Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận báo chí môn báo chí truyền thông đa phương tiện NGƯỜI làm báo TRONG THỜI đại TRUYỀN THÔNG đa PHƯƠNG TIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.89 KB, 13 trang )

ĐỀ TÀI: NGƯỜI LÀM BÁO TRONG THỜI ĐẠI
BÁO CHÍ - TRUYỀN THƠNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

MỞ ĐẦU
Theo dịng chảy lịch sử, sự phát triển của ngày càng mạnh mẽ
của khoa học công nghệ đã tạo ra những thay đổi căn bản đối với
con người ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt trong đó, báo chí
- truyền thơng là một trong những lĩnh vực ứng dụng cơng nghệ
nhanh chóng và nhạy bén nhất. Các nhà báo, phóng viên cũng như
những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông đang
đứng trước cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng
tạo trong công việc nhưng đồng thời cũng là những thách thức, đòi
hỏi cải thiện năng lực bản thân nhằm đáp ứng sự đòi hỏi phát triển
của công chúng cũng trong môi trường mà tốc độ và sự thay đổi
nhanh chưa từng thấy. Trong điều kiện đó, các nhà báo, phóng viên
cần phải nâng cao, phát triển những kỹ năng đa phương tiện như
một nhu cầu phát triển tự thân vừa để tránh khỏi bị đào thải trong
quá trình cạnh tranh nghề nghiệp. Vậy, mơi trường báo chí – truyền
thơng đa phương tiện có những tác động như thế nào và người làm
báo phải có hành động cụ thể gì để có thể thích ứng với mơi trường
ấy. Những phân tích dưới đây sẽ mong rằng góp phần trả lời cho
những câu hỏi được đặt ra đối với người làm báo trong thời đại báo
chí – truyền thơng đa phương tiện. Với q trình nghiên cứu ngắn
hạn trong quy mô nhỏ, hẹp, tiểu luận này chắc chắn không tránh


khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những nhận xét, bổ
sung để hoàn thiện cho những lần nghiên cứu sau.


NỘI DUNG


1. Những tác động của công nghệ truyền thông đối với người
hoạt động trong lĩnh vực báo chí – truyền thơng
a. Những tác động tích cực
Những tiến bộ vượt bậc về cơng nghệ của thời đại chắc chắn
giúp ích rất nhiều cho phương thức sống của con người. Nó thỏa
mãn nhiều khám phá và trải nghiệm trước đây chưa từng có trong
hầu hết mọi sinh hoạt đời sống từ hoạt động khoa học, giáo dục,
kinh doanh, quản lý xã hội đến sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải
trí… Cơng nghệ cũng làm cho hoạt động báo chí và truyền thơng có
thêm nhiều lợi thế. Những người làm báo chí, làm truyền thông sẽ
thuận lợi rất lớn trong việc đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa
dạng của công chúng. Hoạt động báo chí, truyền thơng ngày nay
khơng chỉ đơn thuần là cung cấp thơng tin, các loại hình giải trí mà
địi hỏi sự trực quan và tương tác cao. Nhờ cơng nghệ họ có thể có
được những điều đó ở những khu vực khác nhau một cách nhanh
chóng, kịp thời và thuận tiện nhất.
Hầu như tất cả chức năng của các phương tiện truyền thông
trong cuộc sống xã hội hiện đại đều có thể kết hợp và nâng cao năng
lực vốn có của nó thơng qua các phương tiện truyền thơng kỹ thuật
số. Hay nói cách khác, sự phát triển của báo chí, truyền thơng, viễn
thơng gắn liền với những tác động từ sự thay đổi về công nghệ
truyền thông. Thực tế hiện nay, một số công đoạn của báo chí, phát
thanh, truyền hình (như biên soạn, sản xuất và phát hành…) đang


trải qua những thay đổi về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mà thành tựu
khoa học kỹ thuật đem lại.
Truyền thông đa phương tiện là một phương thức hoạt động
báo chí mới, và nhiều phần chắc chắn sẽ là chủ đạo trong tương lai
rất gần. Không chỉ ở các nước phát triển, cuộc cạnh tranh để vươn

