Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

yếu tố địa chính trị trong chiến lược toàn cầu của mỹ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.31 KB, 20 trang )

YẾU TỐ ĐỊA-CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN LƯỢC TỒN CẦU CỦA
MỸ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
2.1. Mục tiêu địa-chính trị trong nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ
từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (12/1989 - 5/2008)
2.1.1. Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến thảm họa khủng bố
nước Mỹ (12/1989 - 9/2001)
2.1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
Sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong suốt nửa
sau của thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu (1991) đã ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình chính trị thế giới. Cục diện
hai siêu cường đứng đầu hai hệ ý thức tư tưởng đối trọng với nhau đã
khơng cịn. Thế giới chỉ còn lại một siêu cường duy nhất là Mỹ. Vậy lịch
sử sẽ đi về đâu, thế giới sẽ đi về đâu? Học giả Maridon đã đưa ra nhận
định: “…thế giới đang bị nổ tung. Có thể có ba con đường tiến hóa. Con
đường thứ nhất là con đường hài hịa thơng qua sự truyền bá các giá trị
của phương Tây, con đường này xem ra ít có khả năng nhất. Con đường
thứ hai là con đường đụng độ giữa các thế giới, mỗi thế giới sẽ có
nguyên tắc, luật lệ, logic, hoạt động của nó và khó mà thiết lập sự giao
lưu giữa chúng với nhau: lúc đó hai điều phải chọn là chiến tranh hoặc
sự thờ ơ. Còn lại triển vọng thứ ba: triển vọng về một thế giới biết điều
hịa các lợi ích tập thể và các tính đồng nhất đặc thù. Thế giới này là khó
thực hiện nhất, cũng là đầy tham vọng nhất” [77, tr.19].
Cùng chia sẻ quan điểm thứ hai với Maridon Tuareno, Samuel
Huntinton trong cuốn sách “Sự va chạm của các nền văn minh thế giới”
cũng cho rằng: “…tình trạng đối địch giữa các siêu cường sẽ được thay
thế bằng sự va chạm của các nền văn minh”; “…được khích lệ bởi hiện
đại hóa, nền chínhtrị tồn cầu đang được tái định hình trên cơ sở các
dịng văn hóa. Các dân tộc và các quốc gia có các nền văn hóa tương


đồng thì nhóm lại với nhau. Các dân tộc và quốc gia có nền văn hóa


khác nhau thì tách nhau ra. Những mối liên kết được xác lập theo hệ tư
tưởng và các mối quan hệ siêu cường quốc đang nhường chỗ cho những
mối liên kết dựa trên cơ sở văn hóa và văn minh. Các ranh giới chính trị
cũng được định hình lại để phù hợp với các ranh giới về văn hóa như
dân tộc, tơn giáo và nền văn minh. Các cộng đồng văn hóa đang dần dần
thay thế các khối liên kết trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, và các phân
giới sai lệch giữa các nền văn minh đang trở thành lý do chính của các
cuộc xung đột trong chính trị học tồn cầu”[23, tr.153].
Sau Chiến tranh lạnh, với sự tan rã của trật tự hai cực, tình hình
thế giới đã có nhiều thay đổi. Hịa bình thế giới được củng cố, nguy cơ
chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hịa bình ở nhiều khu vực bị
đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt.
Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị
che đậy dưới thời Chiến tranh lạnh nay bộ lộ thành xung đột gay gắt.
Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử,
nên việc giải quyết khơng thể nhanh chóng và dễ dàng. Chiến tranh lạnh
chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn
giáo, nhất là đạo Hồi - một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt
trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động mạnh trong lĩnh
vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Thế giới đạo
Hồi được coi là nguồn phát triển vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố,
và ở châu Âu là những người nhập cư không được mong muốn. Tổng
thư ký NATO tuyên bố năm 1995 rằng: chủ nghĩa trào lưu Hồi giáo
chính thống ít nhất cũng nguy hiểm như là chủ nghĩa cộng sản trước đây
với phương Tây. “Đạo Hồi chính là đối thủ tồn cầu của phương Tây”
[23, tr.298]. Thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy
cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ
từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Thế giới ở trong tình hình “một



siêu cường, nhiều cường quốc”, đó là Mỹ và các nước Tây Âu (EU),
Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, “Mỹ nổi lên không chỉ như
một siêu cường độc nhất mà còn là một quốc gia chiếm ưu thế mọi mặt
trong lĩnh vực quyền lực và phạm vi ảnh hưởng vượt trội về quân sự, kỹ
thuật cao, thống trị 4 cơ cấu quyền lực: kinh tế, tài chính, thương mại và
tri thức. Ưu thế của Mỹ cũng lấy sức mạnh từ cái mà Joseph Nye gọi là
“quyền lực mềm” của nó, có nghĩa là từ khả năng ảnh hưởng đến các
nước khác và hình thành nên đường lối hành động của các nước đó. Khả
năng này có được là do việc truyền bá văn hóa Mỹ qua các phương tiện
thơng tin đại chúng và do hấp lực của hệ thống kinh tế và chính trị Mỹ
[81, tr.259-260]. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ trở thành một đế quốc
tồn cầu, thực hiện vai trị sen đầm quốc tế và tác động mạnh mẽ đến
tiến trình phát triển của thế giới. Ưu thế của Mỹ đối với các quốc gia,
dân tộc khác, dù là đồng minh hay đối thủ đều mang tính áp đảo, bất kể
trên lĩnh vực quân sự hay kinh tế. Đối diện với Mỹ những năm cuối thế
kỷ XX là một nước Nga bị suy yếu nghiêm trọng, một nước Nhật bị lâm
vào suy thoái kéo dài, một Liên minh châu Âu (EU) mất ổn định trong
q trình nhất thể hóa, một nước Ấn Độ vừa mới thốt khỏi giai đoạn trì
trệ và một nước Trung Quốc bắt đầu nổi lên, nhưng chưa thể lọt vào tốp
các nước dẫn đầu thế giới. Mỹ đơn phương hành động khi thấy cần thiết,
phớt lờ những yêu cầu chính đáng của cộng đồng quốc tế; tự điều chỉnh
chính sách đối với các nước lớn nhằm phân tán, chia cắt các đối thủ,
ngăn chặn mọi lực lượng có thể trở thành đối trọng; vừa tỏ thái độ trịnh
thượng, kể cả đối với đồng minh chiến lược chủ chốt, vừa lơi kéo tranh
thủ nhằm mục đích cột chặt họ vào cỗ xe do Mỹ cầm lái; quyết tâm hiện
diện quân sự tại nhiều khu vực trên thế giới, nhất là ở khu vực Trung Á,
nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Nga, kiềm chế Trung Quốc; can thiệp một
cách bất hợp pháp vào công việc nội bộ các nước mà Mỹ cho là không
nghe lời và không đi theo Mỹ . Tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng tình



hình thế giới lại khơng phải là thế giới một cực. Liên minh châu Âu,
Nga, Trung Quốc đều ủng hộ một thế giới đa cực trong đó họ là một cực
và đều cực lực phản đối trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Về an
ninh, tuy đối thủ của NATO trong thời Chiến tranh lạnh là Khối Hiệp
ước Warsawa đã tan rã sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu nhưng
NATO ngày nay không phải khơng có đối thủ. Với sự hình thành và
ngày một mở rộng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với Trung
Quốc và Nga làm hạt nhân bao gồm nhiều nước ở vùng Trung Á rộng
lớn và có tầm quan trọng chiến lược, trong tương lai, sự đối đầu giữa
NATO và SCO sẽ là sự đối đầu lớn nhất.
2.1.1.2. Mục tiêu địa-chính trị
Năm 1989, thế giới chuyển hướng sang một bước ngoặt mới mà
nó chưa hề trải qua trong lịch sử. Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài dai
dẳng đã chính thức kết thúc. Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông
Âu sụp đổ và thất bại của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh (1991),
George Herbert Walker Bush (1989-1993) vội vàng tuyên bố về “một
trật tự thế giới mới” tức là trật tự thế giới một cực, cực đó là Mỹ. Tổng
thống Mỹ G.H.W.Bush đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước Quốc
hội phản ảnh chính sách ngoại giao của Chính phủ Mỹ thời bấy giờ. Bài
diễn văn nêu lên những toan tính của nước Mỹ sau cuộc chiến tranh
vùng Vịnh, khơng chỉ vậy nó cịn mang một thơng điệp lớn lao hơn nữa.
Bush bàn đến một khái niệm mới gọi là Trật tự thế giới mới - cái mà ông
mô tả như là một nỗ lực tái thiết hướng tới một thế giới đoàn kết toàn
diện. “Ngày nay, chúng ta có thể thấy một thế giới mới trong tầm ngắm.
Một thế giới trong đó có một triển vọng về một trật tự mới”. Tuy nhiên,
thực chất nội dung của bài diễn văn đó chỉ nhằm thể hiện mong muốn
của Mỹ là trở thành một “sen đầm quốc tế” - một sức mạnh duy nhất
thống lĩnh, kiểm soát tất cả các quốc gia toàn cầu. Nhưng khẩu hiệu “trật

tự thế giới mới” khơng phù hợp với tình hình nước Mỹ sau Chiến tranh


lạnh. Vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân dân Mỹ lúc này không phải là
những vấn đề đối ngoại mà là các vấn đề nội bộ, đặc biệt là vấn đề kinh
tế. Khi thời thế đã thay đổi, nhân dân Mỹ cũng muốn có sự thay đổi vì
cho rằng một người lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ hơn sẽ thích hợp hơn
G.H.W.Bush, một cựu chiến binh của Chiến tranh lạnh. Đó là nguyên
nhân dẫn đến việc thất cử của G.H.W.Bush và thắng cử của Bill Clinton.
Là người được sinh ra sau chiến tranh thế giới thứ hai (năm 1946) và là
tổng thống đầu tiên của nước Mỹ trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh,
B.Clinton (1993-2001) có tham vọng để lại dấu ấn trong lịch sử nước
Mỹ bằng một chiến lược mới thay thế cho chiến lược “ngăn chặn” của
thời kỳ Chiến tranh lạnh. Ngày 27/9/1993, B.Clinton cho công bố chiến
lược mới này trong diễn văn đầu tiên đọc trước Đại hội đồng Liên Hợp
quốc dưới cái tên là chiến lược “mở rộng dân chủ”. Ngày nay người ta
gọi là “Học thuyết Clinton”. Theo những người đã tham gia soạn thảo
thì nội dung chủ yếu của chiến lược “mở rộng dân chủ” tập trung vào 4
điểm:
1. Tăng cường các “nền dân chủ thị trường”.
2. Thúc đẩy và củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế thị
trường ở nơi nào có thể.
3. Chống lại sự xâm lược và ủng hộ việc tự do hóa các Nhà nước
thù địch với nền dân chủ. 4. Giúp nền dân chủ và các nền kinh tế thị
trường bám rễ vào những khu vực có “mối quan tâm nhân đạo lớn nhất”.
Trong phát biểu tại Liên hợp quốc, Clinton nói rõ : “Trong Chiến tranh
lạnh chúng ta tìm cách ngăn chặn mối đe dọa đối với sự sống còn của
các thể chế tự do... Giờ đây chúng ta tìm cách mở rộng tập hợp các quốc
gia sống dưới các thể chế tự do đó”. Như vậy Mỹ đã chuyển từ chiến
lược “ngăn chặn” trong Chiến tranh lạnh sang chiến lược “mở rộng” và

chuyển vai trò của Mỹ trên thế giới từ “sen đầm quốc tế” sang “người
lãnh đạo thế giới”. Tháng 2/1995, Chính phủ Mỹ cơng bố “chiến lược


dính líu và mở rộng” cho những năm 90 của thế kỷ XX với mục tiêu bao
trùm là “mở rộng cộng đồng các nền dân chủ thị trường”. Mỹ cũng
tuyên bố “tiếp tục có những cam kết đối với thế giới và sẽ hành động
linh hoạt, đa phương khi có thể và đơn phương khi cần thiết”. Để tiếp
tục giành quyền lãnh đạo thế giới và ngăn chặn không cho bất kỳ quốc
gia nào có thể nổi lên thách thức vai trò của Mỹ, hoạt động ngoại giao
của Mỹ theo học thuyết Clinton chủ yếu tập trung vào 3 hướng: một là
củng cố, nâng cấp và mở rộng hệ thống các Hiệp ước an ninh đã có từ
thời Chiến tranh lạnh; hai là Mỹ thúc đẩy việc hình thành một loạt các
khu vực mậu dịch tự do như NAFTA ở Bắc Mỹ, FTAA cho toàn châu
Mỹ, TAFTA cho hai bờ Đại Tây Dương, APEC cho Châu Á - Thái Bình
Dương, WTO cho tồn thế giới v.v..., Mỹ tin rằng thơng qua việc buôn
bán tự do sẽ dẫn đến việc tự do hóa nền chính trị của các nước và thơng
qua việc phát triển kinh tế sẽ dần dần tạo ra một tầng lớp trung lưu, ngay
cả ở những nước trước kia theo nền kinh tế bao cấp, tán thưởng những
giá trị dân chủ của Mỹ và phương Tây; ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân
quyền ra toàn thế giới và sử dụng chiêu bài này để mặc cả với các nước
muốn có đầu tư cơng nghệ và bn bán với Mỹ. Năm 1997, Clinton đã
đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXI của Mỹ. Mỹ khẳng
định: lợi ích quốc gia và nguồn lực hạn chế của Mỹ cho thấy sự cần thiết
sử dụng vũ lực một cách lựa chọn chỉ khi lợi ích sống cịn của Mỹ bị đe
dọa. Theo Bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia này, những lợi ích
quốc gia sống còn của Mỹ bao gồm:
1. Bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, và nhân dân Mỹ
2. Ngăn chặn sự nổi lên của các liên minh thù địch hay bá quyền
khu vực

3. Bảo đảm tiếp cận không hạn chế đối với những thị trường chủ
chốt, nguồn cung cấp năng lượng và các nguồn lực chiến lược


4. Răn đe và đánh bại khi cần thiết các cuộc xâm lược chống đồng
minh và bạn bè của Mỹ
5. Đảm bảo tự do hàng hải, đường sắt, vũ trụ và những đường giao
thông huyết mạch
Như vậy, sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, mục
tiêu địa chính trị của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh khơng cịn nữa.
Mục tiêu địa- chính trị mới của Mỹ là:
- ngăn cản sự xuất hiện của một bá chủ, ngăn cản bất cứ thách
thức tương lai nào đối với vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
- tiếp tục giữ vững và tăng cường lợi ích địa chính trị của Mỹ ở
những vùng chịu ảnh hưởng của Mỹ: châu Mỹ, châu Âu, châu Á... và
tìm kiếm lợi ích địa-chính trị trên phạm vi toàn cầu.
2.1.2. Giai đoạn từ thảm họa khủng bố nước Mỹ đến nay (9/2001 5/2008)
2.1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Nhiệm kỳ tổng thống của G.Bush đã có một sự xáo động lớn lao vào
ngày 11/9/2001, khi nước Mỹ bàng hồng trước một cuộc tấn cơng khốc
liệt nhất từ bên ngoài vào lãnh thổ nước Mỹ. Buổi sáng hơm đó, những
tên khủng bố Trung Đơng đã đồng loạt bắt cóc bốn máy bay dân sự của
Mỹ và sử dụng hai chiếc máy bay trong số đó làm phương tiện liều chết
phá hủy tịa tháp đơi của Trung tâm Thương mại thế giới. Chiếc thứ ba
đâm vào Lầu Năm Góc - trụ sở của Bộ Quốc phịng Mỹ nằm ngay tại
ngoại ô thủ đô Washington. Chiếc máy bay thứ tư, có thể là để đâm vào
nhà Quốc hội Mỹ nhưng đã đâm xuống vùng ngoại ô Pennsylvania do
các hành khách trên máy bay đã đánh trả lại bọn không tặc. Đa số người
thiệt mạng là các công dân đang làm việc tại Trung tâm Thương mại,
ước tính khoảng gần 3.000 người, nhiều hơn số thương vong mà Nhật



Bản đã gây ra cho nước Mỹ trong trận chiến Trân Châu cảng năm 1941.
Tổn thất về kinh tế cũng rất nặng nề. Trung tâm thương mại bị phá hủy
kéo theo một vài tòa nhà bên cạnh cũng bị đổ sụp và các thị trường
chứng khốn thì ngừng hoạt động trong nhiều ngày. Hậu quả là cuộc suy
thoái kinh tế vốn đã xuất hiện nay lại bị kéo dài lâu hơn nữa. Đó là một
sự kiện mới góp phần làm thay đổi bộ mặt của quan hệ quốc tế khi bước
sang thế kỷ XXI này. “Vụ khủng bố 11/9 là cái mốc chia lịch sử hiện đại
ra thành hai thời kỳ trước và sau. Ngày 11/9 đã hoàn tất bước quá độ từ
cái thế giới đã định hình bằng sự kết thúc “chiến tranh lạnh” sang thế
giới của thế kỷ mới - thế kỷ XXI” [80, tr.223-224].
Cuộc tiến công của bọn khủng bố quốc tế vào New York và Washington
vào tháng 9 thảm khốc đã soi tỏ những nhân tố quan trọng nhất của đời
sống quốc tế, đó là quan hệ Bắc - Nam bất bình đẳng và sự khác biệt ghê
gớm về mức sống, các khác biệt văn minh đặc biệt mạnh (xét theo mức
độ tính xâm hấn) là các nền văn minh Hồi giáo, Trung Hoa, Ấn Độ và
tính chất dễ tổn thương của nước Mỹ.
Ngay sau khi nước Mỹ vừa bước ra khỏi tấn thảm kịch ngày 11/9, một
người hoặc một nhóm người nặc danh đã gửi đi các bức thư chứa đầy vi
khuẩn bệnh than. Một số bức thư được gửi đến các thành viên trong
Quốc hội và các viên chức Chính phủ, các bức thư khác thì được gửi đến
dân thường. Khơng có quan chức nào bị nhiễm bệnh, nhưng đã có năm
nạn nhân bị chết và một số người khác bị ốm nặng. Vụ gửi thư này đã
gây ra một làn sóng hỗn loạn trên tồn nước Mỹ, sau đó, nó đột ngột
ngừng lại như đã đột ngột xảy ra, và đến giờ vẫn là một điều bí hiểm.
Những sự kiện trên đã buộc Quốc hội phải thông qua Đạo luật Yêu nước
ngày 26/10/2001. Đạo luật này được đưa ra nhằm chống lại nạn khủng
bố nội địa và trao cho Chính quyền Liên bang quyền được truy bắt, bắt
giữ và bỏ tù những tên khủng bố. Sau một thời gian do dự, Chính quyền

Bush đã quyết định ủng hộ việc thành lập một Bộ An ninh Nội địa mới


có quy mơ khổng lồ. Được phép thành lập vào tháng 11/2002, có nhiệm
vụ điều phối các hoạt động chống lại các cuộc tấn công khủng bố trên
nước Mỹ, Bộ An ninh Nội địa mới này là tổ chức hợp nhất của 22 cơ
quan Liên bang. Ở nước ngồi, chính quyền đã lập tức trả đũa lại thủ
phạm gây ra các cuộc tấn công ngày 11/9.
Ba tháng sau vụ khủng bố, ngày 13/12/2001, Tổng thống Bush tuyên bố
Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), do
Tổng thống Mỹ Nixon và Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Brezhnev
ký từ năm 1972, để dọn đường cho việc triển khai Hệ thống phòng thủ
tên lửa quốc gia (NMD). Nước Nga phản đối kịch liệt quyết định của
Mỹ và dọa sẽ rút khỏi các Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến cơng chiến lược
(START I và II). Trong suốt 30 năm, Hiệp ước ABM thực sự là hòn đá
tảng cho thế cân bằng lực lượng và cho an ninh quốc tế, nó ngăn khơng
để xảy ra một sự đối đầu giữa hai siêu cường hạt nhân lớn nhất thế giới
là Mỹ và Liên Xơ (sau đó là Nga). Nhiều nước cho rằng với việc hủy bỏ
Hiệp ước ABM, Mỹ đã mở đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới và
đưa thế giới quay trở lại với tình trạng cực kỳ nguy hiểm của thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
Cuộc tấn công của chủ nghĩa khủng bố quốc tế vào nước Mỹ ngày
11/9/2001 và những hệ lụy của nó đã làm thay đổi sâu sắc các mối quan
hệ quốc tế nói chung, chính sách đối ngoại của các nước lớn và cục diện
quan hệ giữa họ nói riêng. Với tầm ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc, sự
kiện “11/9/2001” trở thành dấu gạch nối đậm nét phân biệt hai giai đoạn
khác nhau không chỉ của thời kỳ “hậu Chiến tranh lạnh” mà còn của
quan hệ giữa các nước lớn.
Đối với Mỹ, sự kiện “11/9/2001” chẳng những gây ra những thiệt hại to
lớn về người và của mà còn tác động mạnh vào tâm lý, tình cảm và tinh

thần của người Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện này cũng là cơ hội hiếm có để
Mỹ ra sức lợi dụng nhằm thúc đẩy các lợi ích quốc gia, những lợi ích


trên tất cả các phương diện trải rộng khắp địa cầu của một siêu cường.
Mỹ lấy Liên minh quốc tế chống khủng bố làm ngọn cờ tập hợp lực
lượng chống nguy cơ đe dọa an ninh chung. Nhưng, về thực chất, đây
cũng là một phương sách để Mỹ thâu tóm thế giới trong vịng cương tỏa
của mình. Về phần mình, khi tham gia Liên minh nói trên, các nước lớn
khác cũng điều chỉnh chiến lược và chính sách đối ngoại nhằm đạt
những mục tiêu chiến lược sâu xa phù hợp với lợi ích của mình. Mục
tiêu của các nước lớn ở Tây Âu (trước hết là Pháp và Đức) là từng bước
giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh, nhưng vẫn ra sức củng cố,
mở rộng NATO và EU để xây dựng một châu Âu “không chia cắt, dân
chủ, hịa bình, ổn định và vững mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị - an
ninh”. Nga đặt ra mục tiêu của mình là tái lập vị thế cường quốc thế
giới, ảnh hưởng quốc tế đã từng có; phát triển kinh tế ổn định, vững
chắc, bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Với Nhật Bản, đó
là mục tiêu trở thành cường quốc chính trị tương xứng với vị thế cường
quốc kinh tế - tài chính vốn có, tức là tạo dựng được ảnh hưởng quốc tế
lớn hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là “xây dựng toàn diện xã hội khá
giả, đẩy mạnh sự nghiệp hiện đại hóa XHCN, hồn thành thống nhất
Trung Quốc”.
2.1.2.2. Mục tiêu địa-chính trị
Sau khi G. Bush lên cầm quyền, tình hình thế giới và khu vực có những
thay đổi, biến chuyển quan trọng, tác động đến lợi ích của Mỹ ở khu vực
này theo cả hai chiều thuận - nghịch. Một mặt, quan hệ giữa Mỹ và các
nước trong khu vực, dù là đồng minh hay đối tác, thậm chí đối thủ một
thời, đều đã được cải thiện đáng kể trên mọi bình diện. Mặt khác, nước
Mỹ dưới thời Tổng thống G.Bush lại đứng trước những thách thức lớn

và mới về an ninh. Mỹ cho rằng sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc,
sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Nga cùng chính sách quyết đốn
của Tổng thống Putin trong cả đối nội lẫn đối ngoại đều đang thách thức


vai trò siêu cường thế giới duy nhất và lợi ích của Mỹ. Đặc biệt, sự nóng
lên của vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tác động của sự kiện
“ngày 11/9/2001” và của cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động
đến các nước Hồi giáo trong khu vực... đang làm gia tăng các nguy cơ đe
dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ tại Đơng Á. Những khó khăn và thách
thức trên buộc chính quyền của Tổng thống G.Bush có những điều chỉnh
trong chiến lược và chính sách an ninh đối với khu vực nhằm vừa tận
dụng cơ hội và điều kiện thuận lợi do vị thế siêu cường thế giới duy nhất
mang lại, vừa đối phó với những nguy cơ mới xuất hiện.
Mục tiêu duy trì vị trí siêu cường duy nhất được thể hiện trong Chiến
lược an ninh quốc gia của Chính phủ Bush: “Lực lượng của chúng ta sẽ
đủ mạnh để khuyên ngăn những kẻ địch tiềm tàng không nên theo đuổi
việc xây dựng quân đội với hy vọng vượt trội hay ngang bằng với sức
mạnh của Mỹ”. Tổng thống G.W.Bush chủ trương nước Mỹ phải “can
dự khắp thế giới để mở rộng hòa bình”. Sự can dự này theo “chủ nghĩa
quốc tế đặc thù Mỹ”, dựa trên ba nguyên tắc trụ cột sau :
Một là: Sử dụng sức mạnh để phục vụ tối đa lợi ích quốc gia và bảo
đảm an ninh tuyệt đối của nước Mỹ. Các mục tiêu xúc tiến dân chủ,
nhân quyền, chống độc tài... vẫn là bộ phận quan trọng trong chính sách
đối ngoại của Mỹ nhưng hồn tồn phụ thuộc vào việc đáp ứng lợi ích
quốc gia căn bản. Và, theo Bộ trưởng ngoại giao Mỹ C.Pao-oen, đó là
thước đo duy nhất để Mỹ can dự vào các vấn đề quốc tế.
Hai là: Duy trì lâu dài địa vị siêu cường độc tôn của Mỹ. Muốn thế, Mỹ
phải kiểm sốt được lục địa Âu - Á vì rằng, theo thuyết địa-chính trị, ai
kiểm sốt được lục địa này kẻ đó sẽ làm bá chủ thế giới. Chính sách của

Mỹ là sẵn sàng chống lại bất kỳ cường quốc nào hay nhóm nước nào đe
dọa lợi ích của Mỹ hay bạn bè của Mỹ ở khu vực này.


Ba là: Bảo đảm sự vượt trội vĩnh viễn về sức mạnh quân sự của Mỹ so
với các nước khác. Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một lần công
bố ngày 30/9/2001 nêu lên thứ tự các khu vực đáng quan tâm về an ninh
là châu Á, Trung Đông, châu Âu và Tây bán cầu, vì châu Âu và Tây bán
cầu cơ bản trong trạng thái hịa bình, trong khi rất nhiều nhân tố khơng
an tồn xuất hiện ở châu Á và Trung Đơng. Một vịng cung rộng từ
Trung Đông tới Đông Bắc Á là khu vực không ổn định, trong đó vùng
ven biển Đơng Á nhiều thách thức nhất. Về địa chính trị, báo cáo nêu rõ
châu Á là trọng điểm an ninh Mỹ quan tâm. Mỹ vẫn cảnh giác tại đây sẽ
xuất hiện một cường quốc khu vực thách thức vị trí chủ đạo của Mỹ.
Nhưng về bố trí lực lượng quân sự ở châu Á, trọng tâm hiện nay khơng
cịn là Đơng Bắc Á, mà đã chuyển sang Đông Nam Á, Tây Nam Á và
Trung Đông. Điều này chứng tỏ Mỹ đã tạm thời đưa vấn đề đối phó với
sự thách thức của đối thủ chiến lược xuống vị trí thấp hơn [41,
tr.34,135,179].
Về tổng thể, Mỹ đã có những điều chỉnh chiến lược lớn, đặc biệt trong
giai đoạn cao điểm của cuộc chiến chống khủng bố. Ngày 20/9/2002,
Mỹ công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới thay cho Chiến lược an
ninh quốc gia cam kết và mở rộng. Bản chiến lược mới này (còn được
gọi là Chiến lược đánh đòn phủ đầu, hay Chiến lược an ninh quốc gia
thời chiến) có những điều chỉnh lớn sau:
1 - Chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu Đối với Mỹ,
“chống khủng bố” ở khía cạnh nào đó đã thay thế mục tiêu “chống
cộng” thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. “Chống khủng bố” trở thành ngọn cờ
tập hợp lực lượng mới của Mỹ và là tiêu chí để Mỹ phân định “bạn” hay
“thù” của nước Mỹ.

2 - An ninh quân sự trở thành trụ cột số một Trong Chiến lược an ninh
quốc gia mới, với việc coi an ninh quân sự là ưu tiên số một, Mỹ đã đưa
ra học thuyết chỉ đạo hành động quân sự mới mang tên “Đánh đòn phủ


đầu”. Học thuyết “đánh đòn phủ đầu” mà mục tiêu khơng khác gì với
Học thuyết “Ngăn chặn cộng sản” là xác lập sự lãnh đạo thế giới của
Mỹ. Đằng sau quyền lực chính trị là quyền lực kinh tế, quyền lực dầu
lửa. Dù che đậy dưới hình thức nào thì qua các “hành vi chính sách” vẫn
thấy hiển hiện rõ rệt nền “chính trị giao thơng và dầu lửa” mà Mỹ đang
theo đuổi một cách liên tục và nhất quán. Trong quan hệ các nước lớn,
Mỹ theo đuổi chính sách “cân bằng quyền lực”, tìm kiếm quan hệ xây
dựng với Trung Quốc nhưng cảnh giác trước việc nước này tăng cường
tiềm lực quân sự, xây dựng quan hệ chiến lược mới với Nga, tăng cường
quan hệ với Ấn Độ, củng cố, mở rộng và cải tổ NATO, củng cố đồng
minh truyền thống.
3 - Hành động đơn phương để theo đuổi lợi ích Điều này thể hiện cả
trước lẫn sau khi xảy ra sự kiện “ngày 11/9/2001” và "hịa bình thơng
qua sức mạnh, bằng sức mạnh” là phương cách mang tính xuyên suốt
của Đảng Cộng hòa.
4 - Châu Á - Thái Bình Dương trở thành trọng điểm số một Tổng thống
G.Bush đã điều chỉnh chiến lược châu Á - Thái Bình Dương với mục
tiêu là giữ cho bằng được vai trò chi phối trật tự khu vực, không để xuất
hiện một kẻ “bá quyền khu vực” có thể đe dọa quyền lãnh đạo của Mỹ
tại khu vực
Qua gần 4 năm thực hiện Chiến lược “Đánh đòn phủ đầu”, tháng 3/2006,
Mỹ lại công bố Chiến lược an ninh quốc gia 2006 nhằm tập trung phân
tích 9 nhiệm vụ thực hiện an ninh của Mỹ, thể hiện trong 9 chương cụ
thể, với những tiêu đề rất “ấn tượng” như “Bênh vực mạnh mẽ những
khát vọng về phẩm giá con người”, “Kéo dài chu kỳ phát triển bằng việc

mở cửa các xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của nền dân chủ”... Tuy
nhiên, tư tưởng xuyên suốt, hay mục tiêu, nội dung cơ bản trong bản
chiến lược này thì chẳng có gì thay đổi. Chiến lược An ninh quốc gia


trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Bush thể hiện sự kế thừa bản Chiến
lược 2002, đồng thời bổ sung một số điểm mới như sau:
+ Nhấn mạnh chính sách thúc đẩy dân chủ, nhân quyền
+ Khơi dậy kỷ nguyên mới tăng trưởng kinh tế toàn cầu
+ Đẩy mạnh hơn nữa chủ trương thúc đẩy phát triển ở các nước nghèo
thông qua hợp tác kinh tế, viện trợ và thúc đẩy dân chủ thực sự
+ Tiếp tục khẳng định chính sách đơn phương trong quan hệ với các
nước và khu vực; coi Tây bán cầu là tuyến đầu của an ninh quốc gia Mỹ,
châu Phi đang nổi lên thành khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược và
là ưu tiên cao của Mỹ, Trung Đông là trung tâm chú ý của thế giới; châu
Âu là đồng minh truyền thống; đặc biệt, Mỹ thừa nhận vai trị tồn cầu
của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nước này cư xử có trách nhiệm, tiếp
tục cải cách và mở cửa, thay đổi tư duy cũ (tăng cường quân sự không
minh bạch, tư duy trọng thương, ủng hộ vô nguyên tắc các quốc gia giàu
tài nguyên nhưng thiếu trách nhiệm trong nước và đối với quốc tế).
Sau sự kiện 11/9, mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Mỹ kể từ đầu
thế kỷ thứ XXI được xác định là đánh bại chủ nghĩa khủng bố quốc tế,
mối đe dọa nghiêm trọng đến vị thế chính trị của Mỹ. Khi chính quyền
của Bush lên, các kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên
lửa duy nhất trên thế giới cũng được triển khai ngay. Kể từ nay, Mỹ sẽ là
nước tự quyết định cái gì là thiện và cái gì là ác trong thế giới của chúng
ta. Sau khi thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa, Mỹ có thể đánh vào bất kỳ
điểm nào trên trái đất mà không sợ bị đánh trả.
Mục tiêu địa-chính trị trong chiến lược tồn cầu của Mỹ từ thảm họa
khủng bố nước Mỹ đến nay là sự phát triển kế tiếp mục tiêu địa-chính trị

của giai đoạn trước nhưng trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang lan
rộng, những mục tiêu đó được ẩn núp dưới chiêu bài chống khủng bố.


“Từ thời điểm Mỹ bị khủng bố đến nay, thời gian chưa là bao nhưng bản
đồ địa-chính trị trên thế giới đã thay đổi nhanh chóng. Có thể nói một
cách chắc chắn rằng mục tiêu cuối cùng của chiến dịch toàn cầu chống
chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhằm thiết lập sự kiểm sốt khơng chỉ
những khu vực lãnh thổ mới, mà còn cả nguồn tài nguyên dồi dào ở khu
vực đó” [42, tr.202-203]. Mỹ khơng muốn có một cường quốc khác nổi
lên gây phương hại đến bá quyền của Mỹ trên toàn cầu hoặc chặn đứng
các kế hoạch đơn phương của Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh với thế giới.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nêu rõ: “Chiến lược của chúng ta là cần phải
ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ một đối thủ cạnh tranh toàn cầu tiềm
tàng nào trong tương lai” [80, tr.288]. Bất cứ ai lên nắm quyền ở Mỹ
cũng sẽ tiếp tục chính sách “đảm bảo vị trí siêu cường số 1 của Mỹ trên
thế giới” và sẽ sử dụng các biện pháp để thực hiện mục đích này, bao
gồm mở rộng NATO và xây dựng NMD. N
Như vậy, mục tiêu địa-chính trị nhất quán của Mỹ sau thời kỳ Chiến
tranh lạnh là “không cho phép xuất hiện trên thế giới một đất nước có
sức mạnh ngang bằng với Mỹ: nước Nga ln được coi là luôn sẵn sàng
quay trở về với chủ nghĩa đế quốc theo kiểu Liên Xơ, cịn Trung Quốc
thì bị coi là một đối thủ cạnh tranh ngang hàng đáng sợ mới xuất hiện, cả
hai nước này đều cần phải bị kiềm chế” [80, tr.102]; đồng thời, Mỹ ln
tìm kiếm và mở rộng những lợi ích địa-chính trị trên phạm vi toàn cầu.
chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhằm thiết lập sự kiểm sốt khơng
chỉ những khu vực lãnh thổ mới, mà còn cả nguồn tài nguyên dồi dào ở
khu vực đó” [42, tr.202-203]. Mỹ khơng muốn có một cường quốc khác
nổi lên gây phương hại đến bá quyền của Mỹ trên toàn cầu hoặc chặn
đứng các kế hoạch đơn phương của Mỹ nhằm thể hiện sức mạnh với thế

giới. Báo cáo của Lầu Năm Góc nêu rõ: “Chiến lược của chúng ta là cần
phải ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ một đối thủ cạnh tranh toàn cầu
tiềm tàng nào trong tương lai” [80, tr.288]. Bất cứ ai lên nắm quyền ở
Mỹ cũng sẽ tiếp tục chính sách “đảm bảo vị trí siêu cường số 1 của Mỹ


trên thế giới” và sẽ sử dụng các biện pháp để thực hiện mục đích này,
bao gồm mở rộng NATO và xây dựng NMD. Như vậy, mục tiêu địachính trị nhất quán của Mỹ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh là “không cho
phép xuất hiện trên thế giới một đất nước có sức mạnh ngang bằng với
Mỹ: nước Nga ln được coi là luôn sẵn sàng quay trở về với chủ nghĩa
đế quốc theo kiểu Liên Xơ, cịn Trung Quốc thì bị coi là một đối thủ
cạnh tranh ngang hàng đáng sợ mới xuất hiện, cả hai nước này đều cần
phải bị kiềm chế” [80, tr.102]; đồng thời, Mỹ luôn tìm kiếm và mở rộng
những lợi ích địa-chính trị trên phạm vi tồn cầu.
2.2. Yếu tố địa-chính trị trong chính sách đối ngoại của Mỹ với các khu
vực Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực
duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò
chi phối bá chủ thế giới. “Mục tiêu chiến lược của Mỹ là tìm kiếm bá
quyền trên tồn thế giới và Mỹ không thể chấp nhận sự xuất hiện của bất
cứ cường quốc lớn nào trên lục địa châu Âu và châu Á có thể trở thành
mối đe dọa cho địa vị hàng đầu của Mỹ” [5, tr 196]. Ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược đối ngoại của Mỹ là đại lục Âu - Á.
2.2.1. Châu Âu
Châu Âu phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương,
phía nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen. Châu Âu thuộc loại nhỏ thứ
hai trên thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn
Úc. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ ba sau châu Á và châu Phi.
Châu Âu có một q trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối
lâu đời. Châu Âu là châu lục phát triển nhất thế giới, là thị trường buôn
bán đầu tư quan trọng và lâu đời của Mỹ. Châu Âu có nhiều thành viên

trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như Anh, Pháp. Châu Âu là đồng
minh tự nhiên của Mỹ, cùng chia sẻ những giá trị chung, và về căn bản
cùng thừa hưởng cái di sản tôn giáo chung, cùng thực thi chính trị dân
chủ như nhau, đây là đây là sợi dây quan trọng duy trì và thắt chặt Liên


minh Đại Tây Đương. Châu Âu còn là quê hương gốc của đại đa số
người Mỹ. Châu Âu là cái đầu cầu địa chính trị trọng yếu của Mỹ trên
lục địa Âu - Á. Lợi ích địa chiến lược của Mỹ ở châu Âu rất to lớn. Khác
với mối liên hệ của Mỹ với Nhật, liên minh Đại Tây Dương đang gắn
chặt ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của Mỹ trực tiếp vào lục
địa Âu - Á. Ở giai đoạn hiện nay của mối quan hệ Mỹ - Châu Âu, khi
các nước đồng minh châu Âu còn phụ thuộc nhiều vào sự bảo hộ của Mỹ
về an ninh, thì bất kỳ sự mở rộng nào về phạm vi của Châu Âu cũng tức
khắc trở thành một sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Mỹ.
Ngược lại, nếu khơng có những mốt liên hệ chặt chẽ xuyên Đại Tây
Dương, thì vị thế hàng đầu của Mỹ ở lục địa Âu - Á sẽ mau chóng tàn tạ.
Quyền kiểm soát của Mỹ đối với Đại Tây Dương và khả năng mở rộng
ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ sâu vào lục địa Âu - Á sẽ bị hạn chế
nghiêm trọng [5, tr.67- 68]
Sau sự kiện 11/9, quan hệ Mỹ - Nga có những thay đổi, điều chỉnh với
những nét mới nổi bật nhất. Thậm chí người ta cịn nói tới “bước ngoặt”
trong quan hệ giữa hai nước lớn này sau sự kiện, tới “cuộc cách mạng”
trong nền ngoại giao Nga, và “sự lựa chọn mang tính lịch sử” của nước
Nga. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống V. Putin không
phải là hành động nhất thời, chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà có căn
nguyên sâu xa của nó. Trên thực tế, sự kiện 11/9/2001 đã tạo cơ hội cho
Nga thực hiện ít nhất 3 mục tiêu đã đề ra từ lâu nhưng chưa thực hiện
được, đó là: tiêu diệt tận gốc lực lượng đòi ly khai ở nước Cộng hòa tự
trị Chechnya; cải thiện quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây; xác lập

lại tầm ảnh hưởng của Nga, như Liên Xô đã từng tạo ra trước đây, trong
đời sống các quan hệ quốc tế.
Về phần mình, Mỹ cũng điều chỉnh chính sách đối với Nga, chú trọng
mặt hợp tác hơn vì những lý do sau: thứ nhất, Mỹ nhận thức rõ hơn vai
trị, vị trí quan trọng của nước Nga trong lĩnh vực quân sự - an ninh quốc


tế và ở khu vực Âu - Á; thứ hai, do nhu cầu tập hợp lực lượng chống
khủng bố quốc tế; thứ ba, do những nhượng bộ và thiện chí của Nga. Kết
quả là, Nga và Mỹ đã tiến những bước khá dài trong việc cải thiện quan
hệ hai bên bằng việc ký kết một loạt văn kiện hợp tác, thỏa thuận song
phương.
Tuy nhiên, việc hai bên đạt được nhiều thỏa thuận, cam kết hoặc hứa
hẹn chung khơng có nghĩa là quan hệ Nga - Mỹ đã thay đổi về chất.
Giữa hai nước vẫn tồn tại những mâu thuẫn không chỉ ở các vấn đề
mang tính chiến lược, như đa cực và đơn cực mà còn ở một số vấn đề cụ
thể như thái độ đối với Iraq, Iran hay cuộc “chiến tranh thép”... Trên
thực tế, Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách kiềm chế đối với Nga bởi vì cân
bằng tồn cầu về sức mạnh vốn nghiêng về phía Mỹ đã bị thách thức
nghiêm trọng. Ảnh hưởng chính trị tồn cầu và vai trị thống trị chiến
lược của Mỹ sẽ chịu sức ép ngày càng gia tăng do Moscow tự củng cố vị
thế tại các khu vực chiến lược trên thế giới. Do khơng phải đối phó với
những khó khăn mà Mỹ đang phải đương đầu tại Iraq và Afghanistan,
Nga đang tận hưởng sức mạnh chiến lược và sự linh hoạt trong các vấn
đề chiến lược toàn cầu. Nước Nga dưới thời Tổng thống V.Putin đã sử
dụng con bài dầu mỏ và khí đốt như là một cơng cụ của chính sách đối
ngoại có hiệu quả nhằm tạo dựng ảnh hưởng chính trị. Mỹ hiện buộc
phải tính đến sự hiện diện của Nga trong những toan tính chính trị của
mình. Tại châu Âu, bất chấp các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là
một phần trong Liên minh Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu song điều

mà các nước này không thể rũ bỏ được là sự phụ thuộc vào nguồn cung
cấp dầu mỏ của Nga. EU phụ thuộc tới 25% vào dầu mỏ của Moscow và
Mỹ không thể thay thế vai trò này. Moscow tiếp tục quan hệ với Tehran,
vốn bị coi là mối đe dọa trong khu vực và làm mất uy tín của Mỹ đối với
thế giới Hồi giáo. Mỹ khơng muốn mất vai trị thống trị của mình tại
Trung Đơng và khu vực này có nguy cơ là một trong những vũ đài tranh
giành chiến lược giữa Moscow và Washington.


Tại Đơng Nam Á, Nga đã tự đặt mình vào vị thế là nguồn cung cấp vũ
khí cho các nước trong khu vực. Tại Đơng Á, đội hình Nga - Trung đại
diện cho sự phối hợp mạnh mẽ chống lại các liên minh an ninh song
phương của Mỹ. Như vậy ở cấp độ thế giới, trong cán cân quyền lực,
Mỹ phải đối phó với sự đồn kết giữa Nga và Trung Quốc do sự hội tụ
chiến lược tạm thời giữa 2 nước này trong việc chống lại những chính
sách chiến lược mà Washington áp đặt với Moscow và Bắc Kinh. Cán
cân quyền lực toàn cầu đang nổi lên khiến Washington bực bội và điều
này đã được phản ánh trong động thái triển khai hệ thống phòng thủ tên
lửa đối với khu vực ngoại biên phía Tây của Nga và những chiến lược
hình học tại Đơng Á do Mỹ tài trợ dưới hình thức trục ba bên Mỹ - Nhật
Bản - Ấn Độ và trục 4 bên Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia.
Để ngăn cản ảnh hưởng của Nga, Mỹ hậu thuẫn các cuộc “cuộc cách
mạng màu sắc” tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như cuộc cách mạng:
“hoa hồng” ở Gruzia, “da cam” ở Ukraina và “hoa tuy-líp” ở
Kyrgyzstan, Mỹ và phương Tây đã giáng những địn mạnh vào sự tồn
vẹn của khối SNG, khuyến khích phe đối lập chống Nga trong các nước
SNG nổi lên lật đổ chính quyền thân Nga, thành lập chính quyền thân
phương Tây. Mở rộng NATO về phía Đơng là ý muốn thường trực của
nước Mỹ nhằm đạt cho được mục tiêu bao vây, thu hẹp khoảng không
gian ảnh hưởng của Nga, từ đó có thể dễ dàng khống chế Moskva về mặt

ngoại giao, đồng thời cũng dễ bề tranh giành quyền lợi tài nguyên dầu
mỏ và khí đốt ở khu vực Trung Á và Kavkaz. Mỹ tăng cường giành giật
ảnh hưởng và xâm nhập vào hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt ở
Trung Á và biển Caspi. Đối với Mỹ, giành được vùng xung yếu chiến
lược này thì có thể răn đe uy hiếp Nga. Việc triển khai quân tại Trung Á
của Mỹ đã phần nào coi như khóa tay Nga từ phía Tây Nam và Tây Bắc
cùng với việc NATO Đông tiến. Nga càng bất mãn hơn khi Mỹ chỉ trích
chính sách đối nội và vấn đề nhân quyền của Moscow.


Căng thẳng giữa hai cường quốc này còn gia tăng thêm sau khi Lầu Năm
Góc đề nghị đặt các tên lửa đánh chặn của Mỹ tại Ba Lan và một trung
tâm radar ở Cộng hòa Czech - hai quốc gia từng phụ thuộc vào Liên
bang Xơ viết cũ. Chính quyền Mỹ khẳng định kế hoạch tên lửa và radar
của họ tại châu Âu được thiết kế nhằm hạ gục tên lửa bắn tỉa từ Iran và
CHDCND Triều Tiên. Mỹ cho rằng hệ thống này vơ hại với kho vũ khí
hạt nhân khổng lồ của Nga. Nhưng khẳng định của Mỹ cũng đã chịu sự
ngờ vực rộng khắp, không chỉ từ Nga mà cịn từ các đồng minh NATO
trong đó có Đức. Nga cho rằng dự án tên lửa đánh chặn của Mỹ đã tạo ra
những thay đổi to lớn tới sự cân bằng chiến lược tại châu Âu và sự ổn
định chiến lược của thế giới. Tướng Vladimir Belous, chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực vũ khí chống tên lửa của Nga nói: “Khu vực địa lý
của vùng triển khai có mục tiêu chính là Nga và các cơ sở hạt nhân của
Trung Quốc. Các căn cứ của Mỹ tạo ra một sự đe dọa thực sự với các cơ
sở hạt nhân chiến lược của chúng tôi”.



×