Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.08 KB, 73 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn "Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã qua
thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang" là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tơi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại
các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
Tác giả

Nguyễn Văn Sang

LỜI CẢM ƠN


2

Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Minh, tơi thật sự nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ cũng như động viên
từ phía q thầy cơ, q anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và lời cảm ơn chân thành nh ất
đối với TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị, người thầy đã giúp tôi định h ướng đ ề tài
nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại h ọc M ở thành
phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tơi những ki ến th ức


chun ngành hữu ích trong thời gian tôi tham gia học tập, nghiên c ứu t ại
trường.
Ngồi ra, tơi cũng xin chân thành cảm ơn q thầy cơ phịng Sau đ ại h ọc
trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ tr ợ tơi trong vi ệc
thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết theo đúng quy định để tơi có th ể
hồn thành tốt chương trình học và luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên cũng như hỗ tr ợ tơi trong su ốt q trình
học tập để tơi có thể hồn thành chương trình cao học theo đúng thời gian quy
định.
Xin chân thành cảm ơn./.


3

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về ưu đãi và h ỗ tr ợ h ợp tác
xã như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc ưu đãi và h ỗ tr ợ h ợp tác xã đ ối
với nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên c ứu và phân tích
các quy định liên quan đến ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã của pháp lu ật hi ện
hành tại Việt Nam, cũng như các chủ trương, chính sách v ề vấn đ ề này trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Với những cơ sở lý luận đã nghiên cứu, đối chiếu với thực ti ễn trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả đưa ra những đánh giá v ề tình hình th ực hi ện các
quy định về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Ti ền Giang. Từ đó, tác
giả chỉ ra những bất cập, hạn chế cịn tồn tại và tìm hi ểu ngun nhân dẫn
đến những bất cập, hạn chế ấy. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra ki ến nghị các gi ải
pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã, cũng như một s ố
kiến nghị đối với tỉnh Tiền Giang để chỉ đạo, triển khai thực hi ện chính sách
ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong th ời gian t ới nh ằm t ừng

bước nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, góp phần vào sự phát tri ển
kinh tế - xã hội ở địa phương.


4

SUMMARY
Thesis research the theoretical issues of incentives and support for
cooperatives such as: Concept, characteristics, meaning of incentives and
support for cooperatives for the current economy. In addition, the thesis also
studies and analyzes the provisions related to incentives and support for
cooperatives of the current law in Vietnam, as well as the guidelines and
policies on this issue in the locality at Tien Giang Province.
With the theoretical bases studied and compared with the reality in Tien
Giang province, the author makes an assessment on the implementation of
regulations on incentives and support for cooperatives in the Tien Giang
province. From there, the author points out the inadequacies and limitations
that still exist and explores the causes leading to those inadequacies and
limitations. On that basis, the author proposes solutions to improve the law on
incentives and support for cooperatives, as well as some recommendations for
Tien Giang province to direct and implement the preferential and support
policies, support cooperatives in the province in the coming time in order to
gradually improve the efficiency of cooperatives' activities, contributing to the
society-economic development in the locality.


5

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTX

: Hợp tác xã

KTTT

: Kinh tế tập thể

UBND

: Ủy ban nhân dân


6


7

PHÂN MỞ ĐÂU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Qua 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, môi trường kinh doanh ở nước ta
ngày càng hoàn thiện, cơ chế kinh tế thị trường ngày càng phát huy tác dụng sâu
rộng, tự do kinh doanh ngày càng được pháp luật bảo đảm đi đôi với cạnh tranh thị
trường ngày càng gay gắt hơn. Phát triển KTTT đã trở thành chủ trương nhất quán
và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa
IX) lần đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về KTTT (Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày
18/03/2002) với mục tiêu đến năm 2010 “Đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện
nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn

hơn trong GDP của nền kinh tế”. Môi trường pháp luật cho các thành phần kinh tế,
trong đó có khung pháp luật cho HTX đã và đang được tiếp tục hoàn thiện (như
Luật HTX được Quốc hội nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012). Thực tế đó đã tác động tích cực
tới mơi trường pháp luật đối với HTX.
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong định hướng
phát triển Tiền Giang đã phân chia cụ thể ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng các
huyện phía Đơng là vùng có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển và phát triển các loại
hình cơng nghiệp đóng tàu, cảng biển và vận tải biển, chế biến thủy hải sản; cùng
các tiềm năng về du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá,... Vùng các huyện phía Tây có
thế mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt là cây ăn trái lớn nhất tỉnh gắn
liền với sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các dịch vụ phục vụ dọc
theo trục kinh tế Quốc lộ 1. Ngồi ra, vùng cịn có nhiều tiềm năng về phát triển du
lịch, nơi hội tụ của ba vùng sinh thái như sinh thái mặn, ngọt gắn với sinh thái sông
nước, cây ăn trái và sinh thái vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười,…; trong đó, vùng
thành phố Mỹ Tho - Châu Thành là vùng động lực, đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội và chủ động hội nhập, hợp tác kinh tế với các vùng kinh tế trọng điểm


