Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty TNHH phần mềm FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.77 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT-TMĐT
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý
nhân sự tại Công ty TNHH phần mềm FPT

Người hướng dẫn

: ThS Nguyễn Thị Vân Trang

Sinh viên thực hiện

: Lê Xuân Hoàng

Lớp

: 52S1

Mã sinh viên

: 16D190012

Hà nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học ở trường Đại học Thương Mại cũng như khoa Hệ thống
Thông tin Kinh tế & Thương Mại điện tử, em đã được Thầy Cô cung cấp và truyền đạt
các kiến thức chuyên môn cần thiết và quý báu. Khép lại chương trình học, em được đi


thực tập, tổng hợp, điều tra xã hội học và làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là cơ hội tốt
để em có thể được cọ xát, tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc đồng thời tổng kết
lại những kiến thức chuyên môn đã được học tập, tích lũy trên giảng đường giúp em
học hỏi thêm rất nhiều kiến thức mới. Vì vậy, khóa luận tốt nghiệp này có ý nghĩa hết
sức to lớn đối với bản thân em.
Thông qua đề tài tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Cô giáo ThS. Nguyễn Thị Vân Trang đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Mặc dù luôn bận rộn trong công tác nhưng Cô vẫn ln dành những
thời gian q báu để phân tính và giảng giải cho em hiểu các vấn đề, giúp em có đủ
kiến thức thực tế và lịng tự tin để hồn thành luận văn nghiệp này.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tới tồn thể các Thầy Cơ giáo trong khoa đã
giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới công ty TNHH phần mềm FPT và các anh,
chị trong công ty đã hỗ trợ và cung cấp các số liệu để em có thể hồn thành đề tài
“Phân tích và đánh giá quy trình xây dựng hệ thống thơng tin quản lý nhân sự tại Công
ty TNHH phần mềm FPT (FPT Software)”.
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn mà kiến thức cũng
như kinh nghiệm của bản thân em còn hạn chế nên kết quả đạt được chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kết quả đạt được chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót khi thực hiện đề tài của mình. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ q
Thầy Cơ trong khoa để em có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt
nhất.
Sau cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô mạnh khỏe, đạt được nhiều thắng lợi
trong công tác nghiên cứu khoa học và trong sự nghiệp giáo dục.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Sinh viên
Lê Xuân Hoàng

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài .....................................................................2
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài. ............................................................................ 3
6. Bố cục của khóa luận ............................................................................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
NHÂN SỰ ................................................................................................................... 5
1.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin ............................................................................ 5
1.1.2 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý ............................................................... 5
1.1.3 Khái niệm quản lý nhân sự ................................................................................ 6
1.2 Khái quát về phân tích hệ thống thông tin ......................................................... 9
1.2.1. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp ............................... 9
1.2.2 Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý .............................................................. 11
1.2.3 Quy trình xây dựng hệ thống thơng tin............................................................ 12
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................... 16
1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................. 16
1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG
TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT ................ 18

2.1 Tổng quan về công ty TNHH phần mềm FPT .................................................. 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị ................................................................. 23
ii


2.1.4. Báo cáo tài chính 3 năm gần đây .................................................................... 25
2.2 Thực trạng công tác phát triển hệ thống thông tin cho bộ máy quản lý nhân
sự của Công ty cổ phần phần mềm FPT ................................................................. 27
2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân sự ................................................................................ 27
2.2.2. Đặc điểm sản phẩm lĩnh vực kinh doanh ....................................................... 28
2.2.3. Đặc điểm về công nghệ ................................................................................... 28
2.2.4. Chất lượng và quy trình .................................................................................. 29
2.2.5 Tìm hiểu hệ thống quản lý nhân sự FPT.iHRP ............................................... 30
2.2.6 Đánh giá hệ thống FPT.iHRP phương thức quản trị tổng thể cho nguồn nhân
sự hiện đại ................................................................................................................ 31
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG
TIN QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT ......................................... 34
3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH phần mềm FPT .............................. 34
3.1.1 Mô tả hệ thống thông tin của công ty .............................................................. 34
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty và hệ thống thông tin ............................... 36
3.2 Một số phương pháp hồn thiện xây dựng hệ thống thơng tin ....................... 37
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào ............................... 37
3.2.2 Hoàn thiện xây dựng hệ thống xử lý thơng tin ................................................ 38
3.2.3 Hồn thiện xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin ......................................... 38
3.2.4 Hồn thiện việc xây dựng sử dụng thông tin quản trị nhân sự thực hiện các
mục tiêu quản lý ....................................................................................................... 39
3.2.5 Hoàn thiện tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin................................................ 39
3.3 Giải pháp đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình triển khai hệ thống thơng

tin quản lý nhân sự FPT.iHRP ................................................................................ 40
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 2.1: Các chi nhánh của F-soft trải dài trên toàn thế giới. .................................... 21
Sơ đồ 1.1 tổ chức bộ máy cơng ty .............................................................................. 24
Hình 1: Biểu đồ doanh thu của công ty từ 2016 đến 2018 .......................................... 25
Hình 2: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của cơng ty từ 2016 đến 2018 .......................... 26
Hình 3: Doanh thu bình quân của nhân viên từ 2015-2018 ......................................... 26
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng nhân sự công ty (2016-2018) ....................................... 27

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa, nội dung

1.

FPT

The Corporation for Financing and Promoting

Technology: công ty dịch vụ công nghệ thông tin

2.

ISC

Informatic Service Center

3.

BMS

Building Management System

4.

FSS

FPT Software Solutions

5.

FSOFT

FPT Softwawe

6.

FSU


FPT Strategic Unit

7.

OSDC

Offshore Software Development Center

8.

CMMi

Capability Maturity Model Integration

9.

ISO

International Organization for Standardization

10.

WTO

World Trade Organization: Tổ chức thương mại

STT

Thế giới
11.


