lO MoARcPSD|9797480
lOMoARcPSD|9797480
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: LUẬT DÂN SỰ 1
ĐỀ BÀI:
Phân tích và cho ví dụ minh họa đối với các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Hà Nội, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
I.
II. NỘI DUNG.......................................................................................................1
1.
Khái niệm giao dịch dân sự........................................................................1
2.
Phân loại giao dịch dân sự..........................................................................2
3.
2.1.
Hợp đồng dân sự...................................................................................2
2.2.
Hành vi pháp lí đơn phương................................................................2
2.3.
Giao dịch dân sự có điều kiện..............................................................2
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự...............................................3
3.1.
Căn cứ pháp lí.......................................................................................3
3.2.
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập...........................................................................................................3
3.3.
Chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện..................... 7
3.4.
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.............................................8
3.5.
Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của
pháp luật..............................................................................................10
III. KẾT LUẬN...................................................................................................11
I.
MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một loại quan hệ có tính chất phổ biến, rộng rãi, được áp
dụng thường xuyên, hàng ngày hàng giờ trong đời sống. Ngoài các giao dịch cơ
bản đáp ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu hàng ngày của người dân, những loại
hình giao dịch khác có tính chất phức tạp hơn đã và đang dần xuất hiện. Do vậy,
việc Nhà nước ta đã có những quy định về giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự
2015 là cực kì cần thiết với bối cảnh hiện tại. Một trong những quy định quan
trọng bậc nhất của giao dịch dân sự là quy định về điều kiện có hiệu lực. Quy
định này hiện đang giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra sự thống nhất, ổn định,
khắc phục, hạn chế những yếu tố rủi ro đối với các chủ thể khi tham gia giao
dịch dân sự. Vì thế, em xin chọn đề số 14: Phân tích và cho ví dụ minh họa đối
với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự để có thể làm rõ, và hiểu sâu
hơn về tầm quan trọng của các điều kiện này trong giao dịch dân sự.
II.
NỘI DUNG
1. Khái niệm giao dịch dân sự
Theo Điều 116 Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định :“Giao dịch dân sự
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Từ khái niệm đã được quy định trong điều luật, có thể thấy giao dịch dân
sự (GDDS) sẽ tồn tại dưới dạng hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương mà
khi được xác lập sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
Hành vi pháp lí nêu trên mang tính ý chí của chủ thể khi tham gia giao dịch
với những mục đích và động cơ nhất định. Trong trường hợp hành vi pháp lí đa
phương (hợp đồng), tính ý chí này được thống nhất và thể hiện bởi các bên chủ
thể. Trong trường hợp hành vi pháp lí đơn phương thì sự thể hiện ý chí chỉ đến
từ
1
một bên.
Giao dịch dân sự phải làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự. Trường hợp phát sinh nghĩa vụ dân sự là khi một giao dịch dân sự xác
lập quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia giao dịch. Trường hợp thay đổi
quyền và nghĩa vụ dân sự là khi các chủ thể trong một giao dịch dân sự đã tồn tại
trước các quyền và nghĩa vụ của nhưng lại thỏa thuận và sửa đổi, bổ sung từ đó
làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của nhau trong giao dịch. Ngoài việc thay đổi
quyền và nghĩa vụ khi đã được xác lập quyền và nghĩa vụ từ trước, quyền và
nghĩa vụ dân sự của các bên cũng có thể được chấm dứt khi một GDDS được
xác lập để chấm dứt quyền và nghĩa vụ đã tồn tại.
2. Phân loại giao dịch dân sự
2.1.
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt,
quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên
với nhau, thường là hai bên, trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ
thể với nhau trong một quan hệ cụ thể. Để tạo nên một thể thống nhất về ý chí thì
“thỏa thuận” là ngun tắc và cũng là đặc trưng của hợp đồng dân sự và được thể
hiện từ giai đoạn giao kết đến kết thúc hợp đồng dân sự.
2.2.
Hành vi pháp lí đơn phương
Đây là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của chỉ một bên nhằm làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lí đơn phương
được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, lập văn bản từ
chối hưởng thừa kế) nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều chủ thể cùng tham gia vào
một bên (lập di chúc chung,..).
2.3.
Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh
hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào một sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao
2
dịch đó sẽ được phát sinh hoặc bị hủy bỏ. Sự kiện này được coi là điều kiện của
giao dịch do chính các bên thỏa thuận với nhau, điều kiện này phải hợp pháp,
thuộc về tương lai,…
3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1.
Căn cứ pháp lí Điều
117 Bộ Luật dân sự
2015
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.
Điều 119 Bộ Luật dân sự 2015
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ
liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng
văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có
cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy định đó.
3.2.
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự gồm cá nhân và pháp nhân.
Về cá nhân, Bộ luật Dân sự 2015 đã có những quy định rất rõ về năng lực pháp
luật dân sự, và năng lực hành vi dân sự ( NLHVDS) của cá nhân. Do vậy, giao
dịch dân sự do cá nhân xác lập sẽ chỉ có hiệu lực khi cá nhân đấy có năng lực
3
phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự mà bộ
luật đã quy định. Chỉ khi đấy, cá nhân mới có ý chí riêng và nhận thức được hành
vi của họ khi xác lập GDDS từ đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh
đồng thời phải chịu trách nhiệm trong giao dịch. Căn cứ vào độ tuổi trưởng
thành về thể chất, nhận thức để xác định và ghi nhận các mức độ năng lực hành
vi dân sự, BLDS 2015 đã chia ra làm các trường hợp:
- Cá nhân có NLHVDS đầy đủ - người có khả năng tham gia GDDS một
cách toàn diện;
Điều 20 BLDS 2015 quy định: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở
lên, người thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định
tại các Điều 22, 23 và 24 cùng Bộ luật”. Như vậy, có thể thấy từ đủ 18 tuổi là độ
tuổi mà thể chất lẫn tâm sinh lí của con người đã phát triển hồn thiện về mọi
mặt từ đó thể tự mình tham gia các giao dịch, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình trong giao dịch và chịu trách nhiệm cho hành vi của bản thân. Ví dụ:
Một sinh viên 19 tuổi không rơi vào các trường hợp ở Điều 22, 23 và 24 của
BLDS 2015 thì hồn tồn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao
dịch mua nhà để tự thưởng sinh nhật cho bản thân.
- Cá nhân có NLHVDS một phần – người có khả năng tham gia GDDS một
phần;
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có NLHVDS chưa đầy đủ vì độ tuổi
này chưa phát triển đủ về mặt nhận thức và thể chất để có thể có khả năng thực
hiện đầy đủ quyền tham gia giao dịch và trách nhiệm về hành vi của mình. Do
vậy, Điều 21 BLDS 2015 có quy định:
“ 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4
4.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng
ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý”.
Như đã nêu, độ tuổi này chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, tính nguy
hiểm và trách nhiệm của hành vi do bản thân thực hiện. Do vậy, ở độ tuổi này
các chủ thể chỉ có thể tham gia các giao dịch bằng hành vi của mình để đáp ứng
các nhu cầu phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ: Một em nhỏ học lớp 6 chỉ có thể thực
hiện các giao dịch dân sự cơ bản như mua đồ ăn, nước ngọt với giá trị nhỏ nếu
em này muốn tự thưởng cho bản thân và mua một chiếc xe đạp điện giá trị lớn vì
đã đậu vào trường THCS em mong ước thì em cần phải có được sự đồng ý người
đại diện theo pháp luật của em tức bố mẹ em vì em là người chưa thành niên
(Điều 136 BLDS 2015). Tiếp đến một em học sinh vừa 16 tuổi vừa thi đỗ trường
THPT nhưng đi học xa nhà nên em quyết định mua nhà và xe để ở cho tiện việc
học tập và di chuyển đến trường thì em chỉ cần sự cho phép của bố mẹ về việc
mua nhà, còn việc mua xe khơng cần thiết vì em đã pháp luật cho phép tự mình
xác lập giao dịch này.