lên trong nghề nghiệp đối với các nhà báo ở mọi khu vực hiện nay
và tới đây sẽ rất gay gắt. Nhà báo bị buộc địi hỏi khơng thể chỉ
chun vào một lĩnh vực như phóng viên ảnh hay phóng viên viết
bài. Trường hợp phóng viên ảnh ngồi việc cung cấp phóng sự ảnh,
họ cịn có thể phỏng vấn, ghi âm, quay phim, hiệu đính âm thanh,
hình ảnh video và thậm chí cả thiết kế đồ họa, flash thì điều đó chắc
chắn cũng là địi hỏi đối với phóng viên viết bài, phóng viên quay
phim. Cũng khơng có gì là q phóng đại nếu như tự bản thân một
người có thể trở thành một “cơ quan” cung cấp sản phẩm truyền
thông đa phương tiện cho cộng đồng nhờ biết ứng dụng các loại
máy móc và cơng nghệ.
Như vậy, sự phát triển cơng nghệ đem lại cơ hội chưa từng có
để giúp mở rộng khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Bản thân
những người hoạt động báo chí, truyền thơng thời đa phương tiện là
người có những kỹ năng tổng hợp trên cơ sở việc ứng dụng sáng tạo
các thành tựu công nghệ thông tin.
b. Những tác động tiêu cực


Tuy nhiên, sự phát triển những kỹ năng tổng hợp của những
người hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thơng, bên cạnh
những mặt tích cực dễ nhận thấy cũng khơng phải khơng cịn có
những điều hệ lụy. Bản thân những hệ lụy này nằm ngay trong chính
sự phát triển những kỹ năng tổng hợp để đáp ứng đòi hỏi của mơ
hình hoạt động đa phương tiện ngày nay.
Một trong những khía cạnh đó chính là sự mâu thuẫn giữa tốc
độ phát triển và chiều sâu của sự phát triển. Mâu thuẫn giữa sự mở
rộng các khả năng hoạt động của con người và những địi hỏi chính
đáng đối với sự phát triển chiều sâu trí tuệ cần thiết trong từng khả
năng của nó.

Sự ra đời của phương tiện kỹ thuật đã thay thế cơ bản các hoạt
động con người từ lao động cơ bắp đến năng lực giác quan hay trí
não. Máy móc làm con người lười đi, máy móc làm cho con người
phụ thuộc. Nhưng điều quan trọng hơn cả là con người dường như
đến lúc tin vào máy móc hơn là tự tin vào bản thân mình. Chính sự
phát triển vượt bậc về khoa học và cơng nghệ đã làm ra điều đó.
Cơng nghệ có thể giúp cá nhân thích ứng và mở rộng các kỹ
năng trong những điều kiện nhất định, song cũng vì thế, nó rất có
nguy cơ làm thui chột các năng lực tự nhiên ở con người. Đáng lẽ
một nhà báo có thể trở thành một cây bút viết phóng sự sắc sảo và
chỉ cần như thế là đủ thì anh ta lại trở thành một nhà báo đa phương
tiện. Thay vì tập trung mọi năng lực để sáng tạo những tác phẩm có
tầm cỡ thì anh ta lại chỉ có thể viết được những phóng sự kha khá


bởi còn phải phân phối khả năng cho việc xử lý những công việc
khác như chụp ảnh, quay phim, ứng dụng phần mềm công nghệ để
xử lý sản phẩm. Bởi vì anh ta càng ngày càng phải tăng năng xuất
làm việc để kịp thời phục vụ cơng chúng đang địi hỏi rất cao trong
hưởng thụ. Tuy nhiên đây là công chúng mà nhu cầu hưởng thụ
phần lớn cũng bị tha hóa, vốn chỉ quen dùng những sản phẩm thiên
về thỏa mãn giác quan trực tiếp và không phải động não nhiều.
Và như vậy, dường như khơng có cách nào khác, chúng ta
đang trong tình trạng khơng thể cưỡng lại xu thế chung. Cái xu thế
mà tất cả mọi sản phẩm phục vụ đời sống đều phải thỏa mãn được
đòi hỏi nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Đây cũng chính là chỗ gợi mở cho
chúng ta nhiều suy nghĩ nhằm đi sâu tìm hiểu và giải quyết thấu đáo
hơn.
2. Thay đổi để đáp ứng xu hướng phát triển của các cơ quan
báo chí

Trong giai đoạn hiện nay, do tất cả các mơ hình truyền thơng
truyền thống có thể tận dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật
số để phát triển đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành các tịa soạn
hội tụ của các tập đồn truyền thơng, bởi khi chưa có internet, các
loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát
triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng khơng
bị lấn át, nhưng khi internet ra đời và phát triển cùng một loạt tiện
ích đã tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thơng
truyền thống khó cạnh tranh nổi. Xu hướng phát triển này mang tính


