Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông từ hiện tượng cuồng thần tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 2
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3
7. Tính mới của đề tài ............................................................................................ 3
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4
I. CƠ SỞ KHOA HỌC ........................................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm thần tượng ............................................................................... 4
1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh THPT ...... 5
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 5
II. THỰC TRẠNG TÂM LÝ THẦN TƯỢNG Ở HỌC SINH THPT................... 6
1. Tổ chức điều tra, khảo sát hiện tượng thần tượng ở học sinh THPT ............. 6
2. Kết quả điều tra ............................................................................................... 7
2.1. Những hình mẫu thần tượng phổ biến của học sinh THPT ...................... 7
2.2. Xu hướng thể hiện việc cuồng thần tượng ............................................... 8
3. Tác động của hiện tượng cuồng thần tượng đối với học sinh THPT ........... 11
4. Nguyên nhân hiện tượng cuồng thần tượng.................................................. 16
III. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH THPT 17
1. Kĩ năng tự nhận thức ..................................................................................... 17
2. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin ............................................................. 18
3. Kĩ năng đánh giá, bình luận .......................................................................... 18
4. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc ........................................................................... 18
5. Kĩ năng học hỏi kinh nghiệm ........................................................................ 19
6. Kĩ năng giao tiếp ........................................................................................... 20
7. Thẩm mỹ về thời trang .................................................................................. 21
8. Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm ................................................................... 21




IV. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TỪ HIỆN
TƯỢNG CUỒNG THẦN TƯỢNG ..................................................................... 22
1. Nâng cao nhận thức cho học sinh thông qua thảo luận về vấn đề hâm mộ
hoặc cuồng thần tượng ...................................................................................... 22
2. Rèn luyện cách tìm kiếm, chắt lọc thơng tin từ các nguồn trên Internet ...... 24
3. Rèn luyện sự tiết chế, kiểm sốt cảm xúc, đánh giá, bình luận, giao tiếp .... 26
4. Hỗ trợ, định hướng thẩm mỹ về thời trang phù hợp học sinh ...................... 28
5. Thiết kế Website để tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống ........................... 30
6. Lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ............................................................................................... 34
7. Phối hợp với tổ tư vấn tâm lí nhà trường ...................................................... 35
8. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khi cuồng thần tượng thông qua các
hoạt động thực tiễn............................................................................................ 36
9. Thành lập các nhóm học sinh có năng lực phụ trách công việc lan tỏa kĩ
năng sống lành mạnh cho các học sinh khác .................................................... 38
V. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 39
1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 39
2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 39
3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 39
4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 40
4.1. Về tâm lí, tình cảm.................................................................................. 40
4.2. Về các kĩ năng......................................................................................... 42
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 47
1. Kết luận ............................................................................................................ 47
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 48
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ................................................ 49
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA SAU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ..................... 51



PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại công nghệ 4.0 đã mang lại cho ta nhiều lợi ích khi được tiếp cận mọi
thơng tin thường trực trên thế giới, giúp con người chúng ta mở mang đầu óc, học
hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống. Mạng xã hội cũng là một kênh
thông tin cho mọi người tiếp cận, đặc biệt là độ tuổi “Bẻ gãy sừng trâu” – lứa tuổi
học sinh phổ thông.
Với sự phát triển của cơng nghệ, truyền thơng, hình ảnh của các ca sĩ, diễn
viên, người mẫu, cầu thủ… xuất hiện khắp mọi nơi và tới gần với khán giả, công
chúng hơn. Hệ quả tất yếu của hiện tượng trên là sự ra đời của văn hóa thần tượng
cũng như hội chứng fan cuồng. Điển hình là một bộ phận lớn các bạn học sinh đang
chọn cho mình thần tượng là những ngơi sao trong ngành giải trí. Xu hướng này đã
được phát triển thành một làn sóng mạnh mẽ, làn sóng đó mạnh đến nỗi khiến nhiều
người giật mình trước xu hướng thần tượng quá đà các ca sĩ, diễn viên của các bạn
học sinh.
Bên cạnh tính giải trí giúp cho học sinh thư giãn đầu óc sau thời gian học tập
căng thẳng thì nhiều em vì quá yêu ca sĩ, diễn viên,… nào đó mà các em đã quá thần
tượng hóa người ấy. Đến nỗi “ăn thần tượng, ngủ cũng thần tượng”. Mọi cách ăn
mặc, đầu tóc, quần áo, đi đứng đều bắt chước thần tượng của mình. Vì chính điều
đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến suy nghĩ, tác phong, lối sống, chất
lượng học tập của các em.
Trong độ tuổi THPT, các bạn học sinh có những chuyển biến tâm sinh lý phức
tạp mà nếu không trang bị kĩ năng sống vững vàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tương lai, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc của việc thiếu kĩ năng sống ở học sinh
THPT như:
+ Dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng
+ Các bạn dễ ứng xử thiếu văn hóa
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai

Kĩ năng sống là yếu tố cần thiết, quan trọng đối với con người, đặc biệt là đối
với lứa tuổi học sinh THPT, vì đây là lứa tuổi các bạn sắp trưởng thành, chuẩn bị
bước vào cuộc sống xã hội rộng lớn. Rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng
đối với mỗi người để họ ln là chính mình, có thể đương đầu với mọi thử thách
trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây chương trình giáo dục của Bộ giáo dục đã hướng
đến việc rèn luyện kĩ năng sống nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách, năng lực
cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp
ứng yêu cầu của Bộ giáo dục đề ra.
1