8

phía Nam, vùng đơ thị Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Trên cơ sở phân định thế mạnh từng vùng, Tiền Giang đã tập trung phát triển
tồn diện nơng nghiệp - nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hóa; thâm canh,
chun canh, ứng dụng cơng nghệ sinh học; tổ chức lại hệ thống sản xuất nông
nghiệp theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn (GAP) gắn với hệ
thống tiêu thụ và phục vụ cho cơng nghiệp chế biến. Trong đó, xác định phát triển
HTX là một mục tiêu quan trọng, nhằm tạo thuận lợi hơn cho các HTX phát triển
với những cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của

tỉnh Tiền Giang thúc đẩy việc tổ chức lại và khuyến khích thành lập mới HTX, tiếp
tục đơn giản hoá và minh bạch hoá thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh HTX.
Theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, Liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có
hiệu quả đến năm 2020; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 14/01/2019 của UBND
tỉnh về thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó,
với mục tiêu đến năm 2020 tồn tỉnh Tiền Giang có 150 HTX nơng nghiệp hoạt
động hiệu quả, có ít nhất 24 HTX nông nghiệp được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao
và 75 HTX nông nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ bền vững với doanh nghiệp. Để
phấn đấu đạt các mục tiêu theo kế hoạch, UBND tỉnh đã giao các sở, ban, ngành
tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan tập trung hỗ trợ, chủ động bố
trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển, lồng ghép các nội
dung, nhiệm vụ phát triển HTX nơng nghiệp vào chương trình, kế hoạch phát triển.
UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các chính sách
khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX nông nghiệp trong phạm
vi, quyền hạn của cấp mình; ưu tiên hỗ trợ HTX xây dựng mơ hình liên kết sản xuất
gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Xử lý,
giải thể đối với các HTX nơng nghiệp ngưng hoạt động, khơng có khả năng củng
cố; đồng thời, nghiên cứu tiếp tục vận động thành lập các HTX mới; chủ động phối
hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên minh HTX tỉnh


9

giải quyết những vấn đề có liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp. Thường
xuyên quan tâm hỗ trợ, củng cố, nâng cao chất lượng của các HTX hoạt động kém
hiệu quả, giúp HTX tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động.
Kết quả, đến 31/12/2020, tồn tỉnh có 01 liên hiệp HTX nơng nghiệp và 225 HTX,
quỹ tín dụng nhân dân, tăng 121 HTX so với 01/7/2013, trong đó thành lập mới 157
HTX, giải thể 36 HTX; có 214 HTX đang hoạt động, 11 HTX và 01 liên hiệp HTX

nông nghiệp ngừng hoạt động; số lượng HTX đã chuyển đổi là 73 (chiếm tỷ lệ
100%)1. Kể từ khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực, số lượng HTX tăng nhanh so
với trước kia, chủ yếu tăng trên lĩnh vực nông nghiệp. Số lượng HTX thành lập mới
bình quân mỗi năm tăng gần 20 HTX, tăng gấp 04 lần so với giai đoạn khi Luật
HTX năm 2003 có hiệu lực (giai đoạn 2003 - 2012 bình qn mỗi năm HTX thành
lập mới khoảng 05 HTX).
Con số trên cho thấy HTX tại tỉnh Tiền Giang đang tăng dần về số lượng và
chất lượng, tuy nhiên các HTX trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn cịn tình trạng yếu
kém, khó khăn và bất cập lớn như: các HTX chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh
nhỏ, lẻ; nhiều HTX khơng có trụ sở làm việc, phải đi th hoặc mượn trụ sở để hoạt
động; thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, năng lực tài chính cịn yếu; nguồn nhân lực
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phát triển, chưa thật sự tâm huyết gắn bó lâu
dài; thiếu vốn sản xuất để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất; khơng có tài sản để
thế chấp vay vốn tín dụng nên rất khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
HTX chưa chủ động trong việc tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ với các
doanh nghiệp nên số HTX thực hiện được liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ
sản phẩm không nhiều, đa số các HTX tự làm, tự bán là chính, dẫn đến rủi ro trong
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chưa cao, chưa
đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sức hấp dẫn và lơi cuốn thành viên; việc
ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động chưa nhiều, các mơ hình liên kết sản xuất
- tiêu thụ chưa đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, chính sách ưu đãi và hỗ trợ HTX
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vẫn còn nhiều bất cập.
1 Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã ngày 23/7/2021