- Cá nhân chưa có và khơng cịn NLHVDS – người khơng có khả năng
tham gia GDDS;
Người chưa đủ 6 tuổi là người chưa có NLHVDS vì căn cứ theo Điều 20
của BLDS 2015 thì người có NLHDS đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi và tại Điều
21 “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật
của người đó xác lập, thực hiện”. Như vậy, ta có thể thấy người chưa đủ 6 tuổi là
người chưa phát triển về mặt lí trí và ý chí cũng như chưa có sự tiếp xúc về xã
hội nhiều nên năng lực chưa được phát triển hoàn toàn. Do vậy, các hành vi giao
dịch của chủ thể này phải được người đại diện theo pháp luật xác lập và thực
hiện để đảm bảo quyền lợi của chủ thể một cách tốt nhất. Ví dụ: Một em bé 5
tuổi, một cá nhân chưa phát triển quá nhiều về mặt nhận thức vì vậy khi bé muốn
5
mua một món đồ hoặc một món ăn gì đấy bé khơng thể tự mình mua được. Bé
có thể bắt chước theo cảm tính và theo quan sát hành động đưa tiền để mua món
đồ đấy nhưng khơng hề hiểu đến giá trị đồng tiền và càng không hiểu về quyền
lợi và trách nhiệm của mình khi mua món đồ. Do vậy, việc có bố mẹ đi kèm để
mua cho bé là việc rất cần thiết để bé không đánh mất quyền lợi của mình tránh
những trường hợp bị độn giá quá cao, không trả tiền thừa, không đưa đúng số
lượng cần thiết,…Tiếp đến, người mất NLHVDS là người đã có NLHDS nhưng
khơng cịn vì lý do nào đó. Người mất NLHVDS khơng cịn khả năng nhận thức
và có thể làm chủ được bản thân để có thể kiểm sốt được hành vi của mình. Vì
vậy, Điều 22 BLDS 2015 đã quy định :
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Theo đó, chủ thể có thể là người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm
người chưa thành niên và người thành niên do Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này đã mất NLHVDS dựa trên cơ sở giám định của cơ quan pháp y tâm
thần. Ví dụ: theo bản án số: 03/2020/QĐST – VDS, của Tòa án nhân dân thành
phố K tỉnh Vĩnh Phúc có quyết định tuyên bố chị Dương Thị M sinh năm 1978
mất hành vi năng lực dân sự và cử ông Dương Xuân N là người giám hộ sau khi
đã căn cứ theo các tài liệu, chứng cứ và kết luận của giám định pháp y tâm thần
của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền núi phía bắc. Như vậy, ta có thể
thấy việc chị M bị tuyên là người mất năng lực hành vi dân sự là có cơ sở và
cũng đã được tòa án chỉ định người giám hộ để đảm bảo quyền lợi của chị như
6
khi cần mua các nhu yếu phẩm, những vật dụng cơ bản thì người giám hộ của
chị M là ơng N sẽ xác lập các giao dịch mua bán cơ bản đấy cùng các giao dịch
khác mà chị M có nhu cầu thay cho chị.
Tương tự như người chưa có NLHVDS, người mất NLHVDS khi xác lập bất cứ
GDDS nào nhằm đáp ứng nhu cầu, đảm bảo quyền lợi của họ thì đều phải do
người đại diện hợp pháp của họ xác lập và thực hiện.
- Cá nhân bị hạn chế NLHVDS – người có khả năng tham gia GDDS một
cách hạn chế;
Theo Điều 24 BLDS 2015, ta có thể thấy người bị hạn chế NLHVDS là
người đã từng có NLHVDS đầy đủ nhưng bị hạn chế theo trường hợp trong Điều
24 và bị Tòa ra quyết định tuyên bố bị hạn chế NLHVDS. Kể từ thời điểm mà
Tòa án ra quyết định, các cá nhân bị hạn chế NLHVDS khơng cịn được phép tự
mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trừ những GDDS có giá trị nhỏ
nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản của họ. Nếu có ý muốn tham gia các
giao dịch khác thì phải được sự đồng ý từ người đại diện hợp pháp.
