Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.55 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN


NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH XU THẾ BIẾN ĐỔI
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
SINH VIÊN: PHAN LIÊN HƯƠNG
Ngành: Khí tượng học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT LÀNH

HÀ NỘI, 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn trên cơ sở
các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Nguyễn Viết Lành. Bài khóa luận này được thực hiện là thành quả của riêng em, không
sao chép từ các bài tương tự. Những số liệu, hình vẽ phục vụ cho việc phân tích và đánh
giá được em sử dụng từ các nguồn số liệu khác nhau. Ngồi ra trong khóa luận cịn có sử
dụng một số nhận xét của các cơ quan tổ chức khác đều được em chú thích và trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng. Nếu có bất kì sai sót nào em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về bài
khóa luận của mình.

2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn
thể các thầy cô giáo trong trường và các thầy cô giáo trong Khoa Khí tượng Thủy văn –


Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp cho em những kiến thức
cơ bản cũng như các kiến thức chun mơn q giá trong suốt q trình học tập tại
Trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Viết Lành
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực hiện để em hồn thành được
bài khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè trong lớp đã giúp đỡ
động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng
như hồn thành khóa luận
Trong quá trình học hỏi và thực hiện, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong ý kiến đóng góp và dạy bảo
của thầy cơ và các bạn để bài khóa luận này được hồn thiện và phát triển hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................8
1.1.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................8

1.1.1.

Vị trí địa lí, điều kiện địa hình của khu vực...............................................8

1.1.2.

Khí hậu..........................................................................................................9


1.1.3.

Tổng quan về tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.................................10

1.2.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN...................................................20

1.2.1.

Nghiên cứu nước ngoài..............................................................................20

1.2.2.

Nghiên cứu trong nước..............................................................................22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................25
2.1. Cơ sở số liệu..........................................................................................................25
2.1.1. Số liệu quan trắc............................................................................................25
2.1.2. Kiểm tra và chỉnh lý số liệu quan trắc.........................................................25
2.1.3. Số liệu tái phân tích.......................................................................................26
2.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................28
2.2.1 Phương pháp thống kê toán học....................................................................28
2.2.2 Phương pháp phân tích synop.......................................................................28

4


5



CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC

Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

NCAR

Trung tâm nghiên cứu khí quyển Quốc gia

NCEP

Trung tâm dự báo Mơi trường Quốc gia

VNFCCC

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu

CDM

Cơ chế phát triển sạch

6



MỞ ĐẦU
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở một khu vực nào đó, được đặc trưng bởi các trị
số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thốt hơi nước, mây,
gió. Khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và có tính chất ổn định, ít
thay đổi. Mặt khác các hoạt động KT-XH của con người cũng có tác động đến khí hậu
khu vực và khí hậu tồn cầu, làm thay đổi điều kiện hình thành khí hậu ở từng địa
phương, khu vực và toàn cầu, dẫn đến biến đổi khí hậu (BĐKH)
Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết, khí hậu có chiều hướng diễn biến
ngày càng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi bất thường này, mà
một trong số đó có thể là tác động của biến đổi khí hậu và sự nóng lên tồn cầu. Sự nguy
hiểm của những biến động này là từ những thiên tai cực đoan có thể dẫn đến những thảm
họa khôn lường đã gây không ít khó khăn, thậm chí thiệt hại lớn về người và của ở nhiều
địa phương và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Mặt khác,
những biến động thất thường của khí hậu, thời tiết đã làm cho cơng tác dự báo cũng nhiều
khó khăn, phức tạp hơn.
Biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, tình trạng khơ
hạn, sa mạc hóa và lũ lụt đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô cũng như mức
độ, và phần lớn là do những biến đổi mạnh mẽ về nhiệt độ, lượng mưa theo không gian
và thời gian. Những biến đổi khí hậu đó đã được nhiều nhà khí tượng trong và ngồi
nước nghiên cứu. Tuy việc tiếp cận nghiên cứu của mỗi người khác nhau nhưng các cơng
trình đều đưa đến kết luận rằng Trái Đất đang nóng dần lên.
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng
năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc
Thái Bình dương và biển Đơng, chịu tác động của nhiều loại hình thế thời tiết phức tạp.
Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh
thổ. BĐKH dường như đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh
tế, xã hội, mơi trường. Làm rõ được khí hậu Việt Nam đã và sẽ biến đổi như thế nào, từ
7



đó đánh giá được tác động của BĐKH làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, chiến lược
và kế hoạch thích ứng với BĐKH và giảm thiểu BĐKH sẽ góp phần phục vụ phát triển
bền vững đất nước. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Nghiên cứu xác định xu thế biến
đổi nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ” để chỉ ra được sự biến đổi
nhiệt độ và lượng mưa đồng thời xác định các hình thế thời tiết ảnh hưởng đến khu vực
Đồng bằng Bắc Bộ gây ra sự biến đổi này giai đoạn 1961-2016.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.1.1.

