Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giáo trình môn Giải phẫu sinh lý vật nuôi (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 75 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NI
NGHỀ: THÚ Y. TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ
cao đẳng nghề, được bố trí giảng dạy trước các mơn học/mơ đun chun mơn nghề trong
chương trình đào tạo.
Mơn học nghiên cứu về hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lý của các cơ quan


trong cơ thể vật nuôi.
Học xong mơn học này người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Nêu chính xác vị trí, hình thái của từng cơ quan tổ chức trong cơ thể gia súc, gia
cầm.
- Trình bày đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan tổ chức trong cơ
thể gia súc, gia cầm.
Về kỹ năng:
- Xác định đúng vị trí của từng cơ quan trong cơ thể gia súc để chẩn đoán và điều trị
bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện được các thao tác trong giải phẫu gia súc, gia cầm
Về thái độ:
- Tự chủ, độc lập trong công việc giải phẫu gia súc, gia cầm; thận trọng trong việc
giải phẫu gia súc, gia cầm;
- Có trách nhiệm trong việc giải phẫu gia súc, gia cầm, giúp cho q trình chẩn đốn
chính xác hơn.
Thời gian giảng dạy mơn học được thiết kế 75 giờ, trong đó lý thuyết 15 giờ, thực
hành 56 giờ, kiểm tra 04 giờ.
Phần thực hành gồm 8 chương: Hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ tuần hồn,
các tuyến nội tiết, hệ tiết niệu, hệ sinh dục và hệ thần kinh.
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội
dung cơ bản của các bài học lý thuyết, nhằm giúp người học hình thành kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nhận biết vị trí, cấu tạo, hoạt động sinh lý của các
cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Các bài học trong môn học được sử dụng phương pháp dạy
học lý thuyết và thực hành. Vì vậy để học tốt môn học người học cần chú ý thực hiện các
nội dung sau:
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mơn học, trong đó
quan tâm đặc biệt đến thực hành về nhận biết vị trí, cấu tạo, hoạt động sinh lý của các cơ
quan trong cơ thể vật ni.
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, dám nghĩ,

dám làm và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi.
Bạc Liêu, ngày

tháng 10 năm 2019

3


MỤC LỤC
Chương 1: Hệ vận động ........................................................................................ 9
Chương 2: Hệ tiêu hóa ........................................................................................ 24
Chương 3: Hệ hơ hấp .......................................................................................... 39
Chương 4: Hệ tuần hoàn ..................................................................................... 47
Chương 5: Hệ nội tiết .......................................................................................... 55
Chương 6: Hệ tiết niệu ........................................................................................ 59
Chương 7: Hệ sinh dục ........................................................................................ 62
Chương 8: Hệ thần kinh ...................................................................................... 75

4


Chương 1
HỆ VẬN ĐỘNG
Mã chương: 01
Giới thiệu: Chương này giới thiệu về đặc điểm, vị trí, cấu tạo và hoạt động sinh lý
của các cơ quan trong hệ vận động ở gia súc, gia cầm.
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:
- Trình bày được hình thái, cấu tạo, chức năng sinh lý và phân loại xương trong cơ
thể động vật.
- Mô tả được cấu tạo, chức năng sinh lý và phân loại khớp xương, cơ trong hệ vận

động của động vật.
- Xác định được vị trí, hình thái, cấu tạo, màu sắc các cơ và xương chính trong cơ
thể vật ni.
Nội dung:
1. Bộ xương
1.1. Xương đầu
Xương đầu gồm: Xương sọ và xương mặt
- Xương sọ:
Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xương thái
dương. Các xương này mỏng, dẹp, rỗng ở giữa, liên kết với nhau bằng các khớp bất động
tạo thành xoang sọ chứa não. Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động dễ dàng.
- Xương mặt:
Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương
liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm
dưới. các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốc mũi, hốc
miệng…) và các xoang. Các xương dính liền tạo thành khối .
Xương hàm dưới khớp với xương thái dương của hộp sọ, tạo thành khớp toàn
động duy nhất ở vùng đầu.
1.2. Xương sống
Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Đốt sống cổ số 1 khớp
với lồi cầu xương chẩm tạo khớp tồn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía. Phía
sau các đốt sống thối hóa dần tạo thành đuôi. Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, ngực,
hông , khum, đuôi.
1.3. Xương sườn
Xương sườn là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là
thân.
- Đầu trên: Lồi tròn, khớp với đài khớp của đốt sống ngực cùng số.
- Đầu dưới: Đầu xương sườn nối tiếp với một đoạn sụn ngắn. Ở một số xương
sườn, đoạn sụn này gắn lên mặt trên xương ức gọi là xương sườn thật. Xương sườn có
các đoạn sụn nối liền tạo thành vòng cung sụn sườn (bên phải và bên trái) gọi là xương

sườn giả.

