Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tác động của biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.47 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ VỚI THÉP NHẬP
KHẨU..............................................................................................................................................................3
1.1 Thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam........................................................................................3
1.1.1 Thông tin chung.............................................................................................................................3
1.1.2 Mô tả hàng hóa..............................................................................................................................3
1.1.3 Mức thuế tự vệ chính thức...........................................................................................................3
1.1.4 Cơ sở áp dụng biện pháp tự vệ....................................................................................................4
1.2 Thép Việt Nam nhập khẩu vào các thị trường khác........................................................................5
1.2.1 Thông tin chung.............................................................................................................................5
1.2.2 Mơ tả hàng hóa..............................................................................................................................6
1.2.3 Mức thuế tự vệ chính thức...........................................................................................................6
1.2.4 Cơ sở áp dụng biện pháp tự vệ....................................................................................................7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................................7
2.1 Tác động của thuế quan lên nền kinh tế............................................................................................7
2.2

Mơ hình phân tích tác động của biện pháp tự vệ đến các doanh nghiệp sản xuất nội địa....7

2.2.1 Trong điều kiện thương mại tự do...............................................................................................7
2.2.2 Trong điều kiện áp dụng thuế quan Tx.......................................................................................8
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP TỰ VỆ TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.....................................................................8
3.1 Mặt tích cực...........................................................................................................................................8
3.2 Khó khăn.............................................................................................................................................11
3.3 Đề xuất.................................................................................................................................................11
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................13



LỜI MỞ ĐẦU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu sắt
thép đạt 12,31 triệu tấn, tương đương 11,52 tỷ USD, giảm 7% về lượng, nhưng
tăng 42,8% về kim ngạch so với 2020. Giá trung bình nhập khảu sắt thép năm 2021
là 935,8 USD/tấn, tăng 53,8% so với năm 2020. Nhu cầu nhập sắt thép trong nước
đã tăng rất mạnh trong năm ngoái. Bất chấp dịch bệnh nhu cầu sử dụng sắt thép
trong nước vẫn tăng cao, Nếu tính cả nhập khẩu sản phẩm từ thép 2 tháng đạt 835
triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ, nhập khẩu thép và sản phẩm từ thép xấp xỉ
3 tỷ USD. Trước diễn biến đó, bộ cơng thương đã có biện pháp tự vệ đối với ngành
hàng này trong bốn năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
có hiệu lực.
Mặt khác, biện pháp tự vệ là một trong 3 bộ phận cấu thành của biện pháp phòng
vệ thương mại. Biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ, hỗ trợ ngành sản xuất hàng hoá
tương tự, hoặc cạnh tranh trực tiếp của nước nhập khẩu trong trường hợp khẩn cẩp
nhằm hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng gia tăng của hàng hoá
nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra. Biện pháp tự vệ thường được áp dụng một
cách khắt khe hơn và phức tạp hơn biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp,
vì để áp dụng biện pháp này, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng
thiệt hại nghiêm trọng mà ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh
tranh trực tiếp trong nước phải chịu do sự gia tăng (về quy mơ, số lượng) của hàng
hố nhập khẩu.
Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ đưa ra thực trạng của biện pháp tự vệ đối với thép
nhập khẩu, từ cơ sở lý luận tơi sẽ phân tích tác động của nó đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ
VỚI THÉP NHẬP KHẨU
1.1 Thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
1.1.1 Thông tin chung

Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số
14296/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi
thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác
nhau.
Ngày 07 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐBCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép là 23,3% và đối
với thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
1.1.2 Mơ tả hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và
không hợp kim; và các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm
thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam, có mã HS: 7207.11.00;
7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20;
7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
1.1.3 Mức thuế tự vệ chính thức
a. Mức thuế tự vệ đối với phôi thép
Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung
đối với phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam cụ thể như sau:
Thời gian có hiệu lực
Từ ngày 22/3/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện
pháp tạm thời có hiệu lực) đến ngày 21/3/2017
Từ ngày 22/3/2017 đến ngày 21/3/2018

