TRUNG TÂM UNESCO
PHỔ BIẾN KIẾN THÍte VĂN HĨA - GIÁO-Gục CỘNG ĐÔNG
NÔR6 N6MỆP, MdNG iẦN,NÔRfiTHếN
Ở VIÊT NAM VÀ MỘT số NƯỚC
NGUYỀN NGỌC - Đỗ ĐỨC ĐỊNH
Tuyển chọn, giói thiệu
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
Hà Nội-2000
LỜI TÁC GIÁ
nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động, sản
N ông
xuất quan trọng để bảo đảm cuộc sống của con người.
Hiện nay, mặc dù con người đã đạt được trình độ pếĩẫt triển
rất cao về cơng nghiệp và khoa học kỹ thuật cũng như nhiều
lĩnh vực sản xuất khác nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn
còn phải sống dựa vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vân đề liên
quan đến nông dân, nông thôn luôn là những đề tài được
nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam,
đó cũng là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và cần thiết.
Nhàm cung cấp thêm tài liệu cho các nhà nghiên cứu
và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này ở Việt Nam, chúng
tói đã lựa chọn và tập hợp, dịch một sơ' cơng trình của các
tác giả nước ngồi thành quyển sách này. Một sơ' thơng tin
cho đến nay chi cịn tính chất lịch sử và một sơ' kết luận
cũng chì có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, bạn đọc sẽ tìm
thấy ở đây những gợi ý lý thú cho những cơng trình nghiên
cứu sau này.
Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của
bạn đọc.
Thay mặt tập thể tác giả
TS. ĐỖ ĐỨC ĐỊNH
Chủ tịch hội đồng khoa học
Trung tâm nghiên cửu kinh tế xã hội
5
CÁC HỌC THUYẾT VE HÌNH THÁI
NƠNG NGHIỆP NƯƠNG RAY n e n k in h
TẾ CHÍNH TRỊ CỦA TÌNH TRẠNG NGƯ DốT
MICHAEL R. DOVE
(Tổ chức Rockefeller và Trung
tâm nghiên cứu mơi trường
Yogyakarta, Indonesia).
TĨM TẮT
gày nay, hình thái nơng nghiệp nương rẫy là trọng
tâm của nhiều tranh luận trong bối cảnh phát triển
nông lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt đới ẩm. Tuy nhiên,
bài viết này cho rằng đa sô' những tranh luận đó khơng
đề cập đến khía cạnh thực nghiệm của hình thái nơng
nghiệp nương rẫy mà lại đề cập đến những luận điểm
huyễn hoặc được chấp nhận m ột cách rộng rãi về những
người làm nông nghiệp nương rẫy. Bài viết này nghiên
cứu chi tiết ba trong số những luận điểm này.
Một luận điểm cho rằng những người làm nông nghiệp
nương rẩy sờ hữu đất đai chung (hoặc không sở hữu chút
đất đai nào), làm việc chung và tiêu thụ sản phẩm chung
với nhau. Sự thật là đất đai của họ (kể cả phần đất bỏ
hóa dưới dạng rừng thứ sinh) được từng hộ gia đình sở
7
MtaL, AqỊT emmầ tác bang sức lao động của từng gia đỉnh
€ầ Ể Ề ề ầ m ặ c tàng nhóm lao động tương hỗ chứ khơng
pầỂã tà tm đọng tập thể. Và từng gia đình cũng tự tiêu
ẩhp mâm phẩm cda mmh một cách riêng rê. Luận điểm
tầm ầ m th o rằng làm nông nghiệp nương rẫy ở vùng đất
rtttg' ¡à phá hoại và lăng phí ; và trong trường hợp xấu
n ầ ề t sẽ đ ể lạ i hậu quả là những diễn th ế đồng cỏ cằn
côi, vô dụng. Thực ra, đây là một cách sử dụng rừng
có nấng suất và, trên thực tế, nó cịn có lợi hơn hoạt
độtặg khai thác gỗ thương mại nếu xét về s ố dấn được
nttm sống. Và các diễn th ế từ rừng chuyển sang đồng
cỏ thi nổi bật khơng phải là do lịng tham mà là do sức
ép dàn s ố đối với đất đai gia tảng và do hoạt động thâm
canh. Cỏ - k ể cả loại cỏ Imperata Cylindrica - vừa có
giá trị làm đất đai màu mỡ trở lại, vừa có tác dụng làm
thức ăn cho gia súc. Luận điểm thứ ba cho rằng nền
kinh t ế của những người làm nông nghiệp nương rẩy hồn
tồn mang tính tự cung tự cấp và tách biệt ra khỏi phần
còn lại của thê giới. Sự thực là ngồi việc trồng những
cây lương thực để tự ni sống mình, những người làm
nơng nghiệp nương rẩy điển hình cịn trồng những nơng
sản hàng hố khắc nữa và do đó, họ thực sự hội nhập
vào nền kinh t ế th ế giới hơn là nhiều người làm nông
nghiệp dưới những hình thức khác thâm canh hơn.
Trong phần kết luận của bài viết, với chút cố gắng
nhằm giải thích nguồn gốc của những luận điểm này,
có một điều đáng lưu ý rằng người ta đã tạo điều kiện
để bành trướng sự điều hành và khai thác bên ngoài
vào lãnh thổ của những người làm nông nghiệp nương
8
rẩy. Và vi vậy, tốt nhất, có th ể giải thích điều này như
là m ột phản ánh về nền kinh t ế chính trị của những
xã hội lớn hơn nơi người ta đang sống.