TMG

Technology Management Group

12.

FPT.iHRP

Hệ thống phần mềm quản lý Nhân sự và tiền lương

13.

ERP

Enterprise Resource Planning: Hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp

14.

SCD

Slowly Changing Dimension: xác định chiều thay đổi
chậm

15.

HTTT

Hệ thống thông tin


v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo các chuyên gia kinh tế, quản trị nhân sự hay quản lý con người trong một tổ
chức là cả một quá trình xây dựng và thực hiện các hành động để khơi gợi và sử dụng
hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân nhằm giúp tổ chức đạt được thành
công, đạt được mục tiêu đề ra. Nhưng để thực thi tốt những nhiệm vụ đó, tổ chức cần
phải có những người lãnh đạo tài năng và đội ngũ cán bộ nhân sự có đủ năng lực
chun mơn.
Tuy nhiên, năng lực của con người là có hạn và khơng đủ đáp ứng cho một khối
lượng cơng việc địi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ và có độ chính xác cao trong hệ thống nhân
sự, từ khâu lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng, nghỉ phép cho đến việc
quản lý tập trung theo chiều dọc chỉ với công cụ hỗ trợ đơn giản hoặc một phần mềm
đã quá “hạn sử dụng”. Với những tổ chức doanh nghiệp nhỏ sẽ khơng gặp phải nhiều
khó khăn, nhưng với những doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức cấp tập đồn, cơng ty mẹ con với số lượng công nhân viên lên tới con số hàng trăm, hàng nghìn người thì sẽ là
một bài tốn khơng dễ.
Từ khi gia nhập WTO đến này, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến
đáng kể. Các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi vào Việt Nam cũng như
khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đã làm nền kinh tế
Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức
lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước lẫn các doanh nghiệp nước ngoài khác đang gia nhập vào thị trường Việt
Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng tốt các nguồn lực
sẵn có của bản thân. Cụ thể hơn là phải quản trị thật tốt nguồn nhân sự của mình bởi vì
nguồn nhân sự đóng vai trị rất quan trọng trong các hoạt động của tổ chức. Nguồn
nhân lực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soát các nguồn
lực khác nên nếu biết quản lý và sử dụng nguồn nhân sự một cách khoa học và hợp lí

thì doanh nghiệp sẽ càng phát triển, tiềm năng và lớn mạnh hơn nữa.
Là một yếu tố đặc biệt quan trọng, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng
hiểu được vấn đề này, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp bỏ qua việc quản trị nguồn
nhân sự của mình hoặc đang gặp khó khăn trong việc xử lý một cách thích hợp vấn đề
này.
1


Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế
“mở” buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào
tạo, điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được
mọi giới quan tâm.
Hệ thống quản lý nhân sư là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của công tác
quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Quản lý nhân sự như thế nào cho đơn giản mà hiệu
quả cao nhất? Quản lý bằng phương pháp gì cho nhanh mà tiết kiệm chi phí?” Một hệ
thống thơng tin hồn hảo sẽ cải thiện tất cả những băn khoăn trên.
2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch
với người khác, biết lắng nghe, biết tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách
đánh giá nhân viên một cách tốt nhất, cũng như biết cách lôi kéo nhân viên say mê với
công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng
cao chất lượng công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức.
Quản lý nhân sự vừa là khoa học vừa là nghệ thuật làm cho những mong muốn
của doanh nghiệp và mong muốn của nhân viên tương hợp với nhau và cùng đạt đến
mục tiêu. Quản lý tốt nguồn nhân sự trong cơng ty chính là yếu tố quyết định sự thành
cơng trong kinh doanh vì chính con người tạo dựng nên doanh nghiệp và chỉ đạo
hướng phát triển của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự đem lại những lợi ích to lớn cho doanh

nghiệp, tiết kiệm thời gian, công sức so với việc quản lý bằng phương pháp thủ cơng.
Đơn giản hóa nhưng chính xác và có tính tự động hóa cao trong việc quản lý giờ làm
việc của nhân viên trong đoàn thể đơn vị, dễ dàng bảo trì và phát triển ứng dụng,
khơng giới hạn phạm vi, quy mô phát triển của đơn vị, chi phí triển khai và đào tạo sử
dụng thấp. Hệ thống thông tin quản lý nhân sự là công cụ tốt nhất giúp doanh nghiệp
quản lý nhân sự một cách hiệu quả. Nhà lãnh đạo có thể giành thời gian đó để chun
tâm cho những cơng việc khác mang tầm chiến lược. Có được một hệ thống thơng tin
quản lý nhân sự hoàn hảo ban lãnh đạo sẽ dễ dàng trong việc quản lý chính bản thân
mình, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và mọi thông tin về nhân sự trong công ty

2


khi có nhu cầu tìm kiếm rất đơn giản, nhanh chóng, sẵn sàng cho mọi nhu cầu mở rộng
trong tương lai.
Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề, em đã lựa chọ đề
tài để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình đó là: “Phân tích và đánh giá quy trình xây
dựng hệ thống thơng tin quản lý nhân sự tại Công ty TNHH phần mềm FPT (FPT
Software)”.
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu:
Đề tài thực hiện nhằm phân tích tổ chức, hệ thống và đánh giá quy trình quản lý
nhân sự nhằm hồn thiện quy trình triển khai hệ thống quản lý nhân sự tại Công ty
TNHH phần mềm FPT (FPT Software).
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nhân sự tại công ty
TNHH phần mềm FPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống thông tin, hệ thống thông tin trong quản lý nhân sự, phần mềm quản lý
nhân sự và quản lý đào tạo trong doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tìm hiểu mơ hình quản lý nhân sự trong mơi trường sản xuất,
kinh doanh của công ty TNHH phần mềm FPT.
Về thời gian: Do điều kiện thời gian không cho phép nên em không thể thu thập
được đầy đủ thông tin về tất cả hoạt động của doanh nghiệp, trong đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề cần thiết đặt ra trong doanh nghiệp liên quan tới quản lý
nhân sự.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích lý thuyết thành những
bộ phận cấu thành, thành những mối quan hệ để nhận thức, phát hiện và khai thác
những khía cạnh khác nhau của lý thuyết về HTTT quản lý để từ đó chọn lọc những
thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài của mình. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp
3


