Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỮU THU TRANG

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : Ts. Lê Vĩnh Châu
Học viên
: Trần Hữu Thu Trang
Lớp
: Cao học Luật, Khóa 30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học “Biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự theo pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Lê Vĩnh Châu. Các nội dung được trình bày
trong luận văn hồn tồn trung thực. Nếu có sự gian dối, tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm.
Tác giả Luận văn

TRẦN HỮU THU TRANG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ được viết tắt

Từ viết tắt

1

Biện pháp bảo đảm

BPBĐ

2

Chấp hành viên

CHV


STT

3

Lệnh bảo toàn tài khoản châu Âu
(European Account Preservation Order)

EAPO

5

Luật Thi hành án dân sự (Luật số
Luật THADS năm 2008
26/2008/QH12) ngày 14/11/2008

4

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi hành án dân sự (Luật số Luật THADS năm 2014
64/2014/QH13) ngày 25/11/2014

6

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11
tháng 09 năm 2018 của Chính phủ về
việc giữ bí mật, cung cấp thơng tin khách Nghị định số 117/2018/NĐ-CP
hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài


7

Pháp lệnh số 13/2004/PL-UBTVQH11
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14 Pháp lệnh THADS năm 2004
tháng 01 năm 2004 về thi hành án dân sự

8

Regulation (EU) No 655/2014 of the
European Parliament and of the Council
of 15 May 2014 establishing a European
Regulation (EU) No 655/2014
Account Preservation Order procedure to
facilitate cross-border debt recovery in
civil and commercial matters

9

Thi hành án

THA

10

Thi hành án dân sự

THADS


Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLTBTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN của

Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ngân hàng
11

TTLT số 02/2014/TTLT-BTPNhà nước Việt Nam ngày 14 tháng 01
BTC-BLĐTBXH-NHNNVN
năm 2014 hướng dẫn việc cung cấp
thông tin về tài khoản, thu nhập của
người phải thi hành án và thực hiện
phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN, TÀI SẢN Ở NƠI
GỬI GIỮ .............................................................................................................. 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi
gửi giữ ..................................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ .............10
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ .......12
1.2. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ..........14
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp phong tỏa tài khoản, tài
sản ở nơi gửi giữ, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hồn thiện ............15
1.3.1. Hoạt động xác minh, thu thập thơng tin về tài khoản, tài sản gửi giữ .....15
1.3.2. Ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ ........................19
1.3.3. Thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ ............21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................26
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ
...................................................................................................................................27
2.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của

đương sự ..............................................................................................................27
2.1.1. Khái niệm biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ...................27
2.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ..............28
2.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự .................31
2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện ..................32
2.3.1. Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ...............................32
2.3.2. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài sản, giấy tờ của đương sự .34
2.3.3. Thực hiện quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ...................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................45


CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TẠM DỪNG VIỆC ĐĂNG KÝ, CHUYỂN QUYỀN
SỞ HỮU, SỬ DỤNG, THAY ĐỔI HIỆN TRẠNG TÀI SẢN .............................46
3.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản .........................................46
3.1.1. Khái niệm biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản ........................................................................46
3.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản ........................................................................48
3.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản .......................................................................51
3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp tạm dừng việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, thực tiễn áp dụng
và một số kiến nghị hoàn thiện ..........................................................................52
3.3.1. Ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,
thay đổi hiện trạng tài sản ..................................................................................52
3.3.2. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài sản...................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án dân sự là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm
cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng
cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân và Nhà nước1. Bản án, quyết định của Tòa án là kết quả của quá trình nhân
danh Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể liên quan, bảo
đảm trật tự, kỷ cương xã hội. “Quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của đương sự được
ghi nhận trong bản án, quyết định nếu không được tổ chức thi hành thì cũng chỉ là
quyền, lợi ích trên giấy”2. Trên thực tế, hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của
Tòa án phụ thuộc vào điều kiện thi hành án của đương sự. Tuy nhiên hiện nay tình
trạng người phải thi hành án dù có điều kiện thi hành án nhưng cố ý không thi hành
nghĩa vụ khá phổ biến. Do đó, mặc dù đương sự có điều kiện thi hành án nhưng
điều kiện đó chưa chắc được thi hành nếu khơng có các cơ chế đảm bảo thi hành án
như biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý mang tính quyền
lực nhà nước được Chấp hành viên áp dụng trên tài sản của người phải thi hành án
nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của
đương sự. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, tài sản của người
phải thi hành án bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt. Có ba
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự gồm: Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản
ở nơi gửi giữ; biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự và biện pháp tạm
dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Căn
cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa
vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của

đương sự và tình hình thực tế của địa phương, Chấp hành viên lựa chọn áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thích hợp.
Trước đây, Pháp lệnh về Thi hành án dân sự năm 1989, 1993 và 2004 chưa
quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Sau một thời gian dài thi hành,
Mục I Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
2
Đặng Ngọc Dư (2016), “Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát,
số 19, tr. 23.
1


2
tồn tại thực tiễn người phải thi hành án cố gắng tìm cách trốn tránh việc thi hành án
bằng các hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản. Để khắc phục tình trạng này, lần
đầu tiên chế định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định tại Luật
THADS năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Các quy định về biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự đã hỗ trợ đắc lực trong việc ngăn ngừa người phải thi
hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Từ đó, “có ý nghĩa
đơn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ theo bản án, quyết định
của Tòa án hoặc bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án trong trường hợp người phải
thi hành án dân sự không tự nguyện thi hành án”3. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành
án cũng cho thấy một số hạn chế trong quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự và công tác tổ chức thi hành án như:
- Pháp luật không theo kịp thực tiễn, một số vấn đề pháp lý pháp luật chưa
quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, chồng chéo. Cụ thể, pháp luật chưa quy định
rõ ràng, thống nhất về chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong thi hành
án dân sự. Đồng thời, thời hạn thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi
hành án dân sự được quy định chưa hợp lý. Quy định của pháp luật về thẩm quyền
xử phạt các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi khơng phối hợp trong

việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của Chấp hành viên hoặc thực hiện quyết định
áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khơng cịn phù hợp và khơng đảm
bảo tính răn đe;
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên thi hành án còn hạn chế.
Trong thực tiễn thi hành án, nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự khơng đúng, thậm chí thực hiện sai những quy định
pháp luật đã được hướng dẫn khá cụ thể, rõ ràng. Điều này dẫn đến việc tăng số
lượng khiếu nại, tố cáo, gây phức tạp cho việc tổ chức thi hành án. Nguyên nhân
dẫn đến bất cập này là do trình độ chun mơn của nhân viên thi hành án chưa
vững, chưa được tập huấn đầy đủ, chất lượng;
- Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan còn chậm trễ. Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ
quan, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thi hành án dân sự và yêu cầu của
Chấp hành viên. Thêm vào đó, các quy định pháp luật về thời hạn cơ quan phải trả
Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lý của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án
dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, số 16, tr. 50.
3


3
lời yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin của Chấp hành viên chưa rõ ràng dẫn đến
tình trạng chây ỳ, lúng túng trong thực hiện. Có thể nói, nhận thức về công tác hỗ
trợ việc áp dụng, thi hành biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự của một số cá
nhân, cơ quan, tổ chức liên quan chưa đầy đủ dẫn đến quá trình thi hành án bị chậm
trễ, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự;
tuy nhiên các tác phẩm chủ yếu đề cập đến một biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự hoặc một số vấn đề, khía cạnh pháp lý điển hình của biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự. Do giới hạn của mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, có khá ít
nghiên cứu tổng quan về các vấn đề pháp lý của ba biện pháp bảo đảm thi hành án

dân sự. Trên cơ sở những nhu cầu nghiên cứu về mặt khoa học và thực tiễn trên, tác
giả chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo pháp
luật Việt Nam” nhằm làm rõ “vai trò pháp lý” của các biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự. Từ đó rút ra những giá trị tiến bộ cần tham khảo đối với công tác thi hành
án dân sự hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, chế định BPBĐ THADS đã trải qua hơn mười năm áp dụng do đó
đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về vấn đề pháp lý này trên nhiều phương diện,
góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
2.1. Tài liệu trong nước
Giáo trình, sách, tài liệu chuyên khảo:
- Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân
sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. Trong cuốn sách này, tác giả nghiên
cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật THADS qua từng giai
đoạn. Tác giả đã phân tích cụ thể những điểm mới và bất cập ở từng giai đoạn khác
nhau để thấy sự thay đổi của hệ thống THADS. Đồng thời, tác giả đề cập những nội
dung cơ bản và quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật THADS. Trong đó, tác giả
khẳng định việc BPBĐ lần đầu tiên được quy định trong Luật THADS năm 2008 là
điều cần thiết, là công cụ quan trọng hỗ trợ và bảo đảm cho việc THA được thực
hiện. Tuy nhiên, nội dung về BPBĐ THADS chỉ chiếm phần nghiên cứu nhỏ trong
sách nên những vấn đề chuyên sâu hơn về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
BPBĐ THADS chưa được đề cập.


4
- Nguyễn Văn Lực (2018), “Chi cục trưởng trong áp dụng các biện pháp bảo
đảm và cưỡng chế thi hành án”, Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư
pháp. Bài viết quan tâm phân tích vai trị của Thủ trưởng cơ quan THADS trong
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THA, đồng thời nhắc nhở một số điểm cần lưu ý

trong việc áp dụng BPBĐ THADS. Từ đó cung cấp, trang bị cho CHV, cơ quan
THADS các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để áp dụng BPBĐ THADS chính xác, kịp
thời: Kỹ năng xác minh, thu thập thơng tin về tài sản của người phải THADS; kỹ
năng trong việc ra quyết định, lập biên bản và giao biên bản áp dụng BPBĐ
THADS… Tác giả đã cung cấp những thơng tin trọng điểm và thực tế giúp các cơng
trình nghiên cứu sau này phát triển đúng mục đích tăng cường hiệu quả áp dụng
BPBĐ THADS và tổ chức THADS.
- Trần Thị Lan Hương, “Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tài
liệu Tập huấn Nghiệp vụ thi hành án dân sự, hành chính năm 2018, Tổng cục Thi
hành án dân sự - Bộ Tư pháp. Trong bài viết, tác giả phân tích những điểm mới của
quy định về BPBĐ THA theo Luật THADS năm 2014; qua đó tổng kết những điểm
tiến bộ của pháp luật về THADS. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tác giả
chỉ ra một số sai sót trong q trình áp dụng BPBĐ THADS và dành riêng một mục
để nhắc về một vấn đề cần lưu ý khi thực hiện BPBĐ THADS. Đây là tư liệu thiết
thực cho cơ quan THADS, CHV trong quá trình tổ chức thi hành BPBĐ THADS và
là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo có tính ứng dụng hơn.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự
Việt Nam, Nguyễn Cơng Bình, Bùi Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Hà, NXB Cơng an
Nhân dân. Giáo trình trình bày các nội dung: Khái niệm, vai trò, nguyên tắc cơ bản
của Luật THADS; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong THADS; thời hiệu, thẩm quyền
và thủ tục THADS… Trong đó, tại Chương V của giáo trình cung cấp các kiến thức
nền tảng về BPBĐ THADS. Tuy nhiên, do mục đích phục vụ việc học tập, giảng
dạy, nội dung này của giáo trình được đề cập khá tổng quan, hàn lâm. Việc phân
tích, đánh giá thực tiễn và chỉ ra các hạn chế, khó khăn chưa được đề cập đến.
Trong Luận văn, tác giả cần làm rõ hơn vấn đề này.
- Trường Đại học Kinh tế - Luật (2015), Tài liệu học tập Thi hành án dân sự,
Huỳnh Thị Nam Hải, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu này phân
tích khá cụ thể các điều kiện để áp dụng từng BPBĐ THADS trên thực tế về đối



5
tượng THA; mục đích áp dụng; hình thức… Bên cạnh đó, tác giả phân tích một
cách hệ thống về trình tự, thủ tục áp dụng BPBĐ; đồng thời đưa ra những đánh giá
sâu sắc về những điểm mới trong các quy định về BPBĐ THA của Luật THADS
hiện hành. Tuy nhiên, mục đích và đối tượng phục vụ của tài liệu này làm các vấn
đề về nghiên cứu thực tiễn chưa được làm rõ. Do đó, tác giả cần tiếp thu các kiến
thức cơ bản và làm rõ hơn vấn đề thực trạng pháp luật trong bài viết của mình.
Tạp chí:
- Đặng Ngọc Dư (2016), “Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 19, tr. 21-25. Tác giả đã trình bày khá tồn diện về
cơ sở pháp lý; ý nghĩa của BPBĐ THADS; và thời điểm áp dụng BPBĐ THADS.
Qua đó, người đọc thấu hiểu hơn về lý do tồn tại khách quan của các quy định
BPBĐ THADS đối với đời sống pháp lý và đời sống xã hội. Đây là nguồn tài liệu
tham khảo cần thiết để tác giả hồn thiện, củng cố các kiến thức mang tính lý luận
trong bài viết của mình.
- Lê Thị Hương Giang (2010), “Những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện
pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành
án và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghề luật, số 6, tr. 39-43. Trong bài viết này, tác
giả sử dụng rất nhiều các ví dụ thực tế làm chứng cứ chứng minh cho các luận điểm
của mình về những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy
tờ theo pháp luật THADS. Từ góc độ thực tiễn, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với
biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề
đang được bàn luận trong bài viết trên là cần thiết để tác giả hoàn thiện tốt hơn
nghiên cứu của mình.
- Lê Vĩnh Châu (2015), “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi
hành án dân sự năm 2008 hứa hẹn tháo gỡ nhiều vướng mắc trong hoạt động thi
hành án dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2, tr. 69-74. Bài viết này đã đưa ra
những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho thấy sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ
sung Luật THADS năm 2008. Nội dung về BPBĐ THADS được tác giả nhắc đến
khi trình bày những vấn đề sửa đổi, bổ sung cơ bản trong Luật THADS năm 2014.

Tuy nhiên, bài viết mới bàn luận đến một điểm mới tiêu biểu về BPBĐ THADS
do giới hạn của đối tượng và phạm vi nghiên cứu bài viết. Trong nghiên cứu của
mình, tác giả cần phân tích sâu hơn vấn đề này để thấy được sự vận động của pháp
luật THADS về BPBĐ THADS.


6
- Vũ Hòa (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án và thực tiễn áp dụng”, Tạp
chí Dân chủ & Pháp luật, số 9, tr. 43-48. Tác giả đưa ra những phân tích trọng tâm
đối với các quy phạm pháp luật về BPBĐ THADS. Theo đó, trên cơ sở đánh giá
một số tình huống thực tế, tác giả chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng
BPBĐ THADS. Trong bài viết, tác giả tập trung đánh giá các quy định về biện pháp
phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ nhiều hơn so với biện pháp tạm giữ tài
sản, giấy tờ của đương sự và biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Do đó, việc tiếp thu giá trị của bài viết trên
để nghiên cứu sâu hơn các vấn đề chưa được đề cập, bàn luận là cần thiết.
- Vũ Chiến Hà (2011), “Những vướng mắc khi phong tỏa tài khoản để thi
hành án”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 7, tr. 13-15. Tác giả tập trung làm rõ
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản; cho nên các
thông tin, vụ việc được dẫn chứng trong bài viết mang giá trị thực tiễn cao. Từ thực
tiễn đến lý luận, tác giả tiếp tục đưa ra các kiến nghị và đề xuất để tạo hành lang
pháp lý cho CHV thực thi nhiệm vụ được thuận lợi, rõ ràng, minh bạch. Nhận thấy
giá trị tham khảo về lý luận và thực tiễn khá cao của tác phẩm, tác giả nên tiếp thu
và tiếp tục nghiên cứu phát triển đối tượng nghiên cứu của đề tài.
2.2. Tài liệu nước ngoài
Trên thế giới, BPBĐ THADS có những tên gọi khác nhau nhưng về bản chất
có nhiều điểm giống nhau, đặc biệt về mục đích phịng ngừa việc tẩu tán, hủy hoại
tài sản của người phải THA. Có một số cơng trình nghiên cứu như sau:
- Roger Laville (2013), “Freezing orders and the corporate veil”, Butterworths
journal of International Banking and Financial Law, p. 565-567. Bài viết này xem

xét các tác động đối với các ngân hàng có khách hàng bị áp dụng “Lệnh đóng băng
tài sản” ở Anh. Tác giả đã chỉ ra vai trị đặc biệt khó khăn của ngân hàng cần phản
ứng nhanh chóng và đưa ra các quyết định quan trọng trong vịng vài giờ đầu tiên sau
khi được thơng báo về Lệnh đóng băng, phải chú ý tuân thủ các điều khoản nghiêm
ngặt của Lệnh; đồng thời đảm bảo giữ bí mật thơng tin của khách hàng. Ngân hàng bị
ràng buộc bởi Lệnh đóng băng tài sản khơng phải vì họ là một bên trong tranh chấp,
mà bởi vì việc bất kỳ bên thứ ba nào cố ý thực hiện một việc ảnh hưởng đến mục đích
của Lệnh là “sự khinh thường Tòa án”.
- Denis S. K Ong (2005), “Unsatisfactory Aspects of the Mareva order and
the Anton Piller Order”, Bond Law Review, Volume 17, Issue 1, p. 92-112. Trong


7
bài viết, tác giả bàn luận về những khía cạnh chưa thỏa đáng của “Lệnh Mareva”
(Lệnh đóng băng tài sản) ở Úc như: Hiểu sai về mục đích của Lệnh Mareva, sai sót
trong tn thủ Lệnh… Ngồi ra, tác giả dành phân lượng lớn trong bài để bàn về
điều kiện ban hành Lệnh Mareva; hiệu lực của Lệnh; nghĩa vụ chứng minh tính cấp
thiết của Lệnh Mareva… Đây là tư liệu cần thiết để tác giả có nghiên cứu sâu hơn
đối với vấn đề cần nghiên cứu trong pháp luật Úc.
Do giới hạn của mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, các cơng trình
trên tập trung ở nghiên cứu một hoặc một số khía cạnh pháp lý nhất định. Đây là
nguồn tư liệu quý để tác giả nghiên cứu đề tài; từ đó có những đúc kết tồn diện hơn
đối với quy định về các BPBĐ THADS và đưa ra các kiến nghị có cơ sở, phù hợp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ các khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng của BPBĐ
THADS theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý về BPBĐ THADS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ các vấn đề về mặt lý luận của BPBĐ THADS, bao gồm khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa của từng BPBĐ THADS.
Thứ hai, làm rõ khía cạnh pháp lý của từng BPBĐ THADS thơng qua việc
phân tích các quy định pháp luật.
Thứ ba, tìm hiểu và đánh giá thực tiễn áp dụng BPBĐ THADS, chỉ ra bất
cập, vướng mắc.
Thứ tư, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BPBĐ THADS.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật về các BPBĐ THADS, bao gồm
các quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ; biện pháp tạm
giữ tài sản, giấy tờ của đương sự và biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng về tài sản.


8
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài nghiên cứu các vấn đề về BPBĐ THADS theo pháp luật
Việt Nam. Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, tác giả chú trọng nghiên cứu Luật
THADS hiện hành và văn bản hướng dẫn thi hành. Thêm nữa, tác giả viện dẫn pháp
luật ngân hàng, đất đai… để củng cố cơ sở pháp lý cho chủ đề, luận điểm nghiên cứu.
Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
BPBĐ THADS từ năm 2009 đến nay trên cơ sở việc BPBĐ THADS lần đầu tiên
được luật hóa tại Luật THADS năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2009). Trong
đó, số liệu thống kê thực tiễn áp dụng BPBĐ THADS được tổng hợp từ năm 2016
đến nay.
Về mặt không gian, việc nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi toàn quốc
và ở một số quốc gia, tổ chức quốc tế có quy phạm pháp luật hoặc cơ chế về thi
hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản THA, bảo đảm việc THA như: Hàn Quốc,
Úc, Anh, Liên minh châu Âu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiêu
biểu sau:
Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn để làm rõ các vấn
đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn về mỗi BPBĐ THADS.
Phương pháp lịch sử được tác giả vận dụng để trình bày về quy định của
pháp luật Việt Nam liên quan đến BPBĐ THADS trong một số giai đoạn lịch sử
nhất định. Theo đó, chỉ rõ sự thay đổi, tiến bộ hoặc những điểm còn hạn chế của các
quy phạm pháp luật về BPBĐ THADS và cả hệ thống pháp luật BPBĐ THADS
trong từng thời kỳ. Có thể tìm thấy phương pháp này tại các mục 1.1.1, 1.3.3, 2.1.1,
2.1.2, 2.3.1, 2.3.3, 3.3.3.
Phương pháp thu thập dữ liệu: nhằm thu thập các tài liệu về áp dụng biện
pháp THADS trên thực tế, các số liệu thống kê hiệu quả áp dụng BPBĐ THADS.
Phương pháp này được thể hiện ở phần phụ lục.
Phương pháp bình luận án được sử dụng tại mục 1.3.1, 1.3.2, 1.3.3, 2.3.2,
3.3.1, 3.3.2 khi tác giả dẫn chứng các vụ việc thực tế nhằm đánh giá, nêu quan điểm
về tính hợp lý của việc thực hiện BPBĐ THADS.


9
Phương pháp so sánh: được dùng để làm sáng tỏ tương quan giữa pháp luật
Việt Nam và pháp luật số quốc gia trên thế giới về BPBĐ THADS. Từ đó làm cơ sở
để tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật. Phương
pháp này thể hiện rõ nét tại mục 1.3.1, 1.3.3, 2.3.2, 3.3.3.
Phương pháp tổng hợp: được vận dụng tại phần kết luận của các chương và
kết luận của luận văn. Mục đích sử dụng phương pháp này để hệ thống các luận
điểm nghiên cứu, tổng kết vấn đề trọng tâm của luận văn và làm rõ quan điểm của
tác giả trên cơ sở các thông tin, dữ liệu đã thu thập, phân tích.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn giải quyết vấn đề cần nghiên cứu dưới khía cạnh

lý luận, khía cạnh pháp lý và thực tiễn; từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật về
BPBĐ THADS.
Giá trị ứng dụng: Luận văn có giá trị tham khảo cho các cơng trình nghiên
cứu liên quan về BPBĐ THADS hoặc lĩnh vực THADS; có giá trị nghiên cứu cho
CHV, Thẩm tra viên… trong cơ quan THADS trong việc tham khảo, bổ sung, rà
sốt nghiệp vụ.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi danh mục các từ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong đó,
phần nội dung được chia thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Chương 2: Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Chương 3: Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.


10
CHƯƠNG 1
BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI KHOẢN, TÀI SẢN Ở NƠI GỬI GIỮ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở
nơi gửi giữ
1.1.1. Khái niệm biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tài khoản là “số kế tốn dùng để phản ánh tình
hình biến động của các loại vốn và nguồn vốn”4. Tài khoản gắn liền với hoạt động
kế tốn nói chung, được phát hành phổ biến các tổ chức tín dụng. Khi được tạo lập,
hệ thống quản lý của các tổ chức tín dụng sẽ thiết lập và quản trị nhiều trường dữ
liệu liên quan như: tên chủ tài khoản, địa chỉ, số tiền gửi vào và rút ra, số tiền lãi
được hưởng… Có thể hiểu, “tài khoản ngân hàng là một bảng mang tên họ của cá
nhân hoặc tên giao dịch của tổ chức dưới những mã số do ngân hàng quy định,
trong đó kê khai những khoản nợ và có của khách hàng, phản ánh tương quan tình

hình tài chính giữa khách hàng và ngân hàng”5.Về mặt pháp lý, tài khoản là hình
thức ghi nhận các giao dịch tiền tệ, liệt kê chi tiết các khoản nợ và có giữa các bên
trên cơ sở một hợp đồng hay trên cơ sở quan hệ ủy quyền6.
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015
quy định tài sản gồm: (i) Vật: một vật “được xem là tài sản nếu đáp ứng được các đặc
trưng cơ bản của tài sản gồm: có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng, có thể được chiếm
giữ, quản lý, kiểm sốt bởi con người”7. Tùy thuộc thuộc tính pháp lý hoặc vai trị đối
với đời sống xã hội, vật được phân loại thành: vật chính và vật phụ; vật chia được và
vật khơng chia được; vật tiêu hao, vật không tiêu hao; vật cùng loại, vật đặc định; vật
đồng bộ; (ii) Tiền: “được coi là tài sản thuộc quyền sở hữu bởi nó là phương tiện
dùng để thanh toán, là đối tượng trong các quan hệ hợp đồng và bồi thường thiệt
hại”8; (iii) Giấy tờ có giá: “chỉ được coi là tài sản khi chúng được phát hành hợp pháp
và ở thời điểm có hiệu lực”9, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), NXB Đà Nẵng, tr. 884.
Lê Tài Triển (chủ biên) (1972), Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải, NXB Sài Gòn, tr. 577.
6
Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Võ Đình Tồn (chủ biên), NXB
Cơng an Nhân dân, tr. 246.
7
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về Tài sản, quyền sở hữu và thừa
kế (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Lê Minh Hùng (chủ biên), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 37.
8
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về Tài sản, quyền sở hữu tài
sản và quyền thừa kế, Lê Minh Hùng (chủ biên), NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 14.
9
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (8), tr. 17.
4
5



11
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác10; (iv) Quyền tài sản: là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác11.
Trước đây, Pháp lệnh THADS năm 2004 đề cập đến phong tỏa tài khoản là
một biện pháp cưỡng chế THA12. Điều này không phản ánh đúng bản chất của việc
phong tỏa tài khoản vì đây chỉ mới là BPBĐ THA, chưa phải là biện pháp xử lý tài
sản để THA. Hơn nữa, “về mặt pháp lý nó có sự mâu thuẫn, vì cùng một đối tượng
là khoản tiền trong tài khoản lại có thể bị áp dụng hai biện pháp cưỡng chế” 13 là
biện pháp phong tỏa tài khoản và biện pháp khấu trừ tài khoản. Do đó, Luật
THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tách hai biện pháp này thành một
BPBĐ và một biện pháp cưỡng chế là sự thay đổi hợp lý, tiến bộ. Đồng thời, xuất
phát từ thực tế THADS cho thấy nhiều trường hợp người phải THA có tài sản ngồi
là tiền cịn có thể là các loại tài sản khác như kim khí q, đá q… đang gửi người
khác giữ. Do đó, Điều 67 Luật THADS năm 2014 đã bổ sung biện pháp phong tỏa
tài sản ở nơi gửi giữ có cùng cách thức thực hiện với biện pháp phong tỏa tài khoản
nhằm tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người được THA.
Pháp luật hiện hành khơng có quy định về khái niệm biện pháp phong tỏa
tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Tuy nhiên, về mặt khoa học pháp lý, có quan điểm
cho rằng đây là biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn các hoạt động tiền ra của chủ
tài khoản mà không áp dụng với các dòng tiền chuyển vào tài khoản. Quan điểm
này là hợp lý bởi vì “có như vậy, tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường
mới đủ điều kiện để khấu trừ số lượng tiền để THA, chỉ khi việc khấu trừ tiền
THA đủ thì mới chấm dứt phong tỏa” 14. Trong khi đó, quan điểm khác cho rằng
BPBĐ THADS này sẽ làm ngừng các giao dịch chiều vào lẫn giao dịch chiều ra
của tài khoản. Quan điểm này không khả thi đối với tài khoản chưa đủ tiền cần
khấu trừ. Việc niêm phong cả chiều vào và chiều ra của tài khoản làm các nguồn
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12) ngày 16/06/2010, khoản 1
Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy

định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi.
11
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.
12
Khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh THADS năm 2004.
13
Hồ Quân Chính, “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, .
gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=495, truy cập ngày 14/04/2021.
14
“Quy định và thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án góp phần cải cách tư pháp trong thi hành án dân sự”,
truy cập
ngày 01/10/2021.
10


12
tiền chuyển vào tài khoản và hoạt động giải ngân không thể thực hiện, gây cản trở
đương sự thực hiện nghĩa vụ.
Từ những nội dung đã phân tích, theo tác giả, “biện pháp phong tỏa tài
khoản, tài sản ở nơi gửi giữ là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng
đối với người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, tài sản khi họ đang có tiền, tài sản gửi
giữ tại cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi giữ nhằm cô lập, đặt tài khoản, tài sản của
người phải thi hành án trong tình trạng bị phong tỏa, không thể sử dụng được nhằm
ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”.
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Với tư cách là một trong ba BPBĐ THADS, biện pháp phong tỏa tài khoản,
tài sản ở nơi gửi giữ mang những đặc điểm chung của BPBĐ THADS như: (i) được
áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau trong quá trình THADS
như tại thời điểm ra quyết định THA, khi thực hiện cưỡng chế THA…; (ii) khi được

áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ
sở hữu, chủ sử dụng; (iii) không cần thông báo trước cho đương sự về việc áp dụng;
(iv) chủ thể áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng BPBĐ THADS phải bồi thường nếu việc
áp dụng không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPBĐ hoặc người thứ ba…
Bên cạnh đó, biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cịn có
những đặc trưng riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng
trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và thực có
tiền, tài sản đang gửi giữ tại các tổ chức tín dụng, người thứ ba khác
Trong lĩnh vực THADS, có hai loại nghĩa vụ chính: Một là, các nghĩa vụ
mang tính nhân thân như: Buộc công khai xin lỗi; buộc nhận người lao động trở lại
làm việc; buộc thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định; giao con chưa
thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Hai là, các
nghĩa vụ thanh toán tiền, tài sản; đây là loại nghĩa vụ rất phổ biến trong THADS.
“Các nghĩa vụ thanh tốn, có tính chất tài sản được thực hiện nếu người có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ có tài sản để thi hành” 15, theo đó, việc phong tỏa tài
khoản, tài sản ở nơi gửi giữ chỉ được thực hiện trong trường hợp người phải THA
có tài khoản, tài sản gửi giữ. Biện pháp này không thể áp dụng với việc thi hành
15

Đặng Ngọc Dư (2016), tlđd (2), tr. 21-22.


13
nghĩa vụ mang tính nhân thân. Do đó, khi ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản
ở nơi gửi giữ, CHV cần kiểm tra quyết định THA phải có nội dung thi hành nghĩa
vụ trả tiền hoặc trả vật có giá trị.
Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi
gửi giữ là tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải thi hành án
Tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế cùng sự phát triển của các dịch vụ gửi giữ

tiền, thanh toán qua tài khoản, chuyển khoản... dẫn đến hầu hết mọi cá nhân, tổ
chức đều có tài khoản tại các, tổ chức tín dụng. Có thể nói tài khoản tại ngân hàng,
tổ chức tín dụng khác là nơi chứa tiền, tài sản lớn, phổ biến nhất hiện nay. Đây là cơ
sở cho sự tồn tại của quy phạm pháp luật về biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở
nơi gửi giữ khi vấn đề bảo đảm việc THADS được đặt ra. Thêm nữa, tiền trong tài
khoản và tài sản gửi giữ là những tài sản có tính thanh khoản cao nên việc Luật
THADS năm 2014 quan tâm dành riêng một điều luật để điều chỉnh là cần thiết.
Thứ ba, biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng
khi đã có cơ sở xác định tài khoản, tài sản bị phong tỏa thuộc sở hữu của người
phải thi hành án
Để quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phát huy tối đa chức
năng bảo đảm nghĩa vụ THA thì tài khoản, tài sản gửi giữ là đối tượng của biện
pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải thuộc sở hữu của người phải
THA. Pháp luật THADS yêu cầu phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa trong
quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ; cho nên, để ra quyết định
phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ đúng đối tượng, đúng nội dung, CHV cần
xác định rõ các thông tin về tài khoản, tài sản cần phong tỏa. Mặc dù có thể gặp
nhiều khó khăn khi tiến hành nghiệp vụ trên do cản trở từ người phải THA hoặc bên
thứ ba nhưng CHV phải cố gắng để đảm bảo được tính nhanh chóng, kịp thời và
tính chính xác. Bởi việc CHV vội vàng ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở
nơi gửi giữ mà thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, không chính xác có thể
dẫn đến việc người phải THA có cơ hội kịp thời rút hết tiền, tẩu tán tài sản, gây cản
trở quá trình THA.
Thứ tư, việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ dẫn đến người có tài
khoản, tài sản gửi giữ bị phong tỏa không thực hiện được hành vi chuyển dịch tài
sản, chuyển tiền, rút tiền trong tài khoản


14
Mục đích của việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ là nhằm bảo toàn

số tiền trong tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải THA. Theo đó, phương thức
tác động của BPBĐ THA này đối với người phải THA là yêu cầu tổ chức, cá nhân
đang quản lý tài khoản, tài sản gửi giữ không cho phép hoạt động chuyển tiền, rút tiền
hoặc giao dịch khác liên quan đến tài sản gửi giữ. Do đó, việc người phải THA không
thực hiện được hành vi chuyển tiền, rút tiền trong tài khoản bị phong tỏa là đương
nhiên. Tuy nhiên, số tiền, giá trị tài sản gửi giữ bị phong tỏa phải tương ứng với nghĩa
vụ phải thi hành và các chi phí THA theo quy định của pháp luật nên người phải
THA vẫn có quyền giao dịch đối với phần tiền, tài sản gửi giữ không bị phong tỏa.
1.2. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ nói riêng và BPBĐ
THADS nói chung đều đóng vai trị quan trọng ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại
tài sản, trốn tránh việc THA của người phải THA. Theo đó, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người được THA, tạo lập, duy trì niềm tin của người dân cần được
pháp luật, Nhà nước bảo vệ. Đối với người phải THA, BPBĐ THADS giúp răn đe,
thúc đẩy việc tự nguyện THA. Từ đó, thúc đẩy nhanh q tình THA, tiết kiệm chi
phí, cơng sức tổ chức THA.
Riêng đối với biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, tiền trong
tài khoản và tài sản gửi giữ là những tài sản mang tính thanh khoản cao nên dễ dàng
bị tẩu tán trong thời gian rất ngắn qua vài nút lệnh giao dịch. Bên cạnh đó, tài sản
này được lưu giữ, quản lý bởi bên thứ ba hay các tổ chức tín dụng với cách thức lưu
giữ đặc biệt nên CHV không thể trực tiếp thu giữ như các loại tài sản khác. Do đó,
cách thức tối ưu để CHV bảo toàn điều kiện THA đối với loại tài sản này là ra quyết
định hay lập biên bản phong tỏa, yêu cầu người quản lý tài khoản, tài sản tạm ngừng
hay hạn chế các giao dịch liên quan đến tài khoản, tài sản gửi giữ.
Thêm nữa, việc bị phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ khiến người phải
THA không thể thực hiện được hành vi chuyển tiền, rút tiền trong tài khoản. Điều
này ảnh hưởng lớn quyền lợi kinh tế của người phải THA, đặc biệt trong bối cảnh
hiện đại hóa, hầu hết mọi hoạt động giao dịch đều liên quan đến tài khoản tín dụng.
Việc tài khoản, tài sản gửi giữ bị phong tỏa có thể làm nguồn tiền đảm bảo trong
giao dịch, kinh doanh của người phải THA không đảm bảo. Đồng thời, đối tác sẽ

trở nên e ngại, thận trọng hơn trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với người phải
THA là chủ tài khoản, tài sản gửi giữ đang bị nghi ngờ về uy tín, khả năng thanh


15
tốn, giao dịch do có tranh chấp pháp lý chưa giải quyết. Từ đó thúc đẩy người phải
THA nhanh chóng tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình để hạn chế tối đa thiệt hại
có thể xảy ra. BPBĐ THADS này được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà
nước đã giúp CHV có cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành hiệu quả các bước tiếp
theo của quá trình THA, đặc biệt là việc thi hành các biện pháp cưỡng chế THADS
như: khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào thu nhập của người phải THA… Có thể
nói, quy định tại Điều 67 Luật THADS năm 2014 đã đáp ứng tốt hơn u cầu về
tính nhanh chóng, hiệu quả của cưỡng chế THADS16.
Như vậy, biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ là cơ chế giúp
CHV kịp thời ngăn chặn người phải THA thực hiện hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản,
trốn tránh việc THA. Nói cách khác, quy định biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản
ở nơi gửi giữ giúp bảo toàn được điều kiện THA, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp
của đương sự, bảo đảm bản án, quyết định đã có hiệu lực được thi hành trên thực tế.
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp phong tỏa tài khoản,
tài sản ở nơi gửi giữ, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện
1.3.1. Hoạt động xác minh, thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ
Pháp luật THADS không bắt buộc CHV tiến hành xác minh trước khi áp
dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Tuy nhiên, để ra quyết
định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ đúng đối tượng, CHV cần nắm các
thông tin cơ bản như: Số tài khoản, ngày mở tài khoản, người đứng tên tài khoản,
tài sản, số dư, số nợ… được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Hợp đồng với
đối tác; phân tích, nghiên cứu bản án; hoặc được đương sự, người có quyền, nghĩa
vụ liên quan cung cấp thông tin…
Trên thực tế việc thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của người
phải THA gặp nhiều khó khăn như:

Thứ nhất, hoạt động phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan cịn chậm trễ
Tình huống: Khi thi hành Bản án số 06/2018/KDTM-ST ngày 22/05/2018 và
Bản án số 03/2018/KDTM-PT ngày 02/10/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai về
việc buộc bà Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Linh Anh Anh) và ông Thiện nộp án
Trang Tuấn (2018), “Một số vấn đề về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền”, />noidung/hdnv/lists/traodoinghiepvu/view_detail.aspx?itemid=33, truy cập ngày 12/10/2021.
16


16
phí, liên đới trả cho Cơng ty Chailease hơn 3,6 tỉ đồng và lãi suất do chậm THA. Lúc
11 giờ 30 phút ngày 28/03/2019, đại diện Chi cục THADS thành phố Lào Cai đã giao
văn bản số 169/CCTHADS-NV cho Phòng Giao dịch Kim Tân thuộc VietinBank Lào
Cai yêu cầu cung cấp ngay thông tin tài khoản của bà Thanh, ông Thiện, Công ty cổ
phần Linh Linh Anh và đề nghị không thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến các
tài khoản trên. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, đại diện Chi cục THADS thành phố Lào
Cai tiếp tục đến trụ sở chính của Vietinbank Lào Cai làm việc trực tiếp với lãnh đạo
Ngân hàng nhưng được trả lời rằng việc cung cấp thông tin phải mất 1 giờ 30 phút.
Đến 15 giờ 05 phút, Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản. Tuy nhiên trước 15 giờ,
ông Thiện đã rút 4,6 tỉ đồng, số dư tài khoản chỉ cịn 127 triệu đồng. Theo giải trình của
Vietinbank Lào Cai, việc chậm cung cấp thơng tin trên do tình hình khách hàng đơng,
phát sinh q nhiều giao dịch trong khi để cung cấp thông tin theo yêu cầu của Chi cục
THADS, Ngân hàng phải vấn tin, tra soát theo nội dung u cầu ngồi tài khoản thanh
tốn của ba khách hàng, và tra cứu các tài sản khác, các hợp đồng vay vốn, thế chấp
(nếu có) của cả ba khách hàng. Thêm nữa, cán bộ ngân hàng chưa hiểu rõ cần phải
cung cấp ngay theo yêu cầu dẫn đến quá trình thực hiện bị kéo dài17.
Việc Ngân hàng trên xem nhẹ yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan
THADS và sự lỏng lẻo trong quản lý nhân viên dẫn tới người phải THA kịp thời tẩu
tán tài sản. Thậm chí trong vụ việc này, đại diện đương sự phải THA khẳng định sẽ
không nộp lại số tiền phải THA theo quy định.

Bên cạnh đó, vấn đề xác minh thông tin tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải
THA ở nước ngồi cịn gặp nhiều khó khăn. Theo khoản 1 Điều 181 Luật THADS năm
2014, việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi tương trợ tư pháp về dân sự
trong THA được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp. Tuy
nhiên, phạm vi tương trợ tư pháp về THADS còn hẹp, chủ yếu giới hạn ở việc tống đạt
văn bản, giấy tờ về THA18. Điều này gây cản trở quá trình THA. Ở châu Âu, khoảng
một triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với vấn đề thu hồi các khoản nợ xuyên
biên giới, gây thất thoát đến 600 triệu Euro mỗi năm cho các cơng ty này19. Vì vậy, các
quốc gia châu Âu (trừ Vương quốc Anh và Đan Mạch) đã cùng ban hành Regulation
(EU) No 655/2014 of the European Parliament and of the Council of 15 May 2014
Vietinbank Lào Cai bị tố “tiếp tay” cho tẩu tán tài sản thi hành án, />vietinbank-lao-cai-bi-to-tiep-tay-cho-tau-tan-tai-san-thi-hanh-an-21218.html, truy cập ngày 04/06/2022.
18
Điều 10 Luật Tương trợ tư pháp (Luật số 08/2007/QH12) ngày 21/11/2007).
19
“Debt recovery made faster, cheaper and more efficient”, />truy cập ngày 03/01/2022.
17