5


Ví dụ:
- Trâu bị có 8 đơi xương sườn thật và 5 đơi xương sườn giả.
- Ngựa có 8 đơi xương sườn thật, 10 đơi xương sườn giả.
- Heo có từ 7 - 9 đôi xương sườn thật, từ 5 - 8 đôi xương sườn giả.
1.4. Xương ức
Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các
sụn sườn.
Xương ức có một thân hai đầu, được tạo thành từ các đốt xương ức: bò, ngựa có 7
đốt, heo có 6 đốt nối với nhau bởi các đĩa sụn.
- Đầu trước: Gọi là mỏm khí quản (vì khí quản đi sát mặt trên của đầu trước). Hai
bên có hai hố để khớp với đơi xương sườn số 1.
- Đầu sau hay mỏm kiếm xương ức: là đốt ức cuối cùng, gần giống 1/2 hình trịn.
Sụn này rất mỏng và khơng cốt hóa thành xương được.
- Lồng ngực: được tạo bởi phía trên là các đốt sống ngực, hai bên là các xương
sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn, dưới là xương ức, phía trước là cửa vào lồng ngực,
phía sau là cơ hồnh. Xoang ngực chứa tim, phổi, thực quản, khí quản và các mạch máu
lớn của tim.
1.5. Xương chi
1.5.1. Xương chi trước
Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay (xương
cườm), xương bàn tay và xương ngón tay.
- Xương bả vai: gia súc có hai xương bả vai khơng khớp với xương sống. Nó được
đính vào hai bên lồng ngực nhờ các cơ và tổ chức liên kết. Xương bả vai mỏng, dẹp, hình
tam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương cánh tay.
Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước.

- Xương cánh tay: là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu.
+ Đầu trên to, phía trước nhơ cao, phía sau lồi trịn gọi là lồi cầu để khớp với hố
lõm đầu dưới của xương bả vai.
+ Đầu dưới nhỏ hơn, phía trước có các lồi tròn, khớp với đầu trên xương quay
+ Thân trơn nhẵn, mặt ngồi có mấu lồi là u delta dưới đó là rãnh xoắn.
Xương cánh tay nằm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
- Xương cẳng tay: gồm hai xương là xương quay và xương trụ.
+ Xương quay: trịn hơn nằm ở phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi về phía
trước.
+ Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngồi xương quay, đầu trên có
mỏm khuỷu, phần dưới thon nhỏ kéo dài đến nửa xương quay ở ngựa, hay đến đầu dưới
xương quay ở trâu, bò heo.
- Xương cổ tay (xương cườm): gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và
xương bàn tay.

6


Ở heo, ngựa: hàng trên có bốn xương từ ngồi vào trong là xương đậu, xương
tháp, xương bán nguyệt, xương thuyền. Hàng dưới có bốn xương là xương mấu, xương
cả, xương thê và xương thang.
- Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc.
Ngựa có 1 xương bàn chính, một xương bàn phụ rất nhỏ. Trâu bị có hai xương
bàn chính dính làm một chỉ ngăn cách bởi một rãnh dọc ở mặt trước, có 1 – 2 xương bàn
phụ. Heo có bốn xương bàn.
- Xương ngón: ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt qn và đốt móng.
Trâu bị có hai ngón mỗi ngón có ba đốt và hai ngón phụ có 1 – 2 đốt.
Heo có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt.
1.5.2. Xương chi sau
Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân,

