Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu luận môn lịch sử báo chí: Lịch sử báo chí Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THƠNG


TIỂU LUẬN
BÁO CHÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO CHÍ ANH

Giảng viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN BÍCH NGỌC
Sinh viên thực hiện:

Lớp:

1. Nguyễn Thu Hương - 2156031015
2. Lê Chi Lam - 2156031024
3. Nguyễn Thị Ngọc Anh - 2156031082
4. Lê Khánh Quỳnh - 2156031110
5. Lê Thị Thảo Nguyên - 2156031104
BÁO CHÍ K21C_CLC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2
I. Sơ lược về lịch sử phát triển của báo chí Anh qua từng mốc thời gian ..................... 2
1. Từ sơ khai đến thế kỷ XVII .......................................................................................... 2
2. Từ thế kỷ XVIII - XIX .................................................................................................. 2
3. Thế kỷ XX - nay............................................................................................................ 3


II. Xu hướng phát triển của báo chí nước Anh từng thời kỳ ......................................... 5
1. Xét theo loại hình báo chí ............................................................................................. 5
1.1. Báo in ...................................................................................................................... 5
1.1.1. Giai đoạn thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ............................................................... 5
1.1.2. Giai đoạn thế kỷ XVIII - Một bước phát triển lớn .............................................. 6
1.1.3. Giai đoạn thế kỷ XIX đến nửa đầu XX - Thời kỳ hoàng kim ............................. 7
1.1.4. Giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay - Giai đoạn suy thoái của báo in .................. 9
1.2. Phát thanh ............................................................................................................. 10
1.3. Truyền hình........................................................................................................... 11
1.4. Báo trực tuyến ...................................................................................................... 13
2. Đặc điểm báo chí Anh hiện nay .................................................................................. 13
2.1. Nhìn chung về các nhà báo Anh ........................................................................... 13
2.2. Xu hướng báo chí Anh và ảnh hưởng của nó đến báo chí khu vực...................... 14
2.3. Cái nhìn của độc giả nước Anh đối với báo chí ................................................... 15
III. Một số thành tựu nổi bật của báo chí Anh .............................................................. 16
1. Một số cơ quan báo chí lớn ở Anh .............................................................................. 16
1.1 The Times .............................................................................................................. 16
1.2 The Guardian ......................................................................................................... 17
1.4 The Sun .................................................................................................................. 18
1.5 BBC ....................................................................................................................... 18
1.6 Reuters ................................................................................................................... 19
1.7 Mức độ tin tưởng của người dân đối với các cơ quan báo chí Anh ...................... 20
2. Một số nhà báo xuất sắc và giải thưởng danh giá ....................................................... 21
2.1. Một số giải thưởng của nước Anh dành cho giới báo chí .................................... 21
2.2. Một số nhà báo người Anh nổi tiếng .................................................................... 21


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của báo chí là một q trình dài với những đổi thay to lớn của

khơng chỉ riêng báo chí, mà cịn phản ánh sự tiến bộ trong văn hóa, nhận thức của con
người theo thời gian. Từ đầu thế kỷ XIV, do nhu cầu thông tin của con người ngày càng
tăng cao, báo chí đã bắt đầu được hình thành. Nước Anh là một trong những đất nước
phát triển nhất châu Âu thời bây giờ cũng là nơi đặt những xuất phát điểm cho sự phát
triển của báo chí hiện tại.
Tìm hiểu về lịch sử, những đặc điểm của báo chí thuở cịn sơ khai và sự đổi thay
trong tiến trình phát triển báo chí tại Anh như là một sự nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ để
người làm báo hiểu thêm về nghề nghiệp của mình, để sinh viên ngành báo có cái nhìn
chân thật và bao qt hơn về một trong những cái nơi báo chí phương Tây và thế giới.
Báo chí Anh là cơ quan có tác động đến khơng chỉ trong nước mà cịn trên khu vực, bởi
thế, tìm hiểu về nó cịn giúp ta mở rộng hơn tư duy học thuật cũng như kiến thức làm
nghề. Tìm hiểu cái hay, cái dở của báo chí Anh cịn giúp chúng ta những bài học trong
phát triển báo chí nước nhà, giúp cơng chúng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của báo chí
trong cuộc sống quanh ta.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiểu luận đạt được sự trọn vẹn về mặt nội dung, nhóm sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp được nhóm áp dụng trong việc tìm
hiểu, đọc qua những bài nghiên cứu có nội dung liên quan, sau đó ghi chép lại những
nội dung cốt yếu nhất nhằm phục vụ cho bài luận. Tiếp theo, nhóm vận dụng phương
pháp liệt kê để dẫn chứng và sắp xếp các luận điểm một cách logic. Để đào sâu thêm
vấn đề, nhóm sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm, luận cứ
đưa ra thông qua những dẫn chứng, số liệu thuyết phục. Trong quá trình thực hiện, nhóm
áp dụng cách viết từ khái quát đến cụ thể để làm nổi bật vấn đề. Điều đó vừa giúp cho
việc ghi nhớ được dễ dàng, đồng thời tạo được chiều sâu cần có của một bài tiểu luận.

1


B. NỘI DUNG
I. Sơ lược về lịch sử phát triển của báo chí Anh qua từng mốc thời gian

Theo New Media Association, Lịch sử báo chí nước Anh có lẽ đã bắt đầu từ
khoảng hơn 300 năm trước, kể từ thời dưới sự trị vì của Nữ vương Mary II và Vua
William xứ Orange. Báo chí cho đến hiện tại đã trải qua tiến trình dài với nền lịch sử
lâu đời, nên để hiểu một cách chi tiết về báo chí Anh, chúng ta cần chia các giai đoạn
thời gian gắn liền với sự phát triển của nó.
1. Từ sơ khai đến thế kỷ XVII
1450

Johannes Gutenberg phát minh ra máy in.

1476

Nhà ngoại giao kiêm nhà văn người Anh William Caxton xây
dựng nhà máy in đầu tiên tại Westminster.

1549

Bản tin tiếng Anh đầu tiên được biết đến là Requests of the
devonshyre and Cornyshe Rebelles ra đời.

1621

Tờ báo có tiêu đề đầu tiên - Corante or News from Italy,
Germany, Hungarie, Spaine and France được xuất bản ở
London

1665

Tờ Công báo đầu tiên được ra đời tại Anh mang tên Oxford
Gazette, sau được đổi tên thành London Gazette, đây cũng là tờ

báo được công nhận tồn tại lâu đời nhất nước anh

1709

Tạp chí Worcester Postman được xuất bản thường xuyên với cái
tên mới Berrow's Worcester, đây được xem là tờ báo tiếng Anh
lâu đời nhất cịn sót lại cho đến ngày nay.

2. Từ thế kỷ XVIII - XIX
1702

Tờ nhật báo đầu tiên trên thế giới The Daily Courant xuất hiện
tại London. Tờ báo tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về
xuất bản tin tức. Đồng thời sử dụng không gian trống trên báo
để đăng các tin quảng cáo, điều này giúp cho tờ nhật báo giảm
bớt sự phụ thuộc về chính trị.

1712

Đạo luật tem đã được áp dụng khiến cho giá báo tăng cao và
người nghèo khơng có khả năng mua được chúng.

2


1731

Tạp chí The Gentleman's Magazine chính thức được xuất bản.
Cũng từ đây, khái niệm “tạp chí” được đưa vào sử dụng và biết
đến rộng rãi.


1785

Sự xuất hiện của Daily Universal Register và sau này đổi thành
The Times (1788).

1830

Do nhu cầu đọc những tờ báo rẻ tiền của công nhân tại Anh, tờ
Penny Gazette xuất hiện mở ra một thời kỳ mới của thể loại báo
này.

1836
Cuối thế kỷ
XIX - đầu thế
kỷ XX

Hội Báo chí Anh được thành lập.
Anh bắt đầu có sự phân hóa báo chí:
- The Times (1785): báo chí tư sản, phản ánh quyền lợi của giới
tư sản công nghiệp – tài chính;
- Manchester Guardian (1821), The Daily Telegraph (1855):
Nhóm báo có khuynh hướng chính trị.

1868

Hãng thơng tấn quốc gia Anh Press Association được thành lập.