tổng hợp lý thuyết để liên kết những bộ phận, những mặt thành một chỉnh thể hoàn
chỉnh. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu cơ sở lý
luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ công ty TNHH phần mềm FPT, thu thập từ sách báo,
tạp chí, website của công ty, internet, các tài liệu về quản trị nhân sự, tuyển dụng và
đào tạo lao động…
Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua nguồn nhân sự của công ty.
Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê: phân tích những số liệu của công ty từ các bảng báo cáo
tình hình nguồn nhân sự của cơng ty qua các năm, cũng như các báo cáo về hoạt động
tuyển dụng và đào tạo nhân viên của công ty.
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở hệ thống những số liệu thu thập được, thông

qua sàn lọc xử lý số liệu từ đó làm cơ sở cho việc phân tích hoạt động quản trị nhân sự
tại công ty.
Phương pháp tổng hợp: thông qua việc tổng hợp những số liệu, thông tin tiến
hành phân tích hoạt động quản trị nhân sự tại cơng ty TNHH phần mềm FPT.
6. Bố cục của khóa luận
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin quản lý nhân sự
Chương 2: Thực trạng phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại
Công ty TNHH phần mềm FPT
Chương 3: Phân tích quy trình thiết kế hệ thống thông tin quản lý cho và đánh
giá chất lượng xây dựng hệ thống quản lý cho công ty TNHH phần mềm FPT
Phần kết luận

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
NHÂN SỰ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống được xem như là tập hợp các phân tử tương tác được tổ chức nhằm
thực hiện một mục tiêu xác định. (Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý,
Đinh Thế Hiển nhà xuất bản Thống kê, 2002)
Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và
các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân
phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ
chức. (trích Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin, Nguyễn Văn Ba Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia Hà Nội, 2003)
Từ khi ra đời và phát triển, hệ thống thông tin phục vụ rất nhiều mục đích khác

nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội
bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh.
Với bên ngồi, hệ thống thơng tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng
hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.
Các thành phần của HTTT:
-

Con người và thiết bị

-

Dữ liệu: Là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện

thời hay quá khứ của công ty.
-

Các xử lý: Là những quá trình biến đổi thơng tin, nhằm:

+ Sinh ra các thơng tin theo thể thức quy định
+ Trợ giúp ra các quyết định
1.1.2 Khái niệm hệ thống thông tin quản lý
Khái niệm hệ thống thông tin quản lý là các phương tiện, biện pháp theo dõi,
kiểm tra và các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thành phần:
-

Hệ thống quyết định: xác định mục tiêu mà tổ chức phải vươn tới, tác động

lên hệ thống tác vụ để thực hiện mục tiêu đó.
-


Hệ thống tác vụ: thực hiện các hoạt động của tổ chức theo chiến lược mà hệ

thống quyết định đề ra.

5


-

Hệ thống thơng tin: phân tích và cung cấp thơng tin về tình hình của hệ thống

tác vụ và chuyển các chỉ thị của hệ thống quyết định cho hệ thống tác vụ.
Hoặc có thể nói: Hệ thống thơng tin quản lý là một hệ thống tích hợp "Người Máy" tạo ra các thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định là hệ
thông tin quản lý. Hệ thông tin quản lý sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, cơ
sở dữ liệu (CSDL), các thủ tục thủ cơng, các mơ hình để phân tích, lập kế hoạch quản
lý và ra quyết định.
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự là một hệ thống thông tin dùng để thu thập,
xử lý, lưu trữ, truyền đạt, phân phối các thơng tin có liên quan đến nguồn nhân sự
trong tổ chức để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Hệ thống thông tin quản lý nhân sự có
vai trị quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, các thơng tin do hệ thống mang
lại có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định liên quan đến nhân sự tại công ty.
1.1.3 Khái niệm quản lý nhân sự
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị nhân sự song có thể thấy khái
niệm này bao gồm các yếu tố sau:
– Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay
xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị
đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
– Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực.
Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ

ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con
người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v..
– Các hoạt động sử dụng và phát triển sức tiềm tàng của nguồn nhân sự: hoạch
định, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng v.v..
– Mục đích là nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và duy trì phát triển sức tiềm
tàng của con người. Tổ chức có thể là một hãng sản xuất, một công ty bảo hiểm, một
cơ quan của nhà nước, một bệnh viện, một viện đại học, liên đoàn lao động, nhà thờ,
hãng hàng không hay quân đội… Tổ chức đó có thể lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức
tạp. Ngày nay tổ chức có thể là một tổ chức chính trị hay một tổ chức vận động tranh
cử.

6


Như vậy quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức bất kể tổ chức đó có phịng
hoặc bộ phận quản trị nhân sự hay không. quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng
của chức năng quản trị và nó có gốc rễ cùng các nhánh trải rộng khắp nơi trong một tổ
chức.
“Quản trị nhân sự là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý
liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân
viên của nó. Quản trị nhân sự địi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến
lược hoạt động của công ty”.
Ở đây danh từ “Quản trị” bao gồm các khía cạnh nguồn nhân sự liên quan đến cơ
cấu, điều hành và phát triển.
– Cơ cấu: Xây dựng cách lãnh đạo cho nguồn nhân sự, tạo cho nguồn nhân sự
các hệ thống (phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngồi cơng ty) để điều khiển
q trình.
– Điều hành: Nghĩa là chỉ đạo nhân sự trong ý nghĩa điều khiển cung cách ứng
xử của nhân viên qua quá trình lãnh đạo nhân viên và chế ngự hệ thống nhân sự
– Phát triển: Là cách lãnh đạo để khuyến khích khả năng học hỏi hồn thiện liên