GIỚI THIỆU
Theo những ước tính gần đây, 240-300 triệu người
đang làm nông nghiệp nương rẫy trên xấp xỉ một nửa
diện tích đất đai ở các khu vực nhiệt đói. Vói quy mơ
đất đai và dân số như vậy và với những nỗ lực lớn
lạo nhằm phát triển kinh tế và xã hội ở hầu hết các
nước nhiệt đới thì có lề, việc hình thái nơng nghiệp nương
rẫy trở thành chủ đề đứợc xem xét cẩn thận và gây
tranh luận ghê gớm như vậy là một điều khơng thể
tránh khỏi. Và cũng chẳng có gì là ngạc nhiên khi người
ta phân tích và thảo luận nhiều về vai trị của nó trong
q trình phát triển. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên
là người ta không tranh cãi hay thảo luận về thực'trạng
của hệ thống nông nghiệp này, mà chủ yếu lại về một
khái niệm huyễn hoặc đậ bị xuyên tạc rất nhiều của
nó. Sự xuyên tạc này đưa thêm một nhân tố ngồi mong
muốn vào q trình phát triển và nó đã làm cho q
trình phát triển kém thành công hơn so với mức mà
lẽ ra sẽ đạt được.
Trong bài viết này, tôi sẽ minh hoạ vấn đề bằng
cách phân tích vắn tắt ba trong sơ" những luận điểm
phổ biến nhất liên quan đến những người lậm nông nghiệp
nương rẫy : đó là các luận điểm về chủ nghĩa cộng sản
9
đơn sơ của họ ; về việc sử dụng môi trường không đúng
và về sự tách biệt khỏi các nền kinh tế quốc tế, quốc
gia và khu vực của họ. Tôi sẽ lập luận rằng các mối
quan hệ kinh tế của họ thực ra khơng mang tính tập
thể mà có tính chất đối ứng ; rằng họ sử dụng và làm
biến đổi mơi trường rất hiệu quả, và đó là một chức
năng hợp lý tạo ra trạng thái cân bằng đặc biệt giữa
dân sô' và đất đai ; và rằng họ có những liên kết chặt
chẽ với nền kinh tế tơàn cầu. Cuối cùng, tôi sẽ gợi ý
rằng, việc người ta cứ cố tình hiểu sai bất cứ một điểm
nào trong số những điều nói trên đều có thể được giải
thích dưới góc độ tư lợi kinh tế và chính trị của những
xã hội lớn hơn, trong đó những người làm nông nghiệp
nương rẫy là thành viên.
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐƠN s ơ
Những người làm nông nghiệp nương rẫy có khuynh
hướng sử dụng đất đai và sức lao động của mình khác
với những người làm nơng nghiệp theo phương pháp thâm
canh hơn. Nhiều nhà quan sát đã phản ứng lại tình trạng
khơng tương đồng này, coi đó như là bằng chứng về một
hệ tư tưởng khác biệt một cách cơ bản, hệ tư tưởng của
"chủ nghĩa cộng sản".
Vấn đề sở hữu đất đai tập thể
Một số nhà quan sát (đặc biệt là những quan chức
chính phủ) đã xác nhận rằng những ngưịi làm nơng nghiệp
10
nương rẫy hoặc là đang sở hữu đất đai chung hoặc không
sở hữu chút đất đai nào cả. Kết luận này dựa trên cách
giải thích sai lầm về hai hiện tượng : thứ nhất, người
ta không phân biệt được quyền sở hữu làng xã vói quyền
sở hữu gia đình ; và thứ hai, người ta hiểu sai về tỉ
lệ lớn giữa thịi gian đất đai bị bỏ hố và thời gian đất
đai được canh tác. Đối vói vấn đề thứ hai, vào bất cứ
thời điểm nào thì những người làm nông nghiệp nương
rẫy cũng chỉ canh tác được trên một phần đất đai tương
đối nhỏ của mình mà thơi : phần lớn đất đai thuộc lãnh
thổ của một làng điển hĩnh bị rừng thứ sinh bao phủ
(có lẽ có trồng lẫn vào đó những cây ăn quả). Những
người ngồi cuộc thường hay cho rằng phần đất rừng
này không được canh tác và do đó,, khơng thuộc sở hữu
của ai trong khỉ, trên thực tế, đó chỉ đơn thuần là đất
bơ hoá. Trong một hệ thống nương rẫy trồng ngũ cốc
điển hình ở Đơng Nam Á, cứ sau một (hoặc hai) vụ canh
tác ngưừi ta lại bỏ hoá đất và trồng rừng thứ sinh lên
trên vịng đất đó. Như thế, rừng sẽ cải tạo đất tới một
mức độ mà người ta lại có thể canh tác trên đó và chu
trình cứ thế tiếp diễn. Do vậy, thịi kỳ bỏ hố đóng một
vai trị quan trọng trong tồn bộ chu kỳ nơqg nghiệp.
Kết quả là, thơng thường thì phần đất' bỏ hố và được
trồng rừng lên trên không hề "bỏ hoang" chút nào so
với đất canh tác. Trên tồn khu vực Đơng Nam Á, các
hộ gia đình cá thể cụ thể thường có quyền sở hữu rừng
thứ sinh ; những quyền này được xác lập ngay từ đầu
bằng việc khai phá rừng nguyên sinh trên một vùng đất,
và sau này, quyền sở hữu đó được tiếp nối trên phần
rừng thứ sinh trồng lại sau mỗi vụ canh tác tại vùng
11
đ£fc đỗ. Những ngưịi ngồi cuộc khơng cơng nhận sự tồn
tại những quyển sở hữu đó, khơng chỉ đối với phẩn đất
canh tác mà cịn cả vói đất bỏ hố. Và đây chính là nguồn
gác sinh ra những khó khăn liên tiếp trong quá trình
phát triển nguồn lực tự nhiên và con người trong vùng
lãnh thổ của những người làm nông nghiệp nương rẫy.
