Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.59 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

TRẦN KIM KHÁNH

PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỜ CHÍ MINH
-----------------------------------Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


TRẦN KIM KHÁNH
PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI DƯỚI
GÓC ĐỘ SO SÁNH
Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số chuyên ngành

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Dư Ngọc Bích



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương
mại dưới góc độ so sánh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.


Khơng có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, trong
suốt thời gian hồn thành luận văn tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Thầy, Cô,
bạn bè, và đồng nghiệp để hoàn tất luận văn.


Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ PGS.TS. Dư Ngọc Bích đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Kim Đồn, người đã tận tình hướng dẫn tôi
cách sử dụng phần mền Turnitin.
Tôi gửi lời cám ơn đến các quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian tham gia
khóa học vừa qua.

Tơi gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam VIAC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu tham khảo cho
tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Chân thành cảm ơn tất cả./.
Người thực hiện Luận văn

Trần Kim Khánh

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn là bài nghiên cứu về hoạt động thi hành phán quyết trọng tài thương
mại. Hoạt động này chịu sự tác động của các yếu tố về hủy phán quyết trọng tài, yếu tố


về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, và thủ tục thi hành
phán quyết trọng tài thương mại.
Tác giả chọn nghiên cứu việc thi hành phán quyết trọng tài thương mại thơng qua
việc tìm hiểu các quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam hiện hành về các
yếu tố ảnh hưởng đến thi hành phán quyết trọng tài đồng thời tham khảo nguồn luật
quốc tế có liên quan. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu luật viết để phân tích
nội dung và ý nghĩa các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cụ thể là
Công ước New York 1958 và Luật Mẫu Uncitral 1985, sửa đổi, bổ sung năm 2006,
đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu các quy định của pháp luật Việt
Nam với nguồn luật quốc tế ở các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành phán quyết trọng
tài, qua đó đề xuất hồn thiện một số các quy định của pháp luật Trọng tài thương mại
Việt Nam về thi hành phán quyết. Bố cục luận văn được trình bày như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về phán quyết trọng tài thương mại và thi hành
phán quyết trọng tài thương mại trong đó bao gồm lịch sử phát triển chế định trọng tài
trên thế giới và ở Việt Nam, các khái niệm, các đặc điểm và phân loại phán quyết; nội

dung và hình thức của phán quyết trọng tài, nguyên tắc ra phán quyết; tổng quát về thi
hành phán quyết trọng tài; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành phán quyết trọng tài.
Chương II: Thi hành phán quyết Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và
Pháp luật Quốc tế, đề xuất những kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua so sánh với
nguồn Luật quốc tế: Công ước New York 1958 và Luật Mẫu Uncitral 1985, sửa đổi, bổ
sung năm 2006. Việc nghiên cứu bằng phương pháp so sánh này đã giúp cho pháp luật
Trọng tài Việt Nam gần hơn với các quy định của pháp luật quốc tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho con đường hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng pháp luật các nước
SUMMARY OF THESIS CONTENTS
The thesis is a research paper on the enforcement of commercial arbitration
awards. This activity is affected by factors of annulment of arbitral awards, factors of


recognition and enforcement of foreign arbitral awards, and procedures for
enforcement of commercial arbitration awards.
The author chooses to study the enforcement of commercial arbitration awards by
understanding the provisions of the current Vietnamese Commercial Arbitration Law
on factors affecting the enforcement of arbitral awards and referencing sources.
relevant international law. The author uses the method of studying written law to
analyze the content and meaning of the provisions of Vietnamese law and international
law, specifically the New York Convention 1958 and the Uncitral Model Law 1985, as
amended and supplemented. 2006, at the same time, using the comparative method to
compare the provisions of Vietnamese law with international law sources in the factors
affecting the enforcement of arbitral awards, thereby proposing to improve some
provisions of the Vietnamese commercial arbitration law on enforcement of awards.
The layout of the thesis is presented as follows:
Chapter I: Theoretical issues on commercial arbitration awards and enforcement
of commercial arbitration awards, including the history of the development of
arbitration institutions in the world and in Vietnam, concepts, characteristics, and
classifications of judgments; the content and form of the arbitral award, the awarding

principle; overview of the enforcement of arbitral awards; factors affecting the
enforcement of an arbitral award.
Chapter II: Enforcement of Commercial Arbitration Awards according to
Vietnamese and International Laws, proposing experiences for Vietnam through
comparison with international law sources: 1958 New York Convention and Uncitral
Model Law 1985, revised and supplemented in 2006. This comparative study has
helped Vietnam's arbitration law to be closer to the provisions of international law,
creating favorable conditions for the integration path of Vietnam. Vietnam into the
legal community of other countries.