tục việc tạo dựng cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức.
Vậy Quản trị nhân sự là gì?
Các doanh nghiệp đều có các nguồn lực, bao gồm tiền bạc , vật chất, thiết bị và
con người cần thiết để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng các thủ tục và quy trình về cung cấp nguyên
vật liệu và thiết bị nhằm đảm bảo việc cung cấp đầy đủ chúng khi cần thiết. Tương tự
như vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến qui trình quản lý con người – một
nguồn lực quan trọng của họ.
Quản trị nhân sự bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản lý có ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
Mục tiêu chủ yếu của quản trị nhân sự là nhằm đảm bảo đủ số lượng người lao
động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp, bố trí họ vào đúng công việc, và vào đúng
thời điểm để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, một câu hỏi đặt ra: ai
phụ trách quản trị nhân sự trong quản lý doanh nghiệp? rõ ràng câu trả lời sẽ là: mọi
nhà quản lý trong doanh nghiệp.

7


Quản trị nhân sự là đảm bảo có đúng người với kỹ năng và trình độ phù hợp, vào
đúng cơng việc và vào đúng thời điểm thích hợp để thực hiện mục tiêu của công ty.
Nhưng dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị nhân
sự. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật tư phong
phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vơ ích, nếu
khơng biết hoặc quản trị kém nguồn tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài
nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hoá của tổ chức, tạo ra bầu khơng khí có sự
đồn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định.
Nghiên cứu môn quản trị căn bản cho chúng ta nắm được các chức năng cơ bản
của quản trị bao gồm:
– Chức năng hoạch định

– Chức năng tổ chức
– Chức năng lãnh đạo
– Chức năng kiểm tra
Nhiều tác giả coi các chức năng quản trị về hoạch định, tổ chức lãnh đạo và kiểm
tra là trung tâm về các cuộc bàn luận về quản trị. Những chức năng hợp thành quá
trình quản trị này, quá trình được hợp thành một cách từ từ để một việc nào đó đều liên
quan đến quản trị bất kể theo kiểu tổ chức hay ở cấp quản trị nào. Khi luận giải về vấn
đề này các nhà quản trị Harold, Koontz và Cyril nói: “Khi hành động theo khả năng
quản trị của mình, các chủ tịch, trưởng phịng, đốc cơng, giám thị, trưởng khoa, giám
mục và những người đứng đầu các cơ quan của chính phủ đều làm cùng một việc. Với
tư cách nhà quản trị tất cả những người này phần nào đều tiến hành theo cơng việc
được hồn thành cùng với con người và thơng qua con người. Với tư cách nhà quản
trị, mỗi người trong số họ lúc này hay lúc khác đều phải được thực hiện những nhiệm
vụ đặc trưng của những nhà quản trị”. Thậm chí một quản trị gia được việc cũng sử
dụng các chức năng quản trị này, mặc dù trong nhiều trường hợp các chức năng này
cũng được sử dụng theo trực giác.
Hoạch định bao hàm một việc thiết lập các mục tiêu và đối tượng đối với tổ chức
và phát triển các biểu đồ công việc cho thấy những mục tiêu và đối tượng đó được
hồn thành như thế nào. Khi kế hoạch đã được hình thành thì việc tổ chức trở nên
quan trọng. Chức năng này bao hàm việc kết hợp các nguồn lực với nhau là con người,

8


vốn và thiết bị một cách hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu. Do vậy tổ chức bao
hàm nhiều việc kết hợp các nguồn lực.
Vì vậy, quản trị nhân sự chính là việc thực hiện chức năng tổ chức của quản trị
căn bản, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Phân tích cơng việc
+ Tuyển dụng nhân viên

+ Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thơng qua việc sử dụng hệ thống kích thích
vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
Như vậy quản trị nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ doanh nghiệp nào hình
thành và hoạt động thì đều phải có bộ phận tổ chức.
1.2 Khái qt về phân tích hệ thống thông tin
1.2.1. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp
Có nhiều loại hệ thống thơng tin trong doanh nghiệp, chia thành ba nhóm chính
như sau:
Nhóm 1: Hệ thống thông tin chức năng bao gồm:
HTTT marketing: Có chức năng xác định khách hàng hiện nay, tương lai là ai?
Khách hàng cần và muốn gì? Lên kế hoạch và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới
để đáp ứng được nhu cầu đó. Định giá cho sản phẩm và dịch vụ. Xúc tiến bán hàng.
Phân phối sản phẩm và dịch vụ tới các khách hàng.
HTTT quản lý sản xuất: Cung cấp và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và các
yếu tố sản xuất khác. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng và chi phí các nguồn lực cần
thiết.
HTTT tài chính, kế tốn: Chức năng quản trị tài chính trong doanh nghiệp, quản
trị các chu trình nghiệp vụ như chu trình tiêu thụ, chu trình cung cấp, chu trình sản
xuất, chu trình tài chính, chu trình báo cáo tài chính.
HTTT quản lý nhân sự: Chức năng tuyển chọn, đánh giá, phát triển và đào tạo
nguồn nhân sự,... Hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định, có chế độ khen
thưởng với người có công, bảo hiểm, phúc lợi với người lao động. Phân tích khả năng
sử dụng nguồn nhân sự trong các hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý nhân
lực giải quyết các vấn đề về nhân sự.

