BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài:
Nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang
thị trường EU
Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Thị Quỳnh Trâm
Thành viên tham gia: Vũ Thị Thu Hương
Phan Thu Trang
Hà Nội, 2020
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................. 8
6. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................................................... 9
7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu ............................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRÁI CÂY ................................... 11
1.1.
Một số khái niệm ..................................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith ..........................................11
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo .............................................................................. 11
1.1.3. Bảng phân loại trái cây theo EU .........................................................................12
1.1.4. Đặc điểm của sản phẩm trái cây xuất khẩu ........................................................14
1.2. Đo lường lợi thế xuất khẩu trái cây ............................................................................................ 15
1.2.1. Các chỉ số từ phía cung .......................................................................................15
1.2.2. Các chỉ số về phía cầu .........................................................................................16
1.3. Khung phân tích lợi thế xuất khẩu ............................................................................................. 18
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................................... 21
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ................... 21
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu trái Cây Việt Nam ......................................... 21
2.1.1. Tình hình sản xuất ...............................................................................................21
2.1.2. Tình hình xuất khẩu .............................................................................................23
2.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019 .............. 25
2.2.1. Nhu cầu nhập khẩu trái cây của EU ...................................................................25
2.2.2. Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU .................................................28
2.3. Một số khó khăn thách thức đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU ........ 29
2.3.1. Khó khăn thách thức từ phía cung ......................................................................29
2.3.2. Khó khăn thách thức từ phía cầu ........................................................................31
2.4 Một số thuận lợi đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU ............................. 32
2.4.1. Thuận lợi từ phía cung ........................................................................................32
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................... 36
PHÂN TÍCH LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ...... 36
3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 36
3.2. Các chỉ số đo lường lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU .......................................... 37
3.2.1. Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA- revealed comparative advantage) .............37
3.2.2. Chỉ số xuất khẩu ròng (NEI - Net Export Index) .................................................38
3.2.3. Chỉ số tương thích thương mại ............................................................................38
3.2.4. Phân tích tổng hợp ..............................................................................................38
3.3. Phân tích tính ổn định của lợi thế xuất khẩu theo thời gian .................................................... 42
3.3.1. Tính ổn định của các chỉ số lợi thế xuất khẩu .....................................................42
3.3.2. Phân tích tổng hợp ..............................................................................................43
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ XUẤT KHẨU TRÁI
CÂY SANG THỊ TRƯỜNG EU ........................................................................................................ 46
4.1. Một số kết luận ............................................................................................................................. 46
4.2. Khuyến nghị và giải pháp phát huy tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU ......... 47
4.3. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ........................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 52
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Phân loại trái cây EU ....................................................................................13
Bảng 2. 1 Các mã trái cây xuất khẩu nhiều nhất Việt Nam năm 2019 ( Mã bốn số và
mã sáu số .......................................................................................................................24
Bảng 2. 2 Mười loại trái cây nhiệt đới nhập khẩu nhiều nhất vào EU năm 2019 .........26
Bảng 2. 3 Thuế suất MFN trung bình của EU năm 2015 và thuế suất theo EVFTA ....35
Bảng 3. 1 Lợi thế so sánh của trái cây Việt Nam xuất sang EU năm 2019 ..................39
Bảng 3. 2 Giá trị trung bình của các chỉ số lợi thế so sánh của trái cây Việt Nam xuất
sang EU theo giai đoạn ..................................................................................................41
Bảng 3. 3 Phân loại trái cây theo lợi thế so sánh trong giai đoạn 2010-2019 ...............42
Bảng 3. 4 Kết quả ước lượng hệ số β trong mơ hình hồi quy đánh giá tính ổn định của
các chỉ số lợi thế so sánh giai đoạn 2010-2019 .............................................................44
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Khung phân tích lợi thế xuất khẩu trái cây ............................................................... 19
Hình 2. 1 Diện tích trồng trái cây Việt Nam giai đoạn 2005-2019 ......................................... 22
Hình 2. 2 Giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 2010-2019 ...................................... 24
Hình 2. 3 Giá trị xuất khẩu trái cây vào ba thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam
(EU,USA, Trung Quốc) giai đoạn 2010-2019 ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 4 03 thị trường nhập khẩu trái cây Việt Nam nhiều nhất năm 2015, 2019 ............... 24
Hình 2. 5 Giá trị nhập khẩu trái cây của ba nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới giai
đoạn 2010-2019 ............................................................................................................................ 26
Hình 2. 6 Giá trị nhập khẩu trái cây tươi thuộc na nhóm HS0801, HS0810, HS081090 giai
đoạn 2010-2019 của EU .............................................................................................................. 27
Hình 2. 7 Giá trị nhập khẩu một số loại trái cây đông lạnh và sấy khơ giai đoạn 2010-2019
của EU ........................................................................................................................................... 28
Hình 2. 8 Giá trị xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019 ........29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
EU
European Commission
Ủy ban châu Âu
EVFTA
EU-Vietnam Free Trade
Hiệp định Thương mại tự do Việt
Agreement
Nam- EU
Food and Agriculture
Tổ chức Nông - Lương Liên hiệp
Organization
quốc
FTA
free trade agreement
Hiệp định Thương mại tự do
GAP
Good Agricultural Pratices
Thực hành nông nghiệp tốt
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
ISO
International Organization for
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
FAO
Standardization
ITC
International Trade Centre
Trung tâm Thương mại Quốc tế
HACCP
Hazard Analysis and Critical
hệ thống phân tích mối nguy và kiểm
Control Point System
sốt điểm tới hạn
HS
Harmonized System
Hệ thống hài hòa
NTM
Non-Tariff Measures
Rào cản phi thuế quan
SPS
Sanitary and Phytosanitary
Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
Measures
thực vật
Technical Barriers to Trade
Rào cản kỹ thuật trong thương mại
TBT
TCTK
Tổng cục thống kê
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
MFN
Most favoured nation
Thuế tối huệ quốc
GSO
MOLISA
ODA
General statistics office
Tổng cục thống kê Việt Nam
Bộ lao động và thương binh xã hội
Hỗ trợ phát triển chính thức
UNCTA
ASEAN
Official Development
assistance
United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương
Trade and Development
mại và Phát triển
Association of Southeast Asian Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Nations
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-1823) là một trong những lý thuyết
thương mại quốc tế lâu đời. Lý thuyết này giải thích rằng: động lực thúc đẩy thương mại
quốc tế không phải là lợi thế tuyệt đối mà là lợi thế so sánh. Ngay cả khi một quốc gia
có lợi thế tuyệt đối trong tất cả các hàng hóa (nghĩa là nó có thể sản xuất tất cả hàng hóa
hiệu quả hơn các quốc gia khác), thì vẫn có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế thông
qua việc tăng chun mơn hóa trong hàng hóa có lợi thế so sánh. Nhà kinh tế học Paul
Samuelson, người được giải Nobel về kinh tế năm 1970, đã viết: “Mặc dù có những hạn
chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn
kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá
rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.
