Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận cao học môn chính trị học Vai trò của văn nghệ quần chúng trong công tác tư tưởng ở tỉnh hòa bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.23 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mấy chục năm qua, dưới ánh sáng đường lối văn hoá, văn nghệ
đúng đắn của Đảng, sự nghiệp văn hoá, văn nghệ nói chung và văn nghệ quần
chúng nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Hoạt động văn
nghệ quần chúng đã góp phần xứng đáng vào chiến công huy hoàng đánh
thắng hai đế quốc xâm lược, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
đem đến cho nhân dân một đời sống văn hoá vui tươi, lành mạnh, góp phần
tích cực xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người
mới xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong quá trình phát triển của toàn xã hội, trong giai đoạn hội
nhập, mở của của đất nước, thì các vấn đề xây dựng một nền văn hoá quần
chúng đậm đà tính dân tộc, tính Đảng sâu sắc, trên nền tảng tinh hoa văn hoá,
văn nghệ bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước; đồng thời chọn lọc và vận
dụng những cái hay, cái đẹp trong kho tàng văn hoá, văn nghệ tiến bộ thế giới
là việc làm rất quan trọng. Bởi chính nền văn hoá đó sẽ chắp cánh cho nhân
dân ta không ngừng vươn lên, tập trung sức lực và trí tuệ phục vụ đắc lực các
nhiệm vụ chính trị của Đảng. Theo đúng như lời đồng chí Lê Duẩn đã nói:
“Xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ xây dựng một nền kinh tế mới,
một xã hội mới mà còn xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa, đem
lại giá trị chân chính cho con người, tạo cho con người phát triển toàn diện,
trở thành chủ thể có ý thức trong sự sáng tạo lịch sử”. Thay đổi tồn tại xã hội
là điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội, và con người mới chỉ hình thành
trong quá trình xây dựng xã hội mới, thông qua các hoạt động thực tiễn, các
phong trào cách mạng của quần chúng. Nhưng việc cải tạo con người, sự thay
đổi ý thức tư tưởng của con người không phải và không thể là một quá trình
tự phát. Vả chăng “muốn xây dựng chủ nghĩa, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, đi đôi với cuộc cách mạng kinh tế, tất yếu

1



phải tiến hành cách mạng tư tưởng, tinh thần và văn hoá của toàn xã hội, của
đông đảo quần chúng, nhân dân.
Như vậy, cuộc cách mạng tư tưởng này thông qua các hoạt động văn
hoá, văn nghệ quần chúng là sự nghiệp không của riêng cá nhân, một tầng lớp
hay một giai cấp nào mà đó là sự nghiệp của toàn thể nhân dân. Xuất phát từ ý
nghĩa đó em quyết định nghiên cứu đề tài “Vai trò của Văn nghệ quần
chúng trong công tác tư tưởng ở tỉnh Hòa Bình hiện nay” để có những cứ
liệu cụ thể, rõ hơn về vấn đề này. Qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động văn hoá quần chúng ở tỉnh
Hòa Bình hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức về vai trò của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động
văn nghệ quần chúng ở tỉnh Hòa Bình hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu
thực trạng của công tác văn nghệ quần chúng tại tỉnh Hòa Bình những năm
qua và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
lãnh đạo của cấp ủy Đảng về vấn đề này, hy vọng sẽ góp phần tạo ra những
bước chuyển biến trong các hoạt động văn nghệ quần chúng tỉnh Hòa Bình
giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề chung về hoạt động văn nghệ quần chúng ở tỉnh
Hòa Bình hiện nay.
- Phân tích vai trò hoạt động của văn nghệ quần chúng tại tỉnh Hòa
Bình.
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng đối với hoạt động văn nghệ quần chúng tỉnh Hòa Bình giai
đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng đối với hoạt động và vai trò của văn nghệ quần chúng ở tỉnh Hòa Bình
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các xã, huyện, toàn tỉnh Hòa
Bình, đi sâu nghiên cứu hoạt động và vai trò của văn nghệ quần chúng tại tỉnh
Hòa Bình những năm gần đây
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên hệ thống quan điểm, các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa – văn nghệ quần
chúng những năm gần đây
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lê Nin, bên
cạnh đó còn sử dụng hệ thống các phương pháp như: thống kê, nghiên cứu tài
liệu, phân tích và tổng hợp... để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung Tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về văn nghệ quần chúng trong công
tác tư tưởng
Chương 2: Vai trò của văn nghệ quần chúng trong công tác tư tưởng ở tỉnh
Hòa Bình hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò hoạt động của văn nghệ
quần chúng tỉnh Hòa Bình hiện nay