9


Hoạt động của HTTT quản lý nhân sự bao gồm mức tác nghiệp và mức chiến

thuật:
- Mức tác nghiệp: HTTT quản lý lương, HTTT quản lý vị trí làm việc, HTTT
quản lý người lao động, HTTT đánh giá tình hình thực hiện công việc và con
người,
HTTT báo cáo lên cấp trên, HTTT tuyển chọn nhân viên và sắp xếp công việc,...
- Mức chiến thuật: HTTT phân tích và thiết kế công việc, HTTT tuyển chọn nhân
sự, HTTT quản lý lương thưởng và bảo hiểm trợ cấp, HTTT đào tạo và phát triển
nguồn nhân sự,...
Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý nhân sự là:
- Đối tượng cần quản lý là con người
- Nguồn nhân sự như là nhà cung cấp dịch vụ bên trong mỗi tổ chức: Các cá nhân
trong tổ chức cung cấp sức lực, trí tuệ nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức.
- Tạo sự gắn kết giữa các nhân viên: Tổng hợp đầy đủ thơng tin của các nhân
viên, giúp mọi người có thể tìm hiểu được thơng tin về nhau, tạo sự gần gũi và sự hiểu
biết giữa các thành viên. Sử dụng cơ sở dữ liệu bên trong hệ thống máy tính để lưu trữ
các thơng tin về nhân sự.
- Hệ thống tạo ra các báo cáo dạng bản in và bản điện tử bao gồm các thông tin
liên quan đến nguồn nhân sự.
Nhóm 2: Hệ thống thơng tin cung cấp tri thức
HTTT tự động hóa cơng việc văn phịng: Là một hệ thống thơng tin dựa trên máy
tính nhằm thu thập, xử lý, lưu trữ và gửi thông báo, tin nhắn, tài liệu và các dạng
truyền tin khác giữa các cá nhân và nhóm làm việc, các tổ chức khác nhau.
HTTT xử lý dữ liệu (DPS): Cập nhật dữ liệu định kỳ, xử lý dữ liệu cục bộ,...
HTTT cung cấp tri thức (KWS): Hỗ trợ việc phân loại dữ liệu và thơng tin, kiểm
sốt, thiết kế, lập kế hoạch và lịch hành động tạo ra các giải pháp khác nhau để giải
quyết một vấn đề cụ thể cho doanh nghiệp. Bao gồm: Hệ thống trí tuệ nhân tạo và hệ
thống chuyên gia.
Nhóm 3: Các hệ thống hỗ trợ nhà quản lý
HTTT quản lý (MIS): Là những hệ thống quản lý các hoạt động của tổ chức, các
hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch


10


chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các CSDL được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch
cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức.
HTTT hỗ trợ ra quyết định (DSS): Cho phép phân tích tổng hợp dữ liệu qua các
mơ hình phức tạp để hỗ trợ cho những quyết định dạng khơng có cấu trúc và nửa cấu
trúc giúp cho nhà quản lý các cấp ra quyết định.
HTTT hỗ trợ nhóm (GSS): Là một hệ thống máy tính được thiết kế để hộ trợ
một nhóm tạo ra các ý tưởng hoặc tạo ra các quyết định. Hỗ trợ ra quyết định có tính
bán cấu trúc bằng cách cho phép các nhà ra quyết định tập hợp lại với nhau.
HTTT hỗ trợ điều hành (EIS): Một HTTT dựa trên máy tính được thiết kế để
cung cấp những dữ liệu và thơng tin trong và ngồi doanh nghiệp cần cho nhà quản lý
cấp cao phục vụ cho việc ra quyết định dưới những dạng có ý nghĩa (trích lọc, nén
theo vết những dữ liệu xác định, đánh giá và điều tra hiện trạng, minh họa bằng đồ
họa, gần như không phải đào tạo, nhà quản lý cấp cao sử dụng trực tiếp). Được sử
dụng như một trợ giúp chiến lược.
1.2.2 Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý
Các yêu cầu chung đối với các hệ thống thông tin quản lý:
- Hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh
cao, hệ thống phải khoa học và có thể phát triển hơn trong tương lai: Các hệ thống
thông tin nhằm cung cấp cho ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp những thông tin cần
và đủ để họ ra quyết định đúng, để tác động quản lý có hiệu quả. Những thơng tin
cung cấp chính xác, được xử lý và lưu trữ một cách khoa học tạo niềm tin đối với
khách hàng. Là hệ thống mở, linh hoạt trong tương lai có thể cải tiến rộng lớn hơn.
- Hệ thống phải được xây dựng dựa trên các thuật ngữ và các khái niệm mà
người sử dụng có thể hiểu được hơn là những khái niệm liên quan đến máy tính: Con
người có khả năng, trình độ khác nhau, người thiết kế nên dùng những thuật ngữ, khái
niệm trong hệ thống, trên các nút điển khiển là những từ, cụm từ gần gũi quen thuộc

với người sử dụng tạo sự dễ dàng trong cơng việc.
Ví dụ: Hệ thống văn phịng nên sử dụng các khái niệm như thư, tài liệu, cặp
giấy,... mà không nên sử dụng những khái niệm như thư mục, danh mục,...
- Hệ thống phải xử lý một cách mềm dẻo, linh hoạt, chính xác, đầy đủ các thơng
tin cần quản lý: Các thông tin trong hệ thống cần được lưu trữ khoa học, tìm kiếm với

