Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận môn lịch sử báo chí: Nghiên cứu vụ Watergate (Mỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.17 KB, 9 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Khi tìm hiểu về lịch sử thế giới nói chung và lịch sử báo chí nói riêng, chắc chắn không
thể nào bỏ qua được Hoa Kỳ, một quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới. Bên cạnh những
thành tựu rực rỡ mà Hoa Kỳ đã gặt hái được trong suốt q trình phát triển thì vẫn cịn
những bê bối gây chấn động cả thế giới, nổi bật nhất là bê bối Watergate, vụ bê bối kéo
theo hệ quả là lần đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, Hoa Kỳ có một tổng thống
phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ - Richard Nixon.
Vào thời điểm đó, bê bối Watergate có ảnh hưởng vơ cùng lớn đối với giới chính trị Hoa
Kỳ mà cịn với thế giới. Đi sâu vào tìm hiểu vụ việc trên và đưa ra góc nhìn cá nhân có thể
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của Hoa Kỳ, góp phần nâng cao vốn hiểu
biết của bản thân về lịch sử thế giới.

Richard Milhous Nixon (1913 –1994) Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm
1969 đến năm 1974

2


NỘI DUNG
1.Phân tích chi tiết về diễn biến của vụ bê bối
1.1. Mở đầu sự việc
Ngày 17/6/1972, 5 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, cảnh sát bắt quả tang 5 người đàn
ông đang đột nhập và ăn cắp tài liệu trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ ở khu nhà
Watergate (Washington D.C.). Một trong số người bị bắt là James McCord Jr., người phụ
trách an ninh của Ủy ban Tái tranh cử của tổng thống Richard Nixon lẫn Ủy ban Quốc gia
đảng Cộng hòa.

Một máy ghi âm Sony dùng để ghi âm các cuộc trò chuyện trong Nhà Trắng Nguồn:
National Archies


3


Lần bị bắt là lần thứ hai họ đột nhập vào Watergate. Trong lần đột nhập trước hồi cuối
tháng 5/1972, những kẻ trộm đã lấy đi một số tài liệu và cài máy nghe lén ở lại. Khi bị
bắt, họ đã đột nhập và cố gắng thay thế thiết bị nghe lén sau khi cái đầu tiên gặp trục trặc.
Không lâu sau đó, các điều tra viên tìm ra mối liên hệ giữa 5 người đột nhập trên với E.
Howard Hunt và G. Gordon Liddy, có liên quan với Nhà Trắng và Nixon. Điều tra từ phía
E.Howard Hunt, cảnh sát nhanh chóng phát hiện ra một đường dây khổng lồ đứng phía
sau, bao gồm những nhân vật cao cấp nhất trong Nhà Trắng. Từ cựu Bộ trưởng Tư pháp
John Mitchell (là Giám đốc Ủy ban Tái cử của Tổng thống thời điểm đó), Chánh văn
phịng Nhà Trắng Halderman, Phụ tá đặc biệt của Tổng thống John Ehrlichman, Trợ lý
Tổng thống John Dean, Thư ký Ủy ban Tái cử của Tổng thống Gordon Liddy và cả Tổng
thống đương nhiệm Nixon.
1.2. Bí mật dần hé lộ
Chỉ hai ngày sau, giới báo chí Mỹ đã nắm được thông tin về vụ đột nhập, cho dù lúc đó
tin tức đang bị Nhà Trắng phong tỏa nghiêm ngặt. Tờ Wasington Post đã cho đăng thông
tin này đầu tiên. Bob Woodward và Carl Bernstein, hai phóng viên của Washington Post
đã được một nguồn tin ẩn danh có tên là Deep Throat liên hệ, người này đã thơng báo với
họ rằng Howard Hunt và chính quyền đang cố gắng che đậy sự liên quan của họ. Với
nguồn tin ẩn danh này, báo chí nhanh chóng điều tra và khám phá ra được những bằng
chứng không thể chối cãi về những hành vi trái pháp luật của Nixon và những nhân viên
dưới quyền. (Vào năm 2005, Phó giám đốc FBI thời điểm đó W.Mark Felt đã thừa nhận
mình chính là Deep Throat).
Tháng 1/1973, 7 người bị thẩm vấn đầu tiên bao gồm: Howard Hunt, Gordon Liddy và 5
kẻ đột nhập. Người chủ trì xét xử là Thẩm phán John J. Sirica, Chánh án Tòa án quận
Columbia. Trong suốt những tháng đầu xét xử, những bài báo điều tra liên tục được đăng
tải công bố những chứng cứ liên quan tới Nhà Trắng trong vụ đột nhập vào DNC. Chính
quyền Tổng thống Nixon kiến quyết phủ nhận những liên quan đến vụ việc này. Trong
ngày tuyên án 23/3/1973, Thẩm phán Jonh J. Sirica đã đọc một bức thư của bị cáo James