3



NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG
TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Văn nghệ quần chúng
Khái niệm văn nghệ: Văn nghệ hay còn gọi là văn học nghệ thuật, là
thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo văn học và nghệ thuật (bao gồm các loại
hình như : Văn học, sân khấu, mĩ thuật, âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, nhiếp
ảnh, múa…), là bộ phận quan trọng của văn hóa. Những giá trị sáng tạo của
văn học, nghệ thuật là tinh hoa cốt lõi tạo nên diện mạo, bản sắc của một nền
văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc.
Khái niệm văn nghệ quần chúng: Văn nghệ quần chúng là một thuật
ngữ để chỉ các hoạt động văn học nghệ thuật ở địa phương, mang tính quần
chúng, cộng đồng, không đòi hỏi phải có trình độ cao.
Văn nghệ quần chúng là biện pháp hữu cơ của công tác văn hóa văn
nghệ, là biện pháp hợp thành của công tác tư tưởng, nhằm góp phần nâng cao
sự hiểu biết, xây dựng tư tưởng tình cảm và thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh
thần của quần chúng.
Khái niệm văn hóa quần chúng:
- Theo từ điển tiếng việt : “Văn hóa quần chúng là các hình thức sinh
hoạt văn hóa phục vụ cho đông đảo quần chúng và đông đảo quần chúng có
thể tham gia”.
- Theo Hà Huy Giáp : “Văn hóa quần chúng ở đây có nghĩa là do quần
chúng tiến hành trên cơ sở phát huy tính sáng tạo, chủ động, tự nguyện của
đông đảo quần chúng, bằng phương thức riêng của nó, được sự lãnh đạo chặt
4



chẽ của Đảng, được sự chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước, nhằm đáp ứng nhu
cầu văn hóa ngày càng tăng của nhân dân và là nền móng của nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa.”
1.1.2. Chức năng của “ văn nghệ quần chúng ”
Văn hóa nói chung và văn nghệ quần chúng nói riêng có nhiều chức
năng nhưng có hai chức năng chủ yếu sau đây:
Giáo dục là chức năng rất cơ bản và bao trùm
Nó bao gồm cả giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, kiến thức, tình
cảm, thẩm mỹ ... cho quần chúng. Thông qua những hoạt động phong phú,
sinh động, các hoạt động văn nghệ quần chúng thực hiện chức năng giáo dục
một cách đắc lực nhất. Nó góp phần to lớn đem lại nhận thức cho nhân dân về
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hội, về đường
lối, quan điểm và các chính sách của đảng, giáo dục tư tưởng xã hội chủ
nghĩa, đạo đức và tình cảm cách mạng, giáo dục thẩm mỹ cho đông đảo quần
chúng.
Tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa của quần chúng
Tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa của quần chúng bao gồm cả
việc xây dựng nếp sống mới, tổ chức nghỉ ngơi, vui chơi lành mạnh cho nhân
dân nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa mới. Chức năng thứ hai thể hiện
tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà bất kỳ chế độ nào trước đây cũng
không thể có được.
1.1.3. Mục tiêu của “ văn nghệ quần chúng ”
Xuất phát từ chức năng chung của văn hóa, mục tiêu trước mắt cũng
như lâu dài của công tác văn nghệ quần chúng là tích cực góp phần giáo dục
và đào luyện con người mới xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của văn nghệ quần chúng còn là không ngừng nâng cao đời
sống văn hóa của nhân dân, tạo nên một đời sống tinh thần lạc quan, phấn
5



khởi, tươi vui nhằm thay đổi căn bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hóa
của toàn xã hội, của đông đảo quần chúng nhân dân, là tích cực góp phần xây
dựng một nền văn hóa mới.
Trên ý nghĩa đó, giáo dục và đào luyện con người mới là nhiệm vu của
cách mạng tư tưởng và văn hóa. để thực hiện nhiệm vụ ấy, công tác văn hóa
văn nghệ quần chúng phải:
• Góp phần tuyên truyền phổ biến lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và
nhà nước, những quan điểm cơ bản của Đảng về cách mạng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc...
• Phổ biến sâu rộng những kiến thức cần thiết về khoa học, kỹ thuật.
Trước hết là những kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, trong đời sống xã hội và gia đình; kịp thời phổ
biến những sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến của quần chúng để đẩy
mạnh sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất mới.
• Phổ biến có chọn lọc những tác phẩm văn học nghệ thuật trong nước và
ngoài nước, cả xưa lẫn nay, nhằm đưa văn học nghệ thuật đến quần
chúng.
• Kiên trì đấu tranh cải tạo những thói quen cũ, xây dựng nếp sống mới.
1.1.4. Công tác tư tưởng
Khái niệm tư tưởng : Theo từ điển thì tư tưởng là hình thức phản ánh
thế giới bên ngoài vào trong ý nghĩ, phản ánh mối quan hệ giữa con người với
thế giới bên ngoài.
Khái niệm công tác tư tưởng: Công tác tư tưởng là hoạt động có mục
đích của một giai cấp, một chính đảng nhằm hình thành phát triển truyền bá
hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của
chủ thể.
Nội dung công tác tư tưởng của Đảng:
6



- Công tác tư tưởng của đảng là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục làm cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân
dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
nhà nước, bồi dưỡng lý tưởng, xây dựng niềm tin, định hướng giá trị
đúng đắn, thúc đẩy cán bộ, đảng viên và nhân dân hành động tích cực,
sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
1.2. Vai trò của văn nghệ quần chúng trong công tác tư tưởng
Qua thực tiễn về xây dựng và phát triển đời sống văn nghệ ở nước ta
hiện nay cho thấy: Ở đâu đời sống kinh tế của nhân dân phát triển ổn định, có
đời sống văn hóa tốt, cấp ủy và địa phương quan tâm thì thường các địa
phương đó có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Vì sao vậy?
Vì các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ở những địa phương có
phong trào văn hóa, văn nghệ mạnh hiểu rất rõ vai trò, sức mạnh của văn nghệ
quần chúng có tác dụng rất lớn trong việc nhận thức giáo dục, động viên nhân
dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong công tác tư tưởng, văn hóa ở địa
phương.
Đời sống của nhân dân, ngoài nhu cầu về vật chất còn có nhu cầu về
tinh thần. Một trong những biểu hiện của nó là các hoạt động văn hóa văn
nghệ phát triển từ tự phát đến tự giác. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta
đã để lại cho thế hệ hôm nay nhiều giá trị văn hóa, kho tàng văn hóa nghệ
thuật dân gian đồ sộ, nhiều thể loại. Cũng không phải ngẫu nhiên, ngày nay
trên đất nước ta nhiều vùng có những hình thức sinh hoạt văn nghệ mang tính
đặc thù như : Miền Bắc có hát chèo, quan họ; miền Trung có tuồng; miền
Nam có cải lương… Chính từ những sinh hoạt văn nghệ quần chúng mang
đậm bản sắc dân tộc, văn hóa địa phương ấy, nội dung của các tiết mục, tác
phẩm còn phản ánh chân thực và sâu sắc tâm tư tình cảm, đời sống của quần
chúng nhân dân.