11


tốc độ nhanh chóng, hiển thị dữ liệu ở mức thống nhất và thích hợp. Hỗ trợ nhiều loại
tương tác cho nhiều loại người sử dụng khác nhau.
Ví dụ: Các câu lệnh và menu nên có cùng định dạng, nên hiển thị phông chữ lớn
với những người cận thị,...
- Giao diện giữa người sử dụng và máy phải được thiết kế khoa học, thân thiện
dễ sử dụng: Giao diện người dùng cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với kỹ năng,
kinh nghiệm và sự trông đợi của người sử dụng nó, người sử dụng hệ thống thường
đánh giá hệ thống thông qua giao diện hơn là chức năng của nó.
- Hệ thống có khả năng thực hiện chế độ hội thoại cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng, cung cấp nhanh gọn, chính xác, đầy đủ của dữ liệu: Nếu thiếu yêu cầu này người
sử dụng có thể gây ra lỗi khiến hệ thống hoạt động sai, những thơng báo khơng thích
hợp có thể làm tăng áp lực lên người sử dụng và do đó càng xảy ra nhiều lỗi hơn.
- Ngoài ra hệ thống phải trợ giúp, giải đáp thắc mắc của người dùng: Hệ thống
cần có chức năng hướng dẫn người sử dụng ở các thao tác khó, có thể là hướng dẫn
trực tuyến theo các nút hiển thị hay hệ thống trợ giúp đi kèm.
- Hệ thống nên cung cấp một số khả năng phục hồi lỗi của người sử dụng và cho
phép người sử dụng khôi phục lại từ chỗ bị lỗi: Hệ thống nên cung cấp một số khả
năng phục hồi từ lỗi của người sử dụng và cho phép người sử dụng khôi phục lại từ
chỗ bị lỗi. Khả năng này bao gồm cho phép làm lại, hỏi lại những hành động như xóa,
hủy,...
Các yêu cầu riêng đối với HTTT quản lý nhân sự doanh nghiệp:

- Hệ thống quản lý nhân sự lưu trữ đầy đủ thông tin về mỗi hồ sơ cá nhân, dễ dàng cập
nhập, sửa đổi, tạo thêm dữ liệu,... Hệ thống hướng vào nguồn nhân sự doanh nghiệp.
- Hệ thống này cần nói lên sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng lãnh
đạo của tổ chức về nguồn nhân sự, mọi phân tích dữ liệu, thơng tin phục vụ cho việc ra
quyết định và những vấn đề liên quan đến nhân sự.
- HTTT này quản lý nhân sự và các nguồn lực có liên quan phải được sắp xếp
như một quá trình xuyên suốt, tiện dụng cho việc kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động của
mỗi cá nhân.
1.2.3 Quy trình xây dựng hệ thống thơng tin
Có nhiều tài liệu viết với số lượng quy trình khách nhau nhưng về bản chất
chúng khơng khác nhau. Theo Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại,
12


Nguyễn Văn Vỵ, Thống Kê, 2002. thì tài liệu chia quy trình PTTK HTTT chia làm 6
giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại mang một chức năng nhiệm vụ khác nhau.
Giai đoạn 1: Khảo sát dự án
Khảo sát hiện trạng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển một hệ thống
thơng tin. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thơng tin
cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Giai đoạn
khảo sát được chia làm hai bước:
Bước 1:


Khảo sát sơ bộ: tìm hiểu các yếu tố cơ bản (tổ chức, văn hóa, đặc trưng, con

người,...) tạo tiền đề để phát triển HTTT phù hợp với dự án và doanh nghiệp.


Khảo sát chi tiết: thu thập thông tin chi tiết của hệ thống (chức năng xử lý,


thông tin được phép nhập và xuất khỏi hệ thống, ràng buộc, giao diện cơ bản, nghiệp
vụ) phục vụ cho việc phân tích và thiết kế.
Bước 2: Đặt ra các vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, như:


Thông tin đưa vào hệ thống phải như thế nào?



Dữ liệu hiển thị và xuất ra khác nhau ở những điểm nào?



Ràng buộc giữa các đối tượng trong hệ thống cần xây được dựng ra sao?



Chức năng và quy trình xử lý của hệ thống phải đảm bảo những yêu cầu nào?



Cần sử dụng những giải pháp nào? Tính khả thi của từng giải pháp ra sao?

Từ những thông tin thu thập được và vấn đề đã đặt ra trong giai đoạn khảo sát,
nhà quản trị và các chuyên gia sẽ chọn lọc những yếu tố cần thiết để cấu thành hệ
thống thơng tin riêng cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống
Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ
thống, cụ thể như sau:



Xác định yêu cầu của HTTT gồm: các chức năng chính - phụ; nghiệp vụ cần

phải xử lý đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng các văn bản luật và quy định hiện
hành; đảm bảo tốc độ xử lý và khả năng nâng cấp trong tương lai.


Phân tích và đặc tả mơ hình phân cấp chức năng tổng thể thông qua sơ đồ BFD

(Business Flow Diagram), từ mơ hình BFD sẽ tiếp tục được xây dựng thành mơ hình
luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) thơng qua quá trình phân rã chức năng theo
các mức 0, 1, 2 ở từng ô xử lý.
13




Phân tích bảng dữ liệu. Cần đưa vào hệ thống những bảng dữ liệu (data table)

gồm các trường dữ liệu (data field) nào? Xác định khóa chính (primary key), khóa
ngoại (foreign key) cũng như mối quan hệ giữa các bảng dữ liệu (relationship) và ràng
buộc (constraint) dữ liệu cần thiết.
Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy để có
cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo
đúng các yêu cầu đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng.
Giai đoạn 3: Thiết kế
Thông qua thông tin được thu thập từ q trình khảo sát và phân tích, các chun
gia sẽ chuyển hóa vào phần mềm, cơng cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi
tiết. Giai đoạn này được chia làm hai bước sau:

Bước 1: Thiết kế tổng thể
Trên cơ sở các bảng dữ liệu đã phân tích và đặc tả trên giấy sẽ được thiết kế dưới
dạng mơ hình mức ý niệm bằng phần mềm chuyên dụng như Sybase PowerDesigner,
CA ERwin Data Modeler. Bằng mơ hình mức ý niệm sẽ cho các chun gia có cái
nhìn tổng qt nhất về mối quan hệ giữa các đối tượng trước khi chuyển đổi thành
mơ hình mức vật lý.
Bước 2: Thiết kế chi tiết


Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database): Với mơ hình mức vật lý hồn chỉnh ở giai

đoạn thiết kế đại thể sẽ được kết sinh mã thành file sql.


Thiết kế truy vấn, thủ tục, hàm: thu thập, xử lý thông tin nhập và đưa ra thông

tin chuẩn xác theo đúng nghiệp vụ.


