạt động, giáo viên cho

hai nhóm bốc thăm để xác định nhóm xử lý tình huống trước. Sau khi xác
định xong, giáo viên cho học sinh thảo luận để xác định tình huống và phân
vai diễn tình huống.


Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên mời nhóm đưa ra tình

huống nêu tình huống và dành thời gian cho nhóm xử lý suy nghĩ. Hết 1
phút, giáo viên u cầu nhóm đưa ra tình huống và nhóm xử lý tình huống
nhập vai để giải quyết.



Sau khi nhóm xử lý đưa ra phương án giải quyết dưới dạng

nhập vai, giáo viên hỏi ý kiến của nhóm đưa ra tình huống về cách giải
quyết của nhóm bạn. Giáo viên cần tập trung phân tích kỹ nhóm giải quyết
tình huống đã lựa chọn được phương án tối ưu chưa? Phương án đó đã
thực sự thể hiện được trách nhiệm của người tham gia tình huống chưa?




Sau khi hai nhóm trình bày quan điểm của mình, giáo viên cần

phân tích kỹ điểm được, chưa được trong cách xử lý của mỗi nhóm và chỉ
rõ, trong tình huống đó cần hành động như thế nào để thể hiện trách nhiệm
của mình.


Lưu ý:



Chú ý thời gian tối đa cho mỗi tình huống là 4 phút (1 phút suy

nghĩ + 3 phút chuẩn bị).


Giáo viên không áp đặt, không phê phán những ý kiến khác

biệt, cần tìm những điểm hợp lý để khích lệ học sinh. Với những ý kiến
không hợp lý thể hiện nhận thức, thái độ cực đoan của học sinh, cần định

hướng để chính học sinh tự phản biện, tự giải thích cho nhau hiểu, từ đó
tìm đến giải pháp đúng.


Khi học sinh thảo luận để tìm ra tình huống, giáo viên có thể

tham gia cùng các nhóm để cố vấn cho các nhóm xác định được tình
huống hay và phù hợp. Khích lệ các thành viên tham gia nhập vai tốt và xử
lý thông minh các tình huống phải đối mặt.
Tổng kết (5 phút)


Mục đích:



Khái quát, kết luận, tổng kết lại những nội dung chính trong tiết

học; củng cố thơng điệp chính trong tiết học về chủ đề: Tơi sống có trách
nhiệm.


Cách tiến hành:



Giáo viên tổng kết lại những kiến thức cơ bản đã được học

sinh tìm ra hoặc giáo viên kết luận trong suốt các hoạt động của tiết học
bằng cách cho học sinh tham gia vào trò chơi: “Tàu bay giấy”.





Giáo viên phi tàu bay giấy đã được chuẩn bị trước để tàu bay

bay trong lớp học. Tàu bay hạ cánh gần ai nhất thì người đó phải trả lời
một nội dung đã lĩnh hội được qua buổi học. Không ai được chặn máy bay
hoặc cố tình tác động đến đường bay của tàu bay giấy. Giáo viên sẽ phi
nhiều lần để nhiều học sinh trả lời câu hỏi. Trong trường hợp, học sinh khó
khăn trong việc trả lời câu hỏi, giáo viên cần gợi ý cho học sinh nhớ về
những nguyên tắc sống có trách nhiệm và các bài học kinh nghiệm rút ra
được từ quá trình thực hành xử lý tình huống sống có trách nhiệm.


Giáo viên nhận xét thái độ, tinh thần làm việc và tính tích cực

của các nhóm sau tiết học. Chú ý khích lệ tinh thần làm việc, sự sáng tạo
của các cá nhân và các nhóm.
Kiến thức cơ bản tiết 2


Các nguyên tắc để sống có trách nhiệm:



Trong cuộc sống, muốn thể hiện hành vi sống có trách nhiệm,

trước hết mỗi cá nhân phải thực sự nhận thức được ý nghĩa, sự cần thiết
và mong muốn thể hiện phong cách sống này. Tuy nhiên, mong muốn sống

có trách nhiệm khơng đồng nghĩa với việc chắc chắn thể hiện được điều
đó một cách tốt đẹp trong cuộc sống. Để thực hiện tốt cách sống có trách
nhiệm, mỗi người phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Những
ngun tắc đó được gọi là bí kíp sống có trách nhiệm.