10

Xuất phát từ thực trạng nói trên, với mong muốn làm rõ và tìm hiểu sâu hơn
các bất cập, hạn chế liên quan đến chính sách ưu đãi và hỗ trợ HTX tại tỉnh Tiền
Giang, cũng như đưa ra giải pháp để góp phần khắc phục những vấn đề cịn tồn tại,

Tác giả đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã qua
thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” để làm Luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ HTX là một nội dung được nhiều tác giả quan
tâm, nghiên cứu, đến nay đã được nhiều tác giả nghiên cứu về các nội dung liên
quan đến đề tài, cụ thể:
Nguyễn Cơng Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
HTX nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, Luận văn tốt nghiệp cao học
ngành kinh tế phát triển, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài
nghiên cứu thực trạng HTX nơng nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997-6/2007, từ
đó nêu ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động HTX tại
Tiền Giang giai đoạn 2008 - 2015.
Dương Ngọc Thành, Nguyễn Cơng Tồn, Nguyễn Quang Tuyến, Trương
Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lê Cảnh Dũng và Lâm Huôn (2016), đề tài cấp Bộ, Trường
Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu năng lực, hiệu quả sản xuất và xu hướng phát triển
HTX nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Hà Thị Thu Hà (2017), Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTX nông
nghiệp tỉnh An Giang, Luận văn cao học, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động HTX nơng
nghiệp tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các HTX nông nghiệp trong thời gian tới.
Huỳnh Kim Nhân (2017), Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTX
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Luận văn cao học, Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên
cứu này được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động


11

HTX nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trong thời gian tới.
Phạm Lượng (2019), Pháp luật về tổ chức và hoạt động của HTX nông
nghiệp, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Luật
Kinh tế, Trường Đại học Huế. Đề tài đánh giá những quy định pháp luật về tổ chức
và hoạt động của HTX, nêu thực trạng áp dụng pháp luật đối với HTX nông nghiệp
tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tổ chức, hoạt động HTX nói chung.
Phùng Hữu Bình (2019), Pháp luật về tài chính của HTX, thực tiễn HTX
nơng nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Luật Kinh
tế, Trường Đại học Huế. Đề tài đánh giá những quy định pháp luật về tài chính của
HTX, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tài chính HTX nơng
nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó nêu ra những giải pháp hồn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với HTX nông nghiệp.
Hải An (2020), Thêm nhiều ưu đãi về thuế, tín dụng hỗ trợ HTX phát triển,
Tạp chí Tài chính. Bài viết trình bày các ưu đãi về thuế, tín dụng nhằm hỗ trợ HTX
theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày
09/3/2020 của Bộ Chính Trị. Theo đó, để hỗ trợ hợp tác xã phát triển, Chính phủ
giao các bộ, ngành, địa phương rà sốt, hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và pháp luật có liên quan.
Ngồi các cơng trình nêu trên, vào ngày 16/7/2021 vừa qua, Cục Phát triển
Hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen
CHLB Đức (DGRV) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về chủ đề “Chính sách
hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước trong Luật Hợp tác xã”. Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia
đã tham gia góp ý, đưa ra nhiều ý kiến về cách tiếp cận, cách làm thể chế, chính
sách, đào tạo, chuỗi giá trị, tập trung vào những chính sách phát triển năng lực nội
sinh của hợp tác xã như nhân lực, liên kết, tạo khung khổ để định hướng, dẫn dắt
hợp tác xã phát triển, tạo ra thị trường cho hợp tác xã.


12


Tuy nhiên cho đến hiện nay, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
tồn diện về cơ chế, chính sách pháp luật đối với vấn đề ưu đãi và hỗ trợ HTX trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang để đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm giúp hồn
thiện pháp luật về chính sách ưu đại, hỗ trợ cho phù hợp với thực tiễn, đặc thù tại
tỉnh Tiền Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về đề tài: “Pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hơp tác xã
qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” hướng đến các mục tiêu như sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về ưu đãi và hỗ trợ HTX theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, đánh giá quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ HTX, chỉ ra
những vướng mắc, bất cập của các quy định đó từ thực tiễn áp dụng trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
và hỗ trợ HTX tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Tiền Giang nói riêng trong thời
gian tới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, pháp luật hiện hành có những quy định gì về ưu đãi và hỗ trợ HTX
tại Việt Nam?
Thứ hai, thực tiễn áp dụng những chính sách và quy định của pháp luật về ưu
đãi và hỗ trợ HTX thời gia qua tại tỉnh Tiền Giang, có vướng mắc, bất cập gì?
Thứ ba, từ thực tiễn đã phân tích, đánh giá tại tỉnh Tiền Giang cần có những
giải pháp pháp lý gì để hồn thiện pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ HTX trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận về HTX và quy định về HTX tại Luật HTX năm 2012.
Thực trạng về về ưu đãi và hỗ trợ HTX trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ khi có
Luật HTX năm 2012 đến nay.