Căn cứ vào tình hình thực tế, thấy rằng rất nhiều học sinh chưa nhận thức
được giá trị của bản thân mình, các em vẫn đã và đang sống theo cái bóng của một
ai đó. Để các em biết rằng mỗi cá thể chúng ta là “duy nhất” – không thể giống với
bất kỳ một cá thể nào đó và có thể phát huy được năng lực của bản thân nhằm giúp
ích cho tương lai sau này, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông từ hiện tượng cuồng
thần tượng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi hướng đến nghiên cứu tâm lý cuồng thần tượng của các
bạn học sinh, từ đó vận dụng những ảnh hưởng từ thần tượng đề hình thành những
kĩ năng sống cần thiết.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống từ hiện tượng cuồng thần tượng cho học sinh
trung học phổ thông.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống từ hiện tượng cuồng thần tượng cho

học sinh trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề cuồng thần tượng, tâm lý lứa tuổi học sinh
và kĩ năng sống cần hình thành học sinh THPT.
- Khảo sát thực trạng, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng cuồng thần tượng ở
lứa tuổi học sinh THPT.
- Phân tích các tác động tiêu cực từ việc cuồng thần tượng.
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp hình thành kĩ năng sống cho các bạn học sinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn và thăm dị tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp đề
xuất ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An: Trường THPT Quỳ Hợp,
Trường THPT Quỳ Hợp 3, trường THPT Nam Yên Thành.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phân loại - hệ thống hóa: Thống kê các tài liệu liên quan đến đề tài và lựa
chọn một hệ thống tài liệu liên quan gần được thống kế trong mục “Tài liệu tham
khảo”. Sau đó, chúng tôi phân loại ra các nhóm như: nhóm các tài liệu nghiên cứu ở
các nước trên thế giới và nhóm các tài liệu nghiên cứu trong nước
2


- Phân tích - tổng hợp lý thuyết: Trên cơ sở hệ thống tài liệu đã được phân loại
chúng tôi đọc, khảo cứu, so sánh,... để tổng hợp được những quan niệm chung, những
quan niệm riêng về vấn đề giáo dục kĩ năng sống từ hiện tượng cuồng thần tượng.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin ban đầu, trực quan về tác
động của việc cuồng thần tượng đối với học sinh THPT. Từ những thơng tin này
chúng tơi có những phán đốn để hình thành giả thuyết khoa học định hướng cho đề
tài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: Bằng việc phỏng vấn trực tiếp và phiếu trưng cầu ý
kiến điều tra thực trạng tâm lý thần tượng ở học sinh THPT. Những phát hiện bằng
phương pháp này giúp tôi đánh giá, xây dựng được bức tranh tổng thể về thực trạng
vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm các biện pháp
giáo dục kĩ năng sống trên các đối tượng học sinh khác nhau, ở các trường khác nhau
để kiểm tra tính đúng đắn, tính thực tiễn và thiết thực của đề tài. Kết quả thực nghiệm
được đánh giá qua phiếu khảo sát học sinh.
- Phương pháp xử lý bằng tốn học: Xử lí số liệu bằng thống kê toán học, vẽ
biểu đồ nhằm giúp lượng hóa các thơng tin thu được, từ đó tính tốn được độ chính
xác, độ tin cậy, từ đó vận dụng giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của hiện tượng cuồng
thần tượng đối với lứa tuổi học sinh THPT
- Về thực tiễn: Mô tả được thực trạng và đề xuất được giải pháp cho việc hình
thành những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh THPT từ việc cuồng thần tượng.
7. Tính mới của đề tài
- Là đề tài nghiên cứu về tác động của hiện tượng cuồng thần tượng đối với
lứa tuổi học sinh THPT.
- Mô tả được thực trạng và đề xuất được giải pháp cho việc hình thành những
kĩ năng sống cần thiết cho học sinh THPT từ việc cuồng thần tượng.
- Đề tài có tính mới và tính sáng tạo về mặt khoa học giáo dục dựa trên nội
dung các nhóm năng lực, kĩ năng cần hình thành và phát triển trong chương trình
giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3


PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC

1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm thần tượng
Thần tượng là một khái niệm được dùng phổ biến trong mọi nền văn hóa trên
trái đất. Để giải thích cho sự phổ biến đó, có thể viện dẫn đến thiên hướng luôn muốn
vươn đến “chân, thiện, mỹ” của con người. Ở trong bất cứ xã hội nào, ở bất kỳ tầng
lớp giai cấp nào và ở bất kỳ hoàn cảnh nào, con người ln muốn mình trở nên tốt
đẹp hơn ngày hơm qua và hoàn hảo hơn ở ngày mai. Để chạm được đến cái đích rất
chính đáng đó, ý thức của mỗi con người tự hoạt động và lựa chọn cho mình một
hình mẫu hay nhiều hình mẫu để ngưỡng mộ, để noi theo và để làm đích phấn đấu.
Nhu cầu về thần tượng ra đời từ đó.
Xét về nghĩa đen, thần tượng có nghĩa là một pho tượng của thần thánh. Nghĩa
bóng của nó là để ám chỉ những nhân vật được ngưỡng mộ và tơn sùng vượt q
mức bình thường, thậm chí tới mức được xem như thần thánh.
Qua các định nghĩa đó, có thể thấy rằng khái niệm thần tượng là một khái
niệm đẹp, chẳng có gì sai trái cả. Ngay cả khi nó được sử dụng như một động từ,
như khi ta nói ta thần tượng một ai đó, thì hành động được thực thi cũng chỉ là hành
động ngưỡng mộ - một hành động đẹp.
Hiểu một cách đơn giản, thần tượng là những cá nhân hay tập thể được nhiều
người biết đến và hâm mộ.
Khái niệm “Văn hóa thần tượng”: là những cách ứng xử, hành vi, thái độ,
những biểu hiện tình cảm của người hâm mộ đối với thần tượng.
Năm 2002, ba nhà nghiên cứu McCutcheon, Rense Lange và James Houran
đã khái niệm hóa sự tôn thờ thần tượng (celebrity worship) và phát triển một thang
đo thái độ thần tượng (celebrity attitude scale) với 3 cấp độ:
+ Cấp độ đầu tiên đó là mức “giải trí - xã hội”. Ở mức này, người hâm mộ chỉ
đơn giản là thích và thảo luận về những điều thần tượng làm. Ở đây, việc thần tượng
vẫn được giữ ở mức độ lành mạnh, tốt đẹp.
+ Cấp độ thứ hai, người hâm mô thường xuyên nghĩ về thần tượng, có thể là
hàng ngày, hàng giờ, được gọi là cấp độ “mãnh liệt - cá nhân”. Những người ở mức
này thường tham gia vào các fan club, có tính hướng nội và hành động cảm tính.