Để thực hiện sống có trách nhiệm, cần tuân thủ nguyên tắc 4T:

“Trung thực - Tự kiểm soát - Trân trọng - Try your best”


Trung thực – Trung thực với chính mình và trung thực trong

mọi mối quan hệ xã hội. Trung thực hiểu theo nghiã đơn giản nhất là nói sự
thật, khơng lừa đơi và xa hơn là luôn thể hiện sự chân thành trong mọi mối
quan hệ - hãy làm những việc tốt cho mình và tốt cho người. Việc tốt cho


mình, hại người nhất định khơng được phép làm. Đây là điều khơng dễ
dàng gì với mỗi người bởi sự thật không phải lúc nào dũng dễ được tôn
trọng, dễ được chấp nhận và dễ nói ra! Thơng thường, chúng ta sẽ tìm
cách giấu diếm nó nếu như nó ảnh hưởng đến bản thân và những người
mình yêu quý! Nhưng đó khơng phải là cách tháo gỡ vấn đề, làm như vậy
ta chỉ khiến cho mọi việc tồi tệ hơn mà thơi!


Tự kiểm sốt – Là ln làm chủ bản thân – làm chủ cảm xúc,

thái độ và hành vi của mình trong mọi hồn cảnh, khơng để tình cảm lấn át
lý trí, khơng để xúc động điều kiển hành vi và càng khơng để lợi ích vi pháp

dẫn dắt hành động. Sống có trách nhiệm cũng là ln làm chủ được bản
thân, có chính kiến của riêng mình, khơng để người khác lôi kéo, sai khiến.
Trong cuộc sống, chúng ta nên và phải tham gia vào nhóm nào đó nhưng
hãy quan hệ với các thành viên khác bằng sự tôn trọng, chân thành, đừng
bao giờ trở thành “tay sai” mù quáng cho những người khác! Hãy tôn trọng
bản thân và giữ lịng tự tơn cho chính mình! Hãy làm chủ mình trong mọi
hồn cảnh!


Trân trọng – Hãy biết trân trọng những gì mình đã đạt được.

Nhiều người thường khơng biết trân trọng những gì mình đã có. Khi mơ
tưởng đến những thứ xa xôi, viển vông, cá nhân thường khơng cố gắng để
làm được những điều bình dị, thường nhật nhưng cần thiết khác! Trân
trọng những gì mình đã có sẽ là động lực để mỗi con người cố gắng hơn
và sống có ý nghĩa hơn để tiếp tục vươn lên và hướng đến những điều cao
đẹp.


Try your best – Làm tốt nhất những gì có thể. Thay vì cố gắng

đạt được những điều khác lớn lao và xa vời, chúng ta hãy làm tốt nhất
những gì nằm trong tầm với, trong mọi hoàn cảnh, dù thuận lợi hay khó


khăn. Như vậy là chúng ta đang sống hết mình và sống có trách nhiệm.
Ln cố gắng làm tốt nhất trong mọi hoàn cảnh cũng sẽ làm cho ta dễ
dàng thành công hơn!



Trong cuộc sống, ta thường phải đối mặt với nhiều tình huống

khó khăn. Có nhiều tình huống ta phải xử lý có sự đan xen giữa nhiều vai
trị khác nhau. Mỗi vai trò lại yêu cầu em phải hành động một cách khác
nhau để thể hiện trách nhiệm của mình. Khi xử lý những tình huống này,
các em phải đặc biệt chú ý:


Tuân thủ nguyên tắc 4T.



Luôn định vị mình chính xác trong mọi tình huống. Điều này có

nghĩa là phải xác định rõ em là ai? Đang có mặt trong tình huống đó với vai
trị chính là gì?


Hãy hành động nhanh chóng, quyết liệt trên cơ sở lợi ích của

mình và mọi người. Những điều gì có lợi cho mình, cho người thì ngay lập
tức làm; điều gì lợi mình, khơng lợi người và ngược lại thì có thể làm; việc
gì lợi mình hoặc khơng lợi mình mà hại người thì tuyệt đối khơng được
làm.


Trị chơi giải mật mã – Bí kíp sống có trách nhiệm:




Chìa khóa để giải mật mã:




Cách giải mật thư
Nắm rõ 2 khung cơ bản trong chìa khóa. Mỗi ơ sẽ chứa 2 chữ:




Chữ nằm ở phía bên nào thì được chấm 1 chấm ở phía bên



Viết lại các chữ cái sau đó dịch theo cách viết của Vietkey.

đó.

Có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:
1. />2. o/ban-ve-trach-nhiem/
3. />
4. Giáo trình TLH phát triển – Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên)
5. Giáo trình TLH phát triển – Trương Thị Khánh Hà – NXb Đại học
quốc gia Hà Nội
6. />7. />8. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×