13

5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Luật HTX năm
2012, các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, của tỉnh; các báo cáo năm,
báo cáo tổng kết của Trung ương, tỉnh; thực tiễn những chính sách ưu đãi và hỗ trợ
các HTX trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (đánh giá những kết quả đạt được, nêu những
tồn tại, hạn chế; đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật).
Về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập để phân tích và đánh giá về thực trạng
áp dụng Luật HTX tại tỉnh Tiền Giang từ năm 2013 đến nay.
Về không gian: Luận văn thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Tiền Giang,
đặc biệt là tập trung phân tích, đánh giá đối với các HTX nơng nghiệp hoạt động có
hiệu quả cao.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận được thực hiện dựa trên phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát thực tế.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và pháp luật cũng như thực tiễn liên quan đến pháp luật về ưu đãi và hỗ
trợ HTX nói chung và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Tiền Giang.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chun mơn
của chính quyền địa phương và phương pháp quan sát thực tế được sử dụng để đánh
giá thực trạng những hạn chế, bất cấp qua thực tiễn quản lý HTX những năm gần
đây, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò,

hiệu lực, hiệu quả HTX.


14

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ HTX nói
chung, chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho HTX, xác định được những bất cập, hạn chế
trong thực tiễn áp dụng thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ HTX và từ đó đề ra
các giải pháp hồn thiện pháp luật phù hợp với thực tiễn Việt Nam nói chung, tỉnh
Tiền Giang nói riêng trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập nền kinh tế thế
giới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu từ luận văn đạt được sẽ bổ sung vào kho tài liệu nghiên
cứu pháp luật chuyên ngành, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cơ chế quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ HTX.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được tác giả
trình bày trong 02 Chương:
Chương 1: Lý luận và quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang và một số giải pháp hoàn thiện.


15

Chương 1
LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI
VÀ HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã
KTTT, trong đó có HTX được xác định là một thành phần kinh tế quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình
tìm đường cứu nước đã đặc biệt quan tâm đến những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được, trong đó có thành tựu về kinh tế HTX. Trong báo cáo gửi Ban biên tập về
hoạt động của báo Le Paria vào cuối năm 1922. Người trình bày dự định thành lập
một HTX xuất bản. Tại phiên họp lần thứ 7 Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông dân
13/10/1923 và sau đó tại Đại hội lần thứ III Quốc tế Cơng hội đỏ, Người đã trình
bày về tình hình HTX ở Việt Nam và giải thích lý do tại sao ở Việt Nam người lao
động chưa thành lập các HTX. Người viết: “Trước chiến tranh, người An Nam có tổ
chức vài HTX, nhưng chính quyền thực dân đã giải tán chúng, bắt giam những
người tổ chức vì nghi là tuyên truyền cách mạng”2. Trong tác phẩm Đường Kách
mệnh (1927), người đã trình bày các tư tưởng, quan niệm về HTX một cách có hệ
thống, từ lịch sử, mục đích đến các loại hình HTX. Người đã đúc rút lý luận và kinh
nghiệm tổ chức, hoạt động của các HTX ở Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và phổ
biến một cách rất dễ hiểu cách thức tổ chức các loại hình HTX khác nhau ở Việt
Nam. Người đưa ra khái niệm: “HTX là góp gạo thổi cơm chung cho khỏi hao của,
tốn cơng, lại có nhiều phần vui vẻ”. Người viết: Tục ngữ An Nam có những câu:
“Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó, và một cây làm chẳng nên non, nhiều
cây nhóm lại thành hịn núi cao”3. Lý luận HTX đều ở trong những điều ấy.
Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân từ cuộc Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện tư tưởng HTX vào thực tế
2 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập1, tr.231.
3 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, tr.343.