Việt Nam nằm trọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới được ưu đãi về điều kiện đất
đai và khí hậu, tạo lợi thế trong sản xuất nhiều loại rau quả nhiệt đới. Theo báo cáo của
Cục Trồng trọt, Việt Nam có tổng diện tích cây nhiệt đới và cận nhiệt đới khoảng hơn
989.000 ha. Các loại trái cây chính đang được trồng phổ biến gồm: cam, quýt, chuối,
dứa, xồi, vải, nhãn, đu đủ, ổi, bơ, chơm chơm, sầu riêng, măng cụt và hồng xiêm. Các
loại trái cây nhiệt đới được trồng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Sơng Cửu Long
với diện tích canh tác khoảng 347.000 ha, tiếp đến là các tỉnh vùng Đông Nam bộ và
các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia trên
thế giới và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành rau quả đạt hơn 3,8 tỷ
USD trong năm 2018, trong đó kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 3,13 tỷ USD, chiếm
82,05% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu chuối, xồi, chơm chơm, sầu riêng, măng cụt…chủ
yếu sang Trung Quốc. Tuy nhiên sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường đơn lẻ đã
từng dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho ngành trái cây Việt Nam. Các thương nhân
Trung Quốc đã nhiều lần dừng mua hoặc giảm số lượng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Hơn nữa, các thương nhân Trung Quốc với ưu
2
thế gần như độc quyền mua nên thường xuyên ép giá. Do đó ngành trái cây Việt Nam
đã và đang tìm cách mở rộng xuất khẩu sang các nước phát triển, giảm sự phụ thuộc vào
thị trường Trung Quốc và tăng giá trị lợi nhuận.
Một trong những thị trường có tiềm năng xuất khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam là
EU. Đây là khu vực nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới (chiếm 17% tổng lượng nhập
khẩu trái cây thế giới năm 2015) và có nhu cầu ngày càng tăng với các loại trái cây nhiệt
đới mà Việt Nam có thế mạnh. Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã
được Nghị viện Châu Âu chính thức thơng qua đầu năm 2020 được kỳ vọng mang lại
nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và xuất khẩu trái cây Việt
Nam nói riêng vào thị trường khó tính nhưng giàu tiềm năng này. Để tận dụng các cơ
hội nhằm nâng cao giá trị và giá trị gia tăng trong xuất khẩu trái cây tươi và trái cây qua
chế biến, đòi hỏi Việt Nam phải xác định được lợi thế so sánh của các sản phẩm này, từ
đó xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu phù hợp.
Đề tài nhằm hướng đến mục tiêu: phân tích lợi thế so sánh của trái cây Việt Nam
xuất khẩu sang EU qua một số chỉ số đo lợi thế so sánh, đồng thời phân tích tính ổn định
và xu thế của các chỉ số này trong giai đoạn 2010-2019. Kết quả nghiên cứu là cơ sở
giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc theo dõi hiệu quả xuất khẩu,
hỗ trợ ra quyết định trong thiết kế chuỗi giá trị xuất khẩu trái cây nhiệt đới, xây dựng
chính sách phát triển và chiến lược xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
2. Tổng
quan nghiên cứu
a) Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng cũng như phân tích lợi thế xuất khẩu trái cây Việt
Nam đang là chủ đề được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách các cấp quan
tâm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), Việt Nam hiện
là quốc gia có diện tích và sản lượng trồng cây ăn quả nhiệt đới khá lớn ở khu vực châu
Á. Năm 2018, diện tích cây ăn quả đạt xấp xỉ 1 triệu ha, với tổng sản lượng quả đạt 8
triệu tấn. Trong đó, có 14 loại quả có diện tích lớn với quy mơ trên 10 nghìn ha/chủng
loại, bao gồm: chuối (144,7 nghìn ha), tiếp đến là xồi (99,6 nghìn ha), thanh long (55,4
nghìn ha), cam (97,4 nghìn ha), bưởi (85,2 nghìn ha), nhãn (78,8 nghìn ha), vải (58,3
nghìn ha), sầu riêng (47,3 nghìn ha), chơm chơm (24,6 nghìn ha), mít (24 nghìn ha),
3
quýt (15 nghìn ha), bơ (14 nghìn ha), dứa (47,1 nghìn ha), na (11 nghìn ha). Đồng bằng
Sơng Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả chủ lực của cả nước, chiếm 50% tổng diện
tích và 60% sản lượng trái cây cả nước. (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu trái cây trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng. Theo tính
tốn của FAO, từ năm 2011 thị trường rau quả thế giới đã đạt mốc 200 tỷ USD/năm và
nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng tích cực, ước khoảng 3,6%/năm,
trong khi đó khả năng tăng trưởng của sản xuất chỉ đạt 2,6%/năm. Điều này cho thấy
việc sản xuất và tiêu thụ rau quả trên thế giới luôn trong tình trạng cung khơng đủ cầu.
Ở nước ta, lượng trái cây chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa và thị trường xuất
khẩu lớn nhất là Trung Quốc, giá trị mang lại từ trái cây chưa tương xứng thực sự với
tiềm năng của ngành này. Chính vì lẽ đó mà Chính phủ cũng như Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề xây dựng chiến lược phát
triển xuất khẩu cho trái cây Việt Nam.