Mức thuế tự vệ
23,3%
21,3%


Từ ngày 22/3/2018 đến ngày 21/3/2019

19,3%


Từ ngày 22/3/2019 đến ngày 21/3/2020

17,3%
0%

Từ ngày 22/3/2020 trở đi
(nếu không gia hạn)
b. Mức thuế tự vệ đối với thép dài
Thời gian có hiệu lực

Mức thuế tự vệ

Từ ngày 22/3/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện
pháp tạm thời có hiệu lực) đến ngày 01/8/2016 (trước
ngày Quyết định áp dụng biện pháp chính thức có
hiệu lực)
Từ ngày 02/8/2016 (ngày Quyết định áp dụng biện
pháp chính thức có hiệu lực) đến ngày 21/3/2017

14,2%
(mức thuế tự vệ tạm thời)
15,4%
(mức thuế tự vệ chính thức năm
đầu tiên)

Từ ngày 22/3/2017 đến ngày 21/3/2018

13,9%

Từ ngày 22/3/2018 đến ngày 21/3/2019


12,4%

Từ ngày 22/3/2019 đến ngày 21/3/2020

10,9%

Từ ngày 22/3/2020 trở đi

0%
(nếu không gia hạn)

1.1.4 Cơ sở áp dụng biện pháp tự vệ
Căn cứ thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích tại báo cáo cuối
cùng, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:
- Ngành sản xuất trong nước là tập hợp những doanh nghiệp sản xuất phôi
thép/thép dài trong nước, chiếm hơn 50% tổng sản lượng toàn ngành.


- Phôi thép và thép dài được sản xuất trong nước là hàng hóa tương tự với phơi
thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam.
- Khối lượng phôi thép và thép dài được nhập khẩu vào Việt Nam tăng cả về mặt
tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra.
- Ngành sản xuất trong nước đã chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần,
công suất, doanh thu, lợi nhuận, nhân công và tăng tồn kho trong giai đoạn 20122015, đặc biệt là năm 2015.
- Việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước.
- Sự dư thừa công suất cũng như sản lượng thực tế kết hợp với lượng tồn kho lớn
của các sản phẩm thép của Trung Quốc được xem là “những diễn biến không lường
trước” và là nguyên nhân gây gia tăng đột biến lượng phôi thép và thép dài nhập

khẩu vào thị trường Việt Nam.
1.2 Thép Việt Nam nhập khẩu vào các thị trường khác
1.2.1 Thông tin chung
Trong năm 2020, số vụ việc điều tra, áp dụng phịng vệ thương mại đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sản phẩm thép Việt xuất khẩu nói riêng
tăng cao đáng kể, với 27 vụ việc trên tổng số 193 vụ việc tính từ năm 1994 đến
năm 2020. Riêng sản phẩm thép xuất khẩu phải đối mặt với 13 vụ việc điều tra, áp
dụng phịng vệ thương mại trong năm 2020, trong đó có 9 vụ việc chống bán phá
giá, 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và 3 vụ việc điều tra chống
trợ cấp.
Phần lớn các quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại sản phẩm thép
xuất khẩu đều là các thị trường chính trong xuất khẩu thép của Việt Nam và hầu


như có chung FTA với Việt Nam như Canada, Thái Lan, Malaysia, Australia, EU,
Thổ Nhĩ Kỳ…
1.2.2 Mơ tả hàng hóa
Các sản phẩm bị điều tra gồm có: Thép cốt bê tơng, thép khơng gỉ cán nguội, thép
mạ nhơm, kẽm có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm và từ 600 mm trở lên, ống thép hàn
không gỉ, ống và ống dẫn bằng thép, thép mạ nhơm kẽm, thép chống ăn mịn, thép
cuộn không gỉ cán phẳng, thép cuộn phẳng mạ nhôm kẽm, thép cuộn cán nguội
không hợp kim…
1.2.3 Mức thuế tự vệ chính thức
Cuối tháng 1/2021, Malaysia đã quyết định áp thuế chống bán phá giá lên
thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim của Việt Nam với mức thuế có
biên độ từ 7,42-33,7%
Ngày 11/2/2021, Tổng vụ Phịng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo
khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm trong vụ việc chống trợ cấp đối với
một số sản phẩm ống thép hàn khơng gỉ có xuất xứ từ Việt Nam, hỉ sau đó vài
ngày, đến 17/2/2021, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã có kết luận