7


Đối với các sinh hoạt văn nghệ địa phương, phần lớn diễn viên là
nghiệp dư, các tiết mục chưa có tính nghệ thuật cao, dàn dựng ít công phu,
nhưng đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng nên thường thu hút được người
xem tại địa phương bởi có sự hấp dẫn riêng. Thông qua các vở kịch ngắn, các
ca khúc, các làn điệu dân ca…người xem dễ đồng cảm với người biểu diễn;
và thậm chí họ còn là chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Do vậy, các hoạt động văn nghệ ở địa phương cần phải được coi là một
phương thức, có sức mạnh đặc thù trong công tác tuyên truyền cho các nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thông qua văn nghệ
quần chúng ở địa phương, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của
nhà nước, nhiệm vụ chính trị, kinh tế của địa phương đến với dân nhanh hơn,
đi vào lòng dân sâu hơn là tuyên truyền bằng các phương thức khác.
Các sinh hoạt văn nghệ thường thu hút đông đảo người xem. Nó là một
hình thức giải trí – văn hóa. Nhưng thông qua hoạt động văn nghệ quần chúng
còn có tác dụng giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước và cách mạng,
truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương bằng các hình tượng nghệ thuật
sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người xem, người nghe.
Cùng cảm thụ, cùng chia sẻ với người biểu diễn các tiết mục văn nghệ,
người lao động từng bước nâng cao nhận thức, thẩm mĩ, nâng cao dân trí.
Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy : Qua hoạt động của các đội văn nghệ
quần chúng, các đội thông tin lưu động đã góp phần tích cực trong việc tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; tuyên truyền các
chính sách đổi mới kinh tế, xây dựng nông thôn mới cho đến việc tuyên
truyền chủ trương dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội;
giáo dục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội, xây dựng gia đình văn hóa trong khu dân cư…Từ thực tế đó đã chứng


8


minh vai trò quan trọng của văn nghệ quần chúng trong công tác tư tưởng ở
nước ta hiện nay.
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò văn nghệ quần chúng trong
công tác tư tưởng
Trong hoạt động văn hoá giáo dục quần chúng thì văn nghệ quần chúng
là bộ phận chủ yếu. Phong trào văn nghệ quần chúng ở nước ta rất được
khuyến khích và văn kiện Đại hội Đảng coi văn nghệ quần chúng là cơ sở của
cả nền văn nghệ nói chung : “Phát triển mạnh mẽ phong trào văn hoá, văn
nghệ quần chúng làm cơ sở cho nền văn hoá văn nghệ mới” (Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội IV của Đảng. Nxb. Sự
thật, 1977, tr. 123).
Với mục tiêu phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, Nghị
quyết Đại hội X của Đảng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã
đạt được những thành tựu khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Nhất là từ khi thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Kết quả của các công tác xây dựng gia đình,
ấp, khóm văn hoá, cơ quan văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, tang, lễ hội, hoạt động tuyên truyền cổ động, sự khởi sắc của phong trào
văn nghệ quần chúng ở cơ sở... đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận
thức trong nhân dân về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đời sống
kinh tế - xã hội; tạo điều kiện cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” phát triển mạnh.

9


Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội. Trong chiến lược phát triển đất nước ta giai
đoạn CNH – HĐH và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định cùng với nhiệm
vụ ổn định chính trị, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa và củng cố tổ chức
Đảng là vấn đề quyết định để đưa đất nước ta phát triển bền vững. Nghị quyết
Trung ương 5 ( khóa X ) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu
cầu mới, khi đề cập tới công tác tuyên giáo ở địa phương đã đặt ra nhiều vấn
đề về các lĩnh vực tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và
cách mạng, đạo đức, lối sống và xây dựng văn hóa, xã hội thông qua các
phương tiện truyền thông, các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 ( khóa
VIII ) về “ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc” đã xác định :“ Tạo ra ở các đơn vị cơ sở, các vùng dân
cư…đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng
và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân ”.
Các nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội, tiêu biểu là Nghị quyết 23
của Bộ Chính trị “ Về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời
kỳ mới ” đã khẳng định “ văn hóa – trong đó có văn nghệ - là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội ”.
Các hoạt động văn nghệ như : văn, thơ, nhạc, họa, các chương trình ca
múa nhạc, sân khấu, điện ảnh là những loại hình nghệ thuật thu hút đông đảo
người xem. Nó vừa là hình thức giải trí sau khi lao động mệt nhọc, ẩn sâu
trong các hình tượng nghệ thuật là sự truyền cảm sâu sắc, tinh tế về tư tưởng,
tình cảm của người nghệ sĩ đến công chúng. Thông qua các hình tượng nghệ
thuật đó góp phần giáo dục lòng yêu nước, đạo đức xã hội, tình cảm con
người.Với mỗi một cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trong cơ cấu tổ