xương bàn chân và xương ngón chân.
- Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái
khớp với nhau ở phía dưới bởi khớp bán động hang và bán động ngồi. Ở phía trên xương
chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa
các cơ quan tiết niệu, sinh dục. Mỗi xương chậu gồm ba xương tạo thành:
+ Xương cánh chậu: nằm ở phía trước và phía trên xương háng và xương ngồi.
Phía trước hình tam giác hơi lõm là nơi bám của khối cơ mơng. Góc trong giáp với
xương khum là góc mơng, góc ngồi là góc hơng góp phần tạo ra hai lõm hơng hình tam
giác ở trên và sau bụng con vật.
Phía sau xương cánh chậu cùng với xương háng, xương ngồi hợp thành một hố
lõm sâu gọi là ổ cối để khớp với chỏm khớp ở đầu trên xương đùi.
+ Xương háng: hai xương háng nhỏ nằm dưới xương cánh chậu, khớp nhau bởi
khớp bán động háng, hai bên khớp có hai lỗ bịt.
+ Xương ngồi: hai xương ngồi nằm sau xương háng, khớp nhau bởi khớp bán
động ngồi ở giữa, từ đó kéo dài về phía sau thành hai u ngồi.
- Xương đùi: là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ
sau ra trước, có một thân và hai đầu.
+ Đầu trên to, phía ngồi nhơ cao là mẩu động lớn, phía trong là chỏm khớp hình
lồi cầu, khớp vào ổ cối của xương chậu.
+ Đầu dưới nhỏ, phía trước có rịng rọc để khớp với xương bánh chè. Phía sau là
hai lồi cầu để khớp với xương chày.
+ Thân tròn, trơn, trên to, dưới nhỏ.
- Xương cẳng chân:
+ Xương chày: là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu. Đầu trên
to, chính giữa nhơ cao là gai chày ngăn cách gị ngồi và gị trong. Đầu dưới nhỏ có hai
rãnh song song để khớp với xương sen của cổ chân. Thân có ba mặt, hai mặt bên ở phía
trước gặp nhau ở mào chày bị uốn cong. Mặt sau giống hình chữ nhật nho lên các đường
xoắn để cơ kheo bám vào.

7



+ Xương mác: là xương nhỏ giống cái trâm cài đầu, nằm ở phía ngồi đầu trên
xương chày. Ở trâu bị xương mác thối hóa chỉ là một mấu nhỏ ngắn, ở heo kéo dài bằng
xương chày.
+ Xương bánh chè: là một xương nhỏ mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa
xương đùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối.
- Xương cổ chân: tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 - 3 hàng và 5 - 7 xương.
2. Hệ cơ
2.1. Vị trí, cấu tạo của cơ vân
2.1.1. Vị trí của cơ vân
Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động. Khi cơ co sinh ra công
và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong khơng
gian.
Cơ vân bám bên ngồi xương tạo nên hình dáng bên ngồi của cơ thể con vật. Khi
cơ co một phần năng lượng chuyển thành nhiệt tạo nên thân nhiệt ổn định của cơ thể.
2.1.2. Cấu tạo của cơ vân: Cơ vân tạo nên 36 - 45% trọng lượng cơ thể, là nguồn
(thịt) thực phẩm quan trọng nhất.
Cắt ngang một cơ ta thấy các phần cấu tạo sau:
- Màng bọc ngoài: là tổ chức sợi liên kết màu trắng bọc ngồi phần thịt.
- Trong là nhiều bó cơ: mỗi bó chứa nhiều sợi cơ được bao bọc bởi màng bọc
trong. Mỗi sợi cơ do nhiều tế bào cơ tạo thành.
2.2. Sinh lý của cơ vân
2.2.1. Tính đàn hồi
Khi cơ bị kéo thì dài ra, khi hết lực kéo thì cơ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, tính
đàn hồi của cơ khơng tỷ lệ thuận với lực kéo. Ví dụ: khi bị kéo với một lực q lớn thì cơ
có thể bị đứt hoặc khơng trở lại vị trí ban đầu được nữa.
2.2.2. Tính cường cơ
Khi con vật không vận động nhưng một số cơ vân vẫn luôn ở trọng trạng thái co
rút nhất định, gọi là sự cường cơ, vì vậy mà các bộ phận của cơ thể có thể nghỉ ngơi một

cách tương đối. Tính cường cơ do thần kinh vận động điều khiển, nhờ vậy cơ thể giữ
được hình dạng nhất định và duy trì được thân nhiệt.
2.2.3. Tính cảm ứng
Khi bị kích thích cơ sẽ phản ứng lại bằng cách co rút, tức là cơ chuyển từ trạng
thái nghỉ ngơi sang trạng thái hưng phấn. Các tác nhân kích thích có thể là:
- Kích thích cơ học: sự châm chích, va đập…
- Kích thích nhiệt: nóng, lạnh…
- Kích thích hóa học: tác dụng của các chất hóa học axit, bazơ…
- Kích thích điện: do tác dụng của dòng điện một chiều hoặc xoay chiều…
- Kích thích sinh lý: Các yếu tố kích thích vào cơ quan cảm giác như mắt, mũi,
tai…