16

Việt Nam. Trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946, Người viết:

“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nơng làm
gốc. Trong cơng cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân,
trông mong vào nông nghiệp một phần lớn. Nơng dân ta giàu thì nước ta giàu.
Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nơng dân muốn giàu, nơng nghiệp muốn
thịnh, thì cần phải có HTX. Nói tóm lại, HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn
nhiều, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều”4. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, bản chất của HTX là sự kết hợp giữa nhiều người bằng sức và vốn để tạo ra
một sức mạnh trong lao động nhằm giảm bớt sức lao động đem lại hiệu quả cao,
kinh tế cao hơn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Kế thừa những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi giành
độc lập, thống nhất đất nước, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, Đảng ta đều nhấn
mạnh về vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế trong đó có KTTT mà nổi bật
nhất là Nghị quyết 13/NQ-TW: “Phát triển nên kinh tế nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó phát triển kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;
kinh tế nhà nước cùng với KTTT càng trở thành nền tảng vững chắc của nên kinh tế
quốc dân”, “KTTT phát triển với nhiều hình thức đa dạng, trong đó HTX là nồng
cốt” 5
Đến Văn kiện Đại hội XIII Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trị của các
thành phần kinh tế. Trong đó, “KTTT, kinh tế hợp tác, các HTX, tổ hợp tác có vai
trò cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh,
bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản
xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Tăng cường liên kết giữa các HTX, hình
thành các hiệp hội, liên hiệp HTX” (văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ
XIII của Đảng).

4 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.246.
5 Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể.



17

Xuất phát từ khái niệm KTTT, nhiều tổ chức và các nhà kinh tế đã đưa nhiều
khái niệm về HTX, Liên minh HTX quốc tế có khái niệm như sau: “HTX là một tổ
chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế cho rằng:
“HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống
nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử
dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải
quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, chịu trách nhiệm và bằng cách sử
dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất
và tinh thần chung”. Trên cơ sở đó, tùy theo chế độ kinh tế, mỗi quốc gia có khái
niệm riêng về HTX.
Ở Việt Nam sau khi Hiến pháp năm 1992 ra đời, năm 1996, nước ta đã ban
hành Luật HTX, theo đó HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có
nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện
đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Luật HTX năm
2003: "HTX là tổ chức KTTT do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu,
lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để
phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”6. Đến Luật HTX năm
2012 thì khái niệm này đã được thay đổi như sau: "HTX là tổ chức KTTT, đồng sở
hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp

6 Điều 1 Luật hợp tác xã năm 2003



18

ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình
đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.”7
Như vậy, so với Luật HTX năm 2003 thì Luật HTX năm 2012 đã bỏ quy
định “HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp” và có bổ sung thêm cụm từ
“tạo việc làm” để làm rõ về mơ hình HTX việc làm; bổ sung thêm các từ “bình
đẳng, dân chủ” mà trước đây Luật HTX năm 2003 có nêu trong quy định về nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của HTX. Có thể nói, khái niệm của HTX theo Luật HTX
năm 2012 đã thể hiện bản chất của hoạt động HTX, phù hợp với định nghĩa, các giá
trị và nguyên tắc hoạt động của HTX đã được Tổ chức Lao động Quốc tế và Liên
minh HTX thế giới đưa ra, thể hiện bản chất là tổ chức kinh tế được tổ chức và hoạt
động dựa trên các giá trị tương trợ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng,
cơng bằng và đồn kết.
1.1.2. Đặc điểm của hợp tác xã
Thứ nhất, HTX là một tổ chức KTTT, đồng sở hữu, có các thành viên là cá
nhân hoặc tổ chức.
HTX là một hình thức KTTT, do các cá nhân hoặc tổ chức thành lập, được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Những tài
sản thuộc sở hữu của HTX bao gồm vốn, tư liệu sản xuất và tài sản được hành thành
chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên, khi họ gia nhập HTX. HTX được thành
lập ban đầu phải có tối thiểu 07 thành viên và không giới hạn về số lượng thành
viên tối đa. Ngồi ra, trong q trình hoạt động HTX cũng có thể được kết nạp làm
thành viên khác hoặc thành viên của HTX ra khỏi HTX khi đáp ứng các điều kiện
theo quy định. HTX với tư cách là một tổ chức KTTT, có cơ cấu tổ chức cụ thể và
các thành viên có quyền cử đại diện thể hiện tiếng nói trong HTX, có quyền biểu
quyết ngang nhau khơng phụ thuộc vào số vốn góp trong việc quyết định tổ chức,
quản lý và hoạt động của HTX. Điều này khác hẳn cơ chế dân chủ ở đa số các loại

hình doanh nghiệp khác, đó là cơ chế dân chủ theo cổ phần, người có cổ phần nhiều
hơn sẽ có vai trị quyết định cao hơn. Đặc điểm này cũng giống một số nước trên
7 Khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012