W. McCord nêu rõ việc Nhà Trắng đã “nhắc nhở” họ bằng mọi cách giấu giếm, và đe dọa
nhằm che đậy sự liên quan của Chính phủ tới vụ việc. Theo McCord, những người làm
chứng tại phiên tòa đã nói dối trong suốt q trình xét xử.
Trong tháng 5/1973, Thượng viện Mỹ đã chỉ định Ủy ban về những hoạt động trong chiến
dịch tranh cử tổng thống sẽ thụ lý việc điều tra và xét xử vụ Watergate. Phiên tịa xét xử
vụ bê bối được truyền hình cơng khai và không lâu sau Ủy ban trên đã khui ra những
chứng cứ sai phạm của Nhà Trắng và Ủy ban Tái cử của Nixon, nhưng vẫn chưa đủ bằng
chứng để buộc tội Tổng thống có liên quan trực tiếp đến vụ Watergate và cố tình che giấu
sự thật.
Trước khi bồi thẩm đoàn họp để ra phán quyết cuối cùng thì Jeb Start Magruder, trợ lý
của John Mitchell đã xin thay đổi lời khai trong lần làm chứng trước. Ông ta đã thừa nhận
rằng việc đột nhập vào DNC là chủ trương của Tổng thống, rằng Tổng thống muốn như
vậy. Tiếp theo đó, Cố vấn Nhà Trắng John W. Dean III tố cáo Nixon có liên quan trực tiếp
4


đến vụ bê bối. Tổng thống đã ngay lập tức phủ nhận cáo buộc này. Sau đó ít tuần, trợ lý
của tổng thống Nixon, Alexander Porter Butterfield thừa nhận trước ủy ban điều tra của
Thượng viện rằng quả thật có hệ thống ghi âm được lắp đặt trong Nhà Trắng.
1.3. Cuộc Thảm sát Đêm thứ 7
Sau những cáo buộc trên, công tố viên đặc biệt Archibalad Cox yêu cầu tổng thống phải
giao nộp các băng ghi âm tuy nhiên Nixon từ chối yêu cầu trên và yêu cầu Cox hủy bỏ
Đơn triệu tập Tịa án đối với mình.
Vào ngày 20 tháng Mười năm 1973, sau khi Cox từ chối hủy Đơn triệu tập Tòa án, Nixon
ra lệnh cho Tổng chưởng lý Elliot Richardson sa thải ông. Richardson từ chức như một
cách phản đối thay vì thực hiện mệnh lệnh này. Nixon sau đó ra lệnh cho Phó Tổng
chưởng lý William Ruckelshaus sa thải Cox, nhưng Ruckelshaus cũng từ chức chứ khơng
sa thải ơng ta. Nixon cuối cùng dừng việc tìm người sẵn sàng sa thải Cox sau khi tìm thấy
Tổng biện lý sự vụ Robert Bork. Mặc dù Bork nói ông tin rằng mệnh lệnh của Nixon là
chính đáng và phù hợp, ông vẫn đã cân nhắc từ chức để tránh bị "coi là người đã thực

hiện mệnh lệnh của Tổng thống để cứu cơng việc của mình". Bork thực hiện mệnh lệnh
của tổng thống và cách chức công tố viên đặc biệt (Cox).
Những hành động này bị công chúng chỉ trích đáng kể. Sau vụ “Thảm sát đêm thứ 7”, áp
lực từ phía dư luận đè nặng lên Quốc hội Mỹ, yêu cầu buộc tội Tổng thống Nixon
1.4. Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ
Trước sự phản đối kịch liệt của dư luận, ngày 8/12/1973, Nixon đã cho cơng bố những
cuốn băng bí mật. Nhưng chỉ có 7 băng trong số 9 cuốn theo yêu cầu của thẩm phán
Sirica. Theo như Nhà Trắng thì khơng hề có 9 cuốn băng như lời của Sirica. Khi Ủy ban
điều tra kiểm tra 7 băng được trình lên tịa thì có một băng bị vấp và ngắt qng nhiều lần,
bị ngắt qng đó khơng phải là một sự ngẫu nhiên.
-