chức rất cần có những người làm công tác tuyên giáo, các đồng chí lãnh đạo
10


ủy ban phụ trách công tác văn hóa – xã hội, lựa chọn những người có hiểu
biết nhất định về các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng.
Văn học, nghệ thuật (gọi tắt là văn nghệ) là lĩnh vực tinh tế và nhạy
cảm của văn hóa. Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn
nghệ ở các địa phương, công tác chỉ đạo, quản lý, phát huy tính chủ động
sáng tạo trong các hoạt động văn nghệ nói chung và văn nghệ quần chúng nói
riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các cấp ủy
Đảng, chính quyền hiện nay.

11


Chương 2
VAI TRÒ CỦA VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG TRONG CÔNG TÁC TƯ
TƯỞNG Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát chung về Tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Tỉnh Hoà Bình là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 200 19' - 210 08' vĩ
độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 73 km. Phía
Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Ðông
giáp tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 4.662,5 km2, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên cả nước.
Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi
qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thị xã Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai
Châu; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng

cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên
Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 với quốc lộ 1; quốc lộ 21 đi từ thị trấn
Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với
quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hoà Bình có mạng lưới sông suối phân
bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy
qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân
Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Ðà có
dung tích 9,5 tỷ m3 nước; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân
Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài
125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km;
sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.
Ðịa hình :
12


Địa hình Tỉnh Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, không có các
cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn và theo hướng
Tây Bắc - Ðông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt. Vùng núi cao (phía Tây Bắc)
có độ cao trung bình từ 600 - 700m, độ dốc trung bình 30 - 350, có nơi có độ
dốc trên 400. Ðịa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Diện tích toàn vùng là
2.127,4km2, chiếm 46% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du (phía
Ðông Nam) có độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc trung bình từ 20 250, địa hình là các dải núi thấp, ít bị chia cắt với diện tích toàn vùng là
2.535,1km2, chiếm 54 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu :
Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa
trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá
thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,7oC; cao nhất
41,2oC; thấp nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ
27 – 29oC; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5 - 16,50oC.

Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm.
2.1.2. Dân số - Dân tộc
Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hoà Bình có 756.713 người.
Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 452.000 người, chiếm 58,68% dân số.
Trên địa bàn tỉnh có 30 dân tộc, đông nhất là dân tộc Mường có 497.197
người, chiếm 63,3%; dân tộc Kinh có 209.852 người, chiếm 27,73%; dân tộc
Thái có 29.438 người, chiếm 3,9%; dân tộc Dao có 1.3128 người, chiếm
1,7%; dân tộc Tày có 20.537 người, chiếm 2,7%; dân tộc Mông có 3.962
người, chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%.
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất :

13


Tỉnh Hòa Bình có 466.252,86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện
tích đất nông nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện tích đất lâm nghiệp là
194.308 ha, chiếm 41,67%; diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm
5,87%; diện tích đất ở là 5.807 ha, chiếm 1,25%; diện tích đất chưa sử dụng
và sông suối đá là 172.015 ha, chiếm 36,89%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha,
chiếm 67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 hecta, chiếm 60,51%
diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha,
chiếm 6,06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích
đất bằng chưa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là
6.385 ha.
Tài nguyên rừng:
Tính đến năm 2002, diện tích đất có rừng của tỉnh Hòa Bình là 196.049
ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 146.844 ha; rừng trồng là 49.205 ha.

Trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triệu m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa,
luồng; động vật rừng có một số loài thú như: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa
núi, nai rừng nhưng số lượng không lớn.
Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh gồm có 3 khu bảo tồn thiên nhiên
với tổng diện tích là 18.435 ha, trong đó có rừng là 15.565 ha, đất trống có
khả năng nông, lâm nghiệp là 2.870 ha.
Tài nguyên, khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu
xây dựng và nguyên liệu làm sứ: Ðất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa...;
khoáng sản kim loại như: Quặng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt,
quặng đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan), vàng sa khoáng, khoáng
sản phi kim loại như pirít, photphorít, cao lanh...; khoáng sản than đã được
14


khai thác rải rác ở huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên
để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn.
Tài nguyên du lịch:
Tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Ðộng Tiên, huyện
Lạc Thủy, động Tiên Phi thị xã Hòa Bình, các khu bảo tồn thiên nhiên, suối
nước khoáng Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy thủy điện Hoà Bình lớn nhất
Đông Nam Á; bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh như bản
Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, bản Lác, bản Văn dân tộc Thái
huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc...; khu du lịch Suối
Ngọc - Vua bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến
trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian
của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm
của nền "Văn hóa Hòa Bình".
2.2. Vai trò của văn nghệ quần chúng trong công tác tư tưởng ở
Tỉnh Hòa Bình hiện nay