3. Thế kỷ XX - nay
Hình thành:

- Nhóm báo phục vụ cơng chúng bình dân: Daily Mail (1896);
Daily Express (1900), Daily Mirror (1903), Daily Sketch (1903)
- Nhóm báo phục vụ cơng nhân: Commonwealth (1884), Daily
Herald (1911), The Communist (1920-1930), Labour Monthly
(1923-1927), Daily Worker (1930)
1907
Những năm
20-30 của thế

Liên minh các nhà báo quốc gia được thành lập như một cơng
đồn làm cơng ăn lương.
- Tại Anh đã hình thành thị trường báo chí.
- Các chủ báo tư sản giữ vị trí chủ chốt trong thị trường này.

kỷ XX
1936

Quảng cáo màu đầu tiên của Anh xuất hiện (trong Daily Record
của Glasgow).

1946

Guild of British Newspaper Editors được thành lập (nay là Hiệp
hội biên tập viên).
3


1955

Ở Anh diễn ra cuộc đình cơng báo chí quốc gia kéo dài một

tháng, tờ Daily Record được Mirror Group mua lại.

1959

- Tờ Manchester Guardian đổi thành The Guardian.
- Cuộc đình cơng in ấn báo chí khu vực kéo dài sáu tuần.

Đầu những năm - Ước tính 41 tập đồn tư bản báo chí chiếm tới 57% tổng doanh
60
số thương mại của 542 cơ quan báo chí, cho thấy sự lớn mạnh
của báo chí tư bản tại đây.
- Báo chí cộng sản và báo chí cơng nhân phát triển.
1966

Tờ Morning Star ra đời (báo của những người cộng sản và cũng
thể hiện quan điểm của nhiều tầng lớp nhân dân khác).
Mạng lưới báo chí định kỳ phát triển rộng khắp, đài BBC giữ vị
trí quan trọng trong ngành phát thanh và truyền hình thế giới.

2007

Chính phủ Anh từ bỏ kế hoạch thắt chặt luật Tự do Thơng tin.

2008

Suy thối kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo,
cổ phiếu của các cơng ty truyền thơng có sự sụt giảm mạnh mẽ.

2013


Ngành cơng nghiệp báo chí và tạp chí đã đạt được những tiến
bộ đáng kể trong việc thành lập Tổ chức Tiêu chuẩn Báo chí
Độc lập - cơ quan quản lý mới cho báo chí do Lord Justice
Leveson kêu gọi.

2016

BBC và Hiệp hội Truyền thông Tin tức thành lập Quan hệ đối
tác tin tức địa phương để thúc đẩy báo chí địa phương ở nước
Anh.

2020

Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng mang tính sống
cịn của tin tức, điều này khiến cho lượng xuất bản của báo chí
địa phương và quốc gia Anh tăng mạnh trong bối cảnh hạn chế
gặp gỡ.

2021

Đại dịch tiếp tục làm nổi bật vai trò mạnh mẽ của các thương
hiệu tin tức trong việc giúp công chúng điều hướng cuộc khủng
hoảng đang diễn ra.

4


II. Xu hướng phát triển của báo chí nước Anh từng thời kỳ
1. Xét theo loại hình báo chí
1.1. Báo in

1.1.1. Giai đoạn thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Trong tất cả các loại hình báo chí, báo in là thể loại được phát triển sớm nhất ở
Anh nói riêng và trên tồn thế giới nói chung. Dù người phát minh ra máy in - Johannes
Gutenberg vào năm 1450 là người Anh, hay việc nhà ngoại giao William Caxton xây
dựng nhà máy in đầu tiên ở Westminster vào năm 1476 thì báo in vẫn chưa được xuất
hiện vào thời điểm đó. Do sự quản lý nghiêm ngặt của Vương quốc Anh lúc bấy giờ,
việc xuất bản các ấn phẩm báo chí diễn ra vơ cùng khó khăn. Cũng có lẽ vì lý do đó, tờ
báo tiếng Anh đầu tiên xuất hiện khá muộn kể từ khi có máy in tại đây - vào năm 1620.
Sau khoảng thời gian bị kiểm soát nghiêm ngặt về việc xuất bản, người Anh bắt đầu in
báo, phổ biến nhất ở khu vực London. Tờ báo đầu tiên có tiêu đề mang tên Corante or
News from Italy, Germany, Hungarie, Spaine and France tại London vào năm 1621.
Sang thế kỷ XVII, báo chí bắt đầu trở thành cơng cụ để truyền thơng chính trị. Các phe
phái lôi kéo người dân Anh bằng cách phân phát những mẩu giấy nhỏ - tựa như cách tờ
rơi thời hiện đại được truyền đi. Có lẽ, hình thức này cũng là lý do để nhà nước kiểm
soát việc in ấn báo chí vơ cùng chặt chẽ. Báo in dưới thời đại bấy giờ được in dưới dạng
những cuốn sách nhỏ. Nhưng việc xuất bản những cuốn sách báo này đã bị đình chỉ từ
năm 1632 đến năm 1638 theo lệnh của Star Chamber (Tịa án đặt tại cung điện hồng
gia Westminster).
Năm 1641, Tịa án cung điện hồng gia Star Chamber và The Court of High
Commission (Tòa án Giáo hội cấp cao) bị bãi bỏ, mở ra thời kỳ tự do cho báo chí. Người
ta ước tính rằng có khoảng 300 đầu báo được in ngay sau khi lệnh cấm được bãi bỏ. Hầu
hết báo chí ở Ln Đơn đều ủng hộ Nghị viện và nhà nước như Spie, The Parliament
Scout và The Kingdomes Weekly Scout. Ngoài ra, sách báo bán khiêu dâm cũng bắt đầu
xuất hiện. Những ấn phẩm này chứa nhiều tin tức hỗn hợp và thông tin không lành mạnh.
Sự tự do báo chí kéo dài khơng lâu bởi sự hồi phục của chế độ quân chủ dưới quyền vua
Charles II. Vua Charles II ban hành Đạo luật In ấn năm 1662 hạn chế quyền tự do in ấn
của một số cơ quan, đồng thời hạn chế quyền tự do báo chí.
Nhận xét về báo in thời kỳ này, chúng ta có thể thấy được sự mất tự do trong hoạt
động làm báo bở sự cấm đoán và điều lệ nghiêm ngặt của nhà nước. Đa số những sách
báo được lưu truyền đều phải có thơng điệp cổ vũ, ủng hộ thể chế chính trị. Mãi đến khi

Nữ Vương Mary II và chồng là William xứ Orange lên cầm quyền, Vương quốc Anh
mới có những nới lỏng thể hiện việc trả lại tự do cho báo chí. Giờ đây, báo chí có quyền
lên tiếng bày tỏ quan điểm về các đảng phái trong quốc hội và đưa ra quan điểm chính
5


trị của mình. Với khả năng điều hướng dư luận, cơ quan báo chí trở thành lực lượng
quan trọng đối với sự ổn định chính trị và xã hội. Tóm lại, có thể kết luận, đa phần các
tờ báo in được xuất bản ở giai đoạn này vẫn còn mang đậm màu sắc chính trị, chưa thực
sự đa dạng về mặt tin tức, đối tượng.
1.1.2. Giai đoạn thế kỷ XVIII - Một bước phát triển lớn
Đến đầu thế kỷ XVIII, Anh trở thành quốc gia phát triển cả về kinh tế, chính trị
lẫn xã hội. Thể chế chính trị ổn định giúp người dân Anh có cơ hội ổn định cuộc sống,
tiếp thu nền giáo dục hàng đầu. Tầng lớp trung lưu mới bao gồm các thương gia, thương
nhân, doanh nhân và chủ ngân hàng đã nhanh chóng nổi lên. Với học vấn và trình độ
hiểu biết, họ nhanh chóng tham gia hoạt động chính trị. Điều này đã mang đến cho báo
chí cơ hội phát triển vượt bậc vì những nhà văn Anh ở thời đại này có xu hướng tham
gia viết báo. Đặc biệt, các giá trị được thể hiện trong báo chí giai đoạn này hồn tồn
phù hợp với tầng lớp trung lưu tư sản: đặc biệt chú trọng về quyền tư hữu, tơn giáo và
trí tuệ.
Báo chí trong nửa đầu thế kỷ XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà văn lớn như Daniel
Defoe, Jonathan Swift, Joseph Addison, Richard Steele, Henry Fielding và Samuel
Johnson. Họ đều là những biên tập viên kỳ cựu đứng sau thành công của những tờ báo
nổi nổi tiếng. Tài liệu của họ mang tính giải trí khá cao và chứa đựng nhiều thông tin.
Điều này đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Đặc biệt với ấn phẩm The
Storm - bài tường thuật khoa học nổi tiếng về một cơn bão lớn. Cách viết bài cũng như
cách thu thập thông tin của Defoe trở thành nền móng cho việc viết các phóng sự điều
tra sau này.
Đầu thế kỷ XVIII, những cuốn tạp chí đầu tiên được xuất bản ở Anh đã mang
một thể loại mới đến với thị trường xuất bản báo in lúc bấy giờ. Báo in trở nên rất được