-

Tháng 4/1974, Nhà Trắng giao tiếp 1.200 trang ghi chép lại các cuộc hội thoại
nhưng vẫn từ chối giao ra băng ghi âm đầy đủ với lý do đó là đặc quyền hành
pháp.
Ngày 24/7/1974, đến lượt Tịa án Tối cao Mỹ ra lệnh tổng thống phải giao nộp các
băng ghi âm. Tổng thống không thể cãi lệnh tòa.
Ngày 5/8/1974, Nixon đã cung cấp bản sao của 3 cuốn băng nhưng nó đã bị xóa
sạch những gì có dính líu tới ơng ta.

Trong những đoạn ghi âm tổng thống cố giữ đến phút cuối, người ta nghe thấy ông đang
cố gắng dùng CIA để ngăn cản cuộc điều tra Watergate của FBI, lấy lý do việc này sẽ ảnh
hưởng đến an ninh quốc gia.
Việc những thông tin vốn được coi là bí mật này được khám phá và cơng bố, Nixon đã
hồn tồn mất đi sự ủng hộ trong Quốc hội. Ngày 8/8/1974, trước khi Ủy ban Tư pháp Hạ
viện (U.S House Committee) kịp buộc tội, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức. Dù vậy,
Nixon không thừa nhận các cáo buộc liên quan đến vụ đột nhập vào khu phức hợp
5



Watergate. Ơng được phó tổng thống Gerald Ford, người tun thệ nhậm chức tổng thống
ngay sau khi Nixon từ chức, ân xá sau đó và chưa bao giờ đối mặt với việc bị luận tội hay
truy tố.
2. Vụ bê bối thay đổi chính trị nước Mỹ
2.1. Bước ngoặt mới trong chính trị
Nhìn lại bê bối Watergate, chúng ta phải khẳng định, về bản chất, là sự “đấu đá” giữa các
phe đối lập trong xã hội Mỹ (các Đảng phái) và trong chính Chính quyền Mỹ (Nhà Trắng,
CIA và FBI). Qua vụ việc này, chúng ta, chúng ta biết đến “Đội thợ sửa ống nước Nhà
Trắng”. Thực chất những người trong nhóm thợ sửa ống nước đều là cựu điệp viên CIA,
nằm dưới quyền kiếm sốt của chính quyền Tổng thống, là những người chuyên đi che
đậy các vụ rò rỉ thông tin hay bê bối của Nhà Trắng. Sự tồn tại củ đội nhom này là một
trong những bê bối làm xoay chuyển chính trị Hoa Kỳ dưới thời Nixon. Năm 2011, tạp
chí TIME gọi sự tồn tại của Thợ sửa ống nước Nhà Trắng là 1 trong 10 vụ lạm dụng
quyền lực nổi tiếng nhất thế giới.
Qua bê bối Watergate, luật pháp Hoa Kỳ được củng cố chặt chẽ hơn. USA Today gọi
Watergate là vụ bê bối "đã mãi mãi thay đổi nền chính trị Mỹ", nó tạo nên một phong trào
kêu gọi minh bạch hóa và cho phép công chúng tiếp cận nhiều hơn đối với các tài liệu
chính phủ. Sau vụ Watergate, quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua các luật cải cách liên
quan đến việc gây quỹ khi tranh cử, đạo đức chính phủ và tự do thông tin.
2.2. Watergate và Chiến tranh ở Việt Nam
Chỉ sau vụ bê bối Watergate, những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam được hé lộ,
người ta mới biết được tội ác ghê rợn của chính quyền Nixon.
Mặc dù người tiền nhiệm, Tổng thống Johson Lydon đã hết hy vọng về chiến tranh song
Nixon vẫn tiếp tục thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới. Qua các cuốn băng ghi âm, nhận
thấy Nixon là một chính khách tàn nhẫn, phi đạo đức. Trước khi đắc vử, Nixon sử dụng
chiêu bài u chuộng hịa bình, hứa hẹn kết thúc chiến tranh ở Việt Nam để lôi kéo cử tri
Mỹ bỏ phiếu cho R.Nixon. Trên thực tế, phía Nixon đã liên lạc với một số cán bộ cấp cao
chính quyền Việt Nam Cộng Hịa và cam đoan rằng sẽ có "một thỏa thuận tốt hơn" nếu