2.2.1. Những thành tựu đạt được
Trong đời sống văn hóa của xã hội, văn nghệ quần chúng được xem là
hoạt động văn nghệ không chuyên của quần chúng nhân dân, từ đó tạo điều
kiện để quần chúng sáng tác, biểu diễn trong hoàn cảnh văn hóa đặc thù riêng
của mình.
Nhiều năm qua, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở Tỉnh Hòa
Bình luôn được duy trì, toàn Tỉnh có 239 đội tuyên truyền văn nghệ xã,
phường, thị trấn, 1.676 đội tuyên truyền văn nghệ thôn, bản. Các đội văn nghệ
hoạt động tích cực và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa tinh thần của người dân tại khắp các thôn bản. Là một Tỉnh có nhiều dân
tộc cùng sinh sống, nhờ đó, tỉnh Hòa Bình có sự phong phú, đa dạng trong các
loại hình văn hóa văn nghệ. Đặc trưng nhất là dân ca, dân vũ của người
15


Mường tại các xã của huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc hay các dân tộc Dao,
Tày, Thái, Mông vẫn giữ được nét riêng truyền thống trong hoạt động văn
hóa văn nghệ. Bên cạnh đó, sự du nhập của đồng bào ở các tỉnh miền xuôi đã
góp phần làm phong phú hơn cho hoạt động văn nghệ quần chúng của Tỉnh.
Tiêu biểu nhất là các chiếu chèo ở huyện Yên Thủy. Nhiều câu lạc bộ chèo
được thành lập xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bên cạnh những vở chèo cổ,
nhiều câu lạc bộ đã tự viết kịch bản, dàn dựng các vở chèo ngắn phản ánh đời
sống sản xuất và lao động hôm nay với chủ đề xây dựng nông thôn mới,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình
văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội... Với sự đặc sắc đó, nhiều năm đội văn
nghệ huyện Yên Thủy giành được giải cao nhất tại các hội diễn của Tỉnh.
Ông Lưu Huy Linh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa – Thể thao và Du
lịch Tỉnh nhận định: Văn nghệ quần chúng xuất phát từ lao động sản xuất,
nhân dân sáng tác ra những tác phẩm hay như bài hát dân ca đi cấy, hát mừng
hạt lúa mới, lối hát thường rang, đối đáp…để xua đi mệt mỏi sau giờ lao

động... Nhờ đó, người lao động được thể hiện, sáng tạo và giải trí sau những
giờ lao động mệt nhọc. Cũng thông qua văn nghệ quần chúng, nhiều giá trị
văn hóa dân gian truyền thống được bảo tồn, duy trì, xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Để hoạt động văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển, hàng năm,
toàn Tỉnh đã tổ chức được 6.750 buổi biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền phục
vụ khoảng 1,4 triệu lượt người xem. Nhờ thực hiện tốt việc tuyên truyền, chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn mà đến nay 100% các huyện, thị trấn trong
Tỉnh có đội văn nghệ, 82% bản, khu phố có đội văn nghệ và câu lạc bộ hoạt
động thường xuyên, đặc biệt là một số xã đã thành lập được đội văn nghệ
người cao tuổi, đội văn nghệ thanh niên…Hội diễn tại các huyện, xã ngày
càng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Để phong trào đi vào chiều sâu, không
thể thiếu những hành động và việc làm cụ thể động viên, khích lệ. Khi có các
16


sự kiện chính trị, hội thi, hội diễn, Sở Văn hoá - Thông tin, phòng Văn hóa –
Thông tin thành phố đã cử cán bộ về cơ sở tập trung hướng dẫn và theo sát
các chương trình. Phòng cũng dành một phần kinh phí thuê nhạc công, phông
màn, tăng âm, loa đài để hỗ trợ địa phương. Các hội diễn văn nghệ quần
chúng, hội thi thông tin cổ động được tổ chức 2 năm một lần từ cấp xã,
phường lên đến cấp thành phố là dịp để các đội văn nghệ quần chúng cất cao
lời ca tiếng hát, khoe diễn tài năng. Nhiều hội thi khác như Hội thi tìm hiểu
pháp luật, hội thi tìm hiểu luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ... cũng có sự
góp sức thành công của phong trào văn nghệ quần chúng. Cấp xã, huyện có
kinh phí hoạt động của Nhà nước, cấp thôn, bản trích nguồn quỹ văn hóa văn
nghệ do chính người dân đóng góp. Nhiều đơn vị đã mua được nhạc cụ, trang
phục biểu diễn và nhờ nhạc công, biên đạo múa dàn dựng chương trình. Nhờ
đó, nhiều hội diễn nghệ thuật tại xã, phường, thị trấn được đánh giá cao về
chất lượng như hội diễn của xã Ngọc Lương (Yên Thủy), thị trấn Bo (Kim

Bôi), phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình)…

Liên hoan nghệ thuật quần chúng và hát dân ca tỉnh Hòa Bình năm 2011
Năm 2011, tại Tỉnh Hòa Bình diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa
lớn, đây có thể coi là một năm sôi nổi và thành công của hoạt động văn hóa
17


văn nghệ, tiêu biểu như : Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và hát dân ca
tỉnh Hòa Bình năm 2011 diễn ra trong 2 ngày 18 - 19/8/2011, với sự tham gia
của trên 400 diễn viên, nhạc công đến từ 14 đoàn nghệ thuật quần chúng của
11 huyện, thành phố, Công an Tỉnh, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế và Trung
tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội Tỉnh. Đây là hoạt động nhằm phát
triển phong trào văn nghệ quần chúng ở các địa phương, đồng thời làm phong
phú đời sống văn hoá tinh thần, sức sáng tạo nghệ thuật trong nhân dân, thực
hiện thành công các tiêu chí về văn hóa và xây dựng nông thôn mới, với chủ
đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương, đất nước và hướng
tới chào mừng kỷ niệm 125 năm thành lập Tỉnh Hòa Bình. Bằng các thể loại
ca, múa, nhạc và hát dân ca, các đội tham dự đã đem đến Liên hoan những ca
khúc cách mạng, những màn hát múa đặc sắc, hấp dẫn, nhiều tiết mục được
dàn dựng công phu về nội dung và chất lượng nghệ thuật, đặc biệt có các tiết
mục hát dân ca mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong Tỉnh.