MỤC LỤC



9

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại là xu hướng của thế giới
đương đại. Từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước New York vào
ngày 20/09/1995 và chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã ký kết các Hiệp
định hợp tác kinh tế song phương và đa phương, gần đây nhất là thỏa thuận EV – FTA
của Việt Nam và EU, điều này dẫn đến các hoạt động thương mại của Việt Nam với các
nước diễn ra ngày càng nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vươn mình ra thế
giới
Trong q trình giao thương, khơng tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Các
tranh chấp trong kinh doanh thường đa dạng, phức tạp và phong phú về tính chất cũng

như quy mơ. Vì thế các phương thức giải quyết tranh chấp phải phù hợp, có hiệu quả là
một địi hỏi tất yếu, khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong
quá trình tranh chấp, qua đó góp phần tạo ra mơi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển.
Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là xu hướng thường
được các quốc gia lựa chọn, xu hướng này đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Ở
Việt Nam, thời kỳ pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và trước đó, các tranh
chấp trong thương mại chủ yếu tại tòa án, con đường giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thương mại chưa được phổ biến. Sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 và
Bộ luật thi hành án dân sự, các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng phương
thức trọng tài thương mại được phổ biến hơn, được cộng đồng doanh nghiệp tại Việt
Nam lựa chọn nhiều hơn. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC), trong năm 2019, trung tâm này đã giải quyết hơn 250 vụ tranh chấp giữa các
bên là các doanh nghiệp, tổng giá trị tranh chấp được giải quyết lên đến 6698 tỉ đồng.


10

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được doanh nghiệp lựa
chọn vì những ưu điểm của nó như tính bảo mật cao, thủ tục nhanh gọn, phương thức
giải quyết tranh chấp thân thiện, các bên được chọn trọng tài viên, địa điểm phân xử,
phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay, và việc thi hành phán
quyết trọng tài thương mại cũng nhận được sự hỗ trợ của tòa án.
Ưu điểm là vậy, nhưng phương thức giải quyết bằng Trọng tài cũng có nhược
điểm, ví dụ như: nguy cơ phán quyết bị hủy, hoặc nếu là phán quyết của trọng tài nước
ngoài thì đối mặt với nguy cơ khơng được cơng nhận. Nếu những điều này thật sự xảy
ra thì việc phán quyết khó mà được thi hành.
Vì vậy tâm lý của các chủ thể trong các vụ tranh chấp cũng e dè đối với việc chọn
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, họ cho rằng phán quyết
trọng tài có thể khơng được thi hành.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về thi hành Phán quyết trọng tài thương mại
dưới góc độ so sánh” để làm luận văn thạc sĩ của mình, để nghiên cứu những vấn đề lý
luận về phán quyết trọng tài thương mại và thi hành phán quyết trọng tài thương mại,
việc thi hành phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và Công ước
New York, Luật mẫu Uncitral, đồng thời học hỏi kinh nghiệm pháp luật nước ngồi
thơng qua phương pháp so sánh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong nghiên cứu khoa học pháp lý về lãnh vực trọng tài thương mại, đã có rất
nhiều cơng trình, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, các luật gia, các chuyên gia.
Trong những năm qua, trên các diễn đàn luật học, các chuyên trang về lãnh vực tư vấn
luật, các sách báo tạp chí pháp lý, có nhiều bài tham luận, nhận xét, đánh giá, trao đổi


11

về Pháp luật Trọng tài thương mại. Các bài viết tư vấn, đưa ra các phân tích về các hoạt
động trong lãnh vực Trọng tài thương mại.
Ngồi ra cịn có các sách của các tác giả là những người tiên phong, có cơng đóng
góp trong lãnh vực pháp lý về Trọng tài thương mại nói chung và thi hành phán quyết
trọng tài thương mại nói riêng như:
-

Sách chuyên khảo “Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án” tập 1 và tập 2, của tác giả Đỗ Văn Đại, xuất bản năm 2018, Nhà xuất bản
Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam, cung cấp cho người đọc kiến thức về thỏa thuận
chọn trọng tài thương mại, về hủy phán quyết trọng tài thương mại, và công nhận và

-


cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi thơng qua bình luận về các bản án.
“Trọng tài quốc tế” - Ấn bản lần thứ 6, các tác giả Nigel Blackaby; Constantine
Partasides QC & Alan Redfern; Martin Hunter, Oxford, xuất bản năm 2018, Nhà xuất

-

bản Thanh niên, nội dung của cuốn sách viết về Trọng tài quốc tế.
“Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại và thực tiễn xét xử”,
Tưởng Duy Lượng, xuất bản năm 2016, Nhà xuất bản Tư pháp, cuốn sách là những
bình luận của tác giả về pháp luật trọng tài thương mại, những quy định của bộ luật tố

-

tụng dân sự có liên quan đến trọng tài thương mại.
Bài viết “Thi hành Phán quyết của trọng tài thương mại – Một số bất cập và kiến nghị
hoàn thiện”, Hồng Thị Thanh Hoa1, trang thơng tin cục thi hành án dân sự, thành phố
Hà Nội, 2018, cung cấp cho độc giả những bất cập và đề xuất kiến nghị trong việc thi
hành phán quyết của trọng tài thương mại.
Và một vài các luận văn thạc sĩ luật kinh tế viết về các vấn đề pháp lý liên quan
đến thi hành phán quyết trọng tài thương mại, thực tiễn thi hành phán quyết trọng tài
thương mại tại Việt Nam như:

1 Xem bài viết tại trang:
truy cập ngày
25/12/2020.


12

-


“Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại ở Việt Nam – Một số vấn đề lý

-

luận và thực tiễn”, Phan Thiết, 20152.
“Pháp luật về thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam”, Phan Thị

-

Thùy Dung, 20173.
“Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại Việt Nam”, Nguyễn Phan
Linh, 20184.
Tuy nhiên luận văn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành phán quyết
trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và nguồn luật quốc tế, đồng thời tham
khảo, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, học hỏi kinh nghiệm thì chưa
có đề tài nào đề cập.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tìm hiểu cơ sở lý luận về Phán quyết Trọng tài thương mại, thi hành Phán

quyết Trọng tài thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành phán quyết
-

trọng tài thương mại.
Luận văn cũng nghiên cứu về Quy định của pháp luật Việt Nam và nguồn luật quốc tế
(Luật Mẫu Uncitral 1985, sửa đổi bổ sung năm 2006, Công ước New York) về các yếu
tố ảnh hưởng đến thi hành phán quyết trọng tài thương mại; Rút ra kinh nghiệm cho
Việt Nam từ góc độ tham khảo nguồn luật quốc tế. Từ đó đề xuất hồn thiện pháp luật
Việt Nam.


4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về phán quyết trọng tài thương mại, thi hành phán quyết trọng tài
-

thương mại?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành phán quyết trọng tài thương mại?
Quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến thi
hành phán quyết trọng tài thương mại?

2 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại học Mở Hà Nội, 2015.
3 Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, 2017.
4 Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018.


13

-

Kinh nghiệm cho Việt Nam từ góc độ tham khảo Công ước New York 1958 và Luật
Mẫu Uncitral 1985, sửa đổi bổ sung năm 2006?

- Những đề xuất hoàn thiện pháp luật Trọng tài Việt Nam là gì?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

5.1.

Quy định pháp luật và thực tiễn liên quan đến việc thi hành phán quyết trọng tài

thương mại.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: đề tài tập trung ba vấn đề sau có ảnh hưởng đến thi hành phán quyết

5.2.

-

trọng tài thương mại:
Về hủy phán quyết trọng tài thương mại.
Về công nhận, cho thi hành phán quyết trọng tài thương mại.
Về thủ tục thi hành phán quyết trọng tài thương mại (do đề tài nghiên cứu trong phạm
vi Luật Trọng tài thương mại 2010, và dẫn nguồn Luật nước ngồi tương đương, khơng
nghiên cứu sâu sắc về trình tự, thủ tục thi hành phán quyết trọng tài thương mại theo
Luật thi hành án dân sự của Việt Nam và phạm vi các thủ tục thi hành phán quyết trọng
tài theo Luật nước ngoài, nên luận văn chỉ nêu tổng qt mà khơng phân tích chi tiết về
vấn đề này).
Không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật của Việt Nam và nguồn luật quốc tế,
làm cơ sở so sánh, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm.
Thời gian: Luận văn nghiên cứu Luật Trọng tài thương mại hiện hành của Việt
Nam và nguồn luật quốc tế hiện hành.

6. Phương pháp nghiên cứu
-

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích luật viết: phương pháp này để phân tích cơ sở lý luận và những
quy định của pháp luật Việt Nam, nguồn luật quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến thi

-


hành phán quyết trọng tài thương mại.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để so sánh pháp luật Việt Nam
và nguồn luật quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành phán quyết trọng tài
thương mại.