ngăn cản được các cuộc đàm phán hịa bình ở Paris mà đại diện cho phía Mỹ là Tổng
thống Lyndon Johnson. Thay vì thực hiện những lời hứa trước đó thì khi trở thành Tổng
thống, Nixon đã leo thang chiến tranh xâm lược, ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam.
Sau đó, vào năm 1971, Thời báo New York cùng một số tờ báo lớn ở Mỹ đã bắt đầu xuất
bản Tư liệu Lầu Năm Góc do cựu Bộ trưởng Quốc phịng Daniel Ellsberg tiết lộ. Tư liệu
trên đã làm dư luận phẫn nộ đến cực điểm khi biết được những điều gian trá mà chính
quyền Mỹ đã làm khiến Mỹ sa vào vũng lầy cuộc chiến xâm lược đẫm máu ở Việt Nam.
Tổng thống Nixon nhận ra mối nguy nan chính trị nếu những chiêu trò trong chiến dịch
bầu cử năm 1968 và tội ác khi cản trở việc lập lại hịa bình ở Việt Nam của ông ra khi bị
phanh phui. Những vọng tưởng về việc che dấu đi tất cả những tội ác của mình đã trở
thành một trong những nguyên nhân khiến ông ta thành lập “Đội sửa ống nước” để đi truy
tìm tài liệu cáo buộc mình và là nguồn cơn dẫn đến vụ bê bối Watergate sau này.
6


Sau cuộc điều tra và quá trình luận tội, những bí mật mà Nixon cố gắng dấu kín bị phơi
bày khơng chỉ hủy hoại danh tiếng của chính bản thân Nixon mà mà cịn làm xói mịn
niềm tin của cơng chúng Mỹ với chính phủ, và sự sùng kính tổng thống mà trước đó
người dân Mỹ vẫn thường trân trọng.
2.3. Đóng góp của báo chí và truyền thơng trong q trình điều tra
Watergate cũng đánh dấu sự tham gia của báo chí Hoa Kỳ vào các hoạt động chính trị,
điển hình nhất trong trường hợp này là Washington Post. Trong bê bối Watergate, báo chí
có vai trị rất lớn trong việc minh bạch hóa chính phủ và phanh phui các bí mật của quan
chức. Việc khơi bày được sự dính líu cùa chính quyền Tổng thống Nixon là thành quả
chung của cơ quan điều tra và các bài báo điều tra từ phía báo chí.

Tờ Washington Post đăng tải về vụ Watergate Nguồn: PetroTimes
Trong thời kỳ đầu này, hầu hết truyền thông đều chỉ tập trung đưa tin về các chủ đề khác
liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1972 mà bỏ qua hoặc đánh giá thấp thông tin
về Watergate mà Woodward và Bernstein (hai phóng viên của tờ Washington Post) có

được rất sớm. Washington Post đã đặt nghi vấn về việc vụ đột nhập có liên quan đến
chính quyền Nixon. Bất chấp những lời chỉ trích của Nhà Trắng rằng tờ báo này tường
thuật đầy thiên kiến, trong thời gian Nixon tái đắc cử tổng thống, Washington Post tiếp
tục đăng tải các bài báo về việc các cộng sự Nixon quấy rối, tìm cách hạ thấp đối thủ
chính trị của ơng. Từ những bài báo điều tra bất chấp cản trở từ phía chính quyền này của
Woodward và Bernstrein, bê bối Watergate phần nào được phanh phui. Gene Roberts, cựu
biên tập chính của The Philadelphia Inquirer và cựu tổng biên tập của The New York
Times đã gọi cơng việc của Woodward và Bernstein ‘có lẽ là nỗ lực báo chí đơn lẻ vĩ đại
nhất mọi thời đại’.
7