17
establishing a European Account Preservation Order procedure to facilitate crossborder debt recovery in civil and commercial matters (Quy tắc EU số 655/2014 ngày
15 tháng 05 năm 2014 của Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu về thủ
tục ban hành Lệnh bảo toàn tài khoản châu Âu phục vụ việc thu hồi nợ xuyên biên giới
trong các vấn đề dân sự và thương mại). Theo đó, các quy định về Lệnh bảo toàn tài
khoản châu Âu (EAPO - European Account Preservation Order) cho phép phong tỏa
tài khoản ngân hàng của con nợ (người phải THA) theo các điều kiện giống nhau ở tất
cả các nước châu Âu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thủ tục thu hồi nợ vì giúp
ngăn cản con nợ di chuyển tài sản của họ trong khi việc THA đang chờ xử lý20. Tuy
nhiên, để tránh lạm dụng EAPO, trong mọi tình huống, chủ nợ (người được THA) phải
chứng minh rằng cần áp dụng EAPO vì đang tồn tại rủi ro việc THA sẽ bị cản trở do
con nợ có nguy cơ cất giấu hoặc tiêu hủy tài sản của mình. Tòa án sẽ đánh giá các bằng

chứng do chủ nợ cung cấp về các rủi ro trên dựa theo các tiêu chí như: Các hành vi của
con nợ đối với yêu cầu của chủ nợ hoặc trong tranh chấp trước đó giữa các bên; lịch sử
tín dụng của con nợ; bản chất tài sản của con nợ và bất kỳ hành động nào gần đây của
con nợ liên quan đến đối với tài sản của mình… Mặc dù chủ nợ bị áp đặt trách nhiệm
cung cấp số nhận dạng ngân hàng như số tài khoản quốc tế IBAN hoặc mã định dạng
ngân hàng BIC), tên và địa chỉ ngân hàng, số tài khoản của con nợ (nếu có)21…; tuy
nhiên , EAPO vẫn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thu thập thông tin. Cụ
thể nếu không thu thập được các thơng tin trên, chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án nơi nộp
đơn yêu cầu cơ quan quản lý thông tin của Quốc gia Thành viên nơi có tài khoản thu
thập thơng tin cần thiết để xác định các ngân hàng và tài khoản của con nợ. Ngay sau
khi cơ quan quản lý thông tin của Quốc gia Thành viên có được thơng tin tài khoản, cơ
quan này sẽ chuyển thơng tin đó đến Tịa án u cầu22. Thậm chí, khi EAPO được ban
hành mà khơng nêu rõ số tài khoản của con nợ mà chỉ cung cấp tên và các chi tiết liên
quan khác đến con nợ, ngân hàng hoặc đơn vị khác chịu trách nhiệm thi hành Lệnh sẽ
xác thực các thông tin này23.
Việc EAPO được cấp ở một Quốc gia Thành viên EU sẽ được công nhận ở
tất cả các Quốc gia Thành viên khác24 và các quy chế chuyên môn chỉ để phục vụ
việc phong tỏa tài khoản xuyên biên giới đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, giúp các
“Freezing a debtor’s bank account”, truy cập ngày 03/01/2022.
21
Khoản 2 Điều 8 Regulation (EU) No 655/2014.
22
Điểm f khoản 1 Điều 8, Điều 14 Regulation (EU) No 655/2014.
23
Khoản 4 Điều 24 Regulation (EU) No 655/2014.
24
“Debt recovery made faster, cheaper and more efficient”, tlđd (19).
20



18
doanh nghiệp và cơng dân EU có thể thu hồi hàng triệu khoản nợ xuyên biên giới.
Hiện nay pháp luật Việt Nam sử dụng thủ tục ủy thác tư pháp để giải quyết các
trường hợp này; tuy nhiên trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp khá phức tạp và mất
nhiều thời gian, khơng đảm bảo u cầu nhanh chóng, kịp thời của BPBĐ THADS.
Thứ hai, khó khăn do các quy định về bảo mật thông tin khách hàng của các
tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước
Để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) tại Điều 14 đã quy định trách nhiệm bảo mật thông tin của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi; hoặc Nghị định số 117/2018/NĐ-CP
cũng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cung cấp thông tin khách hàng (Điều 8), hồ
sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (Điều 9), đồng thời quy định trách nhiệm
bảo mật thông tin của các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác, cá nhân (Điều 15). Đây là
tín hiệu đáng mừng về tính chặt chẽ, mức độ tin cậy cao của hệ thống pháp luật ngân
hàng. Tuy nhiên, thực tế tồn tại nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng lấy lý do có
nghĩa vụ bảo mật thơng tin khách hàng về số dư tài khoản nên không phối hợp khi
CHV yêu cầu xác minh thông tin, mặc dù Luật THADS năm 2014 tại Điều 176, Luật
Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2017) tại Điều 10 hoặc Nghị định số
117/2018/NĐ-CP tại Điều 10 đã quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin khi được
CHV, cơ quan THADS u cầu. Thậm chí ở góc độ tiêu cực hơn, có trường hợp cán
bộ của các tổ chức tín dụng lạm dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc cung cấp
thơng tin. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường tập huấn cho nhân viên, cán bộ
ngân hàng về tính khẩn cấp, quan trọng của yêu cầu cung cấp thông tin của CHV và
trách nhiệm của bản thân.
Thứ ba, chưa quy định thống nhất về chủ thể có quyền u cầu cung cấp
thơng tin
Thủ trưởng cơ quan THADS, CHV có quyền yêu các cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân đang quản lý tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải THA cung cấp thơng tin và
có trách nhiệm bảo mật thông tin này. Tuy nhiên, đối với quyền yêu cầu cung cấp
thông tin của người được THA hiện nay chưa được quy định rõ ràng. Luật Các tổ chức

tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và văn bản hướng dẫn thi hành25
không đề cập đến quyền này trong khi Luật THADS năm 2014 quy định người được
Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP, Điều 4 TTLT số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXHNHNNVN.
25


×