Một số nghiên cứu trong nước gần đây của các tác giả được đăng tải trên các tạp
chí và báo điện tử của Việt Nam đã tập trung phân tích thực trạng cùng những cơ hội,
thách thức đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường lớn như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, và liên minh châu Âu (EU),… Đặc biệt, với thị trường lớn và
giàu tiềm năng như EU, nơi có nhu cầu rất cao về nhập khẩu trái cây nhiệt đới, đã có
một số dự án nghiên cứu tập trung phân tích riêng về thị trường này.
Báo cáo thị trường rau quả EU (2018) đã được Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE)
– Bộ Cơng Thương và Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EUMUTRAP) phối hợp thực hiện nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho các doanh nghiệp
kinh doanh mặt hàng rau quả Việt Nam mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu (EU). Báo cáo tập trung phân tích một số vấn đề chính, bao gồm: (i) Đánh giá
tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam, đặc biệt đánh giá tình hình xuất
khẩu sang thị trường EU; (ii) Phân tích đặc điểm của thị trường rau quả EU cùng những
quy định về tiêu chuẩn của EU đối với nhóm sản phẩm rau quả nhập khẩu bao gồm: các
quy định thị trường như thuế suất nhập khẩu rau quả, thủ tục nhập khẩu, quy định về an
toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì đóng gói, nhãn mác, các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng
và các yêu cầu khác; (iii) Đánh giá cơ hội xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU.
4
Theo báo cáo này, tại thị trường EU, mặt hàng hoa quả nhiệt đới và rau quả trái vụ
vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt là bơ và xoài. Đây cũng là cơ hội và
lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam cần nắm bắt. Với khí hậu nhiệt
đới ẩm ở miền Nam đến khí hậu ơn đới ở miền Bắc, Việt Nam có thể canh tác và cung
cấp nhiều loại cây trồng theo yêu cầu của thị trường EU. Trong giai đoạn 2010 - 2016,
kim ngạch xuất khẩu rau quả nhiệt đới của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng do
nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU là dứa, thanh
long, cơm dừa, chôm chơm, xồi. Sản phẩm dứa vẫn là mặt hàng chiếm kim ngạch cao
nhất, tiếp đến là mặt hàng thanh long. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu xồi, cơm dừa,
chơm chơm cũng tăng nhanh trong thời gian qua. Trong đó, xoài là một trong số các loại
hoa quả ngoại nhập đang có mức tăng trưởng cao nhất tại thị trường EU hiện nay. Do
châu Âu khơng sản xuất được xồi nên phải nhập khẩu quanh năm từ các nước nhiệt đới
để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong khu vực. Đây cũng là mặt hàng trái cây mà Việt Nam
chúng ta có thế mạnh về sản lượng cũng như chất lượng.
Điểm mạnh trong xuất khẩu trái cây Việt Nam là: Điều kiện tự nhiên thuận lợi,
năng lực sản xuất cao, nguồn cung lao động dồi dào, chi phí thấp. Một số điểm yếu được
đề cập đến: (i) Các hộ chế biến rau quả đa phần là nhỏ lẻ, phân tán, không theo quy
hoạch nên quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng khó khăn; (ii) Chất lượng thấp và không
đồng đều, doanh nghiệp thiếu liên kết; (iii) Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại
kém; (iv) Chưa có thương hiệu mạnh; (v) Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo; (vi)
Giá thành cao.
EU là thị trường xuất khẩu trái cây lớn và yêu cầu chặt chẽ. Hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm,
an tồn cho người sử dụng, bảo vệ mơi trường và tiêu chuẩn về lao động. Hiện nay,
người tiêu dùng EU ngày càng chú trọng hơn về sức khoẻ do vậy chất lượng sẽ là nhân
tố chính giúp doanh nghiệp thành cơng tại thị trường này. Mặc dù có nhiều cơ hội và
tiềm năng nhưng ngành rau quả Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó
khăn, thách thức. Do vậy, một hướng nghiên cứu được quan tâm là làm thế nào để Việt
Nam vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với xuất khẩu trái cây sang
thị trường EU. Một kết quả nghiên cứu đáng chú ý về chủ đề này là của Trung tâm
WTO– VCCI (2019) với đề tài “Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường
5
EU để tận dụng cơ hội từ EVFTA”. Nghiên cứu này xem xét các biện pháp phi thuế quan
mà EU áp dụng đối với hoa quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Từ đó tìm hiểu
một nghịch lý đang tồn tại: Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất nhiều loại trái cây
nhiệt đới, nhưng giá trị xuất khẩu sang một trong những thị trường nhập khẩu hoa quả
lớn nhất thế giới - EU vẫn còn rất khiêm tốn. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị
giúp Chính phủ và các doanh nghiệp trái cây của Việt Nam tăng cường tiếp cận thị
trường EU.
Có thể nhận thấy, các nghiên cứu trong nước về lợi thế xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang thị trường EU đang tập trung vào khía cạnh phân tích thực trạng sản xuất và
xuất khẩu trái cây của Việt Nam, đồng thời tìm hiểu các u cầu của thị trường EU, qua
đó đánh giá cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường
EU. Một mảng nghiên cứu quan trọng về chủ đề này còn chưa được chú trọng trong các
nghiên cứu trong nước, đó là đo lường lợi thế xuất khẩu từ đó đánh lợi thế xuất khẩu
trái cây Việt Nam sang thị trường EU.
b) Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở nước ngoài:
Nghiên cứu kinh điển về lợi thế so sánh (Comparative Advantage) được biết đến
lần đầu tiên trong tác phẩm “Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá” của David
Ricardo (1817). Lợi thế so sánh được xác định thơng qua việc so sánh chi phí sản xuất
của các loại hàng hóa khác nhau trong một nước. Một quốc gia được gọi là có lợi thế so
sánh trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó nếu chi phí để sản xuất ra hàng hóa
đó thấp hơn tương đối so với chi phí để sản xuất ra các hàng hóa khác. Hơn nữa quy luật
mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chun mơn hóa vào việc sản xuất, xuất khẩu
những mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng có ít
lợi thế so sánh nhất [1]. Nhờ đó, tổng sản lượng của mỗi sản phẩm trên thế giới sẽ tăng
lên và tất cả các quốc gia đều có lợi. Quy luật này đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà nghiên
cứu xây dựng các chỉ số đo lường lợi thế so sánh đối với sản phẩm/ngành hàng của quốc
gia/ khu vực xuất khẩu sang một thị trường mục tiêu. Liesner (1958) đã dựa vào lý thuyết
lợi thế so sánh và đưa ra ý tưởng đánh giá sản phẩm có lợi thế so sánh của một quốc gia
thơng qua việc phân tích kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm đó [2]. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của một nước thường là mặt hàng mà nước đó có lợi thế so sánh. Balassa
(1965) đã tiếp tục hoàn thiện cách đánh giá này và đưa ra hệ số lợi thế so sánh biểu lộ
6
(Revealed comparative advantage - RCA). Hệ số này thể hiện lợi thế hoặc bất lợi tương
đối của một quốc gia đối với một sản phẩm nào đó thơng qua việc so sánh tỷ trọng xuất
khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia với tỷ trọng
xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới (Chương 3).
RCA là một trong các cách thức xác định lợi thế so sánh quốc gia, nếu RCA của một
ngành hàng (mặt hàng) cao chứng tỏ nước đó có lợi thế so sánh về sản xuất ngành hàng
(mặt hàng) đó. RCA của một quốc gia i với sản phẩm j lớn hơn 1 thì quốc gia đó có lợi
thế so sánh với sản phẩm j, ngược lại, nếu RCA nhỏ hơn 1 thì nước đó khơng có lợi thế
so sánh với sản phẩm đó. Chỉ số RCA càng cao thì lợi thế so sánh càng cao. Các nước
có thể sử dụng RCA làm cơ sở định hướng cơ cấu sản xuất, đặc biệt với các hàng hóa
có thể trao đổi thương mại quốc tế, ngồi ra RCA cịn được dùng làm căn cứ hoạch định
chính sách thương mại quốc tế. Việc tính tốn các chỉ số góp phẩn khảng định những
lợi thế xuất khẩu về mặt định lượng. Rất nhiều các tác giả đã tính tốn và sử dụng chỉ
số RCA cho các ngành hàng (mặt hàng) của một quốc gia cụ thể trong các giai đoạn
khác nhau để xác định các nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong xuất khẩu của quốc
gia đó. Các chỉ số này được tính tốn từ phía cung và phía cầu. Ngồi chỉ số RCA cịn
có một số chỉ số khác như chỉ số so sánh đối xứng bộc lộ RSCA, chỉ số thương mại bộc
lộ RTA (các chỉ số về phía cung) và các chỉ số xuất khẩu ròng NEI, chỉ số thương mại
nội ngành IIT, chỉ số tương thích thương mại TCI. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về
việc nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây của các nước trong khu vực ASEAN. Su
Qing'E và He Shu Quan (2009) đã phân tích khả năng cạnh tranh của thương mại trái
cây Trung Quốc - Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2007 bằng cách sử dụng chỉ số lợi
thế so sánh hiển thị (RCA). Họ nhận thấy rằng Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh trong
việc xuất khẩu chủ yếu trái cây ôn đới sang Việt Nam gồm cam, táo và lê. Tại thị trường
ASEAN, thương mại trái cây của Trung Quốc không có khả năng cạnh tranh, trong khi
thương mại trái cây của Việt Nam có sức cạnh tranh cạnh về hạt điều, và lợi thế nhỏ về
trái cây khác.
Li Shu Li (2013) đã sử dụng chỉ số RCA, chỉ số RTA, hệ số OBC và chỉ số TCD để tìm
ra các sản phẩm trái cây có lợi thế so sánh giữa trái cây Trung Quốc và ASEAN và đo
lường mức độ bổ sung của thương mại song phương. Kết quả cho thấy, thương mại trái
cây của Trung Quốc và các nước ASEAN có lợi thế so sánh rõ rệt, tính bổ sung mạnh
7
mẽ, tiềm năng thị trường ASEAN rất lớn, xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường
ASEAN cao, thể hiện khả năng tiếp cận thị trường hai chiều.
Huang Ying Ying (2017) đã tính tốn chỉ số RCA dựa trên dữ liệu từ năm 2010 đến năm
2015, và phân tích khả năng cạnh tranh và bổ sung của thương mại trái cây Trung QuốcThái Lan thông qua chỉ số GL và chỉ số TCI. Nhận thấy thị trường xuất khẩu trái cây
nhiệt đới của Trung Quốc và Thái Lan có tính cạnh tranh cao và bổ sung cho nhau, kết
luận rằng sức cạnh tranh quốc tế của trái cây ôn đới Trung Quốc là mạnh, và khả năng
cạnh tranh xuất khẩu của trái cây nhiệt đới Thái Lan rõ ràng là mạnh hơn của Trung
Quốc.
Zheng Guo Fu (2017) đã phân tích và so sánh sự phát triển của thương mại trái cây
Trung Quốc-Thái Lan, chủ yếu là do tính cạnh tranh, bất lợi so sánh và tính bổ sung của
các loại trái cây. Trong nghiên cứu của Zheng Guo Fu (2019), ông đã sử dụng chỉ số
RCA để phân tích khả năng cạnh tranh tổng thể trong thương mại xuất khẩu trái cây của
Thái Lan, cơ cấu sản xuất và đối tượng hợp tác, chỉ ra một số vấn đề của xuất khẩu trái
cây ở Thái Lan và đưa ra một số phương pháp để tối ưu hóa xuất khẩu trái cây của Thái
Lan.