Màn trình tấu cồng chiêng tại lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình
Tại lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình, màn trình tấu của hơn
1.400 nghệ nhân cồng chiêng đã được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam góp
phần tôn vinh, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của người Mường đến với công
chúng trong cả nước. Song song với đó, đoàn nghệ thuật các dân tộc Tỉnh đã
xây dựng các chương trình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Hòa Bình để

18


tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng do Bộ Văn hóa – Thể thao & Du
lịch tổ chức như Lễ hội mừng Đảng, mừng xuân Tân Mão tại Làng văn hóa
du lịch các dân tộc Việt Nam, chào mừng cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII
và đại biểu HĐND các cấp…
Hội thi văn nghệ quần chúng “Toàn dân phòng chống ma túy” cũng đã
thu hút sự tham gia của 217 diễn viên thuộc 16 đội của các huyện, thị xã, các
ngành trong tỉnh với 48 tiết mục hát và tiểu phẩm chứa đựng các nội dung
thông tin, tuyên truyền, cổ động về phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
Văn nghệ quần chúng là công cụ, vũ khí sắc bén của Đảng và cách
mạng trong quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, quá trình đổi mới và đấu
tranh với những cái lỗi thời, lạc hậu, đặc biệt là những hủ tục đã ăn sâu vào
trong mỗi người dân ở từng địa bàn dân cư của tỉnh. Các hội diễn văn nghệ
quần chúng không chỉ là nơi để những diễn viên, nghệ nhân thể hiện khả
năng, năng khiếu văn nghệ mà còn là dịp giao lưu về nét đẹp văn hóa, văn
nghệ truyền thống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân. Mặt khác, cũng từ những đội văn nghệ quần chúng, tỉnh đã tìm ra
được những “hạt nhân” trong phong trào văn nghệ, nhất là những nghệ nhân
đồng bào dân tộc thiểu số. Họ chính là những người “giữ lửa” và “tiếp lửa”
cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương, bởi họ mới hiểu hết
những tâm tư, ước vọng, truyền thống, bản sắc của đồng bào, dân tộc mình.
Bằng khả năng, lòng nhiệt tình của mình đã luôn là “hạt nhân” trong các
phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở các địa phương. Các đội văn nghệ
quần chúng cũng thể hiện vai trò của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với sự góp mặt của các đội văn nghệ quần
chúng, không những nhiều lễ hội như lễ cầu mùa, lễ mừng lúa mới…đã được
khôi phục mà các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số
cũng được đưa vào khai thác, phục vụ đời sống nhân dân. Các thành viên

trong các đội văn nghệ quần chúng còn là những tuyên truyền viên tích cực
19


trong việc vận động bà con xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tích cực phòng chống
ma túy, đảm bảo an toàn giao thông, tham gia phát triển kinh tế gia
đình...Hàng năm, chủ nhiệm nhà văn hóa, trưởng khối văn hóa xã, phường, thị
trấn, đoàn viên, thanh niên cơ sở còn được tập huấn các kiến thức để xây
dựng phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Các hội diễn nghệ thuật quần chúng đã tạo ra môi trường sinh hoạt,
giao lưu văn hóa lành mạnh, là “chất xúc tác” làm phong phú thêm đời sống
tinh thần cho người lao động. Các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật
quần chúng đã trở thành một “kênh” thông tin tuyên truyền đắc lực, phục vụ
nhu cầu cổ động chính trị, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc
Tỉnh Hòa Bình.
Có thể nói, phong trào văn nghệ quần chúng ở Tỉnh như “bông hoa đa
sắc màu”, bởi sự góp mặt của các dân tộc anh em. Đây thực sự là sân chơi bổ
ích, vừa giải trí, vừa mang tính chất giáo dục, chuyển tải được các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo các tầng lớp
nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong
phú, hạn chế sự phát sinh các tệ nạn xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân
Phong trào văn nghệ quần chúng ở Tỉnh Hòa Bình ngày càng phát triển
và mang tính bền vững là nhờ có sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo. Xác định
tầm quan trọng của phong trào văn nghệ quần chúng nên thời gian qua Tỉnh
ủy, HĐND, UBND luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phong trào này, và
được thể hiện rõ nét qua việc chỉ đạo các phòng ban của huyện, đặc biệt là
Phòng VHTT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng đội văn nghệ và
thành lập các loại hình câu lạc bộ ở các xã, phường, thị trấn…Các huyện rất