8


2.2.4. Sự mệt mỏi của cơ
Cơ cũng như các cơ quan tổ chức khác, sau một thời gian dài làm việc sẽ trở nên
mệt mỏi. Vì cơ đã sử dụng hết năng lượng và các chất dinh dưỡng, đồng thời sản sinh ra
CO2 và axit lactic.
Các chất này tích tụ trong cơ làm đơng vón các protein nên cơ co cứng lại, do đó
co rút yếu dần. Axit lactic tác động vào đầu mút thần kinh làm cho cơ nhức mỏi.
2.2.5. Nguồn năng lượng của cơ
Năng lượng của cơ có được do q trình oxy hóa các chất dinh dưỡng ở trong cơ
(do mạch máu mang đến). Sự biến đổi các chất này (chủ yếu là glycogen) sẽ sinh ra các
chất đơn giản hơn và giải phóng ra năng lượng.
Như vậy, khi cơ co rút sẽ sinh ra năng lượng dưới dạng công, nhiệt, điện năng.
Trong phản ứng trên 1/4 năng lượng sinh ra để co cơ còn 3/4 năng lượng sinh ra nhiệt. Vì
thế, khi vận động hoặc lao động cơ thể sẽ nóng lên.
2.2.7. Sinh lý vận động
Vận động là một trong những hoạt động sinh lý quan trọng nhất của cơ thể động

vật do cơ và xương cùng thực hiện, có các loại hình vận động sau.
- Đứng: là tư thế bình thường của cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi đứng các đốt
ngón của chi đều chạm đất. Các cơ tứ chi giữ ở trạng thái trương lực thường xuyên (cơ
co) để chống đỡ sức nặng của cơ thể.
- Vận động chạm đất: là các vận động nằm, đứng dậy, đứng thẳng, nhảy khi giao
phối, tất cả các vận động trên đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương (não và
tủy sống) và là những phản xạ liên hoàn phức tạp.
- Di động trên mặt đất bao gồm các vận động thay đổi vị trí trong khơng gian như
đi, chạy, nhảy…
- Đi: là chuỗi phản xạ phức tạp. Khi đi các chi trước và chi sau của hai bên phải,
trái phối hợp vận động chéo nhau theo một trình tự nhất định, mà cụ thể là:
Trong khi chân trước trái và chân sau phải chống đỡ thể trọng cơ thể thì chân
trước phải và chân sau trái bước về phía trước, sau đó đổi ngược lại. Nhờ đó mà tồn thân
di chuyển được về phía trước. Như vậy bước đi có hai giai đoạn: giai đoạn chống đỡ và
giai đoạn bước lên trước.
- Đi nhanh: giống như đi, song tần số vận động tăng, thời gian thực hiện mỗi giai
đoạn ngắn hơn.
- Chạy: khi chạy hai chân trước hoặc hai chân sau đồng thời vận động.
- Nhảy: động tác nhảy chia làm 4 giai đoạn: chạy, rời mặt đất, vượt và tiếp đất.
Khi bắt đầu thì hai chân trước rời mặt đất, đầu, mình, hai chân sau thẳng sau đó bay bổng
lên vượt qua chướng ngại vật. Khi tiếp đất đầu ngẩng lên trên, chân duỗi thẳng để chống
đỡ sức nặng cơ thể.
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Mô tả cấu tạo bộ xương gia súc?
2. Trình bày cấu tạo cơ vân gia súc?

9


3. Trình bày tính đàn hồi, tính cường cơ, tính cảm ứng và tính mỏi mệt của cơ

vân?
4. Mơ tả các loại hình vận động ở gia súc?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Quan sát mơ hình thực tế bộ xương và nhận biết cấu tạo bộ xương gia súc.
Bài 2: Nhận biết vị trí, cấu tạo cơ vân gia súc.
Ghi nhớ:
- Phân biệt cấu tạo đốt sống cổ, ngực, hông, khum ở gia súc;
- Hoạt động cơ vân do thần kinh trung ương chỉ đạo;
- Cơ vân là nơi tiêm thuốc vào cơ thể con vật khi điều trị bệnh cho gia súc.