Vị trí địa lí, điều kiện địa hình của khu vực

Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở miền Bắc nước ta, trải rộng từ vĩ độ 21 034’N
đến khoảng 1905’N ( huyện Kim Sơn); từ 105017’E( huyện Ba Vì) đến 10707’E( trên đảo
Cát Bà). Diện tích của tồn khu vực vào khoảng 11500km2.
-

Phía Bắc và Đơng Bắc của khu vực tiếp giác với Đông Bắc ( Hải Phịng, Bắc
Ninh)

-


Phía Tây và Tây nam tiếp giáp vùng Tây Bắc

-

Phía Đơng là vịnh Bắc Bộ

-

Phía Nam của khu vực tiếp giáp với Bắc Trung Bộ ( Thanh Hóa )

Đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà
Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Khu vực ĐBBB có địa hình thấp và khá bằng phẳng, thấp dần từ tây bắc xuống
đông nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi
các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Hai bên bờ các con sơng, nhất là sơng hồng có những sống đất được bồi đắp do
nước lũ cao tới 15m. Nếu khơng có đê nhân tạo thì châu thổ vẫn bị chia cắt thành những
vùng trũng không thông với nhau, đó gọi là ơ thiên nhiên. Địa hình bị chia cắt thành các ô
như thế nên đồng bằng Sông Hồng được bồi đắp khơng đều và nhiều nơi cịn rất trũng
khơng được bồi đắp. Ở đồng bằng Bắc Bộ có hệ thơng đê lớn nhất cả nước, do đó các ô
trũng được hình thành vì thế làm cho khu vực phía trong đê khơng được bồi đắp phù sa.
Dọc bờ biển có những dải cồn cát hình thành do gió, trên đó tập trung các làng
mạc và các cánh đồng trồng hoa màu.

9


Do địa hình vùng cửa sơng, ven biển thấp nên vào thời kỳ nước cạn nước biển sẽ
xâm nhập sâu nên đất sẽ trở nên chua mặn khó canh tác... Các bãi biển mới hình thành
phát triển rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng và tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Nhờ có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, ruộng đất phì nhiêu, thực vật phong phú,
thích hợp với đời sống và sản xuất, đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành một trung tâm kinh tế
phát triển, nơi tập trung đơng dân cư nhất của Bắc Bộ.
1.1.2.

Khí hậu

Khí hậu khu vực đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm là nền nhiệt đồng đều, tương đối
điều hòa, được thể hiện khá rõ: Tổng lượng bức xạ từ 110 – 120kcal/cm 2/năm, 1600 –
1850 giờ nắng, nhiệt độ trung bình từ 22,5 0C đến 23,50C với tổng nhiệt độ từ 80000C –
85000C, độ ẩm lớn 80% - 85%, lượng mưa từ 1500 – 1800 mm., lượng bốc hơi trung bình
năm là 700 – 800mm, tốc độ gió trung bình năm khoảng 1,5 – 2,0m/s
Do vị trí địa lí nên khí hậu ở đồng bằng Bắc Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt:
-

Mùa hè:
 Kéo dài từ tháng 4 – tháng 11, nóng, nhiệt độ trên 25 0C, cao nhất vào
tháng 7 ( có thể lên tới 300C ). Hướng gió chính là Nam – Đơng Nam.
Mưa nhiều, lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa của năm, thường là
mưa rào và dông, chịu ảnh hưởng nhiều của bão trong thời kì tháng 7
đến tháng 10. Lượng mưa bão thường chiếm 25-30% tổng lượng mưa
mùa hè.
 Nhờ vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nên khu vực có chịu ảnh hưởng
của áp thấp Ấn Độ - Mianma ( áp thấp Ấn Miến ) hút gió đơng nam từ
vịnh bắc bộ vào ( do gió tây nam đổi hướng - ảnh hưởng của áp thấp).
 Ở đồng bằng Bắc Bộ cũng hình thành gió phơn khi áp thấp di chuyển
q về phía bắc, trên lãnh thổ Hoa Nam ( Trung Quốc ), hút mạnh luồng
gió tây nam vượt núi gây hiệu ứng phơn, tuy nhiên mức độ phơn không
mạnh bằng miền trung.