khách quan, đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới
trong xã hội hiện đại. Công nghệ đã làm lu mờ ranh giới giữa các
loại hình báo chí và tạo ra sự hội tụ ngoạn mục làm cho báo chí
truyền thống phải thay đổi cách làm sở trường của mình. Báo in đã
có thêm trang điện tử và các kênh truyền hình (như: VOV.TV,
Truyền hình Nhân dân; Truyền hình Quốc hội…); ở lĩnh vực phát
thanh, truyền hình cũng khơng nằm ngoại lệ đó. Xu hướng chung
của báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói,
âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang
báo…).
Một cơ quan báo hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân
phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự,
ảnh tĩnh và ảnh động, audio, video…) với mục đích nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của cơng chúng. Nói cách khác,
trong các cơ quan báo chí được tổ chức theo hướng mơ hình tịa
soạn báo chí hội tụ truyền thơng đa phương tiện. Theo mơ hình này,
thơng tin sẽ được chủ động phân phối theo cách mà cơng chúng cần
tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất. Như vậy, một
cơ quan báo chí khi đã hội tụ truyền thơng phải cấu trúc lại để trở

thành một guồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm
cho ra nhiều sản phẩm hấp dẫn với từng nhóm cơng chúng.
Khơng chỉ có thế, các cơ quan truyền thơng khác nhau đều có
mong muốn hướng tới một mơ hình tổng hợp bao gồm hầu hết các
sản phẩm, từ ấn phẩm in giấy, sản phẩm điện tử, cho đến phát thanh,
truyền hình... Thuật ngữ multimedia - truyền thông đa phương tiện


ra đời để phản ánh hiện tượng phát triển đa dạng và mạnh mẽ của
các mơ hình báo chí, truyền thơng đó; và các nhà báo trong thời đại
này cũng được gọi là multimedia journalist.
Để thích ứng với phương tiện truyền thơng mới này, các tịa
soạn đã buộc phải thay đổi không gian nơi làm việc, tăng hiệu quả
công việc trong việc trao đổi, xử lý thông tin. Việc quản lý chất
lượng tập trung sẽ đảm bảo được những thông tin nhất qn trên
mọi loại hình và kênh thơng tin của các phương tiện truyền thơng,
qua đó sẽ củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí. Áp dụng
chung một kế hoạch thống nhất sẽ đảm bảo nguồn cung cấp ổn định
thông tin độc quyền về những vấn đề đang được công chúng quan
tâm nhất. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và cả
Việt Nam.
3. Những yêu cầu đối với người làm báo trong thời đại báo
chí – truyền thơng đa phương tiện.
Đối với nhà báo cũng như những người làm việc trong lĩnh
vực báo chí- truyền thơng thì việc phát triển kỹ năng đa phương tiện
vừa là nhu cầu phát triển tự thân, vừa để tránh khỏi bị đào thải trong
quá trình cạnh tranh của các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo
nói riêng. Điều này giúp cho năng suất làm việc của mỗi cá nhân
tăng lên, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo các tác phẩm báo
chí đa loại hình của các nhà báo với mục đích đáp ứng ngày càng đa

dạng các đối tượng cơng chúng báo chí. Đáp ứng yêu cầu đó, nhà


báo cần có những thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển của
báo chí hiện đại:

Thứ nhất, nâng cao kĩ năng xử lý ngôn ngữ đa phương tiện.
Trước đây, người làm báo gần như chỉ chuyên môn một cơng việc,
do vậy một ê kíp làm việc theo lối truyền thống thường là cồng
kềnh, nhưng hiệu quả lại không cao. Làm báo thời kỳ đa phương
tiện đòi hỏi một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc,
không chỉ viết cho báo in mà cịn có thể viết cho báo điện tử, báo
phát thanh và truyền hình. Nhà báo cần có sự chun nghiệp để xử
lý thơng tin cho các kênh truyền thơng. Để thích ứng trong mơi
trường truyền thơng mới, nhà báo “đa kỹ năng” ngồi việc nắm bắt
các công nghệ làm báo truyền thống, phải biết xử lý ảnh và video,
fie âm thanh…, từ đó tăng khả năng sáng tạo các tác phẩm báo chí
đa loại hình, thu hút đa dạng các đối tượng người đọc và người
xem. Đưa tin đa phương tiện có nghĩa là mọi người cần phải hiểu rõ
đặc điểm, chức năng các loại hình báo chí khác nhau như thế nào,
tính chất các kênh thông tin khác nhau ra làm sao để có thể sử dụng
hiệu quả nhất thơng tin nào cần chuyển tải đa phương tiện và
chuyển tải như thế nào để hiệu quả thông tin được tốt nhất. Người
làm báo và người làm báo nói chung phải thành thạo kỹ năng xử lý
ngôn ngữ đa phương tiện, như xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh,
các chương trình tương tác...