ưa chuộng thúc đẩy nhật báo xuất hiện. Tờ Daily Courant xuất bản năm 1702 tại Anh
được xem là tờ nhật báo đầu tiên trên thế giới.
Tạp chí The Gentleman's Magazine của London, xuất bản lần đầu tiên vào năm
1731, là tạp chí đầu tiên gây được tiếng vang lớn trong công chúng. Tổng biên tập
Edward Cave dưới bút danh "Sylvanus Urban" là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ "tạp
chí" tại Anh thời bấy giờ, là người đi đầu trong việc hình thành và phát triển tạp chí sau
này. Theo thống kê tính đến năm 1720, ở Anh có 12 tờ báo London và 24 tờ báo địa
phương. Con số này đủ để chứng minh nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân Vương
quốc Anh là rất lớn. Tuy nhiên, Đạo luật tem (tức Thuế tem) ra đời vào năm 1712 đã
đẩy giá các tờ báo lên cao, gây khó khăn cho những người thuộc tầng lớp thấp hơn trong
xã hội khi muốn tiếp cận với thông tin đại chúng. Yêu cầu xuất bản những ấn phẩm báo
chí rẻ tiền dành cho người lao động lúc bấy giờ là rất cấp thiết. Bất chấp pháp luật ngăn
6


cản, số lượng những tờ báo rẻ tiền được phát hành bất hợp pháp lên tới con số 150000.
Nhiều tờ báo nổi tiếng đã được phát hành như: The Observer (1791), Daily Courant
(1702), Daily Universal Register (sau 1785) - tiền thân của một trong những tờ báo nổi
tiếng thế giới như The Times, Berrow’a Worcester Journal (1709) - được coi là tờ báo
in lâu đời nhất vẫn cịn xuất bản,...
Có thể nói, thế kỷ XVIII là thế kỷ chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ và phát
triển nhanh chóng của báo in nước Anh. Từ việc đơn thuần truyền đạt các thơng tin
chính trị của nhà nước, nay đã trở nên đa dạng hơn, thông tin được khai thác nhiều khía
cạnh ở cả trong nước lẫn quốc tế. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự tự do
hoạt động báo chí. Đồng thời, việc thương mại hóa các tờ báo ngày càng được chú trọng.
1.1.3. Giai đoạn thế kỷ XIX đến nửa đầu XX - Thời kỳ hoàng kim
Giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX khơng chỉ là thời đại hồng kim
của báo in nước Anh mà còn là thời kỳ đỉnh cao của báo in phương Tây nói chung. Thời
điểm đó ở Mỹ, người ta sử dụng thuật ngữ “nghề làm báo vàng” để nói về cơng việc của
các nhà báo.

Ở giai đoạn này, sách, báo, tạp chí khơng chỉ dành cho những người có điều kiện.
Bởi kỹ thuật in ấn phát triển, kéo theo đó là số lượng người biết chữ tăng cao. Sự ra đời
của máy in quay và máy sắp chữ khiến giá thành sách báo giảm nhanh chóng. Điều này
giúp những người ở tầng lớp thấp trong xã hội cũng có cơ hội tiếp cận với giáo dục và
được biết chữ. Như một lẽ dĩ nhiên, khi học biết chữ thì nhu cầu thơng tin cũng tăng
cao. Nhưng Đạo luật tem và các loại thuế xuất bản khiến giá báo chí lúc bấy giờ ở nước
Anh khơng hề rẻ.
Những tờ báo giá rẻ lần đầu tiên xuất hiện ở cả 2 bờ nước Mỹ với phong trào
“báo chí một xu” , tạo điều kiện cho mọi người đều có thể tiếp cận với sách báo. Từ Mỹ,
báo chí giá rẻ lan rộng ra khắp các nước châu Âu mở ra kỷ nguyên “báo chí một xu”.
Kỷ nguyên “báo chí một xu” trên thế giới bắt đầu vào năm 1830 nhưng đến năm
1855, nước Anh mới chính thức bỏ Đạo luật tem để gia nhập kỷ nguyên này, đưa báo
chí đến với tất cả mọi người, bất phân giàu nghèo. Minh chứng rõ nét nhất là ngay khi
thuế tem giảm từ 4 xu xuống 1 xu, số lượng tờ báo tiếng Anh được in ấn nhảy vọt từ
39.000.000 lên tới 122.000.000. Thế kỷ XIX là thời gian mà báo in được thương mại
hóa rõ nét nhất. Khơng chỉ đơn thuần thu nguồn lợi nhuận từ phía độc giả mua báo, các
cơ quan báo chí cũng có thể nhận được thù lao từ việc đăng những tin, bài quảng cáo về
các loại nhu yếu phẩm, xu hướng thời trang, thương hiệu nổi tiếng,... Việc này cũng là
một một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa báo in ở nước Anh. Cụ thể là
những tờ báo đã được chia ra theo đối tượng mà họ hướng đến, từ đó thay đổi trong
phong cách viết tin bài và những thông tin xuất hiện trên báo:
7


- The Times (1785): báo chí tư sản, phản ánh quyền lợi của giới tư sản cơng nghiệp tài chính.
- Manchester Guardian (1821); The Daily Telegraph (1855): nhóm báo có khuynh
hướng chính trị.
- Nhóm báo phục vụ cơng chúng bình dân: Daily Mail (1896); Daily Express (1900),
Daily Mirror (1903), Daily Sketch (1903)
- Nhóm báo phục vụ cơng nhân: Commonwealth (1884), Daily Herald (1911), The

Communist (1920-1930), Labour Monthly (1923-1927), Daily Worker (1930)
Giai đoạn này cũng nổi lên một phong cách làm báo chí mới mà lịch sử báo chí
Anh gọi bằng thuật ngữ “New Journalism”. Báo chí được viết theo lối giật gân, sử dụng
nhiều ngơn ngữ gây kích thích trí tò mò của độc giả. Người đi tiên phong trong phong
cách này là WT Stead, biên tập viên của tạp chí The Pall Mall Gazette (1882-1889).
Việc có một vị biên tập thích viết báo theo phong cách mới này đã giúp The Pall Mall
Gazette có nét đặc trưng riêng biệt, thu hút một lượng lớn độc giả trung thành, chủ yếu
là đối tượng bình dân. Bài báo của Stead với tiêu đề mang tính giật gân, tiêu biểu như
“The Bitter Cry of Outcast London" (Tiếng than oán cay đắng của một London bị ruồng
bỏ) không chỉ thu hút lượng lớn độc giả mà cịn khiến chính phủ chú ý. Bằng cách này,
ơng thúc đẩy chính phủ quy hoạch lại các khu ổ chuột và xây dựng những khu nhà tập
thể giá rẻ cho người lao động nghèo,... Có thể nói, Stead chính là người mở ra hướng
phát triển cho báo lá cải sau này. Tuy nhiên, do tính chất cịn quá nhiều tranh cãi, phong
cách làm báo “New Journalism” cũng bị các nhà phê bình thời đó chỉ trích vì có q
nhiều lỗ hổng và cịn q cảm tính.
Việc thương mại hóa các tờ báo cũng trở thành xu hướng thời bấy giờ. Dưới sự
ảnh hưởng của “nghề làm báo vàng” ở Mỹ, làn sóng thương mại hóa báo chí lan khắp
châu Âu, thúc đẩy báo in phát triển nhanh chóng hơn nữa. Dưới tiến bộ của khoa học kỹ
thuật trong việc in ấn, dễ thấy chi phí sản xuất và giá thành nguyên liệu đã giảm giúp lợi
nhuận của một tờ báo tăng lên. Tuy nhiên, đấy là chưa đủ. Alfred Harmsworth được coi
là người mở đường cho lối đi mới trong việc kinh doanh báo in. Tờ Daily Mail do Alfred
lập ra với phong cách viết báo giật gân, lồng ghép tranh, hình minh họa và quảng cáo,
khơng hướng đến đối tượng cụ thể đã thu được lợi nhuận khổng lồ. Cịn đối với những
tờ báo chính thống khác, lợi nhuận lại không phải là mục tiêu, cái mà họ hướng đến là
sự uy tín và quyền lực chính trị. Phải nói rằng, trong giới q tộc Anh thời đó thì những
nhà báo vơ cùng có tiếng nói khi học có thể chi phối thơng tin tồn xã hội.
Cuối thế kỷ XIX, qua thế kỷ XX, tuy có sự xuất hiện của các loại hình báo chí
khác là phát thanh và truyền hình nhưng ở Anh, báo in vẫn giữ vững được địa vị của nó.
Đầu thế kỷ XX, “báo chí thịnh hành” thường có nguồn gốc từ những bản ballad đường
phố (một dạng báo chí thời bấy giờ), những tác phẩm văn học dân gian,... nên báo in