-

Mùa đông
10


 Bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Với 3 tháng có nhiệt độ dưới
180C, so với khu vực Đông Bắc đã bớt lạnh hơn.
 Mùa đông cũng chính là mùa kho, mưa ít, có nhiều ngày mưa phùn,
sương mù nên tính chất khơ hạn khơng q gay gắt như Tây Nguyên và
Nam Bộ.
 Mùa đông diễn biến thất thường, năm rét nhiều, năm rét ít, năm sớm,
năm muộn ( chịu ảnh hưởng của hiện tượng ENSO ).
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có thời tiết 4 mùa điển hình nhất nước ta. Do vị trí
địa lý và địa hình đón gió nên khu đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng rất lớn của những
hình thế thời tiết phức tạp như những đợt lạnh kéo dài, những ngày gió tây nóng và khơ
hạn kéo dài, có những năm chịu nhiều cơn bão với sức tàn phá mạnh.
1.1.3. Tổng quan về tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay
a. Tình hình Biến đổi khí hậu tồn cầu
Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã tổ chức 4 lần báo cáo đánh giá
tình hình BĐKH toàn cầu:
- Báo cáo đánh giá lần thứ nhất (1990) là cơ sở để Liên Hợp Quốc quyết định
thành lập Ủy ban Hiệp thương liên Chính phủ về một Cơng ước khí hậu tiến tới Cơng
ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, được ký kết vào tháng 6 năm 1992.
- Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1994) là cơ sở để thảo luận và thông qua Nghị định
thư Kyoto tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên Công ước (1997).
- Báo cáo đánh giá lần thứ ba (2001), sau 10 năm thông qua Công ước Khung của
Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu.
- Báo cáo đánh giá lần thứ tư (2007), sau 10 năm thông qua Nghị định thư Kyoto
và một năm trước khi bước vào thời kỳ cam kết đầu tiên theo Nghị định thư (2008 2012), để chuẩn bị cho việc thương lượng về thời kỳ cam kết tiếp theo.

Mỗi lần đánh giá đều có những tiến bộ mới về nguồn số liệu và phương pháp, làm
giảm đáng kể những điều chưa chắc chắn tồn tại trước đây, do đó, nâng cao rõ rệt mức độ
tin cậy của những kết luận về biến đổi khí hậu trong quá khứ cũng như tương lai. [19]

11


Theo đánh giá lần thứ 4 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007)
đã nhận định rằng sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có,
điều đó đã được minh chứng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ khơng khí và
đại dương trung bình tồn cầu, sự tan chảy băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn, sự dâng
lên của mực nước biển trung bình toàn cầu
- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,740C; Xu thế
tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 100
năm qua.
- Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng khoảng 0,74OC trong thời kỳ 1906 - 2005, tốc
độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đây. Hai năm
được cơng nhận có nhiệt độ trung bình tồn cầu cao nhất từ trước đến nay là 1998,
2005; 11/12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi số
liệu quan trắc. Nhiệt độ trên lục địa tăng rõ rệt và nhanh hơn hẳn so với nhiệt độ trên đại
dương với thời kỳ tăng nhanh nhất là mùa đông (tháng XII, I, II) và mùa xuân (tháng III,
IV, V). Nhiệt độ cực trị cũng có chiều hướng biến đổi tương tự như nhiệt độ trung bình;