Sau này, chủ bút của Washington Post trong giai đoạn Watergate, bà Katharine Graham,
kể lại rằng chính quyền Nixon đã tìm cách quấy rối tờ báo và cuộc điều tra bằng cách thao
túng các tờ báo khác như Washington Star-News và Los Angeles Times đăng những câu
chuyện làm mất uy tín của tờ Washington Post. Nhà Trắng cũng tìm cách cô lập đưa tin
của tờ Post bằng cách liên tiếp tấn cơng tờ báo đó khơng mỏi mệt trong khơng phản hồi
về vụ bê bối từ tờ New York Times và tạp chí Time. Chính quyền đã cáo buộc giới truyền
thông đưa ra "những cáo buộc ngông cuồng", nhấn mạnh câu chuyện và có thành kiến chủ
nghĩa tự do cánh tả chống lại chính quyền.
Rõ ràng, Nhà Trắng đã dùng quyền lực chính trị để chi phối các cơ quan báo chí nhằm
điều hướng dư luận song khơng thành. Nhờ có những bài báo điều tra và việc cập nhật
thơng tin liên tục từ phía các cơ quan báo chí uy tín các phiên điều trần Watergate tại
Thượng viện đã được PBS phát sóng trên tồn quốc, thu hút sự quan tâm của công chúng,
mọi thông tin đều được công khai chi tiết, minh bạch. Báo chí đã chứng minh một cách rõ
ràng sức mạnh của “quyền lực thứ tư” – quyền lực đến từ phía dư luận. Sau bê bối này,
Luật Tự do Thông tin được củng cố vào năm 1974, người dân Mỹ có thể tiếp cận nhiều
hơn đến nguồn thông tin đặc biệt là một số thông tin chính trị.

KẾT LUẬN

Dù vụ bê bối Watergate đã kết thúc được gần 50 năm, song đến bây giờ chúng ta vẫn chưa
thực sự biết được mục đích chính xác nhất của cuộc đột nhập. Suốt quá trình điều tra, dù
là cơ quan chính phủ và hay báo chí vẫn chưa cho cơng chúng biết được đáp án chính xác
của câu hỏi: “Liệu Nixon có thực sự sự là người ra lệnh hoặc ơng ta có biết trước về cuộc
đột nhập đó hay khơng?”. Và có lẽ điều đó sẽ mãi mãi trở thành bí mật bởi "tồn bộ câu
chuyện về các hoạt động bí mật của chính quyền Nixon đã bị chôn vùi và những thủ phạm
mà ngày nay đã qua đời" (Nhà báo điều tra Bob Woodward).
Tuy nhiên, từ những tư liệu được khai thác và công khai, chúng ta phải khẳng định rằng,
về bản chất thì Watergate là sự “đấu đá” giữa các phe đối lập trong xã hội Hoa Kỳ. Với
một đất nước hùng mạnh và do nhiều Đảng cùng lãnh đạo thì việc tranh giành quyền lực
lẫn nhau trong giới chính trị là một tất yếu khó có thể tránh khỏi. Từ sự sụp đổ của chính
quyền Nixon sau bê bối Watergate, chúng ta vừa nhìn ra được sai lầm chính trị và rút ra
kinh nghiệm về việc cần chặt chẽ trong luật pháp và cơng khai mình bạch trong q trình
bầu cử, bên cạnh đó cũng cần tơn trọng quyền tự do ngơn luận, tự do thông tin của công
dân. Bên cạnh những bài học kinh nghiệm đó, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng và
vị thế của báo chí trong một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, cần thúc đẩy sự
phát triển của báo chí, truyền thơng bên cạnh kinh tế, chính trị để tạo ra một xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về bê bối Watergate của Hoa Kỳ, bản thân tôi được
nâng cao hiểu biết về lịch sử thế giới nói chung và nhận thức được tầm quan trọng của
8


việc cơng khai minh bạch trong các hoạt động chính trị. Thêm vào đó, cũng nhận ra được
sức mạnh của báo chí và truyền thơng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

9




×