8


thời điểm này thường mang màu sắc văn hóa đại chúng. Các tờ báo xã hội chủ nghĩa và
lao động cũng phát triển mạnh và vào năm 1912, tờ Daily Herald được ra đời như tờ
nhật báo đầu tiên của phong trào lao động.
Báo chí đạt đến đỉnh cao tầm quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau
chiến tranh, tuy những cơ quan báo chí bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng vẫn tăng trưởng
đều đặn. The Times trở thành tờ báo thịnh hành nhất thời bấy giờ. Nhận xét về báo in
nước Anh thời kỳ này, ta có thể thấy, thời gian này là quá lúc báo in phát triển rực rỡ
nhất về mọi mặt. Tuy có phát triển đạt đến đỉnh cao và mang lại nguồn lợi nhuận cho
các cơ quan báo chí nhưng dần dần báo in đã trở nên biến chất. Thay vì đảm bảo nhu
cầu thơng tin thì về sau lại q chú trọng yếu tố lợi nhuận và sử dụng lối viết giật gân
để thu hút độc giả dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin.
1.1.4. Giai đoạn cuối thế kỷ XX đến nay - Giai đoạn suy thoái của
báo in
Những năm 20 của thế kỷ XX, tư bản bắt đầu điều khiển báo chí. Những tờ báo
lớn chủ yếu đều là những tờ báo tư bản. Đầu những năm 1960, 41 tập đồn tư bản báo
chí chiếm tới 57% tổng doanh số thương mại của 542 cơ quan báo chí. Việc xuất hiện
của những công cụ kỹ thuật hiện đại giúp những tờ báo có thể sở hữu thiết kế đẹp mắt
hơn. Hình thức cũng trở thành một trong những yếu tố quyết định giá trị của tờ báo.
Công cuộc chạy đua doanh số giữa các tờ báo bắt đầu trở nên gay gắt hơn, giai đoạn
này, thông tin trên báo in chủ yếu là những chủ đề nóng về thể thao, chính trị, phim ảnh
giải trí,... để đẩy mạnh tiêu thụ. Bởi lẽ người dân thời đại này đa phần chú ý đến những
dạng tin tức giải trí. Những tờ báo in lá cải được xuất bản tràn lan, gây nhiều vấn đề
nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ. Tờ báo The Sun bắt đầu đăng tải hình ảnh những
người mẫu nữ với dáng ngồi gợi dục hoặc thậm chí khỏa thân. Điều này khiến các tờ
báo lá cải khác cũng chạy đua theo bằng cách in những bức ảnh phụ nữ ngực trần. Tiếp
theo đó là vụ tranh chấp Wapping của công nhân xưởng in London khiến cho việc in ấn
các tờ báo bị trì trệ. Thời điểm này cũng bắt đầu đánh dấu sự suy thoái của báo in tại

nước Anh. Rất nhiều tờ báo in bị đóng của hoặc phá sản, thậm chí những tờ báo quốc
gia như Today cũng chính thức dừng phát hành.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của báo trực tuyến, số lượng người
dân Anh đọc báo in ngày càng suy giảm. Trong những năm đầu thế kỷ 21, lượng phát
hành báo chí đã giảm nhanh chóng. Doanh thu từ quảng cáo của lĩnh vực này đã giảm
15% chỉ trong năm 2015, với ước tính giảm thêm 20% trong năm 2016. ESI đã ngừng
in tờ The Independent vào năm đó - tờ báo đã bị sụt giảm 94% doanh số so với mức đỉnh
vào những năm 1980. Sự suy giảm của ngành cơng nghiệp báo chí có liên quan đến sự
gia tăng của việc sử dụng Internet ở Anh. Điều này dẫn đến những cơ quan báo in lớn
9


như The Time, The Guardian,... phải chuyển qua hoạt động một cách đa nền tảng để có
thể giữ vững vị thế. Dù khơng cịn được ưa chuộng như trước nhưng báo in ở nước Anh
vẫn tồn tại song song cùng các loại hình báo chí khác và phục vụ nhu cầu cho lượng độc
giả nhất định, đặc biệt là những người ở cao tuổi, vốn không quen với việc tiếp nhận
thông tin xã hội thông qua các trang báo trực tuyến.
Vào năm 2017, nghiên cứu của Liên minh Phát thanh Truyền hình châu Âu
(EBA) cho thấy người dân nước Anh ít tin tưởng vào báo in nhất so với bất kỳ quốc gia
Châu Âu nào. Tại Anh, báo in cũng ít được ưa chuộng hơn bởi thế hệ trẻ bởi tính tiện
ích thấp so với các loại hình báo chí khác.
1.2. Phát thanh
Hệ thống phát thanh của Anh ngày nay là sản phẩm của hơn 90 năm phát thanh
ở Anh và 40 năm phát thanh thương mại.
Khởi điểm vào ngày 15 tháng 6 năm 1920, Guglielmo Marconi sản xuất chương
trình phát thanh khơng dây đầu tiên ở Anh. Trước đó, vào năm 1899, ơng thành lập Cơng
ty Tín hiệu và Điện báo Khơng dây của mình ở Chelmsford. Buổi phát sóng của ơng
được phát bằng máy phát điện thoại và được nghe ở một số quốc gia khác nhau. Đây
được xem là bước ngoặt lớn đối với phát thanh ở Anh và trên toàn thế giới.
Đến năm 1922, đài BBC được thành lập khi một số nhà sản xuất radio đã cùng

nhau quảng bá phương tiện mới. Chính phủ thời đó lo lắng rằng việc phát sóng có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực khi được đưa ra thị trường và thiết lập một cuộc điều tra. Tuy
nhiên sau cùng Chính phủ cũng đã chấp nhận và BBC trở thành một cơng ty đại chúng
theo Hiến chương Hồng gia mới. Vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX, hầu hết dân
số Anh có thể nghe các chương trình phát thanh của BBC.
Năm 1933, phát thanh ứng dụng thành công Tần số điều chế (FM). Đài FM đã
cải thiện tín hiệu đáng kể, đồng thời mang lại những cải tiến cho chất lượng của các
chương trình phát sóng vơ tuyến.
Đến năm 1939 khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ, BBC đã thay thế
các chương trình phát sóng trung bình trong khu vực bằng một kênh tồn quốc mới Home Service. Lý do là vì máy bay đối phương không thể sử dụng truyền dẫn cục bộ để
điều hướng đường đi quanh không phận Anh. Home Service tiếp tục phát sóng sau khi
chiến tranh kết thúc, cho đến khi nó được thay thế bằng Radio 4 vào năm 1967. Qua đến
năm 1954, sự kiện đài phát thanh bán dẫn thương mại đầu tiên được bán đã đánh dấu
một bước phát triển mới của ngành phát thanh. Đài phát thanh di động này đã trở thành
một trong những thiết bị giải trí phổ biến nhất vào thời điểm đó, cho phép mọi người
nghe radio khi đang di chuyển.
10