19

thế giới. Cụ thể “tại Texas, mỗi thành viên HTX có một phiếu biểu quyết duy nhất
khi tham gia HTX, khơng phân biệt tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên. Tại Trung
Quốc, mỗi thành viên cũng chỉ có một phiếu biểu quyết khi tham gia đại hội thành
viên”8
Thứ hai, HTX là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
Cũng giống như nhiều loại hình doanh nghiệp khác, HTX là một tổ chức có
tư cách pháp nhân, tức là nó có đầy đủ 04 điều kiện cấu thành của một pháp nhân
theo Điều 74 của Bộ Luật dân sự năm 2015, là:
(1) Được thành lập theo quy định pháp luật: Việc thành lập HTX phải theo
những trình tự nhất định và trước khi hoạt động, HTX phải đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nơi HTX dự định đặt trụ sở và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điều 23 Luật HTX năm 2012).
(2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định: Cơ cấu tổ chức HTX, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; thể thức
bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; bộ phận giúp việc cho HTX, liên hiệp HTX
được thể hiện trong nội dung Điều lệ HTX, do các thành viên thống nhất theo quy
định pháp luật.
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình: Tài sản của HTX được hình thành từ các nguồn sau đây: Vốn
góp của thành viên, vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác; vốn, tài
sản được hình thành trong quá trình hoạt động của HTX, các khoản trợ cấp, hỗ trợ

của Nhà nước và nguồn hợp pháp khác. HTX chịu trách nhiệm hữu hạn về các
khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của HTX trong phạm vi vốn góp vào HTX. Đồng thời,
HTX phải bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong quá trình tổ chức và hoạt động theo quy
định pháp luật. Trong HTX cũng có một loại tài sản đặc biệt, đó là tài sản thuộc sở
8 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2018), Giáo trình Luật Doanh nghiệp, NXB Lao động, tr.319.


20

hữu tập thể và không được chia, đây là một bộ phận tài sản của HTX không được
chia cho thành viên của HTX khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc khi HTX chấm
dứt hoạt động, đó là trụ sở, kho tàng, nhà văn hóa, hệ thống đường giao thơng,
đường điện, truyền thanh... Những tài sản này được hình thành từ quỹ phát triển sản
xuất, quỹ phúc lợi của HTX và đảm bảo cho HTX duy trì hoạt động khi chấm dứt tư
cách của thành viên nào đó.
(4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: HTX với
tư cách là một pháp nhân độc lập, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước các cơ quan tài phán như Tòa
án, Trọng tài thương mại…
Thứ ba, mục đích của HTX nhằm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.
HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, mục đích
khơng chỉ là lợi nhuận và cịn nhằm mục đích xã hội nhằm tương trợ lẫn nhau giữa
các thành viên nhằm mục tiêu chung là đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong
việc cải thiện đời sống, nâng cao trình độ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo
ra việc làm cho các thành viên và người lao động góp phần phát triển kinh tế - xã
hội. Hiệu quả hoạt động của HTX được đánh giá khơng chỉ về mặt lợi nhuận mà
cịn mục tiêu nâng cao hoạt động sản xuất, tay nghề, chất lượng sản phẩm dịch vụ
nhằm bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống tinh thần cho các thành viên.

Thứ tư, HTX được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
HTX có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc
thực hiện các hoạt động liên quan tổ chức bộ máy, ban lãnh đạo, việc kết nạp, chấm
dứt tư cách thành viên HTX, tự chủ trong việc đưa ra các kế hoạch, chỉ tiêu, phương
hướng hoạt động cụ thể… đồng thời, có quyền chủ động trong việc huy động vốn,
ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động tự chịu trách nhiệm
đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi trách nhiệm hữu hạn,
“Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp


21

hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”9. Đồng thời,
trong hoạt động HTX phải có các nghĩa vụ hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, các
nghĩa vụ về tài sản, tài chính, thuế, thống kê,… Trong hoạt động của mình, Nhà
nước chỉ hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động của HTX mà khơng chịu trách nhiệm
thay cho HTX. Ngồi ra, với mục đích tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên tham
gia HTX, cùng góp vốn, góp sức; cùng hoạt động sản xuất kinh doanh; cùng hưởng
lợi; cùng chịu trách nhiệm. Đặc trưng như tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cơng khai
và cùng có lợi.
Thứ năm, HTX thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo
lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.
Nguồn vốn cơ bản và chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh của HTX là do
các thành viên đóng góp khi họ gia nhập HTX. Do đó, việc phân phối sản phẩm thể
hiện sự bình đẳng trong đóng góp của các thành viên, thành viên đóng góp nhiều
vốn vào HTX đương nhiên được HTX phân phối thu nhập nhiều hơn thành viên
đóng góp ít vốn. Phương thức cũng như nguyên tắc phân phối thu nhập của HTX là
phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo việc sử
dụng dịch vụ của HTX, điều này khác so với doanh nghiệp việc chia lợi nhuận cho