Thứ hai, Cải thiện kỹ năng khai thác, chắt lọc thơng tin. Nhà
báo cần có kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục

vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí, có kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ
năng thu thập, khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin và xây dựng
tác phẩm,… Trong mơi trường báo chí cạnh tranh khốc liệt, muốn
bài viết có tác động xã hội lớn, người viết phải đào sâu, tìm tịi
những chi tiết đắt giá và điều đó chỉ có được khi người viết tiếp xúc,
gần gũi, quan sát thực tế.
Nhà báo trong kỷ nguyên số cần phải biết sử dụng và khai thác
triệt để truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của mình. Theo
đó, nhà báo phải là người biết thu hút sự hợp tác và cùng tham gia
của công chúng, coi công chúng là đối tác hoặc đồng nghiệp thông
qua các kênh truyền thông xã hội. Làm báo thời kỳ đa phương tiện,
nhà báo sẽ vừa là chủ thể, lại vừa là khách thể thông qua việc tiếp
nhận, xử lý thơng tin từ phía cơng chúng qua các trang mạng xã hội.
Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trên các trang tin điện tử.
Thứ ba, Thay đổi trong kỹ năng làm việc của nhà báo đa
phương tiện. Trong một tòa soạn, các bộ phận liên kết với nhau
bằng hệ thống máy tính từ Tổng biên tập đến các khâu sản xuất
trong tòa soạn, tạo nên một ê kíp làm việc liên hồn, có thể cùng
một lúc xử lý nhiều kênh thơng tin như truyền hình internet, báo
điện tử, báo giấy, các thông tin mạng trên điện thoại, ipad.v.v…vì
vậy, u cầu phóng viên, biên tập viên của tịa soạn hội tụ phải là
phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các
thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện.


Tin tức rõ ràng và nhất quán của một cơ quan báo chí được thể
hiện trên tất cả các loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương
hiệu cho cơ quan báo chí. Để làm được như vậy địi hỏi các cơ quan
báo chí phải phát huy được khả năng và thế mạnh của các loại hình
báo chí khác nhau trong cùng một tòa soạn trên nguyên tắc hợp nhất

nội dung. Điều này đỏi hỏi rất lớn sự nỗ lực từ phía các nhà báo
trong thời kỳ đa phương tiện hiện nay. Tính chuyên nghiệp của đội
ngũ nhà báo là hạt nhân để xây dựng nên tính chuyên nghiệp của
báo chí hiện đại.
Thứ tư, đạo đức nhà báo là một nhân tố hết sức quan trọng để
tạo nên tính chun nghiệp của phóng viên báo chí. Tính chun
nghiệp của nhà báo là sự tổng hợp của tài năng, đạo đức, sự say mê
và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao để tạo nên những tác phẩm
báo chí tiêu biểu, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Mục đích
lớn nhất của người làm báo là phải đưa thông tin trung thực, trong
một bối cảnh trung thực để mọi người có thể hiểu đúng về vấn đề,
sự kiện đó.
Truyền thơng đa phương tiện đem đến cho các nhà báo sự tiện
lợi và cơ hội phát huy sở trường và khả năng của mình, nhưng cũng
đặt ra những thách thức khơng nhỏ trong q trình tác nghiệp. Cơng
nghệ sẽ giúp cho nhà báo khả năng tiếp cận với chủ đề, sự kiện
nhanh hơn nhưng sẽ làm thui chột kiến thức và khả năng tư duy của
nhà báo nếu nhà báo đó có tư tưởng ỷ lại vào kỹ thuật và cơng nghệ.
Lối làm việc không trực tiếp đi đến hiện trường để thu thập thông
tin mà khai thác nguồn tin trên mạng rồi xào xáo trở thành tin bài


của mình là những hiện tượng làm báo tiêu cực của khơng ít phóng
viên hiện nay


KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng
tin, tất cả mọi người đều có cơ hội để học hỏi và phát triển rất nhanh
chóng. Nếu muốn, người làm báo hiện đại có thể đồng thời phát

triển những năng lực tưởng chừng hết sức khác nhau để phục vụ
những nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, như
vậy với bản thân những hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền
thơng mà khơng đáp ứng những địi hỏi của cơng chúng đa phương
tiện thì có lẽ khơng hẳn là người đó khơng thể thích ứng với thời
đại. Họ hồn tồn có thể lựa chọn đi theo một con đường riêng để
bảo tồn và phát triển những năng lực tự nhiên và thiên bẩm của
mình. Mặc dù vậy, sự cân bằng giữa việc phát triển các kĩ năng đa
phương tiện và nâng cao năng lực trong việc sáng tác là những yêu
cầu hết sức nghiêm túc và cần thiết đối với người làm báo trong thời
đại báo chí - truyền thơng đa phương tiện.



×