Những năm 60 của thế kỷ XX, tại Anh xuất hiện các đài phát thanh kiểu mới. Để
vượt qua các quy tắc phát sóng của Anh, các đài “đài phát thanh cướp biển” đầu tiên bắt
đầu hoạt động, từ những con tàu neo đậu ngay bên ngoài vùng biển của Anh. Mặc dù
điều này khơng hồn tồn bất hợp pháp vì nó khơng có trụ sở ở Anh, nhưng hành động
đó vẫn khơng được phép vì họ đang phát sóng mà khơng có giấy phép. Một trong những
đài cướp biển nổi tiếng nhất là Radio Caroline được cấp giấy phép phát thanh cộng đồng
vào năm 2017. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến các đài phát thanh chính thống. Vào
ngày 30 tháng 9 năm 1967, BBC đã ra mắt Radio 1, một đài phát thanh quốc gia mới
nhắm đến cùng một đối tượng khán giả trẻ mà các đài cướp biển đã đặt ra để tiếp cận.
Radio 1 chủ yếu phát nhạc pop và các nhạc phù hợp với xu hướng giới trẻ.
Năm 1973, London Broadcasting Company (LBC) được xem là đài phát thanh

thương mại đầu tiên của Anh đã được ra mắt. Nội dung phát sóng chủ yếu là tin tức và
có hoạt động suốt 24 giờ. Bên cạnh đó nó cũng là đài đầu tiên của quốc gia được tài trợ
chủ yếu bằng quảng cáo. Trên thực tế, đây là đài đầu tiên phát sóng quảng cáo trên đài
phát thanh - cho thực phẩm đông lạnh Birds Eye.
Đến năm 1995, BBC đã thực hiện các chương trình phát sóng âm thanh kỹ thuật
số (Digital Audio Broadcasting - DAB) đầu tiên của mình, cho Radio 1, Radio 2, Radio
3, Radio 4 và Radio 5. Năm 1998, tiếp theo là sự ra mắt của các dịch vụ DAB thương
mại quốc gia đầu tiên, bao gồm Classic FM, Talk Radio và Virgin Radio. Năm 2002,
BBC đã ra mắt các đài phát thanh chỉ dành cho kỹ thuật số đầu tiên của mình.
Đến nay đài phát thanh vẫn là một nguồn tin tức, thơng tin và giải trí phổ biến
đối với nhiều người trên khắp đất nước Anh. Hiện nay ở Anh đang phát triển DAB quy
mô nhỏ - một mô hình được phát triển bởi một kỹ sư của Ofcom. DAB quy mô nhỏ sử
dụng phần mềm và công nghệ máy tính để truyền các dịch vụ vơ tuyến kỹ thuật số và
phát sóng đến một khu vực nhỏ, cho phép các đài phát sóng với chi phí thấp hơn nhiều
so với trước đây. Nó sẽ giúp tăng phạm vi phủ sóng radio kỹ thuật số địa phương, có
nghĩa là người nghe sẽ có thể điều chỉnh một loạt các dịch vụ phát thanh ở Anh.
1.3. Truyền hình
Song song với báo in và phát thanh, báo truyền hình tại Anh cũng đã có cho mình
những dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển khơng ngừng của lịch sử báo chí.
Bắt đầu cho tiến trình dài đó là việc Nhà khoa học John Logie Baird, dựa trên nền tảng
phát minh trước đó của Paul Gottlieb Nipkow và Constantin Perskyi, cho ra đời chiếc
tivi màu đầu tiên trên thế giới vào năm 1925. Khơng lâu sau đó, BBC - hãng truyền thanh
được xem là lớn nhất thời bấy giờ đã có những bước đi mang tính dẫn đầu nhằm thiết
lập và duy trì sự kiểm sốt đối với truyền hình tại Anh.
11


Ngày 22/8/1932, BBC chính thức tiếp quản việc sản xuất chương trình truyền
hình tại Vương quốc Anh. Chỉ trong 4 năm sau, BBC lần đầu tiên phát sóng các chương
trình có độ nét cao từ cung điện Alexandra đến Luân Đôn, đây được xem là dấu mốc

đánh dấu sự khởi đầu của truyền hình thế giới. Song song đó, BBC nhận được sự tài trợ
lớn từ phía chính phủ, từ từ tạo dựng được danh tiếng đáng kể trên thế giới bằng việc
sản xuất ra các chương trình truyền hình chất lượng. Truyền hình Anh chững lại từ năm
1939 ngay sau khi Thế chiến II bùng nổ và trở lại vào ngày 7/6/1946. Sau Thế chiến,
BBC tập trung mọi nguồn lực để phát triển truyền hình. Việc đầu tiên BBC làm là giành
quyền phát sóng Thế vận hội mùa hè 1948 vào ngày 7/8/1948. Tiếp đó, Đài truyền hình
BBC tiếp tục hoàn thiện mạng lưới BBC TV trên khắp đất nước Anh. Ước tính đến thời
điểm đầu những năm 1950, 95% các khu vực tại Anh lúc này đã có thể tiếp cận với
truyền hình BBC.
Ngày 22 tháng 9 năm 1955, truyền hình thương mại (ITV) lần đầu xuất hiện tại
Anh và bước đầu có những nguồn thu từ quảng cáo, mở ra thời kỳ mới trong quá trình
phát triển mạnh mẽ của truyền hình. Tháng 7/1968, các hợp đồng thương mại trên truyền
hình nước Anh chính thức xuất hiện đi kèm theo tên tuổi của những công ty lớn như:
London Weekend Television, Thames Television và Yorkshire Television. Song song với
lồng ghép thương mại, truyền hình tại Anh lúc này đã có những cải tiến quan trọng trong
việc áp dụng truyền hình màu vào việc phát sóng, mang lại những trải nghiệm chân thực
cho khán giả thời bấy giờ.
Ngày 6/2/1989, nhà cung cấp truyền hình vệ tinh Sky xuất hiện. Các hợp đồng
truyền hình thương mại từ Carlton Television, Meridian Broadcasting, West Country
Television và GMTV chứng tỏ việc lồng ghép thương mại vào truyền hình đã quá đỗi
bình thường và cần thiết. Ngày 1/10/1998, Truyền hình vệ tinh mới mang tên Sky Digital
ra mắt cơng chúng, sự có mặt của Sky Digital mang đến sự cải thiện về chất lượng và
âm thanh trên truyền hình, số lượng kênh mà cơng chúng tiếp cận được cũng gia tăng
đáng kể.
Từ những năm 2000 đến nay, cụ thể ngày 22/10/2002, Anh chính thức áp dụng
Dịch vụ truyền hình số mặt đất miễn phí (DTT), đây là một bước tiến quan trọng khi
việc sản xuất chương trình truyền hình có điều kiện để phát triển; lĩnh vực truyền dẫn,
phát sóng được phát triển theo hướng chun mơn hóa, đạt hiệu quả cao hơn nhiều so
với các loại truyền hình tương tự. Cùng với tiến trình đó, 4 kênh truyền hình lớn có sức
ảnh hưởng trong nước, khu vực và thế giới là BBC, Sky News, ITV, Channel 4 tiếp tục

phát triển mang đến những thơng tin nhanh chóng, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau một
cách có hiệu quả về vấn đề tin tức lẫn chính trị.