Không được sự công nhận như thế, một số cư dân
nông nghiệp nương rẫy đã khéo léo biến đổi tập quán
sử dụng đất đai của mình theo một phương pháp thích
nghi với khái niệm quyền sở hữu đất đai phổ biến trong
xã hội rộng lớn hơn. Chẳng hạn, theo lệ thường, một
số người Banjare ở phía Nam Kalimantan (Indonesia) trổng
lẫn các loại cây ăn quả (VD. cây durian - một loại cây
có quả nhuyễn, hình ơ van được trồng nhiều ở Malaysia)
vào nương rẫy của mình, mặc dù họ khơng có ý định
biến khu đất đó thành rừng trồng cây ăn quả lâu dài:
sau một thòi gian bỏ hố bình thường, họ lại đưa phần
đất đó vào canh tác và chặt bỏ những cây ăn quả mọc
rải rác trên đó đi. Thật ra, mục đích của họ khi bắt đầu
trồng những cây ăn quả đó là để cho những quan chức
chính phủ xếp vùng đất bỏ hố đó vào loại kebun buah
(vườn cây ăn quả) chứ khơng phải chỉ đơn thuần là hutan
(rừng). Việc xếp loại như vậy đem lại cho ngưịi Banjare
lợi ích gấp đơi : Thứ nhất, về mặt pháp lý, chính phủ
khơng cố nghĩa vụ phải công nhận quyền sở hữu đôi với
rừng thứ sinh tự nhiên nhưng lại phải thừa nhận quyền
sở hữu đối với những cấy ăn quả do tư nhân trồng. Do
đó, khi xếp loại đây là vườn cây ăn quả chứ không phải
rừng, rõ ràng là người ta ngụ ý rằng quyền kiểm soát
12
đất đai tiếp tục thuộc về những người Banjare chứ khơng
phải chính phủ (trong bối cảnh người ta chặt phá rừng
lấy gỗ, lập đồn điền, định cư ở khắp mọi noi). Thứ hai,
việc thừa nhận chính thức đó giúp cho những người Banjare
tránh được lệnh cấm của chính phủ khơng cho họ chặt
phá rừng làm nương rẫy bởi vì trong trường họp họ làm
như vậy, họ vẫn cớ thể khẳng định rằng họ chỉ chặt bỏ
những cây ăn trái kém năng suất đi để trồng lại thôi.
Mẹo trồng cây ăn quả lên nương rẫy của những người
Banjare dường như có thể là một cách đánh lừa chính
phủ, nhưng thực ra, đó chỉ là một biện pháp để giành
được sự thừa nhận trên thực tế về một điều mà nếu không
làm thế thì họ sẽ khơng có được. Đó là việc công nhận
rằng, khu rừng trên phần đất trước đây là nương rẫy,
nay bỏ hoá, dứt khoát là một phẩn trong chu kỳ nông
nghiệp đang tiếp diễn của một hộ gia đình hay một nhóm
riêng biệt xác định.
Do đó, nếu cho rằng khơng ai sở hữu hay người ta
cịng sở hữu chung khu rừng thứ sinh phát triển trên
▼ùng nương rẫy canh tác trước đây thì thật khơng chính
xác. Chẳng hạn, ở Indonesia, từ lâu nay, người ta vẫn
biết rằng khái niệm "quyền sở hữu đất đai tập thể" đã
gây rắc rối cho việc phân biệt quyền sở hữu đất đai của
làng xã và của gia đình. Một trưởng họp điển hình, tại
bộ lạc Kan tu’ ở miền Tây Kalimantan, mỗi làng hay mỗi
khu nhà dài (một khu nhà chung cho nhiều người dân
của bộ lạc) có quyền sở hữu đối vói một vùng đất phân
biệt và có ranh giới xác định. Quyền sở hữu này chủ
yêu bao hàm khả năng ngăn cấm bất kỳ người nào thuộc
13
một làng khác đến canh tác (đặc biệt là trên phần rừng
nguyên sinh chưa từng được khai thác bao giờ) trong phạm
vi lãnh thổ của làng đó. Tuy nhiên, cái quyền ngăn cấm
trên phạm vi tồn làng này khơng giống với quyền sử
dụng của cá nhân.
Quyền sử dụng hay quyền canh tác trên một khu
vực đất đai/rừng nào đó thuộc về các gia đình cá thể.
Như tơi đã nói trước đây, những quyền này được xác
lập khi một gia đình nào đó chặt phá rừng nguyên sinh
trên một vùng đất bất kỳ. Vì mỗi gia đinh có một độ
tuổi, một thành phần và một lịch sử khác nhau nên diện
tích rừng nguyên sinh họ có khả năng khai phá cũng
khác nhau và do đó diện tích rừng thứ sinh họ sở hữu
sau này cũng thay đổi theo. Chẳng hạn, ở làng Tikul
Batu của người Kantu’, người ta thấy trung bình mỗi
gia đình sở hữu một nương rẫy rộng 24 dặm vuông (1
dặm vuông ~ 260 hecta). Tuy nhiên, sai số tiêu chuẩn
của con số này là 13,6 và tổng phạm vi chênh lệch là
từ 4 đến 52 dặm vuông. Với độ chênh lệch iớn như vậy
về quyền sở hữu đất đai cá thể, rõ ràng nếu ta gán cho
hệ thống sở hữu đất đai như thế tính chất "tập thể" thì
sẽ là một điều sai lầm. Kiểu qui gán này hồn tồn khơng
chính xác khi tập trung mối quan tâm vào quyền sở hữu
đất đai ở cấp độ làng xã và loại trừ cấp độ gia đình
cá thể. Nó nhầm lẫn giữa quyền cư trú vói quyền sử
dụng và che lấp thực tế rằng trong khi cái quyền thứ
nhất là như nhau đối với tất cả mọi người trong làng
thi cái quyền thứ hai lại có thể rất khác biệt đối vói
mỗi gia đình.