quan tâm đến phong trào văn nghệ quần chúng. Một trong những nguyên
20


nhân quan trọng làm “bệ đỡ” cho phong trào văn nghệ quần chúng phát triển
mạnh là sự nỗ lực của cán bộ nghiệp vụ trong lĩnh vực văn hóa -văn nghệ ở
địa phương. Đặc biệt là vai trò của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao
huyện, nơi có đội ngũ cán bộ giỏi về mảng văn nghệ quần chúng, được đào
tạo chuyên môn tốt về sân khấu, âm nhạc, đạo diễn.
Thành viên của các câu lạc bộ, đội văn nghệ thường là những hạt nhân
ở cơ sở, trong đó có cả những nghệ nhân cao tuổi, già làng, trưởng bản, người
có uy tín ở từng cộng đồng dân cư, am hiểu về những bản sắc văn hóa truyền
thống của dân tộc mình. Chính vì vậy mà bản sắc văn hóa, phong tục tập quán
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện vẫn được gìn giữ cho tới
ngày nay.
Phong trào văn nghệ quần chúng ở tỉnh, huyện luôn nhận được sự quan
tâm và nhiệt tình hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân không chỉ về tinh
thần mà còn cả vật chất bằng việc quyên góp ủng hộ tiền của nhân dân để xây
dựng Nhà Văn hóa, ủng hộ tiền để duy trì hoạt động thường xuyên của các
đội văn nghệ và câu lạc bộ.
2.3. Những vấn dề đặt ra trong hoạt động văn nghệ quần chúng ở
Tỉnh Hòa Bình hiện nay
Công tác chỉ đạo, quản lý, phát huy tính chủ động sáng tạo trong các hoạt
động văn nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của các cấp
ủy Đảng, chính quyền. Song cũng cần phải thấy đã có nhiều Nghị quyết của
Đảng, chính sách của Nhà nước chỉ đạo và hướng dẫn về công tác văn nghệ
trong những năm qua không ít các cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở còn xem
nhẹ, thậm chí không quan tâm. Cho rằng : các hoạt động văn nghệ là của quần
chúng, mang tính tự phát; hoặc cho rằng các hoạt động văn nghệ là của tỉnh, của
trung ương. Nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương ỷ lại vào sự phát triển mạnh

mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay như internet, phát thanh,
21


truyền hình, các đội văn hóa thông tin lưu động, chiếu bóng của tỉnh, huyện…
mà lơ là trong công tác chỉ đạo, quản lý tại địa phương mình.
Ở một số địa phương, một số cán bộ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có
nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của văn nghệ quần chúng. Như xem nhẹ
thậm chí coi thường các hoạt động quần chúng của nhân dân. Hoặc chỉ chú
trọng, nâng đỡ “văn nghệ đỉnh cao” mà quên đi mặt bằng của phong trào dành
cho cộng đồng dân cư. Có địa phương chỉ coi trọng phát triển kinh tế mà coi
nhẹ văn nghệ quần chúng. Thậm chí đánh giá thấp vai trò sáng tạo của quần
chúng, chưa thấy được quần chúng vừa là người cảm thụ vừa là người sáng
tạo nghệ thuật.
Xuất hiện các tụ điểm sinh hoạt văn nghệ tự phát, không có sự quản lý
của địa phương. Thị trường văn hóa phẩm xuất hiện các băng nhạc, phim ảnh
có nội dung không tốt. Các chương trình văn nghệ không được chọn lọc kỹ
nội dung, các bài hát đã đưa ra công diễn cho mọi lứa tuổi…
Các năm gần đây, nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng vẫn được duy
trì. Tuy nhiên, nếu xem xét trực tiếp và trên diện rộng, sẽ nhận ra hoạt động
này đã có biến đổi. Nét nổi trội dễ nhận thấy là các chương trình văn nghệ
quần chúng chủ yếu là tiết mục ca nhạc trình bày ca khúc của các tác giả
chuyên nghiệp, với bộ gõ và dàn nhạc điện tử, rất ít xuất hiện tác phẩm khai
thác và sáng tạo từ nghệ thuật truyền thống. Trang phục diễn viên chủ yếu là
mua sắm, hoặc thuê ở cửa hàng. Thường thì sắp đến ngày hội diễn, các cơ
quan, đoàn thể, đơn vị... tập trung hạt nhân văn nghệ, mời nghệ sĩ chuyên
nghiệp tới để xây dựng tiết mục, dàn dựng chương trình. Dưới sự chỉ đạo của
nghệ sĩ chuyên nghiệp, vai trò của yếu tố tự biên, tài năng văn nghệ độc đáo
riêng của quần chúng hầu như chưa được phát huy; tiết mục và chương trình
giảm tính sinh động, hồn nhiên vốn có. Trước thực tế này, có người gọi đó là

tình trạng “chuyên nghiệp hóa văn nghệ quần chúng”. Phải chăng vì thế tới
gần đây, hoạt động văn nghệ quần chúng không còn hấp dẫn như trước?...
22