Hình 1: Sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 1860 – 1999

12


- Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,50C/100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ
tăng trung bình tồn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ XX cao

hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và có thể là
cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua.
- Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc vĩ độ
30ºN, tuy nhiên lại có xu hướng giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Lượng mưa
ở khu vực từ 10ºN đến 30ºN tăng lên từ năm 1900 đến 1950 ở vùng nhiệt đới và giảm
trong thời kỳ sau đó. Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng biến đổi theo mùa và theo
khơng gian rõ rệt hơn hẳn so với nhiệt độ. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng lên trong
thời gian gần đây.
- Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 30C kể từ
năm 1980.
- 11 trong số 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong
chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850.
- Mực nước biển trung bình tồn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8 mm/năm
trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ 1993 2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình tồn cầu đã tăng lên 0,31 m trong 100 năm
gần đây.
Mới đây, tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu họp tại Bruxen (Bỉ), các báo cáo
khoa học cho biết, ở Bắc cực, khối băng dày 2 dặm (khoảng trên 3 km) đang mỏng dần
và đã mỏng đi 66 cm. Ở Nam Cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những
núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland tan chảy. Ở
Alaska (Bắc Mỹ, trong những năm gần đây nhiệt độ đã tăng 1,50C so với trung bình nhiều
năm, làm tan băng và lớp băng vĩnh cửu đã giảm 40%, những lớp băng hàng năm dày
khoảng 1,2 m đã giảm 4 lần, chỉ còn 0,3 m. Báo cáo cũng cho biết, các núi băng trên cao
nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao 5000 m mỗi năm giảm trung bình 7% khối
lượng và 50 - 60 m độ cao, uy hiếp nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30
năm qua, trung bình mỗi năm, diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy
khoảng 131 km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150
13


m, có nơi tới 350 m. Diện tích các đầm lầy trong khu vực này cũng giảm 10%. Tất cả

đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải, một hồ lớn nhất Trung Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến
mất trong vòng 200 năm tới. Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở
khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn 1/2 vào năm 2090.
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ năm
1970. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng dẫn
đến bốc hơi tăng. Khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán là phía Tây Hoa Kỳ, Úc, Châu
Âu;
- Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng từ
những năm 1970 và ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo
bất thường. Điều này có thể thấy trên cả Ấn Độ Dương, Bắc và Tây Bắc Thái Bình
Dương, số cơn bão ở Đại Tây Dương ở mức trung bình trong khoảng 10 năm gần đây;
- Có sự biến đổi trong chế độ hồn lưu quy mơ lớn trên cả lục địa và đại dương,
biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng về số lượng và cường độ của hiện tượng El Nino và
biến động mạnh mẽ của hệ thống gió mùa.
Như vậy BĐKH đã và đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu, biểu hiện của chúng có
thể khác nhau giữa các khu vực nhưng có thể kết luận một số đặc điểm chung là nhiệt độ
tăng lên, lượng mưa biến động mạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên vào mùa mưa, giảm vào
mùa ít mưa, hiện tượng mưa lớn gia tăng, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn, hoạt
động của bão và áp thấp nhiệt đới phức tạp hơn, hiện tượng El Nino xuất hiện thường
xuyên hơn và có biến động mạnh. [19]
b. Tình hình Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo
BĐKH tồn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, được trình
bày tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.1 Thơng báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm1990)
Năm
2010

Nhiệt độ tăng thêm(0C)
0,3 – 0,5

14

Mực nước biển tăng thêm (cm)
9


2050
1,1 – 1,8
33
2100
1,5 – 2,5
45
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu (2008). [1].Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì
của
khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương
Bảng 1.2 Kịch bản BĐKH của các vùng của Việt Nam
(nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)
Năm

2050
2100

Tây Bắc

1,41
3,49

Đông

Đồng


Bắc

Nam

Tây

Nam

Bắc

bằng

Trung

Trung

Nguyên

Bộ

Bắc Bộ
Bộ
Bộ
1,66
1,44
1,68
1,13
1,01
4,38

3,71
3,88
2,77
2,39
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu (2008) [1]

1,21
2,80

Bảng 1.3 Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4

26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu (2008). [1] Chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ
địa chất địa phương
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ có khả năng tăng
thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính
đến sự dãn nở nước đại dương. IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỉ 21 mực nước biển có
thể tăng thêm tối đa 81 cm. [20] Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó
chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỉ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm – tức là gấp
đôi số liệu dự báo của IPCC.

15


Sự biến động của thời tiết nước ta không thể tách rời những thay đổi lớn của khí
hậu thời tiết tồn cầu. Chính sự biến đổi phức tạp của hệ thống khí hậu thời tiết tồn cầu
đã và đang làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết Việt Nam.
Những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và
thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia
tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển
và thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường ( hiện tượng El Nino ) làm
cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường
độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đơng nói chung là ấm
lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khơ hạn bất thường.
Theo số liệu quan trắc, biến đổi khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý
sau:
+ Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm ở
Việt Nam đã tăng lên 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960). Nhiệt độ trung bình
năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung
bình của thập kỷ 1931 – 1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,60C. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả
3 nơi trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,30C.

+ Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm
trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng
khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu
thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các
dịng sơng tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ
trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam.
Vào mùa khơ, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía
trung du, hiện tượng nhiễm mặn càng ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã
thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sơng mở rộng hình phễu trên những diện rộng, rõ
nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình – Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng,
16


Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu và thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa
Ông và Hịn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm.
Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với
tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thâm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy
ra trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn.
+ Số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ
gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt
khơng khí lạnh, bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt khơng khí lạnh
trong mỗi tháng mùa đông (XI-III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần
đây.
+ Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh hơn nhiều, quỹ đạo bão
dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có
quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. [21]
Từ năm 1952 – 2005 đã có 32 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và lũ lụt thường xuyên

hơn nửa đầu thế kỉ trước. Không những thế, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau luôn cao
hơn lần trước. Chỉ riêng năm 1999, mực nước biển tháng 11 đã lên đến mức cao nhất so
với trước đây
Bảng 1.4 Các vụ thiên tai lớn gần đây ở Việt Nam và các tác động
(số liệu do Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cung cấp chính thức)
Thiên tai

Số người chết,

Tác động chính

mất tích/
Các trận lũ
Đồng bằng sơng
Hồng, 1996

thương tật
89 , 0 / 82

Ước tính tổn thất
(triệu USD)

-84.265 căn nhà bị đổ
và ngập
-1.313 lớp học bị thiệt
hại
17

30



-57.900 ha đất nông
nghiệp bị thiệt hại
-806ha ao tôm/ cá bị
ngập tràn
-178 tấn cá và tôm bị
Bão Linda ở Cà

778, 2123 /

Mau, 1997

1232

thiệt hại
-312.456 căn nhà bị đổ
và phá hủy
-7.151 trường bị phá
hủy
-348 bệnh viện và
trung tâm y tế bị ngập

450

và phá hủy
-323.050ha lúa bị thiệt
hại
-7753 tàu thuyền bị
phá hủy
-136.334ha đầm cá bị

Các đợt hạn hán

ngấp
-tổn thất nặng nề cây

năm 1997,1998
Các trận lụt

trồng ở miền Trung
-hơn 1 triệu căn nhà bị

miền Trung năm
1999

721 , 35 / 476

Khơng có số liệu

hư hại
-5.915 lớp học bị phá
hủy
-701 bệnh viện và cơ
sở y tế bị ngập và phá
hủy
-67.354ha ruộng lúa bị
ngập
18

300



-98.109ha đất nông
nghiệp bị thiệt hại
-41.508ha đầm tôm cá
bị ngập
-1.335 tấn cá tôm bị
phá hủy
-2232 tàu thuyền bị
Các trận lũ ở

481 , 1 / 6

chìm
-895.499 căn nhà bị

Đồng bằng

hư hại

Sơng Cửu

-12.909 lớp học bị phá

Long, 2000

hủy

250

-379 bệnh viện và cơ

sở y tế bị ngập và phá
hủy
-401.342 ha ruộng lúa
bị ngập và phá hủy
-85.234ha đất nông
nghiệp bị thiệt hại
-16.215ha đầm tôm cá
bị ngập
-2.484tấn cá tôm bị
Các trận lũ ở

393, 1 / 0

phá hủy
-345.238 căn nhà bị

Đồng bằng

hư hại

Sông Cửu

-5.315 lớp học bị phá

Long,2001

hủy
-20.690ha ruộng lúa bị
ngập và thiệt hại
19


100


-1.872ha đất nông
nghiệp bị thiệt hại
-4.580ha đầm tôm cá
bị ngập
-969 tấn cá tôm bị phá
Cơn bão

10 , 0 / 11

Damrey ở miền

hủy
-113.431 căn nhà bị
hư hại

bắc và Bắc

-3.922lớp học bị phá

Trung Bộ, 2005

hủy
-hơn 2 triệu ha ruộng

200


lúa bị ngập và thiệt hại
-55.216ha đất nông
nghiệp bị thiệt hại
-21.193ha đầm tôm cá
bị ngập
-1.300tấn cá tôm bị
Bão Chanchu ở