10


BỘ XƯƠNG BÒ
1. Xương đầu
2. Xương thiệt cốt
3, 14. Cột sống
4. Xương sườn
5. Xương ức
6. Xương bả vai
7. Xương cánh tay
8. Xương quay
9. Xương trụ
10. Xương cườm tay

11. Xương bàn tay
12. Xương ngón
13. Xương hạt mè
15. Xương chậu
16. Xương đùi

17. Xương bánh chè
18. Xương chày
19. Xương mác (thối hóa)
20. Xương cườm chân
21. Xương bàn chân

11


BỘ XƯƠNG HEO
1. Xương gương mũi
2. Răng nanh
3, 14. Cột sống
4. Xương sườn
5. Xương ức
6. Xương bả vai
7. Xương cánh tay
8. Xương quay
9. Xương trụ
10. Xương cườm tay

11. Xương bàn tay
12. Xương ngón
13. Xương hạt mè
15. Xương chậu
16. Xương đùi
17. Xương bánh chè
18. Xương chày
19. Xương mác
20. Xương cườm chân

21. Xương bàn chân

12


BỘ XƯƠNG MÈO
1. Xương đầu
2. Xương thiệt cốt
3, 14. Cột sống
4. Xương sườn
5. Xương ức
6. Xương bả vai
7. Xương cánh tay
8. Xương quay
9. Xương trụ
10. Xương cườm tay

11. Xương bàn tay
12. Xương ngón
13. Xương hạt mè
15. Xương chậu
16. Xương đùi
17. Xương bánh chè
18. Xương chày
19. Xương mác
20. Xương cườm chân
21. Xương bàn chân
22. Xương dương vật

13



14


XƯƠNG ĐẦU HEO, mặt trên
3
4
5

2
7
6
1

1. Răng nanh
2. Xương gò má
3. Xương trán
4. Lỗ tai ngoài
5. Hố thái dương
6. Xương mũi
7. Lỗ lệ
8. Cung gò má
9. Xương gương mũi
10. Lỗ dưới mắt
11. Hốc mắt
12. Lồi cầu chẫm
13. Mõm tram
14. Xương hàm dưới
15. Khe mũi


15
5
11

10
9
12

13

1
14

15


XƯƠNG CHÂN TRƯỚC, BÒ
1. Sụn vai
2. Xương bả vai
3, Xương cánh tay
4. Xương trụ
5. Xương quay

6. Xương cườm tay
7. Xương bàn tay
9,10,11. Xương ngón tay
12,13. Xương hạt mè

16



XƯƠNG CHÂN TRƯỚC,HEO
1. Sụn vai
2. Xương bả vai
3, Xương cánh tay
4. Xương quay
5. Xương trụ

6. Xương cườm tay
7. Xương bàn tay
8,11. Xương hạt mè
9,10. Xương ngón tay

17


XƯƠNG CHÂN SAU, BÒ
1. Xương chậu
2. Xương đùi
3, Xương bánh chè
4. Xương chày
5. Xương mác
6. Xương cườm chân
7. Xương bàn chân

9,10. Xương ngón chân
A. Khớp chậu đùi
B. Khớp đùi – chày
C. Khớp cườm chân

D. Khớp bàn – ngón
E,F. Khớp ngón
8,12,13. Xương hạt mè

18


XƯƠNG CHÂN SAU, HEO
1. Xương chậu
2. Xương đùi
3, Xương bánh chè
4. Xương chày
5. Xương mác

6. Xương cườm chân
7,8,9. Xương bàn chân
10,11,12. Xương ngón
13,14. Xương hạt mè

19


Chương 2
HỆ TIÊU HÓA
Mã chương: 02
Giới thiệu: Chương này giới thiệu về đặc điểm, vị trí, cấu tạo và hoạt động sinh lý
hệ tiêu hóa ở gia súc, gia cầm.
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:
- Trình bày được hình thái, cấu tạo, chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hóa động
vật.

