Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐIỀU KIỆN có HIỆU lực của DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH của bộ LUẬT dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.63 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

NHĨM L09_13

ĐIỀU KIỆN CĨ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Bài tập lớn môn: Pháp luật Việt Nam đại cương
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Khánh Linh

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 13 LỚP L09
STT
1.
2.
3.
4.
5.
NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)
(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 1



2. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................................... 1
3. Bố cục tổng quát của đề tài................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015............2
1.1 Khái quát về di chúc...................................................................................................... 2
1.2. Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc.................3
1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc..................... 6
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC-TỪ THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT.................................................................................................................... 7
2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc..................................................... 9
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật hiện hành............................................................................................ 9
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................................ 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 13


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của
công dân. Đây là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự quy định về các trường
hợp người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật .Pháp luật hiện hành đã tạo
ra những hành lang pháp lý nhất định nhằm thực hiện và bảo vệ quyền để lại thừa kế và
quyền thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều lý do khác nhau mà khơng ít người đã
bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế. Bên cạnh đó đã

khơng ít người lập di chúc nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới việc lập di chúc
không phù hợp pháp luật khiến những người được thừa kế phải giải quyết bằng pháp
luật gây mất đi tình cảm vốn có.
Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, có thể hiểu
di chúc là sự thể hiện ý chí của chính cá nhân đó mà khơng phải là ai khác, pháp luật
tơn trọng và bảo vệ ý chí tự nguyện của cá nhân cho đến lúc họ đã chết. Mục đích của
việc lập di chúc là chuyển tài sản - di sản của mình sang cho người khác và di chúc chỉ
có hiệu lực khi người lập di chúc đã chết. Vậy Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Thừa
kế theo pháp luật như thế nào? Những trường hợp người thừa kế được hưởng thừa kế
pháp luât là gì?
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Điều kiện có hiệu lực
của di chúc theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương
trình học mơn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề chung về di chúc và đặc điểm của di chúc.
Hai là, làm rõ từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Ba là, phân tích làm sáng tỏ ý nghĩa của pháp luật khi quy định các điều kiện có
hiệu lực của di chúc.
Bốn là, phân tích và nhận xét tình huống thực tiễn về hiệu lực của di chúc.
Năm là, nhận xét và đánh giá những hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện
pháp luật dân sự về điều kiện có hiệu lực của di chúc trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
thực tiễn.
3.

Bố cục tổng quát của đề tài

Gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của

bộ luật dân sự năm 2015.

1


Chương 2 : Điều kiện có hiệu lực của di chúc – từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp
đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA
DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1 Khái quát về di chúc
1.1.1 Định nghĩa di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.
Đây là định nghĩa được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khi
muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người có tài sản thường chọn
lập di chúc. Và những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc
này.
1.1.2 Đặc điểm của di chúc
Di chúc với tư cách là căn cứ để dựa vào đó thực hiện q trình dịch chuyển di sản
của người chết cho người khác luôn luôn hàm chứa các đặc điểm sau đây:
-

Một là, di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân.

+
Di chúc là “sự thể hiện ý chí của cá nhân” (Điều 646 BLDS 2005) nên nó được
hình thành duy nhất bằng ý chí đơn phương của người để lại thừa kế (một bên chủ thể
trong giao dịch dân sự về thừa kể). Qua việc lập di chúc, cá nhân đó có ý định làm xác
lập một giao dịch dân sự về thừa kế.

+
Họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã
được họ xác định trong di chúc mà khơng cần biết người đó có nhận di sản của mình
hay khơng.
-

Hai là, di chúc là một giao dịch dân sự xem trọng hình thức.

+
Đây là nội dung quan trọng không thể thiếu được của một di chúc nếu muốn
được coi là một căn cứ để dịch chuyển tài sản của người chết cho những người khác.
+
Một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một khối tài sản trước khi chết
và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho ai. Mặt khác, cho dù trước lúc chết,
người đó có một khối tài sản và cũng để lại di chúc nhưng nếu di chúc khơng chứa đựng
nội dung này thì cũng không làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc.
+
Thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của
họ được dịch chuyển từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền
định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tơn trọng và bảo đảm

2


quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, đảm bảo cho người lập di
chúc “có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi”.
-

Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.