19 , 249 / 1

miền Trung,
2006
Bão Xangsane ở
miền Trung,
2006

phá hủy
-thuyền đánh cá bị

2

chìm ở Biển Đông
72 , 4 / 532

-349.348căn nhà bị hư
hại
-5.236 lớp học bị phá
hủy
-21.548ha ruộng lúa bị
ngập và thiệt hại

-3.974ha đầm tôm cá
bị ngập
-494 tấn cá tôm bị phá
20

650


hủy
-951 tàu thuyền bị
chìm
Khơng chỉ vậy trong những năm gần đây cịn có Siêu bão Haiyan (2013) – là siêu
bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới, càn quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam
Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng – Quảng Ninh, khiến 13 người chết, 81 người bị
thương; siêu bão thần tốc Sơn Tinh (2012) quét dọc từ miền Trung ra miền Bắc, khiến 7
người chết, nhiều người mất tích, gây thiệt hại trên 7.500 tỉ đồng.. Và gần nhất là vào
chiều ngày 15/9/2017, cơn bão số 10 đã quét qua 6 tỉnh miền trung gây thiệt hại nặng nề (
4 người chết, gần 50.000 nhà tốc mái, ít nhất 5 tàu thuyền bị chìm,..) [22]
1.2.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

1.2.1. Nghiên cứu nước ngồi
Mặc dù rất khó khăn đê đánh giá sự biến đổi và xu thế của những cực trị khí hậu,
Kattenberg và cộng sự (1996) đã kết luận rằng xu thế ấm lên sẽ dẫn đến làm tăng những
hiện tượng liên quan đến nhiệt độ cao trong thời kỳ mùa hè và làm giảm những hiện
tượng liên quan đến nhiệt độ thấp trong những ngày mùa đông.[13]
Yan Zhongwei và cộng sự (2002) đã phân tích sự biến đổi tần suất của cực trị nhiệt
độ tại 200 trạm quan trắc ở Trung Quốc, giai đoạn 1951-1999. Kết quả nghiên cứu chỉ ra,
số ngày nhiệt độ tối cao trên 35°C giảm nhẹ, đặc biệt rõ ở phía đơng Trung Quốc. Ngồi

ra, số lượng ngày băng giá cũng có xu thế giảm. Tần suất ngày ấm và đêm ấm tăng
nhanh giữa năm 1980. Trong đó, tần suất của đêm ấm tăng nhanh hơn ngày ấm. Số ngày
mát giảm khắp Trung Quốc. Phân bố không gian cho thấy, tần suất của những ngày ấm
tăng ở bắc và tây Trung Quốc nhưng lại giảm ở nhiều khu vực trung tâm và nam của
miền Đông Trung Quốc.[14]
Founda và cộng sự (2004) phân tích số liệu nhiệt độ khơng khí bề mặt tại trạm
quan trắc của Athens trong 105 năm (1897-2001), kết quả cho thấy, có xu thế ấm lên của
mùa hè và mùa xuân so với mùa đơng, cụ thể nhiệt độ trung bình mùa hè 1,23°C và nhiệt
độ trung bình mùa đơng tăng 0,34°C. Đặc biệt, điều này thể hiện rõ hơn với giá trị nhiệt
21


độ cực đại mùa hè và mùa đơng. Ngồi ra xu thế trong thập niên cuối cùng (1992-2001)
tăng cao hơn so với thập niên trước đó. Xu thế nhiệt giảm xuất hiện trước những năm
1960.[15]
Yếu tố được tập trung nghiên cứu nhiều sau nhiệt độ là giáng thủy hoặc lượng
mưa. Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biến đổi của những hình thế giáng
thủy có thể dẫn đến lũ lụt hoặc hạn hán ở những vũng khác nhau. Chính vì vậy thơng tin
về sự biến đổi giáng thủy theo không gian và thời gian là rất cần thiết.
Schoenwiese và cộng sự (1994) [17] và Schoenwiese và Rapp (1997) [16] đã đưa
ra một nghiên cứu khái quát về sự biên đổi mùa của xu thế giáng thủy ở một số nước
Châu Âu trong thời kỳ 1961-1990 và 1891-1990. Từ năm 1961-1990 là xu thê tăng lên
của giáng thủy vào mùa xuân ở phía bắc nước Ý và xu thế giảm vào mùa thu ở phía nam
Châu Âu, trong khi đó đối với thời kỳ 1891-1990 lại quan trắc được một xu thế khí hậu
khơ hơn ở một vài vùng trên khu vực Địa Trung Hải.
Xu thế của chuỗi số liệu nhiệt độ và lượng mưa cực trị thời kỳ 1961-1998 cho khu
vực Đông Nam A và Nam Thái Bình Dương đã được Manton và cộng sự (2001) phân
tích, đánh giá. Việc chọn số liệu giai đoạn 38 năm này là để tối ưu hóa số liệu sẵn có giữa
các vùng trong khu vực. Sử dụng số liệu chât lượng tốt từ 91 trạm của 15 nước, các tác
giả đã phát hiện được sự tăng đáng kể của số ngày nóng và đêm ấm trong năm, và sự

giảm đáng kể số ngày lạnh và đêm lạnh trong năm. Những xu thế này trong chuỗi nhiệt
độ cực trị là khá ổn định trong khu vực. Số ngày mưa (với ít nhất 2mm/ngày) giảm đáng
kể trên tồn Đơng Nam Á , Tây và trung tâm Nam Thái Bình Dương, nhưng tăng ở phía
băc quần đảo Polynesia thuộc Pháp ở Fiji, và ở một vài trạm thuộc Australia. [18]
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu dao động và biến đổi khí hậu đã bắt đầu khá sớm. .
Những người đi tiên phong trong lĩnh vực này phải kê đến GS Nguyễn Đức Ngữ [3 , 4 ,
5], GS Nguyễn Trọng Hiệu [6 , 7 , 8], TS Trần Duy Bình [10], PGS Trần Việt Liễn [11,
12] và nhiều nhà khoa học khác như TSKH Nguyễn Duy Chinh, PGS Trịnh Văn Thư, TS
Nguyễn Văn Hải, TS Vũ Văn Tuấn, v.v. Kết quả của những cơng trình này đã được công
22


bố khá rộng rãi trên các tạp chí, ấn phẩm xuất bản hoặc các báo cáo khoa học (Trần Duy
Bình, 2000; Nguyễn Trọng Hiệu, Đào Đức Tuấn, 1993; Trần Việt Liễn, 2000; Nguyễn
Đức Ngữ, 2002; v.v.).
Nguyễn Viêt Lành (2007) đã phân tích các trung tâm khí áp ảnh hưởng đên Việt
Nam để giải thích sự tăng lên của nhiệt độ trung bình trên một số trạm đặc trưng trong
thời kỳ 1961-2000, và cho rằng, nhiệt độ trung bình trong thời kỳ này đã tăng lên từ 0,4 0,60C, nhưng xu thế tăng rõ rệt nhất xảy ra trong thập kỷ cuối và trong mùa đông, đặc biệt
là trong tháng 1, mà nguyên nhân là do sự mạnh lên của áp cao Thái Bình Dương trong
thời kỳ này.[2]
G.S Nguyễn Đức Ngữ (2008, 2009) đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt
độ trung bình trong 50 năm qua (1958-2008) đã tăng lên từ 0,5 đến 0,7 0C và nhiệt độ
trong mùa đơng có xu thế tăng nhanh hơn trong mùa hè. Ngồi ra G.S đã có những phân
tích về số ngày nắng nóng trong từng thời kỳ trên lãnh thổ Việt Nam và cho rằng, số ngày
nắng nóng trong thập kỷ 1991-2000 nhiều hơn so với các thập kỷ trước, đặc biệt ở Trung
Bộ và Nam Bộ ( Nguyễn Đức Ngữ, 2009)[3,4]
Khái quát một cách khá đầy đủ và toàn diện các giai đoạn và thành tựu về hoạt
động nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam đã được Nguyễn Văn Thắng và cộng sự [9] trình
bày trong Báo cáo Tổng kết đề tài cấp Nhà nước KC08.13/06-10. Sau đây chỉ tóm lược

một số sự kiện và sản phẩm nghiên cứu chính sau đây:
Tháng 6 năm 1992, để chuẩn bị tham gia hội nghị Rio, Brazil các tác giả Nguyễn
Đức Ngữ, Trịnh Văn Thư, Nguyễn Trọng Hiệu, Vũ Văn Tuấn đã thực hiện và cơng bố
báo cáo “Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở Việt Nam”.
Năm 1994, các tác giả Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Ngọc
Huấn, Trần Việt Liễn,. tham gia thực hiện dự án “Biến đổi khí hậu ở Châu Á” do ADB tài
trợ, Bộ Thủy lợi chủ trì đã hồn thành một số báo cáo về: 1) Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
trong 100 năm qua; 2) Tác động của biến đổi khí hậu đến nước biên dâng và một số
ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiêm kê quốc gia khí nhà kính năm 1990 ở Việt Nam.
23