+ Cuối cùng là mức “ranh giới - bệnh lý”, ám chỉ những người hâm mộ sẵn
sàng làm mọi việc phạm pháp nếu được thần tượng yêu cầu. Người ở mức này có
biểu hiện cực đoan như ảo tưởng thần tượng yêu mình (erotomania), chủ động theo
dõi thần tượng, thậm chí viết thư từ với nội dung khơng phù hợp cho thần tượng, có
hành vi tiêu cực, thái quá trong một vài trường hợp như khi thần tượng có người yêu,
giải nghệ... Ở đây “văn hóa thần tượng” đã bị biến tướng thành một khuynh hướng
4


tâm lí, một thái độ sống méo mó, lệch lạc.
Năm 2006, hai chuyên gia North và Hargreaves còn thêm vào thang đo trên
mức độ hâm mộ thứ tư, gọi là “bắt chước tai hại”. Người hâm mộ ở mức độ này sẵn
sàng bắt chước mọi hành vi của thần tượng, dù là nhỏ nhất. Bất cứ ai rơi vào hai mức
độ cuối cùng trong thang này có thể được gọi là một “fan cuồng”.
1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh THPT
1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống
Kĩ năng sống là tập hợp nhiều kĩ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp
cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả,
phát triển các kĩ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp con người có cuộc
sống lành mạnh và hiệu quả.
1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp.
1.2.3. Giáo dục kĩ năng sống từ hiện tượng cuồng thần tượng
Đây là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những
hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở người
học có kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp thơng qua hiện tượng cuồng
thần tượng.
2. Cơ sở thực tiễn

Cơn “cuồng thần tượng” của các bạn học sinh được biểu hiện khá đa dang.
Rất nhiều bạn học sinh hâm mộ thần tượng đến độ trong phòng treo đầy ảnh và
poster, sưu tập đầy những băng đĩa của thần tượng mình u thích. Địi bằng được
bố mẹ cho xem biểu diễn, điều đáng nói ở đây là để có được cơ hội chiêm ngưỡng
thần tượng trong khoảng thời gian ít ỏi 2 – 3 tiếng đồng hồ, mỗi khán giả phải bỏ ra
số tiền triệu để mua vé vào cửa.
Họ tôn thờ quá mức, luôn tưởng tượng ra thần tượng là người yêu mình, là
cuộc sống của mình. Họ sẵn sàng làm mọi thứ vì thần tượng, sẵn sàng gạt bỏ tất cả.
Coi thần tượng như một vị thần thánh sống và tơn thờ q mức, khơng có thần tượng
thì khơng thể sống nổi. Cụ thể là, nhiều bạn đã dọa tự tử nếu bố mẹ không cho đi
xem nhóm nhạc Hàn Quốc họ u thích về Việt Nam biểu diễn. Có những bạn cịn
bỏ học cả tuần, xin tiền bố mẹ và tìm mọi cách ra Hà Nội để gặp thần tượng; rồi cịn
thể hiện tình cảm bằng những bức thư dịng chữ viết bằng máu của mình để gửi tới
thần tượng khi quá đau buồn vì thần tượng công khai có người yêu. Hay lấy cả tiền
nộp học để mua và sưu tầm tất cả những ảnh của thần tượng mình về dán khắp nhà,
ngày đêm chìm ngập trong thế giới ảo chỉ có mình và thần tượng. Và một ví dụ bàng
hồng hơn về biểu hiện thần tượng thái quá khi một nhóm bạn học sinh cịn hơn cả
5


ghế của ca sĩ Bi Rain đã ngồi trong cuộc giao lưu tại Hà Nội. Đáng báo động hơn,
một số bạn trẻ bị bố mẹ cấm đốn khơng cho xem phim và nhạc Hàn Quốc đã phản
ứng bằng cách bỏ ăn, giả ốm, thậm chí lên mạng chửi bới bố mẹ khơng thương tiếc.
Có cả những hành động thái q như khóc sướt mướt, ôm hôn poster của thần tượng
lo lắng đến mất ăn mất ngủ chỉ vì mong muốn được gặp. Có bạn học sinh cịn nói
rằng “Có thể nói người cho tôi cuộc sống và nuôi tôi khôn lớn là bố mẹ nhưng người
làm tôi thấy cuộc sống này đẹp và có ý nghĩa thì lại là Big Bang” hay “Mình có thể
nhịn ăn xếp hàng mua vé, có thể chen lấn xin chữ ký, có thể làm mình làm mẩy với
cha mẹ để xin tiền đi xem biểu diễn, nhuộm tóc xanh, tơ mơi tím, mặc áo khoác giữa
trời mùa hè nhiệt đới cho giống thần tượng…’’. Thậm chí, có những bạn cịn đưa ra

chân lý sống: "Nếu người thân của tôi và thần tượng cùng ngã xuống sơng, tơi sẽ
cứu thần tượng của mình trước", hoặc một bạn tuyên bố: "Nếu tôi may mắn được
gặp thần tượng và người đó yêu cầu tôi làm việc phạm pháp tơi có thể cũng làm".
II. THỰC TRẠNG TÂM LÝ THẦN TƯỢNG Ở HỌC SINH THPT
1. Tổ chức điều tra, khảo sát hiện tượng thần tượng ở học sinh THPT
1.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng về hiện tượng thần tượng ở học sinh THPT.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Kết quả điều tra làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
1.2. Nhiệm vụ điều tra
- Liên hệ với các trường THPT trên địa bàn các huyện.
- Tổ chức, sắp xếp thuận lợi cho các học sinh hoàn thành các câu hỏi trong phiếu
điều tra một cách khách quan, trung thực, chính xác theo yêu cầu.
- Xác định nguyên nhân hiện tượng thần tượng ngày càng phổ biến, chuyển dần từ
hiện tượng sang trào lưu.
1.3. Cách thức điều tra
- Xây dựng phiếu điều tra: Thiết kế phiếu điều tra trực tuyến trên Google Forms, câu
hỏi điều tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Phiếu điều tra: Phụ lục 1
Link phiếu điều tra online: />- Tiến hành điều tra: Gửi link phiếu điều tra cho học sinh, sau đó hướng dẫn cách
thức trả lời.
- Xử lý số liệu: Sau khi kết thúc điều tra, các số liệu sẽ được thống kê, phân tích.
1.4. Mẫu điều tra
Để tìm hiểu thực trạng của hiện tượng thần tượng, cuồng thần tượng ở
6


học sinh THPT, chúng tôi tiến hành điều tra 1512 học sinh của trường THPT Quỳ
Hợp, THPT Quỳ Hợp 3, THPT Nam Yên Thành.