Thiết kế giao diện chương trình đảm bảo phù hợp với mơi trường, văn hóa và

yêu cầu của doanh nghiệp thực hiện dự án.


Thiết kế chức năng chương trình đảm bảo tính logic trong quá trình nhập liệu

và xử lý cho người dùng.


Thiết kế báo cáo. Dựa trên các yêu cầu của mỗi doanh nghiệp và quy định hiện


hành sẽ thiết kế các mẫu báo cáo phù hợp hoặc cho phép doanh nghiệp tư tạo mẫu báo
cáo ngay trên hệ thống.


Thiết kế các kiểm sốt bằng hình thức đưa ra các thơng báo, cảnh báo hoặc lỗi

cụ thể tạo tiện lợi và kiểm sốt chặt chẽ q trình nhập liệu với mục tiêu tăng độ chính
xác cho dữ liệu.
14


Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các cơng cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra mơ
hình hệ thống cần sử dụng. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thiết kế là đặc tả hệ
thống ở dạng nó tồn tại thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ
dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.
Giai đoạn 4: Thực hiện
Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đã xác định. Giai
đoạn này bao gồm các công việc sau:


Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, MySQL, …) và cài đặt

cơ sở dữ liệu cho hệ thống.


Lựa chọn cơng cụ lập trình để xây dựng các modules chương trình của hệ thống

(Microsoft Visual Studio, PHP Designer,...).



Lựa chọn công cụ để xây dựng giao diện hệ thống (DevExpress, Dot Net

Bar,...).
Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật hoặc clip hướng dẫn.
Giai đoạn 5: Kiểm thử


Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử.



Kiểm chứng các modules chức năng của hệ thống thơng tin, chuyển các thiết kế

thành các chương trình (phần mềm).


Thử nghiệm hệ thống thông tin.



Cuối cùng là khắc phục các lỗi (nếu có).



Viết test case theo yêu cầu.

Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.
Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì



Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống.



Cài đặt phần mềm.



Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi

dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì.


Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thơng tin.



Đào tạo và hướng dẫn sử dụng.



Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thơng tin.



Bảo hành.




Nâng cấp chương trình khi có phiên bản mới.
15


1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các ngành đào tạo về Khoa học Máy tính (KHMT), Kỹ nghệ máy tính
(KNMT), Hệ thống thơng tin (HTTT) là các ngành đào tạo xuất hiện từ trước năm
1990, trong đó HTTT tập trung và miền ứng dụng “nghiệp vụ” (business).
Mục tiêu đào tạo của các chương trình đào tạo HTTT được hai hiệp hội nghề nghiệp
thế giới là Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery: ACM) và Hiệp
hội HTTT (Association for Information Systems: AIS) xác định là đào tạo những
người chun nghiệp “tích hợp giải pháp cơng nghệ thơng tin và quy trình nghiệp vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin, phát triển tài nguyên quy trình của doanh nghiệp, cho
phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu hiệu quả với hiệu suất cao”. Yếu tố cốt lõi miền
ứng dụng “nghiệp vụ” tạo nên một thị trường rộng lớn các trường đào tạo ngành
HTTT trên thế giới với tên gọi “Hệ thống thơng tin quản lý”.
Hiện nay ở nước ngồi có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về HTTT, những
cuốn sách của các tác giả nổi tiếng ví dụ như:
- Đề tài: “Design of company’s salary management system” tại công ty Lei
Xiong của College of information Engineering, Jiangxi University of Tecnology,
Jiangxi Nanchang, năm 2005 được xuất bản bởi Atlantis Press. Bài báo này đã phân
tích được hạn chế của từng module. Bài báo có các module chức năng như quản lý
người dùng, quản lý mật khẩu, nhân viên, quản lý biên chế bà truy vấn bảng lương
nhận ra sự tiện lợi của người sử dụng và quản lý thuận tiện trên giao diện để thực hiện
đơn giản, thực tế và cố gắng để được đi và hoạt động đáp ứng thói quen người sử
dụng.
- Cuốn sách: “Human Resource Management”, Jonh M.Ivancevich. Cuốn sách
mang đến những kiến thức về các hoạt động của việc quản trị nhân lực. Cuốn sách
nhấn mạnh đến yếu tố con người trong các môi trường làm việc và mối quan trâm là

làm sao cho nhân sự trong cơng ty đều cảm thấy hài lịng với cơng việc của mình.
Cuốn sách giúp đỡ và hỗ trợ các nhà quản trị thực hiện tốt hơn các công tác quản lý
nhân sự của cơng ty mình.
- Cuốn sách: “The big book of HR”, Barbara MitChell. Cuốn sách tổng hợp tất cả
thông tin bạn cần về nghề nhân sự, từ các vấn đề liên quan đến nhân sự chiến lược
nhất đến chi tiết chiến thuật nhỏ nhất để quản lý con người.
16


1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, ngành đào tạo HTTT với tên gọi “HTTT quản lý” được thâm nhập vào
khối các trường đại học quản lý - kinh tế sớm hơn so với các trường đại học cơng nghệ
thơng tin (CNTT), vì vậy, các chương trình đào tạo HTTT máy tính (Computer Information Systems) mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây. Chương trình đào tạo
HTTT (bậc đại học và bậc cao học) tại Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghệ
(ĐHCN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thiết kế dựa trên các hướng dẫn
chương trình khung HTTT do hai hiệp hội nghề nghiệp ACM và AIS phối hợp thực
hiện (Chương trình khung đại học năm 2010 [IS2010] và chương trình khung thạc sỹ
năm 2016 [MSIS2016]) và có tham chiếu tới chương trình đào tạo HTTT tại một số
trường đại học hàng đầu thế giới. Chương trình đào tạo HTTT bậc đại học
tại Trường ĐHCN được tổ chức thực hiện từ năm 2010.
Ở nước ta trong những năm gần đây cũng có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về
HTTT quản lý như là:
- Cuốn sách: “Nghệ thuật quản lý nhân sự”, Làm thế nào để tạo ra hoặc nuôi