- Mơ tả được cấu tạo, chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hóa động vật.
- Áp dụng cách cho ăn, uống phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài
và từng loại gia súc, gia cầm.
Nội dung:
1. Giải phẫu hệ tiêu hóa
1.1. Miệng
Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước
là mơi, hai bên có má, trên là vịm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng
khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
+ Mơi: gồm mơi trên và mơi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh mơi có lơng xúc
giác. Dê và ngựa có mơi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn.
+ Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và tạo thành mặt bên của
xoang miệng. Má đẩy thức ăn vào giữa hai mặt răng khi nhai. Ở loài nhai lại, niêm
mạc má có những gai thịt nhọn hướng vào bên trong.
+ Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên) và
xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên. Cấu tạo là mơ sợi bị sừng
hóa. Ở chính giữa có đường sọc dọc, hai bên là 15 – 20 gờ ngang. Vòm khẩu cái làm
điểm tựa cho lưỡi khi nuốt.
+ Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc
khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và yết hầu ở phía sau. Màng này
hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đường lên mũi khi nuốt.
+ Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm
dưới. Lưỡi chia làm hai phần và ba mặt:
- Gốc lưỡi ở phía sau được gắn chặt vào xương lưỡi trước yết hầu.
- Thân và đỉnh lưỡi ở phía trước có thể cử động tự do.
- Mặt ngực lưỡi (ở trên) phủ bởi niêm mạc có 4 loại gai: gai hính sợi để xúc giác,
gai hình nấm, gai hình đài và gai hình lá làm nhiệm vụ vị giác. Hai bên mặt lưỡi trơn
nhẵn có các gai nhọn là nơi đổ ra của ống dẫn nước bọt của tuyến dưới lưỡi.
- Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều
hướng khác nhau khó tách rời.

- Tác dụng: lấy thức ăn (ở trâu bò), và đưa thức ăn vào thực quản và phát ra âm
thanh.

20


+ Răng: là bộ phận cứng nhất trong xoang miệng dùng để cắt, xé và nghiền nát
thức ăn. Tùy theo chức phận có thể chia làm 3 loại răng:
- Răng cửa (C) mỏng dẹt, có một chân răng để cắt, cắn thức ăn. Lồi nhai lại
khơng có răng cửa hàm trên thay vào đó là phiến sừng chắc khỏe.
- Răng nanh (N) hình tháp, chắc khỏe, nhọn, dùng để xé thức ăn. Lồi nhai lại
khơng có răng nanh. Một số lồi chỉ có con đực có răng nanh.
- Răng hàm: Chia thành răng hàm trước (HT) và răng hàm sau (HS), có 2 – 3 chân
răng cắm vào trong xương hàm. Chức năng của răng hàm là nghiền nát thức ăn.
Hình thái và cấu tạo răng:
Mỗi răng chia làm 3 phần: vành, cổ và chân răng.
+ Vành răng là phần trắng nhơ ra ngồi xương hàm.
+ Cổ răng là phần tiếp giáp xương hàm được lợi ôm lấy chân răng (rễ răng) cắm
vào trong xương hàm, bên trong chứa tủy răng.
+ Răng được cấu tạo bởi: ngà răng giống như xương chắc. Men răng cứng nhất
bao bọc bằng ngà răng làm răng trắng bóng. Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai
răng. Tủy răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu.
1.2. Hầu
Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản
và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường
tiêu hóa và đường hơ hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn
thức ăn từ miệng xuống thực quản.
1.3. Thực quản
Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực
và bụng.

- Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 phía
trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bên
trái khí quản.
- Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hồnh.
- Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành, thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái
đổ vào đầu trái dạ dày.
- Cơ thực quản: lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc.
Ở ngựa: đoạn cổ và nửa trước đoạn ngực là cơ vân, nửa sau đoạn ngực và đoạn
bụng là cơ trơn.
Ở heo: đoạn cổ và ngực là cơ vân, đoạn bụng là cơ trơn.
Ở trâu bị, chó, mèo suốt chiều dài đều là cơ vân.
1.4. Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy lồi gia súc khác nhau dạ
dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Dạ dầy ở gia súc gồm hai loại dạ dày:
Dạ dầy đơn ( người, heo, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò, dê, cừu ..)

21


1.4.1. Dạ dày đơn
+ Vị trí, hình thái
Dạ dày là túi chứa thức ăn, hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành
và gan, trước khối ruột, hơi lệch về bên trái bụng, khoảng xương sườn số 6 – 12. Dạ dày
có hai đầu, hai cạnh và hai mặt.
- Đầu trái dạ dày thông với thực quản ở lỗ thượng vị.
- Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị.
- Cạnh trên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau
gan) và mặt sau cơ hoành.
- Cạnh dưới là đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng.
+ Cấu tạo

Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng: là tương mạc.
- Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở ngoài.
- Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và HCl
+ Chức năng
Tiêu hóa cơ học là chính (tích trữ, nhào trộn, nghiền nát thức ăn) một phần tiêu
hóa hóa học (nhờ men do tuyến dạ dày tiết ra).
1.4.2. Dạ dày kép
Dạ dày kép ở lồi nhai lại (trâu, bị, dê, cừu, lạc đà…) nó chiếm nửa bên trái của
xoang bụng, cấu tạo gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ múi khế.
+ Dạ cỏ
To nhất trong số 4 túi, chiếm gần hết nửa trái bụng, dung tích 200 – 300 lít.
Khi vật ăn no dạ cỏ sẽ áp sát lõm hơng bên trái, nên có thể kiểm tra dạ cỏ ở lõm
hông trái.
- Cấu tạo: gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng
là niêm mạc, khơng có tuyến tiết dịch.
- Chức năng: là nơi chứa thức ăn tạm thời (rơm, cỏ…), thức ăn được lên men nhờ
hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ trở nên mềm dễ tiêu hóa.
+ Dạ tổ ong
- Là túi nhỏ như quả bưởi nằm dưới bên trái dạ cỏ, sau cơ hoành trên mỏm kiếm
xương ức, khoảng sụn sườn 6 - 8 bên trái. Có rãnh thực quản chạy qua, phía trước thơng
với dạ cỏ, phía sau thơng với dạ lá sách.
- Cấu tạo gồm 3 lớp: ngòai là tương mạc, giữa là lớp cơ trợn. trong là niêm mạc,
bề mặt của niêm mạc có nhiều gấp nếp hình đa giác giống tổ ong.
- Chức năng của dạ tổ ong là sàng lọc ngoại vật và ợ đẩy thức ăn lên miệng nhai
lại
+ Dạ lá sách

22



Túi lớn thứ hai, trịn to như quả bóng, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải dạ
cỏ, khoảng giữa xương sườn thứ 7 - 10 bên phải.
- Cấu tạo có 3 lớp: ngồi là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp
niêm mạc, trên niêm mạc có các gấp nếp mỏng hình trăng lưỡi liềm (giống trang sách)
xếp lại với nhau theo trật tự nhất định.
- Dạ có 2 lỗ: một lỗ thơng với dạ tổ ong, một lỗ thông với dạ múi khế .
- Chức năng: nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại thành những lớp mỏng nhuyễn đưa
xuống dạ múi khế.
+ Dạ múi khế
- Là dạ dày tiêu hóa hóa học. Giống quả bí đao, dung tích 8 - 20 lít. Nằm dưới và
sau dạ lá sách trên đường thẳng giữa bụng nối từ xương ức đến háng trong khoảng xương
sườn số 9 - 13. Có hai lỗ thơng: lỗ trước thông với dạ lá sách, lỗ sau (lỗ hạ vị) thông với
tá tràng của ruột non
Niêm mạc: chia làm 3 khu: khu thượng vị có tuyến tiết dịch nhày, phần thân là
khu thân vị niêm mạc màu hồng tạo thành 10 - 5 nếp gấp dọc nhô cao giống như múi quả
khế, có tuyến tiết dịch chứa men tiêu hóa, khu hạ vị có tuyến hạ vị tiết HCl.
1.5. Ruột
1.5.1. Ruột non
Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi
manh tràng. Ở bò ruột non dài khoảng 30 - 40 m, đường kính 3 - 5 cm.
Ruột non heo dài từ 10 - 12 m, đường kính 1 - 2 cm.
Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:
- Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 - 1.5 m thường bẻ cong hình
chữ S (heo, ngựa) hoặc hình chữ U (bò) gọi là quai tá tràng. Trên niêm mạc tá tràng có lỗ
đổ ra của ống mật và ống dẫn tụy .
- Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ
dày sát lõm hơng trái (heo), ở bị nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải.
- Hồi tràng: dài từ 50 - 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già. Nó lồi vào bên
trong lịng manh tràng gọi là van hồi - manh tràng

- Hình thái: ruột non có 2 đường cong:
+ Đường cong lớn trịn, trơn, tự do.
+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào. Màng treo ruột là nơi cho mạch
máu, thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất
dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan. Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba.
- Cấu tạo:
Ngoài là lớp tương mạc.
Giữa là lớp cơ trơn gồm vịng trong, dọc ngồi, chéo giữa.
Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện tích
bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các men tiêu
hóa: đạm, mỡ và bột đường…