các thành viên luôn dựa trên tỷ lệ vốn góp. Xã viên HTX ngồi nghĩa vụ góp vốn
theo điều lệ, cịn phải đóng góp sức lao động vào HTX. “Xã viên vừa là chủ sở hữu
vừa là người lao động trong HTX và sử dụng dịch vụ của HTX. Vốn góp của xã
viên khơng được q 20% vốn điều lệ của HTX”10.
Thứ sáu, HTX được hưởng các chính sách bảo đảm ưu đãi và hỗ trợ của Nhà
nước.
HTX là một tổ chức kinh tế có mục đích vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã
hội sâu sắc. Mục đích và sứ mạng của HTX là giúp đỡ, hỗ trợ cho những người lao
động, các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
Trong điều kiện nền KTTT, nhằm mục đích tạo sự bình đẳng cho sự phát triển của
9 Khoản 3 Điều 15 Luật HTX năm 2012.
10 Khoản 1, Điều 17 Luật hợp tác xã năm 2012.


22

các mơ hình sản xuất nhỏ, Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho việc phát
triển các HTX. Điều này đã được thể hiện rõ trong Điều 6 của Luật HTX năm 2012,
theo đó Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ về đào tạo nhân lực, xúc tiến đầu
tư, mở rộng thị trường, tiếp cận vốn, các nguồn quỹ,… đồng thời có các biện pháp
ưu đãi về thuế, phí trong q trình hoạt động. Đặc biệt, xuất phát từ đặc điểm nước
ta là đất nước nơng nghiệp nên ngồi những chính sách ưu đãi và hỗ trợ chung đối
với các HTX hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp cịn
hưởng những chính sách đặc thù về kết cấu hạ tầng, thuê đất, tín dụng,…
Qua các đặc điểm trên, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa HTX với các chủ
thể kinh doanh khác. Việc là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là một đặc
điểm để phân biệt giữa HTX và Hộ kinh doanh. Mặt khác, HTX cũng khác những
loại hình doanh nghiệp khác ở một số đặc điểm như: (1) Đối tượng hướng đến của
HTX là nhằm đáp ứng nhu cầu chung về hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong
khi doanh nghiệp hướng đến các hoạt động kinh doanh trên thị trường và chủ yếu

nhằm mục đích sinh lợi; (2) về cơ chế quản lý, thành viên HTX có quyền bình đẳng
và quyền biểu quyết ngang nhau, trong khi quyền quyết định việc quản lý các doanh
nghiệp thường thuộc về cổ đông, thành viên công ty có vốn góp lớn hơn; (3) về vấn
đề phân phối lợi nhuận, HTX phân phối lợi nhuận chủ yếu vào mức độ sử dụng sản
phẩm, dịch vụ hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên, trong khi
doanh nghiệp phân phối lợi nhuận thường căn cứ trên tỷ lệ sở hữu vốn của các cổ
đông, thành viên công ty.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp ưu đãi và hỗ tr ợ h ợp tác

1.2.1. Khái niệm về biện pháp ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã
Quán triệt quan điểm chung về HTX trên thế giới, kết hợp đúc kết kinh
nghiệm tổ chức phong trào HTX hàng chục năm qua, Nhà nước Việt Nam đã đề ra
những chính sách rất cụ thể về bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đối với các HTX. Đây
cũng chính là một điểm rất rõ nét để phân biệt HTX với các loại hình doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Điều 6


23

Luật HTX năm 2012 đã đưa ra 6 nhóm hỗ trợ đối với HTX, liên hiệp HTX, bao
gồm: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát
triển HTX; tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội; thành lập mới HTX, liên hiệp HTX. Cùng với đó là 02 chính
sách ưu đãi: ưu đãi thuế thu nhập HTX và các loại thuế khác theo quy định của pháp
luật về thuế; ưu đãi lệ phí đăng ký HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật
về phí và lệ phí. Ngồi ra, đối với HTX, liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngồi việc được hưởng chính
sách ưu đãi và hỗ trợ quy định nêu trên, còn được hưởng 05 nhóm ưu đã và hỗ trợ
khác (đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động

của HTX, liên hiệp HTX theo quy định của pháp luật về đất đai; ưu đãi về tín dụng;
vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; chế biến sản phẩm).
Từ những nội dung ưu đãi và hỗ trợ HTX có thể nhận thấy: Hỗ trợ đầu tư
được hiểu là các biện pháp mà Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho HTX thông
qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để cùng với năng lực của mình, HTX có
điều kiện thuận lợi trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ưu đãi được hiểu
là chính sách của Nhà nước dành cho các HTX khi thành lập, hoạt động. Mục đích
của ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân để tham gia thành lập
HTX phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Từ phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đối
với HTX, đó là những cơ chế, chính sách ưu tiên mà Nhà nước tạo điều kiện, dành
cho HTX nhằm mục đích khuyến khích, phát triển HTX phù hợp với mục tiêu và
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm của biện pháp ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã
Thứ nhất, là những cơ chế, chính sách do Nhà nước ban hành.
Nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, với vai trị điều tiết
nền kinh tế, Nhà nước có đầy đủ các công cụ, phương tiện và nguồn lực để ưu đãi
và hỗ trợ cho một ngành, một lĩnh vực nào đó nhằm thực hiện chủ trương, mục tiêu