14
vấn đề lao động tập thể
Cũng giống như vấn đề sở hữu đất đai tập thể, nhiều
nhà quan sát đã sai lầm khi kết luận rằng người làm
nông nghiệp nương rẫy còn lao động chung nữa. Kết luận
này thường xuất phát từ quan sát về những nhóm lao
động đa gia đình vốn rất hay được những người làm nơng
nghiệp nương rẫy sử dụng. Trong nhiều trường hợp, có
thể giải thích việc sử dụng những nhỏm lao động như
vậy là một cách khắc phục những hạn chế về thời gian
do các nhãn tô' môi trường kỹ thuật gây ra cho tập quán
canh tác nương rẫy. Trong khoảng thời gian một năm
của chu trình nơng nghiệp điển hình, có lúc người lao
động bận túi bụi vì cơng việc đồng áng nhưng sau đó
lại có nhãng thài kỳ mà dù muốn, người lao động cũng
chang có việc gì để làm. Ta hãy trở lại với những người
ỊẸaaẩaT ề amến Tây Kaỉỉmantan. Khi chặt phố rừng thứ
ã a b l ^ d â canh tác, tính trung bình mỗi năm, một gia
A nh a i phải trải qua hơn 100 ngày không phải làm gì
tiên nương rẫy của mình. Đối với một gia đình khai phá
rừng nguyên sinh thì con số đố sẽ là 200 ngày. Những
nguôi Kantu’ giảm số ngày nông nhàn này bằng cách
tham gia vào những thoả ước lao động liên gia đình. Khi
một gia đình đến giai đoạn nơng nhàn, họ sẽ đến làm
việc trên nương rẫy của một gia đình khác J sau đó, khi
gia đình kia hết việc thì họ sẽ trả lại cơng lao động nói
trẽn bằng cách đến làm việc trên nương rẫy của gia đình
ban đầu. Lao động mà các gia đình trao đổi với nhau
trong khuôn khổ những thoả ước như vậy thường được
tánh tốn rất chặt chẽ trên cơ sở ngày cơng đổi lấy ngày
15
cõng. Như vậy, nhóm lao động đa gia đình khơng thể
hiện kiểu lao động tập thể mà là dạng lao động tương
hỗ vì lượng lao động của mỗi gia đình ln ln được
tính tốn riêng rẽ và vì nương rẫy - địa điểm lao động cũng luôn được xem nhứ tài sản riêng của gia đình này
hay gia đinh kia.
Việc những người đứng ngồi cuộc quan niệm sai rằng,
hình thức lao động tương hỗ này là lao động tập thể,
có thể dẫn đến một loạt hậu quả đáng tiếc. Trong một
sơ trường hợp, chính phủ các quốc gia đã cảm thây mối
lo ngại chính trị về cái được xem là chủ nghĩa cộng sản
đơn sơ của những người làm nông nghiệp nương rẫy, do
đó đã dẫn đến những nỗ lực sai lầm nhằm dập tắt cơ
sở và sự phát triển của nó (chẳng hạn như tổ chức khu
nhà dài), và nhằm khuyến khích việc phát triển một đắc
tính kinh doanh cá thể chủ nghĩa thay vào đó. Những
nỗ lực đó sai lầm vì, như tơi đã gợi ý trước đây, hầu
hết những ngưịi làm nơng nghiệp nương rẫy đều là những
chủ thể sản xuất hoàn toàn độc lập và hướng vào bản
thân mình. Ngồi ra, khơng những đã khơng kích thích
được hình thái nơng nghiệp nương rẫy, trên thực tế những
nỗ lực đó cịn có thể làm cho nó mất ổn định : vì những
người làm việc đó khơng biết được vai trò của lao động
tương hỗ và những hạn chế đã khiến cho nó ra đời trong
nền kinh tế này. Trong khi tiến hành việc đó, họ đã xố
bỏ hết hình thức lao động kiểu này nhưng lại khơng đưa
ra bất cứ cái gì để thay vào chỗ đó.
Việc chính phủ quan niệm "chủ nghĩa cộng sản đơn
sơ" này khơng chỉ như một mối đe doạ chính trị mà còn
16
như một tiềm lực để phát triển nông thôn cũng có những
hậu quả đáng tiếc kèm theó. Quan niệm này dựa trên
ý niệm sai lầm (hay ảo tưởng chính trị) rằng nơng dân
có khuynh hướng hy sinh bản thân vì lợi ích của cả nhóm.
Ý niệm đó dẫn đến việc phổ biến ý tưởng cho rằng cách
tốt nhất để thúc đẩy phát triển nông thôn là thông qua
các công xã nhân dân, các hợp tác xã và những hoạt
động hợp tác của nơng dân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
phê bình về chủ để nàý lại cảnh báo mọi người nên thận
trọng trước niềm tin ngây thơ vào sự hứa hẹn của kiểu
canh tác theo nhóm hay hợp tác xã. Họ lưu ý rằng lý
tưởng canh tác hợp tác hiện đại khác xa với những lý
tưởng về các xả hội nông dân mà người ta định áp đặt.
Như tôi đâ thảo luận ‘ở phần trước, sự hợp tác truyền
thống điển hình giữa những người làm nơng nghiệp nương
rẫy dựa trên tính tương hỗ và tư lợi chặt chẽ chứ không
phải là dựa trên lợi ích lớn hơn của cả nhóm.
Vấn đề tiêu dùng tập thể
Ngoài vấn đề đất đai và lao động, luận điểm về chủ
nghĩa cộng sản đơn sơ của những ngưịi làm nơng nghiệp
nương rẫy cịn bao gồm một yếu tố thứ ba nữa là sản
phẩm của kiểu lao động này. Giới quan chức chính phủ
thường chỉ trích về hình thức tiêu thụ tập thể của họ,
đặc biệt là những người sống ở những khu nhà đa gia
đình chẳng hạn như khu nhà dài Dayak. Người ta chỉ
trích rằng hình thức tiêu thụ kiểu này khơng khuyến
khích nơng dân và các gia đình gia tăng sản xuất. Kết
luận về tình trạng giảm khuyến khích trong những trường
hợp này có thể, mà cũng cỏ khả năngr-không được đảm
17
bảo. Tuy nhiên, điều liên quan ở đây là tiền đề ban đầu
về tiêu thụ tập thể lại khơng có căn cứ thực nghiệm.