Từ năm 1994 đến 1998 trong quá trình tham gia các dự án quốc tế về biến đổi khí
hậu (Huấn luyện biến đổi khí hậu, Chiến lược giảm khí nhà kính với chi phí thấp nhất
cho Châu Á, Các vấn đề kinh tế của biến đổi khí hậu), các tác giả Nguyễn Đức Ngữ,
Nguyễn Trọng Hiệu, Lê Nguyên Tường, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Mộng Cường,
Nguyễn Trọng Sinh, Nguyễn Minh Duệ, Ngơ Đức Lâm, Hồng Xn Tý, Hà Chu Chữ đã
hồn thành kiêm kê quốc gia khí nhà kính năm 1993, xây dựng các phương án giảm khí
nhà kính ở Việt Nam, đánh giá tác động của biên đổi khí hậu đên các lĩnh vực kinh tê xã
hội chủ yêu, xây dựng kịch bản biên đổi khí hậu ở Việt Nam cho các năm 2020, 2050,
2070.
Năm 1996, Viên Khí tượng Thủy văn (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn
và Môi trường) đã sưu tầm và xuât bản Tuyển tập cơng trình nghiên cứu biên đổi khí hậu
ở Việt Nam bao gồm các nhóm chun đề: 1) Biên đổi khí hậu ở Việt Nam (Nguyễn Đức
Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Viêt Phong, Nguyễn Ngọc Huân,.) bao gồm biên đổi
về nhiệt độ, mưa, bão, nước biển dâng,.; 2) Tác động của biên đổi khí hậu đên dịng chảy
và tài ngun nước (Hoàng Niêm, Trần Thanh Xuân, Cao Đăng Dư,.), đên năng suât lúa
và nông nghiệp (Dương Anh Tuyên, Nguyễn Văn Viêt,.), đên sức khỏe và y tê (Đào Ngọc
Phong, Trần Việt Liễn,.), đên rừng ngập mặn và hải sản ven biển (Phan Nguyên Hồng,.),
đên mực nước biển dâng (Nguyễn Ngọc Huân,.); 3) Các vân đề về thực hiên công ước

biên đổi khí hậu ở Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, .).
Từ năm 1998 đến năm 2003, Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã hồn thành thơng
báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biên đổi khí hậu,
trong đó tổng kết biến đổi khí hậu của Việt Nam trong 100 năm gần đây, kiểm kê quốc
gia khí nhà kính năm 1993 và ước lượng khí nhà kính các năm 2020, 2050, đánh giá tác
động của biên đổi khí hậu đên các lĩnh vực kinh tê xã hội chủ yêu, xây dựng kịch bản
biên đổi khí hậu ở Việt Nam, kiên nghị các giải pháp giảm nhẹ biên đổi khí hậu và thích
ứng với biên đổi khí hậu ở Việt Nam.

24


Vào các năm 2006, 2007 trong quá trình thực hiên Thông báo Quốc gia lần 2 cho
VNFCCC, các tác giả trong và ngồi Bộ Tài ngun và Mơi trường đã thực hiên kiểm kê
quốc gia khí nhà kính năm 2000, xây dựng chiên lược thực hiên các dự án của CDM. Đặc
biệt, một số tác giả của Bộ Tài nguyên và Mơi trường (Nguyễn Văn Thăng, Hồng Đức
Cường, Trần Việt Liễn,.) đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu mới của Việt Nam, dự
kiên mức tăng của nhiệt độ, mức tăng giảm của lượng mưa, mực nước biển dâng,... ở Việt
Nam và trên 7 vùng khí hậu trong từng thập kỷ của thê kỷ 21.
Nhìn chung, các nghiên cứu này đều được xây dựng dựa trên số liệu quan trắc tại
các trạm và phương pháp thống kê để đánh giá đặc điểm khí hậu khu vực.

25


×