2. Kết quả điều tra
Sau khi thu thập, phân tích và xử lí số liệu từ kết quả điều tra thu được, có thể
nhận thấy thực trạng hiện tượng thần tượng ở học sinh THPT như sau:
2.1. Những hình mẫu thần tượng phổ biến của học sinh THPT
Đối tượng

Số lượng

Tỉ lệ

Người trong gia đình/gần gũi với bạn

114

7.54%

Ca sĩ, nhóm nhạc, diễn viên

1121

74.14%

Cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao

733

48.48%

Nhà khoa học, tỷ phú


243

16.07%

Đối tượng khác

174

11.51%

Theo kết quả điều tra ở trên cho thấy, đối tượng chiếm nhiều tỉ lệ nhất là các
ca sỹ, diễn viên, nhóm nhạc (74.14%), đặc biệt là các ca sỹ, nhóm nhạc Hàn Quốc.
Với vẻ đẹp về ngoại hình và tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật những con người này
dễ dàng chiếm được trái tim của đa số các bạn trẻ.
Đứng thứ hai với tỉ lệ 48.48% là các cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao.
Nhờ tài năng và sự nỗ lực trong thể thao của bản thân, họ trở thành những hình mẫu
lí tưởng của khơng ít bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nam.
Chiếm tỉ lệ ít hơn (16.07%) là các nhà khoa học, tỉ phú. Những người này trở
thành thần tượng trong lòng nhiều bạn trẻ chủ yếu bởi sự cống hiến cho nhân loại và
có khả năng kinh doanh, lãnh đạo tài ba.
Đối tượng khác như người thân trong gia đình, bạn bè, một cá nhân có thành
tích học tập tốt,... Họ có người hâm mộ chiếm tỉ lệ 19.05% trong cuộc khảo sát.
7


2.2. Xu hướng thể hiện việc cuồng thần tượng
Kết quả khảo sát thu được:
Phản ứng trước đánh giá không hay về thần
tượng


Số lượng

Tỉ lệ

Tiếp thu những ý kiến đúng, bình tĩnh giải thích điều
khơng đúng

217

14.35%

Gay gắt phản đối

823

54.43%

Đưa ra những lý lẽ để bảo vệ thần tượng của mình

1017

67.26%

Nghỉ chơi với người bạn đó, một lòng hướng về thần
tượng

655

43.32%


Tâm trạng bản thân khi có thần tượng

Số lượng

Tỉ lệ

Lúc nào cũng nghĩ về thần tượng, coi thần tượng như
người yêu

272

17.99%

Vui vẻ, hứng khởi, khoe với mọi người về thần tượng
của mình

897

59.33%

Khát khao được ở gần thần tượng; vui, buồn với niềm
vui, nỗi buồn của thần tượng

532

35.19%

Đau khổ vì khơng gặp được thần tượng, thất vọng vì
thần tượng có người yêu.


611

40.41%
8


Việc thường làm khi có thần tượng

Số lượng

Tỉ lệ

Tham gia fan club, mua đồ dùng, quần áo, thay
đổi kiểu tóc… để giống thần tượng

759

50.20%

Treo ảnh, poster của thần tượng khắp mọi nơi

945

62.50%

Tìm mọi cách để có tiền đi gặp thần tượng

402

26.59%


Sống chết vì thần tượng, bảo vệ thần tượng trong
mọi tình huống

586

38.76%

9


Từ kết quả trên, thấy rằng chỉ có 14.35% im lặng trước những đánh giá không
hay về thần tượng; có tới 85.65% có phản ứng gay gắt, nói lý lẽ, sẵn sàng nghỉ chơi
với bạn để bảo vệ thần tượng của mình. Có 35.19% khát khao được gặp thần tượng;
26.59% tìm mọi cách để có tiền đi gặp thần tượng; 59.33% khoe mọi người về thần
tượng của mình; 38.76% sống chết vì thần tượng, bảo vệ thần tượng trong mọi tình
huống. Một bộ phận coi thần tượng là người yêu (17.99%), thậm chí thất vọng khi
thần tượng có người yêu (40.41%); treo ảnh, poster của thần tượng khắp mọi nơi
(62.5%) và tham gia fan club, mua đồ dùng, quần áo, thay đổi kiểu tóc… để giống
thần tượng (50.2%).
Những người cuồng thần tượng thường nhìn thần tượng của mình bằng cái
nhìn mất tỉnh táo, mất sáng suốt đến mức khơng cịn ý thức được đâu là phải, trái,
đúng, sai.
Một ví dụ minh chứng rõ ràng cho việc cuồng thần tượng một cách thái quá
của giới trẻ Việt Nam là sự kiện lễ trao giải Asia Artist Awards, giải thưởng uy tín
ghi nhận những cống hiến của các nghệ sĩ Châu Á trong 2 lĩnh vực truyền hình và
âm nhạc, được tổ chức ở Việt Nam vào tối ngày 26/11/2019 tại Sân vận động Quốc
gia Mỹ Đình (Hà Nội). Những bạn trẻ Việt Nam còn đang trong độ tuổi đi học mà
sẵn sàng bỏ cả học để dành cả ngày lẫn đêm ngồi la liệt ở sân bay hay những hình
ảnh gào khóc gọi tên thần tượng và thậm chí cịn chen lấn, xô đẩy nhau, đánh nhau

chỉ để được đến gần thần tượng trong phút chốc.

Ảnh 1-Hơn 1000 fan vạ vật ở sân Mỹ Đình chờ thần tượng KPop

Hay như việc dư luận khơng khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hình ảnh hàng
nghìn fan đứng khắp một con đường chính của TP. Hồ Chí Minh để chờ đợi nam tài
tử Ji Chang Wook dẫn đến việc mất kiểm soát an ninh.
Để có một chiếc vé xem thần tượng biểu diễn, giá vé không hề rẻ, từ 1,5 – 4
triệu Việt Nam đồng/vé, các fan teen đã làm mọi cách từ việc gây áp lực với cha mẹ,
vay mượn cho đến việc sẵn sàng bán dâm để có tiền mua như vụ việc biết tin Super
Junior sẽ đến Việt Nam trong MTV EXIT, trong cơn khát vé, một cô bé sinh năm
10


1993 đã viết: “Em thực sự khơng cịn con đường nào khác để có vé xem Super Junior,
em yêu Super Junior nên nếu như anh muốn em qua đêm với anh để nhường cho em
một chiếc vé, em sẽ sẵn sàng, hãy giúp em…”.
Đáng báo động là sự hâm mộ các đại ca giang hồ, gần đây là các hiện tượng
"giang hồ mạng" như Khá Bảnh, Phú lê cho thấy giới trẻ đang khủng hoảng giá trị
sống và điều này đặc biệt đáng lo ngại, ảnh hưởng của “giang hồ mạng” đối với tầm
nhận thức, lối sống và nhân cách giới trẻ trên các mạng xã hội như YouTube,
Facebook, Instagram, Twitter, TikTok đã tạo ra một cơ chế cổ xúy hành vi, lời nói
dung tục, kém văn hóa.

Ảnh 2-Fan hâm mộ "giang hồ mạng" Khá Bảnh

3. Tác động của hiện tượng cuồng thần tượng đối với học sinh THPT

Tác động của thần tượng đối với bản thân


Số lượng

Tỉ lệ

Tác động đến phong cách thời trang

721

47.69%

Tác động đến suy nghĩ, cảm xúc

447

29.56%

Tác động đến tư tưởng, lối sống

465

30.75%

Tác động đến việc định hướng nghề nghiệp
tương lai

179

11.84%

11



Những fan cuồng thường có tình trạng sức khỏe tâm lý kém và bất ổn hơn
người không tôn thờ thần tượng. Họ có xu hướng dễ mắc các hội chứng rối loạn tâm
lý, tâm thần, trầm cảm. Riêng đối với học sinh, việc cuồng thần tượng sẽ dẫn đến
những tác hại sau:
- Về học tập: Các bạn học sinh trở nên lơ là vào việc học, suốt ngày chỉ chăm
chú săn bắt thơng tin về thần tượng của mình. Thần tượng thái quá dẫn đến si mê
cuồng dại dẫn đến những việc làm không phù hợp đến lứa tuổi, ăn chơi đua đòi theo
thần tượng mà quên đi việc học tập, sống phóng khống bng thả khơng mục đích.

- Nhận thức lệch lạc: Nếu trở thành fan cuồng sẽ rất có hại cho việc phát triển
tính cách sau này. Thậm chí, khơng ít những trường hợp fan cuồng nhỏ tuổi sẵn sàng
thực hiện các việc làm phi pháp như ăn trộm, hành hung, giết người chỉ vì có người
nhận xét khơng tốt về thần tương của mình.

12


- Ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm lý: Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng
tâm lý đám đông, có cơ chế lây lan và bắt chước. Chỉ cần một nhân tố trong đám
đông "khởi sự" là cả tập thể sẽ hòa theo. Đây có thể coi là một hiện tượng vô thức.
Tiêu biểu là sự việc ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống tại thành phố Lan Châu
(thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa
đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong) tự vẫn, sau khi đã bán
hết tài sản, sống lang thang, chấm dứt 13 năm chạy theo ước mơ theo đuổi thần
tượng của con… Hay như việc một nam diễn viên nổi tiếng Trung Quốc chính thức
cơng khai bạn gái lên mạng xã hội, từ đó dẫn đến việc hàng loạt fan của anh ấy đòi
cắt tay tự tử hay nhảy lầu chỉ để phản đối chuyện tình cảm của thần tượng.
- Ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống: Những hành động, phát ngôn, những

quan điểm sống... của thần tượng có tác động không nhỏ đến tư tưởng, lối sống của
bộ phận các fan cuồng.
Ví dụ điển hình như vào tháng 8 năm 2021, vụ Scandal nam ca sĩ Jack bị tố
“bắt cá nhiều tay”, có con chung với Thiên An nhưng không chịu trách nhiệm đã
dấy lên cuộc tranh luận nảy lửa của cộng đồng mạng. Bên cạnh những cư dân mạng
khơng đồng tình với hành động của Jack thì một bộ phận fan cuồng lại có nhưng
phát ngôn gây tranh cãi.

Sự thật về tồn bộ lùm xùm tình ái của Jack ra sao, chỉ những người trong
cuộc mới biết tường tận. Nhưng một số người hâm mộ Jack đã đưa câu chuyện đi
quá xa khi liên tục có những phát ngơn và hành động thiếu kiểm sốt.
13


Hay như tháng 3 năm 2022, vụ việc nữ ca sĩ Hiền Hồ bị tố là người thứ ba
chen vào hạnh phúc gia đình ơng Hồ Nhân cũng gây chao đảo cộng đồng mạng. Dù
là hành động sai trái tuy nhiên vẫn có nhiều người bênh vực lối sống của Hiền Hồ.

Khơng chỉ các fan cuồng, mà chính những nghệ sĩ cũng có những phát ngôn
gây sốc, thể hiện lối tư duy và đạo đức xuống cấp.

14


Đây chính là lỗ hổng lớn về văn hóa ứng xử và đạo đức. Thần tượng có sức
ảnh hưởng lớn đến người hâm mơ. Thần tượng chính là người truyền cảm hứng để
fans hướng đến những hành động đẹp, tích cực, văn minh.
Ngược lại, khi thần tượng có những hành động chưa đẹp, cộng hưởng sự yêu
thương và bảo vệ mù quáng của người hâm mộ, trong khi các nhà quản lý chưa có
những chế tài mạnh tay, thì showbiz Việt ngày càng... loạn

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nhiều bạn mất ăn mất ngủ, khóc sướt mướt mấy
đêm ròng khi thần tượng bị ốm, bị mệt,… Ảnh hưởng nhiều cả đến thị giác, suốt
ngày dán mắt vào mấy video cip bài hát của thần tượng, lên mạng điều tra thông tin,
để họp fan, ăn điện thoại, ngủ cũng điện thoại như thế dẫn đến tình trạng giảm thi
lực ở mắt.
- Thiệt hại về kinh tế: Có những bạn chỉ vì mua một tấm vé concert hay chỉ là
một cái áo thần tượng đã mặc, một đôi giày thần tượng đã đi mà đã tìm đủ mọi cách
có thể như nhịn ăn sáng, nài nỉ cha mẹ hay trộm cắp… Để được nhìn thấy thần tượng
các bạn phải bỏ ra số tiền khá lớn để mua vé xem từ 1,5- 4 triệu đồng, đó là chưa kể
có bạn từ Hà Nội phải bay vào thành phố Hồ Chí Minh để xem một chương trình
biểu diễn của thần tượng.
- Đua địi, chạy theo thần tượng một cách thái quá: Việc cuồng thần tượng còn
khiến các bạn học sinh rất dễ đánh mất bản thân. Các bạn tìm kiếm, xây dựng hình
ảnh của mình dựa trên hình mẫu của thần tượng, từ cách ăn mặc, lời nói... cho đến
cử chỉ, lối sống để có thể đồng hóa với thần tượng.

15


4. Nguyên nhân hiện tượng cuồng thần tượng
Nguyên nhân có sự thần tượng

Số lượng

Tỉ lệ

Thần tượng thường là những người nổi tiếng và
thành cơng nên có cảm giác mình cũng được “hưởng
ké” của người đó.


341

22.55%

Để theo kịp trào lưu, bạn bè ai cũng có thần tượng
nên mình cũng phải vậy.

668

44.18%

Để phát triển mối quan hệ xã hội, có thêm bạn bè.

338

22.35%

Nhu cầu “bắt chước”, noi gương ai đó, đặc biệt
những người trẻ, đẹp, lứa tuổi gần với mình.

854

56.48%

Để lấp đầy sự trống trải, thiếu vắng về tình cảm.

407

26.92%


16


Trước hết là do tâm lý lứa tuổi, đây là lứa tuổi sơi động muốn thế hiện mình
và muốn tạo ra sự khác biệt. Khi các bạn không xác định được đúng khái niệm thần
tượng là gì, nhiều bạn bị theo hội chứng đám đông khi thấy nhiều người tôn thờ thần
tượng mà đâm ra tôn thờ theo. Mặt khác một số các bạn chưa xác định đúng giá trị
của bản thân. Khi mà khơng tự tin vào chính mình dựa vào giá trị của người khác.
Trong trường hợp này thì sự khủng hoảng về mặt giá trị và sự lệch lạc trong nhận
thức giá trị bản thân chính là nguyên nhân dẫn đến việc cuồng như vậy. Hơn nữa có
thể do sức ép học tập gia đình, nhà trường đang dần dần khiến giới trẻ cảm thấy áp
lực và từ từ tìm đến với thế giới giải trí khơng chọn lọc.
Tiếp theo là do ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường giao tiếp, nhất
là truyền thông, mạng Internet cũng có nhiều vấn đề tác động tiêu cực tới giới các
bạn học sinh. Hiện nay, khi đời sống ngày càng được nâng cao, các bạn có điều kiện
được giao lưu với văn hóa bên ngoài nhiều hơn, có cơ hội tìm hiểu, theo đuổi đam
mê thần tượng, tạo điều kiện cho các bạn “cuồng thần tượng” hơn.
Một nguyên nhân nữa là do gia đình, vấn đề này xuất phát từ hai phía: con cái
và bố mẹ. Thường tình trạng này hay xuất hiện ở những bạn thiếu tự tin, dễ bị cuốn
hút bởi những thứ hào nhống bên ngồi, cũng như người thiếu tự chủ dễ tin vào
quảng cáo. Hay cũng chỉ vì các bạn muốn thể hiện cái tơi, tỏ ra mình cũng là người
sành điệu… dẫn đễn sự ăn chơi đua đòi. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng là yếu
tố góp phần khiến con trở nên mê muội thần tượng. Bố mẹ nuông chiều con, bận rộn
với cơng việc lại ít dành thời gian để tìm hiểu quan tâm đến con. Đồng thời không
đủ làm thần tượng của con, không khiến con cảm thấy tin tưởng và có thể chia sẻ.
Trong khi đó các ngơi sao âm nhạc, diễn viễn điện ảnh xuất hiện với vẻ đẹp hào
nhống, cuốn hút … khiến các bạn u thích, rồi say mê. Khi đó, nếu bị người lớn
chê trách phê phán, trẻ cảm tính chưa điều khiển được cảm xúc, dễ có những câu nói
hành động chống đối…Và nếu các bậc phu huynh khơng biết cách ứng xử thì khoảng
cách giữa họ với con ngày càng xa hơn.

III. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CẦN HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH THPT
Trên cơ sở phân tích những tác động tiêu cực của hiện tượng cuồng thần tượng
đối với giới trẻ, chúng tôi hướng tới hình thành cho các bạn học sinh một số kĩ năng
sống sau đây:
1. Kĩ năng tự nhận thức
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như
cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng
về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân
mình; quan tâm và ln ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân
đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con
người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm
17


thơng được với người khác. Ngồi ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể
cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản
thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản
thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và
trong giao tiếp với người khác.
Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc
biệt là giao tiếp với người khác.
2. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin
Lựa chọn những trang Web có uy tín, những tờ báo chính thống, xem các
trang tin điện tử có xuất bản từ báo in, báo mạng, trang của cơ quan nhà nước để có
được những thơng tin chính xác, khơng lấy thơng tin từ các tờ báo lá cải vì thơng tin
khơng chính xác, ít được kiểm định.
Phải tự bồi dưỡng, định hướng, nâng cao nhận thức cho mình để biết và chủ
động sàng lọc thơng tin. Trên cơ sở đó, các bạn học sinh sẽ dần được hình thành thói

quen, kĩ năng tìm kiếm và thanh lọc thông tin liên quan đến các vấn đề khác trong
đời sống xã hội cũng như trong học tập.
3. Kĩ năng đánh giá, bình luận
Từ một thơng tin hot được phát tán, những bình luận trái chiều được đưa ra,
khen có, chê có, tung hơ có, chỉ trích cũng có. Nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa lại nổ
ra. Lời qua tiếng lại trên mạng xã hội dẫn đến xô xát ngồi đời thực và cịn nhiều
hậu quả khơn lường khác.
Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình kĩ
năng đánh giá, bình luận. Trước nguồn thơng tin mà mình tiếp nhận được, cần phải
bình tĩnh, nghiêm túc, suy nghĩ kĩ để đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn.
Đặt bản thân đứng trong nhiều vị trí, lập trường để nhận thức được vấn đề một
cách đầy đủ, toàn diện nhất, đưa ra bình luận khách quan, cơng bằng.
Khơng nên vội vàng đưa ra những lời lẽ bốc đồng mang lăng kính phiến diện,
thiếu suy nghĩ trước mọi thông tin. Bởi điều đó sẽ dần trở thành một thói quen, khiến
cho bạn ln có suy nghĩ chủ quan tiêu cực trước nhiều vấn đề.
4. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình
trong một tình huống nào đó, hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và
đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh để thể hiện cảm xúc một
cách phù hợp. Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc cịn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm
xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc.
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao
tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hịa và mang
tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
18


Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng
xử với người khác, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các
kĩ năng này.