Trong một số^ihóm những ngưịi làm nơng nghiệp nương
rẫy, đúng là giữa một vài gia đình khác nhau có trao
đổi chút ít nơng sản nhưng thường dưới hình thức cho
vay hay hình thức thanh tốn bằng hiện vật trả cho sức
lao động trên nương rẫy chứ không phải là dạng quà
biếu đơn thuần. Và trong bất cứ trường hợp nào thì việc
này cũng ln diễn ra tuỳ theo ý muốn của gia đình
có nơng sản cho vay hay trả nợ. Khơng bao giờ, hoặc
nếu cọ thì cũng rất hãn hữu, một gia đình này địi một
gia đình khác chia nông sản ; và tôi cũng chưa thây một
trường hợp nào mà sản phẩm của hai hay nhiều gia đình
lại bị "góp chung vào một chỗ". Gần như có một quy tắc
chung giữa những người làm nơng nghiệp nương rẫy và
những nông dân theo phương pháp thâm canh hơn, đó
là : "Mỗi gia đình, một trang trại, một nồi cơm". Do vậy,
theo tục lệ của những người Kantu’ ở miền Tây
Kalimantan, định nghĩa cơ bản về gia đình là "một nhóm
người cùng ăn với nhau". Vì lẽ đó, theo định nghĩa văn
hoá, các thành viên của hai hay nhiều gia đình khác
nhau khơng cùng tiêu thụ chung vói nhau.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG ĐÚNG
Một luận điểm quan trọng thứ hai trong quá trình
nghiên cứu và phát triển của những ngưịi làm nơng nghiệp
nương rẫy liên quan đến cách họ nhận thức, khai thác
và biến đổi môi trường của mình - rừng nhiệt đới. Những
18
nghiên cứu đầu tiên cách đây đã lâu về nông nghiệp nương
rẫy ở Đông Nam Á đã chứng minh rằng canh tác đẵt
rừng với thời I^ian bỏ hoá dài là một cách sử dụng mơi
trường có năng suất. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát vẫn
tiếp tục xem việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác,
về cơ bản, là một hành vi lãng phí.
Lảm nơng nghiệp nương rẫy so với khai thác gỗ thương mại
Dù sao thì đằng sau lời chỉ trích này cũng ẩn chứa
niềm tin rằng những cách khai thác dầy tiềm năng khác
cõng tại khu rừng đó - đặc biệt là khai thác gỗ thương
mại - ít lãng phi hơn. Tuy nhiên, chẳng mây khi niềm
tin này dựa trên sự so sánh chi tiết giữa các hình thức
khai thác thay thế nhau. Một so sánh như thế (giữa làm
nóng nghiệp nương rẫy và khai thác gỗ thương mại) đưa
lại những kết luận bất ngờ. Chẳng hạn, cứ khoảng 10
sim , người Kantu’ ở miền Tây Kalimantan có thể sản
m á t được ít nhất 500 kg gạo từ mỗi hecta rừng thứ sinh
VÓS những kỹ thuật làm nông nghiệp nương rẫy của họ
(giả sử là cứ sau 1 năm canh tác họ sẽ bỏ hoá đất trong
thời gian 9 năm). Sản lượng này tương đương vói 179
đơla tính ở thời điểm năm 1981, dựa trên mức giá thị
trường lúc đó là 225 rupi/1 kg gạo tại các thị trường ở
Kalimantan và tỉ giá ngoại hối là 630 rupi ăn 1 đôla.
Tuy lúa gạo là cây lương thực chủ yếu trên nương rẫy
của người Kantu’ nhưng nó khơng phải là loại cây duy
nhất. Trung bình, tỉ lệ cây lương thực ngoài lúa trồng
trên nương rẫy của họ là 20%. Như vậy, 10 năm sau
kể từ thời điểm 1981, sản lượng nói trên tăng lên một
19
cách khiêm tôn ở mức 50%, tức là lên tối 268 đôla, để
phản ánh tổng sản lượng thu được từ nương rẫy. Giờ
đây, tạ có thể đem so sánh con sô này với sản lượng
tiềm nạng của cùng một hecta rừng đó nếu đem ra khai
thác gỗ thương mại (trên thực tế, đó chính là hệ thống
khai thác thav thế mà chính phủ đề xuất tại những vùng
lãnh thổ củạ, những người làm nông nghiệp nương rẫy
ở Kalimantan và ở những nơi khác thuộc Indonesia). Năm
1981, ngưịi ta ước tính rằng 1 hecta rừng thứ sinh ở
Indonesia sẽ cho tổng thu là 1.054 đơla (tính theo đơla
cố định) trong khoảng thời gian 10 năm dưới cùng một
cơ chê quản lý và duy trì sản lượng.
Như vậy, có thể lập luận rằng khai thác gỗ thương
mại là một cách sử dụng rừng được ưa chuộng hơn so
vói làm nơng nghiệp nương rẫy vì nó cho tổng sảng lượng
gấp 4 lần cách thứ hai. Tuy nhiên, để đánh giá những
hình thức khai thác nguồn tài nguyên thay thế nhau thì
tổng sản lượng chỉ là một sơ sở nhưng không phải là
cơ sở nói lên nhiều vấn đề nhất. Thơng thường, cách làm
có lợi hơn - đặc biệt là khi lập kế hoạch phát triển dân
sô nông thôn - là đánh giá những hình thức thay thê
nhau dựa trên các đặc điểm khơng chỉ đơn thuần về sản
lượng mà cả về mặt tiêu thụ nữa. Một cách thực hiện
việc này là tính tốn sơ người mà mỗi hình thức có thể
ni sống.