12


1.4. Báo trực tuyến
Sự ra đời của Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại đã mở ra thời đại mới
cho báo chí ở Anh. Internet đã thay đổi tính chất của báo chí nước Anh. Giờ đây, những
thơng tin được đăng tải trên báo chí trực tuyến có thể chưa được kiểm duyệt hoặc xác
thực, bù lại, báo chí bây giờ trở nên thời sự hơn. Đồng thời, Internet cũng mở ra nhiều
thông tin hơn cho độc giả. Giờ đây, độc giả có thể trực tiếp trao đổi và đóng góp ý kiến
của mình với tác giả. Cùng với tốc độ phát triển của Internet và các phương tiện kỹ thuật,
không gian báo mạng ngày càng được mở rộng. Những cơ quan báo chí có uy tín như
The Times, The Guardian,... cũng có lập ra trang báo mạng của riêng mình để có thể tiếp
cận với nhiều độc giả hơn. Các nền tảng mạng xã hội cũng được tận dụng để đăng tải
thơng tin báo chí. Bằng chứng là hiện tại, có thể tìm kiếm trang chủ đã được xác thực
của các cơ quan báo chí lớn ở ngay trên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter,...
Việc kỹ thuật công nghệ thông tin phát triển cũng cho phép lồng ghép những hình ảnh
màu sắc, video có âm thanh sinh động vào bài báo,... Rõ ràng, điều này thu hút độc giả
tốt hơn so với những loại hình báo chí thường thấy. Báo trực tuyến cũng tạo sự chủ động
hơn cho người đọ, khi mà họ có thể lựa chọn bất kỳ thơng tin gì mình muốn đọc,... Như
vậy, kết luận lại rằng việc xuất hiện của Internet nói chung và Báo trực tuyến nói riêng
đã là thay đổi hồn tồn tính chất hiện tại của báo chí và cả thói quen tiếp nhận thơng
tin của độc giả.
Theo một báo cáo về cách các hộ gia đình Anh sử dụng Internet, được xuất bản
bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia ngày 8/8/2013 thì năm 2012 tỷ lệ người lớn đọc tin
tức trực tuyến là 47%. Đến năm 2013 con số đã tăng lên 55%. Điều đó cho thấy rằng,
phần lớn người trưởng thành ở Anh sử dụng Internet để đọc hoặc tải xuống tin tức từ
các nguồn bao gồm báo và tạp chí, đài truyền hình như BBC hoặc các trang web trực

tuyến như Huffington Post. Sự phát triển mạnh mẽ của báo trực tuyến cũng đang được
cho là gây ảnh hưởng lớn tới thị phần báo in. Bên cạnh việc xuất bản những tờ báo giấy
hay đưa tin tức lên phát thanh, truyền hình thì việc đưa chúng lên những trang web hoặc
trang thơng tin chính thống cũng là lựa chọn tối ưu của các tòa soạn. Trước năm 2000,
hầu hết các tiện ích internet như iPod, Twitter, YouTube, Blog và Google tìm kiếm
khơng được sử dụng tích cực trong báo chí. Với thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhà báo
khơng thể hoạt động nếu khơng có internet.
2. Đặc điểm báo chí Anh hiện nay
2.1. Nhìn chung về các nhà báo Anh
- Số lượng nhà báo nữ hoạt động trong các cơ quan truyền thông là rất lớn. Tuy nhiên,
do một số định kiến mà cho đến hiện tại, họ vẫn được chi trả ít hơn nam giới.
13


- Các nhà báo ở Anh hầu hết không theo đạo, nếu có thì chủ yếu là cơng giáo và thiên
chúa giáo.
- Khoảng một nửa nhà báo tại Anh trung lập về lập trường chính trị, một nửa nhà báo
cịn lại về phe cánh hữu hoặc cánh tả. Cấp bậc nhà báo càng cao thì họ càng có xu hướng
trung lập về chính trị.
- Về điều kiện và đãi ngộ trong cơng việc, 20% nhà báo tại Anh có thu nhập hằng năm
dưới 19.200 bảng Anh. 83% nhà báo từ 20 đến 30 tuổi có thu nhập trung bình 29.000
bảng Anh - một khoảng thu nhập không nhỏ đến từ cơng việc làm báo.
Về quy trình làm việc:
- Từ năm 2022, tỷ lệ các nhà báo Anh làm việc trực tiếp trên báo đã giảm từ 56% xuống
còn 44%, trong khi tỷ lệ làm việc trực tuyến tăng từ 26% lên tận 52%
- Ước tính hiện có 30.000 nhà báo Anh đang làm việc online toàn thời gian. Tuy nhiên,
những nhà báo online được trả lương thấp hơn những người làm việc trực tiếp.
- Khoảng 53% nhà báo là những chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giải trí
và thể thao. Số ít nhà báo là chuyên gia chính trị, khoa học hoặc tơn giáo.
- Các nhà báo làm việc trực tiếp trên báo in thường phải sản xuất hoặc xử lý lượng công

việc gấp đôi đối với các nhà báo trực tuyến.
2.2. Xu hướng báo chí Anh và ảnh hưởng của nó đến báo chí khu
vực
Xét trong những năm gần đây, báo chí và truyền thơng tại Anh đã có những bước
tiến đáng kể. Truyền thơng kỹ thuật số phát triển giúp cơng chúng có thể chủ động tìm
kiếm và chia sẻ thơng tin. Điều này thoạt nhìn là một dấu hiệu tốt, song nó cũng là thách
thức không nhỏ đến sức ảnh hưởng của các đài truyền hình và tịa soạn báo tại đây. Sức
ảnh hưởng đó được thể hiện rõ nhất có lẽ về phương diện chính trị. Theo số liệu từ Báo
cáo Tin tức Kỹ thuật số 2018 (Digital News Report 2018) của Viện Reuters, hầu hết các
tờ báo lâu năm tại Anh có xu hướng ủng hộ Đảng Bảo thủ, một số khác ủng hộ Đảng
Lao Động và các tờ báo nhỏ hơn có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ. Tức là, báo chí tại
Anh lúc này vẫn được được điều hành bởi các ơng trùm truyền thơng có xu hướng ngã
về một phe phái chính trị nhất định. Một số tờ báo có đường lối chính trị trung lập, tuy
nhiên số này không nhiều và vẫn bị áp đảo đáng kể.
Xét về phương diện làm báo, từ những năm 2000, báo chí Anh có xu hướng đẩy
mạnh tích hợp các phương tiện truyền thông trong công tác làm báo. Năm 2015, số nhà
báo làm việc trên các trang báo điện tử đã là 52%, lần lượt giảm dần tỷ lệ phần trăm số
lượng nhà báo làm việc ở lĩnh vực báo in, truyền hình và phát thanh. Theo cuộc khảo
sát của Viện nghiên cứu Báo chí Reuters năm 2016, có 30% nhà báo hoạt động ở các cơ
14


quan không thuộc quản lý nhà nước và 30% nhà báo làm việc tại các cơ quan chính phủ
của Anh nhận định rằng thông tin mà họ đưa ra không chỉ nhằm mục đích truyền thơng
trong nước mà cịn hướng đến thị trường quốc tế. Điều này càng làm rõ hơn sức ảnh
hưởng của báo chí Anh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc quốc tế hóa thơng tin
và thị trường báo chí rõ ràng gây lo ngại cho một số nhà báo nhất là khi học chưa sẵn
sàng làm việc ở một môi trường rộng lớn hơn đất nước mình.
2.3. Cái nhìn của độc giả nước Anh đối với báo chí
Theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận có tên Two Side và cơng ty Toluna,

51% độc giả tại Anh có mong muốn tiếp cận với tin tức trực tuyến hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, báo in vẫn đang là một phương tiện vô cùng quan trọng tại đây khi 43%
người tham gia nghiên cứu cảm thấy lo ngại nếu báo in biến mất.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) vào năm 2018, nước Anh có
khoảng 4,5 triệu người trưởng thành chưa bao giờ sử dụng Internet. Họ là các cá nhân
dễ bị tổn thương trong xã hội, có sự phụ thuộc vào báo in, tạp chí, sách và các hóa đơn
truyền thống. Việc chuyển sang một xã hội chỉ tồn tại báo trực tuyến sẽ khiến người lớn
tuổi, người tàn tật, dân cư nơng thơn và những người có thu nhập thấp khơng thể tiếp
nhận được tin tức. Chưa kể đến việc 33% tổng số người được hỏi và 54% người trên 65
tuổi ở Anh thích đọc báo in hơn báo trực tuyến.
Tóm lại, báo trực tuyến là một phương tiện hữu ích bởi những tác động to lớn
của chúng cho môi trường, cho tiến trình phát triển chung của báo chí. Tuy nhiên, báo
in vẫn là loại hình khơng thể thiếu tại Anh cho đến thời điểm hiện tại.