sản phẩm tơn lạnh (một loại kẽm cán mỏng đã trải qua quá trình mạ hợp kim
nhơm) có xuất xứ Việt Nam đã bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôn
lạnh nội địa nước này. Do đó, mặt hàng này đã bị quyết định áp dụng mức thuế
chống bán phá giá với biên độ 3,01-49,2%.
Ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan đã khởi xướng vụ
việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu
từ các nước, trong đó có Việt Nam. Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với sản
phẩm của Việt Nam lên tới 27,98%.
Ngày 1/2/2019, EC đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối
với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra trong 3 năm, kết thúc vào ngày
31/6/2021.


1.2.4 Cơ sở áp dụng biện pháp tự vệ
Chuyên gia cho rằng, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt
Nam đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tác động của thuế quan lên nền kinh tế
– Thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ nước
ngoài. Bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhập khẩu.
– Mang lại nguồn thu nhập lớn cho nhà nước, chính phủ.
– Thuế quan cũng đồng thời làm tăng giá của các mặt hàng nhập khẩu trong nước.
Điều này ảnh hưởng đến khả năng mua sắm hàng nhập khẩu của người dân tại
Quốc gia đó. Giá xe ơ tơ nhập khẩu quá đắt như Việt nam hiện nay chính là một
biểu hiện rõ nhất.
– Việc áp dụng thuế quan cũng làm giảm hiệu quả tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
Bởi vì khoản thuế này sẽ khuyến khích các công ty nội địa sản xuất những sản
phẩm. Mà theo lý thuyết có thể được sản xuất một cách hiệu quả hơn ở nước ngồi.
2.2Mơ hình phân tích tác động của biện pháp tự vệ đến các doanh nghiệp sản

xuất nội địa
2.2.1 Trong điều kiện thương mại tự do
Khi thương mại tự do thì tình hình thị trường nội địa (thị trường nội địa đang có
giá cao hơn so với giá nhập khẩu) là:
+ Giá trong nước giảm:
+ Tiêu dùng tăng
+ Sản xuất giảm
+ Nhập khẩu tăng
2.2.2 Trong điều kiện áp dụng thuế quan Tx

Khi chính phủ đánh thuế quan T = x %
+ Tiêu dùng giảm = – a – b – c – d


+ Sản xuất tăng = + a
+ Ngân sách chính phủ tăng = + c
=> Nền kinh tế bị thiệt hại = – b – d

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP TỰ VỆ TỚI
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
3.1 Mặt tích cực
- Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với vị trí thứ
17 được ghi nhận trong năm 2018.
- Trong 10 năm giai đoạn 2008-2018, sản lượng tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất
khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, với tốc độ tăng trưởng kép
(CAGR) đạt 12%. Nghĩa là dù có biện pháp tự vệ của các nước khác gây cản trở
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hay có các biện
pháp tự vệ của Việt Nam với thép các nước, nhìn chung, các doanh nghiệp Việt
Nam vẫn phát triển đều.