Nguyên nhân :
Nguyên nhân chủ yếu để cho tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và
kéo dài là do lãnh đạo các cấp đã buông lỏng, hữu khuynh, bố trí sai một số
cán bộ chủ chốt, thiếu những luật lệ, thể chế của Nhà nước, thiếu đầu tư thích
đáng cho lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thiếu tổ chức động viên nhân dân biểu
dương, cổ vũ những nhân tố tích cực và phê phán, lên án những biểu hiện tiêu
cực, độc hại trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.
Nghị quyết 05 (khóa VIII) của Bộ Chính trị đã thể hiện những quan
điểm đổi mới có nguyên tắc của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, có tác
dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhưng nghị quyết chưa đánh
giá thật đúng tính phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận này, chưa lường
trước và đề ra được những biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế
thị trường đối với văn hoá, văn nghệ. Việc truyền đạt và tổ chức thực hiện
nghị quyết lại có nhiều sai sót. Trước những lệch lạc xuất hiện trong văn hoá,
văn nghệ, một số cấp uỷ và cơ quan Nhà nước không kịp thời phân rõ đúng
sai, thường né tranh, rụt rè trong việc xử lý; cũng có nơi sử dụng những biện
pháp hành chính không thích hợp. Một số văn nghệ sĩ đảng viên dao động,
giảm sút lòng tin, không giữ vững lập trường của Đảng.
Các Nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ, kế hoạch công tác chỉ đạo của
Ban Tuyên giáo địa phương ít có những đầu việc dành cho công tác văn nghệ
trên địa bàn hoặc phó mặc cho đồng chí cán bộ làm công tác văn hóa…Đây là
một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các hoạt động văn hóa, văn
nghệ trên địa bàn kém phát triển. Từ sự buông lỏng trong chỉ đạo, quản lý
lỏng lẻo dẫn đến tình trạng để các xu hướng văn nghệ không lành mạnh xâm
nhập vào đời sống nhân dân.


23


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY
3.1. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền có trách nhiệm chỉ đạo,
quản lý các nội dung hoạt động văn nghệ quần chúng ở địa phương
Các cấp ủy Đảng đặc biệt là các cấp ủy Đảng ở các địa phương cần xác
định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm lãnh đạo công tác văn hóa,văn nghệ quần
chúng. Cần quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác văn hóa văn nghệ
trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương.
3.1.1. Về tổ chức các loại hình sinh hoạt văn nghệ quần chúng
Công tác văn nghệ quần chúng đối với từng cấp ủy Đảng chính quyền
cần có những hình thức tổ chức khác nhau để phù hợp với tâm lý, tình cảm
của quần chúng nhân dân mỗi địa bàn khác nhau.
Trong các ngày lễ tết, lễ hội, lễ kỉ niệm của địa phương, người làm
công tác văn nghệ ở cơ sở cần tổ chức các chương trình văn nghệ gọn nhẹ, có
nội dung sâu sắc, sát thực phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cần sử dụng các loại hình nghệ thuật tuyên truyền sân khấu mà địa phương có
truyền thống phối hợp với các chương trình ca múa nhạc.
Các hình thức sinh hoạt văn nghệ cũng cần phải đa dạng. Với những
địa phương có nhiều cán bộ hưu trí là trí thức, học sinh, sinh viên, thanh thiếu
niên, nhi đồng ngoài các sinh hoạt văn nghệ mang tính cộng đồng cần tổ chức
thêm các hình thức khác như : Câu lạc bộ giới thiệu sách báo, câu lạc bộ thơ
ca, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, ngâm thơ, thi vẽ tranh, sáng tác dân ca, âm
nhạc…
Sinh hoạt văn nghệ dưới hình thức câu lạc bộ chuyên đề, số lượng quần
chúng tham gia không nhất thiết phải đông mà đối tượng chủ yếu là người có

khả năng, ham thích.
24


Nhiều địa phương hiện nay có nhà văn hóa_nơi sinh hoạt thường xuyên
của cộng đồng dân cư. Các hình thức triển lãm (tranh, ảnh cổ động, giao lưu
văn nghệ…) cũng cần được tổ chức, khai thác. Thông qua đó tuyên truyền
cho các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương thu hút
đông đảo quần chúng, có tác dụng giáo dục trong cộng đồng.
3.1.2. Về chỉ đạo, quản lý tổ chức các chương trình tham gia hội diễn
Những người phụ trách công tác văn nghệ cần có trách nhiệm tổ chức
cho đơn vị mình những chương trình văn nghệ tham gia hội diễn. Mỗi chương
trình văn nghệ tham gia hội diễn cấp cơ sở thường gọn, nhẹ, thời gian không
quá dài, phải phù hợp với yêu cầu mục đích của hội diễn. Số lượng diễn viên
quần chúng tham gia không nhiều. Trong quá trình xây dựng chương trình,
tiết mục cần chú ý tới thế mạnh của phong trào văn nghệ địa phương để tạo ấn
tượng cho người xem. Nguồn kinh phí hoạt động cho các chương trình tham
gia hội diễn ngoài việc đầu tư của chính quyền cơ sở cần tận dụng những
nguồn kinh phí khác như tài trợ, quyên góp của nhân dân, đoàn thể…
3.1.3. Về chỉ đạo, quản lý, tổ chức khai thác sưu tầm vốn văn nghệ
dân gian tại địa phương
Một trong những nội dung của công tác văn nghệ địa phương là phải
biết phát hiện, sưu tầm vốn văn nghệ dân gian. Đây là một việc làm cần thiết
và cấp bách. Nếu không ý thức được công việc này sẽ làm mai một những giá
trị văn hóa của cha ông để lại.
Có nhiều biện pháp để thực hiện khai thác sưu tầm vốn văn nghệ dân
gian tại địa phương : Phối hợp với nhà trường, đoàn thể tổ chức từng nhóm
nhỏ để gặp gỡ các nghệ nhân, ghi chép, ghi âm…tuyển chọn, giới thiệu…
3.1.4. Về chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp
biểu diễn trên địa bàn và xã hội hóa các hoạt động văn nghệ tại địa

phương
Các đội chiếu phim, các đoàn nghệ thuật về biểu diễn ở địa phương
phục vụ nhân dân tại các tụ điểm văn hóa là một hoạt động thường xuyên, phổ
25


×