Nhu cầu tiêu thụ bình quân hàng năm của mỗi người
Kantu’ gồm khoảng 220 kg gạo cùng với một số lượng
biến thiên các mặt hàng nơng sản khác ngồi gạo. Năm
1981, theo ước tính thì tổng giá trị này qui ra đơla sẽ
20
ở mức 118 đôla/người/năm. Với mức tiêu thụ này và sản
lượng thu được từ rừng thứ sinh nêu trên của người Kantu’,
người ta thấy rằng hình thức này ni sống được xấp
xỉ 23 người/1 km12. ^ Khi tính tốn con số tương ứng
của hình thức khai thác gỗ thương mại, người ta thấy
rằng, trên một sơ' khía cạnh quan trọng, số người được
hình thức này ni sốn^ khác hẳn với hình thức kia.
Điều quan trọng nhất là hình thức khai thác gỗ thương
mại có tính châ't đơ thị, hướng vào người tiêu dùng và
đem lại mức sống cao hơn nhiều so với hình thức kia.
Nếu ta đem cán đối những yêu cầu tiêu dùng của những
i|0 làấ khai thác gồ vói mức thu nhập của họ thì mức
tấì thiểu cũng phải lẽn tới 1.150 đơla/người/nảm. Người
ta có thể ước tính một cách khiêm tốn rằng những nhu
cầu này cao gấp 10 lần so với nhu cầu của những người
Kantu. Với ước tính này cùng với sản lượng ước tính
txcn đảy của hình thức khai thác gỗ thương mại, ta có
thể tính được rằng hình thức này chỉ ni sống được
9,4 người/1 km2, ít hơn một nửa so với hình thức kia.
Những phép tính sử dụng trong so sánh trên đây
hết sức đơn giản *'2). Tuy nhiên, chúng đã gợi ý một cách
rõ ràng rằng, khi so sánh khách quan hai hình thức,
khơng chỉ về mặt sản lượng mà cịn về cả sô' người được
(1) Trong những trường hợp khác, khả năng ni sống của một vùng lãnh
thơ có hình thức nơng nghiệp nương rẫy có thể lớn hơn rát nhiều.
(2) Tôi sử dụng tổng sản lượng thay cho sản lượng rịng vì mặc dù chi
tiẽu thứ nhất khó so sánh hơn nhưng chỉ tiêu thứ hai lại khó có thể diễn
đạt và tính tốn được trong khn khổ nơng nghiệp nương rẫy. Tôi không
xem xét "hiệu ứng bội số" cùa khai thác gỗ thương mại vì nhận ra thực
tế ràng hệ thông nông nghiệp nương rẫy cũng là một bộ phận của bối cảnh
kinh tế rộng lớn hơn mà nó cung ứng và chu câ'p.
21
num sống, khơng hề có một cơ sở rõ ràng nào để có thể
gọi hình thúc nơng nghiệp nương rẫy là "lãng phí" hơn
và ít được ưa chuộng hơn hình thức khai thác gỗ thương
mại. Khi so sánh làm nông nghiệp nương rẫy với những
hình thức sử dụng đất đai thay thê khác, người ta củng
rút ra những kết luận tương tự. Chẳng hạn, khi so sánh
nó với trồng lúa nước, dù quy mơ dân số được ni sơng
của hình thức thi£ hai thường lớn hơn nhưng sản lượng
tinh theo lao động của hình thức này lại thấp hơn rất
nhiều, và đơi khi, sản lượng tính theo diện tích đất sử
dụng cũng thấp hơn nốt.
Một vài so sánh kiểu này thể hiện sự nghi ngờ khơng
chỉ về tính chính xác của những chỉ trích đối với nền
nơng nghiệp nương rẫy mà cả về động cơ của những chỉ
trích đó nữa. Chẳng hạn, chúng gợi ỷ rằng "sự lãng phí"
mà những người khai thác gỗ quan niệm về nông nghiệp
nương rẫy là một lãng phí cụ thể (về rừng) đối với họ,
trái ngược vói một lãng phí thực sự đốỉ với "tất cả" mọi
người có liên quan nếu phân tích ở một cấp độ rộng hơn.
Xét một vi dụ nữa trong thcri kỳ thực dân ở Indonesia,
giờ đây người ta đã thấy rõ rằng cái mà thuật ngữ tiếng
Hà Lan dùng để chỉ nền nông nghiệp nương rẫy - "nền
kinh tế cướp bóc" - khơng phải ám chỉ rằng hệ thống
nơng nghiệp này cướp bóc mơi trường tự nhiên, những
người canh tác trên đó hay tồn bộ đất nước này, mà
ờ chỗ nó "cướp bóc" chính quyền thực dân vơn có ít phương
tiện để kiểm sốt và bóc lột những người nơng dân khơng
có vốn, phân tán rộng. Khi đánh giá việc sử dụng nguồn
lực của những người làm nông nghiệp nương rẫy, cần
22
phải chú ý nhiều hơn tói mối liên hệ giữa tính tư lợi
và tổng thể các mối quan hệ xung quanh.
Nông nghiệp nương rẫy và diễn thế-đồng cỏ
Chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn tới vấn đề tương
lai không chỉ về mặt khai thác rừng của những người
làm nông nghiệp nương*Ỷẫy mà cịn về mặt diễn thế mơi
trường kèm theo nữa. Hiện nay, người ta đang quan tâm
rất nhiều đến diễn thế từ rừng chuyển sang đồng cỏ ở
những vùng nhiệt đới ẩm. Đây là một quá trình chuyển
hnấ không thể phù nhận được trên quy mô rất lớn. Chẳng
năm 1976, người ta ước tính rằng 64,5
triệu hecta hay xấp xỉ 1/3 diện tích đất của quốc gia
này hiện đang là đồng cỏ - trên phần lớn diện tích đó
lã loại cỏ phát triển mạnh mẽ nhất có tên là Imperata
Cyìmdrica. Hầu như ở khắp nơi, mọi người đều lên án
cõng bị người ta dèm pha theo nhiều kiểu khác nhau
như là "khơng có giá trị chăn ni thực tế", "chẳng có
ich lợi gì cho nơng nghiệp" hay cho bất cứ việc gì khác,
"hầu như khơng có giá trị kinh tế và là loài cỏ dại nguy
hiểm", "một trong những loài cỏ đáng ghét nhất trên thế
giới" và "một hoang mạc màu xanh". Người ta gọi diễn
thê' sang đổng cỏ là một q trình "suy thối sinh thái"
hay "xuống cấp" mà khơng thể nào đảo ngược lại được.