Zhao Ping và He Mei Ying (2018) đã sử dụng dữ liệu thương mại trái cây của Trung
Quốc và Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016 để phân tích tính cạnh tranh và tính bổ
sung của thương mại trái cây giữa hai nước. Về tính bổ sung thương mại, họ nhận thấy
rằng tính bổ sung thương mại giữa xuất khẩu của Trung Quốc và nhập khẩu của Việt
Nam nổi bật hơn cả. Tính bổ sung thương mại giữa nhập khẩu của Trung Quốc và xuất
khẩu của Việt Nam đã bị suy yếu ở một số loại trái cây, nhưng nhìn chung, sự bổ sung
thương mại trái cây giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn rõ ràng.
Thêm nữa, việc phân tích tính ổn định của các chỉ số theo thời gian, phân tích tính
xu thế của các chỉ số cũng được nghiên cứu nhằm xác định được các lợi thế so sánh ban
đầu sẽ tăng hoặc giảm theo thời gian hay không?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu định tính, định lượng lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị
trường EU chủ yếu thông qua việc tính tốn các chỉ số lợi thế so sánh. Từ đó đưa ra một
8
số khuyến nghị, giải pháp nâng cao lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường
EU.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
-
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lợi thế xuất khẩu sản phẩm.
-
Phân tích, đánh giá thực trạng về xuất khẩu và lợi thế xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang EU, giai đoạn 2010-2019.
-
Đánh giá lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU thơng qua việc
tính tốn một số chỉ số lợi thế xuất khẩu như: RCA, RTA, NEI, IIT,…
-
Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy lợi thế xuất khẩu trái cây
Việt Nam sang thị trường EU.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010-2019
- Phạm vi không gian: Việt Nam và các thành viên EU
- Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích lợi thế xuất khẩu các loại trái cây Việt Nam
sang thị trường EU theo mã HS trong hệ thống hài hịa thuế quan, gồm các sản phẩm có
mã bốn chữ số và sáu chữ số.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận
Tiếp cận thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang thị trường EU, từ đó tìm ra lý do tại sao Việt Nam có thế mạnh về sản xuất
trái cây nhưng năng lực xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Thêm nữa, cùng với việc đánh giá
thực trạng này bước đầu sẽ đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp.
Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu một số lý thuyết về thương mại quốc tế, lý thuyết thương
mại mới, các lý thuyết liên quan đo lường lợi thế trong xuất khẩu sản phẩm, từ đó vận
dụng trong nghiên cứu thực nghiệm đối với việc phân tích lợi thế xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang thị trường EU, giai đoạn 2010-2019.
b) Phương pháp nghiên cứu
9
- Đề tài nghiên cứu lợi thế xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU bằng các
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính giúp có cái nhìn tổng quan nghiên cứu liên quan đến
việc đánh giá các lợi thế xuất khẩu sản phẩm trái cây. Các phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh,… giúp đánh giá và lựa chọn các chỉ số lợi thế so sánh phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu: đánh giá các chỉ
số lợi thế so sánh và độ ổn định của các chỉ số đo lường lợi thế xuất khẩu trái cây Việt
Nam sang thị trường EU.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu về xuất khẩu trái cây của Việt
Nam sang EU và thế giới giai đoạn 2010-2019 từ hai nguồn dữ liệu chính gồm: Cơ sở
Thống kê Dữ liệu Thương mại của Liên Hợp Quốc (United Nations Comtrade DatabaseUN Comtrade) và Trang thông tin hỗ trợ thương mại của Ủy ban Châu Âu (European
Commission’s Trade Helpdesk website). Các trang thông tin Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, Cục Trồng trọt, cục Thống kê.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm hỗ trợ phân tích định lượng ECXEL,
EVIEW; phân tích thống kê, mô tả.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
a) Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp về mặt học thuật gồm: (1) phương pháp
định lượng để đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm và vận dụng đánh giá tiềm năng
xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2019. (2) Các kết quả
nghiên cứu đề tài đóng góp thêm vào cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý và hoạch
định chính sách trong việc theo dõi hiệu quả xuất khẩu, hỗ trợ đưa ra quyết định trong
thiết kế chuỗi giá trị xuất khẩu trái cây nhiệt đới, xây dựng chính sách phát triển và
chiến lược xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên
cứu có thể áp dụng cho nghiên cứu tương tự cho lĩnh vực khác và các thị trường khác,
mặt khác cũng có thể áp dụng giảng dạy trong các học phần như: Các mơ hình tốn
kinh tế, Phương pháp nghiên cứu khoa học.
a) Đối với phát triển kinh tế- xã hội
10
Kết quả nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2010-2019 giúp các doanh nghiệp cũng như các cấp quản lý có thơng tin
phục vụ q trình ra quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh sản phẩm.
b) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Báo cáo kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên
trường Đại học Thương mại và các tổ chức quan tâm khác.
7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài nghiên cứu được
chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiềm năng xuất khẩu trái cây.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 4: Kết luận và một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao lợi thế xuất khẩu
trái cây Việt Nam sang thị trường EU.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRÁI CÂY
Trong chương này chúng tơi trình bày một số khái niệm cơ sở về lợi thế xuất khẩu
trái cây bao gồm các khái niệm về phân loại sản phẩm trái cây xuất khẩu, đặc điểm của
sản phẩm trái cây xuất khẩu, đo lường lợi thế xuất khẩu trái cây nhiệt đới gồm các chỉ
số về phía cung, các chỉ số về phía cầu.
1.1.
Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith
A. Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động
ngoại thương. Mơ hình kinh tế cổ điển cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng.
Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đất đai cằn cỗi,
không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ khơng sản xuất nữa. Các
nhà kinh tế cổ điển gọi đây là bức tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều kiện đó A.
Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với
giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Lợi ích này được
gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương.
Theo A. Smith, lợi thế tuyệt đối chính là chi phí sản xuất một sản phẩm A của
quốc gia này thấp hơn so với chi phí sản xuất của chính sản phẩm A ấy của một quốc
gia khác. Khi đó, quốc gia này sẽ tập trung vào sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất
thấp và đem trao đổi với quốc gia khác. Bằng cách đó, lao động của các quốc gia sẽ
được sử dụng hiệu quả hơn và sản phẩm của cả hai quốc gia sẽ tăng lên.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith có ưu điểm là mơ tả được hướng chun
mơn hóa trong trong đổi giữa các quốc gia, giải thích được một phần lý do của thương
mại quốc tế đối với một số mặt hàng giữa các nước đang phát triển và các nước phát
triển. Mặt khác nó cũng có một số hạn chế chưa giải thích được hiện tượng trao đổi
thương mại vẫn diễn ra với những nước có lợi thế hơn hẳn những nước khác ở mọi sản
phẩm hoặc những nước khơng có lợi thế tuyệt đối về tất cả sản phẩm.