23


- Chức năng: ruột non tiêu hóa hóa học, phân giải thức ăn thành những chất đơn
giản nhất, hấp thụ qua các tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết.
1.5.2. Ruột già
Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thơng ra ngồi qua hậu mơn,
ruột già được chia làm 3 đoạn:
+ Manh tràng: là đoạn đầu của ruột già thông với ruột non ở đoạn hồi tràng.
+ Kết tràng: ở trâu bị nó cuộn lại thành 3 - 4 vòng tròn áp sát thành bụng bên
phải. Ở heo manh tràng cuộn lại thành 3 - 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước manh tràng,
bên trái bụng.
+ Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn,
trong xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái,
niệu đạo (ở con đực).
+ Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp:
Ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc. Trong cùng là
lớp niêm mạc. niêm mạc ruột già khơng có gấp nếp dọc, khơng có lơng nhung nhưng có

nhiều nang bạch huyết.
- Chức năng: chủ yếu là tái hấp thu nước và ép phân thành khn đưa ra ngồi.
1.6. Các tuyến tiêu hóa
1.6.1. Tuyến nước bọt
Gia súc có 3 đơi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các ống dẫn
đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn.
- Tuyến dưới tai: là tuyến hình tháp lộn ngược màu vàng nhạt nằm dưới tai và dọc
theo cạnh sau nhánh đứng xương hàm dưới.
- Tuyến dưới hàm: nằm dưới tuyến dưới tai, kéo dài theo nhánh nằm ngang hàm
dưới về trước. Ống dẫn nước bọt vào xoang miệng ở sau các răng cửa hàm dưới.
- Tuyến dưới lưỡi: nhỏ hơn hai tuyến trên, gồm hai thùy nằm chồng lên nhau ở
dưới thân lưỡi. có nhiều ống dẫn nước bọt đổ ra hai hàng gai thịt ở mặt bên của lưỡi và
cửa hàm dưới. Nước bọt gia súc có chứa men tiêu hóa tinh bột
1.6.2. Gan
Là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nằm trong xoang bụng sau cơ hồnh, trước
dạ dày.
- Hình thái: gan có hai mặt và hai cạnh:
Mặt trước cong lồi theo chiều cong cơ hoành.
Mặt sau sát dạ dày, chứa rốn gan nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh mạch cửa và
thần kinh, các hạch lâm ba và ống dẫn mật.
Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ sau và thực quản đi qua.
Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ chia gan thành nhiều thùy.
Ở ngựa gan có 5 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ.
Khơng có túi mật.

24


Ở bị: gan bị rất dày phân thùy khơng rõ ràng, gồm 4 thùy: thùy trái, thùy vuông,
thùy phải và thùy phụ. Túi mật dính vào thùy vng.

Ở heo, chó: gan chia làm 6 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa
phải, thùy phải và thùy phụ. Túi mật nằm sau thùy giữa phải.
- Cấu tạo: Mặt ngoài gan được bao bọc bởi màng sợi rất mỏng. Màng này chui vào
trong nhu mô gan tạo thành các vách ngăn phân chia thành các thùy, tiểu thùy gan.
- Chức năng: Tiết ra mật đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn; khử độc, tiêu diệt vi
khuẩn bảo vệ cơ thể. Gan là nơi dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen; dự trữ máu
cho cơ thể. Gan tiết ra chất chống đông máu; tạo máu (sinh hồng cầu) ở thời kỳ bào thai.
1.6.3. Tuyến tụy
Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá
tràng (chữ S hoặc U).
+ Chức năng: có hai chức năng
Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
Nội tiết: tiết ra hormone tuyến tụy gồm:
* Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường glucose tự
do đi vào máu đưa đến các mô bào.
* Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan.
2. Hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa
Quá trình này xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức ăn, biến
đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu.
2.1. Tiêu hóa ở miệng
Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nhai lại, nuốt.
+ Cách lấy thức ăn, nước uống: tùy từng loài gia súc mà có cách lấy thức ăn và
nước uống khác nhau.
- Heo dùng mõm cứng (hàm trên) cày dũi đất tìm kiếm thức ăn, dùng hàm dưới,
lưỡi đưa thức ăn vào miệng.
-Trâu bò: lưỡi cứng, nhám dùng để vơ cỏ, rơm đưa vào miệng, sau đó ngậm miệng
cắt đứt cỏ.
- Ngựa: môi trên và dưới dài, mềm mại dễ cử động. Ngựa dùng hai môi trên để lấy
thức ăn, các răng cửa để cắt đứt thức ăn.
- Dê, cừu: lấy thức ăn giống ngựa và mơi trên có khe hở giúp gậm được cỏ ngắn

hơn.
- Chó: lấy thức ăn bằng răng cửa, xé bằng răng nanh, dùng lưỡi hắt nước vào
miệng.
+ Nhai:
- Ở heo: nhai là sự vận động lên xuống và đưa qua lại sang phải và sang trái của
hàm dưới.

25


×