14

-

Phương pháp tổng hợp, khảo cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để kế thừa
cơng trình nghiên cứu trước đó trong cùng lãnh vực để thu thập kiến thức về vấn đề

luận văn đề cập.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn gồm có 2 chương:
-

Chương I: Những vấn đề lý luận về phán quyết trọng tài thương mại và thi hành phán

-

quyết trọng tài thương mại.
Chương II: Thi hành phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốc tế – Kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1.
Lịch sử phát triển của chế định Trọng tài thương mại trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Lịch sử phát triển chế định Trọng tài thế giới

Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa
người với người, giữa quốc gia với quốc gia 5, đặc biệt là trong giao thương trao đổi
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình pháp luật về Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, NXB
Tư pháp, Hà Nội, tr.152.


15

hàng hóa. Người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã sử dụng phương thức này để giải
quyết các tranh chấp trong trao đổi hàng hóa của họ. Trong Luật La Mã có quy định về
việc cho phép các lái bn tự phân xử các bất hịa của mình mà khơng có sự can thiệp
của Nhà nước. Khi việc trao đổi mua bán hàng hóa mở rộng ra phạm vi ngồi lãnh thổ,
thì Luật La Mã lại bổ sung việc cho phép sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài không chỉ trong biên giới lãnh thổ mà cịn ở những nước mà La Mã có
trao đổi mua bán hàng hóa, nghĩa là gần như trải rộng khắp lục địa Châu Âu6.
Từ thế kỷ thứ VII (B.C), người Hy Lạp cổ đã sử dụng phương thức trọng tài trong
các tranh chấp của họ, họ được quyền chọn, chỉ định người xét xử và phải tôn trọng
quyết định và ý kiến của người đã được chọn, không được thưa kiện tại tòa 7.
Trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc tại Điều 33 8, cũng có đề cập đến hai biện
pháp giải quyết tranh chấp đó là: Trọng tài và Tòa án.
Trọng tài là sự kết hợp của yếu tố tài phán và thỏa thuận. Các nguyên tắc trọng tài
hiện đại chỉ được đề cập tới lần đầu tiên trong các điều ước quốc tế, mà rõ ràng nhất là
Hiệp ước giữa Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1974 cho phép giải
quyết bằng trọng tài các tranh chấp giữa hai nước theo tuyên ngôn độc lập của Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776. Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên ghi nhận bộ quy

6

Trương

Hồng

Quang,

Lịch

sử

hình

thành

chế

định

Trọng

tài,

xem

tại:

/>%BF-d%E1%BB%8Bnh-tr%E1%BB%8Dng-tai/, đăng ngày 07/11/2010
7 Nguyễn Thanh Huy (2009), Cơ chế thi hành quyết định của Trọng tài thương mại – Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
8 Khoản 1, Điều 33: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có
thể đe dọa đến hồ bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con
đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước
khu vực, hoặc bằng các biện pháp hồ bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”,Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,
ký ngày 26/6/1945 tại San Francisco, có hiệu lực ngày 24/10/1945, xem tại: />

16

tắc trọng tài xuất hiện muộn hơn vào cuối thế kỷ 19 – Công ước La haye 1899 sửa đổi
bổ sung năm 19079, cơng ước đã thiết lập một tịa án trọng tài thường trực PCA –
Permanent Court of Arbitration tại La Haye, mục đích để giải quyết các tranh chấp
quốc tế giữa các nhà nước với nhau nếu con đường ngoại giao thất bại.
Nghị định thư Giơ ne vơ 1923 và Công ước Giơ ne vơ năm 1927, đánh dấu bước
phát triển quan trọng của Trọng tài.
Nghị định thư Giơ ne vơ 1923 10 là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về trọng
tài quốc tế, với tư cách là trọng tài tư. Nội dung Nghị định thư hướng đến thiết lập sự
công nhận quốc tế đối với hiệu lực của thỏa thuận trọng tài và đảm bảo cho phán quyết
trọng tài được thi hành ở nước thành viên nơi phán quyết được tuyên.
Công ước Giơ ne vơ 1927 về thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài xây dựng
một hành lang pháp lý đảm bảo cho việc cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài
nước ngồi ở các nước thành viên Cơng ước.11
Để tiếp tục hồn thiện các quy định về trọng tài, Liên Hiệp Quốc đã thông qua
Công ước về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ngày
10/6/1958 tại New York, Hoa Kỳ, gọi là Công ước New York, với 168 quốc gia thành
viên12. Công ước là cơ sở để phán quyết trọng tài được công nhận tại nhiều quốc gia
trên thế giới.
9 Các công ước Den Haag (hay công ước La Haye) 1899 và 1907 là một loạt các điều ước quốc tế và công bố
được thỏa thuận tại 2 hội nghị hịa bình quốc tế tại Den Haag ở Hà Lan: Hội nghị Den Haag đầu tiên vào năm
1899 và lần thứ hai vào năm 1907, xem tại:


/>
%C6%B0%E1%BB%9Bc_Den_Haag_1899_v%C3%A0_1907.
10 Nghị định thư Ge ne vơ ra đời bởi sáng kiến của ICC – International Chamber of Commerce – phòng thương
mại quốc tế, dưới sự bảo trợ của Hội Quốc liên và được sự ủng hộ phần lớn các nước Châu Âu với tư cách là
thành viên của Nghị định thư như Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bazil, Ấn
Độ, Nhật Bản, Thái Lan ,..v..v.., Nguyễn Minh Ngọc (2019), Pháp luật về Trọng tài thương mại, NXB Lao Động,
Hà Nội, Tr.28.
11 Trần Minh Ngọc (2019), Pháp luật về Trọng tài thương mại, NXB Lao Động, Hà Nội, Tr.29.
12 truy cập ngày 6/8/2021.


17

Sự phát triển của Trọng tài thương mại quốc tế, có tác động sâu sắc đến pháp lý
về trọng tài của mỗi quốc gia, và để hài hịa hóa pháp luật của các quốc gia về trọng tài
thương mại, áp dụng thống nhất thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết hiệu quả các
tranh chấp thương mại quốc tế, nhất là việc quy định rõ trách nhiệm của tòa án trong
quá trình tố tụng trọng tài. Ủy ban pháp luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc đã ban hành
Luật Mẫu Uncitral13, được thông qua năm 1958 và sửa đổi bổ sung năm 2006, pháp
luật dựa trên Luật Mẫu đã được thông qua ở 85 quốc gia trong tổng số 118 khu vực
pháp lý14. Luật Mẫu cũng hỗ trợ cho việc hiểu và áp dụng Công ước New York15.
Ngày nay các nước xây dựng Luật Trọng tài của quốc gia mình đều có sự tham
khảo và dựa vào các quy định của Luật Mẫu.
Thời kỳ đầu của Trọng tài thương mại đa số là trọng tài vụ việc, các bên tự lựa
chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình, sau khi tranh chấp kết thúc sẽ tự giải
tán.
Khi thương mại thế giới phát triển mạnh mẽ, trọng tài quy chế mới bắt đầu xuất
hiện, hoạt động có tổ chức, có quy tắc tố tụng riêng, có bộ máy quản lý, có trụ sở làm
việc, và danh sách trọng tài viên. Các tổ chức Trọng tài có thể kể đến là Tịa án Trọng

tài Quốc tế Ln Đơn LCIA 1892, Tòa trọng tài thường trực quốc tế PCA 1899, Tòa
trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại quốc tế ICC 1923, Trung tâm Trọng tài
quốc tế Singapore SIAC 1990.
1.1.2. Lịch sử phát triển của chế định Trọng tài ở Việt Nam
13 The Uncitral Model Law – Luật Mẫu Uncitral, xem tại:
/>14 truy cập ngày 6/8/2021.
15 Judith Freedberg – The Impact of the Uncitral Model Law on the Evolving Interpretation and Application of
the 1958 New York Convention (tác động của Luật Mẫu Uncitral trong việc phát triển cách giải thích và áp dụng
Cơng ước New York 1958) – Frederic Bachand, Fabien Galinas biên tập – The Uncitral Model Law after 25
years: Global Perpectives on International Commercial Arbitration (Luật Mẫu Uncitral sau 25 năm: quan niệm
toàn cầu về Trọng tài thương mại quốc tế), Tr13-25.


18

Sự hình thành và phát triển của Trọng tài thương mại Việt Nam chia làm ba giai
đoạn: giai đoạn trước 2003, giai đoạn từ 2003 đến 2010 và giai đoạn từ 2010 đến nay.
Giai đoạn trước năm 2003
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam xuất
hiện từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX 16, lúc này phương thức giải quyết
tranh chấp được gọi là trọng tài kinh tế17.
Nền kinh tế của Việt Nam thời kỳ này mang tính bao cấp. Tất cả sinh hoạt kinh tế
do Nhà nước quản lý, điều hành và phân phối, kinh tế tư nhân bị loại trừ, gọi là nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, Trọng tài kinh tế có những đặc trưng phản ánh
sự vận hành của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, vừa mang chức năng quản lý vừa mang
chức năng giải quyết tranh chấp.
Trọng tài kinh tế phát triển như là một cơ quan nhà nước có chức năng quản lý
các hợp đồng kinh tế, một số văn bản được ban hành 18 trong thời kỳ này để thực hiện
các hoạt động giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế, điều hành các
quan hệ kinh tế.