1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Năm 1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm “Ngun lý của Kinh tế chính trị và
thuế khóa” trong đó ơng đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khải
niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất
12
các sản phẩm khác. Với một số giả thiết của mình, quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo
rút ra là: mỗi quốc gia nên chun mơn hóa vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà
quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó khơng có lợi thế
so sánh. Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là khơng có lợi thế
tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một quốc gia khác
được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm). Và quốc
gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với trước khi học giao thương. Ricardo đã nhấn mạnh
những nước có lợi thế tuyệt đối hồn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém hơn lợi
thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn
có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước đều
có lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất
định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ
tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là
cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc
tế.
Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo có ưu điểm là giải thích được ngun nhân
của thương mại quốc tế giữa các quốc gia là do các quốc gia bn bán với nhau vì họ
khác nhau; các cuốc gia buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mơ sản xuất; lợi
ích của thương mại quốc tế bắt nguồn từ lợi thế so sánh. Một số nhược điểm của lý;
thuyết lợi thế so sánh là mới giải thích được lợi thế so sánh tồn tại là do sự khác nhau
về năng suất lao động giữa các quốc gia; chưa giải thích được vì sao các nước khác nhau
lại có chi phí cơ hợi khác nhau.
1.1.3. Bảng phân loại trái cây theo EU
Trái cây là một loại quả, có thể ăn được ngay mà không cần chế biến. Trong thực
vật học, một loại trái cây là cấu trúc hạt mang trong thực vật có hoa (cịn được gọi là thực
vật hạt kín) hình thành từ buồng trứng (bầu hoa) sau khi ra hoa (Theo Wikipedia). Xuất
khẩu trái cây xuất khẩu là việc một quốc gia bán một loại trái cây nào đó ra nước ngoài.
EU đã đưa ra một bảng phân loại trái cây theo danh mục hài hòa thuế quan mã hai chữ
số là HS08 và được chia 14 nhóm từ HS0801 đến HS0814 (mã 4 số). Trong các nhóm
HS bốn chữ số các mặt hàng được chia theo HS 06 chữ số. Bảng phân loại trái cây dưới
13
đây của tác giả chỉ xét các mã HS bốn chữ số và 06 chữ số. Ta có bảng phân loại trái
cây như sau
Bảng 1. 1 Phân loại trái cây EU
Phân loại trái cây EU
Mô tả
HS
08
08
Trái cây ăn được, các loại hạt, vỏ của trái cây họ cam quýt, các loại dưa
0801
Dừa, hạt Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc bỏ vỏ
0 80111
Dừa, hạt Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc bỏ vỏ
0 80119
Dừa cạn, tươi, có vỏ
0 80121
Quả hạch Brazil: - Không vỏ
0 80122
Quả hạch Brazil: - Có vỏ
0 80 131
Hạt điều, cịn vỏ
0 80 132
Hạt điều (đã bóc)
0802
0 80211
0 80212
0 80222
0 80 231
0 80232
0 80240
0 80250
0 80290
0803
0 80300
0804
0 80410
0 80420
0 80430
0 80440
0 80450
0805
0 80510
0 80520
0 80530
0 80540
0 80590
0806
0 80610
0 80620
0 807
0 80711
0 80719
0 80720
Các loại hạt khác, tươi hoặc khơ, đã hoặc chưa bóc vỏ, tách vỏ
Hạnh nhân cịn vỏ, tươi hoặc khơ
Hạnh nhân, tươi hoặc khơ, có vỏ
Quả phi hoặc hạt vụn ( có vỏ)
Quả óc chó, cịn vỏ
Quả óc chó, tươi hoặc khơ, có vỏ
Hạt dẻ, tươi hoặc khô
Hạt dẻ cười tươi hoặc khô
Quả hạch ăn được, tươi hoặc khô
Chuối tươi hoặc khô
Chuối kể cả tươi và khô
Quả chà là, quả sung, quả dứa, quả bơ, quả ổi, tươi hoặc khô
Quả chà là tươi hoặc khô
Quả sung tươi hoặc khô
Quả dứa, tươi hoặc khô
Bơ tươi hoặc khơ
Ổi xồi măng cụt, tươi hoặc khơ
Quả có múi, tươi hoặc khô
Cam tươi hoặc khô
Quất, Chanh vàng & các giống cây họ cam quýt, tươi hoặc khô
Chanh và canh tươi hoặc khơ
Bưởi, tươi hoặc khơ
Trái cây có múi, tươi hoặc khô ( loại khác)
Nho tươi hoặc khô
Nho tươi hoặc khô
Nho khô
Dưa, dưa hấu, và đu đủ tươi
Dưa hấu tươi
Dưa loại khác
Đu đủ tươi
14
0 808
0 80810
0 80820
0 809
0 80910
0 80920
0 80930
0 80940
0 810
0 81010
0 81020
0 81030
0 81040
0 81090
0 811
0 81110
0 81120
0 81190
0 812
0 81210
0 81220
0 81290
0 813
0 81310
0 81320
0 81330
0 81340
0 8 1350
0 814
0 81400
Táo, lê, mộc qua tươi
Táo tươi
Lê, mộc qua tươi
Quả hạt cứng (Mơ, anh đào, mận, đào…) tươi
Mơ tươi
Anh đào tươi
Quả đào, anh đào tươi
Quả mận tươi
Trái cây khác tươi
Dâu tây tươi
Quả mâm xôi, dâu đen, dâu tằm, quả nhãn
Quả lý chua đen, trắng, đỏ tươi
Quả nam việt quất, việt quất đen
Loại khác
Trái cây và quả hạch, luộc hoặc hấp, đơng lạnh chưa nấu chín, có hoặc khơng
thêm đường, chất tạo ngọt
Dây tây, đông lạnh (hấp, hoặc luộc)
Quả mâm xôi, dâu tằm (chưa nấu chín, hấp, luộc), đơng lạnh
Loại khác, đông lạnh
Trái cây quả hạch được bảo quản tạm thời chưa ăn ngay
Anh đào được bảo quản tạm thời
Dây tây được bảo quản tạm thời
Loại khác, được bảo quản tạm thời
Quả sấy, trừ loại nhóm HS0801 đến nhóm HS0806, hỗn hợp các loại hạt thuộc
mã HS08 này.