Các phương thức tiếp nhận thơng tin chính của người dân nước Anh (Nguồn: ofcom.org.uk)

15


Một mặt khác, do sự thay đổi trong phong cách làm báo hiện đại khiến cho thông
tin được đăng tải đơi khi thiếu tính xác thực dẫn đến khoảng 46% người dân ở nước Anh
từ chối tiếp nhận tin tức thơng qua báo chí (khảo sát của Viện nghiên cứu báo chí
Reuters), con số này gần gấp đơi mức ghi nhận khi khảo sát vào năm 2017. Điều đó đưa
tỷ lệ 'từ chối đọc tin tức báo chí' của Vương quốc Anh vượt xa mức 38% trung bình
được ghi nhận trên 46 quốc gia được phân tích, và chỉ đứng sau Brazil, nơi con số là
54%.
Tiếp theo là thống kê về về cái nhìn của người dân đối với báo chí: Nhận định
rằng tin tức tác động tiêu cực đến tâm trạng của con người (36%), người dân cảm thấy
mệt mỏi bởi lượng tin tức quá nhiều (29%), ngành công nghiệp tin tức khơng đáng tin
cậy và khơng có sự cơng bằng (29%), nó gây ra các cuộc tranh luận mà mọi người muốn

tránh (17%) và những người mà họ cảm thấy báo chí vơ nghĩa vì sự xuất hiện của những
tin tức nhảm nhí (16%). Chỉ 20% những người được phỏng vấn tin tưởng vào tính cơng
bằng chính trị của truyền thông, giảm so với 34% trong năm 2017, trong khi con số
tương tự cho biết truyền thông không bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp, giảm từ 29% vào
năm 2017 (Theo trang Press Gazette và cuộc khảo sát trực tuyến do đơn vị Yougov thực
hiện). Đây là một điều đáng lo ngại đối với hoạt động của báo chí truyền thông ở nước
Anh yêu cầu người làm báo phải sửa đổi phương thức hoạt động để mang lại chất lượng
thơng tin song song với mục đích thương mại.
III. Một số thành tựu nổi bật của báo chí Anh
1. Một số cơ quan báo chí lớn ở Anh
1.1 The Times

Trang bìa tờ The Times, số ngày
22/9/2022

- The Times được xuất bản năm 1785 với tên
gọi The Daily Universal Register. Năm 1788
đổi tên thành The Times.
- The Times là tờ nhật báo mang tính tồn quốc.
- Thuộc sở hữu của tập đoàn News Corporation
từ năm 1981.
- Giữ khổ báo lớn trong suốt 200 năm. Đến
năm 2004, The Times chuyển sang khổ nhỏ hơn
để thu hút độc giả trẻ.
- Năm 2005, The Times phát hành mỗi ngày
gần 700.000 bản (Daily Telegraph: 905.000
bản; The Sun: 3,2 triệu bản).
- Năm 2005, 40% độc giả của The Times ủng
hộ đảng Bảo thủ, 26% ủng hộ đảng Lao động.
- Được đánh giá là tờ báo uy tín và

chất lượng hàng đầu của Anh.
16


1.2 The Guardian
- The Manchester Guardian ra đời năm
1821, đến năm 1959 được đổi tên thành
The Guardian.
- 80% độc giả của The Guardian ủng hộ
Đảng Lao động (năm 2000).
- 44% độc giả của The Guardian ủng hộ
đảng Lao động, 37% ủng hộ Đảng Dân
chủ tự do (năm 2004).
- Thuộc sở hữu của Guardian Media
Group, phát hành từ thứ hai đến thứ bảy
hàng tuần.
- The Guardian phát hành hơn 350.000
bản/ ngày (2007).

Trang bìa tờ The Guardian, số ngày 22/9/2022

1.3 Financial Times
- Thành lập năm 1888, chủ yếu đưa các
thông tin về kinh tế, tài chính. Ủng hộ chủ
trương thị trường tự do và tồn cầu hóa.
- Trong các tờ báo về tài chính kinh tế trên
thế giới, đâu là tờ báo có số lượng phát
hành cao nhất thế giới.
- Khổ lớn, giấy in màu hồng nhạt.
- 45% độc giả ủng hộ đảng Bảo thủ, 24 %

ủng hộ đảng Dân chủ Tự do và 23 % ủng
hộ đảng Lao động.
- The Financial Times (FT) là tờ báo kinh
doanh của Anh mang tính quốc tế và có ảnh
hưởng đến chính sách kinh tế của Anh.
- Mỗi ngày xuất bản 4 phiên bản khác nhau
dành cho Anh, châu Âu, Mỹ và châu Á.
- Đối thủ cạnh tranh chính: Wall Street
Journal.

Trang bìa tờ Financial Times, số ngày 22/9/2022

17


1.4 The Sun
- The Sun ra mắt số đầu tiên năm 1964, là
báo ngày mang tính “lá cải”, xuất bản ở
Anh và Ailen.
- Có số lượng phát hành rất cao: 3,2 triệu
bản (2007).
- Thuộc sở hữu của tập đoàn News
Corporation của Rupert Murdoch.
- The Sun đăng tải những thông tin xung
quanh ngành cơng nghiệp giải trí, những
câu chuyện phiếm từ chính trị đến thể thao,
khai thác sâu vào đời tư của những người
nổi tiếng (đặc biệt quan tâm đến các vụ
scandal).
- The Sun sử dụng ảnh của các paparazzi.


Trang bìa tờ The Sun, số ngày 21/9/2022

1.5 BBC

Chương trình BBC News của đài BBC (Nguồn: bbc.co.uk)

- BBC là viết tắt của cụm từ British Broadcasting Company.
- Thành lập ngày 18/10/1922.
- Quốc hữu hóa năm 1927.
- Tập đồn BBC sản xuất các chương trình truyền thơng phát trên truyền hình, phát
thanh và Internet tồn cầu.
- Mục tiêu chính: thơng tin, giáo dục và giải trí.
- BBC có 5 kênh phát thanh chính:
+ Radio 1: âm nhạc và giải trí.
18


+ Radio 2: thời sự tổng hợp – là chương trình phát thanh có nhiều thính giả nhất
(khoảng 12,9 triệu người nghe/ngày).
+ Radio 3: nhạc cổ điển, kịch nghệ, jazz,...
+ Radio 4: thời sự, kịch nghệ,...
+ Radio 5 Live: thông tin thời sự 24 giờ, tin thể thao và trò chuyện.
- Có các kênh truyền hình lớn sau:
+ BBC 1 và BBC 2 là những kênh truyền hình đơng khán giả nhất của BBC - tổng hợp
thông tin thế giới và địa phương.
+ BBC 3 và BBC 4: phát thông qua thiết bị kỹ thuật số.
+ BBC News 24.
+ CBBC và CBeebies: kênh truyền hình cho trẻ em.
- Trang web của BBC: bbc.co.uk (BBCi hoặc BBC Online)

+ Cung cấp thông tin cập nhật và các thông tin lưu trữ.
+ Đến nay đạt 13,2 triệu lượt truy cập.
+ Theo Alexa, bbc.co.uk được xếp hạng 20 trong số những trang web tiếng Anh phổ
biến nhất trên thế giới.
- Trước năm 2007, BBC được điều hành bởi một nhóm do Nữ hồng hoặc Vua chỉ
định, có nhiệm kỳ 4 năm.
- Kể từ 1/1/2007, BBC tự chọn những người lãnh đạo do nhu cầu tránh những ảnh
hưởng về cả mặt kinh tế và chính trị; chỉ phục vụ lợi ích của khán thính giả.
1.6 Reuters

Trang chủ website chính thức của Reuters (Nguồn:
Ảnh chụp màn hình trang reuters.com)

- Là một trong bốn hãng thơng tấn lớn nhất thế giới.
- Do Paul Julius Reuter (người Đức) thành lập năm 1851; trụ sở chính đặt tại London.
- 2007: kết hợp với Thomson Corporation, trở thành tập đoàn Thomson – Reuters.
- Cung cấp dữ liệu tài chính và thơng tin tồn cầu cho các cơ quan truyền thơng khắp
thế giới.
19


- Tin tức đem đến 10% nguồn thu.
- Nguồn thu chủ yếu từ thị trường tài chính với các thơng tin về thị trường, tỷ giá, các
báo cáo phân tích tình hình thị trường và thơng tin về sản phẩm thương mại,...
1.7 Mức độ tin tưởng của người dân đối với các cơ quan báo chí Anh
Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số 2022 (Digital News Report 2022) của Viện Nghiên
cứu Báo chí của Reuters (RISJ) đã khảo sát và thống kê sự tin tưởng vào thông tin từ
các cơ quan truyền thông của người dân Anh.