16 Lê Minh Trường, Lịch sử phát triển trọng tài trong giải quyết tranh chấp, đăng ngày 22/10/2010, tại
/>
17 Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà
nước, xem tại />%E1%BA%BF-d%E1%BB%8Bnh-tr%E1%BB%8Dng-tai/, đăng ngày 07/11/2010

18 Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về sửa đổi bổ sung một số điểm về tổ chức
Trọng tài nhà nước về kinh tế, xem tại: Nghị định số 62/HĐBT ngày 17/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh và huyện, xem tại:
Pháp lệnh Trọng tài kinh
tế ngày 10/01/1990 của Hội đồng Nhà nước, xem tại: />

19

Đến thời kỳ đổi mới, năm 1986, nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm
chấm dứt chế định đặc trưng cho kinh tế tập trung và Trọng tài kinh tế cũng chấm dứt
theo.
Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam mang tính chất thị trường, với nhiều thành
phần kinh tế. Việt Nam ngày càng mở rộng giao lưu quan hệ, hợp tác kinh doanh với
các nước trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh những hợp đồng thương mại thuận
lợi thì các tranh chấp trong thương mại cũng gia tăng. Các tranh chấp này được giải
quyết thông qua cơ chế Tòa án hoặc Trọng tài, tùy vào sự lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp của các bên có liên quan.
Trọng tài thương mại với tư cách là cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án,
góp phần khơng nhỏ vào sự ổn định của hoạt động thương mại thời kỳ này.
Năm 1993, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam gọi là VIAC19 được thành lập theo Quyết định số 204/TTg 20
ngày 28/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ từ việc sáp nhập của Hội đồng trọng tài
ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải Việt Nam.
Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước New York 1958, điều

này khiến cho môi trường pháp lý trong lãnh vực trọng tài thương mại được cải thiện
tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài.
Thời kỳ này quyết định giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài khơng được
đảm bảo thi hành do chưa có luật về trọng tài thống nhất giữa trọng tài trong nước và
trọng tài nước ngoài.
19

Xem

tại

ce/en/trung-t%C3%A2m-tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A0i-qu%E1%BB%91c-t

%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-viac-hanoi-vietnam.
20 Xem tại />

20

Giai đoạn từ năm 2003 - 2010
Quá trình phát triển pháp luật về Trọng tài thương mại được đánh dấu bằng sự
ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/02/2003 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội21, mang tính chuyển tiếp trong tiến trình phát triển Pháp luật Trọng tài thương
mại tại Việt Nam.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại có ý nghĩa đối với việc tiếp cận, hòa nhập của
trọng tài thương mại Việt Nam vào nền tài phán trọng tài quốc tế.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại xác định thẩm quyền trọng tài, xác định hiệu lực
pháp lý của thỏa thuận trọng tài, quy định quy trình tố tụng trọng tài, quy định sự hỗ
trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại, xác lập giá trị pháp lý của phán
quyết trọng tài thương mại,...
Sau 6 năm thực hiện Pháp lệnh Trọng tài thương mại, bộc lộ những thiếu sót

trong Pháp lệnh về Trọng tài thương mại như là căn cứ hủy phán quyết trọng tài quá
rộng, vai trò hỗ trợ mờ nhạt của tòa án,...v...v...
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Năm 2010, Luật Trọng tài thương mại được Quốc hội thơng qua ngày
17/06/2010. Có hiệu lực ngày 01/01/2011, gồm 13 chương và 82 điều, phân định rõ
ràng thẩm quyền của Trọng tài thương mại, giới hạn lại các trường hợp thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, có hướng giải quyết khi thỏa thuận trọng tài khơng rõ ràng, có điều
khoản bảo vệ người tiêu dùng, cơng nhận trường hợp Trọng tài viên là người có quốc
tịch nước ngồi, nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ trọng tài
thương mại.