24

cụ thể. Cũng giống như các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ khác, các biện pháp ưu đãi
và hỗ trợ cho HTX là những cơ chế, chính sách của Nhà nước, do Nhà nước ban
hành và bảo đảm thực hiện nhằm mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện cho HTX
trong q trình thành lập, hoạt động nhằm góp phần tạo nên sự công bằng và thúc
đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
Thứ hai, biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đối với HTX nhằm mục tiêu chính là
mang lại lợi ích cho thành viên và hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh mà

còn tạo việc làm, gia tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống
của xã viên. Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có ý nghĩa sâu sắc cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường và an ninh trật tự. Thông qua các biện pháp ưu
đãi và hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho những xã viên, nông dân sản xuất với quy mơ
nhỏ có thể liên kết lại với nhau nhằm phát huy lợi thế của kinh tế theo quy mô, tăng
cường năng lực và hiệu quả sản xuất đi đơi với việc hạ giá thành, kiểm sốt chất
lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ của HTX xuất phát từ đặc điểm kinh
tế - xã hội cụ thể.
Trong quá trình phát triển đất nước, mỗi giai đoạn Nhà nước có những mục
tiêu, định hướng khác nhau nhằm điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế phù hợp với
quá trình phát triển hội nhập và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Đối với các biện
pháp ưu đãi và hỗ trợ HTX cũng xuất phát từ đặc điểm lĩnh vực, địa bàn, điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của
HTX từ đó Nhà nước có biện phát ưu đãi và hỗ trợ khác nhau nhằm tạo điều kiện,
khuyến khích phát triển HTX góp phần đạt mục tiêu mà nhà nước đề ra.
1.3. Sự cần thiết phải ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã
Ở Việt Nam, phát triển KTTT mà nịng cốt là HTX có ý nghĩa chiến lược
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta chủ
trương và nhất quán vận hành nền kinh tế thị trường chủ yếu bằng cơ chế thị trường
và thông qua cơ chế thị trường, nhưng coi trọng sự quản lý và sự điều tiết của Nhà


25

nước, đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phân
phối công bằng dựa trên năng suất lao động, nhưng không cào bằng thành quả thu
được cho mọi thành viên nhằm mục tiêu không ai, kể cả những người yếu thế, bị bỏ
lại phía sau. “Nếu chỉ nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, HTX có thể được phát triển
theo thiên hướng doanh nghiệp, vai trò của HTX đối với an sinh xã hội tương tự

như đối với doanh nghiệp, theo đó một chính sách riêng đối với phát triển HTX là
không cần thiết. Ngược lại, nếu nhấn mạnh khía cạnh xã hội, HTX được phát triển
theo hướng một tổ chức kinh tế - xã hội, vai trò của HTX đối với an sinh xã hội sẽ
có nhiều khác biệt so với doanh nghiệp, theo đó, một chính sách riêng đối với phát
triển HTX là rất cần thiết”11. HTX là một loại hình tổ chức kinh tế mà các thành
viên tham gia thường là những người yếu thế trong xã hội. Vì vậy, các quốc gia đều
có chính sách đặc thù theo hướng dành cho HTX một số chính sách ưu đãi để hỗ trợ
HTX phát triển. Việc phát triển KTTT, HTX không chỉ là vấn đề về kinh tế mà còn
là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, nhất là các đối tượng yếu thế; thể hiện sự ưu việt
của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm khuyến khích tổ
chức, cá nhân tham gia HTX, xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh tập thể hiệu
quả ở từng địa phương, Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ phù hợp với điều
kiện thực tế theo lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng
thời kỳ là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các HTX đủ sức cạnh tranh và tồn tại
trong điều kiện hội nhập.
1.4. Quy định của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã
1.4.1. Nguyên tắc ưu đãi và hỗ trợ hợp tác xã
Thứ nhất, hỗ trợ phát triển HTX phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
KTTT luôn được Đảng và Nhà nước ta khuyến khích phát triển, trong đó đặc
biệt là kinh tế HTX, coi đây là một thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế
nhà nước là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTT đã trở
11 Nguyễn Văn Giàu (2011), Sự phát triển của HTX và vai trò của HTX đối với an sinh xã hội , NXB Tri
thức. ngày đăng
11/9/2013, truy cập ngày 25/08/2021.


×