- Nổi bật là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thường có mức giá cạnh tranh hơn
rất nhiều so với sản phẩm xuất khẩu của nhiều quốc gia khác. Điển hình với việc đi
vào hoạt động của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, nhà máy này đã cung cấp ra thị
trường 3,3 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) trong năm 2018 và hơn 2,1 triệu tấn
sau 6 tháng đầu năm 2019 và giá bán thép HRC của Formosa cạnh tranh hơn so với
sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường truyền thống. Thống kê của Bloomberg tại
thời điểm 10/7/2019, giá thép HRC spot CFR của Việt Nam là 510 USD/tấn, còn
giá thép HRC tại kho Hà Nội là 581,8 USD/tấn; trong khi đó, giá thép HRC tại nhà
máy của Trung Quốc là 586,9 USD/tấn, của Malaysia là 589,2 USD/tấn và của
Thái Lan là 631,7 USD/tấn.
- Theo Tổng cục thống kê, năm 2019 nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đã
tăng cường xuất khẩu sau khi biện pháp tự vệ được áp dụng (như thép Hịa Phát,
tơn Đơng Á, DAP Hải Phòng, thép Posco SS Vina...), cho thấy năng lực cạnh tranh
quốc tế của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.
- Đại diện VSA cho hay, hiện các sản phẩm thép Việt Nam khơng chỉ có mặt ở thị
trường truyền thống là các nước Đơng Nam Á, mà cịn mở rộng ra hơn hàng chục
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với các thị trường lớn như châu Âu, châu
Mỹ...


-

Tổng kim ngạch nhập khẩu/xuất khẩu của ngành thép năm 2016 là 9,1/2,4 tỷ

USD, Hiệp hội Thép Việt Nam, ghi nhận nhập khẩu thép thành phẩm trong Quý I
năm 2017 đạt hơn 3,56 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tăng
13% về lượng và tăng 64% về kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu thép đã có giảm
so với cùng kỳ nhờ tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại kịp thời.

Tuy giá thép thế giới biến động mạnh nhưng các doanh nghiệp đầu ngành
như Hịa Phát, Hoa Sen, Nam Kim đều vẫn duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận
ổn định.

3.2 Khó khăn
Nguyên nhân khiến ngành thép tăng trưởng thấp là do: Xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi
xu hướng bảo hộ. Năm 2019 là một năm khó khăn đối với xuất khẩu thép. Mặc dù


sản lượng xuất khẩu thép xây dựng đạt mức tăng trưởng nhẹ 1,6% trong 9 tháng
đầu năm 2019, ngược lại sản lượng xuất khẩu thép ống và tôn mạ giảm đáng kể
đến 19% so với cùng kỳ năm ngoái do sự lan rộng của xu hướng bảo hộ giữa các
quốc gia để áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép. Thị trường Mỹ và EU là
thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba của Việt Nam đã giảm mạnh về sản
lượng với mức giảm 44%, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tiêu thụ trong 9 tháng
2019 so với mức 19% của 9 tháng năm 2018.
3.3 Đề xuất
Để đối mặt với áp lực cạnh tranh trên, các diễn giả cho rằng các doanh nghiệp cần
phải hoàn thiện, nâng cao chuỗi giá trị. Theo các chuyên gia, cơ hội tăng trưởng
của các doanh nghiệp thép Việt sẽ có 3 hướng đi chính:
(1) tối ưu hóa quy mơ sản xuất với quy trình sản xuất khép kín;
(2) đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu
tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ;
(3) mở rộng mạng lưới bán hàng, nâng cao năng lực quản trị.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị máy móc hiện đại hóa
cao, đa dạng hóa sản phẩm, đi sâu vào sản phẩm chất lượng, công nghệ cao, tiết
giảm tiêu thụ năng lượng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Khi đã chuẩn hóa
được nguyên liệu đầu vào, cơng nghệ thì chắc chắn sản phẩm sẽ tốt hơn, đáp ứng
được những yêu cầu khắt khe của các thị trường trên thế giới. Ngoài ra cần, tập
trung phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường

nguyên liệu thép lành mạnh.
KẾT LUẬN
Cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, bên cạnh việc
tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm
thì các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về
thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với các nguy cơ kiện tụng, phòng vệ tại
các thị trường xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh gia tăng xu hướng bảo hộ như hiện


nay, doanh nghiệp cần phải coi phòng vệ thương mại là một trong những yếu tố
quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của mình, từ đó thường xun theo dõi
thơng tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần hợp tác với cơ quan điêu tra, tham
gia đầy đủ quá trình điều tra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần sát sao liên hệ với
các cơ quan, tổ chức có thểm quyền trong nước như các đơn vị chức năng của Bộ
Cơng thương để kịp thời phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ. Năm 2023, nhu cầu thép
trên thế giới tiếp tục tăng cùng với nhu cầu ở thị trường trong nước, vì vậy, ngành
Thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá so với năm 2022.
Tuy nhiên, xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường thế giới còn gặp rất nhiều
trắc trở do xu hướng bảo hộ khiến thép Việt liên tục dính phải các vụ kiện phịng
vệ thương mại từ quốc gia đối tác. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thép Việt
Nam đều có thái độ tích cực hợp tác tham gia quá trình điều tra của cơ quan điều
tra phịng vệ thương mại nước ngồi. Thậm chí, ở một số vụ việc, doanh nghiệp đã
chủ động tìm đến sự tư vấn, hỗ trợ từ phía Cục Phịng vệ thương mại hoặc luật sư
thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại doanh nghiệp chưa thực sự tích
cực, từ chối tham gia hoặc không tham gia đầy đủ một số vụ việc. Nguyên nhân lý
giải cho tình trạng này là do các doanh nghiệp còn hạn chế hiểu biết về pháp luật
phòng vệ thương mại quốc tế, chưa có kinh nghiệm tham gia, ứng phó các vụ việc
dẫn đến việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong tất cả các vụ khởi
xướng điều tra phòng vệ thương mại, dù thắng hay thua kiện, uy tín của các doanh
nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Các vụ

khởi xướng điều tra có thể được áp với bị đơn là một hoặc vài doanh nghiệp nhưng
vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho toàn ngành là rất lớn. Các chuyên gia đã đề
xuất từng bước hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép đặc
biệt, không chỉ dừng lại ngun liệu mà cịn có thể là thành phẩm.
Cục Phòng vệ thương mại chủ động tiến hành triển khai các giải pháp phòng vệ
thương mại đối với sản phẩm thép phù hợp với các quy định thương mại và luật


pháp quốc tế. Đây là tín hiệu cho thấy nhà nước ghi nhận vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa của ngành thép. Các vấn đề về biện pháp tự vệ đang dần được tháo gỡ để trả
lại sự lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của thép Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Trần Anh, 2008. 62 chiến lược PR xuất sắc. Hà Nội: NXB Lao Động.
2.
Trương Đình Chiến và Nguyễn Trung Kiên, 2004. Giá trị thương hiệu đối
với người tiêu dùng Việt Nam và định hướng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
TP Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp
3.
Công ty Thép Việt Úc, 2012, 2013, 2014, 2105. Báo cáo tài chính và kết quả
kinh doanh của công ty Thép Việt Úc từ 2012 đến 2015.Hà Nội
4.
Lê Anh Cường, 2003. Tạo dựng và quản trị thương hiệu-Danh tiếng-Lợi
nhuận. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội.
5.
Dương Ngọc Dũng và Phan Đình Quyền, 2005. Định vị thương hiệu. Hà
Nội: NXB Thống Kê.
6.
Hoàng Thị Thu Hà, 2011. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu công

ty cổ phần Sông Đà Thăng Long giai đoạn 2011 – 2020. Luận văn thạc sỹ kinh tế
trƣờng đại học kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội.
7.
Dương Hữu Hạnh, 2005. Quản trị tài sản thương hiệu cuộc chiến giành vị trí
trong tâm trí khách hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.
8.
Lê Đăng Lăng, 2010. Quản trị thương hiệu. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học
Quốc Gia TP.HCM.
9.
Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007. Xây dựng và phát triển thương hiệu.
Hà Nội: NXB Lao Động.
10. Philip Kotler, 2000. Quản trị marketing. Hà Nội: NXB Thống Kê.
11.
Phillip Kotler, 1994. Những nguyên lý tiếp thị. TP Hồ Chí Minh: NXB
Thành phố Hồ Chí Minh



×