Q trình này bị qui cho tại hình thái nơng nghiệp phá
rừng làm nương nói chung hay cụ thể, là do sự "thất
bại" trong hệ thơng nơng nghiệp này, chủ yếu có liên
quan tới việc rút ngắn thời gian bỏ hoá do những áp
lực dân số đối với đất đai gia tăng.
23
Tất cả những kết luận này đều có sai sót, với mức
độ lớn nhỏ khác nhau, chủ yếu do quan niệm sai lầm
về tương lai của những nhân tơ chính trong diễn thế
này, tức là chính những người làm nơng nghiệp nương
rẫy. Thực ra, trong một số trường hợp nhất định, hệ
thơng nơng nghiệp của họ có thể thúc đẩy diễn thê đồng
cỏ. Điều này xảy ra khi người ta canh tác 2, 3 hay
nhiều vụ hơn trong khoảng thời gian một vài năm, chứ
không phải chỉ một vụ trong vòng 5-15 năm (chẳng hạn).
Canh tác dày đặc như vậy đôi khi là do người dân tỏ
ra tham lam muốn sử dụng đất đai hết mức như trường
hợp những người nhập cư tạm thời ở miền Đông và
Nam Kalimantan, hay trong cộng đồng người Iban ở Sara
wak ; nhưng thông thường đó là sản phẩm của áp lực
dân số gia tăng trên một diện tích đất đai hữu hạn
(hoặc đang giảm đi). Cụ thể hơn, và theo Boserup, tôi
cho rằng diễn thê đồng cỏ là một chức năng cân bằng
đặc biệt giữa đât đai và dân sô, theo cách hiểu là nó
diễn ra vì đồng cỏ là lóp thực vật bao phủ bề mặt thích
hợp nhất cho cân bằng đó. Tính thích hợp này dễ nhận
thấy nhất trong cộng đồng người Banjare ở miền Nam
Kalimantan nơi mà loài cỏ Imperata Cyỉindrica bao phủ
hầu hết bề mặt các thung lũng núi.
Hiện nay, người Banjare đang ở vào quãng giứa của
một quá trình thâm canh nơng nghiệp. Một sơ' người vẫn
tiếp tục làm nương rẫy trên các sườn núi cao nhưng một
số người khác lại canh tác trên những đồng cỏ ở đáy
thung lũng. Những đồng cỏ này là sản phẩm tương đối
gần đây của việc người Banjare tăng cường khai thác
nhủng cánh rừng gần nơi cư trú. Họ sử dụng dao phát
24
bụi rậm, lửa và cày bừa bằng gia súc để làm đất trên
đồng cỏ rồi gieo lúa cạn lên đó. Năm nào cũng vậy, người
Banjare lặp lại toàn bộ quá trình trong một thịi gian
5-7 năm rồi bỏ hố đất trong 3 năm. Khi cỏ Imperata
Cylindrica mọc tốt trở lại thì những người nơng dân lấy
đó làm dấu hiệu để biết rằng thời kỳ bỏ hoá đã chấm
dứt và họ lại canh tác trên phần đất đó. Do vậy, trong
chu kỳ nơng nghiệp này, cỏ Impếrata Cylindrica đóng
vai trị làm lớp phủ bề mặt trong thời kỳ bỏ hóa với tác
dạng phục hồi độ màu mỡ của đất. Giá trị lớn thứ hai
c ù cò Impera ta Cylindrica đối với người dân Banjare
lầ Aiag lăm thức ãn cho gia súc. Do thường xuyên bị
40t«hấy nCn thành phẩn protein trong cỏ được giữ ở
mức khá cao. Ngồi ra, đồng cỏ cịn có một tác dụng nhỏ
nâa lả làm nguồn nguyên liệu dể lợp mái nhà và là nơi
sim loài hươu sambhur (một lồi hươu, sừng có ba chạc,
th—iing thây ở Ấn Độ, Sri Lanka và Đông Nam Á) - vốn
lâ i tta cỏ Imperata Cylindrica. Với vai trị khơng thể thiếu
dnọc hiện nay của loài cỏ Imperata Cylindrica trong hệ
sinh thái ruộng đát của người Banjare, có vẻ như là vai
trị của họ trong diễn thế đồng cỏ không chỉ dừng lại
ở mức thụ động và vô ý thức. Trong bất cứ trường họp
nào, rõ ràng là người Banjare ln đóng một vai trị tích
cực và có ý thức trong việc bảo tồn những đồng cỏ ở
tinh trạng hiện nay bằng cách ngăn chặn khơng để chúng
tiẽp tục chuyển biến ngồi mong đợi thành những phức
hệ đá hay phức hệ cỏ. Nếu khơng có sự quản lỷ tích
cực này thì những diễn thế xa hơn có thể, và chắc chắn,
sẽ xảy ra và cuối cùng sẽ dẫn đến việc tái lập rừng thứ
sinh trên vùng đất đó.