+
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm
người lập ra di chúc chết. Khoản 1 Điều 667 BLDS 2005 đã quy định: “Di chúc có hiệu
lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”. Nói ngược lại, khi người lập di chúc cịn sống
thì di chúc đó chưa có hiệu lực.
+
Dù di chúc đã được lập nhưng khi người lập di chúc cịn sống thì người thừa
kế theo di chúc khơng có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập di chúc và
họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di sản đó hay khơng. Pháp luật tơn trọng quyền
lập di chúc của cá nhân
- Bốn là, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc
trong bất kỳ lúc nào.
+
Nếu sự định đoạt trong di chúc đã lập khơng cịn phù hợp với điều kiện, hồn
cảnh hiện tại thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ di chúc.
+
Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ
sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung
mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
+
Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc
trước bị hủy bỏ.
1.2. Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
1.2.1. Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc
*
Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi
lập di chúc. Cụ thể:
Một, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền tự mình lập di chúc.
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội, hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.
Hai, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được
lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Ba, theo quy định của BLDS 2015, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ
hành vi thì khơng được lập di chúc.
Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị các chất kích thích tác động
tới hệ thần kinh trung ương khiến họ bị ảnh hưởng về khả năng nhận thức, điều khiển
hành vi dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Vì vậy, pháp luật mới quy định quyền, lợi

3


ích của những thành viên khác trong gia đình sẽ được bảo vệ khi yêu cầu Tòa án tuyên
bố hạn chế năng lực hành vi với họ. Các giao dịch không nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày; hoặc luật liên quan có quy định khác mà họ xác lập có thể bị tun bố
vơ hiệu (nếu có u cầu). Do vậy, các giao dịch không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày; hoặc luật liên quan có quy định khác mà họ xác lập có thể bị tuyên bố vô
hiệu. Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được lập di chúc.

*

Thứ hai, quyền của người lập di chúc theo Điều 626 BLDS 2015 có quyền sau

đây:
-

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

-


Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

-

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

-

Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

-

Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

1.2.2. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt
Hoàn toàn tự nguyện là các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí,
nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch
mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự
nguyện thoả thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình”.
Biểu hiện của tính tự nguyện trong việc lập di chúc
+
Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, việc lập di
chúc cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc.
+ Tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí
+
Muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc
hay khơng, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể
hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc


1.2.3. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức
xã hội
*
Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: “Nội dung của di chúc
không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
-Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

4


+
Ngày, tháng, năm lập di chúc;
+
Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
+
Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
+
Di sản để lại và nơi có di sản.
Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội
dung khác.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di
chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
*
Theo quy định này, khi người để lại di sản thực hiện quyền lập di chúc của mình
chỉ cần đảm bảo khơng vi phạm những quy định của luật không cho phép người lập di
chúc thực hiện. Hiện nay, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đều liệt kê hành vi bị

cấm tương ứng với phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Ví dụ, Luật Thương mại năm 2005 (Điều 70, 71), Luật Doanh nghiệp năm 2014
(Điều 17, 39), Luật Đất đai năm 2013 (Điều 12)… Trong khi đó, BLDS năm 2015 chỉ
liệt kê một số hành vi bị cấm như: “cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục
đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam”
hay “nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”.
Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt
tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho
người thừa kế. Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di
chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người cịn sống.
Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là quyền địn đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào
của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà
nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội
thì có thể bị coi là vơ hiệu.
1.2.4. Hình thức của di chúc đúng quy định của luật
* Di chúc có thể được thể hiện dưới một trong hai hình thức: di chúc bằng văn bản hoặc
di chúc miệng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chỉ lập di chúc miệng khi không thể lập di
chúc bằng văn bản.
-

Di chúc bằng văn bản bao gồm 4 hình thức:
Di chúc bằng văn bản khơng có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có cơng chứng.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