Mơ sấy
Mận sấy
Táo sấy
Loại khác, sấy
Hỗn hợp các loại hạt ăn được, trái cây sấy và bảo quản thuộc mã HS08
Vỏ trái cây họ cam quýt hoặc các loại dưa
Vỏ trái cây họ cam quýt hoặc các loại dưa
Nguồn: UN Comtrade, 2019 (HS 08)
1.1.4. Đặc điểm của sản phẩm trái cây xuất khẩu
Trái cây là sản phẩm thiết yếu đối với cuộc sống con người bởi trái cây mang lại
những lợi ích rất tốt cho sức khỏe, trái cây được xuất khẩu có những đặc điểm của trái
cây như sau:
Tính thời vụ: Q trình sản xuất và tiêu thụ trái cây mang tính thời vụ bởi cây
trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Mặt khác, sự biến thiên
về điều kiện thời tiết- khí hậu trog một năm làm cho mỗi loại cây trồng có sự thích ứng
riêng, tạo nên tính mùa vụ. Vào khoảng thời gian chính vụ, trái cây thường dồi dào,
15
phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại khi trái vụ
thì trái cây khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao.
Phụ thuộc điều kiện tự nhiên. Trái cây chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên,
điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết. Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên tác động
trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận
lợi, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt sẽ mang lại năng suất cao, chất lượng tốt.
Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không tốt sẽ dẫn đến năng suất và chất lượng đều
giảm. Chất lượng trái cây có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người mua
hàng.
Tính tươi mới: Trái cây có đặc tính tươi mới và khó bảo quản trong thời gian dài.
Trái cây tươi mới cũng sẽ mang lại nhiều dinh dưỡng hơn, do vậy cần quan tâm đến
khâu thu hoạch bảo quản.
Tính đa dạng: Trái cây có đặc điểm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Với mỗi
vùng miền có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, khí hậu khác nhau cũng khiến trái cây
có những đặc điểm khác nhau. Có những trái cây trồng ở vùng này thì cho chất lượng
và sản phẩm tốt nhưng chuyển sang vùng khác trồng thì sản lượng và chất lượng khơng
được đảm bảo.
1.2. Đo lường lợi thế xuất khẩu trái cây
Trước hết ta có một số ký hiệu đối với kim ngạch xuất nhập khẩu vào một thị
trường Y:
Khái niệm đo lường lợi thế so sánh (Comparative Advantage) chỉ khả năng sản
xuất một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác.
𝑋𝑖𝑗 , 𝑀𝑖𝑗 là kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm j của quốc gia i;
𝑋𝑖 , 𝑀 là tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia 𝑖,
𝑋 𝑤𝑗, 𝑀𝑤𝑗 là kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm j của toàn thế giới;
𝑋𝑤 , 𝑀𝑤 là tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của toàn thế giới.
1.2.1. Các chỉ số từ phía cung
Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA - revealed comparative advantage)
Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA) cho xuất khẩu được định nghĩa là tỉ lệ giữa tỷ
trọng xuất khẩu một loại hàng hóa cụ thể của một quốc gia so với tỷ trọng của nó trong
tổng xuất khẩu hàng hóa của thế giới (vùng):
16
𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 = (
𝑋
𝑋𝑖𝑗
⁄𝑋 ) / ( 𝑤𝑗⁄𝑋 )
𝑤
𝑖
Trong đó, 𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 là chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ của quốc gia i trong xuất khẩu sản
phẩm j (sang thị trường Y);
Giá trị của chỉ số thay đổi trong khoảng (0, +∞), RCA gần với 0 cho thấy quốc
gia không có xuất khẩu trong ngành được xem xét. Nếu 𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 > 1 thì nước i được coi là
có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j, hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao.
Ngược lại nếu 𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 < 1 thì nước i khơng có lợi thế so sánh về xuất khẩu sản phẩm j.
Chỉ số RCA có một số điểm hạn chế nên các nhà nghiên cứu đã xây dựng thêm
một số chỉ số bổ sung để đo lường lợi thế so sánh theo những tiêu chí khác nhau.
Chỉ số lợi thế so sánh đối xứng bộc lộ (RSCA revealed symmetric comparative
advantage) Chỉ số lợi thế so sánh đối xứng bộc lộ được xác định như sau:
𝑅𝑆𝐶𝐴 = (𝑅𝐶𝐴 − 1)/(𝑅𝐶𝐴 + 1)
Giá trị của 𝑅𝑆𝐶𝐴 nằm trong đoạn [-1;1], chỉ số này lớn hơn 0 cho thấy nước đó có
lợi thế so sánh xuất khẩu, và ngược lại nếu chỉ số đó nhỏ hơn 0 thì nước khơng có lợi
thế xuất khẩu.
Chỉ số lợi thế thương mại bộc lộ (RTA- revealed trade advantage)
𝑀
𝑀
𝑋
𝑋
𝑅𝑇𝐴𝑖𝑗 = 𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗 −𝑅𝑀𝐴𝑖𝑗 = ( 𝑖𝑗⁄𝑋 ) / ( 𝑤𝑗⁄𝑋 ) − ( 𝑖𝑗⁄𝑀 ) / ( 𝑤𝑗⁄𝑀 )
𝑤
𝑖
𝑖
𝑤
Giá trị của 𝑅𝑇𝐴𝑖𝑗 nằm giữa -∞ và + ∞; 𝑅𝑇𝐴𝑖𝑗 > 0 thể hiện hàng hóa có lợi thế so
sánh xuất khẩu; 𝑅𝑇𝐴𝑖𝑗 < 0 thể hiện hàng hóa có lợi thế xuất khẩu thấp hơn so với lợi thế
nhập khẩu.