dưỡn một nền văn hóa sáng tạo tại nơi làm việc? Làm thế nào để tận dụng trí tưởng
tượng và sáng tạo để khiến doanh nghiệp của chúng ta trở nên tốt hơn? Cuốn sách sẽ
giúp chúng ta trả lời được những câu hỏi đó, giúp cho sự phát triển nguồn nhân sự
trong cơng ty.
- Cuốn sách: “Giáo trình Hệ thống thơng tin quản lý” Hệ thống lại những thơng


tin doanh nghiệp dưới góc độ quản lý và bắt đầu xây dựng quy trình phát triển một hệ
thống thông tin phần mềm từ các bước cơ bản đến bước phát triển và bảo trì. Cuốn
sách là một tài liệu mô tả chi tiết về các hoạt động của hệ thống sẽ xảy ra trong doanh
nghiệp, sẽ giúp ích rất nhiều cho những người nghiên cứu về hệ thống thông tin.

17


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM FPT
2.1 Tổng quan về công ty TNHH phần mềm FPT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Vài nét sơ lược về công ty
Được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực
Vật lý, Tốn, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một năm. Cơng ty
TNHH Phần Mềm FPT ( hay còn gọi là FPT Software) là một trong những công ty sản
xuất phần mềm lớn và phát triển nhất ở Việt Nam
Chủ tịch: Ơng Hồng Nam Tiến
Giám đốc điều hàng: Ông Phạm Minh Tuấn
Trụ sở chính: Tầng 6 tịa nhà FPT, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Q.
Cầu Giấy, Hà Nội
Website:
Email:
Điện thoại: +84 2437 689 048
Các chi nhánh:
Việt Nam: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ
Nhật Bản: Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukuoka. Shizuoka
Mỹ: Texas, Washington, California, Colorado
EUROPE: Frankfurt & Essen (Germany), Paris (France), Košice (Slovakia)
Đông Nam Á: Singapore, Bangkok (Thailand), Kuala Lumpur (Malaysia), Cebu

(Philippines), Yangon (Myanmar)
AUSTRALIA: Sydney, Melbourne
Hàn Quốc: Seoul
Trung Quốc: Shanghai
Hiện tại Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (tên giao dịch: FPT Software Joint
Stock Company , gọi tắt là FPT Software) là công ty cổ phần thuộc Tập đồn FPT.
FPT Software hiện có gần 16000 nhân viên. Trụ sở chính tại tịa nhà FPT Cầu Giấy –
đường Phạm Hùng – Từ Liêm – Hà Nội. Toà nhà FPT - Cầu Giấy gồm 15 tầng chính,
02 tầng kỹ thuật và 01 tầng hầm trên diện tích đất 4.000m2, diện tích sử dụng là
20.000m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, nhiều không gian văn
18


phịng mở với hệ thống thang máy thơng minh tốc độ cao, điều hoà trung tâm. Toà nhà
sử dụng các vật liệu bên ngồi cao cấp như hệ thống kính chống nhiệt khổ lớn, tấm ốp
alucobond với tông màu chủ đạo đen-trắng nhằm tạo sự khác biệt và làm nổi bật cơng
trình. Các hệ thống kỹ thuật trong tồ nhà cũng là các hệ thống hiện đại nhất hiện nay
ở Việt Nam như hệ thống theo dõi và quản lý toà nhà – BMS. Hệ thống quản lý toà
nhà này được thiết kế để phối hợp toàn bộ sự hoạt động các hệ thống cơ điện (M&E)
trong toà nhà nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng tiêu thụ của hệ thống và quản lý,
giám sát các hệ thống một cách hiệu quả. Tất cả các thông tin về sự hoạt động của hệ
thống điều hồ khơng khí, hệ thống điện, chiếu sáng, hệ thống camera giám sát…đều
sẽ được truyền về phịng điều khiển BMS. Tại đây, các thơng tin sẽ được xử lý và gửi
tín hiệu điều khiển đến các hệ thống. Với sự hỗ trợ của BMS, bảo vệ sẽ khơng cần
phải đến từng phịng làm việc để tắt, bật đèn và điều hoà bởi các tác vụ đã được lập
trình sẵn, hoặc đơn giản chỉ cần thực hiện các thao tác đấy ở phịng điều khiển của tồ
nhà.
Tồ nhà do Công ty WSP - Hồng Kông tư vấn thiết kế, với sự tham gia thiết kế
kiến trúc của Cơng ty PTW - Úc. Tầng hầm của tồ nhà là nơi để xe và các hệ thống
kỹ thuật; Tầng 2 là hội trường đa năng phục vụ cho 1000 người; Khu đào tạo phục vụ

cho 800-1000 học viên. Ngoài các khơng gian làm việc, phịng họp...tồ nhà cịn có
các khơng gian giải trí, giao tiếp cơng việc và xã hội cho cán bộ, nhân viên và khách
làm việc tại Cơng ty FPT . Cơng trình có chất lượng sử dụng cao, độ bền vững cấp 1,
khả năng chống động đất cấp 7, cấp chống cháy cấp 2, niên hạn sử dụng 100 năm.
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm sử dụng tại công ty
- Xây dựng, phát triển các hệ thống phần mềm theo đơn đặt hàng cho các tổ
chức, doanh nghiệp và chính phủ tại Việt Nam
- Xây dựng, phát triển các hệ thống phầm mềm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài
như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Châu Á Thái Bình Dương …
- Đào tạo, xây dựng,phát triển đội ngũ lập trình viên, quản lý, giám sát, chất
lượng, phục vụ cho sự phát triển của cơng ty.
2.1.1.3 Q trình hình thành và phát triển
Sau khi thành lập, FPT đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC
(Informatic Service Center). Một trong những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC tham
19


×