21 Xem tại />

21

Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng xác định rõ mối quan hệ giữa trọng tài và
tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp, mở rộng thẩm quyền của Hội đồng Trọng
tài và các nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng trọng tài.
Luật Trọng tài thương mại 2010 đảm bảo tương thích với các văn bản pháp luật
hiện hành, tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động trọng tài.
Sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành
thể hiện sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp
thương mại bằng Trọng tài22.
Từ năm 2010, cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng đã có sự lựa chọn nhiều
hơn cho việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức Trọng tài.
1.2.
Tổng quát về Phán quyết Trọng tài thương mại
1.2.1. Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại

Theo Broches, “Recourse against the award; Enforcement of the award:

UNCITRAL’s Project for a Model Law on International Commercial Arbitration” có
nêu ra “Phán quyết” có nghĩa là phán quyết chung thẩm giải quyết tất cả các vấn đề
được đưa ra trước hội đồng trọng tài và bất kỳ quyết định nào của hội đồng trọng tài
mà giải quyết chung cuộc mọi vấn đề về nội dung hoặc mọi vấn đề về thẩm quyền của
hội đồng trọng tài, hoặc về thủ tục nhưng chỉ khi hội đồng trọng tài đặt tên quyết định
đó là phán quyết.23
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội
đồng Trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng
tài.24
22 Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong phần
các nhiệm vụ cải cách tư pháp, đã nêu “…. khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương
lượng, hịa giải, trọng tài; tịa án hỗ trợ bằng quyết định cơng nhận việc giải quyết đó….”
23 Redfern & Hunter, 2018, Trọng tài quốc tế, NXB Thanh niên, Hà Nội, Tr. 677
24 Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010


22

Trong định nghĩa về phán quyết trọng tài của Việt Nam có nêu ra phán quyết
trọng tài là quyết định trọng tài mà quyết định đó phải dẫn đến kết quả làm chấm dứt
quá trình tranh chấp bằng trọng tài của đôi bên, kể cả phán quyết thể hiện sự xác nhận
cho sự thỏa thuận thành của các bên tranh chấp. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ
tranh chấp hội đồng trọng tài có thể có nhiều hơn một quyết định, những quyết định
này sẽ không được gọi là phán quyết mà chỉ đơn thuần là quyết định trọng tài, có tác
dụng hỗ trợ cho các hoạt động giải quyết tranh chấp của chính hội đồng trọng tài ví dụ
như là quyết định thành lập hội đồng trọng tài, quyết định về việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, quyết định về luật áp dụng đối với các nội dung tranh chấp, quyết
định thay đổi trọng tài viên… các quyết định này được lập ra ở những giai đoạn khác
nhau trong suốt quá trình tố tụng và được quy định trong Luật Trọng tài thương mại
2010 phần thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

1.2.2. Đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại

Có 2 loại quyết định trọng tài được xem như phán quyết trọng tài 25 đó là quyết
định công nhận thỏa thuận của các bên của hội đồng trọng tài 26 và quyết định của hội
đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt q trình tố tụng
trọng tài27. Thơng qua 2 loại quyết định của hội đồng trọng tài nêu ra ở trên, đưa đến
nếu các quyết định của trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài, sẽ có những đặc
điểm cơ bản sau:
-

Có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành 28, buộc các bên phải thực
hiện.
25 Khoản 1 điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ – HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân
dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại.
26 Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010.
27 khoản 10 điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.
28 Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010.


23

Phán quyết của trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành, không bị kháng cáo,
kháng nghị. Đây là đặc trưng của hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài
thương mại. Có hai hình thức thi hành phán quyết trọng tài một là các bên tranh chấp
tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài, khơng cần có sự can thiệp của bất kỳ tổ chức,
cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào, họ tự giác thi hành phán quyết đó.
Trường hợp này, các bên tranh chấp nhận thấy rằng phán quyết là hợp lý, phù hợp với
nguyện vọng của các bên hoặc do bản thân họ muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn lâu
dài, hoặc thấy rằng phản đối phán quyết là phi thực tế, tốn kém thời gian và tiền bạc,…
Còn trong trường hợp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành thì khi hết thời

hạn thi hành đồng thời khơng có u cầu về hủy phán quyết thì cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài và phải thực hiện theo một trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định. Đây chính là sự hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động trọng tài
của các cơ quan tư pháp có thẩm quyền. Theo quy định tại điều 66 Luật Trọng tài
thương mại 2010, Đối với phán quyết của trọng tài quy chế, khi đã hết thời hạn thi
hành mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng khơng u
cầu hủy phán quyết trọng tài29, thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ
quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài mà khơng qua thủ tục
cơng nhận của tịa án. Quy định về vấn đề này của pháp luật Việt Nam cho thấy rõ
những ưu điểm trong việc đơn giản hóa thủ tục thi hành phán quyết trọng tài, đặt giá trị
pháp lý của phán quyết trọng tài tương đương giá trị pháp lý của bản án tòa án tuyên.
Còn đối với phán quyết của trọng tài vụ việc thì phán quyết cần phải được đăng ký tại
tòa án trước khi yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành. Nguyên nhân là sau khi ra
phán quyết, Hội đồng trọng tài sẽ tự động giải tán, phán quyết trọng tài do các bên
tranh chấp giữ. Hơn nữa, trọng tài vụ việc có thể khơng phải là trọng tài viên của bất kỳ
trung tâm trọng tài nào nên phán quyết trọng tài chỉ có chữ ký của các trọng tài viên. Vì
29 Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010.