Báo cáo cho thấy The Sun là cơ quan truyền thông kém tin cậy nhất trong số 15

đầu báo lớn của Anh được đưa vào cuộc khảo sát, với 67% người chia sẻ rằng họ khơng
tin tưởng hồn tồn vào những tin tức từ cơ quan này.
Trong khi đó, BBC vẫn là cơ quan truyền thông lớn nhất và đáng tin cậy nhất ở
Anh. Thống kê cho thấy hơn một nửa số người dân được khảo sát cho rằng tin tức từ
BBC đáng để tin tưởng nhất. Song, số người chọn không tin tưởng vào tin tức từ cơ quan
truyền thông này vẫn là khá lớn khi lên đến 26%.
Tỷ lệ người tin tưởng của tờ Financial Times tuy không cao bằng BBC nhưng số
liệu của cơ quan này vẫn khá khả quan khi có 52% tin tưởng, 34% trung lập và chỉ 14%
khơng hoàn toàn tin tưởng vào tin tức từ cơ quan truyền thông này.
20


2. Một số nhà báo xuất sắc và giải thưởng danh giá
2.1. Một số giải thưởng của nước Anh dành cho giới báo chí
- Amnesty International UK Media Awards: giải thưởng vinh danh những tác phẩm báo
chí vì nhân quyền, được tổ chức từ năm 1932.
- British Sports Journalism Awards: giải thưởng vinh danh những tác phẩm báo chí thể
thao xuất sắc, được tổ chức từ 1976.
- Foreign Reporter of the Year: giải thưởng vinh danh những nhà báo quốc tế xuất sắc,
tổ chức từ năm 1962.
- The Press Award: giải thưởng vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của
năm, tổ chức từ năm 1962.
2.2. Một số nhà báo người Anh nổi tiếng
Peter Holmes Woods (7/11/1930 - 22/3/1995) là một nhà báo, phóng viên và
người dẫn chương trình nổi tiếng của Anh. Ơng là một trong những phát thanh viên nổi
tiếng nhất của BBC trong thời của ông.
Peter Taylor, OBE (huân chương danh giá của hoàng gia Anh, dành tặng những
người có đóng góp về văn hóa, giáo dục), là một nhà báo và nhà làm phim tài liệu người
Anh. Ông được biết đến nhiều nhất với việc đưa tin về cuộc xung đột chính trị và vũ
trang ở Bắc Ireland, được biết đến rộng rãi với cái tên The Troubles và điều tra về Al

Qaeda và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sau vụ án ngày 11/9 . Ông cũng thường đề cập
đến vấn đề hút thuốc và tác hại của thuốc lá trong các bài viết của mình, nên ơng đã
được trao Huy chương Vàng của WHO về Sức khỏe cộng đồng. Ông cũng đã viết sách
và nghiên cứu, viết và sản xuất phim tài liệu trong vòng 40 năm. Năm 2014, Taylor đã
được trao cả giải thưởng thành tựu trọn đời của Hiệp hội Truyền hình Hồng gia và giải
thưởng đặc biệt BAFTA.
John Morrison Cole (23/11/1927 - 7/11/2013) là một nhà báo và phát thanh viên
người Bắc Ireland, nổi tiếng với công việc của mình tại BBC. Ơng từng là phó tổng biên
tập của The Guardian và The Observer, từ năm 1981 đến năm 1992, là biên tập viên
chính trị của BBC. Donald Macintyre, trong một cáo phó trên tờ The Independent, mơ
tả ơng là "nhà báo chính trị được phát sóng nổi tiếng và được kính trọng nhất kể từ Thế
chiến II."
Anthony William Vivian Loyd (12/9/1966) là một nhà báo người Anh và phóng
viên chiến trường nổi tiếng , được biết đến nhiều nhất với cuốn sách My War Gone By,
I Miss It So năm 1999 của ơng. Ơng trở nên nổi tiếng khi theo dõi cô dâu Hồi giáo ISIS
người Anh, Shamima Begum vào tháng 2 năm 2019.

21


C. KẾT LUẬN
Nhìn chung, đối với báo chí phương Tây nói riêng và báo chí thế giới nói chung
thì báo chí Anh ln giữ một vai trị quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất định. Những
cơ quan báo chí lớn và nhà báo có tư tưởng tiến bộ nước Anh luôn đi đầu trong việc đổi
mới và phát triển báo chí sao cho phù hợp với điều kiện và hồn cảnh lịch sử. Đặc biệt,
những cơ quan báo chí lớn sau khi phát triển thành cơng ở Anh cịn đẩy mạnh việc phát
triển ở thị trường quốc tế và đạt được nhiều thành tự như: BBC, The Times, The
Guardian,... Việc nắm bắt được xu hướng phát triển của thời đại và thích nghi nhanh
chóng giúp cho báo chí nước Anh gặt hái được nhiều thành công.
Tuy nhiên, từ một khía cạnh khác, việc đẩy mạnh thương mại trong báo chí và

ảnh hưởng của Internet dẫn đến chất lượng thơng tin hiện nay của báo chí Anh ngày
càng tụt giảm. Bên cạnh đó, dù là một quốc gia châu Âu tiến bộ bậc nhất song vẫn còn
sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ trong giới báo chí Anh. Rõ ràng, đây là một thực
trạng gây nhiều bức xúc cần được giải quyết một cách hợp lý.
Đối với một đất nước đang phát triển và đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có
một Đảng Cộng sản lãnh đạo như Việt Nam thì báo chí vẫn ln là một cơ quan giữ vai
trị vơ cùng quan trọng. Dù thể chế chính trị và điều kiện kinh tế của chúng ta còn cách
biệt so với nước Anh, song, từ q trình phát triển của báo chí Anh, chúng ta có thu
được kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí nước nhà. Đó là
đẩy mạnh việc phát triển báo chí đa nền tảng. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý
khơng gian mạng, đẩy mạnh việc kiểm duyệt và chú trọng vào chất lượng tin tức trước
khi đăng tải. Việc phát triển báo chí theo xu hướng hiện đại cũng phải song song với gìn
giữ và phát triển đồng đều những loại hình báo chí khác, đặc biệt là báo in, để đảm bảo
đáp ứng nhu cầu thơng tin của mọi lứa tuổi.
Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta có đã có cái nhìn bao quát và chi
tiết nhất về lịch sử phát triển và sự thay đổi trong xu hướng hoạt động của báo chí nước
Anh từ buổi đầu hình thành cho đến hiện tại. Từ q trình đó, chúng ta có thể tiếp thu
những kinh nghiệm quý báu, đồng thời mở rộng tư duy và nâng cao kiến thức chuyên
ngành.

22


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tiếng Anh
1. Andrews, Alexander (1859), The History of British Journalism: From the
Foundation of the Newspaper Press in England, to the Repeal of the Stamp Act in
1855.
2. Prahalad, C.& Ramaswamy V. (2004), “Co-Creation Experiences: The Next Practice
in Value Creation”, Journal of Interactive Marketing, 18, 5-14.

3. Schudson, M. (2003), The Sociology of News.
4. Neil Thurman, Alessio Cornia, and Jessica Kunert (2016), Journalists in the UK,
Reuters Institute for the Study of Journalism, University of Oxford.
5. Reuters Institute (2022), Digital News Report 2022.
2/ Website
1. Ngày truy nhập:
17/09/2022
2. Ngày truy nhập:
17/09/2022
3.
Ngày truy nhập : 18/09/2022
4. o/radio/data/the-history-and-development-of-radio-in-the-uk Ngày
truy nhập : 19/09/2022
5. />Ngày truy nhập : 19/09/2022
6.
g/history-of-britishtelevision-timeline/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc
Ngày
truy nhập : 19/09/2022
7. />ss/journalismage.htm Ngày truy nhập : 20/09/2022
8. Ngày truy nhập : 20/09/2022
9. Ngày truy nhập : 21/09/2022

23


×