-

Di chúc miệng


5


Di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe
dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc cịn sống,
minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ
* Di chúc bằng văn bản không có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp,
nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 630 BLDS. Di chúc miệng được
coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít
nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được
cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng.
* Điều 1 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về phạm vi áp dụng, thì: “Các
quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và các bất động sản khác, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết
hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá
khác”. Như vậy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 vẫn chưa thừa nhận việc di chúc được
lập dưới hình thức chứng thư điện tử, cịn BLDS năm 2015 vẫn chưa có quy định đề cập
đến hình thức di chúc bằng chứng thư điện tử tại Chương XXII về thừa kế theo di chúc.
1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Xét theo quy định của pháp luật, thì một di chúc có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng các
điều kiện sau:
- Thứ nhất: Điều kiện về năng lực chủ thể
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh cá nhân có khả năng bằng hành vi của
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ có thể lập di chúc thể hiện ý
chí của mình khi cá nhân đó có thể định đoạt được tài sản của mình. Vì vậy, pháp luật
địi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng

nhận thức về việc định đoạt tài sản của mình. Vì thế mà pháp luật yêu cầu người lập di
chúc phải là người đã thành niên và hồn tồn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập
di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Thứ hai: Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc
cưỡng ép. Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý
nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sản của
họ sau khi chết. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí
của họ ra bên ngồi, sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người
lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc lừa dối. Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự
cưỡng ép về thể chất hoặc về tinh thần. Lừa dối người lập di chúc có thể được thực

6


hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã
chết hoặc đã mất tích nên khơng để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người
khác,...
- Thứ ba: Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài
sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho
người thừa kế... Bản thân di chúc thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di
chcus trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người cịn sống,
pháp luật khơng can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa
là quyền địn đoạt ấy khơng chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định đoạt của
người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc
có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì có thể bị coi là vơ hiệu.
- Thứ tư: Điều kiện về hình thức
Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ

theo quy định tại Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong một só trường
hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản và có cơng
chứng/chứng thực. Tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt
hình thức và khi khơng đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi
là vơ hiệu.
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC-TỪ THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT
Bản án số 05/2020/DS-PT ngày 26/02/2020 về việc “Yêu cầu hủy di chúc” của Tịa án
nhân dân tỉnh Đắk Nơng.
Nội dung tranh chấp diễn ra giữa Nguyên đơn là bà Vàng Thị G và Bị đơn là bà Sùng
Thị S như sau:
Nguyên đơn bà Vàng Thị G trình bày giữa bà và ông Thào Seo S chung sống với nhau
như vợ chồng từ tháng 6 năm 1986, không đăng ký kết hơn, được hai bên gia đình tổ
chức lễ cưới. Ơng G và bà S có 05 con chung là: Thào Thị P, sinh năm 1990; Thào A P,
sinh năm 1993; Thào Thị S, sinh năm 1996; Thào Thị O, sinh năm 1999 và Thào Thị T,
sinh năm 2001. Quá trình chung sống bà G và ông S cùng các con đã tạo lập được khối
tài sản chung khoảng 03 ha đất rẫy và 02 thửa đất ở, đều chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, toạ lạc tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông. Năm 2015
ơng S có quan hệ với người phụ nữ khác bị gia đình bắt được nên u cầu ơng làm bản
cam kết khơng tái phạm nữa, sau đó vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, ơng S lấy tiền của gia
đình và vay mượn thêm của các con để xây một ngơi nhà xây cấp 4 trên diện tích đất
20m x 30m để ở riêng. Đến khoảng tháng 8 năm 2018 ông S đưa bà Sùng Thị S về ở
trong căn nhà mới xây, vợ con khơng đồng ý nhưng vì ông S bị bệnh nên

7


chưa kịp giải quyết. Ngày 18-11-2018, ông S đang điều trị bệnh tại bệnh viện đa khoa

tỉnh Đăk Nơng thì bà Sùng Thị S đưa ông Sùng A V là anh họ của bà S đến bệnh viện
bắt ông S viết di chúc để lại toàn bộ tài sản gồm khoảng 03 ha đất rẫy và 01 căn nhà
xây cấp 4 trên diện tích đất khoảng 20 x 30m tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông
cho bà Sùng Thị S, trong khi đất rẫy bà G và các con đang quản lý, sử dụng nhưng
không hề biết. Sau khi ông S chết bà Sùng Thị S căn cứ vào bản di chúc này để chiếm
nhà và đất rẫy của bà G. Nay bà G cho rằng việc ông S lập di chúc để lại tài sản cho bà
Sùng Thị S là không đúng quy định của pháp luật với những lý do sau: Tài sản chung
giữa vợ chồng ông S, bà G và các con tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân nhưng ông S
tự ý lấy tài sản chung của gia đình để lại cho bà Sùng Thị S mà không được sự đồng
ý của bà và các con là không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia
đình bà. Do đó, bà làm đơn khởi kiện u cầu Tịa án tuyên bố bản di chúc lập ngày 1811-2018 giữa ông Thào Seo S và bà Sùng Thị S bị vô hiệu.
Bị đơn bà Sùng Thị S trình bày: Trước khi ông Thào Seo S xin cưới bà Sùng Thị S làm
vợ thì giữa ơng S, bà S đã lập bản cam kết ngày 24-10-2017 tại nhà ông Sùng A L, cụm
a, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đăk Nông. Nội dung bản cam kết thể hiện ông S, bà Vàng Thị G
chung sống với nhau không đăng ký kết hôn và đã có con chung. Do vợ chồng mâu
thuẫn đã bỏ nhau và thoả thuận chia tài sản có sự chứng kiến của hai bên nội, ngoại,
chính quyền thơn và anh Thào Seo H, Vàng A P. Biên bản chia tài sản đã bị thất lạc, nên
không thể cung cấp cho Tịa án được. Vì vậy, tồn bộ tài sản gồm khoảng 03 hecta đất
rẫy đã trồng điều và cà phê; 01 ngơi nhà xây cấp 4 trên diện tích đất (20m x 30m) tại
bản S, xã Đ là tài sản riêng của ông Thào Seo S. Khoảng tháng 8-2018, bà S và ông S
đến Uỷ ban nhân dân (Viết tắt UBND) xã Đ để làm thủ tục xin đăng ký kết hơn, nhưng
khơng được chấp nhận vì ơng S, bà G tự ý thỏa thuận ly hôn tại thôn bản khơng có giá
trị pháp lý, nên ơng bà khơng đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, do bà S có nguyện vọng được ở lại xã Đ để làm ăn sinh sống với ông S, nên
Công an xã Đ cho bà S nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của ông S và tự ý ghi tên bà S vào
mục quan hệ với chủ hộ là vợ. Tháng 10-2018, ông Thào Seo S bị bệnh hiểm nghèo
phải điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nơng, đến ngày 05-12-2018 thì ơng S chết.
Trong thời gian chữa bệnh, ngày 18-11-2018 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông ông
Thào Seo S đã nhờ anh họ của bà S là ông Sùng A V viết di chúc để lại tài sản cho bà S
gồm: 01 căn nhà xây cấp 4 làm trên diện tích đất khoảng 20m x 30m và 03ha đất rẫy đã

trồng cà phê và cây điều, địa chỉ tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nơng. Bản di chúc
có chữ ký của ông Thào Seo S, bà Sùng Thị S và người làm chứng Vàng A P, Sùng A V,
Thào A C, Thào A S và Thào Seo T. Bà S thừa nhận nội dung bản di chúc không rõ ràng,
mang tính ràng buộc bà S, khơng cho bà S đi lấy chồng, nếu bà S vi phạm ý chí của ơng
S thì bà S mất hết tài sản được thừa kế. Bà S xác định toàn bộ tài sản ông S để lại cho bà
S là tài sản riêng của ông S, nên bà S được quyền quản lý, sử dụng. Do đó, bà khơng
chấp nhận việc bà G yêu cầu huỷ di chúc, đề nghị Tòa án bác đơn khởi kiện của bà G và
công nhận bản di chúc được lập ngày 18-11-2018 của ông S là hợp pháp.

8


Tại bản án sơ thẩm số: 07/2019/DS-ST ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà
Vàng Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tuyên bố di chúc do bà Sùng Thị S xuất trình, có
nội dung ơng Thào Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và 01 diện tích đất ở trên
đất có 01 ngơi nhà xây cấp 4, tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị
S, được lập ngày 18-11-2018 là vô hiệu.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 31-7-2019, bà Sùng Thị S làm đơn kháng cáo toàn bộ bản
án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ
vụ án, kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định Chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của bà Vàng Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tun bố di chúc có nội
dung ơng Thào Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và diện tích đất ở, trên đất có
01 căn nhà xây cấp 4, tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S, lập
ngày 18-11-2018 bị vơ hiệu.
2.1. Quan điểm của các cấp Tịa án xét xử vụ việc
Dựa vào nội dung tóm tắt trên, sinh viên đưa ra quan điểm và lập luận của Tồ án trong
việc xác định di chúc do ơng S lập là hợp pháp hay không hợp pháp?
Quan điểm và lập luận của tòa án trong việc xác định di chúc của Toà án trong việc xác
định di chúc do ông Thào Seo S là không hợp pháp.

2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Sinh viên đưa ra ý kiến, đánh giá về hiệu lực pháp luật của di chúc do ông Thào
Seo S lập. (Đồng ý hay khơng đồng ý với quan điểm của Tịa án). Dựa trên cơ sở pháp
lý nào?
Bản di chúc do ông Thào Seo S lập ra là không hợp pháp. Dựa trên các cơ sở pháp lý:
=> Về hình thức của di chúc: theo điều 634 và khoảng 3 điều 638 bộ luật dân sự 2015.
Điều 634. Bộ luật Dân sự 2015 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc khơng tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh
máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai
người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt
những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người
lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631
và Điều 632 của Bộ luật này.
Điều 638. Bộ luật Dân sự 2015 Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được cơng
chứng hoặc chứng thực:

9


3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có
xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
Vì vậy trong tình huống trên thì:
Ơng S đang điều trị tại bệnh viện và nhờ người khác viết bản di chúc nhưng khơng có
xác nhận của người phụ trách bệnh viện. Mặt khác tại thời điểm lập di chúc người làm
chứng anh Vàng A P khơng có mặt tại bệnh viện, sau đó anh Thào Seo T đưa di chúc về
nhà nhờ anh P ký là vi phạm Điều 634 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật Dân sự.
Về nội dung của di chúc:

Ông Thào Seo S và bà Vàng Thị G chung sống với nhau như vợ chồng từ tháng 6 năm
1986, không đăng ký kết hôn, được hai gia đình tổ chức lễ cưới. Theo quy định tại điểm
a khoản 3 của Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 09-6- 2000 thì trường hợp quan hệ
vợ chồng được xác lập trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hơn thì được
khuyến khích đăng ký kết hơn; nếu có u cầu ly hơn thì được giải quyết theo quy định
về ly hơn của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy, ông S, bà G chung sống
với nhau như vợ chồng từ năm 1986, mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được
pháp luật thừa nhận là quan hệ vợ chồng.
Sau khi vợ chồng xảy ra mâu thuẩn, ông bà chưa được cơ quan có thẩm quyền giải
quyết ly hôn và chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản ông S lập di chúc để lại cho bà S có nguồn gốc do Trung đồn 720 cấp
khoảng 01ha, gia đình ơng S khai hoang thêm khoảng 01ha và mua của anh Nguyễn
Trọng T 01ha; đất ở gồm có 02 thửa đã làm nhà trong đó: 01 căn nhà hiện nay bà G
cùng các con đang quản lý sử dụng, có nguồn gốc do Trung Đồn 720 cấp và 01 căn
nhà ơng S lập di chúc để lại cho bà S, có nguồn gốc do ông S, bà G mua vào năm 2005,
đều là tài sản chung của vợ chồng ông S, bà G và các con. Tại thời điểm lập di chúc,
ông Thào Seo S khơng có chứng cứ chứng minh tài sản ông để lại cho bà S là tài sản
thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông. Đây là tài sản được tạo lập trong thời gian ông
S và bà G chung sống với nhau, là tài sản chung hợp nhất, có quyền ngang nhau trong
việc sử dụng, định đoạt. Ông S, bà G chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho
ly hôn và phân chia tài sản chung. Bà G cũng khơng có văn bản uỷ quyền cho ông S
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Do đó, ơng S khơng có quyền tự định đoạt
tài sản chung của vợ chồng.
Việc ơng S tự mình định đoạt tài sản chung của vợ chồng là vi phạm Điều 213 của Bộ
luật Dân sự.
Điều 213 Bộ luật dân sự 2015: Sở hữu chung của vợ chồng
1.