1.2.2. Các chỉ số về phía cầu
Chỉ số xuất khẩu rịng (NEI - Net Export Index)
Chỉ số xuất khẩu ròng (NEI) được tính tốn bởi cơng thức xuất khẩu trừ nhập
khẩu chia cho tổng giá trị thương mại theo quốc gia và ngành hàng. Chỉ số này xem xét
vai trò của xuất khẩu và nhập khẩu trong cán cân thương mại và đánh giá lợi thế so sánh
trong một mặt hàng (Banterle & Carraresi, 2007).
𝑁𝐸𝐼𝑖𝑗 =
𝑋𝑖𝑗 − 𝑀𝑖𝑗
𝑋𝑖𝑗 + 𝑀𝑖𝑗
17
Giá trị của 𝑁𝐸𝐼 nằm trong khoảng -1 (khi một quốc gia chỉ nhập khẩu sản phẩm
j) và 1 (khi một quốc gia chỉ xuất khẩu sản phẩm j). Trong trường hợp xuất khẩu cân
bằng với nhập khẩu thì NEI nhận giá trị bằng 0. Nếu 𝑁𝐸𝐼 > 0, thì quốc gia i xuất khẩu
rịng hàng hóa j, hay năng suất hàng hóa j của quốc gia i cao hơn mức trung bình của
thế giới và do đó có lợi thế so sánh; mặt khác, nếu NEI < 0, năng suất của quốc gia i
thấp hơn mức trung bình thế giới và cho thấy bất lợi so sánh.
Chỉ số thương mại nội ngành
Chỉ số đo thương mại nội ngành IIT (Intra - Industry Trade) đượcGrubel và Lloyd
đề xuất năm 1975. Cơng thức tính chỉ số thương mại nội ngành như sau:
𝐼𝐼𝑇𝑖 =
(𝑋𝑖 + 𝑀𝑖 ) − |𝑋𝑖 − 𝑀𝑖 |
= 1 − (|𝑋𝑖 − 𝑀𝑖 |)/(𝑋𝑖 + 𝑀𝑖 )
𝑋𝑖 + 𝑀𝑖
Trong đó: 𝑋𝑖 ; 𝑀𝑖 lần lượt là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm/ngành i;
𝑋𝑖 + 𝑀𝑖 là khả năng xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu sản phẩm i, nguyên phụ
liệu của ngành i.
Chỉ số IIT thể hiện độ khớp nhau giữa xuất khẩu và nhập khẩu cùng loại sản phẩm.
Nếu quốc gia chỉ xuất khẩu hoặc chỉ nhập khẩu sản phẩm i thì chỉ số thương mại
nội ngành bằng 0, khi đó khơng có thương mại nội ngành. Nếu khả năng nhập khẩu sản
phẩm i bằng khả năng xuất khẩu sản phẩm i thì chỉ số thương mại nội ngành bằng 1. Chỉ
số này nhận giá trị trong đoạn [0,1] và khi càng gần 1 càng thể hiện thương mại nội
ngành ở mức độ cao.
Chỉ số thương mại nội ngành còn được sử dụng để xem xét một sản phẩm xuất
khẩu có phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hay không. Chỉ số IIT thấp thể hiện việc
xuất khẩu sản phẩm ít phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ngược lại, chỉ số IIT
càng cao cho thấy xuất khẩu sản phẩm phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Chỉ số tương thích thương mại
Chỉ số tương thích thương mại (TCI - Trade Complementarity Index) là một trong
các chỉ số thương mại quan trọng và thường được sử dụng để xem xét khả năng xuất
khẩu sản phẩm của một quốc gia có bắt kịp với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm đó của các
quốc gia khác hoặc thế giới hay không.
18
Cơng thức tính độ tương thích thương mại của một sản phẩm trên thị trường thế
giới như sau:
𝑘
|)/2
𝑇𝐶𝐼 = 1 − (|𝑥𝑖𝑘 − 𝑚𝑤
Trong đó: 𝑥𝑖𝑘 là tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k trong tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i;
𝑘
𝑚𝑤
là tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm k trong tổng giá trị nhập khẩu của thị trường thế giới.
Chỉ số TCI nhận giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này lớn nhất bằng 1, thể hiện năng lực
xuất khẩu sản phẩm k của quốc gia i hồn tồn tương thích với nhu cầu nhập khẩu của
thế giới về sản phẩm này. Chỉ số này giảm dần đến 0 thể hiện sự tương thích giảm dần.
1.3. Khung phân tích lợi thế xuất khẩu
Từ các phân tích lý thuyết ta có thể xây dựng khung phân tích lợi thế xuất khẩu sẽ dựa
trên các khía cạnh sau:
-
Các khía cạnh đến từ thực trạng xuất nhập khẩu trái cây của Việt Nam và EU, các quy
định, các hiệp định, các vấn đề về thuế quan, dễ dàng giao dịch của hai bên.
-
Khía cạnh từ phía cung: Dựa vào các chỉ số so sanh gồm lợi thế so sánh bộc lộ
RCA, chỉ số so sánh đối xứng bộc lộ SRCA, chỉ số thương mại bộc lộ RTA.
-
Khía cạnh từ phía cầu: Dựa vào các chỉ số so sánh gồm xuất khẩu dịng NEI, chỉ
số tương thích thương mại TCI.
19
Hình 1. 1 Khung phân tích lợi thế xuất khẩu trái cây
Lợi thế xuất khẩu
Thực trạng xuất nhập khẩu
Các quy định
Các hiệp định
Chỉ số từ phía cầu
Chỉ số từ phía cung
Vấn đề thuế quan,
Chỉ số RCA
Chỉ số SRCA
Chỉ số RTA
Chỉ số NEI
Chỉ số TCI
dễ dàng giao dịch
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả