ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: MIỄN DỊCH HỌC THÚ Y
NGHỀ: THÚ Y. TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..
Bạc Liêu, năm 2019
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơn học “Miễn dịch học thú y” cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản về quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi tiêm vaccine và khi tiếp xúc
với mầm bệnh; chức năng của các cơ quan miễn dịch trong cơ thể của vật ni. Tài liệu
có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế
sản xuất.
Giáo trình này là mơn học thứ 12 trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề Thú
y. Mơn học này gồm có 04 chương như sau:
Chương 1. Đại cương về đáp ứng miễn dịch
Chương 2. Cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
Chương 3. Kháng nguyên - Kháng thể
Chương 4. Vaccine
…………., ngày……tháng……năm 2019
3
MỤC LỤC
Chương 1. Đại cương về đáp ứng miễn dịch
1. Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu .................................................. 7
1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 7
1.2. Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch tự nhiên ...................................................... 7
2. Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu ............................................................ 9
2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 9
2.2. Hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu .................................................................. 9
2.3. Viêm đặc hiệu ....................................................................................................... 11
2.4. Những đặc điểm cơ bản của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu .................................... 11
2.5. Phân loại miễn dịch đặc hiệu ................................................................................ 12
Chương 2. Cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
1. Cơ quan lympho trung ương .................................................................................... 13
1.1. Tủy xương ............................................................................................................. 13
1.2. Tuyến ức (Thymus)................................................................................................ 13
1.3. Bursa Fabricius (Túi Bursa Fabricius) .................................................................. 13
2. Cơ quan lympho ngoại vi .......................................................................................... 14
2.1. Hạch lympho ......................................................................................................... 14
2.2. Lách ....................................................................................................................... 15
2.3. Mô lympho khơng có vỏ bọc ................................................................................ 15
3. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch ................................................................... 15
3.1. Lympho bào .......................................................................................................... 15
3.2. Lympho bào T ........................................................................................................ 16
3.3. Lympho bào B ....................................................................................................... 16
3.4. Tế bào diệt tự nhiên Natural Killer (NK) ............................................................. 16
3.5. Di chuyển và tái tuần hoàn của lympho bào ......................................................... 16
3.6. Tế bào thực bào đơn nhân ..................................................................................... 17
3.7. Các tế bào máu khác ............................................................................................. 18
Chương 3. Kháng nguyên - Kháng thể
1. Kháng nguyên .......................................................................................................... 19
1.1. Khái niệm ............................................................................................................... 19
1.2. Những đặc tính của kháng nguyên ........................................................................ 19
1.3. Phân loại kháng nguyên ......................................................................................... 20
4
1.4. Epitop kháng nguyên ............................................................................................ 21
2. Kháng thể ................................................................................................................. 22
2.1. Định nghĩa và bản chất của kháng thể .................................................................. 22
2.2. Các lớp kháng thể ................................................................................................. 22
2.3. Vai trò của kháng thể ............................................................................................ 22
2.4. Kháng thể đơn dòng và đa dòng ............................................................................ 23
3. Phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể ........................................................... 24
3.1. Cơ chế kết hợp kháng nguyên - kháng thể ............................................................ 26
3.2. Phản ứng ngưng kết .............................................................................................. 26
3.3. Phản ứng kết tủa .................................................................................................... 26
3.4. Phản ứng kết hợp bổ thể ....................................................................................... 26
3.5. Phản ứng trung hòa ............................................................................................... 26
3.6. Các phản ứng sử dụng kháng thể đánh dấu .......................................................... 26
Chương 4. Vaccine
1. Định nghĩa ................................................................................................................ 27
2. Công dụng của Vaccine ........................................................................................... 27
3. Phân loại Vaccine ..................................................................................................... 27
3.1. Vaccine giải độc tố ................................................................................................ 28
3.2. Vaccine bất hoạt (chết) ......................................................................................... 29
3.3. Vaccine sống giảm độc lực .................................................................................... 29
3.4. Vaccine tách chiết ................................................................................................. 29
3.5. Vaccine tái tổ hợp ................................................................................................. 29
4. Liều lượng ................................................................................................................ 29
5. Đường tiêm .............................................................................................................. 29
6. Bảo quản vaccine ..................................................................................................... 29
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 30
5
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Miễn dịch học thú y
Mã mơn học: MH12
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Miễn dịch học thú y là mơn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ
Cao đẳng, nghề Thú y; mơn học được bố trí giảng dạy sau các môn học chung, các
môn học cơ sở giải phẫu sinh lý, dược lý thú y, dinh dưỡng và thức ăn chăn ni, chẩn
đốn và điều trị học, vi sinh vật và trước các môn học/mô đun chuyên ngành trong
chương trình đào tạo.
- Tính chất: Miễn dịch học thú y là mơn học cơ sở bắt buộc; có sự kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Nêu được chức năng của các cơ quan miễn dịch trong cơ thể của vật nuôi;
+ Mô tả được quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi tiêm vaccine và khi tiếp
xúc với mầm bệnh;
+ Trình bày được phương pháp thực hiện các phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các phản ứng kháng nguyên-kháng thể;
+ Xác định loại phản ứng phải phù hợp với loại vi sinh vật cần kiểm tra;
+ Ứng dụng được miễn dịch trong phòng bệnh, chẩn đốn và điều trị bệnh cho
vật ni.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tự học tập và nghiên cứu từ sách vở, thực tế để nâng cao trình độ chun mơn và
năng lực nghề nghiệp.
+ Có ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh với những rủi ro nghề nghiệp
có thể xảy ra (lây nhiễm bệnh từ vật nuôi mắc bệnh);
+ Thực hiện nghiêm túc vệ sinh tiêu độc trước, trong và sau lấy mẫu từ con vật hoặc
khi thực hành trong phịng thí nghiệm;
+ Nghiêm túc chấp hành Luật Thú y về xử lý mầm bệnh lây lan sang người, vật
ni; về sử dụng hóa chất trong phịng thí nghiệm và thuốc thú y trong phịng và trị bệnh
cho vật ni.
Nội dung của mơ đun:
6
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
Mã chương: 01
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về khái niệm và phân loại miễn dịch; cơ chế bảo vệ không đặc
hiệu và các cơ quan, tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:
- Nêu được khái niệm và phân loại miễn dịch;
- Trình bày được các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và các cơ quan, tế bào tham gia
đáp ứng miễn dịch.
- Chủ động chăm sóc ni dưỡng tốt vật ni nhằm hỗ trợ hoạt động đáp ứng miễn
dịch của các cơ quan tổ chức trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng phịng chống bệnh ở
vật ni.
Nội dung chính:
1. Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu
1.1. Khái niệm
Miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền trong các cơ
thể cùng một lồi. Nói một cách khác đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể có ngay từ
lúc mới sinh, khơng địi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên của
vật lạ (tức là khơng cần có giai đoạn mẫn cảm). Cơ chế này phát huy tác dụng dù là
kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay những lần sau, nhưng nó có vai trị quan trọng ở lần
đầu tiên vì lúc này đáp ứng miễn dịch thu được chưa phát huy tác dụng. Trong nhiều
trường hợp miễn dịch tự nhiên là giai đoạn mở đầu cho miễn dịch thu được.
1.2. Các hàng rào của đáp ứng miễn dịch tự nhiên
1.2.1. Hàng rào vật lý
Đó là da và miêm mạc có tác dụng ngăn cách nội môi của cơ thể với môi trường
xung quanh.
- Da lành lặn, không bị sây sát sẽ cản trở sự xâm nhập của kháng nguyên, đặc biệt
lớp tế bào ngồi cùng (sừng hố) ln được bong ra và đổi mới tạo ra một cản trở vật lý
trước sự xâm nhập của kháng nguyên.
- Niêm mạc tuy chỉ gồm một lớp tế bào nhưng có tác dụng cản trở tốt, vì ngồi tính
đàn hồi như da, nó cịn được phủ bởi một lớp chất nhày. Chất nhày do những tuyến dưới
niêm mạc tiết ra tạo nên màng bảo vệ làm cho vi khuẩn và các vật lạ không bám thẳng
được vào tế bào, mà sự bám này là điều kiện tiên quyết để chúng có thể xâm nhập vào
sâu hơn. Một số niêm mạc như mắt, miệng… thường xuyên được rửa sạch bởi các dịch
tiết loãng. Một số niêm mạc khác như niêm mạc đường hơ hấp lại có các vi nhung mao
luôn rung động cản bụi mang theo vi sinh vật và các vật lạ, không cho chúng vào phế
nang và đẩy chúng ra khỏi phế quản cùng với phản xạ ho và hắt hơi.
1.2.2. Hàng rào hoá học
7
- Da và niêm mạc ngoài tác dụng cản trở cơ học chúng còn được tăng cường bởi
một số yếu tố hố học.
Trên da nhờ có các chất tiết như acid lactic (tạo độ toan), acid béo của mồ hôi và
tuyến mỡ dưới da mà các vi khuẩn không tồn tại lâu được.
Tại niêm mạc chất nhầy che chở bề mặt tế bào khỏi bị enzyme của virus tác động.
Dịch tiết của các tuyến như nước mắt, nước bọt, nước mũi, sữa… có chứa nhiều lysozym
có tác dụng trên vỏ của một số vi khuẩn.
Khi kháng nguyên vượt qua được hàng rào da và niêm mạc sẽ gặp phải hàng rào
hố học ngay bên trong cơ thể, đó là dịch nội mơi, huyết thanh có chứa lysozym, protein
phản ứng C, các thành phần của bổ thể, interferon…
- Protein phản ứng C là một protein trong huyết thanh có nồng độ tăng cao trong
viêm cùng với sự có mặt của ion canci, có tác dụng đối với phế cầu trùng và cố định bổ
thể.
- Bổ thể là một hệ thống gồm nhiều thành phần, bản chất là các chuỗi poly peptid
được hoạt hố theo một trình tự nhất định, khi được hoạt hố mỗi thành phần của nó sẽ
được cắt ra ít nhất là 2 thành phần, mỗi phần có tác dụng riêng. Ví dụ phần C3a và C5a
có tác dụng hoá ứng động bạch cầu, gây giãn mạch…Phần C3b, C5b dính vào vi khuẩn
giúp cho tế bào thực bào dễ tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn.
- Interferon là một họ protein được sản xuất bởi nhiều loại tế bào có đặc tính chống
một cách khơng đặc hiệu các virus, làm cản trở sự xâm nhập và nhân lên của virus.
Những tế bào bị nhiễm virus lại có khả năng sinh ra interferon thấm vào các tế bào xung
quanh, giúp chúng không bị virus xâm nhập tiếp.
1.2.3. Hàng rào tế bào
Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất. Các tế bào có khả năng thực bào đã
được Mechnikoff phát hiện ra từ những năm đầu của thế kỷ XX, gồm hai loại: Tiểu thực
bào và đại thực bào. Khơng những trong máu, trong nội mơi có tế bào thực bào mà
trên niêm mạc cũng có rất nhiều tế bào có khả năng thực bào di tản từ nội môi ra.
Tiểu thực bào là những bạch cầu hạt trung tính. Đại thực bào cũng bắt nguồn từ tuỷ
xương, phân hoá thành mono bào ở máu hoặc di tản đến các mô trở thành các tế bào của
hệ thống võng nội mơ.
Q trình thực bào được chia làm ba giai đoạn
- Giai đoạn gắn
Các vi sinh vật khi gặp các tế bào thực bào sẽ bị dính vào màng tế bào thực bào nhờ
các receptơ bề mặt của tế bào thực bào. Sự kiện đối tượng thực bào gắn vào receptor khởi
động sự chuyển tin vào bên trong tế bào thực bào gây nên quá trình nuốt và tiêu.
- Giai đoạn nuốt
- Giai đoạn tiêu
Các hạt lysosom tiến đến gần hốc thực bào, xảy ra hiện tượng hoà màng, màng
lysosom nhập vào cùng màng phagosom (gọi là phagolysosom hay túi thực bào). Các
8
chất có trong lysosom sẽ đổ vào trong hốc bào để tiêu diệt đối tượng thực bào đó là các
enzyme thuỷ phân, polypeptid diệt khuẩn, pH acid..
Màng tế bào thực bào bị lõm vào, chất nguyên sinh sẽ tạo ra chân giả bao lấy vi
sinh vật, rồi đóng kín lại thành “hốc thực bào” (phagosom).
Sau khi tiêu diệt đối tượng thực bào, các đại thực bào sẽ đưa các quyết định kháng
nguyên ra bề mặt màng tế bào để trình diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
Tế bào NK (natural killer) là một biến thể của lympho bào nhưng có khả năng tiêu
diệt khơng đặc hiệu các tế bào u và tế bào có chứa vius bằng chất tiết của chúng.
1.2.4. Hàng rào thể chất
Hình 1: Tế bào tiểu thực
bào
Đó là tổng hợp tất cả các đặc điểm hình thái và chức năng của cơ thể. Những đặc
điểm đó khá bền vững, có tính di truyền quyết định tính phản ứng của cơ thể trước các
yếu tố xâm nhập. Chính hàng rào này đã tạo nên sự khác nhau giữa loài này với loài
khác, giữa cá thể này với cá thể khác, trước sự tấn công của các vật lạ.
Hàng rào thể chất đã tạo nên tình huống là cá thể này, lồi này có thể có ít hoặc
nhiều sức đề kháng với sự xâm nhập của một loại vi sinh vật nào đó hoặc ngược lại nhạy
cảm với một lồi khác.
1.2.5. Viêm khơng đặc hiệu
Tất cả các cơ chế bảo vệ kể trên có thể thấy ở một hiện tượng rất hay gặp đó là viêm
khơng đặc hiệu (viêm cấp). Biểu hiện của của nó là phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế
bào với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, nhằm tiêu diệt và loại bỏ các tác nhân xâm
nhập.
2. Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu
2.1. Khái niệm
Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ
thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên. Kháng nguyên được đưa vào chủ động hay ngẫu
nhiên. Miễn dịch thu được cịn có thể có được khi truyền các tế bào có thẩm quyền miễn
dịch hoặc truyền kháng thể vào cơ thể.
2.2. Hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Để loại trừ kháng nguyên lạ khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu sử dụng hai phương thức: Đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua
9
trung gian tế bào. Cả hai phương thức đáp ứng miễn dịch đều trải qua 3 bước: Nhận diện,
hoạt hoá và hiệu ứng.
2.2.1 Bước nhận diện kháng nguyên
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sống sẽ gặp sức đề kháng đầu tiên của cơ
thể là đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Trong phản ứng bảo vệ này, đại thực bào đóng một vai
trị rất quan trọng. Nếu hiện tượng thực bào là một phần của đáp ứng miễn dịch khơng
đặc hiệu thì đồng thời cũng là bước khởi đầu của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Trong đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu đại thực bào có chức năng xử lý và trình diện kháng nguyên.
Những kháng nguyên lạ sau khi bị các tế bào thực bào tiêu trong túi thực bào thì
một số sản phẩm giáng hố của chúng được đưa ra ngoài màng thực bào kết hợp với phân
tử MHC II (Phức hợp hồ hợp mơ chủ yếu) để trình diện cho các tế bào có thẩm quyền
miễn dịch. Lympho bào là những tế bào sẽ tham gia vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
2.2.2. Bước hoạt hoá
Các lympho bào có receptor tương ứng với tế bào thực bào trình diện (TCR đối với
lympho bào T và BCR đối với lympho bào B) sẽ tiếp nhận kháng nguyên. Khi có sự liên
kết giữa hai tế bào như thế sẽ tạo ra q trình hoạt hố các lympho bào. Nếu là lympho
bào B sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể, nếu là lympho bào T thì sẽ hình thành
đáp ứng miễn dịch tế bào.
Tế bào trí nhớ: Một số lympho bào B và T đã được mẫn cảm sẽ trở thành các tế bào
trí nhớ, nếu tiếp xúc lại với kháng nguyên đã gây mẫn cảm sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch
với cường độ mạnh hơn và thời gian duy trì đáp ứng nhanh và dài hơn.
2.2.3. Bước hiệu ứng
Tạo ra các kháng thể hoặc các tế bào T dưới lớp để tiêu diệt kháng nguyên.
Khi kháng nguyên được trình diện cho tế bào lympho B thì tế bào B được hoạt hố
(trực tiếp nếu kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức hoặc gián tiếp qua lympho bào Th
nếu kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức) và sẽ biệt hoá thành tương bào sản xuất ra kháng
thể dịch thể gọi là globulin miễn dịch viết tắt là Ig. Các Ig khi đổ vào dịch nội mơi có thể
lưu hành trong đó một thời gian, một số có ái tính với tế bào hạt ái kiềm, một số kết hợp
với kháng ngun có khả năng hoạt hố bổ thể và làm giải phóng các hố chất trung gian.
Những hiện tượng này được thấy trong phản ứng viêm đặc hiệu.
Khi đại thực bào trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T (kháng nguyên phụ
thuộc tuyến ức) làm cho những tế bào này được mẫn cảm trở thành những tế bào T hoạt
hoá và một số trở thành tế bào trí nhớ. Tế bào lympho T hoạt hố sản xuất ra những chất
tương tự như globulin miễn dịch, nhưng chỉ có phần hoạt động kết hợp với kháng nguyên
là lộ ra khỏi bề mặt của tế bào. Sự kết hợp kháng nguyên ngay trên bề mặt tế bào sẽ kích
thích lympho bào tiết ra các lympho kin.
2.2.4. Sự điều hoà đáp ứng miễn dịch
Cũng như mọi đáp ứng của cơ thể sống, đáp ứng miễn dịch một khi xảy ra chịu sự
điều hoà phức tạp do nhiều loại tế bào tham gia. Đáng chú ý là T helper (Th: hỗ trợ) và T
Suppessor (Ts: T ức chế ) và các chất lymphokin.
10
2.3. Viêm đặc hiệu
Phản ứng viêm đặc hiệu xảy ra khi cơ thể đã được mẫn cảm, tức là đã được tiếp xúc
với kháng nguyên và đã có kháng thể dịch thể hay kháng thể tế bào. Nói một cách khác,
viêm đặc hiệu là sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể.
Phản ứng viêm thường là cấp, xảy ra nhanh nếu kháng thể dịch thể là chính. Nếu
kháng nguyên chỉ mẫn cảm với lympho bào T là chính thì phản ứng viêm xảy ra chậm
với sự giải phóng các lymphokin có tác dụng thu hút, tập trung bạch cầu tới ổ viêm để
tiêu diệt yếu tố gây viêm.
Hình 2: Đại thực bào trình diện kháng
nguyên
2.4. Những đặc điểm cơ bản của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
2.4.1. Tính đặc hiệu
Kháng thể dù là dịch thể hay tế bào đều đặc hiệu với một epitop kháng ngun nhất
định, ví như chìa khố với ổ khố. Tuy vậy nếu có một kháng nguyên có cấu trúc tương
tự như kháng nguyên đặc hiệu có thể xảy ra phản ứng chéo.
2.4.2. Tính đa dạng
Số lượng epitop kháng ngun có trong tự nhiên là vơ cùng lớn, vậy mà cơ thể gặp
phải vẫn có đủ kháng thể đặc hiệu cho từng loại. Đó là do tính đa dạng về mặt cấu trúc
phần cảm thụ của kháng thể.
2.4.3. Trí nhớ miễn dịch
Khi kháng nguyên vào lần 1 và được trình diện cho lympho bào thì dịng này được
phân triển, trong đó có một số giữ lại hình ảnh của cấu trúc kháng nguyên để cho đáp ứng
lần hai, lần ba… Vì thế đáp ứng miễn dịch lần sau có thời gian tiềm tàng ngắn hơn,
cường độ đáp ứng mạnh hơn, thời gian duy trì đáp ứng dài hơn.
2.4.4. Sự điều hoà
Hệ thống miễn dịch tự điều hồ thơng qua các thơng tin do các tế bào tiết ra như
phân tử bám dính, cytokin, Ig.
2.4.5. Khả năng phân biệt bản chất kháng nguyên
11
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn hệ miễn dịch giúp cho cá thể sinh vật biết phân biệt
kháng nguyên là của mình thì dung nạp, cịn kháng ngun lạ thì loại bỏ. Đó là cứu cánh
của đáp ứng miễn dịch
2.5. Phân loại miễn dịch đặc hiệu
2.5.1. Miễn dịch chủ động
Là trạng thái miễn dịch do bộ máy miễn dịch của bản thân cơ thể sinh ra khi được
kháng nguyên kích thích. Miễn dịch chủ động được chia làm 2 loại:.
- Miễn dịch chủ động tự nhiên là khi cơ thể tiếp xúc với kháng ngun một cách vơ
tình, ví dụ như tình cờ cơ thể tiếp xúc với một loại vi khuẩn nào đó và đã được mẫn cảm.
- Miễn dịch chủ động thu được là khi kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ thể
như tiêm vacine.
2.5.2. Miễn dịch thụ động
Là trạng thái miễn dịch của cơ thể nhờ chuyển các kháng thể từ ngồi vào, khơng
phải do cơ thể tự sản xuất. Miễn dịch thụ động cũng gồm hai loại:
- Miễn dịch thụ động tự nhiên là khi kháng thể được chuyển một cách tự nhiên từ cơ
thể này sang cho cơ thể khác, ví dụ như kháng thể của mẹ được chuyển sang cho con qua
rau thai, qua sữa.
- Miễn dịch thụ động thu được là khi kháng thể được chủ động đưa vào cơ thể, ví dụ
như khi dùng liệu pháp huyết thanh tức là tiêm kháng huyết thanh hoặc kháng thể vào cơ
thể tạo miễn dịch chủ động nhằm mục đích phịng bệnh hoặc chữa một số bệnh do nhiễm
vi sinh vật.
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Trình bày cơ chế bảo vệ khơng đặc hiệu và các cơ quan, tế bào tham gia đáp ứng
miễn dịch?
2. Nêu khái niệm và phân loại miễn dịch?
3. Miễn dịch tự nhiên là gì?
4. Miễn dịch thụ động khơng đặc hiệu là gì? Cho ví dụ?
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng trắc nghiệm.
+ Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: giải thích được cơ chế bảo vệ khơng đặc
hiệu và các cơ quan, tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
Ghi nhớ:
- Phân loại miễn dịch;
- Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và các cơ quan, tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
12
Chương 2
CƠ QUAN VÀ TẾ BÀO THAM GIA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
Mã chương: 02
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch; q trình
viêm; Ứng dụng miễn dịch trong phịng, chống nhiễm khuẩn ở vật nuôi.
Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:
- Nêu được các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch;
- Trình bày được các cơ chế tham gia đáp ứng miễn dịch;
- Nhận biết được các dạng viêm;
- Ứng dụng miễn dịch trong phịng, chống nhiễm khuẩn ở vật ni.
Nội dung chính:
1. Cơ quan lympho trung ương
1.1. Tủy xương
Tủy xương khơng phải là cơ quan dạng lympho nhưng là nơi sản sinh các tế bào
gốc đa năng, tiền thân của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các tế bào máu khác.
Chuột bị chiếu xạ, tuỷ xương bị tổn thương, khơng cịn khả năng tạo máu và khả
năng đáp ứng miễn dịch cũng bị suy giảm.
1.2. Tuyến ức (Thymus)
Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, gồm 2 thùy lớn. Mỗi thùy lại chia thành nhiều
tiểu thùy có đường kính khoảng 0,5 – 2 mm. Tuyến ức là cơ quan dạng lympho xuất hiện
sớm trong thời kỳ bào thai, phát triển tối đa ở tuổi dậy thì và teo dần ở tuổi già. Tuyến ức
được tạo nên bởi các tế bào dạng lympho và các tế bào dạng biểu mô. Tuyến ức khơng
tham gia trực tiếp vào q trình đáp ứng miễn dịch, nhưng đã tạo ra một vi môi trường tối
cần thiết cho sự phân chia, biệt hóa của dòng lympho bào T.
- Cấu trúc tuyến ức được chia làm hai vùng
+ Vùng vỏ chiếm phần lớn khối lượng tuyến, gồm chủ yếu là các tế bào dạng
lympho (thymo bào) kích thước nhỏ và nhỡ có khả năng sinh sản cao. Tại vùng vỏ, các
tiền thymo bào chuyển thành thymo bào chưa chín và đi vào vùng tủy.
+ Vùng tủy là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành các lympho bào
T chín và đi vào máu.
- Chức năng
Tuyến ức đảm nhận chức năng huấn luyện, phân chia, biệt hóa các lympho bào
dịng T nhờ các yếu tố hịa tan do các tế bào biểu mơ tuyến tiết ra gọi chung là thymulin,
thymosin…Tại đây các tiền thân của dòng lympho T được đổi mới các dấu ấn bề mặt, sau
đó đổ vào máu và đi tới các mô lympho ngoại vi. Khi cắt bỏ tuyến ức ở chuột mới đẻ
thấy giảm số lymphoT, giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, con vật còi cọc và
chết sau 1-2 tháng.
13
Hình 3: Các cơ quan và mơ lympho chủ yếu
1.3. Bursa Fabricius (Túi Bursa Fabricius)
Túi chỉ có ở lồi chim, là một cơ quan lympho biểu mô nằm ở gần ổ nhớp, chứa các
nang lympho và cũng được chia thành vùng vỏ và vùng tủy. Khi phá hủy túi thì lượng
globulin miễn dịch trong máu giảm, khơng có tương bào, dẫn đến giảm đáp ứng miễn
dịch dịch thể.
Trên động vật có vú, trước đây có ý kiến cho rằng cơ quan tương đương túi Bursa
Fabricius là các mô lympho ở ruột (ruột thừa, mảng Payer), các mô lympho ở họng vì nó
có cấu tạo mơ học gần giống túi Fabricius ở chim. Hiện nay, người ta đã xác định cơ
quan trung ương của lympho B là tủy xương.
2. Cơ quan lympho ngoại vi
2.1. Hạch lympho
2.1.1. Hạch lympho
Còn gọi là hạch bạch huyết có hình hạt đậu, hoặc trịn được bọc trong một vỏ liên
kết. Các hạch lympho nằm rải rác trên đường đi của mạch bạch huyết, tập trung thành
từng đám hạch tại bẹn, nách, cổ… chúng to lên khi bị nhiễm khuẩn, bị kháng nguyên
kích thích hoặc bị u ác tính.
2.1.2.Cấu trúc
Hạch lympho gồm các thùy, mỗi thùy được chia thành vùng vỏ và vùng tủy. Vùng
vỏ được chia thành vùng vỏ nông và vùng vỏ sâu (vùng cận vỏ). Vùng vỏ nông được gọi
là vùng không phụ thuộc tuyến ức, là nơi tập trung các lympho bào B nhỏ tạo nên các
nang lympho nguyên phát. Khi bị kháng nguyên kích thích các nang lympho nguyên phát
sẽ phát triển rộng ra, xuất hiện các trung tâm mầm và trở thành nang lympho thứ phát.
Vùng cận vỏ chứa nhiều lympho bào T, một ít đại thực bào và lympho bào B (vùng phụ
thuộc tuyến ức). Vùng tủy chứa các lympho T, tương bào, đại thực bào, từ đây các tế bào
rời hạch đi ra ngoài.
2.1.3. Chức năng
14
Hạch lympho được coi như một cái lọc đối với các phân tử “lạ” và các mảnh vụn tổ
chức, đồng thời đóng vai trị trung tâm của sự tuần hồn các lympho bào, nơi tế bào tiếp
xúc với kháng nguyên. Khi kháng nguyên xâm nhập, đại thực bào bắt, xử lý và truyền
thông tin kháng nguyên cho các tế bào lympho ở vùng cận vỏ và các nang lympho. Sau
đó, vùng vỏ nông xuất hiện nhiều tâm điểm mầm, các tế bào ở vùng vỏ nông và cận vỏ
được hoạt hóa, tăng sinh và xuất hiện nhiều tế bào tạo kháng thể. Sau 4-5 ngày các tế bào
hoạt hóa này rời hạch di chuyển đến nơi khác làm cho đáp ứng miễn dịch lan rộng.
2.2. Lách
Là cơ quan lympho lớn, được bao bọc bởi một vỏ liên kết, nhu mô chia thành tủy
trắng và tủy đỏ. Tủy trắng được cấu tạo chủ yếu bởi các mô lympho. Tủy đỏ chiếm
khoảng 79% khối lượng lách, đóng vai trị lọc các hồng cầu già, các tế bào chết và trữ
máu cho cơ thể.
Ngoài nhiệm vụ lọc và trữ máu, lách là nơi tập trung kháng nguyên, nhất là các
kháng nguyên vào cơ thể bằng đường máu. Sau khi xâm nhập, kháng nguyên bị đại thực
bào xử lý, cố định tại các xoang của tủy đỏ, sau đó vào tủy trắng nơi có nhiều nang
lympho, kích thích các lympho bào phân chia biệt hóa thành tương bào.
2.3. Mơ lympho khơng có vỏ bọc
Là các mơ lympho khơng có vỏ liên kết bao bọc, chúng nằm rải rác ở niêm mạc
đường tiêu hóa, hơ hấp, tiết niệu…
2.3.1. Các mô lympho ở ruột
Gồm mảng Payer và các nang lympho nằm rải rác, riêng rẽ hoặc thành chuỗi ở niêm
mạc ruột. Mảng Payer là nơi kết tụ các tế bào dạng lympho tạo nên các nang, trung tâm
nang là các lympho bào B, bao quanh nang là các lympho bào T và đại thực bào. Các
lympho bào B ở đây sau khi được hoạt hóa chuyển thành tương bào sản xuất IgA, IgG, và
IgM. Các tế bào lympho T chủ yếu là các T gây độc và điều hòa miễn dịch. Hệ thống
lympho ở ruột giúp cơ thể loại trừ các kháng nguyên xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu
hóa, do đó có vai trị quan trọng trong việc phịng vệ tại chỗ.
2.3.2. Các mơ lympho ở phế quản
Có cấu trúc và chức năng giống mảng Payer. Chúng nằm dọc theo khí quản, phế
quản, tiểu phế quản và các tiểu thùy phổi. Cấu tạo này giúp các lympho tiếp xúc sớm với
các kháng nguyên vào theo đường hơ hấp và tuần hồn.
2.3.3. Hạch hạnh nhân
Hạch hạnh nhân là các mơ lympho có kích thước khác nhau ở họng. Các hạch hạnh
nhân hợp thành vòng Waldeyer: hạch hạnh nhân lưỡi, khẩu cái, hầu vòi. Các hạch hạnh
nhân bao gồm chủ yếu là các đám lympho bào, có nang nguyên phát và nang thứ phát.
Lympho bào B chiếm khoảng 40-50% tổng số lympho bào của hạch. Các trung tâm mầm
của các nang lympho là vùng lympho B phụ thuộc kháng nguyên, ở đó các quần thể tế
bào nhớ miễn dịch rải rộng và biệt hóa thành các tương bào.
3. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
3.1. Lympho bào
15
Lympho bào chiếm khoảng 20-30% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, đa số có kích
thước nhỏ, nhân to, đặc chiếm gần hết tế bào. Dựa vào sự khác nhau trong q trình biệt
hóa, khác nhau về hình thái chức năng và đặc biệt là dấu ấn bề mặt, các lympho bào được
chia thành các quần thể và dưới quần thể. Hai quần thể chính của lympho bào đó là
lympho T và lympho B.
3.2. Lympho bào T
Các tế bào tiền thân dạng lympho từ tổ chức tạo máu đi đến tuyến ức (thymus),
phân chia, biệt hóa thành các lympho bào chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào được gọi là lympho bào T. Số lượng lympho bào T chiếm khoảng 70% tổng
số lympho bào máu ngoại vi và chiếm đa số trong các mô lympho. Tùy vào sự khác biệt
về dấu ấn bề mặt người ta đã chia lympho T thành các tiểu quần thể như sau:
- Tiểu quần thể lympho T có chức năng ức chế và gây độc tế bào (Ts, Tc) có kháng
nguyên CD8 trên bề mặt.
- Tiểu quần thể lympho T có chức năng hỗ trợ lympho B trong đáp ứng miễn dịch
(Th) có kháng ngun bề mặt là CD4
Chức năng chính của lympho T: gây độc qua trung gian tế bào, quá mẫn chậm, hỗ
trợ tế bào B, điều hòa miễn dịch thông qua các cytokin.
Máu ngoại vi khoảng 450-1250 TCD4/mm3; 250-800 TCD8/mm3. Tỷ lệ
TCD4/TCD8 = 1,4-2,2
3.3. Lympho bào B
Được phát triển, biệt hóa tại túi Bursa Fabricius (ở chim) nên được gọi là lympho
bào B, chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể. Ở người sau khi được sinh ra tại tuỷ
xương, tế bào B được biệt hoá thành các tế bào có đầy đủ sIg bề mặt và các thụ thể Fc
của globulin miễn dịch. Các lympho bào B với các sIg bề mặt (sIgM, sIgD, sIgA, sIgG)
sẽ đến các mơ lympho ngoại vi, sau khi bị kích thích bởi kháng ngun thì phân chia, biệt
hố thành các tương bào sản xuất các kháng thể IgG, IgM, IgE, IgA, IgD và để lại các tế
bào nhớ miễn dịch. Với các kháng ngun khơng phụ thuộc tuyến ức thì các lympho bào
B tự sản xuất kháng thể Ig, ngược lại các kháng nguyên phụ thuộc tuyên ức thì các
lympho B phải cần có sự hỗ trợ của Th mới đáp ứng sản xuất kháng thể Ig.
3.4. Tế bào diệt tự nhiên Natural Killer (NK)
Là tiểu quần thể tế bào có khả năng diệt một số tế bào đích như tế bào u, tế bào vật
chủ nhiễm virus. Chức năng chính là bảo vệ, kiểm sốt, ngăn chặn sự di cư của tế bào u
trong máu, bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus.
3.5. Di chuyển và tái tuần hồn của lympho bào
Các tiền thân của các dịng lympho bào từ tuỷ xương ra. Một số đến tuyến ức và sau
đó đến mơ lympho ngoại vi, một số khác có các Ig bề mặt thì đến ngay các mơ lympho
ngoại vi. Chỉ có khoảng 1% các tế bào lympho lưu hành trong máu, cịn đa số ở các mơ
lympho ngoại vi.
Sau khi trưởng thành ở tuỷ xương, tuyến ức các lympho bào theo hệ tuần hoàn di
chuyển đến các mơ lympho ngoại vi. Nếu khơng có kháng ngun kích thích chúng chỉ
sống được 2-3 ngày. Nếu được kích thích bởi kháng nguyên chúng tồn tại 120-140 ngày,
16
rồi từ hạch bạch huyết theo đường bạch mạch về ống ngực tới tĩnh mạch dưới đòn và trở
lại máu lập lại sự tuần hoàn. Nhờ vậy mà các lympho bào đi khắp nơi, trung bình lympho
bào hồn thành một chu kỳ tái tuần hoàn khoảng 1 – 2 ngày. Tái tuần hoàn các lympho
bào là cơ chế làm lan nhanh, lan rộng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể
3.6. Tế bào thực bào đơn nhân
Bao gồm bạch cầu đơn nhân to (monocyte), tiền mono bào, tế bào tiền thân ở tuỷ
xương và các đại thực bào ở tổ chức. Tuỳ thuộc cơ quan trú ngụ mà chúng có những tên
gọi khác nhau; ở máu là bạch cầu đơn nhân to (monocyte), ở da là tế bào Langerhans, ở
gan là tế bào Kuffer, ở xương là tế bào tiêu xương (osteoclast), ở phổi là đại thực bào phế
nang…
Monocyte chiếm 2 – 5% tổng số bạch cầu ngoại vi, có kích thước lớn, nhân hình
thận, bào tương có nhiều men thuỷ phân. Monocyte có thể vận động kiểu giả túc chui
qua thành các mao mạch để vào tổ chức. Các đại thực bào có các thụ thể với C3b, IgG1,
IgG3…
Chức năng chủ yếu của chúng là thực bào thông qua các bước: gắn với đối tượng
thực bào tạo thành các phagosom, tạo điều kiện cho các men thuỷ phân lysosom tràn sang
tiêu đối tượng thực bào. Các tế bào đơn nhân cịn có vai trị quan trọng trong việc trình
diện kháng nguyên cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch. Chúng mang các kháng
ngun hồ hợp mơ (MHC), các thụ thể với C3b, với Fc của IgG…giúp cho việc liên kết
và nhận diện các kháng nguyên đã opsonin hoá. Ngồi ra, đại thực bào cịn tiết IL1(interleukin-1) để hoạt hoá các lympho bào Th đồng thời tiếp nhận các IL-2 của lympho
bào Th để hoạt hoá.
3.7. Các tế bào máu khác
3.7.1. Bạch cầu hạt trung tính (BCHTT)
Cịn gọi là tiểu thực bào, chúng chiếm 60-70% tổng số bạch cầu ngoại vi. BCHTT
có đường kính nhỏ, nhân chia thành nhiều múi nối với nhau bằng các quãng thắt, bào
tương có nhiều hạt đặc hiệu nhỏ trung tính, chứa nhiều enzyme có tác dụng tiêu các chất.
BCHTT sống khoảng 4-5 ngày, vận động bằng giả túc, dễ dàng lách qua thành mạch đến
các ổ viêm. Sau khi thực bào, chúng chết và trở thành đối tượng của các đại thực bào. Bề
mặt BCTT có các thụ thể với Ig và thành phần.
C3 của bổ thể, do đó những kháng nguyên đã kết hợp với kháng thể hoặc đã gắn với
bổ thể thì dễ bị BCHTT tiêu diệt. Bạch cầu hạt trung tính có chức năng bắt, tiêu diệt vi
khuẩn nên tập trung đơng đảo tại ổ viêm, chúng có khả năng tiết ra một số yếu tố hồ tan
có tác dụng điều hoà hoạt động của một số tế bào khác.
3.7.2. Bạch cầu ái kiềm (BCAK), duõng bào Mastocyte
BCAK chiếm khoảng từ 0-0,1% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, nhân chia múi, bào
tương có nhiều hạt, kích thước khơng đều, bắt màu kiềm. Cũng như dưỡng bào, BCAK
có các hạt đặc hiệu chứa các chất có hoạt tính sinh học như histamine, serotonin, heparin.
Trên bề mặt BCAK và dưỡng bào Mastocyte có thụ thể với Fc của IgE, giúp IgE bám
trên bề mặt của các tế bào này. Khi có kháng nguyên tương ứng xâm nhập thì kháng
nguyên sẽ kết hợp với IgE, làm giải phóng các hạt chứa hố chất trung gian. Vì vậy
BCAK và tế bào Mast có vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và dị ứng.
17
3.7.3. Bạch cầu ái toan (BCAT)
Có khoảng 2-5% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, nhân có 2-3 múi, bào tương có các
hạt đặc hiệu ưa acid. Các hạt đặc hiệu này chứa các enzyme như histaminase… có tác
dụng tiêu các hoạt chất có trong các hạt của BCAK và dưỡng bào Mast tiết ra. BCAT cịn
có khả năng thực bào và gây độc đối với ấu trùng của một số ký sinh trùng khi ấu trùng
đã gắn với kháng thể đặc hiệu.
3.7.4. Tiểu cầu
Là những khối bào tương nhỏ đóng vai trị trong hệ thóng đơng máu. Về miễn dịch,
chúng là các tế bào hiệu ứng. Các phức hợp miễn dịch, các Ig vón tụ, làm ngưng tập tiểu
cầu. Bề mặt tiểu cầu có các thụ thể với: Fc, C1, C2, C3…của bổ thể. Tiểu cầu cũng được
hoạt hoá bởi các yếu tố hoà tan của các tế bào khác tiết ra trong quá trình đáp ứng miễn
dịch.
Hình 4: Các tế bào tham gia đáp ứng miễn
dịch
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Nêu các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch?
2. Trình bày cơ chế tham gia đáp ứng miễn dịch?
3. Nhận biết các dạng viêm?
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng trắc nghiệm.
+ Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: Nhận biết các dạng viêm.
Ghi nhớ:
- Các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch;
- Các dạng viêm.
18
Chương 3
KHÁNG NGUYÊN - KHÁNG THỂ
Mã chương: 03
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về
Mục tiêu: học xong bài này người học có khả năng:
- Nêu khái niệm, đặc tính, các loại kháng nguyên;
- Nêu định nghĩa, bản chất, vai trò và đặc điểm các lớp kháng thể;
- Trình bày được phương pháp thực hiện các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể;
- Thực hiện được các phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể;
- Xác định phản ứng phù hợp loại vi sinh vật gây bệnh.
Nội dung chính:
1. Kháng nguyên (Antigen)
1.1 Định nghĩa
Kháng nguyên là những chất sau khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật sẽ được hệ thống
miễn dịch nhận biết và đáp ứng, tức là sinh ra các kháng thể tương ứng có đặc tính kết
hợp với kháng nguyên ấy. Từ định nghĩa trên cho thấy kháng ngun có hai đặc tính cơ
bản: tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể.
1.2 Đặc tính của kháng nguyên
1.2.1. Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của kháng nguyên là kháng nguyên nào được chỉ nhận biết bởi kháng
thể mà nó tạo ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch nhận biết, nói cách khác là: kháng
ngun nào thì kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng in vivo và invitro. Trong đáp
ứng miễn dịch dịch thể, kháng thể đặc hiệu là các globulin miễn dịch. Trong đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào thì kháng thể đặc hiệu bám trên bề mặt tế bào lympho T
(TCR – T cell receptor).
Tính đặc hiệu của kháng nguyên là nghiêm ngặt, nhưng trong thực tế lại có một số
trường hợp xảy ra phản ứng chéo, nghĩa là hai kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau
nhưng lại phản ứng cùng một kháng thể. Do q trình tiến hố hoặc do ngẫu nhiên, các
phân tử kháng ngun của các lồi khác nhau có thể có chung một vài nhóm quyết định
kháng nguyên hoặc giống nhau về cấu trúc.
1.2.2. Tính sinh kháng thể
Là khả năng kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể.
Khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể của kháng nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tính lạ: nói chung, KN có nguồn gốc di truyền càng khác “lạ” với cơ thể nhận thì
tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể càng mạnh.
19
- Bản chất của kháng nguyên: tính sinh KT của KN phụ thuộc vào KN sống hay KN
chết, độc tố nguyên độc lực hay đã giảm độc lực.
- Liều lượng kháng ngun: Nếu liều KN q ít sẽ khơng đủ khả năng kích thích,
nhưng liều quá lớn lại gây trạng thái tê liệt miễn dịch.
- Lần vào của kháng nguyên: cùng một KN, nếu xâm nhập vào cơ thể lần thứ 2, thứ
3... sẽ kích thích cơ thể tạo kháng nguyên mạch và bền vững hơn so với KN xâm nhập
lần đầu. Đó là cơ sở của việc tiêm nhắc lại một số vaccine.
- Đường vào của kháng nguyên: tuỳ đường xâm nhập mà mức độ kích thích tạo KT
của KN khác nhau. KN qua da (bôi, tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp) kích thích mạch
các mơ lympho ngoại vi, KN vào đường tĩnh mạch nhanh chóng kích thích các tế bào
miễn dịch ở tuỷ xương, gan, lách...KN vào đường hơ hấp phải có kích thước bé như bụi
nhà, phấn hoa
- Yếu tố cơ địa: đây là yếu tố hình thành lên đáp ứng tạo KT khác nhau tuỳ theo
loài, từng cá thể trong loài.
1.3. Phân loại kháng nguyên
1.3.1 Theo mối tương quan di truyền giữa KN và cơ thể nhận KN
- Kháng nguyên khác loài: KN của các loài khác nhau.
- Kháng nguyên đồng loài nhưng khác gen: do tính đa dạng gen học mà từng cá thể
khác nhau trong một lồi có những gen khác nhau.
- Tự kháng ngun: bình thường cơ thể khơng sinh KT chống lại các tổ chức của
mình. Trong một số trường hợp (do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong) làm biến đổi
cấu trúc một số KN bản thân, biến chúng thành tự KN, hệ thống miễn dịch sinh KT
chống lại KN bản thân gây ra bệnh tự miễn.
1.3.2. Theo bản chất hoá học
- Glucid: polyosid là những đại phân tử, có tính sinh kháng thể mạnh.
- Lipid: các lipid đơn thuần khơng có tính KN. Khi lipid gắn với protein hoặc với
glucid thì mới kích thích được cơ thể sinh KT.
- Protein: là loại KN phổ biến nhất trong tự nhiên và có tính KN tốt nhất.
1.3.3. Theo cơ chế gây miễn dịch
- Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức - Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức
1.3.4. Theo quyết định kháng nguyên
- Định nghĩa: Quyết định kháng nguyên là các điểm trên một phân tử kháng nguyên,
nơi kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Số lượng quyết định kháng nguyên tỉ lệ thuận với
trọng lượng phân tử kháng nguyên. Có thể có vài vạn tới hàng triệu quyết định kháng
nguyên trên một tế bào vi khuẩn.
- Dựa vào đặc điểm của các loại quyết định kháng nguyên mà có:
+ Kháng nguyên đơn giá: Kháng nguyên, trên phân tử chỉ chứa một loại quyết định
kháng nguyên.
20
+ Kháng nguyên đa giá: Kháng nguyên, trên phân tử chứa nhiều loại quyết định
kháng nguyên.
+ Kháng nguyên chéo: Những loại kháng nguyên khác nhau nhưng chứa một hoặc
nhiều loại quyết định kháng nguyên giống nhau. Kháng nguyên chéo hay gặp giữa các
loại vi khuẩn như E.coli với Shigella hoặc với phế cầu.
- Giá của kháng nguyên (hóa trị của kháng nguyên): đó là số lượng tối đa các quyết
định kháng nguyên có khả năng kết hợp cùng một lúc với kháng thể tương ứng.
1.3.5. Theo đặc tính miễn dịch của kháng nguyên
- Kháng nguyên hoàn toàn (complete antigen) là những kháng ngun có khả năng
kích thích đáp ứng miễn dịch (sinh miễn dịch) và kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Kháng
nguyên này thường là polypeptid hoặc phức hợp protit
- Bán kháng nguyên (hapten) là những kháng nguyên không có khả năng kích thích
sinh kháng thể nhưng khi gặp kháng thể thì kết hợp đặc hiệu. Bản chất các kháng nguyên
này thường là acid nucleic, lipid hoặc polysaccharid.
1.4. Đặc tính của phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể
- Sự kết hợp là thuận nghịch: Phức hợp không phải là phản ứng hoá học, do vậy sau
khi kết hợp và phân ly thì cấu trúc hố học của kháng ngun hoặc kháng thể hầu như
khơng có sự thay đổi.
- Kết hợp là đặc hiệu: kháng thể do kháng nguyên nào tạo ra chỉ kết hợp đặc hiệu
với kháng nguyên ấy. Tính chất này được ứng dụng rộng rãi để phát hiện và định lượng
nhiều chất nếu người ta tạo được kháng thể chống chất đó
- Phản ứng tạo nhiệt: Nhiệt giải phóng ra từ 2,0 - 4,0 Kcal/mol khi kháng nguyên
kết hợp với kháng thể.
1.5. Kháng nguyên vi sinh vật
1.5.1. Kháng nguyên của vi khuẩn
- Ngoại độc tố: Một số vi khuẩn tiết độc tố ra bên ngoài tế bào và được gọi là ngoại
độc tố. Bản chất ngoại độc tố là những protein, thường là glycoprotein, cho nên chúng
đều có tính kháng ngun mạnh và có tính độc cao. Hầu hết ngoại độc tố có thể xử lý với
các yếu tố lý hoá học để khử đi tính độc gọi là giải độc tố nhưng vẫn cịn tính kháng
ngun. Vì vậy, có thể sử dụng để sản xuất kháng nguyên phòng bệnh.
- Kháng nguyên là các enzym: Ngồi enzym nội bào, vi khuẩn cịn có enzym ngoại
bào gồm 2 loại enzym chuyển hoá và enzym độc lực. Bản chất của enzym thường có cấu
trúc là protein nên mang tính kháng nguyên cao và kích thích tạo thành các kháng thể đặc
hiệu.
- Kháng nguyên vách tế bào (kháng nguyên thân O): Ở vi khuẩn Gram (+), các
thành phần như polysaccharid, protein ở vách có tính kháng ngun và tuỳ loại vi khuẩn
mà các lớp trong vách quyết định tính đặc hiệu kháng nguyên thân. Ở vi khuẩn Gram (-),
các lớp kháng nguyên vách gần như nhau. Đó là các phân tử LPS (lipopolysaccharid).
Tính đặc hiệu của kháng nguyên O được quyết định bởi lớp polysaccharid ngoài cùng.
21
- Kháng nguyên vỏ (kháng nguyên K): Hầu hết các vi khuẩn có vỏ thì đều mang
tính kháng ngun. Bản chất hoá học là polypeptid hoặc polysaccharid nên khả năng sinh
miễn dịch không cao nhưng khi gắn với tế bào vi khuẩn vẫn gây được miễn dịch.
- Kháng nguyên lông (kháng nguyên H): Sợi lông của vi khuẩn tạo thành bởi các
protein sợi (Flagella). Lông được tổng hợp từ các acid amin dạng D nên đáp ứng kháng
thể thường không mạnh. Kháng nguyên lông được dùng để phân loại một số vi khuẩn.
1.5.2. Các thành phần kháng nguyên của virus
- Các kháng nguyên hoà tan:
Là những kháng nguyên thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễm virus sau khi đã loại bỏ
virus và các thành phần của tế bào. Các kháng nguyên này có thể là enzym, là thành phần
cấu tạo mà virus tổng hợp thừa hoặc kháng nguyên bề mặt bong ra.
- Các kháng nguyên cấu tạo virus:
Kháng nguyên lõi virus: acid nucleic là bán kháng nguyên nhưng nucleoprotein là
kháng nguyên hoàn toàn của virus.
Kháng nguyên vỏ envelop: Vỏ envelop thường là lipoprotein hoặc glycoprotein.
Trên vỏ thường có những kháng nguyên đặc hiệu như hemaglutinin (kháng nguyên H:
yếu tố gây ngưng kết hồng cầu) hoặc neuraminidase (kháng nguyên N: enzym phá huỷ
điểm tiếp nhận trên bề mặt tế bào cảm thụ).
Ngồi ra trên vỏ của một số virus cịn có các gai nhú gắn vào có tác dụng làm cho
virus bám vào tế bào cảm thụ như HIV. Đây là những kháng nguyên quan trọng trong
chẩn đoán HIV.
2. Kháng thể (Antibody)
2.1. Định nghĩa
Kháng thể là các phân tử globulin miễn dịch nên được gọi là immunoglobulin (có
bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (biệt hóa từ
lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vơ hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các
vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện đặc hiệu một kháng nguyên duy
nhất.
2.2. Cấu trúc của kháng thể
Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, heavy)
giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ
(kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể
cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu
nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định. Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cố định
nhưng phần đầu của hai "cánh tay" chữ Y thì rất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau,
để tạo nên các vị trí kết hợp có khả năng phản ứng đặc hiệu với các kháng nguyên tương
ứng, điều này tương tự như một enzym tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thể tạm so sánh sự
đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng ngun như với ổ khóa và chìa khóa.
2.3. Phân loại kháng thể
Hiện nay, qua nghiên cứu có một số loại kháng thể như sau:
22
- IgG: là loại immunoglobulin monomer, là kháng thể phổ biến nhất trong máu và
các dịch mô. Đây là loại kháng thể duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ
con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Vai
trị chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có
4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 khơng
có chức năng hoạt hóa bổ thể.
- IgA: IgA chiếm khoảng 15 - 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu
được tiết tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hơ hấp). Nó cịn được
tiết trong sữa, nước mắt và nước bọt. Lớp immunoglobulin này chống lại (bằng cách
trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó khơng hoạt hóa bổ
thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1 (90%) và IgA2 (10%).
Khác với IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối với nhau bằng các cầu
disulfide mà bằng các liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có ít trong huyết thanh, nhưng
nhiều trong các dịch tiết.
- IgM: IgM tạo nên các polymer do các immunoglobulin liên kết với nhau bằng các
cầu nối đồng hóa trị disulfide, thường là với dạng pentamer hoặc hexamer. Khối lượng
phân tử của nó khá lớn, xấp xỉ 900 kDa. Vì là một phân tử lớn, IgM khơng có khả năng
xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết
tương. Nhờ tính chất polymer, IgM rất "háu" kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc
hoạt hóa bổ thể. Nó cịn được gọi là các "kháng thể tự nhiên" vì lưu hành trong máu ngay
cả khi khơng có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên.
- IgE: là loại immunoglobulin monomer trong đó carbonhydrate chiếm tỷ lệ khá lớn.
Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE có trên màng bào tương của bạch cầu ái
kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng
như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE cũng có trong các
dịch tiết, khơng hoạt hóa bổ thể và là loại immunoglobulin dễ bị hủy bởi nhiệt.
- IgD: là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào
lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện đồng
thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng thành nhưng
chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa của tế bào B thành
tương bào và tế bào B ghi nhớ.
2.4. Vai trò của kháng thể
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với kháng
nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
- Liên kết với kháng nguyên: Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn
một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng. Một thí dụ để miêu tả lợi ích của
kháng thể là trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn. Kháng thể gắn với và qua đó trung
hịa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố trên lên các thụ thể tế bào. Như vậy,
các tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra. Tương tự như vậy,
nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử
dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ
ngoài. Các kháng thể kháng-adhesine và kháng-proteine capside virus sẽ ngăn chặn các
vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của chúng.
23
- Hoạt hóa bổ thể: Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là việc hoạt
hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu
diệt các vi khuẩn xâm hại bằng cách: đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, tạo điều kiện cho
hiện tượng thực bào, thanh lọc các phức hợp miễn dịch và phóng thích các phân tử hóa
hướng động.
- Hoạt hóa các tế bào miễn dịch: Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến thiên
(Fab), kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những
tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy, các kháng
thể gắn với một vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng
thực bào. Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc tế bào
và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể.
3. Sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể
Các đặc điểm liên quan đến quá trình nhận diện kháng nguyên: Phân tử kháng thể
có nhiều đặc điểm cấu trúc rất quan trọng đối với quá trình nhận diện kháng nguyên cũng
như thực hiện chức năng hiệu quả. Các đặc điểm này nằm chủ yếu ở vùng V của phân tử
kháng thể.
Tính đặc hiệu (specificity)
Kháng thể bao giờ cũng kết hợp rất đặc hiệu cho kháng nguyên tương ứng của
mình. Chỉ cần một khác biệt nhỏ về cấu trúc hóa học là có thể làm cho sự kết hợp kháng
nguyên-kháng thể bị trở ngại. Tính đặc hiệu tinh tế của phân tử kháng thể hiện diện trên
tất cả các lớp phân tử. Ví dụ, kháng thể có thể phân biệt hai quyết định kháng nguyên
khác nhau chỉ ở một vị trí acid amin được thể hiện rất ít trên cấu trúc cấp hai. Bởi vì cấu
tạo sinh hóa của tất cả sinh vật sống đều cơ bản là tương tự nhau, nên tính đặc hiệu cao
này rất cần để kháng thể tạo được đáp ứng với một kháng nguyên của một vi khuẩn mà
không tạo đáp ứng với phân tử có cấu trúc tương tự của cơ thể mình hay của vi khuẩn
khác. Tuy vậy, cũng có trường hợp một số kháng thể được sản xuất để chống lại một
kháng nguyên lại có thể liên kết với một kháng nguyên khác có cấu trúc liên quan. Điều
này được gọi là phản ứng chéo. Kháng thể được tạo ra để chống vi khuẩn đôi khi lại cho
phản ứng chéo với tự kháng nguyên của cơ thể mình và có thể gây ra một số bệnh lý
miễn dịch.
Tính đa dạng (diversity)
Như đã trình bày ở phần trước, một cá thể có khả năng tạo ra một số lượng lớn (đến
109) kháng thể có tính đặc hiệu khác nhau. Sự hiện diện của lượng lớn kháng thể với tính
đặc hiệu khác nhau này được gọi là tính đa dạng của kháng thể và tồn bộ sưu tập kháng
thể với tính đặc hiệu khác nhau này được gọi là “hồ chứa” (repertoire) kháng thể. Cơ chế
di truyền của tính đa dạng này nằm ở tế bào lymphô. Chúng được thực hiện trên cơ sở sự
tái tổ hợp ngẫu nhiên của một số bộ trình tự DNA di truyền vào các gen chức năng mã
hóa cho vùng V của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. Một cơ sở khác của tính đa dạng là sự thêm
ngẫu nhiên các trình tự nucleotide khơng theo khuôn mẫu vào các gen đoạn V. Hàng triệu
dạng cấu trúc khác nhau tập trung chủ yếu vào vùng siêu biến của cả chuỗi nặng và chuỗi
nhẹ để tạo nên tính đặc hiệu đối với kháng nguyên.
24
Ái lực (affinitive) và ái tính (avidity)
Khả năng trung hịa độc tố và vi sinh vật của kháng thể luôn phụ thuộc vào sự gắn
kết chặt chẽ của chúng vào kháng thể. Sự gắn kết này có được là do ái lực và ái tính cao
của sự tương tác. Cơ chế tạo ra ái lực cao của kháng thể là do những biến đổi tinh vi tại
vùng V của phân tử kháng thể trong giai đoạn đáp ứng dịch thể. Những biến đổi này
được tạo ra do quá trình đột biến thân của tế bào lymphô B sau khi được kháng ngun
kích thích. Kết quả là hình thành những cấu trúc mới của lĩnh vực V, trong số đó có
những cấu trúc gắn kết có ái lực cao hơn nhiều so với cấu trúc ban đầu của các lĩnh vực V
(Hình 3.3). Những tế bào B sản xuất kháng thể có ái lực cao rất dễ được kháng ngun
kích thích và trở nên tế bào B chủ đạo đối với những lần tiếp xúc kháng nguyên về sau.
Quá trình này được gọi là “sự trưởng thành về ái lực” có khả năng làm tăng dần ái lực
trung bình của kháng thể đối với kháng nguyên trong việc tạo ra đáp ứng dịch thể. Ví dụ,
nếu một kháng thể trong đáp ứng miễn dịch tiên phát đối với một kháng nguyên có hệ số
ái lực liên kết Kd là 10-7 đến 10-9 M thì trong đáp ứng thứ phát đối với kháng nguyên đó
ái lực sẽ gia tăng và hệ số Kd bây giờ sẽ là 11-11 M hay thậm chí nhỏ hơn.
Các đặc điểm liên quan đến chức năng hiệu quả
Các chức năng hiệu quả của kháng thể thường liên quan đến đoạn Fc của phân tử
kháng thể, do đó những isotyp khác nhau ở đoạn Fc sẽ tạo ra chức năng hiệu quả khác
nhau. Ví dụ, phân tử IgG thường gắn với tế bào vi khuẩn để chuyển vi khuẩn đến cho tế
bào trung tính hoặc đại thực bào tiêu diệt. Điều này thực hiện được là nhờ phân tử IgG có
gắn kháng nguyên nhờ có đoạn Fc mà có thể liên kết với chuỗi nặng γ của mình với phân
tử thụ thể đặc hiệu cho đoạn Fc nằm trên bề mặt của tế bào trung tính và đại thực bào.
Ngược lại, phân tử IgE gắn vào cơ thể giun tròn để chuyển chúng đến cho tế bào ái toan
tiêu diệt vì trên tế bào này có nhiều thụ thể đặc hiệu dành cho IgE. Một cơ chế hiệu quả
khác phụ thuộc Fc trong miễn dịch dịch thể là sự hoạt hóa hệ thống bổ thể theo con
đường cổ điển. Hệ thống bổ thể tạo ra các hóa chất trung gian của phản ứng viêm và thúc
đẩy quá trình thực bào cũng như ly giải tế bào đích. Quá trình này được bắt đầu với sự
liên kết của một protein bổ thể có tên là C1q vào đoạn Fc của phân tử kháng thể IgG hoặc
IgM trong phức hợp kháng nguyên - kháng thể. FcR và vị trí kết hợp bổ thể của kháng
thể đều nằm ở khu vực C của chuỗi nặng của tất cả các isotyp.
Tất cả các hiệu quả chức năng của kháng thể đều chỉ được thực hiện khi kháng thể
đã liên kết với kháng nguyên chứ không phải ở dạng Ig tự do. Nguyên nhân là cần phải
có ít nhất 2 đoạn Fc nằm kế cận nhau để có thể tác động vào các hệ thống hiệu quả như
các protein bổ thể và FcR của thực bào. Yêu cầu phải có những phân tử liền kề này đảm
bảo cho chức năng hiệu quả được thực hiện một cách đặc hiệu đến đúng kháng nguyên
đích và loại bỏ chúng và cũng là nhằm làm cho các kháng thể lưu động tự do trong máu
không tác động thừa vào hệ thống hiệu quả.
Trong quá trình trưởng thành ái lực, đột biến có thể xảy ra ở vùng V dẫn đến thay
đổi tính đặc hiệu trong khi chức năng hiệu quả phụ thuộc vùng C không thay đổi gì. Tế
bào B hoạt hóa có thể chuyển các phân tử Ig màng sang Ig tiết. Ig tiết có thể có đột biến
gen hoặc khơng. Trong q trình chuyển mạch isotyp, có biến đổi ở vùng C trong khi
vùng V khơng có gì thay đổi. Việc chuyển mạch isotyp có thể gặp ở cả Ig màng lẫn Ig
tiết.
25