Trong những trường hợp như của người Banjare thì
25
cấc qaan điểm nổi bật về diễn thế từ rừng sang đồng
cỏ nêu ra ở đầu phần này cũng chẳng có hay hoạ chăng
là rất ít có giá trị giải thích. Người ta khơng thể giải
thích sự phát sinh hay tiếp tục tồn tại của những đồng
cỏ vì họ khơng biết được vai trò của sự tồn tại này trong
một hệ sinh thái ruộng đất cụ th ể ^ l Cũng vì lý do này,
họ khơng thể chỉ đạo thành công những phát triển sau
này trên các vùng đồng cỏ. Một vài kế hoạch phát triển dựa trên những luận điểm phẩ^biến xem đồng cỏ là vô
tác dụng - đã đề xuất ý kiến trồng lại rừng, gieo hạt
lại, định cư V. V . . . Vai trò thực tế hoàn toàn khác của
những đồng cỏ là dâu hiệu báo rằng những nguyên lý
kinh tế và chính trị của việc lập kế hoạch đó, trong trường
họp tốt nhất, cũng chỉ gây ra phiền tối mà thơi ; cịn
trong tình huống xấu nhát thì sẽ là sai lầm tai hại. Chừng
nào mà vai trò này chưa được đánh giá đúng mức thì
có lẽ khó có thể có được sự phát triển thành công, dù
là theo bất kỳ hướng nào đi chăng nữa.
VẨN ĐỀ NỀN KINH TE Tự TÚC CÔ LẬP CỦA
những người Làm nông nghiệp nường rẫy
Đa sô mọi người vẫn quan niệm những người làm
nông nghiệp nương rẫy là một cộng đồng "nghèo, lạc hậu
và cô lập". Nền kinh tê của họ cung cấp cho họ "sự nghèo
(1) Quan niệm sai lầm phổ biến về hệ sinh thái con người của rừng thứ
sinh và các diễn th ế đồng cỏ có lé là một lý do giải thích tại sao chúng
cho thấy lỗ hổng nghiêm trọng nhát trong kiến thức hiện nay về rừng
nhiệt đới.
26
đói mãi mãi" và "khơng gì hơn ngồi mức sống đủ để
tồn tại" và khơng có mối liên hệ nào với những mạng
lưới trao dổi và thương mại rộng lớn hơn. Quan niệm
này sai lầm về cơ bản do người ta hiểu sai rằng làm
nông nghiệp nương rẫy không chỉ là trọng tâm mà là
toàn bộ nền kinh tế, và còn do nhầm lẫn giữa sự xa
cách về mặt địa lý vói tình trạng cơ lệTp về kinh tế. Đúng
là những người làm nông nghiệp nương rẫy chủ yếu sông
bằng những nơng sản thu được từ nương rẫy của mình;
và cũng đúng là họ khơng có khuynh hướng đem bán
& chát sản phẩm nào của mình ngay cả khi họ sản xuất
ịỊk lh te thải (đó chinh là một chiến lược có tính thích
■chỉ' cao vì người ta cần dự trứ lương thực để phòng
khỉ thâl bát vốn xảy ra thường xuyên và không lường
trước được). Tuy 'nhiên, bên cạnh việc hướng hẳn vào
trồng những loại cây lương thực để tổn tại, tất cả hay
h£a hết những người làm nóng nghiệp nương rẫy, đều
gia vào những hoạt động kinh tế phi nương rầy
vã chinh điểm này là cơ sở cho những mối liên hệ chặt
dbẽ giữa họ với thế giới bên ngoài.
Từ thời tiền sử cho tới nay, những người làm nông
nghiệp nương rẫy đã là những chủ thể hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực thu lượm và trao đổi quốc tế những
sản phẩm của rừng như tổ chim, nhựa thơng, chất giải
độc... Sự có mặt của những chiếc bình gốm cổ Trung Hoa
tại khu nhà dài Dayak sâu trong lãnh thổ xứ Borneo
chứng thực cho cả bề dầy lịch sử cũng như quy mô của
hoạt động trao đổi này. Thời gian gần đây hon, hiện tượng
trao đổi này vẫn còn tiếp tục và trên thực tế, đã trở
27
nên quan trọng hơn, nhưng với xu hướng nông sán ngày
càng thế chỗ cho lâm sản. Một trong những vi dụ được
nhiều người biết đến nhất là việc những người làm nông
nghiệp nương rẫy trồng cầy thuốc phiện trên những cao
nguyên ở Thái Lan, Lào và Myanmar. Một điều ít người
biết đến hơn là những sản phẩm như hạt tiêu, cà phê,
dừa, thuôc lá và cao su của Indonesia chủ yếu cũng do
những người làm nông nghiệp nương rẫy trồng.
Trong số những nơng «sán này, cao su là sản phẩm
quan trọng nhất và người ta hiểu về nó ít nhất. Tại một
khu nhà dài Dayak của những cư dân nông nghiệp nương
rẫy Kantu’ mà tôi nghiên cứu - nơi cách xa bờ biển Kali
mantan gần 2 tuần lễ đi tàu sơng vào sâu trong nội địa
-95% sơ' hộ gia đình có ít nhất là một khu rừng trồng
cao su, trung bình có tới 800-900 cây. Những người Kantu’
này sơng bằng gạo và một sô' loại nông sản khác trồng
trên nương rẫy của mình, nhưng họ lại mua hầu hết
những thứ khác bán ở chợ - chủ yếu là thuốc lá, muối,
dầu hoả và vải vóc - bằng sơ' tiền thu được từ việc khai thác
rừng cao su của mình. Hầu hết cao su ở Indonesia được
khai thác theo kiểu này với những lý do như thế: năm
1982, người ta ước tính rằng 80% lượng cao su của Indonesia
là do những nông dân chủ các trang trại nhỗ trồng, mà
phần lớn số người này lại cũng là những người làm nông
nghiệp nương rẫy. Bức tranh về các loại nông sản xuất
khẩu khác của Indonesia cũng gần như tương tự.
Kết quả của việc tham gia trồng những nơng sản
hàng hố này là những người làm nơng nghiệp nương
rẫy ở Indonesia đóng góp vào nền kinh tê xuất khẩu của
28