Một số lưu ý trong việc kiểm soát cảm xúc như: Có thể bộc lộ tự nhiên cảm
xúc của mình nhưng nên cân nhắc sao cho hợp lý; không thể hiện thái quá, cực đoan
cảm xúc; kiểm sốt cảm xúc ở ngồi đời thực và cả trên mạng xã hội.
5. Kĩ năng học hỏi kinh nghiệm
Từ những thành công của thần tượng, học sinh có thể rút ra cho bản thân
những bài học cho bản thân để các bạn có thể vươn tới thành cơng trong cuộc sống.
Bài học về ý chí, nghị lực
Qua cuộc khảo sát mà chúng tôi thực hiện, một nhận định được đặt ra rằng:
Khi người ta nghĩ về thần tượng của mình, nghĩ về những sự vất vả mà họ đã phải
trải qua, ta thường sẽ có xu hướng cảm thấy đồng cảm và xem đó như một động lực
to lớn để bản thân tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy luôn dùng thần tượng như một điểm tựa tinh thần cho bản thân mình, hãy
nhìn cách họ cố gắng để học tập và ngưỡng mộ họ sao cho đúng cách.
Bài học về niềm đam mê
Một ca sĩ không thể hát hay nếu họ khơng thích hát, một diễn viên cũng chẳng
thể diễn đạt khi họ khơng chút hứng thú gì với nghề nghiệp của họ. Hoặc là một cầu
thủ đá bóng, liệu họ có thể làm tốt trên nền sân cỏ nếu như khơng có một tình u
đặc biệt cho trái bóng trịn?
Ai cũng vậy, bất kể là một người nổi tiếng đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp,
hay chỉ đơn giản là một người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nếu như họ
muốn thành cơng thì chắc chắn niềm đam mê là điều không thể thiếu được.
Xã hội ngày nay, khi xu hướng hâm mộ dần dâng cao, mỗi học sinh sẽ ln
được nhìn thấy thần tượng của mình, nhìn thấy tình yêu, niềm đam mê với cơng việc
của họ, cách họ chọn đam mê của mình làm điểm tựa vững chắc để tiến về phía
trước. Vậy cớ sao chúng ta lại không học được từ họ thứ tinh thần đáng khen ấy?
Bài học về rèn luyện tài năng, phát huy khả năng của bản thân…
Năm xưa có Cao Bá Qt đã bỏ khơng ít cơng sức khổ luyện, tập viết để có
thể từ một người chữ như “gà bươi” trở thành nhân tài chữ đẹp nhất nước. Ngày nay
có Nguyễn Thị Ánh Viên, mất nhiều năm tự học bơi, thêm 6 năm được đào tạo bài
bản tại Hoa Kỳ để đạt được những thành tựu như hiện tại. Một ca sĩ muốn thành

công, một diễn viên muốn được thừa nhận, tất cả đều phải bỏ ra thời gian, sức lực
để học tập, tu dưỡng khả năng của bản thân.
Không ai mới thử lần đầu đã giỏi, thần tượng cũng vậy. Để xuất hiện trước
mắt chúng ta một cách hồn hảo như ngày hơm nay, ai biết được họ đã tốn bao nhiêu
mồ hôi nước mắt trong quá khứ.
19


Hãy nhìn nhận cơng sức, hãy mở rộng tấm lịng để hiểu cho những cố gắng
của họ. Và hãy lấy họ làm tấm gương tốt cho bản thân mình. Người ta tập luyện,
người ta giỏi giang, người ta nổi tiếng. Cịn mình, đã khơng giỏi giang bằng họ,
khơng nổi tiếng như họ, vậy tại sao không thử cố gắng hơn, hãy siêng năng, rèn
luyện bản thân hơn nữa. Biết đâu ngày nào đó lại có thể đứng bên cạnh thần tượng
của mình với tư cách là hai người đồng nghiệp của nhau.
Khi Schooling cịn đang là một học sinh bình thường trên ghế nhà trường, anh
đã có một cuộc gặp gỡ “khó quên nhất trong đời” với chính thần tượng của mình là
Michael Phelps - siêu kình ngư Mĩ vĩ đại nhất thế giới, người đã truyền cảm hứng,
sự cố gắng và quyết tâm cho cậu bạn nhỏ bẽn lẽn lúc ấy đối với môn bơi lội. Và cuối
cùng, sau 8 năm, kỉ lục bấy lâu này của Michael Phelps ở nội dung bơi bướm 100m
đã bị phá vỡ bởi một chàng trai trẻ tuổi, nhờ những lời động viên của thần tượng bên
cạnh sự nỗ lực, quyết tâm, luyện tập không ngừng nghỉ. Sự kiện phá vỡ kỉ lục của
siêu kình ngư vĩ đại nhất đó đã gây một chấn động lớn cho làng thể thao thế giới,
khẳng định chân lí rằng khơng có kỉ lục nào khơng thể phá vỡ. Và sự kiến ấy cũng
chứng minh rằng: Thần tượng có thể là một động lực thúc đẩy mỗi cá nhân phát huy
niềm đam mê và tảo sáng.
6. Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời
biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ
ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc,

đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có
mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với
các thành viên trong gia đình - nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời
biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới, đây là yếu tố rất quan trọng đối với
niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết
một cách xây dựng.
Thực tế đã cho thấy, đa số các bạn học sinh có thần tượng của mình là các ca
sỹ, diễn viên, doanh nhân thành đạt. Thần tượng là những người nổi tiếng, là người
của công chúng, mỗi hành động, cử chỉ của họ đều được vô số ánh mắt dõi theo và
đánh giá. Thần tượng luôn chú trọng vào kĩ năng và phong thái giao tiếp, khơn khéo,
chủ động trong mọi tình huống, đây là một điều đáng được để fan hâm mộ học tập,
phát triển.
Những điều học được từ kĩ năng giao tiếp của thần tượng rất phong phú và từ
đó chúng ta hồn tồn có thể tạo dựng cho riêng mình những điều thiết yếu để bước
chân vào làm việc trong xã hội, như:
20