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.


2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung.

10


4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ
tài sản này.
Mặt khác, nội dung bản di chúc ông S ra điều kiện bà S không được lấy người đàn ông
nào khác, nếu tái lại cuộc đời mới thì đi ra khỏi nhà; nếu con hoặc anh em ruột ai đến
chăm sóc, lo cuộc sống cho bà S đến tuổi già thì tài sản thuộc quyền thừa kế cho người
đến chăm lo. Ngoài ra cịn có các điều kiện khác đã được thể hiện trong bản di chúc.
Như vậy, nội dung của di chúc đã vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã
hội, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự.
Điểm b) khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 : Nội dung của di chúc không vi
phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc khơng trái quy
định của luật.
Từ hình thức và nội dung của di chúc của ông Thào Seo S lập ra là không hợp pháp.
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.
Từ nội dung Chương I và Chương II, sinh viên đưa ra nhận xét và đánh giá về những
mặt còn hạn chế trong quy định pháp luật có liên quan đến các điều kiện có hiệu lực của
di chúc?
Những mặt cịn hạn chế trong quy định pháp luật có liên quan đến các điều kiện có hiệu
lực của di chúc:
Theo khoảng 2 điều 625 Bộ luật Dân sự 2015: Người lập di chúc

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Và khoảng 2 điều 630 Bộ luật Dân sự 2015: Di chúc hợp pháp
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành
văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người
trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho
người khác sau khi chết. Nhưng theo khoảng 2 điều 625 Bộ luật Dân sự và Khoảng 2
điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 , thì người từ đủ 15 đến 18 tuổi bị hạn chế trong việc tự
do về tài sản của mình. Phải được người giám hộ đồng ý thì di chúc mới có hiệu lực.
Vd: Một em học sinh 17 tuổi mắt bệnh hiểm nghèo và biết mình khơng qua khỏi , quyết
định viết di chúc để lại khối tài sản của mình để dành từ các cuộc thi văn hóa khoa học
kỹ thuật để quyên góp phục vụ cho việc từ thiện nhưng ba mẹ không đồng ý.
Theo khoảng 5 điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

11


Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực
xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Và Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.


2.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
Có thể đây là kẻ sở cho kẻ xấu lợi dụng mình là người làm chứng cho bản di chúc
miệng nhưng khai báo xác thực tại cơ quan thẩm quyền chứng thực sai với ý chí cuối
cùng của người lập di chúc nhầm trục lợi cá nhân. Mặt khác nhân chứng cho di việc lập
di chúc nó quá đại trà và không phù hợp.
VD: Từ những hạn chế của quy định pháp luật, sinh viên đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật (bất cập ở đâu thì kiến nghị điều chỉnh ở đó: sửa đổi, bổ sung
luật; ban hành án lệ; nâng cao nhận thức của người dân)?
Kiến nghị :
1. Người từ đủ 15 đến 18 có thể lập di chúc thể hiện ý chí của mình một cách tự
do hơn. Miễn là khơng trái với quy định của pháp luật.
2. Bổ xung thêm về người làm nhân chứng cho việc lập di chúc và phải có bằng
chứng cụ thể cho lời nói của người lập di chúc.
Lưu ý: bất cập – kiến nghị phải liên quan những vấn đề nghiên cứu, tránh lan man. (Ví
dụ: Vấn đề liên quan đến di chúc của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi, hình thức của di chúc
PHẦN KẾT LUẬN
Sau q trình nhóm nghiên cứu tích cực tìm hiểu đúc kết cũng như tham khảo ý
kiến của nhau, thì đề tài “di chúc” đã được trình bày trong bản báo cáo một cách xúc
tích mạch lạc nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa. Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng được những
điều mà pháp luật quy định đối với di chúc vào ví dụ thực tiễn ,giải quyết được những
được những sự kiện ví dụ.
Từ đó có thể thấy được tính quan trọng trong việc hiểu biết về di chúc hay rộng
hơn là các giao dịch dân sự. Góp phần rất nhiều cho nhóm nghiên cứu có cái nhìn tổng
quan và sâu sắc hơn cho thế giới quan của từng cá nhân.

Cũng vì lẽ đó nhóm nghiên cứu khẳng định nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn
thành xuất sắc.Những nhiệm vũ đã được làm dõ trong đề tài trên:

12


Một là giải thích được khái niệm của di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý trí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình lại cho
người khác sau khi chết
Hai là nêu được đặc điểm của di chúc:
Là loại giao dịch đơn phương 1 phía 1 cách tự nguyện của cá nhân mà không cần sự
đồng ý của người nhận
Di chúc là dao dịch dân sự trọng hình thức
Thời gian di chúc bắt đầu hoạt động là ngay sau khi cá nhân viết di chúc được cho là
qua đời
Người lập di chúc hồn tồn có thể sửa đổi di chúc bất kì lúc nào
Ba là điều kiện có hiệu lực của di chúc:
Người lập di chúc phải có đủ năng lực lập di chúc là có khả năng thực hiện hành vi dân
sự và pháp luật dân sự
Người lập di chúc không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép
Không bị tước hoặc hạn chế năng lực pháp luật dân sự
Từ 15 đến 18 tuổi nếu muốn lập di chúc phải có sự đồng ý của người giám hộ
Bốn là các quyền của người lập di chúc:
Chỉ định người thừa kế, tước quyền hưởng di sản của người thừa kế
Phân định từng di sản cho từng người thừa kế
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế miễn điều đó không vi phạm chuẩn mực xã hội hoặc
pháp luật
Chỉ định người giữ di chúc, quản lí tài sản, chia tài sản
Năm là là các hình thức lập di chúc:
Di chúc bằng văn bản

Gồm 4 loại di chúc không cần công chứng:
- Di chúc cần cơng chứng
- Di chúc có người làm chứng
-

Di chúc có chứng thực

Di chúc miệng
Chỉ được lập trong trường hợp tính mạng người lập bị đe dọa
Mất hiệu lực nếu sau 3 tháng mà người lập vẫn còn sống
Cần từ 2 người làm chứng chở lên và phải được cơng chức trong vịng 5 ngày hành
chính

13


Sáu là để được chứng thực thì:
Người lập có năng lực chủ thể
- Ý trí của người lập phải thể hiện thống nhất trong di chúc
- Ý trí của người lập được thể hiện trong khuôn khổ pháp luật
Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo qua bài luận về đề tài “di chúc” của nhóm nghiên
cứu. Xin hãy góp ý nếu cịn sự sai sót nào để nhóm nghiên cứu ngày càng hoàn thiện
hơn trong các bản luận tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hương , Trường hợp nào người thừa kế hưởng di sản theo di chúc?,
/>%B1%20th%E1%BB%83,th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ch%E1%BB%8Dn
%20l%E1%BA%ADp%20di%20ch%C3%BAc., 20/09/2022.
2. Nguyễn Nam, Đặc điểm của di chúc, 20/09/2022.
3. Đỗ Phượng, Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được lập di chúc
khơng?, 20/09/2022.

4. />UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a7254fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=2452&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d664e9cb69ccf3, 20/09/2022.
5. Hoàng Thị Loan, Nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015, 26/09/2022.
6. Nguyễn Thị Quỳnh, Điều kiện có hiệu lực của di chúc? Thời điểm nào di chúc
có hiệu lực? Di chúc miệng có hợp pháp?, 26/09/2022.
7. Hình thức của di chúc, />%83%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,Di%20ch%C3%BAc%20b%E1%BA
%B1ng%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n., 26/09/2022.
8. Bàn về di chúc bị vi phạm điều kiện về hình thức và di chúc được lập với hình
thức chứng thư điện tử, />
14


dieu-kien-ve-hinh-thuc-va-di-chuc-duoc-lap-voi-hinh-thuc-chung-thu-dientu#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20Lu%E1%BA%ADt
%20Giao%20d%E1%BB%8Bch,th%E1%BB%ABa%20k%E1%BA%BF%20theo
%20di%20ch%C3%BAc., 26/09/2022.
9. Điều kiện có hiệu lực của di chúc ? Thời điểm nào di chúc có hiệu lực ? Di
chúc miệng có hợp pháp ?, Nguyễn Thị Quỳnh, 03/10/2022
10. Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 1. />
15



×