24

vậy, cần đảm bảo tính hợp pháp của phán quyết trọng tài khi muốn có sự trợ giúp của
cơ quan thi hành án.
Ở đây cũng có phần lưu ý đối với phán quyết trọng tài nước ngoài, muốn thi hành
ở Việt Nam buộc phải thông qua thủ tục công nhận mới được cơ quan thi hành án hỗ
trợ cưỡng chế thi hành tại Việt Nam30.
Mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành phán quyết trọng tài là bảo đảm trên
thực tế các nội dung của phán quyết trọng tài phải được thực hiện.
-


Phán quyết trọng tài làm chấm dứt tố tụng trọng tài, giải quyết toàn bộ nội dung vụ
tranh chấp31
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, điều này
cho thấy phán quyết trọng tài khép lại vụ tranh chấp và giải quyết tất cả những tranh
chấp phát sinh của các bên tham gia vào vụ tố tụng.
Tố tụng trọng tài bắt đầu khi một bên hoặc cả hai bên tranh chấp thể hiện ý muốn
của mình đem vụ việc tranh chấp đó ra giải quyết bằng trọng tài thương mại.
Có hai hình thức giải quyết bằng trọng tài. Một là giải quyết vụ tranh chấp tại
trung tâm trọng tài, thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi trung tâm trọng
tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hai là trường hợp tranh chấp được giải
quyết bằng trọng tài vụ việc, thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn
nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Quá trình tố tụng trọng tài được tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Kết thúc quá trình tố tụng, một phán quyết được đưa ra bởi hội đồng trọng tài. Phán
quyết này là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc của hội đồng trọng tài và
các bên liên quan, phán quyết này là sản phẩm của quá trình tranh luận, nghiên cứu
thấu đáo, hợp tình hợp lý của hội đồng trọng tài. Phán quyết như một “dấu chấm hết”
30 Khoản 3 Điều 427 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
31 Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.


25

cho một q trình tranh chấp giữa các bên, nó giải quyết tất cả những mâu thuẫn,
những xung đột giữa các bên trong vụ kiện.
Một khi phán quyết được đưa ra bởi hội đồng trọng tài nghĩa là vụ tranh chấp
được giải quyết toàn bộ, cho dù kết quả của phán quyết là không chấp nhận, chấp nhận
một phần, hay chấp nhận toàn bộ nội dung vụ tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn
trong vụ việc.
Như vậy phán quyết trọng tài về hình thức là quyết định cuối cùng của hội đồng

trọng tài trong vụ tranh chấp sau hàng loạt các quyết định khác nhau trong suốt quá
trình tố tụng; về nội dung, phán quyết là sản phẩm của cơ quan tài phán mà sản phẩm
này mang tính chung thẩm, quy định các quyền và nghĩa vụ buộc các bên phải thực
hiện sau khi vụ giải quyết tranh chấp kết thúc.
1.2.3.

1.2.3.1.
-

Các loại phán quyết trọng tài
Dựa theo các cách thức giải quyết các vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài theo
quy định của pháp luật, phán quyết trọng tài được phân biệt ra như sau:
Phán quyết trọng tài có sự vắng mặt của một bên32
Trường hợp 1: có sự vắng mặt của nguyên đơn
Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài là từ thời điểm nguyên đơn gửi đơn khởi kiện
đến trung tâm trọng tài trong trường hợp trọng tài quy chế và từ thời điểm bị đơn nhận
được đơn khởi kiện trong trường hợp trọng tài vụ việc.
Vụ tranh chấp bắt đầu, hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ nguyên đơn đến phiên
họp giải quyết tranh chấp, nếu ngun đơn vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc
rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được sự chấp thuận của Hội đồng trọng
tài. Sẽ có hai trường hợp xảy ra. Một là, nguyên đơn khơng có u cầu tiếp tục giải
quyết vụ tranh chấp thì xem như nguyên đơn rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này,
sẽ khơng có phán quyết nào được tun. Hai là, bị đơn có yêu cầu và kiện lại nguyên
đơn, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp và sẽ có một phán quyết được
tuyên, vắng mặt nguyên đơn.
32 Redfern & Hunter, 2018, Trọng tài quốc tế, NXB Thanh niên, Hà Nội, 9.30, Tr.689.


×