+ Phong thái tự tin khi giao tiếp.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp: đúng mực, lịch sự, cách từ chối khéo
léo khơng làm mất lịng ai; cách thức để tạo ấn tượng cho người khác; cách thức để
truyền động lực, truyền lửa cho mọi người.
+ Ứng xử linh hoạt trong các tình huống giao tiếp.
+ Ln có thái độ lịch thiệp, gần gũi cởi mở và tôn trọng người khác.
7. Thẩm mỹ về thời trang
Thời trang - việc ăn mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người.
Xã hội càng phát triển, thì trình độ thẩm mỹ của con người càng cao và từ đó con

người có nhu cầu muốn được mặc đẹp, nổi bật, hợp thời. Là thần tượng, họ không
thể theo đuổi một phong cách lỗi thời từ hàng chục năm trước hay một bộ quần áo
phản cảm, hở hang mà phải ln tạo dựng cho mình một gu thời trang riêng, đặc
biệt, cá tính và được cơng chúng chấp nhận. Rất nhiều thần tượng luôn là những
người dẫn đầu xu hướng thời trang hoặc nổi tiếng với phong cách thời trang của bản
thân như Taylor Swift, Miranda Kerr, Jessica Jung (cựu thành viên SNSD), MIN...
Khơng chỉ có thể học hỏi ở thần tượng cách phối đồ, ăn mặc sao cho đẹp, người hâm
mộ chúng ta cịn có thể biết cách chọn quần áo, giày dép, phụ kiện sao cho hợp với
sự kiện, lễ hội mình đang dự để tránh bị lạc quẻ hay trở nên phản cảm. Ngoài ra, thời
trang của thần tượng cịn có thể truyền cảm hứng để ta sáng tạo và thiết kế trong lĩnh
vực may mặc, tìm hiểu về các chất liệu, họa tiết... Đây rõ ràng là một điều khơng
cần tìm kiếm ở đâu xa mà có thể học tập ở ngay thần tượng mà chúng ta yêu mến.
Bởi vậy, khi thần tượng một ai đó, chúng ta, đặc biệt là học sinh có thể cải
thiện được gu ăn mặc, phong cách thời trang của mình một cách thiết thực như:
- Nắm rõ được các xu hướng thời trang hiện tại để bản thân có thể ăn mặc hợp
thời, theo kịp số đông. Tuy nhiên chúng ta cũng phải biết tự cân nhắc khi theo đuổi
một xu hướng, xem xét có phù hợp với hồn cảnh, lứa tuổi, tiềm lực kinh tế của
mình... hay khơng.
- Biết được cách phối đồ ton-sur-ton (một thuật ngữ trong thời trang, có thể
hiểu là chỉ sự ăn ý, hịa hợp giữa quần áo và các phụ kiện như túi, khăn, vòng cổ,
giày, vòng tay....), phối đồ theo phong cách mà mình u thích, từ thanh lịch, dịu
dàng đến năng động, cá tính...
- Hiểu rõ nên mặc như thế nào để phù hợp với sự kiện, lễ hội mình tham dự.
- Nghiên cứu về thời trang, cách thiết kế quần áo, chất liệu, lịch sử ngành thời
trang, nền văn hóa khi thần tượng bạn mặc một bộ đồ độc đáo có ý nghĩa đặc biệt
nào đó.
8. Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân
21



biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành
viên khác trong nhóm.
Con người sinh ra và lớn lên khơng có ai chỉ có một mình. Trong cuộc sống
chúng ta có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống
hiện đại các mối quan hệ xã hội ngày càng rộng mở và là một xu hướng tất yếu của
sự phát triển. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức
mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và công việc là
một trong những kĩ năng quan trọng.
Thông thường khi thần tượng một ai đó, những bạn trẻ sẽ có club fan và họ sẽ
cùng nhau hoạt động vì thần tượng của mình. Từ những hoạt động ấy, giới trẻ sẽ
hình thành nên kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm: vẽ tranh cổ động, hoạt động tuyên
truyền cho thần tượng….Từ hoạt động trong lĩnh vực của câu lạc bộ các fan hâm
mộ, chúng tôi hướng các bạn trẻ đến kĩ năng làm việc nhóm trong các hoạt động xã
hội khác như:
+ Hoạt động nhóm từ thiện
+ Hoạt động nhóm làm báo tường cho lớp
+ Hoạt động nhóm chơi đàn ghi-ta
+ Hoạt động nhóm nhảy hip-hop…
+ Hoạt động nhóm trong các tiết học
IV. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TỪ HIỆN
TƯỢNG CUỒNG THẦN TƯỢNG
1. Nâng cao nhận thức cho học sinh thông qua thảo luận về vấn đề hâm mộ hoặc
cuồng thần tượng
* Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho học sinh nhìn thấy được mặt trái của hiện tượng cuồng thần tượng,
những ảnh hưởng tiêu cực của việc cuồng thần tượng đối với đời sống và học tập, từ
đó có nhận thức đúng đắn trong văn hóa thần tượng.
* Nội dung và cách thức thực hiện

Tổ chức cho học sinh thảo luận (có thể thảo luận trong các tiết học có nội dung
liên quan, thảo luận trong giờ ra chơi…).
- Giáo viên đưa ra sự việc có thật về biểu hiện, thái độ, hành vi của một fan
cuồng. Yêu cầu các học sinh nêu ý kiến về tình huống trên.
- Các học sinh nêu cách hiểu, suy nghĩ, quan điểm cá nhân xoay quanh vấn đề
cuồng thần tượng. Những bạn đồng quan điểm có thể tạo thành nhóm để thảo luận
với nhau.
- Các nhóm đưa ra những luận điểm để bảo vệ ý kiến của nhóm mình, đồng
thời đưa ra những minh chứng, ví dụ cụ thể để phản bác lập luận của đối phương.
22


- Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
- Học sinh tiếp thu các góp ý, nhận xét từ các nhóm khác và giáo viên. Từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về vấn đề cuồng thần tượng,
hình thành suy nghĩ và lối sống đúng đắn.

Ảnh 3-Một buổi thảo luận giữa các nhóm

* Ví dụ cụ thể:
- Giáo viên kể câu chuyện fan cuồng đòi tự tử, chửi mắng bố mẹ bằng lời lẽ tục tĩu
vì khơng cho tiền mua vé xem Sơn Tung MTP biểu diễn.
/>
- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh thảo luận, trình bày:
1. Hãy cho biết đây có phải biểu hiện của việc cuồng thần tượng không?
2. Hành vi này là đúng hay sai?
3. Việc cuồng thần tượng có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy, đạo đức, lối
sống con người?
4. Theo em cần làm gì để giới trẻ có những biểu hiện đúng đắn khi hâm mộ
thần tượng?

23


×