Quy định này ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân bị
hạn chế NLHVDS thì cịn có ý nghĩa về mặt đảm bảo an tồn, trật tự xã hội nói
chung và gia đình cá nhân đó nói riêng.
Về pháp nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền sẽ
tham gia vào giao dịch dân sự nhân danh pháp nhân. Người đại diện xác lập giao
dịch dân sự sẽ chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân chỉ khi các
quyền, nghĩa vụ đấy nằm trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ
hoặc pháp luật quy định. Tương tự cá nhân, Bộ Luật dân sự 2015 cũng có quy
định rõ về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
3.3.
Chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
7
Ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch dân sự là một điều kiện
không thể thiếu của một giao dịch dân sự. Một giao dịch dân sự phải đảm bảo
được tính thể hiện ý chí và sự thống nhất ý chí (nếu có sự tham gia từ 2 chủ thể
trở lên), do vậy sự tự nguyện ở đây sẽ bao gồm hai yếu tố là tự do ý chí và bày tỏ
ý chí. Nếu khơng có sự tự do ý chí và bày tỏ ý chí thì khơng có sự tự nguyện.
Điều này xảy ra tương tự đối với việc có cả hai yếu tố nhưng cả hai đều không
thống nhất với nhau.
Tại khoản 2 điều 3 BLDS 2015 đưa ra nguyên tắc cơ bản của Pháp luật dân
sự “Cá nhân, pháp nhân xác lập thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối
với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Như vậy, sự tự nguyện của các
bên trong một quan hệ dân sự là một trong các nguyên tắc mà bộ luật đã quy
định. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch là vi phạm pháp luật.
BLDS 2015 cũng đã có các quy định vô hiệu các trường hợp giao dịch không tồn
tại sự tự nguyện: vô hiệu do giả tạo, vô hiệu do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa,
bị cưỡng ép do xác lập tại thời điểm mà không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình.
3.4.
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà một hoặc
nhiều bên xác lập giao dịch dân sự đó đưa ra hoặc thỏa thuận với nhau. Các
điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào giao
dịch, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của các chủ thể trong trường hợp
các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo nội dung giao
dịch.
8
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà các bên mong muốn đạt
được. Nói cách khác, giao dịch dân sự là một hành vi pháp lí được thực hiện
dựa trên cơ sở của chủ thể tham gia, vì vậy mục đích ở đây được hiểu là
những lợi ích về mặt tinh thần mà các chủ thể có ý chí đạt được khi tham gia
một giao dịch dân sự.
Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự có mối liên kết chặt chẽ với
nhau. Mỗi chủ thể khi tham gia vào một giao dịch dân sự đều có các mục đích
nhất định được thể hiện thơng qua sự thể hiện ý chí ở các điều khoản, thỏa
thuận. Mục đích đấy chỉ có thể đạt được nếu các bên tham gia thực hiện đúng
nội dung đã cam kết với nhau.
Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của
giao dịch phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là
những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành
vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người
với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ
những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện
không vi phạm điều cấm của pháp luật không trái đạo đức xã hội mới là đối
tượng của giao dịch dân sự. Những giao dịch được xác lập nhằm trốn tránh
pháp luật, trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật là những giao dịch có mục
đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của
giao dịch đấy. Ví dụ: một trường hợp một người hàng xóm của A tên B vơ
tình thấy con của A chơi trước cửa nhà nên tiện dẫn đi chơi xa mà khơng báo
cho
A. Gia đình A qua một khoảng thời gian khơng thấy con của mình nên đã báo
cơng an và thơng báo mất tích. B nhận được thơng tin đó, B giả vờ làm người
lạ và báo cho A biết rằng con của A đang ở cùng B nếu muốn con về thì phải
gửi một số tiền là 50 triệu đồng. Vậy trong trường hợp này khi A gửi cho B
50
9
triệu đồng thì đây sẽ khơng phải là một giao dịch dân sự vì mục đích của B là
trái đạo đức pháp luật, thậm chí nếu căn cứ theo Bộ luật Hình sự B sẽ bị quy
vào tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
3.5.
Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của
pháp luật
Tùy vào đối tượng, nội dung của giao dịch mà nhà nước sẽ có những u
cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Các hình thức của giao dịch dân sự
bao gồm lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Trường hợp các giao dịch đáp
ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần hàng ngày và thơng thường thì giá trị
khơng lớn thì chỉ cần thể hiện bằng hình thức lời nói, và đáp ứng đủ điều kiện
tự nguyện và thống nhất ý chí của các bên chủ thể với nhau. Tuy nhiên có
trường hợp khơng cần phải có sự thống nhất của cả hai bên, mà chỉ cần một
bên bày tỏ bằng lời nói. Chẳng hạn như trường hợp hứa thưởng, một hiệu
trưởng một trường trung học hứa với một cậu học sinh đi thi học sinh giỏi cấp
tỉnh rằng nếu đạt được kết quả tốt thì sẽ thưởng một số tiền lớn cho cậu,
trường hợp này chỉ cần có ý chí của bản thầy thầy hiệu trường là đủ điều kiện
của một giao dịch dân sự . Tiếp đến, đối với các trường hợp mà pháp luật yêu
cầu phải thể hiện bằng văn bản, có trường hợp cịn phải cơng chứng, chứng
thực, đăng kí, xin phép. Đối với văn bản thường, văn bản này được áp dụng
khi các bên tham gia giao dịch thỏa thuận hay pháp luật có quy định giao dịch
đấy phải thể hiện bằng văn bản. Văn bản sẽ có chữ kí xác nhận của các chủ thể
tham gia vì vậy đây sẽ là bằng chứng xác thực về việc các chủ thể đã tham gia
vào giao dịch dân sự rõ ràng hơn lời nói. Đối với các trường hợp pháp luật quy
định giao dịch dân sự bắt buộc phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc
xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tn thủ theo hình thức, thủ tục
đó. Như việc, khi việc thành lập một hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, theo
10
quy định của Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
phải được công chứng, chứng thực. Nếu khơng tn thủ thì sẽ khơng có hiệu
lực pháp luật tức hợp đồng vô hiệu.
III.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích thêm về các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự, em đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của các điều kiện này đối
với các trường hợp giao dịch dân sự thực tế. Quy định này dựa trên cơ sở bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ dân sự và trật tự an toàn
xã hội. Đồng thời thể hiện rõ nguyên tắc tự nguyện trong giao dịch dân sự. Từ cơ
sở trên, em có thể áp dụng pháp luật đúng đắn vào các tình huống giao dịch, hạn
chế được các tranh chấp trước hết là cho chính bản thân em. Qúa trình thực hiện
bài tiểu luận việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi, em mong các thầy cơ nhiệt tình
giảng giải các hạn chế để em có thể hồn thiện bài làm và kiến thức hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2009.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Luật đất đai năm 2013
3. Luật công chứng năm 2014
4. Luật nhà ở năm 2014
5. Bộ luật Hình sự năm 2015
TÀI LIỆU TẠP CHÍ, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN
1. Tưởng Duy Lượng, Bàn về điều kiện hình thức của giao dịch theo quy định
của Bộ luật Dân sự 2005, Tạp chí nghề Luật, số 5, 2007.
2. Phạm Cơng Lạc, Ý chí trong giao dịch dân sự, Tạp chí Luật học, số 5, 1998.
3. Nguyễn Thị Nhàn, Ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự, Luận văn thạc sĩ
học, 2008
4. Nguyễn Minh Oanh, Góp Ý Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phần giao dịch
dân sự, Tạp chí Luật học, số 10, 2015.
5. Nguyễn Thị Thanh Hảo, Năng lực chủ thể của cá nhân trong giao dịch dân sự
theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luận văn thạc sĩ học, 2013.
6. Dương Anh Sơn, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ
luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 13, 2015
7. Nguyễn Thị Tình, Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật
Dân sự năm 2005, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 14, 2011.